ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
----------------<br />
<br />
NGUYỄN ĐÌNH HÙNG<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐỊA DANH TỈNH QUẢNG BÌNH<br />
Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ<br />
Mã số: 62220101<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN<br />
<br />
Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2014<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại:<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN – ĐẠI HỌC<br />
QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Trí Dõi<br />
<br />
Phản biện 1: ……………………………………….<br />
Phản biện 2: ……………………………………….<br />
Phản biện 3: ……………………………………….<br />
<br />
Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở đào tạo<br />
họp tại Trƣờng Đại học KHXH&NV Thành phố Hồ Chí Minh<br />
vào hồi….giờ….tháng….năm…..<br />
<br />
Có thể tìm luận án tại:<br />
Thư viện Trường Đại học KHXH&NV - Đại học Quốc gia<br />
Thành phố Hồ Chí Minh<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
1.1. Địa danh học là một bộ phận đặc biệt của từ vựng học, chuyên nghiên cứu<br />
nguồn gốc, ý nghĩa và đặc điểm cấu tạo các tên gọi chỉ các đối tƣợng địa lý tự nhiên<br />
và nhân văn. Nghiên cứu địa danh có thể chỉ ra các phƣơng thức, nguyên tắc tạo địa<br />
danh đặc thù gắn với mỗi vùng phƣơng ngữ và các khu vực địa - văn hóa khác nhau.<br />
1.2. Quảng Bình là nơi ghi nhận nhiều dấu ấn lịch sử quan trọng của đất nƣớc,<br />
nơi giao thoa tiếp biến của nhiều nền văn hóa. Từ thế kỷ thứ 10, vùng đất này từng<br />
bƣớc hội nhập vào nền văn hóa Đại Việt. Chính vì thế, địa danh - một chứng tích<br />
ngôn ngữ học - sẽ phản ánh những biến đổi văn hóa ở vùng đất mở đầu cho sự thống<br />
nhất văn hóa Việt Nam nhƣ ngày nay.<br />
1.3. Luận án hƣớng đến một nguyện vọng thiết thực: góp phần nghiên cứu<br />
những đặc trƣng ngôn ngữ - văn hóa Quảng Bình bằng việc khảo sát hệ thống địa<br />
danh trên địa bàn, đóng góp cho việc nghiên cứu vùng lãnh thổ, một cách tiếp cận<br />
đang đƣợc ƣa chuộng hiện nay trong các khoa học xã hội và nhân văn.<br />
2. Lịch sử vấn đề<br />
Trên thế giới, việc nghiên cứu địa danh đã có từ rất lâu. Sách lịch sử, địa lý<br />
Trung Quốc ghi chép địa danh, chỉ ra cách đọc, ý nghĩa, vị trí, diễn biến quy luật của<br />
tên gọi. Đầu thời Đông Hán (32-92 SCN), Ban Cố đã ghi chép hơn 4000 địa danh.<br />
Thời Bắc Ngụy (380-535), Lịch Đạo Nguyên viết Thuỷ kinh chú sớ, ghi chép và miêu<br />
tả hơn hai vạn địa danh.<br />
- Địa danh học xuất hiện ở phƣơng Tây vào cuối thế kỷ XIX với việc thành lập<br />
các cơ quan nghiên cứu địa danh, xuất bản những tác phẩm chú trọng về khảo chứng<br />
nguồn gốc ngôn ngữ và ghi chép địa danh: Địa danh học (1872) của Eggli, Địa danh<br />
học (1903) của Nagh. Bắt đầu từ thế kỷ XX, J.Gilliéron (1854 - 1926) đã viết Atlat<br />
ngôn ngữ Pháp, nghiên cứu địa danh theo hƣớng phát triển địa lý học. A.Dauzat với<br />
tác phẩm Nguồn gốc và sự phát triển của địa danh, đề xuất phƣơng pháp địa lý học<br />
để nghiên cứu niên đại của địa danh.<br />
- Đi tiên phong trong việc xây dựng hệ thống lý thuyết về địa danh học là các<br />
nhà địa danh học Xô Viết: N.I.Niconov với Các khuynh hướng nghiên cứu địa danh<br />
(1964); A.I.Popov nêu ra Những nguyên tắc cơ bản của công tác nghiên cứu địa danh<br />
(1964)... Đáng chú ý nhất là tác phẩm Địa danh học là gì? của A.V.Superanskaja<br />
(1985), công trình mang tính tổng hợp, trình bày toàn diện những kết quả nghiên cứu,<br />
làm cơ sở vững chắc cho nghiên cứu địa danh trong những năm tiếp theo.<br />
- Ở châu Âu, châu Mỹ cũng có những công trình nghiên cứu về nguồn gốc ý<br />
nghĩa của địa danh. Tiêu biểu là Toponymy - the Lore, Laws and Language of<br />
Geographical Names của Naftali Kadmon, đã đƣa ra hệ thống lí luận nghiên cứu địa<br />
danh về cả lý thuyết lẫn thực tiễn, đƣợc xem nhƣ cẩm nang về nguyên tắc và ngôn<br />
ngữ đặt tên cho các đối tƣợng địa lý, có giá trị về mặt phƣơng pháp luận đối với<br />
nghiên cứu địa danh hiện nay.<br />
Ở nước ta, địa danh cũng đã đƣợc đề cập nhiều trong các công trình về lịch sử,<br />
địa lý, địa chí nhƣ Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Lịch triều hiến chương loại chí của<br />
Phan Huy Chú (1821), Việt sử thông giám cương mục (1878), Đại Nam nhất thống<br />
<br />
2<br />
<br />
chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, Việt sử xứ Đàng Trong của Phan Khoang, Đại<br />
Việt địa dư toàn biên của Phƣơng Đình Nguyễn Văn Siêu v.v.<br />
- Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam đƣợc đặt ra từ thế kỷ trƣớc. Những<br />
công trình tiêu biểu gần đây là: Địa danh ở thành phố Hồ Chí Minh (1991) và Địa<br />
danh học Việt Nam (2006) của Lê Trung Hoa, Sổ tay địa danh Việt Nam của Đinh<br />
Xuân Vịnh, Việt Nam - những thay đổi địa danh và địa giới hành chính 1945 - 1997<br />
của Nguyễn Quang Ân, Một số vấn đề địa danh học Việt Nam của Nguyễn Văn Âu,<br />
Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX thuộc các tỉnh từ Nghệ An trở ra của Dƣơng<br />
Thị The và Phạm Thị Thoa. Tiếp sau đó là các luận án khảo sát địa danh của Nguyễn<br />
Kiên Trƣờng, Từ Thu Mai, Phan Xuân Đạm...<br />
- Gần đây, tác giả Hoàng Thị Châu, Trần Trí Dõi, Lê Trung Hoa với những<br />
công trình về địa danh theo hƣớng nghiên cứu so sánh lịch sử, ngôn ngữ-văn hóa, đã<br />
có những đóng góp sâu sắc khi tiếp cận vấn đề địa danh dƣới góc nhìn ngôn ngữ học,<br />
cung cấp một cách khá toàn diện về phƣơng pháp nghiên cứu địa danh theo hƣớng<br />
khoa học liên ngành.<br />
Liên quan đến địa danh ở Quảng Bình có Ô Châu cận lục của Dƣơng Văn An,<br />
Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Hoàng Việt nhất thống dư địa chí của Lê Quang<br />
Định (1806), Đồng Khánh dư địa chí (1885) của Quốc sử quán triều Nguyễn, Quảng<br />
Bình thắng-tích-lục của Trần Kinh và Nguyễn Kinh Chi (1998)... Những tác phẩm đó<br />
đã giới thiệu về địa danh làng xã, mô tả cảnh quan vùng đất, đề cập đến địa danh ở<br />
Quảng Bình dƣới góc độ văn hóa, địa lý, lịch sử và du lịch.<br />
- Tuy nhiên, vẫn chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách qui mô, toàn<br />
diện về địa danh tỉnh Quảng Bình dƣới góc độ ngôn ngữ học. Chính vì thế, luận án<br />
Nghiên cứu địa danh tỉnh Quảng Bình là một công trình bù đắp cho tình trạng đó.<br />
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
Mục đích:<br />
- Luận án sẽ góp phần nghiên cứu ngôn ngữ văn hóa xã hội của vùng đất, cung<br />
cấp dữ liệu cho việc nghiên cứu lý thuyết về địa danh cả nƣớc.<br />
- Từ những cứ liệu đƣợc thu thập, tiếp tục đi sâu nghiên cứu xây dựng từ điển<br />
từ nguyên địa danh tỉnh Quảng Bình.<br />
Luận án có 4 nhiệm vụ giải quyết:<br />
- Trình bày cơ sở lí luận và tổng quan nghiên cứu địa danh, về địa bàn nghiên<br />
cứu và phƣơng pháp tiếp cận địa danh tỉnh Quảng Bình.<br />
- Khảo sát điền dã địa danh trong phạm vi tỉnh Quảng Bình, kể cả những vùng<br />
rừng núi có dân tộc thiểu số sinh sống.<br />
- Nhận diện đặc điểm cấu trúc địa danh tỉnh Quảng Bình qua thống kê miêu tả<br />
thành tố chung và tên riêng địa danh tỉnh Quảng Bình.<br />
- Nhận diện đặc điểm định danh địa danh tỉnh Quảng Bình ở các khía cạnh<br />
phƣơng thức định danh, đặc điểm ý nghĩa.<br />
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án là những vấn đề về cấu tạo và ý<br />
nghĩa của địa danh tự nhiên và xã hội tỉnh Quảng Bình.<br />
4. Đóng góp mới của luận án<br />
- Luận án cho thấy địa danh ở Quảng Bình vừa là sự phản ánh chung địa danh<br />
của ngƣời Việt, vừa mang dấu ấn đặc thù của cƣ dân đã cƣ trú ở vùng đất này từ thời<br />
xa xƣa.<br />
<br />
3<br />
<br />
- Theo đó, địa danh Quảng Bình có đặc điểm cấu tạo, ý nghĩa, phƣơng thức<br />
định danh và đặc trƣng ngôn ngữ - văn hóa riêng mang đặc trƣng của tiếng địa<br />
phƣơng Quảng Bình.<br />
5. Tư liệu và phương pháp nghiên cứu<br />
Nguồn tư liệu:<br />
- Tƣ liệu lƣu trữ hành chính ở tỉnh, huyện, xã; trên các loại bản đồ.<br />
- Tƣ liệu điều tra điền dã trực tiếp ở các địa phƣơng Quảng Bình.<br />
Các phương pháp nghiên cứu:<br />
- Phƣơng pháp nghiên cứu điền dã của ngôn ngữ học; phƣơng pháp miêu tả<br />
phân tích.<br />
-Thủ pháp thống kê, so sánh; trong đó có so sánh lịch đại để nghiên cứu nguồn<br />
gốc và nhận diện giá trị văn hóa địa danh tỉnh Quảng Bình.<br />
6. Kết cấu của luận án<br />
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, luận án có cấu trúc 3 chƣơng:<br />
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về địa danh và những vấn đề hữu quan về địa danh tỉnh<br />
Quảng Bình.<br />
Chương 2: Những đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của địa danh tỉnh Quảng Bình.<br />
Chương 3: Một vài đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa của địa danh tỉnh Quảng Bình.<br />
Chương 1<br />
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊA DANH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ HỮU QUAN<br />
VỀ ĐỊA DANH TỈNH QUẢNG BÌNH<br />
1.1. Cơ sở lý thuyết về địa danh<br />
Những nội dung của luận án đƣợc giải quyết trên cơ sở kế thừa, vận dụng một<br />
cách hợp lý lý thuyết về địa danh, địa danh học của các tác giả trong và ngoài nƣớc.<br />
1.1.1. Về khái niệm địa danh<br />
Hiện vẫn chƣa có một định nghĩa thống nhất về địa danh. Do đó, khái niệm<br />
đƣợc chúng tôi sử dụng: Địa danh là những từ, cụm từ dùng làm tên riêng cho các<br />
đối tượng địa lý khác nhau, có vị trí xác định thiên về không gian hai chiều trên bề<br />
mặt trái đất.<br />
1.1.2. Vấn đề phân loại địa danh<br />
Luận án đã giới thiệu cách phân loại địa danh của các tác giả trong và ngoài<br />
nƣớc: G.P.Xmolixkaja, A.V.Superanskaja, A.Dauzat, Ch.Rostaing, Nguyễn Văn Âu,<br />
Trần Thanh Tâm, Lê Trung Hoa, Nguyễn Kiên Trƣờng, Từ Thu Mai, Phan Xuân<br />
Đạm. Mỗi tác giả tùy theo mục đích và phƣơng pháp nghiên cứu riêng mà đƣa ra<br />
những tiêu chí phân loại khác nhau.<br />
Căn cứ vào mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và tình hình thu thập cứ<br />
liệu địa danh ở tỉnh Quảng Bình, luận án phân loại địa danh tỉnh Quảng Bình theo 2<br />
tiêu chí tự nhiên - không tự nhiên và nguồn gốc ngôn ngữ. Theo tiêu chí thứ nhất, địa<br />
danh ở Quảng Bình đƣợc chia thành: địa danh chỉ địa hình tự nhiên gồm những đối<br />
tƣợng địa lý nổi trên bề mặt (rú/núi, đồi, cồn, đôộng, bại....) và những đối tƣợng lõm<br />
so với bề mặt quả đất (sông, hồ, đầm, phá, hói, khe...); địa danh không tự nhiên gồm:<br />
địa danh cư trú-hành chính và địa danh công trình xây dựng. Theo tiêu chí thứ hai,<br />
địa danh tỉnh Quảng Bình đƣợc phân chia thành: địa danh Hán Việt, địa danh thuần<br />
<br />