intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt

Chia sẻ: Dangthingocthuy Dangthingocthuy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

92
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu với mục tiêu nhằm xác định đặc điểm của các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt, trường hợp giao tiếp pháp đình để từ đó xây dựng một khung phân tích phù hợp với loại hình giao tiếp thể chế. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt

LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> <br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> ----------------------<br /> <br /> LƯƠNG THỊ HIỀN<br /> <br /> CÁC PHƯƠNG TIỆN NGÔN NGỮ<br /> BIỂU THỊ QUYỀN LỰC TRONG GIAO TIẾP<br /> HÀNH CHÍNH TIẾNG VIỆT<br /> Chuyên ngành:<br /> Mã số:<br /> <br /> Lí luận ngôn ngữ<br /> 62.22.01.01<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN<br /> <br /> HÀ NỘI 2013<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại:<br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> VIỆN NGÔN NGỮ HỘC VIỆN KHOA HỌC XÁC HỘI<br /> VIỆT NAM<br /> Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đỗ Việt Hùng<br /> 2. TS. Bùi Thị Minh Yến<br /> Phản biện 1:<br /> Phản biện 2:<br /> Phản biện 3:<br /> <br /> Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp<br /> tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt<br /> Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.<br /> Vào hồi .... giờ ... ngày .... tháng ..... năm 201...<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Thư viện Học viện Khoa học xã hội<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI<br /> 1.1. Xuất phát từ thực tế hệ thống chính trị của Việt Nam, nền hành<br /> chính - hiểu theo nghĩa rộng - không chỉ giới hạn ở công việc của bộ máy<br /> hành pháp, mà còn bao gồm hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các<br /> cơ quan tổ chức lập pháp và tư pháp; trong đó, tòa án có vị trí trung tâm và<br /> xét xử là hoạt động trọng tâm.<br /> 1.2. Ngôn ngữ hành chính trong các quá trình giao tiếp của các chủ<br /> thể hành chính chưa được các nhà Việt ngữ học quan tâm nhiều; đặc biệt là<br /> ngôn ngữ trong phạm vi giao tiếp pháp đình tiếng Việt hầu như còn bỏ ngỏ.<br /> 1.3. Hoạt động của các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực<br /> trong giao tiếp hành chính tiếng Việt, trường hợp giao tiếp pháp đình cũng<br /> chưa được khai thác một cách hệ thống và toàn diện.<br /> Lựa chọn đề tài "Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực<br /> trong giao tiếp hành chính tiếng Việt", trường hợp giao tiếp pháp đình,<br /> chúng tôi mong muốn phần nào khỏa lấp “khoảng trống” đó.<br /> 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU<br /> 2.1. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ giao tiếp hành chính<br /> Trong phần này, đối với tình hình nghiên cứu ngoài nước, chúng tôi<br /> sử dụng thuật ngữ ngôn ngữ học pháp luật (forensic linguistics) bởi hướng<br /> nghiên cứu này trên thế giới đã là một phân ngành độc lập. Đối với tình<br /> hình nghiên cứu trong nước, chúng tôi xếp ngôn ngữ pháp luật trong phạm<br /> vi ngôn ngữ hành chính theo truyền thống Việt ngữ học.<br /> Sự phát triển của ngôn ngữ học pháp luật ở Anh, Mĩ và một số nước<br /> Châu Âu có thể phân chia thành hai giai đoạn: 1) Trước năm 1970, ngôn<br /> ngữ được coi là “một khách thể” (as object) để nghiên cứu. Các nhà ngôn<br /> ngữ học chủ yếu tìm hiểu những đặc điểm về ngữ âm, hình thái, từ vựng và<br /> cấu trúc ngữ pháp của các đơn vị ngôn ngữ trong các văn bản quy phạm<br /> pháp luật; mối quan hệ giữa ngôn ngữ và các nhân tố xã hội chưa được<br /> quan tâm. 2) Sau năm 1970, trọng tâm nghiên cứu của ngôn ngữ học pháp<br /> luật chuyển từ dạng văn bản sang tương tác lời nói trong hoạt động tố tụng<br /> <br /> 2<br /> của tòa án, hoạt động tư vấn của luật sư, hoạt động thẩm vấn, điều tra của<br /> cảnh sát… Theo Liao Meizhen (2004), những nghiên cứu quy vào ba<br /> hướng: (i) Hướng nghiên cứu ngôn ngữ pháp luật như là một diễn trình (as<br /> process): Nhà ngôn ngữ học trực tiếp tham dự và quan sát các hoạt động<br /> pháp luật (xét xử, hòa giải, tư vấn, thẩm vấn…), trên cơ sở đó khám phá<br /> ngôn ngữ pháp luật được sản sinh và được hiểu như thế nào trong tương<br /> tác; (ii) Hướng nghiên cứu ngôn ngữ pháp luật như là một công cụ (as<br /> instrument): Nhà ngôn ngữ tìm hiểu ngôn ngữ được sử dụng như thế nào để<br /> thực thi pháp luật và khám phá biến xã hội - quyền lực - trong mối quan hệ<br /> với ngôn ngữ pháp luật. (iii) Hướng nghiên cứu ngôn ngữ pháp luật như là<br /> nhân chứng chuyên gia (as expert witnesses): Nhà ngôn ngữ học hoạt động<br /> như một nhân viên điều tra, truy tìm dấu vết tội phạm từ những lá thư đe<br /> dọa khủng bố, những mẩu tin điện thoại, thư tuyệt mệnh, lời khai của nghi<br /> can... Kết quả thu được sẽ trở thành bằng chứng tại tòa án.<br /> Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu thường xếp ngôn ngữ pháp luật<br /> vào phạm vi giao tiếp hành chính - công vụ với bốn hướng nghiên cứu<br /> chính: 1) Theo hướng phong cách học, các nhà nghiên cứu như Đinh Trọng<br /> Lạc và Nguyễn Thái Hòa (1996), Bùi Minh Toán, Lê A và Đỗ Việt Hùng<br /> (1998), Hữu Đạt (2000), Phạm Tất Thắng (2002), Nguyễn Thị Thanh Hà<br /> (2002), Nguyễn Thị Hường (2010)... xác lập khái niệm và phân loại các loại<br /> văn bản hành chính; xác định chức năng của văn bản hành chính; tìm hiểu<br /> những đặc trưng ngôn ngữ cơ bản, những đặc điểm diễn đạt về từ vựng, ngữ<br /> pháp của các loại văn bản hành chính nói chung; 2) Theo hướng ngữ dụng<br /> học, các công trình nghiên cứu văn bản hành chính của Phan Xuân Dũng<br /> (2008), Vũ Ngọc Hoa (2012)... chủ yếu khai thác hành động ngôn từ<br /> (HĐNT) cầu khiến. 3) Theo hướng ngôn ngữ học xã hội tương tác, Nguyễn<br /> Văn Khang, Nguyễn Thị Thanh Bình, Bùi Minh Yến, Mai Xuân Huy... coi<br /> giao tiếp hành chính là một hành vi xã hội được hiện thực hóa trong mối<br /> quan hệ giữa con người với con người; gắn chặt với quyền lực và nghĩa vụ<br /> của mỗi bên tham gia; 4) Theo hướng phân tích diễn ngôn, các tác giả Lê<br /> Hùng Tiến (1999), Nguyễn Xuân Thơm (2001), Dương Thị Hiền (2008),<br /> <br /> 3<br /> Nguyễn Thị Hà (2011) tiếp cận ngôn ngữ hành chính từ quan điểm đối<br /> chiếu cấu trúc ở các cấp độ: từ vựng, ngữ pháp và văn bản. Đối tượng ngôn<br /> ngữ pháp luật nhìn chung không được xem xét độc lập mà hòa vào dòng<br /> chảy nghiên cứu ngôn ngữ hành chính tiếng Việt.<br /> 2. 2. Tình hình nghiên cứu quyền lực trong giao tiếp ngôn ngữ<br /> Khởi nguồn từ những quan điểm về quyền lực mang tính chính trị xã hội của Foucault và Bourdieu, những nghiên cứu về quyền lực trong<br /> giao tiếp ngôn ngữ trên thế giới phát triển theo bốn hướng chính gồm: ngữ<br /> dụng học, ngôn ngữ học xã hội, phân tích hội thoại và phân tích diễn ngôn<br /> phê phán. Ở Việt Nam, quyền lực trong giao tiếp ngôn ngữ có khi đồng<br /> nhất với vị thế xã hội, có khi được gọi tên trực tiếp trong những công trình<br /> ngôn ngữ theo hướng ngữ dụng học và ngôn ngữ học xã hội.<br /> Các kết quả nghiên cứu trên đã tạo ra những tiền đề để chúng tôi<br /> tiếp tục nghiên cứu, triển khai trong luận án này.<br /> 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành<br /> chính tiếng Việt, trường hợp giao tiếp pháp đình.<br /> 3.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> Ngữ liệu hội thoại trong 11 phiên tòa hình sự tại Tòa án nhân dân<br /> thành phố Hà Nội từ tháng 6/2010- 8/2012 được quan sát, ghi chép tốc kí và<br /> văn bản hóa với tổng số 6572 lượt lời của các nhân vật giao tiếp (NVGT).<br /> 4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU<br /> 4.1. Mục đích nghiên cứu<br /> Xác định đặc điểm của các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực<br /> trong giao tiếp hành chính tiếng Việt, trường hợp giao tiếp pháp đình để từ<br /> đó xây dựng một khung phân tích phù hợp với loại hình giao tiếp thể chế.<br /> 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br /> 1) Hệ thống hóa những nghiên cứu về ngôn ngữ học pháp luật; về<br /> quyền lực trong giao tiếp ngôn ngữ nói chung, giao tiếp pháp đình nói<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1