BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH<br />
<br />
NGUYỄN THỊ KIM ANH<br />
<br />
NGHI N CỨU TH NH NG<br />
<br />
CH QUAN H<br />
<br />
TRONG TI NG VI T V TI NG ANH<br />
TỪ G C Đ<br />
<br />
NG N NG<br />
<br />
HỌC TRI NH N<br />
<br />
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam<br />
Mã số: 62 22 01 02<br />
<br />
TÓM TẮT LU N ÁN TI N SĨ NG<br />
<br />
NGH AN - 2016<br />
<br />
VĂN<br />
<br />
H I<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
1.1. Quan hệ xã hội (QHXH) là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều nhà<br />
nghiên cứu bởi giá trị nhân văn và giá trị khoa học chứa đựng trong đó. Tình bạn, tình<br />
yêu, hôn nhân được coi là những mối quan hệ cơ bản nhất, sâu rộng nhất, có tính chi<br />
phối cao nhất trong đời sống xã hội của con người [134, tr.5]. Nghiên cứu vấn đề<br />
QHXH biểu hiện qua ngôn ngữ hy vọng sẽ đóng góp vào việc hiểu và lý giải sâu sắc<br />
hơn các mối QHXH cơ bản của con người.<br />
1.2. Thành ngữ là kiểu loại đơn vị từ vựng của mỗi ngôn ngữ. Được xem là<br />
phương tiện giúp con người thể hiện sự nhận thức, hành vi và cả quá trình biến đổi<br />
tâm - sinh lý - xã hội một cách hình ảnh, hàm ẩn, và cô đọng, thành ngữ là “một kho<br />
báu lưu giữ những trầm tích văn hóa đặc sắc và phong phú của dân tộc” [12, tr.142].<br />
Thành ngữ giúp hiện thực hóa bức tranh văn hóa dân tộc của người bản ngữ thể hiện<br />
qua quá trình ý niệm các mối QHXH. Sự phong phú về ngữ nghĩa của thành ngữ chỉ<br />
QHXH là một trong những lý do khiến chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đơn vị này cho<br />
luận án.<br />
1.3. Là một bộ phận của Khoa học tri nhận, Ngôn ngữ học tri nhận (NNH tri<br />
nhận) tập trung nghiên cứu ngôn ngữ tự nhiên của con người như là phương tiện tổ<br />
chức, xử lý và chuyển tải thông tin. Cho đến nay, mặc dù đã có một số nghiên cứu tập<br />
trung xem xét thành ngữ theo hướng tiếp cận tri nhận luận, nhưng trên thực tế, việc<br />
khảo sát ngữ nghĩa và đặc trưng văn hóa của thành ngữ chỉ các mối QHXH chưa<br />
được nhiều người quan tâm. Đặc biệt, chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu thành<br />
ngữ chỉ QHXH trong tiếng Việt và tiếng Anh từ góc độ NNH Tri nhận. Đó cũng là<br />
một lý do khiến chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu của luận án.<br />
1.4. Một trong rất nhiều ứng dụng của NNH tri nhận về ẩn dụ là nghiên cứu<br />
thành ngữ. Hầu như thành ngữ là sản phẩm của hệ thống ý niệm của chúng ta và<br />
chúng không chỉ đơn giản là vấn đề ngôn ngữ. [111, tr. 231]. Thành ngữ được lựa<br />
chọn nghiên cứu bởi đây được xem là lĩnh vực thực sự gây khó khăn trong quá trình<br />
dạy và học ngoại ngữ. Do nghĩa của thành ngữ không thể suy đoán được từ nghĩa<br />
thành phần, thành ngữ lại có nguồn gốc từ nền văn hóa lâu đời của mỗi dân tộc, nên<br />
việc sử dụng thành ngữ như thế nào cho đúng trong từng ngữ cảnh cũng gây ra những<br />
trở ngại nhất định cho người học. Nghiên cứu của chúng tôi hy vọng sẽ góp phần cho<br />
<br />
2<br />
thấy tính thực tiễn và ứng dụng của lý thuyết về ẩn dụ. Từ đó, các giảng viên, học<br />
viên, các nhà nghiên cứu có thêm tư liệu phục vụ cho việc biên soạn tài liệu, giáo<br />
trình phục vụ công tác đào tạo ở Việt Nam.<br />
1.5. Thông qua việc tìm hiểu và tập hợp có chọn lọc kết quả nghiên cứu lý luận<br />
về NNH tri nhận nói chung, về thành ngữ và ẩn dụ nói riêng, đặc biệt là quan điểm của<br />
ngữ nghĩa học tri nhận về ngữ nghĩa và một số vấn đề lý thuyết liên quan đến ý niệm<br />
của con người, luận án sẽ góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận, là một đóng<br />
góp mới, đẩy mạnh hướng nghiên cứu ngôn ngữ từ bình diện NNH tri nhận.<br />
Nhận thấy đây là một vấn đề có nhiều ý nghĩa lý luận và thực tiễn, chúng tôi<br />
lựa chọn vấn đề Nghiên cứu thành ngữ chỉ quan hệ xã hội trong tiếng Việt và tiếng<br />
Anh từ góc độ Ngôn ngữ học tri nhận làm đề tài luận án.<br />
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br />
2.1. Mục đích nghiên cứu<br />
Luận án làm sáng tỏ đặc điểm ngữ nghĩa, cơ sở tri nhận và đặc trưng văn hóa;<br />
đồng thời chỉ ra những nét tương đồng và dị biệt của ẩn dụ ý niệm (ÂDYN) về<br />
QHXH trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh từ góc độ NNH Tri nhận.<br />
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
(i). Tìm hiểu và hệ thống hóa, phân tích và tổng hợp các cơ sở lý luận liên quan<br />
đến luận án<br />
(ii). Khảo sát và phân tích đặc điểm ngữ nghĩa của ÂDYN về QHXH trong<br />
thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.<br />
(iii). Phân tích, tổng hợp và lý giải những đặc điểm tương đồng và dị biệt trong<br />
quá trình ý niệm hóa ba mối QHXH.<br />
3. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp nghiên cứu xuyên suốt luận án là phương pháp miêu tả và<br />
phương pháp đối chiếu. Cụ thể, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê ngôn ngữ<br />
học, phương pháp phân tích thành tố nghĩa, phương pháp phân tích diễn ngôn,<br />
phương pháp miêu tả kết hợp với giải thích, phương pháp so sánh đối chiếu. Ngoài ra<br />
chúng tôi cũng áp dụng một số phương pháp và thủ pháp liên ngành khác.<br />
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
4.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của luận án là đặc điểm ngữ nghĩa, cơ sở tri nhận và đặc<br />
trưng văn hóa của ÂDYN về QHXH qua hệ thống thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.<br />
<br />
3<br />
4.2. Phạm vi tư liệu<br />
(i) Các công trình nghiên cứu (sách, giáo trình, bài báo, luận án, luận văn,...)<br />
liên quan đến đề tài luận án<br />
(ii). Hai nguồn khối liệu: BNC và COCA<br />
(iii) Các từ điển thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh<br />
(iv) Các trang thông tin điện tử đăng tải trên Internet.<br />
5. Đóng góp mới của luận án<br />
Thứ nhất, thông qua việc phân tích đặc điểm ngữ nghĩa, cơ sở tri nhận và đặc<br />
trưng văn hóa của các thành ngữ biểu thị ÂDYN QHXH trong tiếng Việt và tiếng<br />
Anh từ góc độ NNH tri nhận, bức tranh ý niệm về thế giới của hai cộng đồng người<br />
bản ngữ được miêu tả một cách logic hơn, hợp lý hơn và rõ nét hơn.<br />
Thứ hai, thông qua việc so sánh ngôn ngữ và nền văn hóa của hai cộng đồng<br />
người bản ngữ một cách hệ thống, luận án chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt<br />
trong việc ý niệm hóa các QHXH giữa tiếng Việt và tiếng Anh thể hiện qua thành ngữ.<br />
Thứ ba, luận án góp phần làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến nghiên cứu<br />
thành ngữ từ góc độ NNH tri nhận.<br />
6. Cấu trúc của luận án<br />
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung luận án<br />
được trình bày theo 3 chương như sau:<br />
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của luận án<br />
Chương 2: Đặc điểm của ẩn dụ ý niệm quan hệ xã hội trong thành ngữ tiếng<br />
Việt và tiếng Anh<br />
Chương 3: Cơ sở tri nhận và đặc trưng văn hóa của ẩn dụ ý niệm quan hệ xã<br />
hội trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh<br />
<br />
4<br />
Chƣơng 1<br />
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHI N CỨU<br />
V CƠ SỞ LÝ THUY T CỦA LU N ÁN<br />
1.1.<br />
<br />
Dẫn nhập<br />
<br />
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu<br />
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu thành ngữ trong tiếng Anh<br />
Cách tiếp cận thành ngữ trong tiếng Anh được chia thành năm phạm trù phản<br />
ánh những cách tư duy khác nhau trong ngôn ngữ học ở các thời điểm khác nhau.<br />
(i) Cấu trúc và sự đa dạng của cấu trúc thành ngữ (những năm 1960 đến đầu<br />
những năm 1970)<br />
Mặc dù đã chú ý đến nghĩa và các kết hợp thành ngữ, nhưng trọng tâm các<br />
nghiên cứu của Uriel Weinreich [154], Makkai [121] Newmeyer [124], Fernando [79,<br />
tr.36] là dạng thức của thành ngữ.<br />
(ii) Quá trình xử lý và lưu giữ thành ngữ (cuối những năm 1970-1980)<br />
Nippold và Martin [125], Nippold và Rudzinski [126], Bobrow và Bell [65],<br />
Ortony [127], Swinney và Cutler [148], Gibbs [83] cho rằng thành ngữ được xử lý nhanh<br />
hơn các chuỗi từ riêng lẻ. Điều này góp phần cho thấy thành ngữ được xem là một<br />
tổ hợp từ, được xử lý như một từ độc lập và nghĩa bóng là nghĩa chủ đạo của thành ngữ.<br />
(iii) Tính ẩn dụ của thành ngữ (1985 đến nay)<br />
Gibbs [83, tr.471] là người tiên phong nghiên cứu thành ngữ và tính ẩn dụ của<br />
chúng từ các quan điểm khác nhau và cho đến nay, tính hình tượng của thành ngữ<br />
được chấp nhận rộng rãi và được xem là một trong những đặc trưng của thành ngữ.<br />
(iv) Dạy - học thành ngữ (cuối những năm 1980 đến nay)<br />
Đa số các nghiên cứu về thành ngữ được đặt trong mối liên hệ với việc dạy học<br />
ngôn ngữ như là một ngoại ngữ. Các quan điểm xoay quanh việc có nên dạy các<br />
thành ngữ hay không, và nếu dạy, thì dạy những thành ngữ nào. Một số nhà nghiên<br />
cứu xem thành ngữ là một yếu tố không thể lĩnh hội thông qua giảng dạy, vì thành<br />
ngữ thiếu các quy tắc chung [142].<br />
(v) Thành ngữ theo quan niệm rộng và chức năng của thành ngữ (những<br />
năm 1990)<br />
Các nghiên cứu của Strässler [146], Fernando [79] cho thấy, thành ngữ khá<br />
thông dụng, được sử dụng vì nhiều mục đích khác nhau và phổ biến trong ngôn ngữ<br />
<br />