Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ: Đặc điểm của từ ngữ lóng trên tư liệu của tiếng Hán và tiếng Việt
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu của luận án "Đặc điểm của từ ngữ lóng trên tư liệu của tiếng Hán và tiếng Việt" nhằm phân tích, đối chiếu làm sáng tỏ đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa của từ ngữ lóng của tiếng Hán và tiếng Việt. Góp phần vào nghiên cứu tiếng lóng nói riêng, phương ngữ xã hội của ngôn ngữ học xã hội nói chung; góp phần vào tìm hiểu đặc trưng đặc trưng văn hóa dân tộc trong ngôn ngữ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ: Đặc điểm của từ ngữ lóng trên tư liệu của tiếng Hán và tiếng Việt
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HOÀI TÂM ĐẶC ĐIỂM CỦA TỪ NGỮ LÓNG TRÊN TƯ LIỆU CỦA TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9.22.90.20 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ
- 2 Hà Nội 2022
- Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Văn Khang Phản biện 1: PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương (Viện Ngôn ngữ học) Phản biện 2: PGS.TS. Phạm Ngọc Hàm (Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN) Phản biện 3: PGS.TS. Phạm Thị Thu Thuỷ (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chấm luận án tiến sĩ họp tại............................................ vào hồi ......giờ......ngày......tháng......năm 2022.
- 4 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Trung tâm Thông tin và Thư viện trường ĐH Sư phạm Hà Nội
- CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 1. Nguyễn Thị Hoài Tâm, Quan niệm mới về tiếng lóng của giới Hán ngữ học Trung Quốc. Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 8 (238) 2015. 2. Nguyễn Thị Hoài Tâm, Phương thức cấu tạo từ ngữ lóng trong tiếng Việt. Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 12 (306) 2020. 3. Nguyễn Thị Hoài Tâm, Đặc điểm của từ ngữ lóng tiếng Việt nhìn từ mặt ý nghĩa và phạm vi sử dụng. Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số 1 (69) 2021.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Tiếng lóng là một khái niệm quen thuộc trong ngôn ngữ học cũng như trong đời sống. Tiếng lóng là ngôn ngữ nói thông tục, mang đậm màu sắc địa phương và phong vị dân gian. Phạm vi tồn tại của chúng gắn với các nhóm xã hội khác nhau nên không được coi là ngôn ngữ chuẩn mực. 1.2. Theo lí thuyết của ngôn ngữ học xã hội về phương ngữ xã hội, xã hội tồn tại các nhóm xã hội thì tương ứng sẽ có phương ngữ xã hội, tiếng lóng được coi là một loại phương ngữ xã hội đặc thù. Vì phụ thuộc vào nhóm xã hội nên tiếng lóng đang có chiều hướng phát triển mạnh. Xã hội Việt Nam và Trung Quốc từ những thập kỉ 80 của thế kỉ 20 trở lại đây có nhiều thay đổi do tác động của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Theo đó, sự phân hóa xã hội diễn ra rất mạnh, các nhóm xã hội xuất hiện ngày một nhiều làm cho các biến thể ngôn ngữ được hình thành trong tiếng Việt và trong tiếng Hán cũng phát triển mạnh, trong đó có tiếng lóng. 1.3. Trong tiếng lóng, từ ngữ đóng vai trò chính yếu. Nói cách khác, làm nên tiếng lóng là các từ ngữ lóng. Từ ngữ lóng được các nhóm xã hội tạo ra vì thế chúng mang đặc trưng của từng nhóm xã hội. Tuy nhiên, là bộ phận từ vựng của một ngôn ngữ, từ ngữ lóng được hình thành không thể tách rời đặc điểm chung về từ ngữ của mỗi ngôn ngữ. Vì vậy, việc chỉ ra đặc điểm về cấu tạo và ngữ nghĩa của từ ngữ lóng là hết sức cần thiết. Điều này không chỉ góp phần nghiên cứu đặc điểm từ vựng ngữ nghĩa của một ngôn ngữ mà còn giúp cho việc sử dụng, học tập ngôn ngữ với tư cách là một ngoại ngữ. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Đặc điểm của từ ngữ lóng trên tư liệu của tiếng Hán và tiếng Việt”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Trên cơ sở hệ thống hoá các vấn đề lý luận có liên quan đến tiếng lóng và từ tư liệu thu thập được, phân tích, đối chiếu làm sáng tỏ đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa của từ ngữ lóng của tiếng Hán và tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu góp phần vào nghiên cứu tiếng lóng nói riêng, phương ngữ
- 2 xã hội của ngôn ngữ học xã hội nói chung; góp phần vào tìm hiểu đặc trưng đặc trưng văn hóa dân tộc trong ngôn ngữ. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Những nhiệm vụ chủ yếu sau: 1) Tổng quan tình nghiên cứu về tiếng lóng, hệ thống hóa những quan điểm lí luận liên quan đến tiếng lóng; từ đó, xây dựng khung cơ sở lí luận cho luận án; (Bỏ số 2 cũ) 2) Nghiên cứu, khảo sát đặc điểm của từ ngữ lóng trong tiếng Hán và tiếng Việt ở hai bình diện là hình thức cấu tạo và nội dung ngữ nghĩa; 3) Thông qua việc khảo sát đặc điểm về hình thức và nội dung của từ ngữ lóng trong tiếng Hán và tiếng Việt, luận án chỉ ra những đặc điểm chung của từ ngữ lóng cùng những đặc điểm riêng từ ngữ lóng trong mỗi ngôn ngữ. 3. Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các từ ngữ lóng của tiếng Hán và tiếng Việt được thu thập từ các cuốn từ điển chuyên về từ ngữ lóng tiếng Hán và tiếng Việt, các bài viết qua các phương tiện truyền thông. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là khảo sát, nghiên cứu đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa của từ ngữ lóng trong tiếng Hán và tiếng Việt. Do vấn đề quan niệm từ ngữ lóng nói riêng và tiếng lóng nói chung gắn với sự nhận diện còn khá phức tạp, nên trong luận án này, chúng tôi giới hạn từ ngữ lóng thuộc bốn nhóm xã hội là: nhóm trộm cướp, ma túy, mại dâm và buôn lậu. Lí do là vì, từ ngữ lóng của các nhóm xã hội này vốn đã được khẳng định với quan niệm truyền thống là, từ ngữ lóng thuộc các nhóm xã hội xấu trong xã hội 3.3. Tư liệu nghiên cứu Nguồn ngữ liệu để thu thập từ ngữ lóng gồm: 1.472 từ ngữ lóng trong tiếng Việt và 1.472 từ ngữ lóng trong tiếng Hán từ các cuốn từ điển và các văn bản báo chí như: Nguyễn Văn Khang (2002), Tiếng lóng tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
- 3 ???. ??????????(New slang of China, New World Press) [M] ??????, 2006. (Lý Thục Quyên – Li Shu Juan (2006), Tiếng lóng Trung Quốc mới Nhất – Đối chiếu Hán – Anh (New slang of China, New World Press) [M], Nhà xuất bản Tân Thế giới). ???.???????.???????, 2007. (Lục Tĩnh Trinh (2007), Đại từ điển tục ngữ, tiếng lóng mới biên soạn, Nhà xuất bản Cổ tịch Triết Giang). Các bài báo in và báo mạng của các đơn vị như: báo Công an nhân dân, báo An ninh thủ đô, báo An ninh thế giới... Một số phim chiếu trên truyền hình Đài truyền hình VTV1, VTV3; một số trang diễn đàn trên phương tiện truyền thông như Facebook, Weibo… 4. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp như: phương pháp thu thập ngữ liệu, phương pháp miêu tả ngôn ngữ học, phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng; cùng các thủ pháp như: phân tích nghĩa tố, phân tích trường nghĩa và biến thể từ vựng ngữ pháp, các thủ pháp phân tích ngôn cảnh, thủ pháp đối chiếu. 5. Đóng góp của đề tài 5.1. Về mặt lý luận: Luận án góp phần làm rõ những thành tựu lí thuyết và thực tiễn về tiếng lóng trong tiếng Hán và tiếng Việt; làm rõ các đặc điểm cấu tạo và đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ lóng trong tiếng Hán và tiếng Việt; đồng thời, đưa ra những nhận xét về điểm giống và khác nhau của từ ngữ lóng trong tiếng Hán và tiếng Việt; làm sáng tỏ một số đặc điểm cơ bản của biến thể ngôn ngữ trong cộng đồng người sử dụng tiếng Hán và tiếng Việt từ các cơ sở lí thuyết của ngôn ngữ học xã hội. 5.2. Về mặt thực tiễn: Thông qua kết quả nghiên cứu, luận án nhằm góp phần vào việc tiếp cận, lý giải các từ ngữ lóng cũng như việc sử dụng chúng, nhất là trong tình hình hiện nay với sự xuất hiện ngày càng nhiều các nhóm xã hội, các biến thể ngôn ngữ cũng theo đó ngày một đa dạng. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần hữu ích trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt , nâng cao hiệu quả sử dụng, dạy học tiếng Hán và tiếng Việt. 6. Cấu trúc của luận án
- 4 Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án được cấu trúc thành 3 chương: Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận; Chương 2. Đặc điểm cấu tạo của từ ngữ lóng (từ tư liệu tiếng Hán và tiếng Việt); Chương 3. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ lóng (từ tư liệu tiếng Hán và tiếng Việt). CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu tiếng lóng 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Xuất hiện từ nửa cuối thế kỉ XX, Ngôn ngữ học xã hội (NNHXH) quan tâm nghiên cứu và lí giải một cách có hệ thống những diễn biến, biến động ngôn ngữ dưới tác động của các nhân tố xã hội. Với tư cách là biến thể sử dụng trong giao tiếp khẩu ngữ, tiếng lóng là một loại phương ngữ xã hội. Các tác giả với các công trình nghiên cứu về tiếng lóng trên thế giới như: “Kansas University Slang: A new generation” (Dundes Alan và Schonhorn 1963), “The language of the teenage revolution: the dictionary defeated” (Hudson, 1983) khi nghiên cứu xu hướng sử dụng tiếng lóng của nhóm thanh niên trẻ trong xã hội đã nhận thấy có sự khác biệt lớn giữa tiếng lóng với tiếng Anh chuẩn . v.v.; The language of teenage groups They don't speak our language (Clem, 1976) nghiên cứu về ngôn ngữ của nhóm thanh thiếu niên, cụ thể là các hiện tượng lệch chuẩn khi giới trẻ sử dụng tiếng Anh Mỹ. v.v. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc và Việt Nam 1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc Nghiên cứu về tiếng lóng là một trong những địa hạt thu hút khá nhiều các nhà nghiên cứu Trung Quốc quan tâm tìm hiểu. Việc nghiên cứu tiếng lóng ở Trung Quốc được tiến hành từ nhiều phương diện: nghiên cứu lí luận thuần túy, nghiên cứu tiếng lóng trên các văn bản cổ, nghiên cứu tiếng lóng trên các phương tiện truyền thông, chẳng hạn: ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?( ? ? ? Li Shujuan, 2006); ??????????????? (??? Yan Wenpei).
- 5 1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Từ đầu thế kỉ XX, nhiều học giả trong và ngoài nước đã chú ý đến việc nghiên cứu tiếng lóng ở Việt Nam. Một trong những nghiên cứu đầu tiên về tiếng lóng ở Việt Nam là công trình L'argot annamite (Tiếng lóng Việt Nam) đăng trên tập san trường Viễn Đông Bác Cổ (EFEO) từ năm 1905 của tác giả J.N. Cheon. Tác giả Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố (1889 1947) từng có khảo luận L'argot annamite de Hanoi (Tiếng lóng Việt Nam ở Hà Nội) công bố năm 1925. Các xu hướng đánh giá của các nhà nghiên cứu tiếng lóng là: 1/ Tiếng lóng là hiện tượng không lành mạnh trong ngôn ngữ, tiếng lóng thường chỉ tồn tại ở một xã hội phân chia giai cấp và sẽ dần tiêu biến đi, do đó, cần phải có thái độ bài trừ tiếng lóng một cách triệt để cũng như phải loại bỏ nó ra khỏi ngôn ngữ văn hóa (Nguyễn Văn Tu 1976; Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Trọng Báu,1982, v.v.). 2/ Cần có thái độ trọng thị và chấp nhận những tiếng lóng tốt, tích cực, để bổ sung cho ngôn ngữ toàn dân (Trịnh Liễn và Trần Văn Chánh, 1979; Nguyễn Thiện Giáp, 2002, v.v.) 3/ Nghiên cứu toàn diện về tiếng lóng từ góc nhìn của ngôn ngữ học xã hội (Nguyễn Văn Khang, 2002). Theo tác giả, “lóng” là một biến thể đặc thù của NNHXH; khái niệm “tiếng lóng” được đi sâu tìm hiểu trên các phương diện nguồn gốc; phân biệt tiếng lóng với biệt ngữ, tiếng nghề nghiệp, uyển ngữ; những phương thức tạo từ của từ ngữ lóng tiếng Việt và chức năng của chúng trong mối quan hệ với tiếng Việt nói chung. 1.2. Cơ sở lí luận 1.2.1. Phương ngữ xã hội 1.2.1.1. Khái niệm phương ngữ xã hội Khi nào còn tồn tại các nhóm xã hội thì ngôn ngữ còn tồn tại các phương ngữ xã hội. Có bao nhiêu nhóm xã hội thì có bấy nhiêu phương ngữ xã hội. Sự hình thành của phương ngữ xã hội vì vậy có liên quan chặt chẽ đến thuộc tính xã hội của người giao tiếp. “Mỗi một thành viên trong xã hội sẽ được xếp vào các giai tầng xã hội khác nhau trên cơ sở hàng loạt các tiêu chí như: giới tính, tuổi tác,
- 6 nghề nghiệp, thành phần xuất thân, trình độ văn hóa... Các đặc điểm về giai tầng xã hội có tác động trực tiếp và tạo nên các đặc điểm về ngôn ngữ trong sử dụng” (Nguyễn Văn Khang, 2012). 1.2.1.2. Biến thể ngôn ngữ, biến thể chuẩn và phi chuẩn Tác giả Nguyễn Văn Khang (2012) cho rằng, “biến thể ngôn ngữ là các hình thức tồn tại và biến đổi của ngôn ngữ, là các biểu hiện của ngôn ngữ được sử dụng phổ biến trong hoàn cảnh xã hội giống nhau với các đặc trưng xã hội giống nhau”. Biến thể ngôn ngữ có các hình thức biểu hiện hết sức phong phú với các cấp độ khác nhau. Cho đến nay, còn có rất nhiều ý kiến khác nhau về chuẩn ngôn ngữ. Tuy nhiên, phần lớn các tác giả đều thống nhất: chuẩn ngôn ngữ có thể được hiểu là những chuẩn mực được cộng đồng xã hội chấp nhận và phù hợp với quy luật nội tại của ngôn ngữ. Trái với chuẩn là phi chuẩn, lệch chuẩn. Tuy nhiên, thực tế chứng minh, lệch chuẩn không có nghĩa là sai. Sự phát triển của ngôn ngữ nhiều khi có thể biến đổi các hiện tượng lệch chuẩn, phi chuẩn trở thành chuẩn mực sau một thời gian sử dụng. Vậy nên, rất khó để phân định rạch ròi như đúng và sai trong ranh giới giữa chuẩn và phi chuẩn, lệch chuẩn. 1.2.1.3. Cộng đồng giao tiếp Cộng đồng giao tiếp là một phần quan trọng nhất của cộng đồng xã hội “là một tập hợp nhóm người cùng giao tiếp với nhau bằng một ngôn ngữ” (L. Bloomfield ). Cộng đồng giao tiếp là một cộng đồng xã hội dân cư sử dụng chung một ngôn ngữ hoặc một số hình thức ngôn ngữ nhất định nào đó. Trong đó, đặc điểm chung về phương tiện giao tiếp ngôn ngữ chính là sợi dây kết nối cộng đồng ngôn ngữ đó. 1.2.1.4. Lựa chọn ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ Giao tiếp là chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ, bởi lẽ ngôn ngữ sinh ra nhằm thực hiện chức năng giao tiếp. Quá trình giao tiếp được coi là quá trình vận dụng và lựa chọn sử dụng ngôn ngữ. Theo đó, “lựa chọn được coi là một trong những bản chất của việc sử dụng và lí giải ngôn ngữ. Sự lựa chọn ngôn ngữ được tiến hành ở bất cứ tầng diện nào của ngôn ngữ như: ngữ âm, ngữ pháp, từ
- 7 vựng... bởi chỉ cần một sự biến đổi nhỏ ở trong một tầng diện sẽ tạo nên một ý nghĩa dụng học sâu sắc” ( Nguyễn Văn Khang, 2012). 1.2.1.5. Thái độ ngôn ngữ Bàn đến lựa chọn ngôn ngữ không thể không nhắc đến thái độ ngôn ngữ (TĐNN). TĐNN là sự đánh giá về giá trị và khuynh hướng hành vi của một cộng đồng hay cá nhân đối với một ngôn ngữ hoặc một hiện tượng ngôn ngữ. Có ba thái độ ngôn ngữ thường được nhắc đến là thái độ trung thành ngôn ngữ, thái độ kì thị ngôn ngữ và thái độ tự ti ngôn ngữ. 1.2.2. Một số vấn đề về từ, ngữ và nghĩa của từ 1.2.2.1. Từ, ngữ a) Từ: Từ là một đơn vị quan trọng của ngôn ngữ và thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, cho đến nay, cả trong tiếng Hán và tiếng Việt còn chưa có cách nhìn thống nhất. Có thể thấy, từ là đơn vị mặc nhiên tồn tại và sẵn có trong mọi ngôn ngữ, từ trong tiếng Hán và tiếng Việt có tính bất biến về hình thức biểu đạt; Từ được cấu tạo theo các phương thức: Phương thức cấu tạo từ đơn (thông qua việc tác động vào hình vị làm cho nó có đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa từ vựng); Phương thức ghép (tác động kết hợp hai hoặc hơn hai hình vị cùng tính chất với nhau theo một trật tự nhất định để tạo ra từ mới); Phương thức láy (tác động vào một hình vị cơ sở làm xuất hiện một hình vị láy giống với nó toàn bộ hay bộ phận). b) Ngữ: ở đây muốn nói đến là ngữ cố định “có tính bền vững về từ vựng và ngữ pháp” (Diệp Quang Ban). Xét về mặt cấu tạo từ và ngữ có cấu tạo khác nhau về số lượng các thành tố. Tuy nhiên, xét về mặt ý nghĩa, nghĩa của từ và ngữ là tương đương nhau cùng biểu thị (định danh) một sự vật, hiện tượng. Trong phạm vi luận án, chúng tôi quan niệm từ ngữ lóng gồm cả từ lóng và ngữ lóng. 1.2.2.2. Nghĩa của từ Nghĩa của từ là nội dung tinh thần mà từ biểu hiện. Nó được hình thành do sự kết hợp và tác động của nhiều nhân tố, trong đó có những nhân tố nằm ngoài ngôn ngữ như: sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan, tư duy người sử dụng và
- 8 nhân tố nằm trong ngôn ngữ (chức năng tín hiệu học, hệ thống cấu trúc của ngôn ngữ). Các loại nghĩa của từ gồm: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm và nghĩa biểu thái. 1.2.3. Tiếng lóng và các khái niệm liên quan 1.2.3.1. Khái niệm tiếng lóng Hiện còn có các cách nhìn khác nhau về tiếng lóng. Trong phạm vi luận án, chúng tôi quan niệm, tiếng lóng là một hiện tượng ngôn ngữ có những đặc điểm cơ bản sau: (1) Tiếng lóng là một biến thể của NNHXH, gắn liền với một nhóm xã hội cụ thể, do nhóm xã hội đó tạo ra, sử dụng, thể hiện rõ nét bản sắc của nhóm xã hội đó; (2) Tiếng lóng có phạm vi sử dụng hạn chế, phi chính thức; (3) Tiếng lóng mang tính chất lâm thời, xuất hiện nhanh chóng và dễ thay đổi, có thể mất đi cũng nhanh chóng. Tuy nhiên, cũng có một số ít từ ngữ lóng thâm nhập được vào đời sống ngôn ngữ của toàn dân, được chấp nhận và trở thành nhân tố mới trong trong ngôn ngữ toàn dân; (4) Tiếng lóng không còn mang tính bí mật và ngày càng được mở rộng phạm vi nghĩa. 1.2.3.2. Phân biệt tiếng lóng với các khái niệm liên quan Liên quan đến tiếng lóng là biệt ngữ, thuật ngữ, tiếng nghề nghiệp, từ nghề nghiệp, uyển ngữ, v.v. Bên cạnh những điểm giống nhau, giữa chúng có những khác biệt nhất định. 1.2.3.3. Đặc điểm của tiếng lóng Với tư cách là phương ngữ xã hội, tiếng lóng không tạo cho mình một hệ thống ngữ âm hay ngữ pháp riêng mà sự khác biệt chủ yếu là ở từ vựng với các nét nghĩa lóng mới hoàn toàn hoặc “chồng lên” nét nghĩa vốn có. Những từ ngữ lóng được xây dựng trên cơ sở trước hết là làm phân cách “cái được biểu đạt” của nó với “cái được biểu đạt” của những từ ngữ thường dùng và cùng với đó là “đưa cái được biểu đạt mới” vào. Vì thế người nghe buộc phải giải mã và đương nhiên chỉ có những thành viên trong cùng nhóm xã hội mới giải được mã đó. Như vậy các phát ngôn lóng sẽ có những đặc điểm sau: Về cấu trúc, các phát ngôn lóng được xây dựng trên mô hình câu của tiếng Hán và tiếng Việt, trong đó từ ngữ lóng chỉ chiếm một bộ phận chứ không phải là tất cả. Về ngữ nghĩa, nội
- 9 dung phát ngôn thường là khó hiểu, hoặc không thể hiểu nổi. Về văn hóa, những giá trị, bối cảnh và đặc sắc văn hóa được chứa đựng trong tiếng lóng. 1.3. Tiểu kết chương 1 Trong chương 1, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu từ ngữ lóng trong tiếng Hán và tiếng Việt, cụ thể là, tìm hiểu tình hình nghiên cứu tiếng lóng của các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới và đi sâu cụ thể vào tìm hiểu các nghiên cứu về tiếng lóng của tiếng Hán và tiếng Việt. Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, chúng tôi nhận thấy, chưa có công trình nào nghiên cứu về đặc điểm từ ngữ lóng trên tư liệu của tiếng Hán và tiếng Việt. Dựa trên hệ thống lí luận của các tác giả đi trước, chúng tôi có cơ sở lý luận vững chắc để tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu đặc điểm từ ngữ lóng trên tư liệu tiếng Hán và tiếng Việt để chỉ ra đặc điểm của từ ngữ lóng về mặt cấu tạo, ngữ nghĩa và đặc trưng văn hóa của nhóm đối tượng sử dụng trong cộng đồng. Từ đó luận án góp thêm những minh chứng cụ thể trong việc bổ sung vào lí luận về phương ngữ xã hội và đáp ứng các yêu cầu thực tiễn về chuẩn hóa và giáo dục tiếng Hán và tiếng Việt trong cảnh huống mới, cũng như chỉ ra những điểm tương đồng và dị biệt trong tiếng lóng của tiếng Hán và tiếng Việt. CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA TỪ NGỮ LÓNG (TỪ TƯ LIỆU TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT) 2.1. Đặc điểm cấu tạo từ ngữ lóng tiếng Hán 2.1.1. Đặc điểm chung về cấu tạo từ ngữ lóng tiếng Hán 2.1.1.1. Đặc điểm về thành tố cấu tạo Xét từ góc độ các nhóm xã hội (như trộm cướp, ma túy, mại dâm, buôn lậu) với 1.472 từ ngữ lóng trong tiếng Hán, có thể phân loại như sau: Bảng 2.1. Từ ngữ lóng tiếng Hán thuộc các nhóm xã hội xét theo số lượng thành tố cấu tạo Nhóm xã Số lượng từ tố cấu tạo Tổn Tỉ lệ hội Một Hai Ba Từ 4 g (%) từ từ tố từ từ
- 10 tố tố tố trở lên Trộm 31,7 115 231 79 42 467 cướp 3% 26,4 Ma túy 96 195 61 37 389 3% Mại 21,4 72 162 55 26 315 dâm 0% Buôn 20,4 67 151 58 25 301 lậu 4% 1.47 100 350 739 253 130 Tổng số 2 % (%) 23,7 50,20 17,1 8,83 100 8% % 9% % % Dựa trên kết quả thống kê này, có thể đưa ra một số nhận xét về số lượng các từ ngữ lóng thuộc các nhóm xã hội như sau: từ ngữ lóng thuộc nhóm xã hội trộm cướp có số lượng lớn nhất: 467 (31,73%), thuộc nhóm xã hội ma túy: 389(26,43%), thuộc nhóm xã hội mại dâm: 315 (21,40%), thuộc nhóm xã hội buôn lậu có số lượng thấp nhất: 301 (20,44%); Về số lượng các từ ngữ lóng phân loại theo số lượng các từ tố: các từ ngữ lóng gồm 2 từ tố chiếm số lượng rất lớn: 739 (50,20%), gồm 1 từ tố: 350 (23,78%), gồm 3 từ tố: 253 (17,19%) và từ ngữ lóng từ bốn từ tố trở lên có số lượng thấp nhất: 130 (8,83%). Nguyên nhân của hiện tượng trên: Thứ nhất, giữa các nhóm từ ngữ lóng có sự chênh lệch không lớn một mặt phản ánh sự tồn tại khách quan và sự tương tác của các nhóm xã hội phi pháp này. Bên cạnh những từ ngữ lóng sử dụng riêng trong nội nhóm thì còn có bộ phận từ ngữ lóng dùng chung trong các nhóm. Thứ hai, trong từng nhóm xã hội có sự chênh lệch nhau giữa số lượng từ tố cấu tạo nên từ ngữ lóng. Các hiện tượng này bước đầu cho thấy con đường hình thành của tiếng lóng trong tiếng Hán rất đa dạng và có sức sản sinh cao. Bảng 2.2. Từ ngữ lóng tiếng Hán xét theo đơn vị từ vựng
- 11 Nhóm xã Số lượng từ tố cấu Tổn Tỉ lệ Từ Từ Ngữ hội g (%) Trộm 56 74 337 467 31,7 Ma túy 29 46 314 389 26,4 Mại dâm 31 59 225 315 21,4 Buôn lậu 32 54 215 301 20,4 Tổng số 148 233 1.091 1.47 100 Phần trăm 10,05 15,83 74,12 2 % 2.1.1.2. Đặc điểm về từ loại % % % Về mặt từ loại, tiếng lóng trong tiếng Hán có thể được chia thành: Từ: Các từ lóng là danh từ có 241 từ, chiếm 14,54%; (2) là động từ có 116 từ, chiếm 7,88%. (3) là tính từ có 51 từ, chiếm 3,46%; Ngữ: Các ngữ lóng là ngữ danh từ có 556 ngữ, chiếm 37,77%; ngữ động từ có 417 ngữ, chiếm 28,33%; là ngữ tính từ có 118 ngữ, chiếm 8,02%. 2.1.2. Đặc điểm cụ thể về cấu tạo từ ngữ lóng tiếng Hán 2.1.2.1. Từ lóng đơn tiết trong tiếng Hán 1) Về mặt cấu tạo: các từ lóng tiếng Hán cũng được cấu tạo từ 1 từ tố (hình vị) bằng các phương thức từ hoá hình vị (148 từ đơn). 2) Về mặt nguồn gốc, từ lóng đơn tiết tiếng Hán được chia thành từ bản ngữ (115 từ), ví dụ: ? cướp; ? kiếm được khoản tiền lớn và từ ngoại lai (33 từ), ví dụ: ?, ? ketamin, ? fuck. 3) Về mặt từ loại: 77 từ đơn là danh từ, ví dụ: ? hàng lậu, ? ngực phụ nữ; có 53 từ đơn là động từ, ví dụ: ? phạt, ? bị bắn chết; có 18 từ đơn là tính từ, ví dụ: ? phê thuốc, ? chảnh, ? đẹp trai, ? xì... 2.1.2.2. Từ lóng phức trong tiếng Hán Được hình thành từ hai phương thức ghép và trùng điệp (láy). a) Các từ lóng là từ ghép chiếm ưu (201 từ), xuất hiện trong các nhóm xã hội: trộm cướp, ví dụ: trộm cướp: ??? nhà tù; ma túy: ??, ?? thuốc lắc; mại dâm: ??, ??, ? gái làng chơi; buôn lậu: ?? chuồn, chạy trốn; ?? hang ổ, tụ điểm băng nhóm... b) Các từ lóng có cấu tạo trùng điệp (láy) gồm 32 từ. Ví dụ: ?? tỏi, chán chường; ?? đàn ông; ?? mông. Về nguồn gốc, có 192 từ phức có nguồn gốc là từ bản ngữ, ví dụ: ?? bộ phận sinh dục nam, ?? ra tù; có 41 từ phức tiếng Hán là từ có
- 12 nguồn gốc ngoại lai, ví dụ: K ? Ketamin; E ? thuốc lắc; MB ?? motherfucker. 2.1.2.3. Ngữ lóng trong tiếng Hán Về số lượng các từ tố, các ngữ lóng tiếng Hán được chia thành: ngữ lóng có 2 từ tố: 651/1.472 (42,29%); có 3 từ tố: 289/1.472 (19,63%); từ 4 từ tố trở lên: 151/1.472 (10,26%). Trong các nhóm xã hội có sự chênh lệch nhau về số lượng các ngữ lóng: thuộc nhóm xã hội ma túy trộm cướp: 337/1.472 (22,89%); thuộc nhóm xã hội ma túy 314/1.472 (21,53%); thuộc nhóm xã hội mại dâm: 225/1.472 (15,29%); thuộc nhóm xã hội buôn lậu: 215/1.472 (14,613%). 2.2. Đặc điểm cấu tạo của từ ngữ lóng tiếng Việt 2.2.1. Đặc điểm chung về cấu tạo của từ ngữ lóng tiếng Việt 2.2.1.1. Đặc điểm về thành tố cấu tạo
- 13 Bảng 2.3. Từ ngữ lóng tiếng Việt thuộc các nhóm xã hội xét theo số lượng thành tố cấu tạo Số lượng từ tố cấu tạo Tỉ lệ Nhóm xã hội Một Hai Ba Từ 4 từ Tổng (%) từ tố từ tố từ tố tố trở lên Trộm cướp 104 216 54 51 425 28,87% Ma túy 101 211 55 51 418 28,40% Mại dâm 80 182 43 39 344 23,37% Buôn lậu 69 145 36 35 285 19,36% Tổng số 354 754 188 176 1.472 100% Phần trăm 24,05% 51,22% 12,77% 11,96% 100% (%) Xét theo nhóm xã hội: nhóm xã hội trộm cướp có số lượng lớn nhất: 425/1.472 (28,87%); nhóm xã hội ma túy: 418/1.472 (28,40%); nhóm xã hội mại dâm: 344/1.472 (23,37%); thuộc nhóm xã hội buôn lậu: 285/1.472 (19,36%); Từ ngữ lóng gồm 2 từ tố có số lượng lớn: 754/1.472 (51,22%); gồm 1 từ tố: 354/1.427 (24,05%); gồm 3 từ tố: 188/1.472 (12,77%) và từ 4 từ tố trở lên: 176/1.472 (11,96%). 2.2.1.2. Đặc điểm về từ loại Từ lóng là danh từ: 147/1.472 (9,99%), động từ: 105/1.472 (7,13%), tính từ: 44/1.472 (2,99%); Ngữ lóng là ngữ danh từ: 651/1.472 (44,23%), ngữ động từ: 460/1.472 (31,25%), ngữ tính từ: 65/1.472 (4,41%). Về mặt phương thức cấu tạo, phần lớn từ ngữ lóng trong tiếng Việt được hình thành trên cơ sở cấu tạo từ của tiếng Việt: sử dụng ngay các đơn vị từ vựng vốn có của tiếng Việt và cấp thêm cho chúng một nghĩa mới nghĩa lóng. Ví dụ: bệnh viện (nhà tù), cơm trắng (ma tuý). Về mặt nguồn gốc, từ ngữ lóng tiếng Việt được cấu tạo chủ yếu từ các đơn vị có nguồn gốc thuần Việt; từ ngữ lóng gốc ngoại chiếm tỉ lệ thấp. 2.2.2. Đặc điểm cụ thể về cấu tạo từ ngữ lóng tiếng Việt 2.2.2.1. Từ lóng đơn trong tiếng Việt Từ lóng đơn trong tiếng Việt có 122/1.472 ( 8,29%). Xét về mặt nguồn gốc, có 63 từ lóng là từ thuần Việt: 51.64% (mổ, tép, rau, dính…); 43 từ lóng là từ Hán
- 14 Việt: 35.25% (thạch, yêu, cửu, lậm), 17 từ lóng là từ Ấn Âu: 13,93% (some, đô, ken, swing). Xét về mặt từ loại, có 69 từ đơn là danh từ (thạch, đoàn, vé), 38 từ đơn là động từ (dính, bắn, chịch), 15 từ đơn là tính từ (xộp, khủng)... 2.2.2.2. Từ lóng phức trong tiếng Việt Từ lóng phức trong tiếng Việt gồm từ ghép và từ láy, trong đó: từ ghép: 259/1.472 (17,60%), từ láy: 4/1.472 (0,27%). Xét về mặt nguồn gốc, các từ lóng phức trong tiếng Việt đa dạng về nguồn gốc, chẳng hạn: từ thuần Việt: 71, từ Hán Việt: 107, từ có nguồn gốc Ấn Âu: 38 (xăng xanh, sêm sêm, ô ran sếch). 2.2.2.3. Ngữ lóng trong tiếng Việt Các ngữ lóng theo nhóm xã hội có sự chênh lệch nhau ít. Cụ thể: ma túy: 311/1.472 (21,13%), tr ộm c ướp: 306/1.472 (20,79%), m ại dâm: 259/1.472 (17,06%), buôn lậu: 211/1.472 (14,33%). Xét về mặt từ loại, ngữ danh từ chi ếm tỉ lệ cao nhất: 326/1.472 (47,80%), ng ữ động từ chiếm: 287/1.472 ( 42,08%), ngữ tính từ : 69/1.472 (10,12%). Xét về mặt nguồn gốc, có 229 ngữ danh từ có nguồn gốc thuần Việt; có 401 ngữ Hán Việt và 52 ngữ lóng gốc Ân – Âu. 2.3. Nhận xét (1) Có thể nhận thấy, các từ ngữ lóng trong cả hai ngôn ngữ tiếng Hán và tiếng Việt đều dựa trên các phương thức cấu tạo từ, ngữ của mỗi ngôn ngữ. Đó là, có thành tố là các từ tố để tạo nên từ đơn, từ ghép và các ngữ danh từ, ngữ động từ và ngữ tính từ. Các từ ngữ lóng là láy trong tiếng Việt, trùng điệp trong tiếng Hán chiếm một số lượng không đáng kể; (2) Các từ ngữ lóng trong tiếng Hán cũng như trong tiếng Việt đều tận dụng các từ ngữ nước ngoài và dựa vào cách phỏng âm, mô phỏng meme để tạo nên các từ lóng; (3) Trong tiếng Việt, còn có hiện tượng như thay đổi ít nhiều về phụ âm đầu để tạo ra từ ngữ lóng (nhị: bị; lục: mục) hoặc “hòa vần” để tạo ra từ ngữ lóng (bát:bét, súng: séng); (4) Có thể tạo từ ngữ lóng bằng vỏ ngữ âm xa lạ: Tạo từ ngữ lóng bằng cách gán cho vỏ ngữ âm xa lạ một nét nghĩa mới nét nghĩa mặc định chỉ do các thành viên trong nhóm mới có thể hiểu; (5) Nhiều từ ngữ lóng vốn là từ song tiết được bỏ bớt một thành tố cấu tạo, thường giữ lại thành tố bị mờ nghĩa, không được sử dụng độc lập; (6) Đối với tiếng Hán, từ ngữ lóng còn được tạo ra dựa vào tính tượng hình của các chữ Hán. 2.4. Tiểu kết chương 2
- 15 Chương 2 tìm hiểu các đặc điểm của tiếng lóng trong tiếng Hán và tiếng Việt trên các phương diện: đặc điểm tạo từ ngữ lóng, phương thức tạo từ ngữ lóng. Dựa trên sự phân loại từ ngữ lóng, chúng tôi đã lần lượt phân tích đặc điểm cấu tạo của từ lóng và ngữ lóng trong tiếng Hán và tiếng Việt trên các phương diện từ loại, nguồn gốc và mô hình cấu tạo. CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ LÓNG (TỪ TƯ LIỆU TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT) 3.1. Đặc điểm chung về ngữ nghĩa của từ ngữ lóng (Từ tư liệu tiếng Hán và tiếng Việt) 1) Với tư cách là phương ngữ xã hội, tiếng lóng không tạo cho mình một hệ thống ngữ âm hay ngữ pháp riêng mà sự khác biệt chủ yếu là ở mặt từ vựng. Sự khác biệt này được thể hiện ở các từ ngữ lóng. Những từ ngữ lóng được xây dựng trên cơ sở trước hết là làm phân cách “cái được biểu đạt mới” với “cái được biểu đạt” của những từ ngữ thường dùng. Như vậy các phát ngôn lóng sẽ có những đặc điểm trùng là: Về cấu trúc, các phát ngôn lóng được xây dựng trên mô hình câu của tiếng Hán và tiếng Việt, trong đó từ ngữ lóng chỉ chiếm một bộ phận chứ không phải là tất cả; Về ngữ nghĩa: nội dung phát ngôn thường là khó hiểu, hoặc không thể hiểu nổi bởi tính “đóng”, “nội bộ nhóm” về nghĩa của từ ngữ ngữ lóng. 2) Ở chương 2, chúng tôi đã trình bày đặc điểm cấu tạo của các từ ngữ lóng trong tiếng Hán và tiếng Việt có liên quan đến đặc điểm ngữ nghĩa của chúng. Chẳng hạn, muốn trở thành nghĩa của từ ngữ lóng thì chúng buộc phải chuyển nghĩa (chuyển từ nghĩa ngữ văn sang nghĩa lóng). Bên cạnh đó, từ ngữ lóng còn được tạo ra từ các vỏ ngữ âm vốn không có nghĩa lóng, nhờ được cấp thêm nghĩa lóng để trở thành từ ngữ lóng. Cũng vậy, không ít các từ ngữ lóng được tạo ra từ các từ ngữ tiếng nước ngoài nhờ cấp thêm nghĩa hoặc nét nghĩa. Đặc biệt, từ ngữ lóng, do phạm vi nghĩa có tính “ cá biệt hóa” nội nhóm cao, đảm bảo tính bảo mật nên rất được các nhóm đối tượng xã hội đen (nhóm đối tượng có xu hướng vi phạm pháp luật) sáng tạo và sử dụng. 3) Trong sự phát triển nghĩa của từ, người ta thường nhắc đến khái niệm “ mở rộng nghĩa” và “thu hẹp nghĩa”. Tuy nhiên, chúng tôi muốn dùng khái niệm “khái
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 179 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 175 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 198 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 135 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 170 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn