Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai có năng suất, chất lượng phù hợp với sản xuất ở Sơn La
lượt xem 6
download
Luận án "Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai có năng suất, chất lượng phù hợp với sản xuất ở Sơn La" được hoàn thành với mục tiêu nhằm xác định được mối tương quan giữa khả năng chịu hạn, chống chịu sâu bệnh (đốm lá, mốc hồng) và một số đặc điểm nông học với tính ổn định, phù hợp về năng suất, chất lượng của các giống ngô trong điều kiện nhờ nước trời tại Sơn La.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai có năng suất, chất lượng phù hợp với sản xuất ở Sơn La
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ---------- ĐỖ VIỆT TIỆP NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG NGÔ LAI CÓ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG PHÙ HỢP VỚI SẢN XUẤT Ở SƠN LA Chuyên ngành: Di truyền và Chọn giống Cây trồng Mã số: 9620111 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI, 2023
- Công trình được hoàn thành tại: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Vương Huy Minh 2. TS. Nguyễn Quang Tin Phản biện 1: ................................................ Phản biện 2: ................................................ Phản biện 3:................................................ Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại: ..........................., vào hồi ...... giờ ...... ngày .... tháng .... năm 202.... Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam. 2. Thư viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Sơn La khá thuận lợi cho hoạt động sản xuất ngô với đất đai canh tác có độ màu mỡ cao, diện tích lớn, đây vùng sản xuất ngô hàng hóa trọng điểm của cả nước. Nhưng địa hình Sơn La có độ dốc cao nên rất khó khăn trong việc áp dụng các biện pháp cơ giới và kỹ thuật canh tác mới, đất bị rửa trôi, suy thoái dinh dưỡng ngày càng nhanh qua nhiều năm canh tác ngô. Vụ Hè Thu (gieo tháng 4-5, thu hoạch tháng 8-9) là vụ gieo trồng chính nhưng ngô thường bị ảnh hưởng lớn bởi hạn đầu vụ gieo trồng, mưa lớn gây đổ gãy ngô, lượng mưa nhiều tạo điều kiện cho các loại sâu, bệnh hại phát triển, nhất là các bệnh về thân, lá, bắp (đốm lá, mốc hồng...). Chính các nguyên nhân đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng ngô được sản xuất tại đây. Các giống ngô lai Việt Nam cùng với các giống từ nhiều tập đoàn đa quốc gia như Monsanto, Syngenta, Bioseed,.. góp phần quan trọng vào thành công của sản xuất ngô Việt Nam. Tuy nhiên, hầu hết các giống ngô trên đều phục vụ cho vùng thâm canh hoặc có điều kiện sản xuất thuận lợi, rất ít giống phù hợp cho vùng đất dốc, khó khăn. Bên cạnh đó, nhiều giống đã được sử dụng từ rất lâu, hiện không còn thích hợp và chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Do đó năng suất ngô tại Sơn La vẫn thấp hơn nhiều so với năng suất trung bình cả nước. Để góp phần giải quyết thực trạng nêu trên đề tài khoa học:“Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai có năng suất, chất lượng phù hợp với sản xuất ở Sơn La” được thực hiện. 2. Mục đích, yêu cầu của đề tài - Lựa chọn được nguồn vật liệu phù hợp có đặc điểm nông sinh học tốt, năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu với các điều kiện bất thuận (hạn, bệnh đốm lá, bệnh mốc hồng) và có khả năng kết hợp cao phù hợp
- 2 với chương trình chọn giống ngô lai tại Sơn La. - Xác định được 1 - 2 tổ hợp ngô lai triển vọng cho vùng Sơn La. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa khoa học của đề tài: + Xây dựng được một một số các hướng nghiên cứu chọn tạo giống ngô có năng suất cao, chất lượng tốt: chịu hạn (đặc biệt chịu hạn giai đoạn cây con), kháng sâu, bệnh tốt (đốm lá, mốc hồng) cho vùng nhờ nước trời, đặc biệt vùng Tây Bắc Việt Nam. + Xác định được mối tương quan giữa khả năng chịu hạn, chống chịu sâu bệnh (đốm lá, mốc hồng) và một số đặc điểm nông học với tính ổn định, phù hợp về năng suất, chất lượng của các giống ngô trong điều kiện nhờ nước trời tại Sơn La. + Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu chọn tạo giống ngô cho vùng nhờ nước trời tại Việt Nam. + Cung cấp thông tin, dẫn liệu khoa học về thực trạng thuận lợi, khó khăn và giải pháp góp phần tăng năng suất, sản lượng ngô tại Sơn La. - Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: + Đề tài đã chọn được 3 dòng H665, H411, H245 sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống đổ, chịu hạn tốt, ít nhiễm sâu bệnh (Bệnh mốc hồng, đốm lá) và có khả năng kết hợp cao phục vụ chương trình tạo giống ngô lai cho vùng nhờ nước trời. + Đề tài đã chọn tạo được 01 giống ngô lai mới năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với điều kiện sản xuất tại Sơn La là VN116. Giống đã được công nhận lưu hành cho các tỉnh phía Bắc theo quyết định số: 331/QĐ-TT-CLT, ngày 02/11/2022 của Cục trưởng Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu
- 3 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là 50 dòng ngô thuần được chọn tạo ra bằng phương pháp truyền thống (tự phối kết hợp fullsib) từ các vật liệu tự tạo của Viện Nghiên cứu Ngô; 30 tổ hợp lai đỉnh của 15 dòng với 2 cây thử (H1, H2) và 36 tổ hợp lai luân phiên của 9 dòng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Các nghiên cứu được thực hiện đánh giá các đặc tính sinh trưởng phát triển, khả năng kết hợp của các dòng, khả năng sinh trưởng, phát triển và tính ổn định năng suất của một số tổ hợp lai từ các dòng trên trong điều kiện tưới đủ (Hà Nội) và điều kiện nhờ nước trời (tại Sơn La) từ năm 2015 – 2019. 5. Những đóng góp mới của luận án - Thông qua đánh giá khả năng chịu hạn, chịu bệnh mốc hồng, các đặc tính chống chịu khác và khả năng kết hợp của các dòng ngô thuần. Luận án đã cung cấp cơ sở lý luận để lựa chọn các dòng ngô bố mẹ trong chọn tạo giống ngô phục vụ sản xuất tại Sơn La: Các vật liệu (dòng, giống) phải có tính chịu hạn tốt, đặc biệt ở giai đoạn cây con, ít nhiễm sâu bệnh (bệnh đốm lá, bệnh mốc hồng,..), thân cây cứng, cây cao vừa phải, bộ lá nhỏ, thưa thoáng, lá bi bao kín bắp, lõi cứng, bắp ít hàng hạt, hạt dạng bán đá hoặc bán răng ngựa, năng suất khá và ổn định trong nhiều thời vụ cũng như nhiều vùng. - Xác định được 9 dòng có năng suất cao, chất lượng tốt và KNKH cao về năng suất là: H665, H245, H411, H71, H70, H386, H20, H35 và H60 bổ sung vào nguồn vật liệu ưu tú phục vụ công tác chọn tạo giống ngô lai cho vùng khó khăn. - Đã xác định được giống ngô lai VN116 (H665 x H60) có nhiều đặc điểm tốt phù hợp với điều kiện sản xuất tại Sơn La. VN116 đã được khẳng định qua khảo nghiệm ở nhiều vùng sinh thái, đặc biệt là ở các tỉnh vùng miền núi phía Bắc.
- 4 6. Bố cục của luận án Luận án gồm 150 trang (không kể phần phụ lục): Mở đầu (4 trang); Chương 1. Tổng quan tài liệu và cơ sở khoa học của đề tài (42 trang); (Chương 2. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu (12 trang); (Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 76 trang); Kết luận và đề nghị (2 trang), 124 tài liệu tham khảo (13 trang), sử dụng 37 tài liệu Tiếng Việt, 83 tài liệu Tiếng Anh, 04 tài liệu Website. Luận án có 47 bảng, 16 hình và 04 phụ lục, 02 công trình đã công bố. (1 trang) CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam 1.2. Tình hình sản xuất ngô tại Sơn La 1.2.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội tại Sơn La Địa hình Sơn La chiếm trên 85% diện tích là đồi núi, với thung lũng, các vùng bồn trũng giữa núi chiếm khoảng 15% diện tích. Chính các điều đó làm cho đại bộ phân đồng ruộng của tỉnh rất nhỏ hẹp, manh mún, chủ yếu là ruộng bậc thang, đất và dinh dưỡng trong đất bị rửa trôi, sự xói mòn diễn ra rất mạnh. Tầng đất khá dày, thấm nước tốt, tỷ lệ các chất dinh dưỡng, đạm và lân trong đất cao là các đặc điểm chung của thổ nhưỡng Sơn La. Chế độ gió mùa đã làm cho khí hậu Sơn La chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9. Sơn La nằm trong khu vực ít chịu ảnh hưởng của gió bão hơn các vùng khác nhưng thường hay xảy ra các cơn dông lốc, gió lớn. 1.2.2. Tình hình sản xuất ngô tại Sơn La Tại Sơn La, cây ngô là cây lương thực quan trọng, cây trồng chủ lực của người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Cùng với xu thế phát
- 5 triển chung của đất nước, sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh miền núi phía Bắc cũng đang có sự chuyển biến, tuy có sự thay đổi tăng, giảm về diện tích nhưng ngô được coi là cây trồng chủ lực ổn định lương thực và cung cấp thức ăn cho chăn nuôi của vùng Theo số liệu ước tính của Tổng cục thống kê năm 2022, so với năm 2012 diện tích ngô Sơn La năm 2021 đạt 78,2 nghìn ha giảm 53,64%, kéo theo sự suy giảm về sản lượng, chỉ đạt 339,2 nghìn tấn giảm 49,16%. Sở dĩ có nguyên nhân này là do sự thay đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện chủ trương giảm diện tích cây lương thực trên đất dốc, dành diện tích đất cho phát triển cây ăn quả, các loại cây có hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp thì cây ngô vẫn chiếm thị phần quan trọng trong kinh tế của Sơn La. 1.3. Một số kết quả nghiên cứu chọn tạo giống ngô tại Việt Nam 1.4. Một số khó khăn trong sản xuất và yêu cầu về giống ngô tại Sơn La Với đặc thù là vùng núi mang nhiều ưu đãi, lợi thế về đất đai, tài nguyên, khí hậu, nhưng Sơn La là vùng tập trung nhiều đồng bào dân tộc, trình độ dân trí chưa cao, việc canh tác vẫn lạc hậu, bên cạnh đó cũng chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết, khí hậu, địa hình đồi núi dốc. Nên việc giao thông đi lại, canh tác vẫn gặp nhiều khó khăn và chưa phát triển tương xứng với những tiềm năng của vùng. Ngô là cây trồng sinh trưởng phát triển mạnh, thích ứng với nhiều vùng sinh thái, tuy nhiên khi gặp các điều kiện bất thuận (các yếu tố sinh học và phi sinh học) sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất như: các vùng không chủ động nước tưới (phụ thuộc hoàn toàn vào nước trời), tình trạng sâu bệnh (mốc hồng, sâu keo mùa thu, đốm lá nhỏ…), đổ gốc, gãy thân ngô…
- 6 1.5. Phương pháp đánh giá dòng thuần Đánh giá khả năng kết hợp (KNKH) của dòng được áp dụng rộng rãi trong công tác đánh giá dòng, thông qua đánh giá KNKH của các dòng bố mẹ có thể dự đoán được mức độ ưu thế lai (ƯTL) của con lai. Trong đó: KNKH chung được biểu hiện phản ứng trung bình của một dòng quan sát được ở tất cả các tổ hợp lai mà dòng đó tham gia. KNKH chung bị chi phối bởi tác động gen cộng tính. KNKH riêng được biểu thị bằng độ lệch của tổ hợp lai cụ thể nào đó so với giá trị ưu thế lai trung bình của nó [102]. KNKH riêng chủ yếu do tác động của yếu tố trội, ức chế và điều kiện môi trường. 1.6. Đánh giá ổn định của giống Ngô được trồng ở nhiều vùng sinh thái và thời vụ khác nhau. Những yếu tố môi trường có ảnh hưởng lớn đến sản xuất ngô. Yếu tố môi trường biến đổi làm tác động đến mức độ biểu hiện của kiểu gen về khả năng cho năng suất qua các môi trường. Tương tác kiểu gen - môi trường là một yếu tố quan trọng xác định sự biểu hiện và tính ổn định của giống, đó là phản ứng khác nhau của kiểu gen đối với các điều kiện của môi trường [67]. Một số kiểu gen biểu hiện sự ổn định của kiểu hình thường không có sự biến đổi nhiều trong các điều kiện môi trường khác nhau. Trong chọn tạo giống, sự quan tâm đặc biệt là những kiểu gen có các đặc tính nông học ổn định hoặc ảnh hưởng không đáng kể trong môi trường rộng. 1.7. Một số nhận xét rút ra từ tổng quan Với sự thay đổi rất nhanh của biến đổi khí hậu toàn cầu, sản xuất nông nghiệp nói chung và cây ngô nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn như hạn hán, sâu, bệnh, mưa bão,…Để đáp ứng với sự thay đổi này, các nhà chọn giống ngô hiện nay đã áp dụng rất nhiều các phương pháp tạo giống nhằm tạo ra các giống có những đặc tính phù hợp, có năng suất ổn
- 7 định trong nhiều điều kiện sản xuất. Một số giải pháp đã được thực hiện thành công: Phát triển giống ngô lai, cải thiện khả năng chịu hạn, phát triển giống ngô kháng bệnh, nâng cao hiệu quả sử dụng đạm,… Qua các nghiên cứu và thực tiễn sản xuất tại Việt Nam nói chung và Sơn La nói riêng cho thấy, giống ngô cho vùng sản xuất nhờ nước trời phải có một số đặc điểm quan trọng sau đây: chịu hạn tốt, chống đổ tốt, ít nhiễm sâu bệnh (sâu đục thân, sâu keo, bệnh đốm lá, mốc hồng,..), thân cứng, lõi cứng, bắp ít hàng hạt (12 – 14 hàng/bắp), hạt dạng đá, bán đá, bán răng ngựa, lá bi bao kín bắp, năng suất ổn định trong nhiều điều kiện. CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu - Vật liệu cho thí nghiệm: Gồm 50 dòng tự phối được tạo ra từ các vật liệu trong và ngoài nước của Viện Nghiên cứu Ngô. - Vật liệu cho thí nghiệm lai đỉnh: Bao gồm 15 dòng tự phối được lựa chọn ra từ thí nghiệm đánh giá đặc điểm nông sinh học của 50 dòng và thí nghiệm chịu hạn nhân tạo và thí nghiệm lây nhiễm mốc hồng nhân tạo - Vật liệu cho thí nghiệm lai luân phiên: Gồm 9 dòng tự phối được chọn ra từ thí nghiệm lai đỉnh. - Vật liệu cho thí nghiệm chọn tổ hợp lai triển vọng thông qua thử nghiệm tại một số điểm nghiên cứu: Bao gồm 7 tổ hợp lai được lai từ thí nghiệm lai đỉnh và lai luân phiên. - Vật liệu nghiên cứu trong lây nhiễm mốc hồng nhân tạo: Nguồn nấm F. verticilloides gây bệnh mốc hồng 2.2. Nội dung nghiên cứu
- 8 Nội dung 1: Đánh giá đặc điểm nông sinh học và khả năng chống chịu của tập đoàn dòng. Nội dung 2: Đánh giá khả năng kết hợp của các dòng. Nội dung 3: Đánh giá tính thích ứng của các tổ hợp lai triển vọng. Nội dung 4: Thử nghiệm giống ngô lai VN116 trong sản xuất. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu đồng ruộng 2.3.1.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm: - Thí nghiệm đánh giá dòng: Được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn thiện, 4 lần nhắc lại, 4 hàng/ô, hàng dài 5 m, khoảng cách gieo 70 cm x 20 - 23 cm/hốc. Các chỉ tiêu theo dõi được thực hiện ở 2 hàng giữa. - Thí nghiệm khảo sát tổ hợp lai: Khảo sát THL đỉnh, THL luân phiên được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn thiện, 4 lần nhắc lại, gieo 4 hàng/ô, hàng dài 5 m, khoảng cách gieo 70 cm x 25 cm/hốc x 1 cây/hốc, mọi chỉ tiêu theo dõi đánh giá được thực hiện ở 2 hàng giữa của ô. 2.3.1.2. Quy trình kỹ thuật chăm sóc thí nghiệm và các chỉ tiêu theo dõi: Tiến hành theo Quy trình khảo nghiệm ngô Quốc tế của CIMMYT (1985) [52] và Quy trình khảo nghiệm của Viện Nghiên cứu Ngô; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng (QCVN 01-56:2011/BNNPTNT) [33]. 2.3.1.3. Phương pháp đánh giá khả năng kết hợp của các dòng - Phân tích khả năng kết hợp chung và riêng theo chỉ tiêu năng suất bằng phương pháp của Griffing (1956) [63]. Đánh giá khả năng kết hợp về năng suất hạt của các dòng được xác định qua thí nghiệm lai đỉnh và lai luân phiên theo “Các phương pháp lai thử và phân tích khả năng kết hợp trong các thí nghiệm về ưu thế lai” của Ngô Hữu Tình và Nguyễn Đình Hiền (1996) [23]. 2.3.1.4. Phương pháp đánh giá ổn định về năng suất
- 9 Đánh giá tính ổn định về năng suất theo phương pháp hồi quy của Eberhart and Russell (1966) [58]. 2.3.2. Phương pháp thí nghiệm trong nhà lưới 2.3.2.1. Phương pháp đánh khả năng chịu hạn ở giai đoạn cây con bằng phương pháp của Camacho và cộng sự (1994) [51] 2.3.2.2. Phương pháp đánh giá khả năng chịu bệnh mốc hồng bằng lây nhiễm nhân tạo: theo Burgess L.W (2009) 2.4. Xử lý và phân tích thống kê Thu thập số liệu theo phương pháp thống kê sinh học. Kết quả thí nghiệm được xử lý bằng các chương trình Excel, chương trình di truyền số lượng của Ngô Hữu Tình và Nguyễn Đình Hiền (1996) [23], chương trình phân tích ổn định Nguyễn Đình Hiền (1999) [10] và chương trình phần mềm AGD-R (Analysis Genetic Designs – R) phiên bản 4.0 [94]. CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đánh giá đặc điểm nông sinh học và khả năng chống chịu của tập đoàn dòng 3.1.1. Đánh giá đặc điểm nông sinh học của các dòng Để phục vụ cho công tác chọn tạo giống ngô lai cho Sơn La, thí nghiệm đánh giá đặc điểm nông sinh học của tập đoàn dòng được thực hiện tại Đan Phượng – Hà Nội (ĐP), Mai Sơn – Sơn La (MS) và Phù Yên – Sơn La (PY) trong vụ Xuân 2015. Bảng 3.7. Khối lượng 1.000 hạt và năng suất của các dòng thí nghiệm trong vụ Xuân 2015 tại Hà Nội và Sơn La Tên Khối lượng 1000 hạt (g) Năng suất (tạ/ha) TT dòng ĐP MS PY TB ĐP MS PY TB 1 H31 220,5 221,5 218,7 220,2 25,63 24,52 22,84 24,33 2 949 208,8 202,7 213,0 208,2 17,99 20,98 16,32 18,43
- 10 Tên Khối lượng 1000 hạt (g) Năng suất (tạ/ha) TT dòng ĐP MS PY TB ĐP MS PY TB 3 VP1 208,2 213,9 212,3 211,5 20,85 20,11 21,63 20,86 4 VP2 207,5 214,1 212,7 211,4 19,77 19,53 17,91 19,07 5 VP4 208,6 218,0 215,7 214,1 20,37 19,91 18,33 19,54 6 VP5 212,7 219,2 216,4 216,1 15,60 15,36 14,39 15,12 7 VP6 211,5 205,3 214,9 210,6 15,14 17,30 13,41 15,28 8 VP7 209,7 216,0 214,4 213,4 17,17 20,04 18,92 18,71 9 H71 227,4 231,2 228,6 229,1 33,81 32,56 31,31 32,56 10 H665 223,5 225,5 224,5 224,5 32,17 34,97 31,48 32,87 11 H26A 206,6 212,1 210,1 209,6 18,94 17,83 16,83 17,87 12 H29 209,5 218,1 216,1 214,6 18,65 19,24 17,72 18,54 13 H95 203,5 209,7 208,7 207,3 20,68 19,16 17,86 19,23 14 24S 208,5 204,1 212,0 208,2 22,12 24,45 20,07 22,21 15 H306 215,7 220,9 217,8 218,1 19,82 22,98 21,14 21,31 16 H245 221,4 226,7 225,5 224,5 31,65 30,87 28,40 30,31 17 H60 227,8 230,4 229,8 229,3 28,55 29,65 30,75 29,65 18 CML161 212,7 217,3 216,0 215,3 18,94 22,29 17,38 19,54 19 TC21 205,4 203,2 204,9 204,5 20,98 21,00 18,72 20,24 20 H18 218,6 220,7 221,5 220,3 24,08 25,08 23,50 24,22 21 88N 207,2 214,7 213,6 211,8 21,48 24,89 22,72 23,03 22 D3 210,6 215,8 213,2 213,2 18,60 16,40 14,91 16,64 23 H70 226,4 229,8 230,1 228,8 32,64 30,31 31,48 31,48 24 T8 211,6 217,3 213,8 214,2 22,25 25,20 24,00 23,82 25 H675 209,3 210,4 207,9 209,2 14,61 19,48 17,04 17,04 26 CH31 208,1 203,7 210,5 207,4 16,05 17,28 18,52 17,28 27 H386 230,3 232,5 231,7 231,5 36,31 37,57 36,31 36,73
- 11 Tên Khối lượng 1000 hạt (g) Năng suất (tạ/ha) TT dòng ĐP MS PY TB ĐP MS PY TB 28 VHB3 211,2 216,7 215,9 214,6 19,49 19,88 18,14 19,17 29 502N 210,5 217,2 216,1 214,6 18,60 17,57 16,47 17,55 30 V152 209,6 211,7 211,2 210,8 20,40 22,80 22,80 22,00 31 L6 208,2 211,6 209,3 209,7 18,57 17,41 16,02 17,33 32 L8 212,2 216,7 214,6 214,5 16,22 17,30 15,03 16,18 33 H411 225,6 225,8 226,3 225,9 34,09 38,28 34,58 35,65 34 T518 211,3 216,5 215,5 214,4 21,29 20,04 20,04 20,45 35 H20 223,6 225,7 226,5 225,3 28,38 27,20 28,38 27,99 36 B67 206,8 211,1 210,0 209,3 20,64 20,06 18,94 19,88 37 89N 205,6 211,2 209,1 208,6 20,35 21,48 19,77 20,53 38 H171 218,7 220,4 218,5 219,2 26,00 27,18 26,00 26,40 39 L17 204,9 200,7 207,2 204,3 16,22 18,06 14,68 16,32 40 H56 210,7 216,3 215,2 214,1 22,77 25,37 23,17 23,77 41 H64 204,8 209,2 206,0 206,7 22,40 24,42 23,81 23,54 42 H603 204,6 206,8 205,9 205,8 20,64 20,07 21,21 20,64 43 T5 209,9 205,5 212,1 209,2 20,87 22,06 19,58 20,84 44 C4 212,4 219,7 217,0 216,4 19,22 22,61 20,35 20,73 45 C32 208,7 214,8 214,1 212,5 17,41 16,83 15,11 16,45 46 H84 221,3 220,5 218,8 220,2 24,87 24,87 22,61 24,12 47 K7 210,5 214,1 211,9 212,2 14,47 18,65 12,84 15,32 48 H82 220,5 222,8 221,5 221,6 26,40 25,25 23,66 25,11 49 H67 205,5 213,2 210,5 209,7 23,58 25,22 22,99 23,93 50 H35 225,4 228,5 230,3 228,1 29,13 26,80 27,97 27,97 Ghi chú: ĐP: Đan Phượng, MS: Mai Sơn, PY: Phù Yên, TB: Trung bình
- 12 Từ kết quả đánh giá đặc điểm nông sinh học 50 dòng thí nghiệm trong vụ Xuân 2015 tại 3 điểm thí nghiệm Đan Phượng – Hà Nội; Mai Sơn và Phù Yên – Sơn La cho thấy: Trong điều kiện thí nghiệm, tuy có ảnh hưởng của các trận mưa lớn kèm dông nhưng các dòng tham gia thí nghiệm đều sinh trưởng phát triển tốt, các dòng đều có thân cứng, thể hiện tính chống đổ tốt. Các chỉ số hình thái, yếu tố cấu thành năng suất, khả năng chống chịu, kháng sâu bệnh của các dòng đều tốt, ổn định và có xu hướng rất thích hợp với 2 điểm thí nghiệm Sơn La. Đặc biệt trong điều kiện thí nghiệm phụ thuộc vào nước trời tại Sơn La, ít mưa đầu vụ, các dòng vẫn sinh trưởng phát triển tốt, thể hiện khả năng chịu hạn, khả năng kết hạt, kháng sâu bệnh tốt và cho năng suất cao. Trung bình tại cả 3 điểm thí nghiệm các dòng cho năng suất cao nhất, trên 30 tạ/ha là: H245 (30,31 tạ/ha), H70 (31,48 tạ/ha), H71 (32,56 tạ/ha), H665 (32,87 tạ/ha), H411 (35,65 tạ/ha), H386 (36,73 tạ/ha). 3.1.2. Đánh giá khả năng chịu bệnh mốc hồng của các dòng trong vụ Xuân 2015 Thí nghiệm lây nhiễm nhân tạo bệnh mốc bằng phương pháp lây nhiễm nhân tạo 50 dòng được tiến hành đồng thời cùng thí nghiệm đánh giá đặc điểm nông sinh học của tập đoàn dòng tại Viện Nghiên cứu Ngô trong vụ Xuân 2015. Số liệu được trình bày trong bảng 3.8: Bảng 3.8. Kết quả theo dõi mức độ nhiễm bệnh mốc hồng của các dòng trong vụ Xuân 2015 Kết quả theo dõi mức độ bệnh sau lây nhiễm … Năng Tên ngày (%) TT suất dòng 14 ngày 21 ngày 28 ngày TLB/H (tạ/ha) TLB CSB TLB CSB TLB CSB
- 13 Kết quả theo dõi mức độ bệnh sau lây nhiễm … Năng Tên ngày (%) TT suất dòng 14 ngày 21 ngày 28 ngày TLB/H (tạ/ha) TLB CSB TLB CSB TLB CSB 1 H31 53,6 9,2 71,4 11,2 96,4 20,9 0,0 13,05 2 949 67,9 16,8 100,0 34,2 100,0 59,7 2,0 8,02 3 VP1 92,9 24,5 100,0 26,5 100,0 60,7 4,8 5,62 4 VP2 89,3 17,3 100,0 32,1 100,0 63,8 0,0 8,63 5 VP4 78,6 18,4 100,0 22,4 100,0 66,8 0,0 8,96 6 VP5 92,9 23,0 100,0 29,6 100,0 65,3 0,0 6,32 7 VP6 89,3 21,9 100,0 26,5 100,0 71,4 5,3 3,23 8 VP7 64,3 14,8 100,0 23,0 100,0 70,9 5,0 6,50 9 H71 57,1 12,8 71,4 16,3 92,9 20,92 0,0 14,00 10 H665 57,1 8,7 67,9 10,7 89,3 13,8 0,0 16,62 11 H26A 60,7 12,2 85,7 29,1 100,0 63,3 0,0 9,09 12 H29 57,1 11,7 75,0 33,2 100,0 69,9 3,5 5,35 13 H95 75,0 18,9 100,0 23,5 100,0 60,2 2,5 10,67 14 24S 75,0 13,8 92,9 20,9 100,0 21,9 0,0 13,43 15 H306 67,9 11,2 100,0 33,2 100,0 84,2 0,0 8,95 16 H245 67,9 12,8 82,1 14,3 82,1 14,3 0,0 14,55 17 H60 67,9 12,2 89,3 14,8 100,0 16,3 0,0 15,61 18 CML161 78,6 17,9 100,0 31,6 100,0 62,2 0,0 7,25 19 TC21 64,3 9,2 89,3 30,1 100,0 75,5 0,0 11,05 20 H18 57,1 13,3 75,0 13,3 92,9 16,3 0,0 15,32 21 88N 46,4 10,7 67,9 17,3 100,0 21,9 0,0 13,44 22 D3 100,0 18,9 100,0 35,7 100,0 77,0 1,8 5,29
- 14 Kết quả theo dõi mức độ bệnh sau lây nhiễm … Năng Tên ngày (%) TT suất dòng 14 ngày 21 ngày 28 ngày TLB/H (tạ/ha) TLB CSB TLB CSB TLB CSB 23 H70 64,3 15,3 92,9 16,3 100,0 17,3 0,0 15,33 24 T8 57,1 12,2 100,0 18,4 100,0 19,4 0,0 12,95 25 H675 67,9 11,2 92,9 33,7 100,0 75,0 11,8 5,23 26 CH31 85,7 15,3 100,0 23,5 100,0 78,1 18,3 4,68 27 H386 89,3 17,3 100,0 17,3 100,0 17,3 0,0 15,63 28 VHB3 96,4 16,8 100,0 18,4 100,0 38,3 0,0 8,76 29 502N 67,9 14,8 89,3 37,8 100,0 60,7 4,8 6,30 30 V152 64,3 14,3 92,9 27,0 100,0 56,6 0,0 9,23 31 L6 64,3 10,2 100,0 30,1 100,0 61,7 0,0 7,35 32 L8 57,1 8,7 92,9 27,0 100,0 67,3 0,0 5,12 33 H411 50,0 8,2 64,3 12,2 89,3 16,3 0,0 13,88 34 T518 67,9 12,8 100,0 16,3 100,0 33,7 0,0 10,37 35 H20 50,0 9,2 96,4 14,3 96,4 18,9 0,0 14,10 36 B67 57,1 13,3 100,0 36,7 100,0 69,4 2,3 4,59 37 89N 100,0 23,5 100,0 32,7 100,0 53,6 8,0 9,65 38 H171 46,4 12,2 75,0 12,8 100,0 16,3 0,0 15,52 39 L17 96,4 27,0 100,0 35,7 100,0 73,5 0,0 4,00 40 H56 75,0 12,8 92,9 14,8 100,0 21,4 0,0 13,02 41 H64 64,3 12,2 100,0 17,9 100,0 19,4 0,0 12,89 42 H603 82,1 15,3 100,0 25,5 100,0 50,5 0,0 9,26 43 T5 85,7 21,4 100,0 35,2 100,0 49,5 3,8 9,65 44 C4 100,0 19,9 100,0 30,6 100,0 70,9 0,0 7,20
- 15 Kết quả theo dõi mức độ bệnh sau lây nhiễm … Năng Tên ngày (%) TT suất dòng 14 ngày 21 ngày 28 ngày TLB/H (tạ/ha) TLB CSB TLB CSB TLB CSB 45 C32 96,4 17,3 100,0 37,2 100,0 70,4 3,8 7,35 46 H84 71,4 13,3 96,4 16,8 100,0 18,4 0,0 13,45 47 K7 100,0 21,4 100,0 23,5 100,0 53,1 0,0 4,23 48 H82 92,9 13,27 100,0 16,8 100,0 16,8 0,0 13,02 49 H67 60,7 9,2 96,4 17,9 100,0 19,4 0,0 14,55 50 H35 89,3 12,76 96,4 14,8 100,0 16,3 0,0 13,27 TLB: tỷ lệ bệnh, CSB: chỉ số bệnh, TLB/H: tỷ lệ bệnh trên hạt Qua đánh giá đặc điểm nông sinh học, đánh giá mức độ chịu bệnh mốc hồng trong nhà lưới bằng lây nhiễm nhân tạo của 50 dòng đã chọn ra 20 dòng có năng suất cao, ít bị ảnh hưởng khi lây nhiễm mốc hồng nhân tạo là 88N, 24S, H31, H20, H411, H56, H64, H171, H18, H71, H665, H386, H84, H82, H245, H60, H70, T8, H67, H35. Các dòng này sẽ tiếp tục được đánh giá khả năng chịu hạn ở giai đoạn cây con bằng lây nhiễm nhân tạo, nhằm chọn được các dòng có khả năng chịu hạn tốt ở giai đoạn cây con để phục vụ cho mục đích chọn tạo giống ngô lai tại Sơn La. 3.1.3. Đánh giá khả năng chịu hạn ở giai đoạn cây con của các dòng trong vụ Xuân 2015 Từ kết quả thí nghiệm đánh giá khả năng chịu hạn ở giai đoạn cây con bằng phương pháp gây hạn nhân tạo của 20 dòng thí nghiệm cho thấy: 15 dòng (H31, H20, H411, H171, H18, H71, H665, H386, H84, H82, H245, H60, H70, H67, H35) có sự suy giảm và mức chênh lệch giữa các công thức thấp hơn dòng H56, 24S, 88N, T8, H64 (có độ suy
- 16 giảm lớn và cao nhất ở hầu hết các chỉ tiêu đánh giá giữa công thức gây hạn so với công thức tưới đủ). Qua đó chọn được 15 dòng là: H31, H20, H411, H171, H18, H71, H665, H386, H84, H82, H245, H60, H70, H67, H35 có khả năng chịu hạn ở giai đoạn cây con. 3.2. Kết quả đánh giá khả năng kết hợp của các dòng 3.2.1. Đánh giá khả năng kết hợp chung của các dòng bằng phương pháp lai đỉnh trong vụ Thu 2015 Thí nghiệm khảo sát các tổ hợp lai đỉnh được thực hiện trong vụ Thu năm 2015 tại 3 điểm thí nghiệm Đan Phượng – Hà Nội (ĐP), Mai Sơn – Sơn La (MS) và Phù Yên – Sơn La (PY). Các tổ hợp lai được lai tạo trong vụ Xuân 2015 bằng phương pháp lai đỉnh của 15 dòng (được chọn ra từ nội dung thí nghiệm đánh giá đặc điểm nông sinh học và khả năng chống chịu của tập đoàn dòng) với 2 cây thử H1 và H2. Đây là 2 dòng thuần ưu tú trong tập đoàn nguyên liệu của Viện Nghiên cứu Ngô nằm ở 2 nhóm ưu thế lai khác nhau. Tổng hợp kết quả đánh giá khả năng kết hợp chung qua lai đỉnh tại 3 điểm thí nghiệm cho thấy các dòng H245, H386 và H665 có hiệu ứng khả năng kết hợp chung tích cực đối với chỉ tiêu năng suất hạt, một số dòng có hiệu ứng tích cực ở mức thấp hơn như H70, H71, còn lại các dòng khác có hiệu ứng tiêu cực với mức độ khác nhau. Ước tính khả năng kết hợp riêng (dòng x cây thử) cho thấy có một số tổ hợp lai biểu hiện hiệu ứng khả năng kết hợp riêng về năng suất hạt đáng kể, đồng thời có năng suất cao tại cả 3 điểm thí nghiệm, đó là: H245 x H2, H386 x H1 và H665 x H2. Từ thí nghiệm đánh giá khả năng kết hợp chung bằng phương pháp lai đỉnh của 15 dòng với 2 cây thử đã chọn được các dòng H665, H245, H411, H71, H70, H386, H20, H35 và H60 đưa vào chương trình lai
- 17 luân phiên trong vụ Xuân 2016 tại Đan Phượng – Hà Nội, Mai Sơn và Phù Yên – Sơn La 3.2.2. Đánh giá khả năng kết hợp riêng của các dòng bằng phương pháp lai luân phiên trong vụ Xuân 2016 Từ kết quả lai đỉnh, chọn được 09 dòng đưa vào thí nghiệm lai luân phiên theo mô hình 4 của Griffing (36 tổ hợp lai được tạo ra). Các tổ hợp lai được đánh giá tại 3 điểm thí nghiệm: Hà Nội (Đan Phượng), Mai Sơn và Phù Yên (Sơn La), thu được kết quả sau: Tổng bình phương trung bình của KNKH chung cao hơn KNKH riêng. Điều này cho thấy ưu thế của tác động gen cộng đối với năng suất hạt là cao hơn. Các dòng H665, H411, H245, H71 và phần nào đó là dòng H60 có thể hữu ích trong việc phát triển các tổ hợp lai mới vì được đặc trưng với giá trị KNKH chung cao và cho thấy các dòng đó có nhiều alen tốt đóng góp cho năng suất của các con lai mà chúng tham gia. Đối với năng suất hạt nói chung, các tổ hợp lai cho thấy hiệu ứng KNKH riêng dương cũng có hiệu suất trung bình cao và các hiệu ứng KNKH riêng âm có hiệu suất trung bình thấp. Điều này phản ánh rằng giá trị cao của các tổ hợp lai biểu thị tiềm năng của chúng. Tại Đan Phượng (Hà Nội), 3 tổ hợp lai H665 x H411, H665 x H60 và H411 x H245 cho thấy hiệu ứng KNKH riêng tích cực đáng kể đối với năng suất hạt. Những tổ hợp lai này liên quan đến bố mẹ kết hợp chung cao × cao, cao × thấp và thấp × thấp. Giá trị năng suất ở 3 tổ hợp lai là 8,29 tấn/ha; 8,18 tấn/ha và 8,47 tấn/ha tương ứng với giái trị hiệu ứng KNKH riêng lần lượt là 0,803; 1,111 và 1,035. Tại các điểm thí nghiệm Mai Sơn và Phù Yên cũng cho thấy kết quả và những nhận xét tương tự. Từ kết quả các thí nghiệm lai đỉnh và lai luân phiên đã lựa chọn được 7 tổ hợp lai có triển vọng đưa vào chương trình đánh giá tại các điểm thí nghiệm khác nhau tại Hà Nội và Sơn La (đánh giá tương tác
- 18 kiểu gen x môi trường). Các tổ hợp lai được tạo ra từ các dòng có khả năng kết hợp chung cao x cao; cao x thấp và cao x cây thử. Đó là H665 x H1, H665 x H2, H245 x H1, H245 x H2, H665 x H411, H665 x H60 và H411 x H245. 3.3 Đánh giá tính thích ứng và ổn định của các THL triển vọng 3.3.1. Đánh giá đặc điểm nông sinh học của các THL triển vọng Các tổ hợp lai triển vọng được đưa vào thí nghiệm khảo sát trong 3 vụ (Xuân 2017, Thu 2017 và Xuân 2018) tại 4 địa điểm Đan Phượng – Hà Nội (ĐP) – có điều kiện tưới nước đầy đủ; Mộc Châu (MC), Mai Sơn (MS) và Phù Yên (PY) của Sơn La – sản xuất nhờ nước trời. Danh sách các tổ hợp lai triển vọng được trình bày ở bảng 3.21. Bảng 3.21. Danh sách các THL triển vọng TT THL Ký hiệu 1 H665 x H1 VN111 2 H665 x H2 VN112 3 H245 x H1 VN113 4 H245 x H2 VN114 5 H665 x H411 VN115 6 H665 x H60 VN116 7 H411 x H245 VN117 8 Giống đối chứng CP511
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 292 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 192 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 282 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 273 | 16
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 261 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 159 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 227 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 189 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 217 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 65 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó
32 p | 165 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 139 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 126 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mức lọc cầu thận bằng Cystatin C huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường và đái tháo đường típ 2
38 p | 96 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 177 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn