Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu chọn tạo giống dâu mới thích hợp cho Lâm Đồng
lượt xem 2
download
Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm đánh giá hiện trạng sản xuất dâu tằm ở Lâm Đồng. Lựa chọn vật liệu khởi đầu cho công tác tạo giống dâu trồng bằng hom. Lai tạo được giống dâu mới, nhân giống vô tính, cho năng suất lá đạt trên 25 tấn lá/ha/năm, chất lượng lá tốt, thích hợp với điều kiện sinh thái ở Lâm Đồng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu chọn tạo giống dâu mới thích hợp cho Lâm Đồng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LÊ QUANG TÚ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG DÂU MỚI THÍCH HỢP CHO LÂM ĐỒNG Chuyên ngành: Di truyền và chọn tạo giống cây trồng Mã số : 9.62.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2018
- Công trình được hoàn thành tại: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Hà Văn Phúc 2. TS. Phạm Xuân Liêm Phản biện 1:............................................................................................ Phản biện 2:............................................................................................ Phản biện 3:............................................................................................ Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi ....giờ ... phút, ngày ... tháng.... năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư Viện Quốc gia Việt Nam - Thư Viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam HÀ NỘI - 2018
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tỉnh Lâm Đồng là khu vực lý tưởng cho nghề dâu tằm tơ do những ưu thế về tiềm năng khí hậu, đất đai, lao động… Hiện nay diện tích dâu của Lâm Đồng khoảng hơn 5.000 ha chiếm gần 50% diện tích dâu cả nước, nhưng cơ cấu giống dâu còn ít, vẫn còn đến 55 - 65% diện tích là giống dâu địa phương năng suất thấp chỉ đạt khoảng 15 tấn/ha, do vậy hiệu quả kinh tế thu được chưa cao, chưa tương ứng với tiềm năng. Đặc biệt thời gian qua việc chọn tạo giống dâu chỉ tập trung cho các tỉnh miền Bắc, miền Trung, còn vùng Tây Nguyên trong đó Lâm Đồng ít được chú trọng. Bên cạnh đó hàng loạt các giải pháp kỹ thuật khác cũng cần được quan tâm giải quyết như: mật độ trồng, chế độ bón phân, tưới nước... cho giống dâu mới. Chỉ khi nào giải quyết tốt các vấn đề trên mới có thể nâng cao hiệu qủa kinh tế, từ đó tăng thu nhập cho người trồng dâu nuôi tằm và thúc đẩy sản xuất dâu tằm tơ phát triển. Chính vì vậy việc nghiên cứu chọn tạo giống dâu mới cho Lâm Đồng thực sự mang tính cấp thiết để giúp sản xuất có nhiều giống dâu tốt và mang lại hiệu quả cho nghề trồng dâu nuôi tằm. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu chọn tạo giống dâu mới thích hợp cho Lâm Đồng”. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Chọn tạo được giống dâu mới có năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng với vùng sinh thái và điều kiện canh tác ở Lâm Đồng. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá hiện trạng sản xuất dâu tằm ở Lâm Đồng. - Lựa chọn vật liệu khởi đầu cho công tác tạo giống dâu trồng bằng hom. - Lai tạo được giống dâu mới, nhân giống vô tính, cho năng suất lá đạt trên 25 tấn lá/ha/năm, chất lượng lá tốt, thích hợp với điều kiện sinh thái ở Lâm Đồng. - Xác định được một số biện pháp kỹ thuật canh tác chủ yếu để nâng cao năng suất và chất lượng lá dâu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Các giống dâu trong tập đoàn giống trồng tại Lâm Đồng. - Các tổ hơ ̣p dâu lai đươ ̣c hiǹ h thành do lai hữu tính giữa giố ng dâu của điạ phương với giống dâu nhập nội. - Một số giống tằm để kiểm định phẩm chất lá. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Tập trung nghiên cứu ở một số tổ hợp dâu lai có triển vọng. - Phạm vi nghiên cứu và triển khai chỉ tập trung ở Lâm Đồng. 4. Tính mới của đề tài Kết quả nghiên cứu đã chọn tạo được 2 giống dâu lai mới: - Giống dâu TBL-03: Giống được tạo ra từ giống dâu Lâm Đồng (♀), và giống dâu nhập nội TQ-4 (♂) có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nhân giống vô tính. Giống dâu
- 2 TBL-03 có tán thấp gọn, thân màu xanh sáng, cành nhiều, phân cành muộn, lóng dài trung bình, ngọn non mềm thường rủ xuống và có màu xanh lơ. Giống dâu TBL-03 có sức sinh trưởng mạnh, tổng chiều dài thân cành lớn. Lá to, khối lượng trung bình lá lớn, tốc độ ra lá cao. Năng suất có thể đạt trên 25tấn/ha/năm. Chất lượng lá tương đương với đối chứng. Giống dâu TBL-03 được công nhận cho sản xuất thử theo Quyết định số: 623/QĐ-TT-CCN ngày 27/12/ 2012. - Giống dâu TBL-05: Giống được lai tạo từ giống dâu VA-1386 (♀) với giống dâu TQ-4 (♂). Nhân giống vô tính. Giống dâu TBL-05 có số cành cấp 1 nhiều và tổng chiều dài cành đạt khá cao. Lá nguyên, dày, kích thước lá lớn. Các yếu tố cấu thành năng suất đạt cao. Giống dâu TBL-05 có năng suất trên 30 tấn/ha/năm. Khả năng chống chịu một số sâu bệnh hại chính ở mức khá. Chất lượng lá tương đương với đối chứng. Giống dâu TBL-05 được công nhận cho sản xuất thử theo Quyết định số: 623/QĐ-TT-CCN ngày 27/12/2012. 5. Những đóng góp của luận án 5.1. Ý nghiã khoa học Thông qua kết quả chọn tạo được giống dâu TBL-03 và TBL-05 khẳng định vị trí to lớn của việc sử dụng giống dâu nhập nội của Trung Quốc làm vật liệu khởi đầu trong khâu lai tạo với giống dâu địa phương. 5.2. Ý nghiã thực tiễn - Bổ xung hai giống dâu mới TBL-03, TBL-05 có năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành sản xuất dâu tằm tơ tại Lâm Đồng. - Xác định được mật độ trồng dâu và liều lượng bón phân vô cơ thích hợp cho giống dâu mới tại Lâm Đồng. 6. Bố cục của luận án: Nội dung chính của luận án gồm 125 trang đánh máy, có 52 bảng, 12 hình và ảnh, được trình bày trong 5 phần: Mở đầu (3 trang); Chương 1: Tổng quan tài liệu và cơ sở khoa học (33 trang); Chương 2: Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu (13 trang); Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận (75 trang); Kết luận và đề nghị (1 trang). Tài liệu tham khảo gồm 111 tài liệu, trong đó có 50 tài liệu tiếng Việt, 45 tài liệu tiếng Anh và 16 tiếng Trung. Có 02 công trình liên quan đến luận án đã được công bố trên các tạp chí trong nước. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI 1.1.1. Chọn lọc từ các giống dâu địa phương Các giống dâu địa phương thường có tính thích ứng cao với điều kiện khí hậu đất đai khác nhau và có tính chống chịu tốt với một số sâu bệnh. Giống được chọn lọc có thể sử dụng thẳng vào trong sản xuất hoặc làm nguyên liệu cho công tác lai tạo. Đây là phương pháp đơn giản, ít tốn kém, thời gian cho kết quả nhanh. Tuy nhiên các
- 3 giống dâu địa phương còn tồn tại một số nhược điểm như: lá nhỏ, mỏng, hoa quả nhiều, năng suất lá thấp. Cho nên các giống dâu này chưa đáp ứng cho nhu cầu thâm canh trong sản xuất. 1.1.2. Tạo giống bằng phương pháp nhập nội giống Một số nước như nhật Bản, Ấn Độ thông qua công tác nhập nội giống và đã chọn ra được những giống dâu tốt được sử dụng thẳng vào trong sản xuất. Phương pháp này tuy có nhanh, nhưng không chủ động được nguồn. Trong thực tế sản xuất những năm đầu năng suất đạt rất cao, tuy nhiên sau này phát sinh một số sâu bệnh hại. 1.1.3. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến Khoa học đã chỉ ra rất nhiều tác nhân gây nên đột biến trên cây dâu như bằng các chất hóa học hoặc các tác nhân vật lý. Trong tạo giống đột biến trên cây dâu, tạo giống đa bội thể là phương pháp được áp dụng nhiều nhất bởi vì các giống đa bội có năng suất chất lượng lá vượt trội hơn so với các giống lưỡng bội và chúng còn là vật liệu tốt cho việc tạo giống tam bội thể. Cùng với tạo giống đột biến bằng các chất hóa học, phương pháp tạo giống đột biến bằng các tác nhân vật lý cũng được áp dụng và đã tạo ra nhiều giống tốt cho sản xuất. Tuy nhiên dùng phương pháp gây đột biến bằng các tia phóng xạ còn bị hạn chế về khả năng định hướng của nó. Vì thế tỷ lệ đột biến có lợi còn thấp nên các nhà khoa học đã kết hợp gây đột biến với lai hữu tính. 1.1.4. Tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính Để vượt giới hạn năng suất lá của các giống dâu địa phương cần phải áp dụng phương pháp lai hữu tính để phối hợp với các giống dâu có năng suất cao. Lai hữu tính là quá trình tái tổ hợp gen để tích lũy những gen tốt của cả giống bố và giống mẹ. Những cá thể tốt như vậy thông qua phương pháp nhân giống vô tính để duy trì bảo tồn các tính trạng tốt. Do vậy lai hữu tính là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay đối với cây dâu ở các nước trên thế giới. Phương pháp lai hữu tính đã đem lại hiệu quả rất rõ là đã tạo ra những giống có năng suất lá cao, chất lượng lá tốt, có tính kháng cao với một số loại sâu bệnh. Bởi con lai F1 có những ưu điểm hơn hẳn với bố mẹ. Nhiều thí nghiệm của các nhà khoa học cho thấy khi lai giữa hai giống dâu có đặc điểm di truyền khác nhau đã sản sinh ra thế hệ lai F1 đồng nhất có ưu thế lai cao vượt được giống bố mẹ. 1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CHỌN TẠO GIỐNG DÂU TẠI VIỆT NAM 1.2.1. Chọn lọc giống dâu tốt từ các giống dâu địa phương Công tác chọn lọc giống được các nhà tạo giống chú trọng phát triển. Trước tiên là thu thập, so sánh bình tuyển các giống dâu địa phương nhằm chọn ra giống tốt để sử dụng ngay cho sản xuất. Với rất nhiều giống dâu được thu thập trong cả nước, các nhà khoa học đã chọn lọc ra một số giống dâu có năng suất, chất lượng cao. Tuy nhiên còn tồn tại là lá nhỏ, năng suất không cao, tốn công thu hoạch...
- 4 1.2.2. Nhập nội giống dâu Trong thời gian qua công tác nhập nội giống dâu cũng được phát triển mạnh mẽ. Bằng nhiều hình thức hợp tác Quốc tế chúng ta đã thu thập được nhiều giống dâu có triển vọng từ các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Uzbekistan... Từ đó các nhà khoa học trong nước đã tiến hành khảo nghiệm chọn lọc ra những giống dâu tốt phù hợp với từng địa phương. Các giống dâu này tuy có năng suất cao hơn giống dâu địa phương nhưng khả năng ra rễ kém, dễ bị nhiễm bệnh, không thích hợp với điều kiện khí hậu đất đai. Lá mỏng, thô, chất lượng lá không cao, năng suất lá ở vụ thu thấp, dễ nhiễm một số bệnh nấm như bệnh bạc thau, gỉ sắt, rệp vảy ốc... 1.2.3. Tạo giống dâu bằng phương pháp gây đột biến Trong lĩnh vực chọn tạo giống dâu hiện đại người ta thường sử dụng một số nhân tố gây đột biến như tia Gama, tia tím và chất hóa học để làm phát sinh những biến dị có tính di truyền ở mầm và hạt dâu, từ trong các biến dị đó chọn ra được các biến dị có lợi. Sau khi kiểm tra nhiễm sắc thể trong tế bào của lá xác định cây dâu này là tứ bội thể có 56 nhiễm sắc thể. Từ giống dâu đột biến tứ bội thể đó, tiến hành lai hữu tính với một số giống dâu địa phương để chọn tạo ra các giống tam bội thể. Ưu điểm là thời gian tạo giống nhanh, ít tốn kém. Tuy nhiên phương pháp này còn bị hạn chế về khả năng định hướng của nó. Vì thế nên tỷ lệ các đột biến có lợi còn thấp. 1.2.4. Tạo giống dâu bằng phương pháp lai hữu tính Lai hữu tính là quá trình tái tổ hợp gen. Thông qua sự tái tổ hợp gen để tích lũy những gen tốt của giống bố mẹ làm xuất hiện những loại gen tốt hơn giống bố mẹ. Những cá thể tốt thông qua nhân giống vô tính để duy trì bảo tồn các tính trạng tốt. Do đó lai hữu tính được coi như một biện pháp hữu hiệu để gây tạo các biến dị. Sau khi lai giữa hai giống bố mẹ có đặc tính di truyền khác nhau sẽ tạo ra thế hệ lai F1. Khi các đặc tính sinh trưởng, tính đề kháng với sâu bệnh và điều kiện bất lợi, năng suất, phẩm chất lá của các giống lai vượt giống bố mẹ thì gọi là ưu thế lai. Trong các phương pháp lai tạo trên thế giới và Ở Việt Nam thì phương pháp lai hữu tính có nhiều ưu điểm nổi trội nhất. Sử dụng phương pháp này giúp phối hợp một số đặc tinh tốt của bố mẹ để tạo ra thế hệ lai ưu tú mang đặc tính tốt của cả bố mẹ. Trong thời gian qua ở Việt Nam đã chọn tạo ra được các giống dâu tam bội thể trồng hom như: giống số 7, số 11, số 12, số 28 và giống dâu lưỡng bội như: VA-201. Tuy nhiên kể từ năm 1993 ở Việt Nam đã chuyển hướng sang chọn tạo giống dâu lai F1 trồng bằng hạt. Kết quả đã đã chọn tạo ra được các giống lai F1 có năng suất lá cao là VH9, VH13, VH15, VH17 và GQ2. Tuy nhiên các giống mới nêu trên hầu hết thích ứng cho các tỉnh miền Bắc, miền Trung, ở vùng Tây Nguyên, trong đó tỉnh Lâm Đồng còn quá ít giống mới, năng suất và chất lượng chưa tương ứng với điều kiện đất đai, khí hậu. Vì thế công tác nghiên cứu chọn tạo và đưa ra sản xuất giống dâu mới cho Lâm Đồng thực sự mang tính cấp thiết để giúp sản xuất có nhiều giống tốt và mang lại hiệu quả cho nghề trồng dâu nuôi tằm.
- 5 CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1.1. Giống dâu - 14 giống dâu được tuyển chọn trong nước và nhập nội đang trồng trong vườn tập đoàn giống tại Lâm Đồng. - 08 tổ hợp lai mới có triển vọng: TBL-01, TBL-02, TBL-03, TBL-05, TBL-10, TBL-12, TBL-14 và TBL-15 được chọn tạo trong giai đoạn 2006-2010 và được trồng tại Lâm Đồng. - Giống dâu đối chứng: Giống dâu VA-201 đã được công nhận chính thức theo Quyết định số 467/QĐ-TT-CCN ngày 26/11/2009 của Cục Trồng trọt - Bộ NN & PTNT. 2.1.2. Giống tằm Nuôi tằm để kiểm định chất lượng lá dâu: - Giống tằm lưỡng hệ lai TQ112 đã được Bộ NN&PTNT công nhận giống chính thức theo Quyết định số 5218/QĐ/BNN-KHCN ngày 16/11/2000. - Giống tằm lưỡng hệ lai TN1278 đã được công nhận giống chính thức theo Quyết định số 319/QĐ-CN-GSN ngày 27/11/2009 của Cục Chăn nuôi- Bộ NN&PTNT. 2.1.3. Vật tư các loại phục vụ thí nghiệm kỹ thuật canh tác Phân bón: phân Urê 46% N; Supelân 16% P2O5; Kaly clorua 60% K2O. 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Điều tra thực trạng sản xuất dâu tằm tơ tại Lâm Đồng - Đánh giá vật liệu khởi đầu trong tập đoàn giống dâu tại Lâm Đồng - Lai tạo, đánh giá và tuyển chọn các tổ hợp lai mới - Khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất các giống dâu mới tại Lâm Đồng - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống dâu mới tại Lâm Đồng 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1. Phương pháp điều tra thực trạng sản xuất dâu tằm tơ tại Lâm Đồng - Thu thập đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình sản xuất dâu tằm: sử dụng phương pháp thu thập các số liệu thứ cấp. - Điều tra đánh giá hiện trạng sử dụng giống dâu và biện pháp kỹ thuật canh tác cây dâu tại Lâm Đồng: sử dụng phương pháp điều tra nông thôn có sự tham gia của người dân. 2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng 2.3.2.1. Đánh giá vật liệu khởi đầu trong tập đoàn giống dâu ở Lâm Đồng Chọn lọc vật liệu khởi đầu dựa trên dữ liệu đánh giá các giống dâu trong tập đoàn, chọn ra được những giống dâu có các đặc tính nông sinh học phù hợp mục đích chọn tạo. Mỗi giống trồng thành 01 hàng, không nhắc lại. Mỗi giống trồng 15 cây.
- 6 2.3.2.2. Lai tạo, đánh giá và tuyển chọn các tổ hợp lai mới Dùng phương pháp lai hữu tính bằng phương pháp lai đơn tức là tiến hành lai giữa hai giống dâu có tính di truyền khác nhau, sau đó tiến hành bồi dục chọn lọc cây lai. Tức là chăm sóc cây lai trong điều kiện tốt và việc chăm sóc bồi dục cây lai cần phải dựa vào mục tiêu chọn tạo giống. Do các giống dâu bố mẹ thường là không thuần chủng nên tính trạng của cây lai rất đa dạng. Các tính trạng này biểu hiện ở các thời kỳ khác nhau. Vì vậy cần chọn lọc nhiều lần mới có thể tìm ra được những cá thể tốt. - Phương pháp tiến hành chọn lọc: + Giai đoạn vườn ươm: Giai đoạn này do tính trạng của cây lai chưa biểu hiện đầy đủ, vì thế chỉ loại bỏ những cây quá xấu, còn thì giữ lại để chuyển trồng sang vườn chọn lọc lần 1. + Chọn lọc lần 1: Tất cả các cặp lai đều được trồng thành từng luống. Theo dõi năng suất từng cây. Qua giai đoạn này sẽ chọn ra được một số cá thể tốt nhất, nhân giống vô tính riêng rẽ cho từng cây. + Chọn lọc lần 2: Các cá thể tốt đã chọn ở lần 1 chuyển trồng thành thí nghiệm so sánh giống có giống đối chứng. Giai đoạn này điều tra đầy đủ các chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất, sản lượng, chất lượng lá, tính đề kháng... - Kỹ thuật lai: Khi hoa bắt đầu nhú mầm, tiến hành bao hoa cái. Khi hoa cái bắt đầu nở, vòi nhụy có màu trắng thì sau 3 - 4 ngày bắt đầu thụ phấn. Thụ phấn: Bỏ bao cách ly trên cành dâu, dùng bút lông chấm nhẹ vào lọ đựng phấn rồi búng nhẹ vào vòi nhụy. Quản lý vườn lai: Khi thụ phấn xong, bao túi trở lại, sau 2 -3 ngày kiểm tra lại thấy đầu vòi nhụy chuyển sang vàng nâu và héo thì bỏ túi, nếu vòi nhụy vẫn tươi và màu trắng thì thụ phấn bổ sung rồi bao lại. Thu hoạch quả: Khi quả chín sinh lý có màu tím đậm thì thu quả, tách lấy hạt, hong khô và bảo quản lạnh ở nhiệt độ 3 - 50C. - Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên đủ (RCBD), với 3 lần nhắc lại. Quy mô: 30m2 x 3 lần nhắc lại với mật độ:13.333 cây/ha (hàng x hàng 1,5 m; cây x cây 0,5m). 2.3.2.3. Khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất các giống dâu mới tại Lâm Đồng a. Khảo nghiệm cơ bản một số giống dâu mới - Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đủ (RCBD), với 3 lần nhắc lại, ô thí nghiệm 25 m2. Theo dõi các chỉ tiêu ngẫu nhiên phân bố đều theo phương pháp đường chéo 5 điểm (tương ứng với theo dõi 5 cây/lần nhắc). - Đánh giá chất lượng lá: Mỗi giống dâu là một công thức nuôi tằm thí nghiệm, mỗi công thức 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc nuôi 300 con tằm từ tuổi 4. Trong quá trình nuôi ghi chép đầy đủ số tằm bị loại liên quan đến sức sống như tằm kẹ, tằm bị bủng, trong đầu… không tính những con bị nhặng đốt.
- 7 b. Khảo nghiệm sản xuất các giống dâu ở Lâm Đồng Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đủ (RCBD) tại 3 hộ nông dân (3 lần lặp lại/xã), ở 3 vùng sinh thái khác nhau. Mỗi giống trồng 1000 m2, mỗi hộ trồng đủ 3 giống (công thức), tổng diện tích: 3 vùng x 0,9 ha/vùng = 2,7 ha. Các chỉ tiêu theo dõi được tiến hành ngẫu nhiên phân bố đều theo phương pháp đường chéo 5 điểm trên 5 cây đánh dấu. Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh bằng quan sát đánh giá ngoài ruộng tại thời điểm bị hại. 2.3.2.4. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống dâu mới tại Lâm Đồng a. Xác định mật độ trồng thích hợp Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đủ (RCBD), thí nghiệm gồm 4 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại 25m 2 với nền thí nghiệm: 15 tấn phân chuồng/ha/năm. Phân vô cơ bón theo liều lượng 240N : 120P2O5 : 120 K2O (522kg Urê+706kg Lân+200kg Kaly)/ha/năm. - CT1: Mật độ 30.000cây/ha (hàng x hàng: 1,0m, cây x cây: 0,33m). - CT2: Mật độ 50.000cây/ha (hàng x hàng: 1,0m, cây x cây: 0,20m). - CT3: Mật độ 60.000cây/ha (hàng x hàng: 1,0m, cây x cây: 0,17m). - CT4 (đ/c): Mật độ 40.000cây/ha (hàng x hàng: 1,0m, cây x cây: 0,25m). b. Xác định liều lượng phân vô cơ thích hợp Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đủ (RCBD), thí nghiệm gồm 4 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc lại 25m2 với nền thí nghiệm: 15 tấn phân chuồng/ha/năm. Phân vô cơ kg/ha/năm. - CT1: 300N : 150 P2O5: 150K2O (652kg Urê+882kg Lân+250kg Kaly). - CT2: 360N : 180 P2O5: 180K2O (783kg Urê+1059kg Lân+300kg Kaly). - CT3: 420N : 240 P2O5: 240K2O (913kg Urê+1412kg Lân+400kg Kaly). - CT4 (đ/c): 240N : 120P2O5 : 120 K2O (522kg Urê+706kg Lân+200kg Kaly). 2.3.3. Phương pháp thí nghiệm trong phòng 2.3.3.1. Phương pháp phân tích sinh hóa - Lấy mẫu lá: Thời gian lấy mẫu trước 10 giờ sáng. Hái các lá dâu đã thành thục phù hợp với tằm tuổi 5. Mẫu lá được lấy ở các cây dâu thí nghiệm và phân bố đều ở 2 phía tán cây. Không lấy mẫu các lá bị sâu bệnh. Số lượng lá của mỗi mẫu lá 500 gam. - Xử lý mẫu: Lá dâu sau khi hái về lau khô, cắt bỏ cuống, cho vào tủ sấy. Mẫu cần phân tích hàm lượng nước và chất khô thì phải cân mẫu trước khi sấy. Nhiệt độ sấy mẫu giết men ở 100ºC trong 30 phút sau hạ xuống 60 - 70°C cho đến khi mẫu đã khô hoàn toàn (khối lượng mẫu lá không đổi qua 3 lần cân). Mẫu sau khi sấy khô phải được bảo quản trong túi nilon 2 lớp kín, có ghi tên mẫu, giống, nơi và ngày lấy mẫu. 2.3.3.2. Phương pháp đánh giá chất lượng lá thông qua nuôi tằm - Thời vụ nuôi: mùa mưa và mùa khô - Bố trí thí nghiệm nuôi tằm làm 3 đợt ở thời điểm khác nhau trong năm, mỗi công thức 3 lần nhắc lại, nuôi 300 con tằm từ tuổi 4/lần nhắc. Lá dâu cho tằ m ăn từng
- 8 bữa đươ ̣c cân tro ̣ng lươ ̣ng đề u như nhau, thời gian hái lá là như nhau. Trong quá trình nuôi tằ m đề u ghi chép tấ t cả số lươ ̣ng dâu cho ăn từng bữa, từng ngày, số tằ m bi bê ̣ ̣nh. Sau khi tằ m chín được 5 ngày thì tiế n hành thu kén theo từng công thức, từng lầ n nhắ c la ̣i. Kỹ thuật nuôi theo tiêu chuẩn quốc gia 10TCN2003/QĐ-BNN. 2.3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi - Đối với các thí nghiệm đồng ruộng: Các chỉ tiêu theo dõi và công thức tính toán được áp dụng theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống dâu (QCVN01-147:2013/BNNPTNT) và phương pháp chuyên ngành của Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương. - Đối với thí nghiệm trong phòng: Các chỉ tiêu theo về con tằm thực hiện theo 104TCN/2003/QĐ-BNN, ngày 07/10/2003; QCKTQG số 01-74:2011/BNNPTNT và theo quy định của Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương. - Phân tích sinh hóa lá dâu theo TCVN4328-2007. 2.3.6. Địa điểm thời gian nghiên cứu - Nội dung điều tra thực trạng sản xuất dâu tằm tơ tại Lâm Đồng: được thực hiện từ 2009-2013 tại một số huyện trồng dâu nuôi tằm trọng điểm: Lâm Hà, Di linh, Đức Trọng, Bảo Lộc, Đạ Tẻh. - Đánh giá vật liệu khởi đầu trong tập đoàn giống dâu ở Lâm Đồng: Vườn tập đoàn giống dâu tại Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng (Bảo Lộc, Lâm Đồng), từ 2005-2013. - Lai tạo, đánh giá và tuyển chọn các tổ hợp lai mới: Lai tạo, đánh giá và tuyển chọn tại Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng (Bảo Lộc, Lâm Đồng), từ 2005-2013. - Khảo nghiệm cơ bản một số giống dâu mới: Vườn khảo nghiệm cơ bản tại Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm NLN Lâm Đồng, từ 2006-2013. - Khảo nghiệm sản xuất các giống dâu ở Lâm Đồng: Vườn khảo nghiệm sản xuất trồng tại một số huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng, từ 2011-2015. - Xác định mật độ trồng thích hợp và xác định liều lượng phân vô cơ thích hợp: Các thí nghiệm được thực hiện tại huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng, từ năm 2011-2015. - Phân tích thành phần sinh hóa trong lá dâu tại Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, năm 2012, 2013. - Kiểm định chất lượng lá thông qua nuôi tằm được thực hiện chủ yếu tại Bảo Lộc và một số huyện như: Lâm Hà, Đạ Tẻh, theo giai đoạn 2006-2007, 2011-2012 và 2013. 2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thí nghiệm được xử lý theo chương trình thống kê sinh học IRRISTAT 4.0 và EXCEL.
- 9 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG SẢN XUẤT DÂU TẰM TƠ TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG 3.1.1. Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tác động đến sản xuất dâu tằm tơ của tỉnh Lâm Đồng - Vị trí địa lý và khí hậu, thời tiết: có độ cao trung bình từ 800 - 1000m so với mực nước biển. Khí hậu thời tiết về tổng thể ôn hòa, mát mẻ quanh năm, thích hợp cho sản xuất dâu tằm. - Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 18 - 250C, nhiệt độ tối cao là 32,10C, tối thấp: 5,10C. - Độ ẩm không khí: Độ ẩm tương đối trung bình cả năm tại Lâm Đồng dao động từ 85 - 87%. - Chế độ mưa: Lâm Ðồng một năm có 2 mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô). Mùa mưa thường bắt đầu từ cuối tháng 4 kéo dài cho tới tháng cuối tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình năm từ 1.750 - 3.150 mm/năm. - Số giờ chiếu sáng: Số giờ nắng trong các tháng mùa mưa (tháng 6, 7, 8, 9, 10) thấp hơn trong các tháng mùa khô (tháng 12, 1, 2, 3, 4, 5). Số giờ nắng trung bình cả năm khoảng 1.890 - 2.500 giờ. - Nguồn nước: Nằm trong khu vực Tây Nguyên địa hình núi cao và bị chia cắt mạnh nên nguồn nước khá phong phú. - Điều kiện đất đai: Có thể chia thành 3 nhóm chính như sau: Đất feralit nâu đỏ, trên đá bazan, đất mùn trên núi có tầng dày lớn. Quỹ đất có thể trồng dâu còn nhiều, khoảng gần 0,4 triệu ha. 3.1.2. Tình hình sản xuất dâu tằm tơ, hiện trạng sử dụng giống dâu và biện pháp kỹ thuật canh tác cây dâu tại tỉnh Lâm Đồng 3.1.2.1. Tình hình sản xuất dâu tằm tơ a. Về tình hình chung - Đến năm 2005 diện tích dâu trên địa bàn là 6.165 ha thì năm 2010 giảm xuống chỉ còn 2.966 ha. Tuy nhiên tới năm 2013 diện tích dâu hàng năm tăng dần hiện có 3.818,2 ha sẽ giữ mức ổn định và đạt khoảng 8.279 ha vào năm 2015 (Báo cáo tham luận của Sở NN & PTNT Lâm Đồng năm 2014). - Giống dâu: Cơ cấu các giống dâu cũ vẫn chiếm diện tích chủ yếu là giống bầu đen, bầu trắng, chiếm khoảng 50-60%. Năng suất lá đạt từ 12-13 tấn/ha/năm. - Tình hình cung ứng trứng giống tằm: tổng nhu cầu trứng giống tằm hàng năm cần khoảng 250.000 - 300.000 hộp/năm, trong khi đó việc sản xuất và cung ứng trứng giống tằm trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 25%. Số còn lại phải nhập theo con đường tiểu ngạch từ Trung Quốc. - Diện tích trồng dâu phân tán, manh mún, nhiều diện tích dâu trồng trên đất dốc, đồi núi lại không được chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật dẫn đến đất đai
- 10 mau bạc màu, thoái hóa. Các điều kiện cơ sở vật chất trồng dâu nuôi tằm: Nhà nuôi tằm, nong, né của hộ nuôi tằm chưa được đầu tư, chưa đảm bảo kỹ thuật do đa số các hộ trồng dâu, nuôi tằm kinh tế còn khó khăn. b. Về thuận lợi - Có tiềm năng thuận lợi về đất đai, khí hậu, lao động và quỹ đất. - Thị trường tiêu thụ rất lớn cả trong và ngoài nước. - Đã huy động được thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển dâu tằm. - UBND tỉnh Lâm Đồng đã có Quyết định số: 3518/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2007 về việc phê duyệt dự án qui hoạch phát triển vùng nguyên liệu dâu tằm đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. c. Về khó khăn - Diện tích dâu hiện nay phân tán manh múm, phát triển không có qui hoạch, thiếu khoa học… Mùa khô hầu như không tưới nước cho cây dâu (đây là mùa thuận lợi nhất cho việc nuôi tằm trong năm). - Liên kết giữa nông dân trồng dâu nuôi tằm với thu mua sản phẩm, chế biến thiếu tính bền vững. Các cơ sở sản xuất chủ yếu quan tâm đến sản phẩm kén, ít chú trọng đến đầu tư thâm canh sản xuất dâu và kỹ thuật nuôi tằm. - Cơ cấu giống dâu và kỹ thuật thâm canh còn hạn chế, chủ yếu vẫn là giống bầu đen, bầu trắng có năng suất thấp. Năng suất bình quân 12 tấn lá/ha/năm. - Chưa có bộ giống dâu, giống tằm đặc biệt là giống tằm lưỡng hệ năng suất chất lượng cao nuôi được quanh năm trong điều kiện khí hậu của Lâm Đồng. Tóm lại: Lâm Đồng là tỉnh có khí hậu quanh năm mát mẻ, rất thích hợp cho cây dâu và con tằm sinh trưởng phát triển. Đặc biệt là nuôi tằm lưỡng hệ chất lượng cao quanh năm. Riêng về giống dâu ở Lâm Đồng, hiện nay chủ yếu vẫn là giống dâu địa phương, kích thước lá nhỏ, lá mỏng, ít cành, đốt dài, khối lượng lá thấp và năng suất chỉ đạt khoảng 15 tấn/ha/năm. Do vậy định hướng chọn tạo giố ng dâu cho Lâm Đồng phải là giống sinh trưởng mạnh, có nhiề u cành, lá to, dày. Năng suất đạt trên 25 tấn/ha/năm. Khả năng chống chịu một số bệnh trong mùa mưa. Chất lượng tương đương với giống dâu địa phương. 3.2. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ VẬT LIỆU KHỞI ĐẦU TRONG TẬP ĐOÀN GIỐNG DÂU TẠI LÂM ĐỒNG Kết quả theo dõi đặc trưng hình thái cơ bản, đặc điểm nông sinh học và kinh tế của 14 giống dâu: S5, C30, Sha-2, VA-1386, LĐ, TL02, Paraguar, ACC152, ĐB05, ĐB06, TQ-4, BĐ, BT, BL05 làm vật liệu khởi đầu cho thấy: hầu hết các giống có dạng cây hình bụi, lá nguyên, nảy mầm sớm, kích thước lá lớn, chiều cao cây đạt cao và đã xác định được: - Giống dâu LĐ có tổng chiều dài cành thân cành của cao nhất (30,54 m). Các giống còn lại dao động trong khoảng 24,41 - 28,78 cm. Kích thước lá đều đạt trên 240cm2. Số lá/m cành đạt khoảng 23,35 và 24,27 lá/m cành, trọng lượng lá của các giống dao động từ 2,07- 3,02 g.
- 11 - Nhóm giống dâu nhập nội đều có năng suất lá dâu cả năm bằng hoặc cao hơn giống VA-201. Trong đó có giống vượt cao hơn giống VA-201 là giống TQ-4 (136,68%), LĐ (112,36%). VA-1386 (125,36%), BT (109,46%)... - Các giống dâu làm mẹ là: S5, C30, Sha-2, VA-1386, LĐ, TL02, Paraguar, ACC152. Các giống dâu làm bố là: ĐB05, ĐB06, TQ-4, BĐ, BT, BL05. Dựa vào kết quả thí nghiệm thu được về một số chỉ tiêu cấu thành năng suất, năng suất lá chúng tôi đã lựa chọn ra được một số giống dâu có ưu thế để sử dụng làm nguyên liệu lai tạo giống bao gồm các giống như: LĐ, VA-1386, Paraguar, Sha-2, TQ- 4, BĐ, BT, ĐB06. Tóm lại: qua theo dõi đánh giá 14 vật liệu khởi đầu đã được chọn lọc cho thấy chúng đều có tính trạng tốt nổi bật, ít nhược điểm. Như vậy có thể cho thấy rằng các vật liệu khởi đầu trên đều có thể được sử dụng cho mục tiêu tạo giống dâu cho năng suất chất lượng lá cao và có khả năng kháng sâu bệnh. 3.3. KẾT QUẢ LAI TẠO, ĐÁNH GIÁ VÀ TUYỂN CHỌN CÁC TỔ HỢP LAI MỚI 3.3.1. Kết quả tạo tổ hợp lai mới Để đạt được mục tiêu của đề tài qua nguồn vật liệu khởi đầu đã được đánh giá ở trên, cùng với một số giống dâu được đánh giá ở tập đoàn, chúng tôi đã tiến hành lai tạo được 16 tổ hợp lai mới được đặt tên từ TBL-01 đến TBL-16. Cụ thể như sau: TBL-01= Paraguar x BT TBL-09= Sha-2 x ĐB06 TBL-02= Sha-2 x BT TBL-10= Sha-2 x BĐ TBL-03= LĐ x TQ-4 TBL-11= Paraguar x ĐB06 TBL-04= TL02 x BĐ TBL-12= VA-1386 x ĐB06 TBL-05= VA-1386 x TQ-4 TBL-13= LĐ x BT TBL-06= LĐ x ĐB05 TBL-14= TBL-14 x ĐB06 TBL-07= Paraguar x BĐ TBL-15= VA-1386 x BT TBL-08= VA-1386 x BĐ TBL-16= TL02 x BT Trong đó: 05 giống dâu làm mẹ: LĐ, VA-1386, Paraguar, Sha-2 và TL-02; 05 giống dâu làm bố: TQ-4, BĐ, BT, ĐB05 và ĐB06. Sau khi lai hữu tính, thông qua phương pháp chọn lọc theo mục tiêu đề ra từ đó chọn ra được những cá thể tốt để tiến hành bồi dục và cho ra những giống dâu theo ý muốn. 3.3.2. Kết quả chọn lọc tổ hợp lai Khi mới lai tạo ra cây dâu chưa ổn định về các đặc tính di truyền, vì thế cần bồi dục các đặc tính có định hướng theo mục tiêu của đề tài là cho năng suất, chất lượng lá cao. Với 16 tổ hợp lai được trồng bồi dục ngoài đồng ruộng, qua nhiều lần chọn lọc đã xác định được 8 tổ hợp lai TBL-01, TBL-02, TBL-03, TBL-05, TBL-10, TBL-12, TBL-14, TBL-15 có những cá thể triển vọng nhất về một số chỉ tiêu kinh tế. Được thể hiện ở sức sinh trưởng của cây khỏe, hoa quả ít. Khả năng phân cành mạnh, cành nhiều, thẳng đứng. Lá nguyên, kích thước lá lớn, dầy, khối lượng lá cao đều trên 3g/lá, riêng tổ hợp TBL-01, TBL-10 có khối lượng lá nhỏ hơn (2,8-2,9g/lá).
- 12 Qua theo dõi cho thấy có 8 dòng triển vọng về khả năng cho năng suất lá cao, được thể hiện ở một số tính trạng cấu thành năng suất đều ở mức cao như chiều rộng lá từ 14,6 - 15,2 cm và chiều dài lá từ 18,7 - 20,5 cm, khối lượng lá lớn từ 2,6 - 3,4 g/lá, tổng chiều dài thân cành đều ở mức lớn (từ 12,5 - 21,5m), tốc độ ra lá cao (0,29 - 0,41 lá/ngày). Năng suất cá thể ở mức cao từ 1.208,8 - 1.322,0g/cây, cao nhất là tổ hợp lai TBL-03 (1.322,0 g/cây) và kế đến tổ hợp lai TBL-05 (1.314,7 g/cây). Bảng 3.10. Một số yếu tố cấu thành năng suất của những tổ hợp lai triển vọng Kích thước CD thân Khối T TĐ ra lá lá (cm) Năng suất Đánh giá Tổ hợp lai cành lượng lá T (lá/ngày) Rộn cá thể (g) chung (m) Dài (g) g 1 TBL-01 0,37 19,6 19,8 14,9 2,9 1.213,0 Tốt 2 TBL-02 0,36 12,5 19,5 14,8 3,1 1.203,8 Khá 3 TBL-03 0,41 21,5 20,5 15,0 3,3 1.322,0 Khá 4 TBL-04 0,38 18,9 18,7 15,2 3,1 1,035,0 Khá 5 TBL-05 0,40 22,2 21,8 16,8 3,4 1.314,7 Khá 6 TBL-06 0,36 19,0 20,6 16,8 3,2 1.123,5 Tốt 7 TBL-07 0,32 18,8 19,5 15,2 2,9 1.025,3 Khá 8 TBL-08 0,30 15,6 18,9 14,9 3,0 1.142,3 Tốt 9 TBL-09 0,29 14,2 16,7 14,2 2,8 1.042,5 Khá 10 TBL-10 0,29 12,2 18,7 14,6 2,6 1.208,8 Tốt 11 TBL-11 0,31 15,6 17,6 14,1 2,9 1.142,5 Khá 12 TBL-12 0,40 16,0 19,2 14,6 3,1 1.244,3 Khá 13 TBL-13 0,35 16,1 18,5 15,6 2,7 1.025,5 Khá 14 TBL-14 0,41 20,9 20,3 15,2 3,2 1.262,6 Khá 16 TBL-15 0,38 19,9 20,0 15,0 3,0 1.285,4 Khá 17 VA-201(đ/c) 0,37 20,5 18,5 13,6 3,1 1.122,0 Khá Năm 2006 và 2007 tại Bảo Lộc, Lâm Đồng Tóm lại, thông qua lai hữu tính đã tạo ra 16 tổ hợp dâu lai mới, qua bồi dục đã chọn được 8 tổ hợp lai có triển vọng. 3.3.3. Kết quả so sánh một số tổ hợp lai có triển vọng Thí nghiệm gồm 8 tổ hợp dâu lai là: TBL-01, TBL-02, TBL-03, TBL-05, TBL-10, TBL-12, TBL-14 và TBL-15. Giống dâu đối chứng là giống VA-201. 3.3.3.1. Các yếu tố cấu thành năng suất lá và năng suất lá a. Tổng chiều dài thân cành, số lá/500g và trọng lượng lá của các tổ hợp lai - Tổng chiều dài thân cành có ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lá dâu. Giống có sự phân cành lớn, số cành hữu hiệu cao, sinh trưởng phát triển cành khỏe, số lá/m cành lớn... thường là giống có năng suất cao. Tổng chiều dài cành đặc trưng cho từng giống và sinh trưởng chiều dài cành phụ thuộc vào điều kiện sinh thái, kỹ thuật trồng trọt... Tổng chiều dài cành có tương quan với khả năng phân cành, chế độ
- 13 chăm sóc, mật độ... Tổng chiều dài cành của các tổ hợp lai đạt từ 23,25 - 29,20 m. Tổ hợp lai TBL-14 đạt cao nhất, kế đến TBL-02, TBL-01... thấp nhất là TBL-12. - Số lá/500g của các tổ hợp lai trong năm đều cao hơn so với giống dâu đối chứng VA-201. - Độ dày lá của các tổ hợp lai trong năm cũng cao giống đối chứng. Đạt cao nhất là tổ hợp lai TBL-05 (2,82 g/100cm2), vượt so với đối chứng VA-201 (2,25g) là 25,3%, tiếp đến là TBL-03, cao hơn tương ứng là 23,6%. Sở dĩ các tổ hợp lai mới có độ dày lá cao là do lá dày, kích thước lá lớn hơn giống đối chứng. b. Kích thước của các tổ hợp lai Trong 8 tổ hợp lai này thì tổ hợp lai TBL-03, TBL-05 có kích thước lá bình quân lớn nhất. Chiều dài lá lớn hơn chiều dài của cả hai giống đối chứng là 6,01- 6,43%, còn chiều rộng thì lớn hơn 17,9-18,71% (so với giống VA-201). Tiếp đến là các tổ hợp lai TBL-10, TBL-12, TBL-14 và TBL-15. c. Số lượng lá/mét cành và khối lượng lá/mét cành Chỉ tiêu này phản ánh về độ to, độ dày của lá và độ dài của đốt trên cành. Giống dâu có lá to, lá dày và đốt ngắn thì trọng lượng lá trên mét cành càng lớn. Số liệu cho thấy ở hai mùa thì trọng lượng lá trên mét cành của các tổ hợp lai đều lớn hơn so với đối chứng VA-201. Bình quân ở hai mùa trong năm tuy tổ hợp lai TBL-03 có số lá ít hơn so với giống đối chứng nhưng khối lượng lá trên mét cành đạt khá cao (90,9 gam) vì thế nên trọng lượng bình quân một lá nặng nhất (3,98 gam) vượt cao hơn giống đối chứng VA-201 là 72,2%. Tiếp đến là tổ hợp TBL-05 và TBL-14 cũng đều cao hơn tương ứng là 64,3% và 37,8%. d. Năng suất lá Bảng 3.16. Năng suất lá tươi qua các năm (kg/100m2) Bình quân Năm Năm Năm TT Tổ hợp lai So với đ/c 2005 2006 2007 NS (kg) (%) 1 TBL-01 192,3 199,24 201,2 197,58 98,44 2 TBL-02 185,8 211,2 205,5 200,83 100,06 3 TBL-03 225,5 256,9 268,6 250,33 124,73 4 TBL-05 223,3 254,8 265,9 248,00 123,56 5 TBL-10 193,4 220,1 222,5 212,00 105,63 6 TBL-12 189,6 229,2 230,8 216,53 107,89 7 TBL-14 201,2 230,78 235,5 222,49 110,86 8 TBL-15 199,8 223,5 238,4 220,57 109,90 9 VA-201(đ/c) 195,2 201,51 205,4 200,70 100,00 CV% 5,7 6,9 5,1 3,1 LSD0,05 8,32 7,46 8,20 7,25 Năm 2005, 2006 và 2007 tại Bảo Lộc, Lâm Đồng Bình quân năng suất lá dâu trong 3 năm (2005-2007) thì ngoài tổ hợp dâu lai TBL-01 có năng suất lá thấp hơn giống dâu đối chứng VA-201, còn lại 7 tổ hợp lai
- 14 mới đều cho năng suất lá cao hơn giống dâu VA-201 từ 5,63-24,73%. 3.3.3.2. Kiểm tra chất lượng lá dâu thông qua nuôi tằm Ảnh hưởng chất lượng lá dâu đến sức sống tằm và năng suất kén: - Sức sống tằm có liên quan tới lượng tằm bị chết do bệnh, tằm không có khả năng kết kén hoặc nhộng chết. Sức sống tằm phần nào chịu ảnh hưởng của chất lượng lá dâu, giống dâu khác nhau thì có chất lượng khác nhau dẫn đến sức sống tằm có khác nhau. Sức sống tằm khi được nuôi bằng các tổ hợp lai dâu mới so với nuôi bằng giống dâu VA-201 (đ/c) có thấp hơn, dao động từ 88,90 - 96,89%. Đây là mức sức sống tằm đạt khá cao. Bảng 3.17. Ảnh hưởng chất lượng lá dâu đến tằm và năng suất kén Năng suất kén Sức sống Tỷ lệ kết Tỷ lệ kén Năng suất % so với TT Tổ hợp lai tằm tuổi kén (%) tốt (%) kén/300 tằm đối chứng lớn (%) tuổi 4 (g) 1 TBL-01 96,20 89,88 89,85 369,10 103,73 2 TBL-02 94,89 92,89 91,05 367,00 103,14 3 TBL-03 96,89 97,15 91,20 410,29 115,31 4 TBL-05 95,00 98,12 90,15 404,42 113,66 5 TBL-10 89,90 89,90 88,90 372,91 104,80 6 TBL-12 93,98 92,20 91,50 364,45 102,43 7 TBL-14 94,56 92,78 92,20 390,03 109,61 8 TBL-15 88,90 94,68 89,80 388,93 109,31 9 VA-201(đ/c) 95,80 88,33 90,00 355,82 100,00 CV% 7,5 4,5 4,2 LSD0,05 5,4 6,7 7,4 Giống tằm thí nghiệm: Giống tằm lưỡng hệ tứ nguyên TQ112 Năm 2006 và 2007 tại Bảo Lộc, Lâm Đồng - Tỷ lệ kết kén là số kén thu được trên số lượng tằm nuôi, tỷ lệ kết kén càng cao, tức là tằm khỏe, ăn lá dâu có chất lượng tốt. Tỷ lệ kết kén của các tổ hợp lai dâu mới đều cao hơn (từ 89,88 - 98,12%) so với nuôi tằm bằng giống dâu đối chứng VA- 201 (88,33%). - Tỷ lệ kén tốt là số kén tốt thu được trên số lượng tằm nuôi. Tỷ lệ kén tốt của các tổ hợp lai dâu mới đều tương đương với giống dâu VA-201. - Năng suất kén bình quân trong 6 lứa thí nghiệm thì ở tổ hợp dâu lai TBL-05 và TBL-03 cho năng suất kén đạt cao nhất, vượt đối chứng giống VA-201 từ 13,66- 15,31%. Nguyên nhân chủ yếu là do tỷ lệ tằm kết kén ở hai tổ hợp lai đạt cao 98,12- 97,15%. Tổ hợp lai TBL-01 do chất lượng lá dâu xấu nên tỷ lệ tằm kết kén thấp
- 15 89,88%, từ đó năng suất kén cao hơn so với giống VA-201 3,73%. Tóm lại trong 8 tổ hợp dâu lai mới chọn tạo thì có TBL-3, TBL-05, TBL-14, TBL-15 là bốn tổ hợp dâu lai có những ưu điểm: Năng suất lá cao hơn đối chứng VA-201 từ 9,9-24,73%. Chất lượng lá qua nuôi tằm cho năng suất kén tăng 9,31- 15,31%. Khả năng đề kháng bệnh tốt hơn, tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh thấp hơn đối chứng VA-201. Bốn tổ hợp trên được khảo nghiệm tiếp theo. 3.4. KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM CƠ BẢN VÀ KHẢO NGHIỆM SẢN XUẤT MỘT SỐ GIỐNG DÂU MỚI TẠI LÂM ĐỒNG 3.4.1. Kết quả khảo nghiệm cơ bản một số giống mới 3.4.1.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lá dâu của các giống mới a. Các yếu tố cấu thành năng suất: Bảng 3.24. Một số yếu tố cấu thành năng suất lá các giống thí nghiệm Tổng chiều Kích thước lá Khối Số lá/ m Tên giống dài thân (cm) lượng cành (lá) cành (m) Dài Rộng 100 lá (g) TBL-03 25,8 21,5 18,2 277,6 22,2 TBL-05 23,2 22,2 18,5 281,5 23,4 TBL-14 20,7 21,6 17,6 268,9 26,5 TBL-15 18,4 21,3 16,8 294,0 26,5 VA-201 (đ/c) 27,5 18,7 13,9 205,1 25,2 CV% 13,1 1,6 11,0 LSD0,05 4,41 6,07 3,8 Năm 2008 và 2009 tại Bảo Lộc, Lâm Đồng Kết quả ở bảng 3.24 cho thấy tổng chiều dài thân cành của giống đối chứng VA-201 (27,5 m) cao nhất. Các giống thí nghiệm đều thấp hơn đối chứng, dao động từ 18,4 - 25,8 m. Đối với chỉ tiêu về lá như kích thước và khối lượng lá của các giống thí nghiệm đều lớn hơn giống đối chứng VA-201, từ 268,9 - 294,0 g/100 lá. Khối lượng lá của TBL-15 lớn nhất là 294 g/100 lá, tiếp đến TBL-05 là 281,5 g/100 lá, TBL-03 (277,6 g /100 lá), trong khi giống đối chứng là 201,1 g/100 lá. Ngược lại số lá/m cành của các giống TBL-03 và TBL-05 là 22,2 và 23,4 lá/m cành, thấp hơn đối chứng VA-201 (25,2 lá/m cành), giống TBL-14và TBL-15 có 26,5 lá/m cành. b. Năng suất lá: Bảng 3.25. Năng suất lá của các giống dâu mới Năng suất Năng suất lý Năng suất Năng suất % so Tên giống cá thể thuyết thực thu quy ra ha với đ/c (g/cây) (tấn/ha) /100m2 (kg) (tấn) TBL-03 1589,6 31,79 254,70 25,47 126,65 TBL-05 1520,5 30,41 249,92 24,99 124,28 TBL-14 1483,4 29,67 206,60 20,66 102,73 TBL-15 1446,2 28,92 201,44 20,14 100,17 VA-201(đ/c) 1427,5 28,55 201,10 20,11 100,00 CV% 0,7 11,9 LSD0,05 14,49 3,39
- 16 Năm 2008 và 2009 tại Bảo Lộc, Lâm Đồng Kết quả bảng 3.25 cho thấy các giống thí nghiệm có năng suất cá thể đạt từ 1446,2 - 1589,6 (g/cây), cao hơn đối chứng VA-201 (1427,5 g/cây). Năng suất giống dâu TBL-03 đạt 25,47 tấn/ha cao hơn đối chứng VA-201 (20,11 tấn/ha) là 26,65%, tương tự giống TBL-05 (24,99 tấn/ha, 24,28%). 3.4.1.5. Đánh giá chất lượng lá của các giống dâu mới a. Phân tích thành phần hóa sinh chủ yếu trong lá dâu: Bảng 3.27. Kết quả phân tích thành phần sinh hóa lá của các giống Tên Hàm lượng N tổng số Prôtein Lipit Gluxit Chất giống nước (%) (%) thô (%) (%) (%) xơ (%) VA-201 77,15 4,85 24,28 3,71 7,64 8,80 TBL-03 75,20 4,64 23,34 4,77 9,82 8,07 TBL-05 76,40 4,60 22,43 4,04 8,90 8,75 Nguồn: Năm 2012 tại Viện KHKT Nông nghiệp Miền Nam Theo số liệu bảng 3.27 cho thấy trong 3 giống thí nghiệm thì 2 giống TBL-3 và TBL-05 cả hàm lượng N tổng số và protein thô không thua nhiều so với giống đối chứng VA-201, còn hàm lượng gluxit, lipit đều cao hơn đối chứng. b. Chất lượng lá dâu thông qua nuôi tằm: Ảnh hưởng của giống dâu đến sức sống tằm và năng suất kén: Bảng 3.29. Sức sống tằm nhộng và năng suất kén khi nuôi tằm bằng lá của các giống dâu khác nhau Năm 2011 Năm 2012 Sức sống Năng suất Sức sống Năng suất TT Giống dâu tằm nhộng kén/300 tằm tằm nhộng kén/300 tằm (%) (g) (%) (g) 1 TBL-03 85,25 390 96,86 496 2 TBL-05 90,00 412 95,50 513 3 TBL-14 80,50 380 94,52 500 4 TBL-15 78,85 385 95,60 502 5 VA-201 (đ/c) 76,21 379 97,68 505 CV% 7,8 4,5 8,2 7,5 LSD0,05 4,7 6,4 3,8 6,2 Qua số liệu ở bảng 3.29 cho thấy các chỉ tiêu sinh học như sức sống tằm nhộng, năng suất kén của các giống thí nghiệm tương đương giống đối chứng VA-201 (giống TBL-15 thấp hơn đối chứng). Chất lượng kén của 4 giống thí nghiệm so với đối
- 17 chứng VA-201 xấp xỉ nhau. Dựa trên số liệu về các chỉ tiêu sức sống tằm nhộng và năng suất, chất lượng kén cho thấy các giống thí nghiệm có chất lượng lá tương đương đối chứng. Ảnh hưởng của giống dâu đến chất lượng tơ: Cũng như các chỉ tiêu về chất lượng kén, tất cả các chỉ tiêu về chất lượng tơ như chiều dài tơ đơn, tỷ lệ lên tơ, tỷ lệ tơ nõn, độ mảnh tơ đơn và hệ số tiêu hao kén tươi/kg tơ đều không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa các giống dâu thí nghiệm. Sau 2 năm nuôi với 4 lứa tằm, đến năm 2012 kết quả thu được về các chỉ tiêu này đều ổn định và được nâng cao hơn đáng kể so với kết quả lứa nuôi năm 2011, điều này được thể hiện rõ ở chiều dài tơ đơn và tỷ lệ lên tơ của giống tằm. Ảnh hưởng của giống dâu đến chất lượng kén: Kết quả bảng 3.30 cho thấy: khối lượng kén, khối lượng vỏ kén và tỷ lệ cùi kén đều không có sự sai khác có ý nghĩa giữa các giống dâu. Điều này cho thấy lá của các giống dâu thí nghiệm đều có chất lượng khá tốt. Bảng 3.30. Chất lượng kén khi nuôi tằm giống bằng lá của các giống dâu Năm 2011 Năm 2012 Khối Khối Tỷ lệ Khối Khối Tỷ lệ TT Giống dâu lượng lượng vỏ vỏ kén lượng lượng vỏ vỏ kén kén (g) kén (g) (%) kén (g) kén (g) (%) 1 TBL-03 1,502 0,316 21,04 1,543 0,331 21,45 2 TBL-05 1,547 0,325 21,01 1,580 0,339 21,46 3 TBL-14 1,498 0,300 20,03 1,508 0,312 20,69 4 TBL-15 1,501 0,305 20,32 1,518 0,304 20,03 5 VA-201 (đ/c) 1,520 0,312 20,53 1,575 0,325 20,63 CV% 1,7 4,3 3,1 0,9 1,6 2,0 LSD0,05 0,57 0,311 1,47 0,32 0,12 0,94 Giống tằm lưỡng hệ tứ nguyên TN1278 Nguồn: Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng 3.4.1.6. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống mới Kết quả theo cho thấy mức độ sâu bệnh hại như trên không làm ảnh hưởng lớn tới năng suất và chất lượng lá các giống thí nghiệm. Tóm lại: Tổng hợp các chỉ tiêu theo dõi về khả năng nảy mầm, chiều cao cây, tốc độ sinh trưởng, tốc độ ra lá, kích thước lá, độ dài đốt, chất lượng lá qua việc nuôi tằm, sâu bệnh hại.... của 4 giống dâu mới chọn tạo thì cho thấy hai giống TBL-03, TBL-05 có những ưu điểm cao hơn hẳn đối chứng và được tiếp tục đưa vào khảo nghiệm sản xuất. 3.4.2. Khảo nghiệm sản xuất các giống dâu mới chọn tạo tại Lâm Đồng 3.4.2.3. Một số chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất lá a. Một số chỉ tiêu cấu thành năng suất
- 18 Kết quả ở bảng 3.36 cho thấy tổng chiều dài thân cành trung bình của giống TBL-03 là 32,7 m và TBL-05 (31,9 m) thấp hơn giống đối chứng VA-201 (34,2 m) và có sai khác so với đối chứng. Đối với chỉ tiêu về lá như kích thước và khối lượng lá của giống TBL-03 (2,81 g/lá) và TBL-05 (2,89 g/lá) đều lớn hơn nhiều so với giống đối chứng VA-201 (2,13 g/lá). Các chỉ tiêu theo dõi tại vùng Lâm Hà và Đạ Tẻh như tổng chiều dài cành, khối lượng lá của cả 3 giống thí nghiệm đều lớn hơn vùng Bảo Lộc. Đối với giống TBL-03 và TBL-05 có các yếu tố cấu thành năng suất ở mức cao. Các chỉ tiêu khác như kích thước lá, số lá/m cành ít thay đổi giữa các vùng sinh thái. Bảng 3.36. Một số yếu tố cấu thành năng suất của các giống mới 2011-2012 ∑ CD Kích thước lá Số lá/ m Địa Khối lượng Giống thân cành (cm) cành điểm 100 lá (g) (m/cây) Dài Rộng (lá) TBL-03 34,4a 22,0 18,5 284,6b 22,4 TBL-05 33,7a 21,5 18,2 293,7a 22,2 Lâm Hà VA-201 (đ/c) 35,7a 18,7 14,0 168,6c 24,8 CV % 8,2 1,1 LSD 0,05 6,41 6,18 TBL-03 30,6a 23,8 19,0 277,6b 23,6 TBL-05 30,3a 22,2 18,5 283,5a 23,4 Bảo Lộc VA-201 (đ/c) 32,4a 18,7 13,9 149,3c 24,9 CV % 14,4 0,5 LSD 0,05 10,10 2,87 TBL-03 33,0a 23,7 19,0 281,5ab 25,2 TBL-05 31,9a 22,7 18,9 289,9a 25,0 Đạ Tẻh VA-201 (đ/c) 34,6a 18,8 14,0 172,1b 24,0 CV% 6,81 13,14 LSD 0,05 9,1 2,3 b. Năng suất lá Bảng 3.37. Năng suất lá của các giống mới năm 2011-2012 Năng suất Năng suất Năng suất So với đối Địa điểm Tên giống cá thể lý thuyết quy ra ha chứng (g/cây) (tấn/ha) (tấn) (%) TBL-03 1002,2 40,09 25,32 126,23 Lâm Hà TBL-05 948,9 37,96 25,00 124,64 VA-201 (đ/c) 847,5 33,90 20,06 100,00 TBL-03 926,5 37,06 25,20 126,17 Bảo Lộc TBL-05 883,9 35,36 24,49 122,61 VA-201 (đ/c) 830,5 33,22 19,98 100,00 TBL-03 1018,6 40,74 25,89 126,31 Đạ Tẻh TBL-05 979,3 39,17 25,02 122,04
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 179 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 175 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 198 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 135 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 170 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn