Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam sành Bố Hạ trồng tại Thái Nguyên
lượt xem 4
download
Đề tài góp phần bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen cam sành Bố Hạ vốn đã gần như bị mất trong sản xuất, là cơ sở quan trọng trong việc xây dựng quy trình chăm sóc cây cam sành Bố Hạ, đó là hoàn thiện các quy trình kỹ thuật cắt tỉa, khoanh vỏ nhân giống, sử dụng, phân bón và chế phẩm bón qua lá cho cây cam sành Bố Hạ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam sành Bố Hạ trồng tại Thái Nguyên
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ….......*****…….... TỐNG HOÀNG HUYÊN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CAM SÀNH BỐ HẠ TRỒNG TẠI THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 9 62 01 10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Hà Nội - 2023
- Công trình được hoàn thành tại: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học 1: GS.TS. Ngô Xuân Bình Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Bùi Quang Đãng Phản biện 1: …………………………………. Phản biện 2: …………………………………. Phản biện 3: …………………………………. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Vào lúc giờ, ngày tháng năm 2023 Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam 2. Thư viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Thư viện Viện rau quả Hà Nội Hà Nội - 2023
- DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Tống Hoàng Huyên, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Văn Duy, Khoàng Lù Phạ, Bùi Quang Đãng, Ngô Xuân Bình (2022), "Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đến sinh trưởng và năng suất quả giống cam sành Bố Hạ trồng tại tỉnh Thái Nguyên", Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, trang 9-14. 2. Nguyễn Tiến Dũng, Tống Hoàng Huyên, Nguyễn Văn Duy, Lã Văn Hiền , Bùi Trí Thức, Khoàng Lù Phạ, Bùi Quang Đãng, Ngô Xuân Bình (2022), " Xác định sự khác biệt di truyền giữa cam sành Bố Hạ và các giống cam quýt khác khu vực phía Bắc Việt Nam". Tạp chí KH&CN Việt Nam, số 03 (136)/: trang 11-15. 3. Tống Hoàng Huyên, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Văn Duy, Bùi Quang Đãng, Bùi Trí Thức, Nguyễn Thị Tình, Ngô Xuân Bình (2022), " Nghiên cứu nguồn gốc phát sinh các đợt lộc trong mối quan hệ với năng suất giống cam sành Bố Hạ trồng tại Thái Nguyên". Tạp chí KH&CN Việt Nam, số 2 (64), trang 34-37.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Cây cam sành Bố Hạ (Yên Thế - Bắc Giang) có nguồn gốc gắn liền với sự có mặt của người Pháp thế kỷ 19, theo các tài liệu công bố những năm 1930-1954 của một số nhà nông học người Pháp làm việc tại Đông Dương, cây cam sành Bố Hạ được người Pháp trồng phát triển tốt vùng Yên Thế từ thế kỷ 19, hình thành vùng cam sành Bố Hạ. Sau khi hòa bình vào năm 1954, tại Yên Thế đã hình thành nông trường cam sành Bố Hạ, trồng giống cam sành phục vụ cho xuất khẩu và nội tiêu. Cam sành Bố Hạ đã từng là giống cam số 1 của đất nước, đã nổi tiếng khắp vùng tại các kỳ thi đấu xảo quốc gia được tổ chức ở cố đô Huế, một thời là niềm tự hào của người dân xứ Bắc. Tuy nhiên, giai đoạn sau những năm 1980, sâu bệnh hại nhất là bệnh greening cùng với kỹ thuật canh tác lạc hậu đã tàn phá nặng nề các vùng sản xuất cam nói chung (như vùng cam Phủ Quỳ - Nghệ An, vùng cam Tuyên Quang – Hà Giang...) nói chung và vùng cam sành Bố Hạ (Bắc Giang) nói riêng , nguời trồng cam đã phải chặt bỏ chuyển đổi trồng các loại cây nông nghiệp khác, vì cây cam sành Bố Hạ gần như chỉ còn lại trong trí nhớ của người tiêu dùng và cả người sản xuất. Giai đoạn sau 2014-2016, nhóm nghiên cứu của trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên đã điều tra và xác định được một số cây cam sành Bố Hạ còn sót lại trong các hộ nông dân, cây có độ tuổi 40-50 năm nhưng hầu hết đã bị bệnh greening. Trên cơ sở điều tra, đặc điểm nông sinh học và ứng dụng chỉ thị phân tử trong xác định phả hệ, đã xác định được đây là nhữngcây cam sành Bố Hạ, có đặc điểm di truyền và sinh học khác biệt so với cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang). Đồng thời nhóm nghiên cứu đã tiến hành nhân giống sạch bệnh, lưu giữ và trồng tại trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên. Việc bảo tồn và phát triển giống cam sành Bố Hạ có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất, góp phần phục hồi và phát triển giống cam sành Bố Hạ, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng cho sản xuất nông nghiệp. Từ thực tiễn nêu trên, việc thực hiện đề tài "Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cam sành Bố Hạ trồng tại Thái Nguyên" là rất cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. 2. Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu được một số đặc điểm nông sinh học và biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp nhằm nâng cao năng suất và phẩm chất quả cam sành Bố Hạ, góp phần khai thác, phát triển nguồn gen quí hiếm này tại khu vực trung du miền núi phía Bắc Việt Nam.
- 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1 . Ý nghĩa khoa học của đề tài - Kết quả của đề tài là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo về các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng quả cam sành Bố Hạ. - Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để xây dựng quy trình kỹ thuật chăm sóc cây cam sành Bố Hạ cho khu vực trung du và miền núi phía Bắc. - Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị làm tư liệu, tài liệu cho giảng dạy, nghiên cứu sâu hơn về giống cam sành Bố Hạ nói riêng và cây có múi nói chung tại miền Bắc nước ta. 3.2 . Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả của đề tài góp phần bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen cam sành Bố Hạ vốn đã gần như bị mất trong sản xuất, là cơ sở quan trọng trong việc xây dựng quy trình chăm sóc cây cam sành Bố Hạ, đó là hoàn thiện các quy trình kỹ thuật cắt tỉa, khoanh vỏ nhân giống, sử dụng, phân bón và chế phẩm bón qua lá cho cây cam sành Bố Hạ. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Thời gian nghiên cứu: được tiến hành từ năm 2017 đến năm 2020 4.2. Địa điểm: nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên. 5. Những đóng góp mới của luận án - Luận án nghiên cứu đánh giá có tính hệ thống về đặc điểm nông sinh học, là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho nghiên cứu cây cam tại các tỉnh khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, đồng thời cung cấp luận cứ, cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy trình thâm canh chăm sóc, cũng như việc quy hoạch trồng cây cam sành Bố Hạ tại các tỉnh miền núi phía Bắc. - Kết quả nghiên cứu đặc điểm lộc, mối liên hệ và nguồn gốc phát sinh các đợt lộc ở cây cam sành Bố Hạ là cơ sở khoa học để giải thích hiện tượng ra quả cách năm, đồng thời là cơ sở để đề xuất các giải pháp khắc phục hiện tượng nêu trên. - Kết quả nghiên cứu về cung cấp, bổ sung dinh dưỡng, chát kích thích sinh trưởng là cơ sở khoa học để xây dựng các giải pháp bổ sung cung cấp dinh dưỡng và chất kích thích sinh trưởng vào quy trình chăm sóc nhằm nâng cao năng suất và chất lượng quả cam sành Bố Hạ mang lại hiệu quả kinh tế cao. - Kết quả nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống nhất là khả năng tiếp hợp của cành ghép và gốc ghép đến sinh trưởng của cây cam sành Bố Hạ là cơ sở khoa học quan trọng cho việc sử dụng gốc ghép để nhân giống cây cam sành Bố Hạ. - Kết quả của đề tài cung cấp cơ sở dữ liệu, là tài liệu tham khảo quan trong phục vụ công tác quản lý quy hoạch phát triển cây có múi nói chung cây cam nói nói riêng khu vực Trung du miền núi phía Bắc. 6. Bố cục luận án Luận án được trình bày trong 136 trang A4, bao gồm phần Mở đầu (3 trang); Chương 1. Tổng quan tài liệu (25 trang); Chương 2. Vật liệu, nội dung
- 3 và phương pháp nghiên cứu (13 trang); Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (82 trang); Kết luận và đề nghị (3 trang); Đã sử dụng 113 tài liệu trong đó có 65 tài liệu tiếng Việt, 48 tài liệu tiếng Anh. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Một số kết quả nghiên cứu về đặc điểm nông học chủ yếu ở cây có múi’ Tuỳ điều kiện sinh thái và hình thức nhân giống mà tuổi cam quýt có thể dài hoặc ngắn. Ở những vườn cam quýt gieo hạt hoặc nhân giống bằng phương pháp ghép, gặp điều kiện thuận lợi tuổi thọ có thể tới vài chục đến hơn một trăm năm vẫn cho năng suất tốt [63]. Cành của cam quýt gồm các loại cành chính đó là cành mẹ, cành dinh dưỡng, cành quả. Sự phân loại này theo chức năng của từng loại cành. Mối liên hệ giữa các loại cành và các đợt lộc khá khăng khít [47]. 1.2 Một số kết quả nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng cây có múi 1.2.1. Về sử dụng phân bón lá Phân bón lá chứa các chất đa lượng, trung lượng và vi lượng cung cấp một cách kịp thời dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng và phát triển nhanh chóng. Những loại phân chứa các nguyên tố vi lượng, chất điều hòa sinh trưởng có tác dụng làm tăng tỷ lệ ra hoa, đậu quả, mã quả, chất lượng quả và giảm số hạt nếu phun vào những thờikỳ thích hợp [34], [35]. 1.2.2. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật cắt tỉa tạo hình cây có múi Kỹ thuật cắt tỉa cho cây có múi gồm các nội dung chính sau: Đốn tỉa tạo hình, đốn tỉa sau thu hoạch, tỉa hoa, tỉa quả và cải tạo cây già yếu. Các kiểu cắt tỉa, tạo hình chính thường áp dụng là cắt theo hình cầu hoặc bán cầu, song hiện nay phần lớn các nước có nghề trồng cây có múi phát triển (Mỹ, Úc, Israel, Đài Loan, Trung Quốc...) đã và đang chuyển dần sang kiểu hình chữ Y (kiểu khai tâm, hình vại hay kiểu trái tim mở...) thậm chí theo kiểu rẻ quạt để thuận lợi cho thu hoạch bằng máy. Biện pháp cắt tỉa thường phát huy hiệu quả tốt hơn khi nó được thực hiện đồng bộ với các biện pháp kỹ thuật khác như: bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh... Cắt tỉa thường không thể hiện rõ hiệu quả trong những năm đầu cắt tỉa [23]. Việc loại bỏ các hoa, quả dị hình, những chùm hoa, quả quá dày sẽ góp phần hạn chế bớt sự mất cân đối trên. Theo tác giả Vũ Công Hậu, (1996) [21] cắt tỉa ngày càng được áp dụng rộng rãi. Nguyên tắc là cắt thận trọng khi cây còn non, cắt ít khi cây già, cắt nhiều hơn vào mùa Đông hoặc mùa khô, khi cây trong giai đoạn ngừng sinh trưởng cắt nhiều, sinh trưởng mạnh cắt ít. 1.2.3 Nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật khoanh vỏ cho cây có múi Khoanh vỏ có hai tác dụng chính là thúc đẩy quá trình ra hoa và nâng cao tỷ lệ đậu quả, vì vậy có thể áp dụng biện pháp kỹ thuật này trên giống cam
- 4 sành Bố Hạ nhằm thúc đẩy khả năng ra hoa cũng như nâng cao tỷ lệ đậu quả và năng suất quả của giống cam này. 1.3 Một số kết quả nghiên cứu về kỹ thuật ghép cây có múi Hiện nay có thể ghép trong ống nghiệm (vi ghép) để tạo nên cây sạch bệnh. Kỹ thuật vi ghép đỉnh sinh trưởng (Microshoot tip grafting) được Murashige áp dụng lần đầu tiên vào năm 1972 sau đó được cải tiến hoàn chỉnh hơn bởi Navarro 1975, 1976, 1980, 1981 và Hong Ji Su 1984. Kỹ thuật vi ghép đỉnh sinh trưởng bao gồm các giai đoạn: chuẩn bị gốc ghép, chuẩn bị đỉnh sinh trưởng, vi ghép nuôi cây trong ống nghiệm và sau đó đem trồng ra chậu [38]. Có nhiều cây dùng làm gốc ghép cho cây có múi. Ở Miền Nam dùng cam mật, ở miền Bắc dùng bưởi, gần đây dùng quýt và một số gốc ghép mới. Theo kết quả nghiên cứu của Khuất Hữu Trung năm 2022 [39] về ảnh hưởng của thời vụ ghép của cây cam Tây Giang tại Quảng Nam khi sử dụng phương pháp ghép mắt trên gốc chấp Thái Bình cho thấy, khi ghép vào thời điểm tháng 2 là phù hợp nhất sau đó là trung tuần tháng 8 và thấp nhất là trung tuần tháng 10 thể hiện thông qua tỷ lệ sống và nảy mầm của mắt ghép, các chỉ tiêu sinh trưởng gồm chiều dài và chiều rộng của lá, chiều dài và đường kính cành ghép. Bùi Quang Đãng và cộng sự năm 2021 [12], khi tiến hành ghép mắt cam Xã Đoài và cam CS1 trên gốc chấp chua thực hiện ở Bắc Trung Bộ cho thấy, thời vụ ghép phù hợp nhất là vụ Hè (trung tuần tháng 6) sau đó đến vụ Thu (trung tuần tháng 8), và thấp nhất là ghép vào vụ Đông (trung tuần tháng 12). Tỷ lệ nảy mầm lần 1 (sau 30 ngày) và tỷ lệ bật mầm lần 2 (sau 100 ngày) khi ghép vào vụ Hè đạt 80,0% và 82,5%. Về sự sinh trưởng của cây ghép, cây ghép cam Xã Đoài có chiều cao cây 72,5 cm, đường kính gốc ghép 0,91 cm, chiều dài cành ghép 45,7cm, đường kính cành ghép 0,71cm, số cành cấp 1 là 2-3 cành; còn cây ghép cam CS1 có chiều cao cây 75,7 cm, đường kính gốc ghép 0,92 cm, chiều dài cành ghép 47,2 cm, đường kính cành ghép 0,72cm, số cành cấp 1 là 2-3 cành. CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa điểm và vật liệu nghiên cứu 2.1.1 Địa điểm nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu tại Trường ĐH Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên. Xã Quyết Thắng, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. 2.1.2 . Đối tượng, vật liệu nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: cam sành Bố Hạ 4 năm tuổi, mật độ trồng là 400 - 800 cây/ha. - Giống đối chứng: Giống cam sành Hàm Yên (do Trung tâm Giống
- 5 cây ăn quả Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang cung cấp). 2.1.3 Thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu được tiến hành từ năm 2017 đến năm 2020. 2.2 Nội dung nghiên cứu 2.2.1 Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của giống cam sành Bố Hạ - Nghiên cứu đặc điểm hình thái của giống cam sành Bố Hạ: Thân, cành, lá, hoa, quả, khả năng cho năng suất và chất lượng quả cam sành Bố Hạ. - Nghiên cứu đa dạng di truyền của cam sành Bố Hạ bằng chỉ thị phân tử - Nghiên cứu nguồn gốc phát sinh và mối liên hệ giữa các đợt lộc ở cây cam sành Bố Hạ. - Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của các đợt lộc và mối tương quan giữa sinh trưởng cành quả đến năng suất quả ở giống cam sành Bố Hạ. 2.2.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cam sành Bố Hạ - Nghiên cứu ảnh hưởng của cắt tỉa đến sinh trưởng và năng suất cây cam sành Bố Hạ. - Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp khoanh vỏ đến năng suất, chất lượng quả cam sành Bố Hạ - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm bón lá đến năng suất, chất lượng quả cam sành Bố Hạ - Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm bón lá kết hợp với cắt tỉa đến năng suất, chất lượng quả cam sành Bố Hạ. - Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất chất lượng quả ở cây cam sành Bố Hạ. - Nghiên cứu ảnh hưởng của gốc ghép và thời vụ ghép đến sự sinh trưởng của cam sành Bố Hạ. 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của giống cam sành Bố Hạ 2.3.1.1 Nghiên cứu đặc điểm hình thái của giống cam sành Bố Hạ Nghiên cứu được tiến hành trên vườn cam sành Bố Hạ 4 năm tuổi, chọn ngẫu nhiên 9 cây làm thí nghiệm, lặp lại 3 lần, các cây thí nghiệm được đánh giá về dạng tán, đánh giá đặc điểm hình thái thân, lá, hoa, quả... * Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: - Đánh giá hình dạng tán.
- 6 - Đường kính gốc (cm): Đo bằng thước Palmer ở vị trí cách mặt đất 10 cm. - Chiều cao cây (cm): Đo bằng thước dài đặt một đầu sát mặt đất đo đến điểm cao nhất của tán cây. - Đường kính tán (cm): Đo bằng thước dây, đo hình chiếu tán cây theo hướng Đông - Tây và Nam - Bắc, sau đó lấy giá trị trung bình. - Số cấp cành: Đếm số cấp cành hiện có trên cây. - Mật độ gai. - Đo chiều dài lá, chiều rộng lá (mm). - Đo chiều dài, chiều rộng eo lá (mm) (nếu có). - Đặc điểm ra hoa, đậu quả và năng suất: - Thời kỳ quả chín: Khi có trên 20% số quả chín. - Năng suất lý thuyết/cây (kg/cây): Số quả/cây × khối lượng quả (g/cây). - Năng suất thực thu: Cân toàn bộ số quả của từng cây từ đó tính ra được năng suất trung bình (kg/cây). - Khối lượng trung bình quả, phần ăn được (g/quả). - Hình dạng quả, kích thước quả, độ dày vỏ, số múi, số hạt. Tỷ lệ từng phần: Vỏ, hạt, tép. Mỗi cây đo 10 quả tính trung bình. - Đánh giá cảm quan: Trực tiếp quan sát và nếm thử, đánh giá màu sắc quả, ruột quả và vị quả. - Phân tích thành phần của quả: Đo độ Brix, Đường tổng số (%), Axit tổng số (%), Vitamin C (mg/100g quả tươi) 2.3.1.2. Nghiên cứu đa dạng di truyền của cam sành Bố Hạ bằng chỉ thị phân tử Nghiên cứu được tiến hành trên 32 mẫu cam quýt gồm 4 mẫu cam sành Bố Hạ, 1 mẫu cam chanh Bố Hạ, 11 mẫu cam sành Hàm Yên và một số mẫu giống cam quýt khác đang được trồng tại khu vực miền Bắc Việt Nam. - Các mồi sử dụng nghiên cứu được thiết kế dựa trên nghiên cứu của tác giả Oliveira và cộng tác viên (2010) [89], * Phương pháp nghiên cứu Phân tích đa dạng di truyền một số mẫu giống cam quýt địa phương ở Việt Nam bằng chỉ thị RAPD (Random Amplified Polymorphic DNA) và ISSR (Inter - Simple Sequence Repeat). - Tách chiết DNA tổng số: - Phản ứng RAPD, ISSR được tiến hành với các mồi ngẫu nhiên theo
- 7 phương pháp của Malik [88] (Malik et al., 2012). - Phân tích đa hình. 2.3.1.3 Nghiên cứu sinh trưởng của các đợt lộc ở giống cam sành Bố Hạ *Phương pháp bố trí thí nghiệm: Trên vườn thí nghiệm, chọn ngẫu nhiên 9 cây, trên 1 cây chọn 4 cành ngang tán, đều ở 4 phía, có đường kính ≥ 1,0 cm, đánh dấu các cành thí nghiệm. Trên mỗi cành thí nghiệm, khi ra lộc vào các vụ Xuân, Hè, Thu, Đông, chọn mỗi cành thí nghiệm 2 lộc có sức sinh trưởng trung bình, không bị sâu bệnh để đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng. *Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: - Các đợt lộc mọc ra từ cành thí nghiệm được đánh dấu ghi rõ ngày tháng, như vậy có thể theo các chỉ tiêu sinh trưởng. - Số đợt lộc theo dõi: Vụ Xuân, vụ Hè, vụ Thu, vụ Đông. - Thời gian sinh trưởng được tính từ khi nhú lộc đến khi trở thành cành thuần thục trong vụ Xuân, Hè, Thu, Đông và so sánh. - Theo dõi động thái tăng trưởng của lộc vụ Xuân, Hè, Thu, Đông và so sánh. 7 ngày đo chiều dài của lộc một lần. Đo đến khi chiều dài của lộc không thay đổi ở 3 lần đo cuối thì coi như lộc đã ngừng sinh trưởng về chiều dài ở lần đo thứ nhất trong 3 lần đo cuối. Lộc được gọi là cành thuần thục khi không còn tăng về chiều dài và các lá non màu nõn chuối đã chuyển sang màu xanh đậm. Xác định số mắt lá và số lá/cành thuần thục/vụ Xuân, Hè, Thu, Đông và so sánh (tiến hành trên những lộc theo dõi tăng trưởng chiều dài). Xác định chiều dài cành thuần thục và đường kính cành thuần thục/vụ Xuân, Hè, Thu, Đông và so sánh. 2.3.1.4. Nghiên cứu mối tương quan giữa sinh trưởng cành quả và năng suất quả ở cây cam sành Bố Hạ *Phương pháp bố trí thí nghiệm: Trên vườn cây 4 năm tuổi, chọn ngẫu nhiên 10 cây làm thí nghiệm. Cây thí nghiệm đồng đều đại diện cho sức sinh trưởng bình thường của cây trong khu vườn thí nghiệm, cây không bị sâu bệnh phá hoại. Trên mỗi cây chọn từ 4 cành ngang tán đều về 4 phía - là những cành trên 1 năm tuổi. Chọn cành có đường kính khoảng ≥ 1,0 cm, tiến hành đánh dấu cành phần sát với thân chính, theo dõi khả năng ra lộc, sinh trưởng của cành mẹ, tuổi cành mẹ ở phần đánh dấu trở lên, khi cành ra lộc, tiến hành đánh dấu lộc trong đó ghi rõ ngày tháng ra lộc, theo dõi liên tục các đợt lộc mọc trên cành thí nghiệm trong suốt thời gian thí nghiệm. Tổng số cành thí
- 8 nghiệm theo dõi ban đầu là 40 cành. Trên cơ sở các cành được đánh dấu trong 1 năm, để theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng của các cành quả và năng suất quả, trên sở sở đó, sử dụng ph ép toán học để phân tích sự tương quan giữa các chỉ tiêu sinh trưởng của cành quả và năng suất quả. *Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: Các số chỉ tiêu sinh trưởng cành quả gồm: chiều dài, đường kính, số lá. Các chỉ tiêu trên được đo đếm riêng rẽ trên các cành quả thí nghiệm. Các chỉ tiêu về năng suất quả của cành quả cũng được đo đếm riêng rẽ cho từng cành mang quả. Các số liệu trên sẽ được phân tích để xác định mối tương quan giữa sinh trưởng cành quả và năng suất. 2.3.1.5 Nghiên cứu nguồn gốc phát sinh và mối liên hệ giữa các đợt lộc ở cây cam sành Bố Hạ * Phương pháp bố trí thí nghiệm: Vườn cây thí nghiệm 4 năm tuổi, chọn ngẫu nhiên 10 cây theo dõi, đánh giá (theo phương pháp của Ngô Xuân Bình và cộng sự năm 1998). Các đợt lộc ra trên cành theo dõi được quan sát và ghi chép liên tục trong 3 năm (2019, 2020 và 2021). * Chỉ tiêu theo dõi: Số lượng các đợt lộc trong 1 năm, tỷ lệ các loại cành hình thành theo mùa vụ. Nguồn gốc phát sinh các đợt lộc trong năm. Xác định nguồn gốc sinh ra cành mẹ (cành sinh ra cành quả), nguồn gốc sinh ra cành quả (cành mang hoa, quả). Xác định mối liên hệ giữa các đợt lộc trong năm. 2.3.2 Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cam sành Bố Hạ 2.3.1.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của cắt tỉa đến sinh trưởng và năng suất cây cam sành Bố Hạ * Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 công thức, mỗi công thức 9 cây, 3 lần nhắc lại. Cây thí nghiệm là cây sinh trưởng khỏe, ra quả ổn định, không bị sâu bệnh và cùng được chăm sóc như nhau Công thức 1: Cắt tỉa theo quy trình của Viện nghiên cứu Rau quả Viện Nghiên cứu Rau quả: Cắt tỉa vào 3 đợt chính: Đợt vụ Xuân (tháng 1 đến tháng 3, kết hợp với tỉa hoa ), đợt vụ Hè (tháng 4 đến tháng 6, kết hợp tỉa quả non) và đợt vụ Thu (tháng 8 đến tháng 9, chỉ tỉa cành). Công thức 2: Cắt tỉa theo kiểu khai tâm: tỉa bỏ những cành cấp 1 hoặc cấp 2 ở giữa tán, để lại 3 - 5 cành chính. Thường xuyên cắt bỏ những cành có xu hướng vươn cao, cành sâu bệnh và những cành trong tán có đường kính nhỏ, cành tăm hương. Công thức 3: Đối chứng: Không cắt tỉa
- 9 * Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: - Tỷ lệ ra lộc của các loại cành; Sinh trưởng của các đợt lộc; Thời gian ra hoa và tỷ lệ đậu quả; Các yếu tố cấu thành năng suất. 2.3.2.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp khoanh vỏ đến năng suất, chất lượng cam sành Bố Hạ * Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được tiến hành với 5 công thức: Công thức 1: ĐC (Đối chứng): Không khoanh vỏ Công thức 2: Khoanh cành cấp 1 vào ngày 30/10 hàng năm Công thức 3: Khoanh cành cấp 1 vào ngày 15/11 hàng năm Công thức 4: Khoanh cành cấp 1 vào ngày 30/11 hàng năm Công thức 5: Khoanh cành cấp 1 vào ngày 15/12 hàng năm * Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: - Thời gian ra hoa, nở hoa và kết thúc nở hoa; Tỷ lệ đậu quả: Các yếu tố cấu thành năng suất 2.3.2.3 Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm bón lá đến năng suất, chất lượng cam sành Bố Hạ * Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên, trên vườn cam sành Bố Hạ 4 năm tuổi, thí nghiệm được thực hiện 3 lần nhắc lại. - Các công thức thí nghiệm với chế phẩm bón lá: + Công thức 1: ĐC (Đối chứng): Phun nước lã + Công thức 2: Phun chế phẩm 1 (Bo: 2.500 mg/l, bổ sung các chất Ca, Cu, Fe, Mg, Mn, Zn và các phụ gia đặc biệt tốt cho cây trồng) + Công thức 3: Phun chế phẩm 2 (Bo: 2.600 mg/l, bổ sung Ca, Fe, Mg, Cu, Mn và các phụ giá các chất đặc biệt vừa đủ 100%) + Công thức 4: Phun chế phẩm 3 (N: 5%, P2O5: 5%, K2O: 5%, Bo: 100 ppm, Zn: 200 ppm, Cu: 100 ppm, Fe: 50 ppm, Mn: 100 ppm) Các công thức được tiến hành trong cùng điều kiện trồng và chăm sóc. - Phun chế phẩm vào các thời kỳ: Phun 1: phun trước khi hoa nở 10 ngày, Phun 2: phun khi hoa nở rộ, Phun 3: phun sau khi hoa nở 10 ngày. Cách phun: phun ướt toàn bộ các chùm hoa, nụ hoa vào cuối buổi chiều. * Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi: Tỷ lệ đậu quả; Số quả/cây; Khối lượng quả (kg); Năng suất/cây (kg) ; Các chỉ tiêu chất lượng quả. 2.3.2.3 Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm bón lá kết hợp với cắt tỉa đến năng suất, chất lượng cam sành Bố Hạ * Chọn cây làm thí nghiệm: Cây được 4 năm tuổi, đang ở
- 10 giai đoạn kinh doanh và sung sức nhất, chọn những cây tương đối đồng đều về sức sinh trưởng và phát triển ban đầu. Các công thức được nghiên cứu trong cùng một điều kiện trồng trọt và chăm sóc. * Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên đầy đủ trên vườn cam trồng sẵn có độ tuổi từ 4 năm, với 4 công thức, 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc 3 cây với các công thức sau: + Công thức 1: ĐC (Đối chứng): Phun nước lã kết hợp với phương pháp cắt tỉa tốt nhất. + Công thức 1: Phun chế phẩm 1 kết hợp với phươ ng pháp cắt tỉa tốt nhất. + Công thức 2: Phun chế phẩm 2 kết hợp với phương pháp c ắt tỉa tốt nhất. + Công thức 3: Phun chế phẩm 3 kết hợp với phương pháp c ắt tỉa tốt nhất. Các công thức được tiến hành trong cùng một điều kiện trồng và chăm sóc. Riêng đối với biện pháp cắt tỉa tốt nhất: năm sai quả tất cả các công thức được cắt tỉa theo phương pháp của Viện Nghiên cứu Rau quả quả và năm ít quả, tất cả các công thức được cắt tỉa theo phương pháp khai tâm. - Phương pháp phun chế phẩm vào các thời kỳ: Phun trước khi hoa nở 10 ngày, phun khi hoa nở rộ, phun sau khi hoa nở 10 ngày. Cách phun: phun ướt toàn bộ các chùm hoa, nụ hoa vào cuối buổi chiều. * Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ đậu quả và các yếu tố cấu thành năng suất, các chỉ tiêu chất lượng quả. 2.3.2.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất chất lượng quả ở cây cam sành Bố Hạ. - Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bón phân kali đến năng suất quả cây cam sành Bố Hạ Thí nghiệm bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 7 công thức và 3 lần nhắc lại, trong đó mỗi lần nhắc lại là 3 cây với các công thức sau: CT1:Đối chứng: bón phân chuồng; CT2: 0 kg kali clorua (KCL); CT3 0,2 kg kaliclorua; CT4 0,4 kg kaliclorua; CT5 0,6 kg kaliclorua; CT6 0,8 kg kaliclorua; CT7 1 kg Kaliclorua. Các công thức bón trên nền phân 0,8 kg supe lân + 20 kg phân chuồng - Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm đến năng suất quả cam sành Bố Hạ Thí nghiệm bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 7 công thức và 3 lần nhắc lại, trong đó mỗi lần nhắc lại là 3 cây với các công thức sau:
- 11 CT 1 (ĐC) Bón phân chuồng; CT2 0 kg Ure; CT3 0,25 kg Ure; CT4 0,5 kg Ure; CT5 0,75 kg Ure; CT6: 1 kg Ure; CT7 1,2 kg Ure. Liều lượng phân kali được sử dụng từ kết quả tốt nhất từ thí nghiệm bón phân kali; nền phân bón chung cho các thí nghiệm là: 0,8 kg supe lân + 20 kg phân chuồng * Chỉ tiêu theo dõi: - Tỷ lệ đậu quả và các yếu tố cấu thành năng suất, các chỉ tiêu chất lượng, diên biến sâu bênh ở các công thức phân bón khác nhau. 2.3.2.5 Nghiên cứu ảnh hưởng gốc ghép và thời vụ ghép đến sự sinh trưởng của cam sành Bố Hạ * Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên đầy với 4 công thức, 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc 10 cây với các công thức sau: Công thức 1: Sử dụng gốc ghép là chấp; Công thức 2: Sử dụng gốc ghép là bưởi chua; Công thức 3: Sử dụng gốc ghép là bưởi Diễn Phương pháp ghép sử dụng: ghép mắt. * Các chỉ tiêu theo dõi: - Đánh giá khả năng tiếp hợp và sinh trưởng của các mắt ghép trên các gốc ghép - Đánh giá sâu bệnh hại - Xác định tỷ lệ cây ghép đạt và không đạt tiêu chuẩn xuất vườn 2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu Số liệu sau khi tổng hợp được xử lý bằng các phần mềm xử lý thống kê: IRISTART 4.0 và Microsoft Excel. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của cam sành Bố Hạ 3.1.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái của giống cam sành Bố Hạ 3.1.1.1. Đặc điểm thân, cành Cây cam sành Bố Hạ có khả năng sinh trưởng tương đối tốt, 4 năm tuổi cây có chiều cao từ 212,13 cm đến 229,27 cm, trung bình đạt 218,66 cm. Cây phân cành nghiêng, trên cành gần như không có gai. Đường kính gốc dao động từ 4,88 cm đến 5,23 cm, trung bình là 5,10 cm; Tán lá có hình bán cầu, đường kính tán dao động từ 176,72 cm đến 203,20 cm, trung bình đạt 189,26. Cây có khả năng phân cành lớn, số cành cấp I từ 3,00 – 3,83, trung bình là 3,44 cành, đường kính trung bình là 3,26 cm, độ cao phân cành trung bình là 15,60 cm. Số cành cấp II dao động từ 12,60 đến 15,74 cành, trung bình đạt 13,87 cành. Tỷlệ cành cấp II/cành cấp I dao động từ 3,89-4,20, trung bình đạt 4,04. So sánh các đặc điểm
- 12 hình thái cây cam sành Bố Hạ so với cây cam sành Hàm Yên cho thấy, đặc điểm hình thái cây của cam sành Bố Hạ khá tương đồng với đặc điểm hình thái cây cam sành Hàm Yên khi trồng tại Thái Nguyên. 3.1.1.2. Đặc điểm hình thái lá Bộ lá cam sành Bố Hạ có dạng hình ovan, màu xanh đậm, mép lá có dạng gợn sóng, chiều dài phiến lá dao động từ 8,79 đến 8,85 cm (trung bình là 8,83 cm), chiều rộng phiến lá dao động từ 4,71 đến 4,76 cm (trung bình là 4,74 cm), lá không có eo. Phần cuống lá có chiều dài từ 0,48 – 0,62 cm (trung bình là 0,57 cm). Khi so sánh với cam sành Hàm Yên, hình thái lá của cam sành Bố Hạ khá tương đồng với cam sành Hàm Yên nhưng có tỷ lệ chiều dài/chiều rộng lớn hơn (1,86 so với 1,75). 3.1.1.3. Đặc điểm hình thái hoa Kết quả quan sát hình thái hoa cho thấy, đa số hoa của cam sành Bố Hạ có dạng chùm hoặc tự bông, hoa tự có khi mang lá hoặc không có lá. Nụ hoa to, tràng hoa, cánh hoa có màu trắng, dày, có nhiều nhị đực nhưng chỉ có duy nhất 1 nhuỵ cái. Trong đó, nhuỵ cái có 3 bộ phận đầu nhuỵ, vòi nhuỵ và bầu cấu tạo thành. Đầu nhuỵ cái thông thường cao hơn bao phấn, dưới bầu hoa có đĩa mật, đĩa mật to hơn bầu hoa có thể tiết ra mật hấp dẫn côn trùng đến hút mật truyền phấn. Nhìn chung cây cam sành Bố Hạ có hình dạng, màu sắc và số cánh hoa tương tự cây cam sành Hàm Yên. Các chỉ tiêu chiều dài cánh hoa, số chỉ nhị/hoa, chiều dài chỉ nhị và chiều dài nhụy thấp hơn cây cam sành Hàm Yên. 3.1.1.4. Đặc điểm hình thái quả Quả cam sành Bố Hạ có dạng hình cầu dẹt, đáy quả bằng, túi tinh dầu nổi rõ. Đặc điểm này khác hẳn với quả cam sành Hàm Yên (đáy lõm, túi tinh dầu nổi). Vỏ quả, ruột quả và tép có màu vàng sậm tương tự như cam sành Hàm Yên. Tép cam sành Bố Hạ mọng, giòn, ăn rất ngon. Cây cam sành Bố Hạ sinh trưởng tốt khi trồng tại Thái Nguyên, cây cho năng suất và chất lượng quả tốt. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, cam sành Bố H ạ có nhiều đặc điểm chung của các dòng giống cam nói chung, điểm khác biệt rõ ràng nhất so với các giống cam khác thể hiện ở hình thái tán, màu sắc của ruột quả. 3.1.2. Kết quả nghiên cứu đa dạng di truyền của cam sành Bố Hạ bằng chỉ thị phân tử ISSR và RADP 3.1.2.1 Tách chiết DNA tổng số từ mẫu lá nghiên cứu Ba mươi hai mẫu cam quýt thu thập được tách chiết DNA tổng số từ lá non, kết quả điện di kiểm tra sản phẩm tách chiết trên gel agarose 1,0% được thể hiện trong Hình 3.1.
- 13 Hình 3.1. Kết quả điện di kiểm tra DNA tổng số của các mẫu cam quýt thu thập Kết quả điện di kiểm tra sản phẩm tách chiết DNA tổng số trong hình 1 cho thấy, cả 32 mẫu phân tích đều cho 1 băng DNA sáng, rõ, không đứt gãy, kết quả phân tích nồng độ DNA tổng số cho thấy nồng độ DNA của các mẫu dao động từ 27,5 - 35,5 ng/µL, tỷ số OD260/OD280 dao động trong khoảng 1,85 - 1,95. Như vậy, có thể kết luận đã tách chiết thành công DNA tổng số từ các mẫu cam quýt thu thập, DNA tổng số đủ hàm lượng và độ tinh sạch để thực hiện các nghiên cứu về phân tích đa dạng di truyền bằng chỉ thị phân tử. 3.1.1.2 Kết quả phân tích đa hình sản phẩm PCR với các mồi RAPD và ISSR Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng 13 chỉ thị phân tử DNA trong đó có 10 chỉ thị RAPD và 3 chỉ thị ISSR để đánh giá đa dạng di truyền các mẫu cam quýt thu thập. Kết quả thu được được tổng hợp ở bảng 3. Kết quả điện di kiểm tra sản phẩm PCR với mồi OPA-08 và mồi ISSR-T1 được thể hiện trong Hình 3.2. Hình 3.2. Hình ảnh điện di kiểm tra sản phẩm PCR với mồi OPA-08 (trên) và mồi ISSR-T1 (dưới) Ghi chú: M: Thang chuẩn DNA 1kb, đường chạy từ 1-30: là 30 mẫu nghiên cứu Kết quả phân tích từng cặp mồi tại Bảng 3.6 cho thấy, cả 13 chỉ thị phân tử sử dụng đều cho kết quả đa hình 100%. Không xuất hiện các phân đoạn đồng hình ở toàn bộ 32 mẫu phân tích. Kết quả phân tích cũng cho thấy, các chỉ thị RAPD cho tổng số phân đoạn đa hình dao động từ 10
- 14 phân đoạn (mồi OPQ-18 và OPT-01) đến 14 phân đoạn (mồi OPB-18), các chỉ thỉ ISSR cho số phân đoạn đa hình dao động từ 5 - 9 phân đoạn. Từ kết quả phân tích đa hình sử dụng các 10 chỉ thị phân tử RADP và 3 chỉ thị phân tử ISSR, sử dụng phần mềm NTSYSpc 2.1 để xây dựng sơ đồ hình cây phân nhóm di truyền và khoảng cách di truyền, sơ đồ hình cây thể hiện các nhóm di truyền của 32 mẫu cam, quýt phân tích được thể hiện trong Hình 3.3. Hình 3.3. Sơ đồ hình cây về mối quan hệ di truyền của 32 mẫu giống cam quýt nghiên cứu (coefficient: hệ số tương đồng di truyền) Sơ đồ mô tả quan hệ di truyền của 32 mẫu giống cam quýt tại Hình 3.5 cho thấy, hệ số tương đồng di truyền giữa các mẫu cam nghiên cứu dao động trong khoảng từ 0,64 - 1,00; chứng tỏ rằng các mẫu cam có sự đa hình cao về mặt di truyền. Từ kết quả trên cho thấy, cam sành Bố Hạ và cam sành Hàm Yên, cam sành Hà Giang thuộc 2 nhóm phát sinh khác nhau với hệ số tương đồng di truyền là 0,75. Trong nghiên cứu đánh giá đa dạng di truyền của 36 mẫu giống cam địa phương Việt Nam bằng chỉ thị SSR của Lê Thị Thu Trang và cộng tác viên (2021) [57] cũng đã xác định được cam sành Bố Hạ là phân nhóm tách riêng với so với các giống cam còn lại của Việt Nam. 3.1.3. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng các đợt lộc của giống cam sành Bố Hạ Kết quả nghiên cứu mối liên hệ giữa các đợt lộc của cam sành Bố Hạ cho thấy: Trong một năm, cây cam Bố Hạ ra 4 đợt lộc chính là lộc Xuân, Hè, Thu và Đông. Cành vụ Xuân chủ yếu làm cành quả (cành mang hoa và quả) và cành vụ Thu (nguồn cành mẹ sinh ra cành quả năm sau) là hai loại cành quan trọng quyết định năng suất của cây. So sánh với cam sành Hàm Yên trồng và chăm sóc trong cùng điều kiện, thời gian xuất hiện các đợt lộc của cam sành Bố Hạ đều sớm hơn so với cam sành Hàm Yên.
- 15 Trong cùng 1 điều kiện sinh thái, cam sành Bố Hạ nở hoa và chín sớm hơn cam sành Hàm Yên từ 14-27 ngày, và cam sành Bố Hạ thuộc dạng chín tương đối sớm, lứa quả chín đầu tiên có thể thu hoạch vào đầu tháng 11 hàng năm, trong khi các cam sành Hàm Yên chỉ có thể thu hoạch từ tháng 12 đến Tết âm lịch, đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt sự khác biệt giữa hai giống cam sành Hàm Yên và cam sành Bố Hạ.So sánh giữa cam sành Bố Hạ và cam sành Hàm Yên cho thấy, các đợt lộc của cam sành Bố Hạ đều xuất hiện sớm hơn so với cam sành Hàm Yên khi được trồng cùng địa điểm, cùng mật độ chế độ chăm sóc. Cam sành Bố Hạ nở hoa và quả chín sớm, lứa quả chín đầu tiên có thể thu hoạch vào đầu tháng 11 hàng năm, đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt sự khác biệt giữa hai giống cam sành Hàm Yên và cam sành Bố Hạ. Cam sành Bố Hạ trồng tại Thái Nguyên có 4 đợt lộc và tỷ lệ giữa các đợt lộc trong năm tương đồng với đa số các giống cam khác nhau, tuy nhiên, thời gian xuất hiện các đợt lộc sớm và có thời gian ra hoa tương đồng với thời gian ra hoa đợt 1 của cam Tây Giang. 3.1.4. Kết quả nghiên cứu nguồn gốc phát sinh và mối liên hệ giữa các đợt lộc ở cây cam sành Bố Hạ 3.1.4.3. Nguồn gốc phát sinh và sự hình thành các loại cành theo chức năng mang quả của lộc vụ Xuân năm 2019 Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở sơ đồ Hình 3.4 cho thấy, đợt lộc vụ xuân 2019 hình thành hai loại cành chính là cành mang hoa (thường được gọi là cành quả) chiếm 81,1 % tổng số cành vụ Xuân và cành dinh dưỡng (là loại không mang hoa) chiếm 18,9 %. Hình 3.4. Sơ đồ nguồn gốc phát sinh cành vụ Xuân năm 2019 và tỷ lệ cành Xuân theo chức năng mang quả 3.1.4.4. Nguồn gốc phát sinh và mối liên hệ giữa các đợt lộc vụ Hè, Thu và Đông ở cây cam sành Bố Hạ năm 2019 Kết quả nghiên cứu cho thấy: năm 2019 (năm được mùa), cây ra nhiều hoa và mang nhiều quả, cành vụ Xuân là loại cành ra hoa và mang quả trong năm (yếu tố quyết định năng suất của cây cam sành Bố Hạ) được
- 16 hình thành chủ yếu từ cành vụ Thu năm trước (2018). (hình 3.6) 3.1.3.2. Nguồn gốc phát sinh và mối liên hệ giữa các đợt lộc vụ Hè, Thu, Đông ở cây cam sành Bố Hạ năm 2020 Năm 2020 là năm mất mùa, cây ra ít hoa và cho năng suất thấp. Từ kết quả theo dõi 2 năm (2019 và 2020) cho thấy: chu kỳ sinh trưởng 1 năm của cây cam sành Bố Hạ có tính quy luật rõ nét, cành vụ Xuân chủ yếu phân hóa thành các loại cành quả, cành vụ Thu hàng năm là cành mẹ của cành quả năm sau. Đây là yếu tố rất quan trọng liên quan đến việc tác động các biện pháp kỹ thuật canh tác nhằm thúc đẩy sự phát sinh và sinh trưởng của lộc Thu để có năng suất cao, ổn định hàng năm. 3.1.3.3. Tỷ lệ các loại cành theo chu kỳ sinh trưởng trong năm và phân tích tương quan tỷ lệ cành vụ thu với năng suất quả Năm 2019 và 2021 là năm cây ra nhiều quả (năm được mùa) và năm 2020 là năm cây ra ít quả (năm mất mùa). Những năm cây ra nhiều quả (được mùa) tỷ lệ cành Xuận rất cao, những năm cây ra ít quả (mất mùa) thì tỷ lệ cành Xuân rất thấp, nhưng tỷ lệ cành Thu lại rất cao. Quy luật phát sinh này có thể làm căn cứ đề giải thích hiện tượng ra qua cách năm ở cây có múi nói chung và cây cam sành Bố Hạ nói riêng. Có thể kết luận rằng: Nguồn gốc các đợt lộc có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đợt lộc trước là cành mẹ của đợt lộc sau. Trong đó, lộc Xuân chủ yếu hình thành cành mang hoa và quả, cành thu là cành mẹ sinh ra cành quả năm sau, vì vậy cành Xuân và cành Thu là hai loại cành quan trọng quyết định năng suất của cây. Những năm cây ra nhiều quả (năm được mùa), tỷ lệ cành Xuân so với tổng số cành mọc trong cả năm rất cao, trong khi đó tỷ lệ cành Thu rất thấp. Những năm cây ít quả (năm mất mùa) tỷ lệ cành Xuân rất thấp nhưng tỷ lệ cành Thu rất cao. Tương quan tuyến tính giữa tỷ lệ cành Thu và năng suất quả năm sau của cây cam thể hiện mức tương quan rất chặt chẽ (hệ số tương quan r = 0,81). 3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của cam sành Bố Hạ 3.2.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của cắt tỉa đến sinh trưởng và năng suất cây cam sành Bố Hạ 3.2.1.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đến sinh trưởng của các đợt lộc và tỷ lệ ra lộc theo mùa vụ ở giống cam sành Bố Hạ Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp cắt tỉa theo phương pháp của Viện Nghiên cứu Rau quả và phương pháp khai tâm. Giống cam sành Bố Hạ, lộc Xuân và lộc Thu chiếm tỷ lệ cao hơn các loại chồi hè và đông với xu hướng: năm sai quả, lộc Xuân đóng vai trò chủ đạo và năm cây ra ít quả lộc thu chiếm ưu thế vượt trội. Đánh giá chung, các biện pháp cắt tỉa,ở cả hai phương pháp đều có tác
- 17 dụng tích cực trong việc điều tiết tỷ lệ lộc xuân và làm tăng tỷ lệ lộc thu hàng năm, ảnh hưởng quan trọng đến quá trình ra hoa, đậu quả, tạo tiền đề nâng cao năng suất cây trồng. Kết quả cũng cho thấy, năm 2019 (năm ít quả) phương pháp cắt tỉa theo Viện Nghiên cứu Rau quả cho hiệu quả cao hơn so với cắt tỉa theo phương pháp khai tâm trong việc tăng tỷ lệ cành Thu. Năm 2020, phương pháp cắt tỉa khai tâm (công thức 2) giúp tỷ lệ ra lộc Thu cao nhất, tăng từ 57,2% ở công thức đối chứng không cắt tỉa lên 61,2%. Điều này có ý nghĩa đến việc hình thành năng suất của năm tiếp theo (năm 2021). Kết quả này cũng cho phép khẳng định rằng đối với năm cam sành Bố Hạ sai quả, phương pháp cắt tỉa của Viện Nghiên cứu Rau quả là phù hợp, những năm cam sành Bố Hạ ít quả, phương pháp cắt tỉa khai tâm là phù hợp. 3.2.1.2. Ảnh hưởng của phương pháp cắt tỉa đến tỷ lệ đậu quả và các yếu tố cấu thành năng suất của cam sành Bố Hạ Có thể kết luận: hai phương pháp cắt tỉa có ý nghĩa và tác dụng tăng năng suất quả ở cây cam sành Bố Hạ nghiên cứu, tuy nhiên cần áp dụng trong điểu kiện cụ thể từng năm theo tình hình sinh trưởng ra hoa của cây. Những năm sai quả, phương pháp cắt tỉa theo Viện Nghiên cứu Rau quả cho hiệu quả cao hơn so với cắt tỉa theo phương pháp khai tâm, những năm ít quả, phương pháp cắt tỉa khai tâm là phù hợp. 3.2.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp khoanh vỏ đến năng suất, chất lượng cây cam sành Bố Hạ 3.2.2.1. Ảnh hưởng của khoanh vỏ đến thời gian nở hoa của cây cam sành Bố Hạ Khoanh vỏ có tác dụng giúp thời gian hoa nở sớm hơn, thời gian khoanh vỏ phù hợp đối với cây cam sành Bố Hạ trồng tại Thái Nguyên là ngày 15/11 năm trước. Việc ra hoa sớm, thời gian nở hoa rộ ngắn có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất cây ăn quả nói chung và cây cam sành Bố Hạ nói riêng, giúp thời gian chín của quả sớm, đều và tập trung. Thời gian chín sớm của cam sành Bố Hạ giúp giảm sự cạnh tranh với các giống cam khác, tăng giá thành sản phẩm. Thời gian chín tập trung của cam sành Bố Hạ giúp cho việc chăm sóc, thu hoạch được thuận lợi hơn, giảm chi phí sản xuất. 3.2.2.2. Ảnh hưởng của khoanh vỏ đến tỷ lệ đậu quả của cam sành Bố Hạ Thời gian khoanh vỏ vào ngày 15/11/2018, tỷ lệ đậu quả đạt cao nhất. Sự khác biệt về tỷ lệ đậu quả giữa các công thức thí nghiệm hoàn toàn có ý nghĩa thống kê ở mức 95%. Kết quả theo dõi năm 2020 (là năm cam sành Bố Hạ trong nghiên cứu này ra ít quả) cũng cho kết quả tương tự như năm 2019. Khoanh vỏ vào ngày 15/11/2019 (CT3) cho tỷ lệ đậu quả năm 2020 đạt cao nhất (đạt 11,06%) và cao
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 312 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 187 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 207 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 21 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 9 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 28 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn