BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ<br />
<br />
<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
Chuyên ngành: Khoa học Cây Trồng<br />
Mã ngành: 62 62 01 10<br />
<br />
<br />
<br />
TÊN NCS: LÊ THỊ THANH HIỀN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
ẢNH HƢỞNG CỦA KALI VÀ CANXI TRÊN NĂNG<br />
SUẤT, PHẨM CHẤT KHOAI LANG TÍM NHẬT<br />
(Ipomoea batatas (L.) Lam) Ở TỈNH VĨNH LONG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cần Thơ, 2016<br />
CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ<br />
<br />
Người hướng dẫn chính: GS.TS. Nguyễn Bảo Vệ<br />
<br />
<br />
<br />
Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp<br />
trường<br />
Họp tại………………………………………………………….<br />
Vào lúc………giờ………ngày……tháng……năm……………<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phản biện 1:<br />
Phản biện 2:<br />
Phản biện 3:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br />
Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ.<br />
Thư viện Quốc gia Việt Nam.<br />
1<br />
<br />
CHƢƠNG 1<br />
GIỚI THIỆU<br />
1.1 Tính cấp thiết<br />
Kali và canxi là hai dưỡng chất khoáng rất cần thiết cho sự sinh<br />
trưởng, phát triển, làm tăng năng suất và chất lượng củ khoai lang (Mai<br />
Thạch Hoành, 2004; El-Baky et al., 2010; Uwah et al., 2013). Tỉnh Vĩnh<br />
Long với diện tích canh tác khoai lang khoảng 10.000 ha, đây là vùng<br />
nguyên liệu khoai lang lớn nhất tại đồng bằng sông Cửu Long, trong đó<br />
giống khoai lang Tím Nhật được trồng nhiều nhất. Khoai lang có nhu cầu K<br />
cao, người dân có bón bổ sung K nhưng có thể chưa đủ và kết quả nghiên<br />
cứu của Nguyễn Xuân Lai và ctv. (2011) tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh<br />
Long với liều lượng bón từ 40-100 kg K2O/ha chưa làm tăng năng suất củ.<br />
Bên cạnh đó, khoai lang nhu cầu Ca cao vào giai đoạn tạo củ, đất có pH<br />
thấp và nông dân không bón Ca. Kết quả năng suất củ khoai lang năm sau<br />
thấp hơn năm trước (Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long, 2013), màu tím<br />
của củ nhạt và củ mau hư hỏng trong thời gian bảo quản mà nguyên nhân<br />
có thể do thiếu K và Ca. Do đó đề tài “Ảnh hưởng của kali và canxi trên<br />
năng suất, phẩm chất khoai lang Tím Nhật (Ipomoea batatas (L.) Lam) ở<br />
tỉnh Vĩnh Long” được thực hiện.<br />
1.2 Mục tiêu của nghiên cứu<br />
Tìm ra hạn chế trong kỹ thuật bón phân của nông dân, mối quan hệ<br />
giữa năng suất củ khoai lang Tím Nhật với Ktđ, Catđ trong đất; Xác định liều<br />
lượng bón K liều cao; Bón Ca cho khoai lang Tím Nhật trồng tại huyện<br />
Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long; Tìm ra nồng độ và thời gian ngâm CaCl2 cho củ<br />
khoai lang Tím Nhật kéo dài thời gian bảo quản.<br />
1.3 Điểm mới của luận án<br />
- Trong điều kiện khảo sát đất canh tác khoai lang Tím Nhật ở huyện<br />
Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, năng suất củ tăng khi Ktđ, Catđ trong đất tăng.<br />
- Bón K liều cao cho khoai lang Tím Nhật trồng tại huyện Bình Tân,<br />
tỉnh Vĩnh Long 200 kg K2O/ha làm tăng năng suất củ thương phẩm, phẩm<br />
chất củ (đường tổng số, tinh bột, hàm lượng anthocyanin), kéo dài thời gian<br />
bảo quản thêm 2 tuần so với không bón K (giảm được hao hụt khối lượng,<br />
bệnh hại củ).<br />
- Bón Ca cho khoai lang Tím Nhật trồng tại huyện Bình Tân, tỉnh<br />
Vĩnh Long 200 kg CaO/ha cho năng suất củ thương phẩm tăng thêm có hệ<br />
số ảnh hưởng ở mức cao, tăng phẩm chất củ (đường tổng số, tinh bột, hàm<br />
lượng anthocyanin), kéo dài thời gian bảo quản thêm 2 tuần so với không<br />
bón Ca (giảm được hao hụt khối lượng, bệnh hại củ).<br />
- Đã xác định được nồng độ và thời gian ngâm CaCl2 cho khoai lang<br />
Tím Nhật (ngâm với dung dịch CaCl2 1% trong 20 phút) kéo dài thời gian<br />
bảo quản thêm 2 tuần so với xử lý nước (giảm hao hụt khối lượng, bệnh hại<br />
củ, tỷ lệ củ nẩy mầm).<br />
2<br />
<br />
CHƢƠNG 2<br />
TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br />
2.1 Sơ lƣợc về cây khoai lang<br />
2.2 Thành phần dinh dƣỡng của khoai lang<br />
2.3 Vai trò của K, một số kết quả nghiên cứu về ảnh hƣởng của K đối<br />
với cây trồng<br />
2.2.1 Vai trò của K đối với cây trồng<br />
Trong đất, K tồn tại dưới dạng các muối tan trong nước, K trao đổi,<br />
K không trao đổi trong các silicate. Kali trao đổi rất quan trọng đối với thực<br />
vật (Nguyễn Bá Lộc và ctv., 2011). Kali đẩy mạnh hoạt động của bộ rễ và<br />
tượng tầng, đẩy mạnh khả năng quang hợp, kích hoạt các enzyme chuyển<br />
hóa carbohydrate tạo thành các acid amin và protein, tham gia vào quá trình<br />
phân chia tế bào, kiểm soát và cân bằng ion, điều chỉnh đóng mở khí khẩu<br />
(Ray Tucker, 1999; Imas and Bansal, 1999; Cakmak, 2005). Kali có vai trò<br />
quyết định trong quá trình kéo dài tế bào, vận chuyển chất tan ở mạch<br />
gỗ và sự cân bằng nước trong cây (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài,<br />
2004). Kali làm tăng áp suất thẩm thấu của tế bào, do đó làm tăng khả năng<br />
hút nước của bộ rễ (Vũ Hữu Yêm và ctv., 2005).<br />
Kali đóng một vai trò rất quan trọng trong việc kích hoạt các enzyme,<br />
quang hợp, tổng hợp tinh bột (Askegaard et al., 2004). K kích thích sự phát<br />
triển của tượng tầng libe gỗ, giúp gia tăng kích thước tế bào nhu mô củ, dự trữ<br />
tinh bột ở củ; Về phẩm chất K làm giảm lượng chất xơ ở củ, giúp gia tăng sự<br />
bảo vệ của vỏ củ nên củ có thể tồn trữ được lâu hơn. K còn giúp cải thiện hình<br />
dạng củ, giúp chuyển hóa glucid, tăng độ lớn tế bào nhu mô củ, làm tăng sự<br />
tích lũy tinh bột (Đinh Thế Lộc và ctv., 1997). K thể hiện r trong việc tăng<br />
năng suất và kích thước củ khoai tây, hàm lượng chất khô, hàm lượng<br />
đường và thời gian bảo quản (Trehan et al., 2001; Bansal and Trehan,<br />
2011). Kali là dưỡng chất cần cho khoai lang ngay từ thời kỳ đầu sinh<br />
trưởng và càng về sau nhu cầu càng cao, nhất là trong quá trình phát triển<br />
củ. Kali có vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất và chất lượng củ<br />
khoai lang (Lu et al., 2001).<br />
Hàm lượng K do khoai lang hấp thu bằng 3 đến 4 lần so với chất P<br />
và bằng với chất N nên cây đòi hỏi một lượng lớn K (V Thị Gương và ctv.,<br />
2004). K xúc tiến quá trình quang hợp và vận chuyển sản phẩm quang hợp<br />
về cơ quan dự trữ nên nó là dưỡng chất quan trọng đối với cây lấy củ; K làm<br />
tăng khả năng chống chịu đối với hạn, nóng, rét, chịu úng, sâu bệnh (Phùng<br />
Quốc Tuấn và Ngô Thị Đào, 2004; Mengel et al., 1997; Hoàng Kim, 2010;<br />
Mai Thạch Hoành và Nguyễn Công Vinh, 2003).<br />
3<br />
<br />
2.3.2 Một số kết quả nghiên cứu về ảnh hƣởng của K đối với cây trồng<br />
* Sự sinh trƣởng và năng suất<br />
Cây thiếu K thường lùn, rìa lá khô vàng, lá già chết trước, rễ thứ<br />
cấp mọc thưa, củ bị mềm (Trần Thị Ba và ctv., 1999). Theo nghiên cứu<br />
của Degrasse (2003), K ảnh hưởng đến khối lượng, kích thước và phẩm<br />
chất củ khoai lang. Cung cấp đủ K làm gia tăng năng suất và cải thiện<br />
chất lượng củ khoai tây (Omran et al., 1991). K làm gia tăng chất lượng<br />
khoai tây và nhiều loại cây trồng khác (Usherwood, 1985; Geraldson, 1985;<br />
Umamaheswarappa and Krishnappa, 2004). Nhiều nghiên cứu cho thấy<br />
nếu cung cấp đủ K thì quá trình phình to của củ s thuận lợi (Đinh Thế<br />
Lộc, 1989; Mai Thạch Hoành, 2004).<br />
Theo Đinh Thế Lộc (1989), khi nghiên cứu liều lượng phân K thích<br />
hợp cho khoai lang Đông Xuân vùng đồng bằng B c Bộ bón (8 tấn phân<br />
chuồng + 20 kg N + 20 kg P2O5) /ha kết hợp với liều lượng bón K từ 80-100<br />
kg K2O/ha, năng suất củ khoai lang đạt cao nhất ở liều lượng bón 100 kg<br />
K2O/ha (19,6 tấn củ/ha). Trong một nghiên cứu của Lu et al. (2001), năng<br />
suất củ khoai lang tăng khi tăng liều lượng bón K từ 0, 75, 150, 225 và 300 kg<br />
K2O/ha, tối hảo ở mức bón 225 kg K2O/ha.<br />
O'Sullivan et al. (1997) cho rằng để khoai lang đạt năng suất củ 20<br />
tấn/ha đã lấy đi khoảng 100 kg K2O/ha trong củ, và sự mang đi s lớn hơn<br />
nếu tính cả dây. Trong một kết quả nghiên cứu ở Nhật, để sản xuất 1 tấn<br />
khoai lang củ cần khoảng 3,4 kg N, 2 kg P2O5 và 9 kg K2O (Mini White<br />
Paper, 2000). Dinh dưỡng khoai lang yêu cầu phải cân bằng N-P-K, tỷ lệ<br />
chung là 1-(0,4-0,9)-(1,5-2,5). Trong sản xuất, cứ 1 kg củ khoai lang tươi<br />
cần hút từ đất 4 g N, 2 g P2O5 và 12 g K2O. Muốn đạt năng suất 40<br />
tấn/ha/vụ thì tổng mức phân bón cho 1 ha gồm 160 kg N, 80 kg P2O5 và<br />
480 kg K2O (Nguyễn Công Tạn và ctv., 2014). Kết quả nghiên cứu của<br />
Nguyễn Xuân Lai và ctv. (2011) tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long trên<br />
giống khoai lang Tím Nhật, công thức bón phân 80 N-50 P2O5-liều lượng<br />
K2O (0, 40, 60, 80, 100) kg/ha cho kết quả năng suất củ ở tất cả các nghiệm<br />
thức bón bổ sung K không khác biệt nhau và đều cao hơn khác biệt có ý<br />
nghĩa thống kê ở mức 5% so với ĐC không bón K; năng suất củ thương<br />
phẩm ở các nghiệm thức bón 60, 80, 100 kg K2O/ha không khác nhau và<br />
cao hơn so với ĐC không bón K.<br />
* Phẩm chất củ lúc thu hoạch<br />
Bón phân K với liều lượng cao 129,4-186,7 kg/ha làm gia tăng đáng kể<br />
hàm lượng tinh bột, hàm lượng chất khô của củ do K thúc đẩy quang hợp và<br />
quá trình vận chuyển tích lũy vật chất khô về củ (Shakamoto and Bowkamp,<br />
1985). Theo El-Baky et al. (2010), với 4 mức độ bón phân K (60, 90, 120<br />
và 150 kg K2O/fed, với 1 feddan = 4.200 m2) ở dạng potassium sulfate<br />
(48% K2O) ảnh hưởng đến thành phần hóa học của cây khoai lang như hàm<br />
lượng carotene, đường tổng số, carbohydrate khác biệt; hàm lượng protein<br />
4<br />
<br />
thô không khác biệt nhau. Trong một nghiên cứu của Lu et al. (2001), hàm<br />
lượng tinh bột trong củ tăng khi tăng liều lượng bón K từ 0, 75, 150, 225 và 300<br />
kg K2O/ha, tối hảo ở mức bón 225 kg K2O/ha.<br />
* Khả năng bảo quản sau thu hoạch<br />
Bón K làm gia tăng thời gian bảo quản trên khoai tây và nhiều loại<br />
cây trồng khác (Usherwood, 1985; Geraldson,1985; Umamaheswarappa<br />
and Krishnappa, 2004).<br />
2.4 Vai trò của Ca, một số kết quả nghiên cứu về ảnh hƣởng của Ca đối<br />
với cây trồng<br />
2.4.1 Vai trò của Ca đối với cây trồng<br />
Canxi có vai trò quan trọng trong việc kết nối hai gốc RCOO- của<br />
hai pectin liền kề để tạo thành các calcium-pectate ở lớp chung của hai tế<br />
bào, giúp vách tế bào ổn định và cứng ch c vì thế làm giảm sự suy thoái của<br />
vách tế bào do các enzyme gây ra (Cosgrove, 1998; White and Broadley,<br />
2003). Canxi ức chế hoạt động của enzyme phân hủy vách tế bào<br />
pectinmethylesterase (Awang et al., 2013)<br />
Canxi có vai trò ổn định màng tế bào và tính nguyên của tế bào thể<br />
hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Có thể thấy sự gia tăng rò rỉ của các<br />
chất tan có trọng lượng phân tử thấp ở các mô thiếu Ca và ở trong những<br />
cây thiếu Ca nghiêm trọng, do cấu trúc của màng bị phân huỷ và làm thiệt<br />
hại tới các ngăn trong tế bào (Marschner, 1995). Ảnh hưởng của Ca trong<br />
bảo vệ màng thì phổ biến nhất ở điều kiện stress khác nhau như nhiệt độ<br />
thấp và yếm khí (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài, 2010). Ca giúp vách<br />
tế bào vững ch c và bảo vệ tế bào chống lại các tác nhân sinh vật và phi<br />
sinh vật gây hại (Hirschi, 2004; Aranda-Peres et al., 2009). Thiếu Ca cấu<br />
trúc vách tế bào bị phân huỷ, thiệt hại tới các ngăn trong tế bào. Việc thiếu<br />
Ca có tác động ức chế sự phát triển của rễ và có thể làm rễ chết sớm hơn.<br />
Thiếu Ca cây cho củ mềm, nhỏ và méo mó, một số giống có thể không cho<br />
củ (Hepler, 1985).<br />
Bên cạnh đó, Ca còn có tác dụng trung hòa các acid hữu cơ trong cây,<br />
tạo thành các dạng muối Ca như oxalate canxi. Do đó hạn chế được tác<br />
dụng độc của các acid hữu cơ. Ca còn có tác dụng làm giảm ảnh hưởng độc<br />
của ion H+ trong đất, trung hòa phản ứng của dung dịch đất, cho nên Ca đã<br />
có ảnh hưởng tốt tới hoạt động của vi sinh vật nitrat hóa và cố định N (Lê<br />
Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2005). Ngoài ra, Ca còn được cho là có liên<br />
quan trong quá trình phân chia và giãn nở của tế bào, tham gia trong tổ<br />
chức của thoi vô s c và hoạt động của vi sợi (Clarkson, 1984).<br />
Canxi có trong thành phần khoáng của cây nên Ca ảnh hưởng đến<br />
hoạt động sinh lý và phát triển bình thường của thực vật (Vũ Hữu Yêm,<br />
2004). Ca có liên quan và cần cho sự phân chia tế bào (White, 2000). Ca<br />
cần cho việc hình thành hệ thống rễ. Ca không phân bố đồng đều trong các<br />
bộ phận của cây, Ca trong cây, thân, lá và hạt nhiều hơn ở rễ; mô già nhiều<br />
5<br />
<br />
hơn mô non. Thiếu Ca sinh khối rễ giảm, hậu quả bệnh thối rễ xảy ra.<br />
Thiếu Ca thường xảy ra trên đất phèn (Anabella et al., 2000). Ca là nguyên<br />
tố không di động trong mô libe nên thiếu xảy ra ở mô non. Tại các vùng mô<br />
non xảy ra quá trình phân bào, là nơi mà Ca g n với nhóm đường pectate<br />
để hình thành lớp chung giữa các tế bào dạng pectate Ca tạo nên sự vững<br />
ch c của mô. Ca còn có vai trò trong quá trình phân bào ở giai đoạn giãn<br />
dài tế bào. Nên thiếu Ca các mô bị biến dạng vặn vẹo, vách tế bào dễ mềm<br />
nhũn (Jones, 2003). Theo Gould et al. (2008) cho rằng Ca trong tế bào là<br />
một phần thiết yếu của con đường truyền tín hiệu đầu vào sinh tổng hợp<br />
anthocyanin. Do vậy, khi gia tăng lượng Ca trong tế bào chất thì lượng<br />
anthocyanin tăng.<br />
2.4.2 Một số kết quả nghiên cứu về ảnh hƣởng của Ca đối với cây trồng<br />
* Sự sinh trƣởng và năng suất<br />
Đối với cây có củ, cân bằng các chất dinh dưỡng như N, P, K và các<br />
nguyên tố dinh dưỡng khác như Ca có ý nghĩa quan trọng đến năng suất và<br />
phẩm chất củ. Nghiên cứu của Ozgen et al. (2003) trên khoai tây, các<br />
nghiệm thức xử lý Ca có số củ thấp hơn và kích thước củ lớn hơn so đối<br />
chứng không xử lý Ca. Tổng năng suất không ảnh hưởng bởi của tổng số củ,<br />
nhưng tỷ lệ phần trăm của tổng sản lượng từ củ loại A tăng lên ở tất cả các<br />
nghiệm thức có xử lý Ca. Việc hình thành củ khoai tây bị ảnh hưởng bởi<br />
việc bón Ca vào đất. Khi tăng lượng Ca có thể làm tăng kích thước củ trung<br />
bình và giảm số lượng củ (bón Ca ảnh hưởng sự hình thành củ bằng cách<br />
thay đổi sự cân bằng nội tiết tố ở chóp rễ hoặc rễ củ). Spillman (2003) cho<br />
rằng cải thiện năng suất củ có liên quan đến việc tăng hấp thu Ca của củ.<br />
Các nghiên cứu của Sulaiman et al. (2004a,b) cho thấy sự hình<br />
thành của các rễ củ khoai lang tăng bởi sự gia tăng cung cấp Ca, sự phát<br />
triển của chồi, năng suất và đường kính củ khoai lang giảm khi tăng nồng<br />
độ Ca cao. Nhưng trong nghiên cứu khác của Bibik et al. (1995); Abbasi et<br />
al. (2009) cho rằng canxi carbide làm tăng sự hình thành củ, năng suất củ<br />
khoai tây. Theo Devendra et al. (2007), việc bổ sung Ca đã làm tăng năng<br />
suất củ trong điều kiện trồng khoai tây mùa sớm ở vùng cận nhiệt đới. Bón<br />
Ca làm cho đậu phộng gia tăng năng suất (Coffelt and Hallock, 1986). Theo<br />
Ozgen et al. (2006), khi bổ sung CaNO3, CaCl2 hay bón vôi giúp tăng năng<br />
suất của khoai tây không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với không bổ<br />
sung Ca.<br />
*Phẩm chất củ lúc thu hoạch<br />
Kandil et al. (2011) cho rằng tổng chất r n hòa tan (độ Brix) của củ<br />
khoai tây bị ảnh hưởng bởi sự hấp thu dinh dưỡng khoáng Ca. Abbasi et al.<br />
(2009) cho rằng bón canxi carbide làm tăng chất lượng khoai tây sau thu<br />
hoạch. Devendra et al. (2007) cho rằng việc bổ sung Ca đã làm tăng kích<br />
thước củ khoai tây. Theo El-Zohiri and Asfour (2009), hàm lượng chất khô<br />
của củ khoai tây gia tăng khi có sự gia tăng phun CaNO3. Trong một số kết<br />
6<br />
<br />
quả nghiên cứu khác cũng thấy rằng khoai tây trồng thủy canh với nồng độ<br />
CaCl2 cao làm chất khô của củ tăng từ 4,43-8,62%; hàm lượng tinh bột và<br />
đường tổng số tăng (Du et al., 2013). Theo Sulaiman et al. (2003), khi tăng<br />
mức cung cấp Ca (thấp, trung bình, cao) thì hàm lượng Ca trong các cơ<br />
quan của khoai lang đều tăng, nhưng hàm lượng K thì giảm. Theo<br />
O’Sullivan et al. (1997), để đạt năng suất 12 tấn/ha thì củ khoai lang đã lấy<br />
đi từ đất 19,6 kg Ca/ha (củ lấy đi từ đất 3,6 kg Ca/ha và thân lá thì lấy đi từ<br />
đất 16 kg Ca/ha). Hàm lượng Ca và Mg sử dụng trong hai thời kỳ hình thành<br />
củ và phình to của củ tăng lên gấp nhiều lần so với thời kỳ đầu: gấp 5 lần<br />
đối với Ca, gấp 10 lần đối với Mg (Hoàng Kim, 2010).<br />
* Khả năng bảo quản sau thu hoạch<br />
Spillman (2003) cho rằng tăng cung cấp Ca có liên quan đến duy trì<br />
thời gian bảo quản củ khoai lang sau thu hoạch. Trước và sau thu hoạch có<br />
sử dụng Ca có thể giúp làm giảm quá trình lão hóa trong thời gian bảo quản<br />
bán lẻ trái cây và không có ảnh hưởng bất lợi lên sự chấp nhận của người<br />
tiêu dùng (Lester and Grusak, 2000). Nhiều báo cáo cho thấy rằng việc cải<br />
thiện tính toàn vẹn và cứng ch c mô (lê, dưa, táo, khóm và khoai tây) khi<br />
phun trực tiếp lên bề mặt vỏ hoặc ngâm trái trong dung dịch Ca<br />
(Gerasopoulos and Richardson, 1999; Lester and Grusak,1999, Roy, 1999;<br />
Ahrne et al., 2003). Xử lý CaCl2 đã cho thấy củ cà rốt giảm bị khô<br />
(Lewicki, 1998), có tác dụng bảo vệ chống lại quá trình oxy hóa củ khoai<br />
lang trong tồn trữ (Ahmed et al., 2010 a,b). Xử lý sau thu hoạch bằng<br />
CaCl2 được xem là một trong những giải pháp an toàn và hiệu quả để kiểm<br />
soát thối rau quả sau thu hoạch (Smilanick et al., 1999; Karabulut et al.,<br />
2001; Palou et al., 2002). Việc bổ sung CaCl2 và NaHCO3 có thể cải thiện<br />
hoạt động của các vi sinh vật chống các vi sinh vật gây bệnh trên nhiều loại<br />
nông sản (Droby et al., 2001). Nhiều kết quả nghiên cứu đã được chứng<br />
minh rằng Ca đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì chất lượng của<br />
các loại trái cây và rau quả. Khi ngâm khoai tây Russet Burbank ở 600C<br />
trong dung dịch CaCl2 0,5% trong 20 hoặc 30 phút, tiếp theo ngâm trong<br />
nước sôi khoảng 5 hoặc 10 phút có thể ảnh hưởng đến quá trình để tạo ra<br />
miếng khoai tây chất lượng cao (Oner and Walker, 2011). Hàm lượng Ca<br />
cao trong mô thực vật s làm giảm những bệnh sau thu hoạch, kéo dài thời<br />
gian bảo quản, làm chậm quá trình chín, tăng độ cứng, giảm hô hấp và sản<br />
xuất ethylene (Silva and Uchida, 2000). Bổ sung Ca ngoại sinh giúp ổn<br />
định màng tế bào thực vật và bảo vệ nó khỏi các enzyme phân hủy có ảnh<br />
hưởng lớn đến độ cứng và chất lượng củ (White and Broadly, 2003; Walker<br />
and Csinos, 1980; Modisane, 2007). Khoai lang sau thu hoạch nhúng dung<br />
dịch CaCl2 nồng độ 1 g/l trong 60 phút s hạn chế bệnh trong tồn trữ<br />
(Edison, 2002).<br />
7<br />
<br />
CHƢƠNG 3<br />
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
3.1 Phƣơng tiện nghiên cứu<br />
3.1.1 Địa điểm nghiên cứu: Diện tích canh tác khoai lang ở tỉnh Vĩnh<br />
Long là 11.765 ha, trong đó khoai lang được trồng tập trung chủ yếu ở<br />
huyện Bình Tân là 10.563 ha, chiếm 90% diện tích trồng khoai lang cả tỉnh<br />
(Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long, 2012). Vì vậy, điều tra, khảo sát tại 3<br />
xã: Thành Đông, Tân Thành, Thành Trung thuộc huyện Bình Tân; các thí<br />
nghiệm ngoài đồng được thực hiện tại một địa điểm: ấp Thành Khương, xã<br />
Thành Đông, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.<br />
3.1.2 Thời gian nghiên cứu: Đã được thực hiện từ năm 2011 đến 2014.<br />
3.1.3 Giống và phân bón: Giống khoai lang Tím Nhật được trồng phổ biến<br />
ở tỉnh Vĩnh Long. Phân bón sau khi phân tích: KCl có 60% K2O, vôi nung<br />
có 50% CaO, phân DAP (18%N - 46%P2O5), phân Urea (46%N). Phân<br />
phun qua lá là CaCl2 có 98% CaO.<br />
3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
3.2.1 Điều tra hiện trạng canh tác khoai lang tại huyện Bình Tân, tỉnh<br />
Vĩnh Long<br />
Điều tra bằng cách phỏng vấn trực tiếp 60 hộ dân trồng khoai lang<br />
theo phiếu soạn sẳn (Phụ lục A), chọn hộ dân có diện tích tối thiểu là 0,1 ha.<br />
Điều tra được thực hiện ở 3 xã có diện tích trồng khoai lang lớn nhất huyện<br />
là Thành Đông, Tân Thành, Thành Trung. Mỗi xã 20 phiếu. Nội dung điều<br />
tra gồm có cách chuẩn bị đất, bón phân, bảo vệ thực vật và hiệu quả kinh tế.<br />
3.2.2 Khảo sát hiện trạng dƣỡng chất Ktđ, Catđ trong đất và Kts, Cats<br />
trong củ khoai lang tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long<br />
Trên cơ sở điều tra ngẫu nhiên 60 hộ dân trồng khoai lang, chọn 20<br />
hộ dân đại diện về kỹ thuật bón phân (hộ bón phân thấp, trung bình, cao) để<br />
thực hiện khảo sát dưỡng chất K, Ca.<br />
* Khảo sát dưỡng chất Ktđ, Catđ trong đất trồng khoai lang: Đất được<br />
lấy vào đầu vụ ở 20 ruộng trồng khoai lang (20 mẫu đất). Đất được phơi<br />
khô trong không khí và xác định Ktđ, Catđ, theo phương pháp của Houba et<br />
al. (1995).<br />
* Khảo sát dưỡng chất Kts, Cats trong củ khoai lang: Lấy 20 mẫu củ<br />
khoai lang ngay sau thu hoạch ở 20 ruộng tương ứng với ruộng đã lấy mẫu<br />
đất đầu vụ. Xác định hàm lượng Kts, Cats trong củ theo phương pháp của<br />
Houba et al.(1995).<br />
3.2.3 Thí nghiệm ảnh hƣởng liều lƣợng bón K đến năng suất, phẩm<br />
chất và thời gian bảo quản củ khoai lang<br />
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần<br />
lặp lại. Gồm 7 nghiệm thức và thời điểm bón phân trình bày như Bảng 3.4.<br />
Từ NT1 đến NT5, bón 100 N kg/ha kết hợp với 5 liều lượng bón kali 0, 100,<br />
150, 200, 250 kg K2O/ha; NT6 và NT7 bón 250 kg K2O/ha nhưng tăng N<br />
8<br />
<br />
lên 125 và 187 kg N/ha nhằm tìm hiểu có phải N là nguyên nhân làm năng<br />
suất củ không tăng khi tăng liều lượng bón K. Diện tích mỗi lô thí nghiệm<br />
là 35 m2 (Hình 3.5).<br />
Bảng 3.4: Các nghiệm thức của thí nghiệm liều lượng bón K<br />
Nghiệm thức K2O (kg/ha) N (kg/ha)<br />
NT1 (ĐC) 0 0<br />
NT2 (ND) 100 100<br />
NT3 150 100<br />
NT4 200 100<br />
NT5 250 100<br />
NT6 250 125<br />
NT7 250 187<br />
Tất cả các nghiệm thức đều bón 80 kg P2O5/ha. Không bón CaO; ĐC: Đối chứng; ND: Nông dân. NT:<br />
Nghiệm thức<br />
<br />
Bón phân dọc theo luống khoai lang, cách gốc 10-15 cm và sâu 5-10<br />
cm. Thời kỳ bón phân chia làm 5 đợt như Bảng 3.5.<br />
Bảng 3.5: Thời điểm và tỷ lệ bón phân cho các nghiệm thức của thí nghiệm<br />
liều lượng bón K<br />
Thời điểm bón phân Tỷ lệ bón (%)<br />
(ngày sau khi trồng) N P2O5 K2O<br />
Lần 1: -1 16 50 -<br />
Lần 2: 10 16 50 -<br />
Lần 3: 20 34 - 30<br />
Lần 4: 40 17 - 35<br />
Lần 5: 60 17 - 35<br />
Tổng cộng 100 100 100<br />
3.2.4 Thí nghiệm ảnh hƣởng liều lƣợng bón Ca đến phẩm chất và thời<br />
gian bảo quản củ khoai lang<br />
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần<br />
lặp lại. Gồm 5 nghiệm thức: Tất cả các nghiệm thức đều bón (100 N+80<br />
P2O5+200 K2O)kg/ha kết hợp với các liều lượng CaO (0, 100, 200, 300 và<br />
400) kg/ha. Thời điểm và tỷ lệ bón phân trình bày như Bảng 3.7. Diện tích<br />
mỗi lô thí nghiệm là 35 m2 (Hình 3.5).<br />
Bảng 3.7: Thời điểm và tỷ lệ bón phân cho các nghiệm thức của thí nghiệm<br />
liều lượng bón Ca<br />
Thời điểm bón phân Tỷ lệ bón (%)<br />
(ngày sau khi trồng) N P2O5 K2O CaO<br />
Lần 1: -1 16 50 - 20<br />
Lần 2: 10 16 50 -<br />
Lần 3: 20 34 - 30 20<br />
Lần 4: 40 17 - 35 30<br />
Lần 5: 60 17 - 35 30<br />
Tổng cộng 100 100 100 100<br />
9<br />
<br />
3.2.5 Thí nghiệm ảnh hƣởng số lần phun CaCl2 đến phẩm chất và thời<br />
gian bảo quản củ khoai lang<br />
*Khảo sát nồng độ phun CaCl2 cho cây khoai lang<br />
Mục tiêu: Xác định nồng độ phun CaCl2 cao nhất không gây cháy lá.<br />
Khảo sát được bố trí không lặp lại trên ruộng khoai lang Tím Nhật<br />
60 ngày sau khi trồng. Khảo sát gồm 6 nồng độ phun CaCl2 là 0,1; 0,2; 0,3;<br />
0,4; 0,5 và 0,6%. Diện tích mỗi nồng độ phun là 35 m2/lần lặp lại gồm có 5<br />
luống. Lượng nước phun 5,6 lít/35 m2 (1.600 lít nước/ha). Phun bằng bình<br />
phun tay dung tích 16 lít, lúc trời mát, không có gió và phun ướt đẫm đều lá.<br />
Kết quả: Nồng độ phun CaCl2 0,4% được sử dụng để làm thí nghiệm.<br />
* Thí nghiệm ảnh hƣởng số lần phun CaCl2 đến phẩm chất và<br />
thời gian bảo quản củ khoai lang<br />
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 3 lần<br />
lặp lại. Gồm 6 nghiệm thức về số lần phun CaCl2 (với nồng độ phun là<br />
0,4%) trên một vụ khoai lang được trình bày như Bảng 3.9. Diện tích mỗi<br />
lô thí nghiệm là 35 m2 (Hình 3.5).<br />
Bảng 3.9: Các nghiệm thức của thí nghiệm số lần phun CaCl2<br />
Nghiệm thức Mô tả Thời điểm phun<br />
NT1 (ĐC1) Không phun 0<br />
NT2 Phun CaCl2 1 lần 60 NST<br />
NT3 Phun CaCl2 2 lần 60, 75 NST<br />
NT4 Phun CaCl2 3 lần 60, 75, 90 NST<br />
NT5 Phun CaCl2 4 lần 60, 75, 90, 105 NST<br />
NT6 (ĐC2) Bón 200 kgCaO/ha 0<br />
Các nghiệm thức đều bón (100 N - 80 P2O5 - 200 K2O) kg/h); NST: Ngày sau trồng; ĐC: Đối chứng;<br />
NT: Nghiệm thức.<br />
<br />
3.2.6 Thí nghiệm ảnh hƣởng nồng độ và thời gian ngâm CaCl2 đến thời<br />
gian bảo quản củ khoai lang<br />
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu thừa số 2 nhân tố, hoàn toàn ngẫu<br />
nhiên, 3 lần lặp lại. Gồm 12 nghiệm thức trình bày như Bảng 3.10. Chọn củ<br />
khoai lang thu hoạch cùng điều kiện canh tác, kích thước củ và khối lượng<br />
củ tương đương nhau (khoảng 100 g/củ). Mỗi lô thí nghiệm là 10 kg củ.<br />
Bảng 3.10: Các nghiệm thức của nồng độ và thời gian nhúng CaCl2<br />
Thời gian nhúng Nồng độ CaCl2 (%)<br />
(phút) 0 1 3 5<br />
20 1 4 7 10<br />
40 2 5 8 11<br />
60 3 6 9 12<br />
<br />
3.3 Kỹ thuật canh tác<br />
Chuẩn bị đất: xới sâu 20 cm và dọn sạch cỏ. Chiều rộng luống 70 cm,<br />
rãnh 30 cm, chiều cao luống 40 cm và chiều dài luống là 7 m. Mương dẫn<br />
10<br />
<br />
nước tưới rộng 60 cm. Hom giống được chọn mập, mạnh, không sâu bệnh,<br />
dài 25 cm, có 6-8 m t, lóng ng n, ít rễ phụ. Hom giống được đặt hom chỗ<br />
mát 1 ngày trước khi trồng để hom ra rễ mạnh. Đặt 3 hàng hom trên một<br />
luống, đặt nối tiếp nhau, 2/3 hom được chôn xuống đất. Mật độ trồng<br />
200.000 hom/ha. Nước được tưới cho đất đủ ẩm bằng ống phun. Thu hoạch<br />
khi thân lá chậm phát triển, lá vàng và rụng, vỏ củ láng, ít rễ phụ (130 ngày<br />
sau trồng).<br />
3.4 Chỉ tiêu theo dõi<br />
3.4.1 Sự sinh trƣởng và năng suất<br />
* Sự sinh trƣởng: Ghi nhận lúc 14, 28, 42, 56, 70, 84 ngày sau trồng<br />
(NST) và lúc thu hoạch (130 NST). Riêng đối với thí nghiệm số lần phun<br />
CaCl2, ghi nhận trước mỗi lần phun và sau phun 15 ngày/lần, phun lần đầu<br />
vào 60 NST (ngày ghi nhận là 60, 75, 90, 105, 120 và 130 NST).<br />
- Chiều dài dây (cm): Chọn 2 luống khoai ở giữa lô thí nghiệm, trên<br />
mỗi luống khoai chọn 2 điểm cách đầu luống 1 mét, mỗi điểm 3 dây khoai,<br />
đo từ gốc đến ngọn dây (12 dây). Tính trung bình (TB) chiều dài dây trên<br />
mỗi lô thí nghiệm (Hình 3.5).<br />
- Số lá/dây: Đếm số lá/dây của 12 dây khoai cố định. Tính TB số<br />
lá/dây trên mỗi lô thí nghiệm.<br />
- Số nhánh/dây: Đếm số nhánh/dây của 12 dây khoai cố định. Tính<br />
TB số nhánh/dây trên mỗi lô thí nghiệm.<br />
* Năng suất: Khối lượng dây (tươi, khô), số củ/dây, số củ thương<br />
phẩm/dây, khối lượng củ/dây, khối lượng củ thương phẩm/dây (ngay khi<br />
thu hoạch) cách lấy chỉ tiêu như sau: Trên từng lô thí nghiệm, bỏ đầu luống<br />
vào 1 m, thu toàn bộ củ trên 3 điểm (mỗi điểm 1 m2) và phân loại củ (gồm<br />
củ thương phẩm và củ còn lại). Đếm số dây, thu và cân toàn bộ khối lượng<br />
dây. Tính:<br />
- Khối lượng dây tươi (g/dây): Thu và cân toàn bộ dây của 3<br />
điểm/tổng số dây.<br />
- Khối lượng dây khô (g/dây): Lấy ngẫu nhiên khoảng 500 g khối<br />
lượng dây tươi trên mỗi lô thí nghiệm, vô bịt giấy và đem về phòng thí<br />
nghiệm, sấy ở nhiệt độ 700C đến khối lượng không thay đổi. Sau đó, tính<br />
TB hàm lượng nước trong dây và TB khối lượng dây khô (g/dây).<br />
- Số củ/dây: Đếm số dây và tổng số củ trên 3 điểm. Sau đó tính TB<br />
số củ/dây = Tổng số củ/tổng số dây.<br />
- Số củ thương phẩm/dây: Phân loại củ, sau đó đếm số củ thương<br />
phẩm trên 3 điểm. Tính TB số củ thương phẩm/dây = Tổng số củ thương<br />
phẩm/tổng số dây.<br />
- Tỷ lệ củ thương phẩm (%) = Số củ thương phẩm x 100/tổng số củ.<br />
- Khối lượng củ/dây (g/dây) = Tổng khối lượng củ/tổng số dây.<br />
11<br />
<br />
- Khối lượng củ thương phẩm/dây (g/dây) = Tổng khối lượng củ<br />
thương phẩm/tổng số dây.<br />
- Năng suất củ (tấn/ha) và năng suất củ thương phẩm (tấn/ha): Được<br />
thu 15 m2 ở giữa của mỗi lô thí nghiệm (bỏ 2 luống bìa và bỏ đầu luống vào<br />
1 m; thu 3 luống ở giữa lô thí nghiệm, mỗi luống thu 5 m), sau đó phân loại<br />
củ và cân toàn bộ củ. Tính TB năng suất củ và năng suất củ thương phẩm<br />
(Hình 3.5). Tỷ lệ năng suất củ thương phẩm (%) = Năng suất củ thương<br />
phẩm x 100/năng suất củ.<br />
- Chỉ số thu hoạch (HI): Được tính theo phương pháp của Bhagsari<br />
and Ashley (1990). HI = Năng suất củ/(năng suất củ + năng suất dây).<br />
Củ thương phẩm là củ có khối lượng ≥ 50 g/củ, vỏ củ bóng, củ suông,<br />
không dấu vết sâu bệnh, đường kính của củ ≥ 2 cm (theo qui định của<br />
thương lái mua với nông dân tại ruộng).<br />
<br />
Điểm lấy chỉ tiêu sinh<br />
trưởng<br />
<br />
<br />
Ô thu năng suất thực tế<br />
15 m2<br />
<br />
<br />
Rãnh rộng 0,3 m<br />
<br />
Ô thu năng suất dài 5 m<br />
<br />
Luống rộng 0,7m m<br />
<br />
<br />
Luống dài 7 m<br />
<br />
Hình 3.5: Một lô thí nghiệm 35 m2<br />
3.4.2 Phẩm chất củ lúc thu hoạch<br />
* Phẩm chất bên ngoài: Chiều dài củ (cm), đường kính củ (cm): Đo<br />
toàn bộ củ trên 3 điểm, mỗi điểm 1 m2 (những củ có đường kính >1 cm).<br />
Chiều dài củ được đo b t đầu từ vị trí đầu củ có đường kính 1 cm đến đầu<br />
củ còn lại ở vị trí có đường kính 1 cm (Sulaiman et al., 2003); Đường kính<br />
củ được đo bằng thước kẹp ở vị trí củ có đường kính lớn nhất. Tính TB<br />
chiều dài củ và TB đường kính củ.<br />
* Phẩm chất bên trong: Mỗi lô thí nghiệm phân tích 3 củ, phân tích<br />
3 lần lặp lại (9 củ). Sau đó tính TB.<br />
12<br />
<br />
- Hàm lượng chất khô trong củ: Mẫu củ c t nhỏ, trộn đều. Cân 20 g<br />
cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt đã biết trước khối lượng. Đặt mẫu và cốc<br />
thủy tinh vào tủ sấy. Tăng nhiệt độ lên 1050C duy trì trong 4-6 giờ cho đến<br />
khi khối lượng không thay đổi. Lấy cốc ra cho vào bình hút ẩm làm nguội.<br />
Cân khối lượng mẫu sau sấy.<br />
Công thức tính: DM = (B – C)/(A – C)<br />
Trong đó: DM: khối lượng chất khô trong mẫu tươi; A: khối lượng<br />
mẫu tươi + khối lượng cốc thủy tinh (g); B: khối lượng mẫu khô + khối<br />
lượng cốc thủy tinh sau khi sấy (g); C: khối lượng cốc thủy tinh (g)<br />
- Hàm lượng chất xơ thô trong củ: Theo TCVN 4329:2007.<br />
- Độ cứng thịt củ (kgf/mm2): Sử dụng máy đo độ cứng FDK 40<br />
Wagner instruments.<br />
- Độ Brix (0Brix): Dùng khúc xạ kế ATAGO để xác định độ Brix<br />
- Hàm lượng đường tổng số trong củ: Theo phương pháp của Dubois<br />
et al. (1956), đo trên máy so màu quang phổ.<br />
- Hàm lượng tinh bột trong củ: Theo phương pháp của Cready et al.<br />
(1950), đo trên máy so màu quang phổ.<br />
- Hàm lượng Kts trong củ khoai lang (g/kg): Theo phương pháp của<br />
Houba et al. (1995), vô cơ hóa mẫu trong môi trường acid sulfuric đậm đặc<br />
(95%)-Salicylic, H2O2; Đo mẫu bằng máy hấp thu nguyên tử ở bước sóng<br />
766,5 nm.<br />
- Hàm lượng Kts trong dây (g/kg): Thu mẫu tương tự như lấy mẫu để<br />
xác định khối lượng dây khô ở trên. Phân tích hàm lượng Kts trong dây theo<br />
phương pháp Houba et al. (1995). Đo mẫu bằng máy quang phổ hấp thu<br />
nguyên tử ở bước sóng 766,5 nm.<br />
- Hàm lượng Cats trong củ khoai lang (g/kg) và Cats trong dây khoai<br />
lang (g/kg): Tương tự như xác định hàm lượng Kts trong củ, Kts trong dây<br />
theo phương pháp của Houba et al. (1995). Đo mẫu bằng máy quang phổ<br />
hấp thu nguyên tử ở bước sóng 422,7 nm.<br />
- Hàm lượng Nts trong củ (g/kg): Theo phương pháp Kjeldahl.<br />
- Hàm lượng anthocyanin trong củ (%): Đo bằng máy so màu quang<br />
phổ, theo phương pháp pH visai (Fuleki and Francis, 1968).<br />
3.4.3 Thời gian bảo quản củ<br />
Mỗi lô thí nghiệm thu 10 kg củ thương phẩm (chọn củ tương đối<br />
đồng đều khoảng 50-100 g/củ, không dấu vết sâu bệnh). Trong đó, chọn 20<br />
củ theo d i các chỉ tiêu (tỷ lệ hao hụt khối lượng củ, tỷ lệ củ nẩy mầm, số<br />
mầm/củ); Số củ còn lại, hàng tuần xác định các chỉ tiêu độ cứng của thịt củ,<br />
độ Brix, hàm lượng đường tổng số, tinh bột.<br />
Thời gian theo d i: Ghi nhận ngay sau thu hoạch (STH), 1 tuần/lần<br />
đến 5 tuần STH (quy định hao hụt khối lượng 10% thì ngưng theo d i).<br />
13<br />
<br />
- Tỷ lệ hao hụt khối lượng củ (%) = [(khối lượng củ lúc thu hoạch -<br />
khối lượng củ thời điểm quan sát)/khối lượng củ lúc thu hoạch] x 100.<br />
- Tỷ lệ củ bệnh (%) = (số củ bị bệnh/số củ quan sát) x 100<br />
- Chỉ số bệnh (%) = [tổng (số củ bị bệnh x cấp bệnh tương ứng)/cấp<br />
bệnh cao nhất x tổng số củ quan sát] x 100. Thang đánh giá cấp bệnh theo<br />
Quy chuẩn QCVN 01-38/2010/BNNPTNT (Bảng 3.11).<br />
Bảng 3.11: Thang đánh giá cấp bệnh trên củ<br />
Cấp Triệu chứng<br />
1 < 1% diện tích củ bị hại.<br />
3 Từ 1 đến 5% diện tích củ bị hại.<br />
5 > 5 đến 25% diện tích củ bị hại.<br />
7 > 25 đến 50% diện tích củ bị hại.<br />
9 > 50% diện tích củ bị hại.<br />
<br />
- Tỷ lệ củ nẩy mầm (%) = (số củ nẩy mầm/số củ quan sát) x 100. Củ<br />
được xem là nẩy mầm khi có ít nhất 1 mầm trên củ với chiều dài mầm ≥ 5<br />
mm (Gautam et al., 2013)<br />
- Số mầm/củ = Tổng số mầm của các củ quan sát/tổng số củ.<br />
- Tỷ lệ rò rỉ ion tương đối qua màng tế bào: Theo phương pháp của<br />
Jiang and Chen (1995). Ghi nhận 1 lần ngay sau khi xử lý củ với CaCl2.<br />
Tỷ lệ rò rỉ ion tương đối qua màng tế bào (%) = (EC1/EC2) x 100<br />
Trong đó: EC1: Đo EC trước khi đun mẫu.<br />
EC2: Đo EC sau khi đun mẫu 30 phút.<br />
3.5 Xử lý số liệu<br />
* Số liệu điều tra, khảo sát tính trung bình và độ lệch chuẩn. Dùng<br />
phương pháp kiểm định phi tham số (Nonparametric test) để phân tích số<br />
liệu. Trong kiểm định phi tham số, dùng kiểm định Chi bình phương<br />
một mẫu (One Sample Chi-Square Test) để so sánh mức độ áp dụng từng<br />
yếu tố kỹ thuật canh tác của các hộ dân có giống nhau không.<br />
* Tất cả số liệu thí nghiệm được chuyển đổi theo phương pháp của<br />
Gomez (1984) trước khi phân tích thống kê. Các số liệu được phân tích<br />
phương sai và so sánh trung bình theo phép thử Duncan ở mức ý nghĩa 5%.<br />
* Tính hệ số ảnh hưởng theo phương pháp của Cohen (1969).<br />
Hệ số ảnh hưởng (ES) = (X1 – Xo) / Sdo<br />
Trong đó: X1 : Trung bình của nghiệm thức xử lý<br />
X2 : Trung bình của nghiệm thức đối chứng<br />
Sdo: Độ lệch chuẩn của nghiệm thức đối chứng.<br />
Theo qui ước, hệ số ảnh hưởng: 0,2: thấp; 0,5: trung bình; >0,8: cao.<br />
14<br />
<br />
<br />
CHƢƠNG 4<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
4.1 Hiện trạng canh tác khoai lang tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long<br />
Ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long nông dân trồng chủ yếu là giống<br />
khoai lang Tím Nhật (chiếm tỷ lệ 98,3%), nguồn hom giống được lấy phần<br />
lớn tại địa phương từ ruộng lân cận trồng trước (chiếm tỷ lệ 98,3%). Sâu<br />
bệnh hại chủ yếu trên khoai lang là sùng và bệnh héo dây (chiếm tỷ lệ<br />
95%). Cách phòng trừ sâu bệnh chủ yếu phun ngừa 7 ngày/lần. Trung bình<br />
số lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là 18 lần/vụ. Số lần bón phân trong<br />
một vụ khoai lang phổ biến từ 7-8 lần/vụ. Trung bình liều lượng bón đạm là<br />
100 kg N/ha, lân là 80 kg P2O5/ha, kali là 100 kg K2O/ha. Trung bình chi<br />
phí là 87 triệu đ/ha, đạt năng suất củ 28,3 tấn/ha, lợi nhuận là 158 triệu đ/ha<br />
tùy thuộc lớn vào thị trường tiêu thụ. Trung bình tỷ lệ củ thương phẩm của<br />
nông dân là 70%. Như vậy, nông dân địa phương bón phân chưa đúng cách<br />
và chưa đủ lượng phân cho nhu cầu của cây nên năng suất củ và lợi nhuận<br />
của các hộ dân chênh lệch nhiều.<br />
4.2 Dƣỡng chất Ktđ, Catđ trong đất và Kts, Cats trong củ khoai lang tại<br />
huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long<br />
4.2.1 Dƣỡng chất K trong canh tác khoai lang<br />
4.2.1.4 Mối quan hệ giữa năng suất củ và Ktđ trong đất<br />
Năng suất củ khoai lang và hàm lượng Ktđ trong đất có tương quan<br />
chặt với hệ số tương quan r=0,87** (p=0,001). Trong khảo sát này, hàm<br />
lượng Ktđ trong đất tăng thì năng suất củ tăng trong phạm vi Ktđ trong đất từ<br />
0,140-0,320 meq/100 g đất.<br />
4.2.2 Dƣỡng chất Ca trong canh tác khoai lang<br />
4.2.2.4 Mối quan hệ giữa năng suất củ và Catđ trong đất<br />
Năng suất củ khoai lang và hàm lượng Catđ trong đất có tương quan<br />
chặt với hệ số tương quan r=0,711** (p=0,001). Trong khảo sát này, hàm<br />
lượng Catđ trong đất tăng thì năng suất củ tăng trong phạm vi Catđ trong đất<br />
từ 4,09-6,77 meq/100 g đất.<br />
4.3 Ảnh hƣởng liều lƣợng bón K đến sự sinh trƣởng, năng suất, phẩm<br />
chất và thời gian bảo quản củ khoai lang<br />
4.3.1 Sự sinh trƣởng và năng suất<br />
4.3.1.7 Năng suất củ và năng suất củ thƣơng phẩm<br />
Bảng 4.15 cho thấy năng suất củ tăng khi mức bón K tăng từ 0-250<br />
kg K2O/ha ở lượng N 100 kg/ha, dao động trong khoảng từ 26,5-32,4 tấn/ha.<br />
15<br />
<br />
Ở NT4 và NT5 (bón 200 và 250 kg K2O/ha ở lượng N 100 kg/ha) có năng<br />
suất củ cao hơn khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức NT2 (bón<br />
theo tập quán nông dân 100 kg K2O/ha+100 kg N/ha), nhưng năng suất củ<br />
của hai nghiệm thức này không khác biệt nhau. Kết quả này cũng được tìm<br />
thấy trong một số nghiên cứu trước đây của El-Baky et al. (2010), Lu et al.<br />
(2001), đó là năng suất củ khoai lang tăng khi tăng mức bón K. Ngược lại,<br />
ở NT6 và NT7 bón cùng mức 250 kg K2O/ha với mức N tăng cao 125 và<br />
187 kg N/ha thì năng suất củ giảm xuống, và thấp hơn khác biệt có ý nghĩa<br />
so với NT5 (bón 250 kg K2O/ha+100 kg N/ha).<br />
Bảng 4.15 cho thấy năng suất củ thương phẩm tăng khi có bón K.<br />
Khi tăng mức bón K từ 0-250 kg K2O/ha thì năng suất củ thương phẩm<br />
cũng gia tăng. Năng suất củ thương phẩm của nghiệm thức bón 200 và 250<br />
kg K2O/ha ở lượng N 100 kg/ha cao hơn khác biệt có ý nghĩa thống kê so<br />
với các nghiệm thức còn lại. Kết quả cũng được thấy trong nghiên cứu của<br />
Liu et al. (2013) trên giống khoai lang Bejing 553, đó là năng suất củ tăng<br />
khi tăng lượng bón K đến 240 kg K2O/ha.<br />
Bảng 4.15: Năng suất củ, năng suất củ thương phẩm và tỷ lệ năng suất củ<br />
thương phẩm khoai lang Tím Nhật của thí nghiệm liều lượng bón K tại<br />
huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long<br />
Nghiệm thức Năng suất củ Tỷ lệ năng suất<br />
Năng suất củ<br />
(K2O-N)kg/ha thương phẩm củ thương phẩm<br />
(tấn/ha)<br />
(tấn/ha) (%)<br />
NT1 0-100 26,5d 19,5d 73,6b<br />
NT2 100-100 29,8c 23,4c 78,8b<br />
NT3 150-100 30,5abc 27,0b 88,8a<br />
ab a<br />
NT4 200-100 32,3 30,8 95,4a<br />
NT5 250-100 32,4a 30,9a 95,1a<br />
c b<br />
NT6 250-125 29,5 27,3 92,4a<br />
NT7 250-187 29,2c 26,7b 91,4a<br />
F * * *<br />
CV (%) 4,40 4,41 3,37<br />
NT: Nghiệm thức; Các NT đều bón 80 kg P2O5 ; Không bón CaO. *: Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở<br />
mức ý nghĩa 5%; Trong cùng 1 cột các gía trị trung bình có chữ cái theo sau giống nhau khác biệt<br />
không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% qua kiểm định Duncan. Số liệu tỷ lệ năng suất củ thương<br />
phẩm được chuyển sang căn bậc hai của x trước khi phân tích thống kê.<br />
16<br />
<br />
4.3.2 Phẩm chất củ lúc thu hoạch<br />
4.3.2.4 Hàm lƣợng đƣờng tổng số trong củ: Bảng 4.22 cho thấy hàm<br />
lượng đường tổng số trong củ tăng khi mức bón K tăng từ 0-200 kg K2O/ha<br />
ở mức N 100 kg/ha. Tiếp tục tăng mức bón K ở 250 kg K2O/ha (NT5)<br />
đường tổng số trong củ khác biệt không có ý nghĩa so với bón K ở 200 kg<br />
K2O/ha (NT4). Như vậy, hàm lượng đường tổng số trong củ của các NT có<br />
bón K đều cao hơn khác biệt có ý nghĩa so với ĐC không bón K và tăng<br />
mức bón K từ 200 lên 250 kg K2O/ha không làm tăng đường tổng số trong<br />
củ.<br />
4.3.2.5 Hàm lƣợng tinh bột trong củ: Bảng 4.22 cho thấy hàm lượng tinh<br />
bột trong củ tăng khi mức bón K tăng từ 0-200 kg K2O/ha ở mức bón N<br />
100 kg/ha, nhưng tiếp tục tăng mức bón K ở 250 K2O/ha (NT5) thì hàm<br />
lượng tinh bột khác biệt không có ý nghĩa so với bón K ở 200 kg K2O/ha<br />
(NT4). Tuy nhiên, ở NT6 và NT7 có cùng mức bón 250 kg K2O/ha với tăng<br />
mức bón N ở 125 và 187 kg/ha thì hàm lượng tinh bột giảm và thấp hơn so<br />
với mức bón N 100 kg/ha (NT5). Như vậy trong nghiên cứu này, mức bón<br />
200 kg K2O/ha ở mức bón N 100 kg/ha cho hàm lượng tinh bột cao nhất và<br />
hiệu quả kinh tế.<br />
Bảng 4.22: Hàm lượng đường tổng số, tinh bột trong củ của thí nghiệm liều<br />
lượng bón K tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long<br />
Nghiệm thức Đường tổng số trong củ Tinh bột trong củ<br />
(K2O-N) kg/ha<br />
NT1 0-100 (ĐC) 0,141c 0,562d<br />
c<br />
NT2 100-100 (ND) 0,145 0,581c<br />
NT3 150-100 0,152b 0,601b<br />
a<br />
NT4 200-100 0,171 0,630a<br />
NT5 250-100 0,172a 0,631a<br />
NT6 250-125 0,156b 0,610b<br />
b<br />
NT7 250-187 0,152 0,609b<br />
F * *<br />
CV (%) 1,96 1,21<br />
ĐC: Đối chứng. ND: Nông dân. Các NT đều bón 80 kg P2O5 ; Không bón CaO. *: Khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê ở mức ý nghĩa 5%; Trong cùng 1 cột các gía trị trung bình có chữ cái theo sau giống nhau<br />
khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% qua kiểm định Duncan. Hàm lượng đường tổng<br />
số trong củ và tinh bột trong củ tính trên khối lượng chất khô.<br />
17<br />
<br />
4.3.3 Thời gian bảo quản củ khoai lang sau thu hoạch<br />
4.3.3.1 Hao hụt khối lƣợng củ trong thời gian bảo quản<br />
Bảng 4.26 cho thấy tỷ lệ hao hụt khối lượng củ giảm khi mức bón<br />
K tăng từ 0-250 kg K2O/ha. Tỷ lệ hao hụt khối lượng củ của các NT đều<br />
tăng dần từ 1-5 tuần sau khi thu hoạch (TSTH). Tuy nhiên, các NT có bón<br />
K (từ 100-250 kg K2O/ha) có tỷ lệ hao hụt khối lượng củ thấp hơn khác biệt<br />
có ý nghĩa so với ĐC không bón K.<br />
Bảng 4.26: Tỷ lệ hao hụt khối lượng củ khoai lang Tím Nhật (%) ở các tuần<br />
sau thu hoạch của thí nghiệm liều lượng bón K tại huyện Bình Tân, tỉnh<br />
Vĩnh Long<br />
Nghiệm thức Tuần sau thu hoạch<br />
(K2O-N) kg/ha 1 2 3 4 5<br />
NT1 0-100 (ĐC) 6,48 a<br />
9,19 a<br />
10,22 a<br />
13,32 a<br />
15,38a<br />
NT2 100-100 4,99b 7,87b 9,06b 11,97b 14,37b<br />
b c c c<br />
NT3 150-100 4,69 6,14 8,58 10,02 11,86c<br />
c c d c<br />
NT4 200-100 3,28 5,70 7,53 9,48 9,97d<br />
NT5 250-100 3,12c 5,68c 7,41d 9,30c 9,96d<br />
NT6 250-125 3,45c 5,88c 7,58d 9,43c 10,30d<br />
c c d c<br />
NT7 250-187 3,46 5,91 7,70 9,50 10,39d<br />
F * * * * *<br />
CV (%) 6,24 5,49 2,95 4,587 3,43<br />
ĐC: Đối chứng; NT: Nghiệm thức; Các NT đều bón 80 kg P2O5 ; Không bón CaO. *: Khác biệt có ý<br />
nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%; Trong cùng 1 cột các gía trị trung bình có chữ cái theo sau giống<br />
nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% qua kiểm định Duncan<br />
<br />
4.4 Ảnh hƣởng của liều lƣợng bón Ca đến sự sinh trƣởng, năng suất,<br />
phẩm chất và thời gian bảo quản củ khoai lang<br />
4.4.1 Sự sinh trƣởng và năng suất<br />
4.4.1.7 Năng suất củ và năng suất củ thƣơng phẩm<br />
Bảng 4.44 cho thấy năng suất củ của các NT có bón Ca không khác<br />
biệt có ý nghĩa so với ĐC không bón Ca, biến động từ 30,4-34,8 tấn/ha.<br />
Năng suất củ thương phẩm của các NT có bón Ca không khác biệt có ý<br />
nghĩa thống kê so với ĐC không bón Ca, dao động từ 29,6-33,3 tấn/ha.<br />
Như vậy trong nghiên cứu này, các mức bón Ca không làm tăng năng suất<br />
củ thương phẩm so với ĐC không bón Ca. Kết quả này cũng được tìm thấy<br />
trong nghiên cứu của Ossom and Rhykerd (2007) khi bón Ca cho cây khoai<br />
18<br />
<br />
lang. Bảng 4.45 cho thấy ở mức bón 200 kg CaO/ha năng suất củ thương<br />
phẩm tăng thêm so với ĐC không bón Ca có hệ số ảnh hưởng ở mức cao.<br />
Bảng 4.45: Năng suất củ thương phẩm khoai lang Tím Nhật tăng thêm so<br />
với không bón Ca (ĐC) của thí nghiệm liều lượng bón Ca tại huyện Bình<br />
Tân, tỉnh Vĩnh Long<br />
Năng suất Năng suất củ thương phẩm Hệ số ảnh hưởng (ES)<br />
củ thương tăng thêm so với ĐC<br />
Nghiệm thức<br />
phẩm<br />
(kgCaO/ha)<br />
(tấn/ha) (tấn/ha) (%) ES Đánh giá<br />
0 (ĐC) 30,7 - - - -<br />
100 31,8 1,1 3,6 0,61 TB<br />
200 33,3 2,6 8,5 1,46 Cao<br />
300 31,7 1,0 3,3 0,40 Thấp<br />
400 29,6 -1,1 -3,6 -0,59 TB<br />
ĐC: đối chứng; ĐLC: độ lêch chuẩn. Các nghiệm thức đều bón (100 N+80 P2O5+200 K2O)kg/ha; Theo<br />
thang đánh giá của Cohen (1969): 0,8: Cao<br />
<br />
4.4.2 Phẩm chất củ lúc thu hoạch<br />
4.4.2.4 Hàm lƣợng đƣờng tổng số trong củ: Bảng 4.49 cho thấy khi tăng<br />
liều lượng bón Ca thì hàm lượng đường tổng số trong củ tăng. Hàm lượng<br />
đường tổng số ở các NT bón Ca đều cao hơn khác biệt có ý nghĩa so với<br />
ĐC không bón Ca. Nghiệm thức bón 200 kg CaO/ha có hàm lượng đường<br />
tổng số củ cao hơn khác biệt so với NT bón 100 kg CaO/ha, nhưng không<br />
khác biệt so với các NT bón Ca ở mức cao hơn (300 và 400 kg CaO/ha).<br />
Bảng 4.49: Hàm lượng đường tổng số, tinh bột, anthocyanin trong củ khoai<br />
lang Tím Nhật lúc thu hoạch của thí nghiệm liều lượng bón Ca tại huyện<br />
Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long<br />
Nghiệm thức Đường tổng số trong củ Tinh bột trong củ<br />
(kg CaO/ha)<br />
0 (ĐC) 0,170c 0,629b<br />
100 0,206b 0,632b<br />
200 0,225a 0,643a<br />
300 0,226a 0,646a<br />
400 0,229a 0,649a<br />
F * *<br />
CV (%) 3,31 0,78<br />
ĐC: Đối chứng; Các nghiệm thức đều bón (100 N+80 P2O5+200 K2O)kg/ha; Trong cùng một cột các<br />
số có chữ số theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử<br />
Duncan; *: Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%;<br />
19<br />
<br />
4.4.2.5 Hàm lƣợng tinh bột trong củ: Bảng 4.49 cho thấy hàm lượng tinh<br />
bột trong củ ở mức bón 200 kg CaO/ha cao hơn khác biệt có ý nghĩa thống<br />
kê so với ĐC không bón Ca, và so với NT bón Ca ở mức 100 kg CaO/ha,<br />
nhưng không khác biệt so với NT bón Ca ở mức cao hơn (300 và 400 kg<br />
CaO/ha). Như vậy hàm lượng tinh bột trong củ tăng khi tăng mức bón Ca.<br />
4.4.3 Thời gian bảo quản củ khoai lang sau thu hoạch<br />
4.4.3.1 Hao hụt khối lƣợng củ trong thời gian bảo quản<br />
Bảng 4.52 cho thấy tỷ lệ hao hụt khối lượng củ giảm khi mức bón Ca<br />
tăng. Khi mức bón Ca tăng đến 200 kg CaO/ha tỷ lệ hao hụt khối lượng củ<br />
b t đầu thấp hơn khác biệt có ý nghĩa so với ĐC không bón Ca. Đến 5<br />
TSTH, tỷ lệ hao hụt khối lượng củ của nghiệm thức ĐC không bón Ca là<br />
9,98% (s p xỉ 10%), trong khi đó các NT có bón Ca tỷ lệ hao hụt khối<br />
lượng củ đều thấp hơn 10%.<br />
Bảng 4.52: Tỷ lệ hao hụt khối lượng củ khoai lang Tím Nhật (%) ở các tuần<br />
sau thu hoạch của thí nghiệm liều lượng bón Ca tại huyện Bình Tân, tỉnh<br />
Vĩnh Long<br />
Tuần sau thu hoạch<br />
Nghiệm thức<br />
(kg CaO/ha) 1 2 3 4 5<br />
0 (ĐC) 3,28 a<br />
5,73 a<br />
7,55 a<br />
9,48 a<br />
9,98a<br />
100 3,22a 5,71a 7,16b 9,42a 9,65b<br />
200 2,87b 5,38b 6,68c 8,74b 9,26c<br />
b b c b<br />
300 2,84 5,37 6,68 8,73 9,26c<br />
400 2,82b 5,36b 6,68c 8,72b 9,27c<br />
F * * * * *<br />
CV (%) 1,49 1,82 2,13 2,19 1,67<br />
ĐC: Đối chứng; Các nghiệm thức đều bón (100 N+80 P2O5+200 K2O)kg/ha; Trong cùng một cột các<br />
số có chữ số theo sau giống nhau khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử<br />
Duncan; *: Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%<br />
<br />
4.5 Ảnh hƣởng của số lần phun CaCl2 đến sự sinh trƣởng, năng suất,<br />
phẩm chất và thời gian bảo quản củ khoai lang<br />
4.5.3.1 Hao hụt khối lƣợng củ trong thời gian bảo quản<br />
Bảng 4.78 cho thấy tỷ lệ hao hụt khối lượng củ có chiều hướng giảm<br />
khi có phun CaCl2 thể hiện ở 4-5 TSTH. Nghiệm thức không phun CaCl2<br />
(ĐC1) có tỷ lệ hao hụt khối lượng cao nhất trong TGBQ so với các NT có<br />
phun CaCl2. Thời điểm 5 TSTH, nghiệm thức ĐC1 có tỷ lệ hao hụt khối<br />
lượng 9,96% (s p xỉ 10%), trong khi đó NT phun CaCl2 3-4 lần/vụ có tỷ lệ<br />
hao hụt khối lượng củ thấp hơn khác biệt có ý nghĩa so với ĐC1, và tương<br />
20<br />
<br />
đương với NT bón 200 kg CaO/ha (ĐC2). Như vậy, phun CaCl2 từ 3-4<br />
lần/vụ làm giảm hao hụt khối lượng củ trong TGBQ. Kết quả này cũng<br />
được tìm thấy trong nghiên cứu của nhiều tác giả, đó là khi phun CaCl2 với<br />
nồng độ khác nhau làm hao hụt khối lượng nông sản giảm thấp nhất trong<br />
TGBQ (Elham et al., 2007). Điều này có thể do tăng cung cấp Ca, dẫn đến<br />
tăng hàm lượng Ca trong tế bào có thể hạn chế hô hấp của củ, dẫn đến giảm<br />
hao hụt khối lượng (Wilson et al., 1999).<br />
Bảng 4.78: Tỷ lệ hao hụt khối lượng củ khoai lang Tím Nhật (%) ở các tuần<br />
sau thu hoạch của của thí nghiệm số lần phun CaCl2 tại huyện Bình Tân,<br />
tỉnh Vĩnh Long<br />
Nghiệm thức Tuần sau thu hoạch<br />
(số lần phun<br />
CaCl2) 1 2 3 4 5<br />
Không phun<br />
3,23 5,56 7,48 9,43a 9,96 a<br />
(ĐC1)<br />
Phun 1 lần 3,18 5,50 7,15 9,35ab 9,92 a<br />
<br />
<br />
Phun 2 lần 3,00 5,39 7,07 9,24abc 9,65 ab<br />
Phun 3 lần 2,89 5,41 6,74 8,63cd 9,36 b<br />
<br />
<br />
Phun 4 lần 2,76 5,37 6,70 8,48d 9,26 b<br />
Bón 200 kg<br />
2,80 5,33 6,67 8,53bcd 9,21 b<br />
CaO/ha (ĐC2)<br />
F ns ns ns * *<br />
CV (%) 16,93 4,83 5,19 3,84 3,00<br />
ĐC: Đối chứng; Các nghiệm thức đều bón (100 N+80 P2O5 +200 K2O)kg/ha; *: Khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê ở mức ý nghĩa 5%; ns: Khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Trong cùng 1 cột các<br />
gía trị trung bình có chữ cái theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa<br />
5% qua kiểm định Duncan.<br />
<br />
4.6 Ảnh hƣởng của nồng độ và thời gian ngâm CaCl2 đến thời gian bảo<br />
quản củ khoai lang<br />
4.6.1 Tỷ lệ hao hụt khối lƣợng củ trong thời gian bảo quản<br />
Bảng