intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của cây Ban Âu (Hypericum perforatum L.) và một số biện pháp kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất, chất lượng dược liệu tại Tân Lạc, Hòa Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

7
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của cây Ban Âu (Hypericum perforatum L.) và một số biện pháp kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất, chất lượng dược liệu tại Tân Lạc, Hòa Bình" nhằm đánh giá được đặc điểm sinh vật học của cây Ban Âu (H. perforatum) trồng tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình; Xác định được một số biện pháp kỹ thuật canh tác chủ yếu (thời vụ, mật độ, phân bón và thời điểm thu hoạch) đối với cây Ban Âu (H. perforatum) trồng tại vùng khí hậu mát của huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của cây Ban Âu (Hypericum perforatum L.) và một số biện pháp kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất, chất lượng dược liệu tại Tân Lạc, Hòa Bình

  1. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM -------- TRẦN DANH VIỆT NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CỦA CÂY BAN ÂU (HYPERICUM PERFORATUM L.) VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU TẠI TÂN LẠC, HÒA BÌNH. Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số : 9620110 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Hà Nội, 2023
  2. ii Công trình được hoàn thành tại: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Đoàn Thị Thanh Nhàn Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Nguyễn Bá Hoạt Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Vào lúc ... giờ, ngày … tháng … năm … Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam 2. Thư viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây Ban Âu (Hypericum perforatum L.) còn được biết đến với tên khác như cỏ Tipton, cỏ Thánh John (St. John’s Wort). Cây có nguồn gốc ở Châu Âu, sau đó được du nhập vào Mỹ, Australia và mọc hoang dại trên nhiều đồng cỏ. Cây phân bố địa lý tự nhiên theo nhiệt độ ở vùng cận nhiệt đới thuộc Châu Âu, Bắc Mỹ, Tiểu Á, Ấn Độ, Nga và Trung Quốc. Cây Ban Âu được nhân loại biết đến từ rất lâu đời, bộ phận sử dụng làm thuốc là phần thân lá của cây khi hoa nở. Việc sử dụng loài này như một phương thuốc thảo dược để điều trị nhiều loại bệnh bên trong và bên ngoài có từ thời Hy Lạp cổ đại. Kể từ đó, nó vẫn là một phương pháp điều trị phổ biến cho chứng lo âu, trầm cảm, vết cắt và bỏng, ngoài ra dầu của cây được sử dụng để làm liền sẹo, làm lành vết thương và làm dịu chỗ đau nhanh chóng. Nghiên cứu gần đây cho thấy hiệu quả của loại thảo mộc này trong việc điều trị các bệnh khác, bao gồm ung thư, rối loạn liên quan đến viêm và các bệnh do vi khuẩn và vi rút, đồng thời như một chất chống oxy hóa và bảo vệ thần kinh. Ban Âu được biết đến nhiều nhất như một loài thảo mộc điều trị chính của bệnh trầm cảm, hiện là một bệnh phổ biến hiện nay, tác dụng phụ của thuốc chế từ cây Ban Âu ít hơn tác dụng phụ của một số loại thuốc trị trầm cảm khác. Năm 2006, cây Ban Âu được nhập nội vào Việt Nam, cây sinh trưởng, phát triển tốt, ra hoa, kết quả và thu được hạt làm giống ở các vùng có khí hậu mát như Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sa Pa (Lào Cai). Tuy nhiên để nhân rộng sản xuất, hướng tới tạo vùng trồng dược liệu Ban Âu ổn định, cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp trong nước và xuất khẩu cần tiếp tục nghiên cứu trồng và phát triển Ban Âu tại Việt Nam. Các nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học của cây Ban Âu, làm cơ sở xác định được một số biện pháp kỹ thuật canh tác chủ yếu và xây dựng mô hình trồng là hết sức cần thiết. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của cây Ban Âu (Hypericum perforatum L.) và một số biện pháp kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất, chất lượng dược liệu tại Tân Lạc, Hòa Bình”. 2. Mục tiên nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá được đặc điểm sinh vật học của cây Ban Âu (H. perforatum L.) làm cơ sở nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác chính góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất dược liệu Ban Âu cho
  4. 2 năng suất cao, chất lượng tốt ở khu vực miền núi có khí hậu mát của huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được đặc điểm sinh vật học của cây Ban Âu (H. perforatum L.) trồng tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. - Xác định được một số biện pháp kỹ thuật canh tác chủ yếu (thời vụ, mật độ, phân bón và thời điểm thu hoạch) của cây Ban Âu (H. perforatum L.) trồng tại vùng khí hậu mát của huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. - Xây dựng được mô hình áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật sản xuất dược liệu Ban Âu cho năng suất, chất lượng tốt và hiệu quả kinh tế cao tại vùng miền núi của huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Bổ sung và cung cấp những dẫn liệu khoa học mới về đặc điểm sinh vật học của cây Ban Âu (H. perforatum) trồng tại Tân Lạc (Hòa Bình) và một số biện pháp kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất, chất lượng dược liệu. - Là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và sản xuất dược liệu Ban Âu tại Việt Nam. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xác định được các biện pháp kỹ thuật chính về thời vụ, mật độ, phân bón, thời điểm thu hoạch dược liệu của cây Ban Âu tại Tân Lạc (Hòa Bình) đạt năng suất dược liệu cao, hàm lượng hoạt chất tốt. - Góp phần bổ sung một cây trồng - cây dược liệu mới vào cơ cấu cây trồng của vùng Tân Lạc (Hòa Bình), tăng cường khai thác và sử dụng đất đai có hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân miền núi phía Bắc. - Xây dựng được vùng nguyên liệu dược liệu Ban Âu cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước có nhu cầu và xuất khẩu. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu trồng cây Ban Âu tại xã Nam Sơn, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Xã Nam Sơn là một trong 5 xã vùng cao của huyện Tân Lạc, có độ cao 850 - 900 m so với mực nước biển, khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm từ 20 - 25 oC, lượng mưa 1800 - 2000 mm phù hợp với nhu cầu sinh thái của cây Ban Âu.
  5. 3 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án là một trong những công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của cây Ban Âu về sinh trưởng, phát triển và hình thái, giải phẫu (thân, cành, lá, hoa, quả, hạt,...) cây Ban Âu trồng tại vùng khí hậu mát của huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Đã nghiên cứu hoàn thiện được một số biện pháp kỹ thuật canh tác về thời vụ, mật độ, phân bón, thời điểm thu hoạch để làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy trình canh tác cây Ban Âu tại Tân Lạc, Hòa Bình cho năng suất cao và hàm lượng hoạt chất tốt đáp ứng nhu cầu sản xuất dược liệu Ban Âu đại trà. Kết quả nghiên cứu đã phân tích và đánh giá được hàm lượng hoạt chất hypericin trong cây Ban Âu đạt 0,169 %, hàm lượng này tương đương với các kết quả công bố về trồng Ban Âu ở các nước châu Âu, châu Mỹ và các nước khác. 6. Bố cục của luận án Luận án được trình bày trong 117 trang A4, bao gồm phần Mở đầu (5 trang); Chương 1. Tổng quan tài liệu (40 trang); Chương 2. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu (15 trang); Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (55 trang); Kết luận và đề nghị (2 trang); Đã sử dụng 130 tài liệu tham khảo, trong đó có 12 tài liệu tiếng Việt, 114 tài liệu tiếng Anh và 4 tài liệu Web. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Giới thiệu chung về cây Ban Âu Chi Hypericum (họ Hypericaceae) bao gồm 484 loài phân bố ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Cây phân bố địa lý tự nhiên theo nhiệt độ ở vùng cận nhiệt đới, cây xuất hiện trên khắp lục địa của Châu Âu, ngoại trừ vùng cực Bắc. Ban Âu đã theo chân những người định cư Châu Âu đến bất cứ nơi nào họ đã đi trên thế giới và du nhập vào Bắc và Nam Mỹ, Bắc Phi, Nam Phi, Châu Á, New Zealand và Úc. Ban Âu được nhập nội vào Việt Nam từ năm 2006, khi mới nhập về gọi là Ban di thực hay Ban Âu. Cây đã được đánh giá thích nghi ở một số vùng sinh thái như Hà Nội, Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sa Pa (Lào Cai). 1.1.2. Đặc điểm thực vật học Ban Âu là cây thân thảo, khi cây trưởng thành sẽ hóa gỗ ở gốc, sống một năm hoặc 2 - 3 năm, cao từ 0,3 m đến 1 m. Thân cây thẳng, phân nhánh nhiều, từ một gốc có thể mọc ra nhiều thân. Thân có thể mọc lan trên mặt đất và phát sinh rễ ở vị trí tiếp xúc, thân màu lục sáng thường có màu hơi
  6. 4 đỏ. Lá Ban Âu không có cuống, có hình thuôn, dài khoảng 2 - 3 cm, rộng 0,8 - 1,0 cm, lá mọc đối, phần gốc phiến lá ôm sát với thân hoặc cành trên cây. Lá có màu xanh lục hoặc xanh vàng có rải rác các chấm mờ bên trong làm cho chiếc lá trông như đục lỗ khi cầm lên ánh sáng, đây là những lỗ thủng tạo nên tên gọi loài của nó là "perforatum". Hoa Ban Âu thường nở vào mùa hè, cây có nhiều hoa (khoảng 25 -100 hoa) mọc thành chùm ở ngọn và đỉnh cành. Hoa có cuống ngắn, đường kính hoa khoảng 2 cm, có 5 cánh hoa màu vàng đến vàng cam tươi. Quả dài từ 5 - 10 mm, quả nang chia làm 3 ngăn có nhiều hạt đính vào trục chính của quả. Khi quả chín, vỏ hạt có màu đỏ nhạt hay đỏ tía. Hạt tròn nhỏ dài 1 mm, màu nâu sẫm, có mùi nhựa như nhựa thông, trung bình 1 cây có khoảng 15.000 - 33.000 hạt. 1.1.3. Yêu cầu sinh thái Cây Ban Âu thường được tìm thấy trong các khu rừng được khai thác quá mức và trên các cánh đồng bị bỏ hoang. Hạt nảy mầm vào mùa xuân ra hoa và kết hạt vào cuối mùa hè. Một số nghiên cứu trước đây tại Iran đã phát hiện ra rằng độ cao có ảnh hưởng đáng kể đến sự tăng trưởng và sự trao đổi chất thứ cấp của Ban Âu và hàm lượng flavonoid giảm khi độ cao tăng lên. Ngoài ra, lượng tannin, axit ascorbic và cartenoid khác nhau ở độ cao khác nhau. Tuy nhiên, độ cao 1.250 mét so với mực nước biển và lượng mưa hơn 760 mm là điều kiện tốt nhất cho loài thực vật này trong môi trường sống tự nhiên, nhưng nó cũng có thể phát triển ở độ cao hơn. Độ cao hơn 1.500 mét so với mực nước biển và lượng mưa dưới 500 mm làm giảm sự phát triển của cây con. 1.1.4. Công dụng Trong nhiều thế kỷ, người châu Âu đã sử dụng Ban Âu để điều trị một số bệnh như lo lắng, cảm lạnh, trầm cảm, sa dạ con, trĩ, co thắt cơ tử cung trong thời kỳ kinh nguyệt, nhiễm trùng da và vết thương. Trên thực tế, từ lâu đời con người đã biết sử dụng loại thảo dược nảy để chữa tụ máu, bỏng, vết thương và kích ứng da, đến từ nhà thảo mộc học người Hy Lạp của thế kỷ 1 trước công nguyên, Dioscorides, sinh viên người La Mã ở thế kỷ 1 trước công nguyên, Plenius và bác sĩ Hy Lạp của thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, cha đẻ của Y học, Hippocrates. Nghiên cứu gần đây cho thấy hiệu quả của loại thảo mộc này trong việc điều trị các bệnh khác, bao gồm ung thư, rối loạn liên quan đến viêm và các bệnh do vi khuẩn và vi rút, đồng thời như một chất chống oxy hóa và bảo vệ thần kinh.
  7. 5 1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 1.2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 1.2.1.1. Nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học cây Ban Âu Nghiên cứu về điều kiện sinh thái thích hợp cho sự phát triển của cây trồng, đặc điểm thực vật học cũng như đặc điểm giải phẫu của mỗi loài. Quá trình sinh tổng hợp các thành phần hoạt tính trong cây thuốc nói chung và cây Ban Âu nói riêng bị ảnh hưởng đáng kể bởi các yếu tố môi trường như nhiệt độ, ánh sáng và độ ẩm tương đối. Các điều kiện môi trường khác nhau gây ra sự thay đổi về chất lượng và số lượng của các hợp chất sinh học hoạt động của cây thuốc. Nhiều nghiên cứu cho thấy hàm lượng hypericin và pseudohypericin bị thay đổi dưới ảnh hưởng của cường độ ánh sáng, chất lượng và quang chu kỳ. Nghiên cứu về hình thái học thực vật cây Ban Âu đã mô tả, giải phẫu đặc điểm hình thái thân, rễ, lá, hoa, quả, hạt. Nghiên cứu hiện tại đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường và các giai đoạn phát triển của Ban Âu đến sự tích tụ và tổng hợp hypericin và pseudohypericin (Hy-G), các thành phần hoạt tính sinh học chính trong cây. 1.2.1.2. Nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật trồng đối với cây Ban Âu a) Nghiên cứu về thời vụ cây Ban Âu Hạt Ban Âu được gieo vào đầu hoặc cuối mùa xuân và cuối mùa hè, mùa thu. Hạt có thể được gieo trong nhà lưới 4 - 5 tuần trước tránh thời tiết lạnh, gieo hạt trong chậu hoặc vại, hoặc gieo trực tiếp vào luống trong vườn ươm. Hạt cũng có thể được gieo trực tiếp ra khu sản xuất vào mùa thu hoặc mùa xuân trước khi có đợt sương giá cuối cùng. Cây được trồng vào cuối xuân hoặc đầu mùa hè trước đợt lạnh cuối cùng trong năm. Cây phát triển và tái sinh tốt sau mùa đông giá rét. b) Nghiên cứu về phân bón cây Ban Âu Nghiên cứu của Pânzaru và Gille (2001) đã đưa ra đề nghị cho mức phân xanh từ 10, 15, 25, 30 đến 40 tấn/ha; với phân đạm từ 30, 35, 60, 80, 100 kg N/ha; phân lân ở mức từ 20, 25, 50, 90 kg P/ha; và phân kali từ 10, 30, 35 và 60 kg K/ ha. Trên thực tế, những cây này được canh tác tại Iran và được bón phân ở mức 250 kg/ha N và 100 kg/ha P đã làm tăng năng suất với 10.539 kg/ha so với đối chứng không dùng thêm phân bón chỉ đạt 7.458 kg/ha, làm tăng số lượng hoa trên cây và hàm lượng hoạt chất hypericin . Bên cạnh đó, việc sử dụng phân xanh làm nền cho đất và bón thêm phân vô cơ cũng có ảnh hưởng rõ ràng đến năng suất hoa khô với 30 tấn phân xanh/ha được bón lót 1 lần trước khi cày xới kỹ và 45 kg N + 45 kg P2O5/ha được bón mỗi năm đã thu được tổng năng suất hoa khô cao nhất
  8. 6 với 8.410 kg/ha (năm 1 - 610 kg/ha; năm 2 - 3.990 kg/ha và năm 3 - 3.810 kg/ha) trong 3 năm thu hoạch. c) Nghiên cứu về mật độ trồng cây Ban Âu Trong nghiên cứu của Azizi và cộng sự (2002) đã dùng khoảng cách là 40 x 25 cm để tiến hành thí nghiệm về ảnh hưởng của ni tơ và phốt pho đến hàm lượng flavonoid của cây Ban Âu. Nhưng đến thí nghiệm so sánh chuyển chỗ của hai loài Ban Âu được cải tiến so với loài cỏ hoang của người dân Iran thì Azizi và cs (2011) lại dùng mật độ thưa hơn 30 x 40 cm là thích hợp. d) Nghiên cứu về thời điểm thu dược liệu Ban Âu Như báo cáo của Tekel’ová D. Và Mrlianová M. (2001) cho thấy, thời điểm thu hoạch dược liệu có ảnh hưởng đến hàm lượng hoạt chất trong cây Ban Âu. Cụ thể, với nghiên cứu này, chỉ thu hoạch phần ngọn của cây (thu phần hoa, trong giai đoạn trước khi hoa nở đến thời kỳ hoa nở rộ), cây bắt đầu được thu hái từ năm thứ 2 trở đi, kết quả thu hoạch năm thứ 2 cho thấy năng suất dược liệu khô từ 8,12 tấn đến 14,87 tấn/ha và thu hái năm thứ 3 cho năng suất 8 tấn/ha. Với hàm lượng hoạt chất thay đổi từ 0,06 đến 0,13 % và 21,7 đến 27,9 % chiết được bằng ethanol 60 %. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 1.2.2.1. Nghiên cứu di thực cây Ban Âu Cây Ban Âu được di thực vào Việt Nam năm 2006, cây đã được trồng thử nghiệm ở một số vùng sinh thái như Hà Nội, Tam Đảo và Sa Pa. Kết quả nghiên cứu đã xác định vùng trồng thích hợp là những nơi có điều kiện khí hậu và đất đai của các vùng có khí hậu mát như Tam Đảo, Sapa có nhiệt độ bình quân năm khoảng 25 oC. Cây sinh trưởng, phát triển tốt ra hoa vào tháng 5 - 6, kết quả và hạt chín vào tháng 7 - 8. Trong khi đó nếu gieo trồng ở vùng đồng bằng (Hà Nội) cây phát triển kém, tỷ lệ sống và phân cành thấp, cây chỉ sống được vào thời vụ đông xuân và héo chết vào các tháng hè nóng. Kết quả nghiên cứu các đặc điểm nông sinh học cây Ban Âu (H. perforatum L.) di thực tại Bắc Hà - Lào Cai cho thấy cây Ban Âu di thực sinh trưởng và phát triển tốt, có thời gian sinh trưởng từ khi gieo đến khi ra hoa rộ là 219 ± 4 ngày, năng suất dược liệu đạt 2,82 ± 0,16 tấn khô/ha. Thời gian từ gieo đến khi quả chín thu hạt khoảng giữa tháng 8 là 272 ± 9 ngày, năng suất hạt đạt 460,33 ± 17,79 kg/ha. Hạt có tỷ lệ nảy mầm cao 90,67 %. 1.2.2.2. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng Ban Âu Nguyễn Văn Thuận và cộng sự (Viện Dược liệu) đã nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng cây Ban Âu tại Tam Đảo. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất và chất lượng cây Ban Âu với 6 thời
  9. 7 vụ khác nhau (15/9; 15/10; 15/11; 15/12; 15/01; 15/02) đã xác định thời vụ gieo hạt 15/9 là thời vụ thích hợp nhất cho năng suất dược liệu đạt 27,08 tạ/ha. Nghiên cứu về phân bón trên cây Ban Âu tại Tam Đảo đã lựa chọn được công thức (tính trên 1 ha): 10 tấn phân chuồng hoai mục + 150 kg N + 150 kg P2O5 + 120 kg K2O cho năng suất đạt từ 28,7 tạ/ha đến 30,5 tạ/ha. Nghiên cứu về khoảng cách trồng với 4 công thức 20 x 10 cm, 20 x 20 cm, 20 x 30 cm và 20 x 40 cm. Kết quả cho thấy mật độ trồng thích hợp là 25 vạn cây/ha với khoảng cách trồng là 20 x 20 cm năng suất thực thu đạt 27,99 tạ/ha. Thời gian thu hoạch Ban Âu tại Tam Đảo thích hợp nhất là vào tháng 6 hàng năm khi cây nở hoa rộ, đây cũng là thời điểm hàm lượng hypericin và năng suất sinh học tích lũy được cao nhất. 1.3. Tổng quan điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu Xã Nam Sơn nằm ở phía Tây Nam của huyện Tân Lạc. Phía đông giáp xã Lũng Vân, phía tây giáp huyện Mai Châu (Hòa Bình), phía nam giáp huyện Bá Thước (Thanh Hóa), phía bắc giáp xã Quyết Chiến. Diện tích 2,03 km², dân số là 1.586 người, mật độ dân số đạt 78 người/km². Xã Nam Sơn là một trong 5 xã vùng cao của huyện Tân Lạc, có độ cao 850 - 900 m so với mực nước biển, khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm từ 20 - 25 oC, lượng mưa 1800 - 2000 mm. Tháng 01 năm 2020, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của ba xã Nam Sơn, Bắc Sơn và Lũng Vân thành xã Vân Sơn. Tổng diện tích 5,55 km², dân số là 5.346 người, mật độ dân số đạt 76 người/km². Xã Vân Sơn chủ yếu là các hoạt động sản xuất Nông lâm nghiệp thủy sản chiếm 75,6 % cơ cấu kinh tế của xã, bởi vậy việc đưa một đối tượng cây trồng mới là cây dược liệu Ban Âu vào cơ cấu cây trồng của địa phương là hoàn toàn phù hợp để tăng cường khai thác và sử dụng đất đai có hiệu quả, giúp tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho bà con người dân ở đây. 1.4. Một số nhận xét rút ra từ tổng quan Cây Ban Âu (H. perforatum L.) là cây dược liệu quý có nhiều tác dụng, thành phần thuốc chính của Ban Âu là hypericin, pseudohypericin, hyperforin và andhyperforin, có tác dụng chống trầm cảm, kháng vi-rút, chống ung thư, kháng khuẩn và chống viêm, nhưng tác dụng chính đang quan tâm là điều trị bệnh trầm cảm, hiện là một bệnh phổ biến hiện nay. Các sản phẩm của Ban Âu được bán rộng rãi ở nhiều nước Châu Âu đặc biệt là ở Đức và Thụy Sĩ. Tại Mỹ người tiêu dùng rất quan tâm đến vấn đề bổ sung thảo dược vào chế độ ăn uống, năm 2021 thị trường thuốc thảo dược ở Mỹ thu về khoảng 12,35 tỷ đô la, trong đó 32,76 triệu đô la là do doanh số bán Ban Âu và sản phẩm của Ban Âu cũng nằm trong danh sách
  10. 8 top 40 các sản phẩm thảo dược hàng đầu tại các cửa hàng bán lẻ chính thống của Mỹ. Cây Ban Âu được di thực vào Việt Nam từ năm 2006 và đã được đánh giá thích nghi tại một số vùng sinh thái như Hà Nội, Tam Đảo và Sa Pa, kết quả cho thấy cây thích hợp ở các vùng có khí hậu mát nhiệt độ bình quân năm khoảng 25oC, lượng mưa 1.800 - 2.200 mm/năm. Các kết quả nghiên cứu về điều kiện sinh thái của cây Ban Âu trên thế giới cũng cho thấy cây sinh trưởng phát triển phù hợp ở ngưỡng nhiệt độ từ 20oC - 30oC và trong điều kiện chiếu sáng ngày dài. Bởi vậy lựa chọn vùng trồng phù hợp với điều kiện sinh thái của cây Ban Âu chủ yếu ở những vùng miền núi khí hậu mát, trên cơ sở đó đã thực hiện đề tài nghiên cứu tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Ở Việt Nam, đã nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng Ban Âu tại vùng núi có khí hậu mát của Tam Đảo, đã xác định thời vụ gieo hạt vào 15/9, trồng cây vào tháng 3 năm sau và mật độ trồng là 25 vạn cây/ha với khoảng cách trồng là 20 x 20 cm là thích hợp nhất, đã lựa chọn được công thức phân bón là 10 tấn phân chuồng hoai mục + 150 kg N + 150 kg P2O5 + 120 kg K2O, thời điểm thu hoạch dược liệu vào tháng 6 khi cây ra hoa rộ. Tuy nhiên khu vực vùng núi có khí hậu mát của Tam Đảo chủ yếu phát triển du lịch, đất đai sản xuất nông nghiệp nói chung và cây dược liệu nói riêng rất hạn chế. Do vậy rất cần nghiên cứu vùng khác có điều kiện khí hậu tương tự để phát triển vùng trồng cây Ban Âu. Kế thừa các kết quả nghiên cứu trên đề tài đã triển khai nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của cây Ban Âu về sinh trưởng, phát triển và hình thái, giải phẫu (thân, cành, lá, hoa, quả, hạt,...) và một số biện pháp kỹ thuật canh tác về thời vụ, mật độ, phân bón, thời điểm thu hoạch để làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy trình canh tác cây Ban Âu tại Tân Lạc, Hòa Bình cho năng suất cao và hàm lượng hoạt chất tốt, đáp ứng nguồn nguyên liệu dược liệu Ban Âu chất lượng tốt cho thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu. CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu - Hạt giống cây Ban Âu (Hypericum perforatum L.). 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm thực hiện: Xã Nam Sơn, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình - Thời gian thực hiện: Từ tháng 9/2017 đến tháng 9/2021
  11. 9 2.3. Nội dung nghiên cứu (1) Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của cây Ban Âu (Hypericum perforatum L.) trồng tại Tân Lạc - Hòa Bình. - Đánh giá điều kiện tự nhiên tại vùng trồng cây Ban Âu. - Nghiên cứu các chỉ tiêu về hình thái và giải phẫu cây Ban Âu trồng tại Tân Lạc, Hòa Bình. - Đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất chất lượng dược liệu Ban Âu trồng tại Tân Lạc, Hòa Bình. - Đánh giá các chỉ tiêu về hạt giống Ban Âu - Đánh giá một số sâu hại chính trên cây Ban Âu trồng tại Tân Lạc, Hòa Bình. (2) Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất dược liệu Ban Âu tại Tân Lạc, Hòa Bình. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ; mật độ trồng và lượng phân bón; thời điểm thu hoạch đến sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng dược liệu Ban Âu. (3) Xây dựng mô hình trồng cây Ban Âu áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dược liệu Ban Âu tại Tân Lạc, Hòa Bình. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của cây Ban Âu (H. perforatum L.) trồng tại Tân Lạc, Hòa Bình. - Nghiên cứu điều kiện ngoại cảnh của cây Ban Âu tại vùng trồng Xác định một số yếu tố sinh thái - môi trường như địa hình, nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, số giờ nắng. Các yếu tố khí hậu được thu thập tại Trung tâm Quan trắc khí tượng thủy văn (Trạm khí tượng Hòa Bình). - Nghiên cứu các chỉ tiêu về hình thái và giải phẫu cây Ban Âu trồng tại Tân Lạc, Hòa Bình + Phương pháp mô tả hình thái Hình thái các cơ quan sinh dưỡng và sinh sản được quan sát, đo đếm và mô tả đặc điểm tỷ mỉ, chụp ảnh minh họa. Sử dụng phương pháp quan sát, mô tả thông qua quan sát trực tiếp, theo dõi định kỳ liên tục trong mỗi giai đoạn phân tích tiêu bản và mô tả về các chỉ tiêu hình thái: thân, tán, lá, hoa, quả, hạt, hệ rễ và theo dõi thời kỳ phân nhánh, ra hoa, quả, thời điểm quả chín… . Thiết bị: kính soi nổi STECK JSZ5B với thị kính 10x, vật kính 1 - 4,5x vặn xoay vòng, chụp ảnh bằng máy ảnh Sony DSC-HX7V + Phương pháp giải phẫu thực vật
  12. 10 Mẫu rễ, thân, lá tươi được cố định trong cồn 70o cho đến khi loại hết diệp lục trong mô. Sau đó rửa bằng nước cất, rồi cắt thành các lát cắt mỏng từ 2 đến 3 lớp tế bào bằng dao lam. Đối với mẫu rễ và thân, các lát cắt được cắt vuông góc qua rễ, thân; còn đối với mẫu lá, các lát cắt được cắt vuông góc với gân chính tại vị trí chính giữa phiến lá của các lá bánh tẻ. Sau khi cắt xong, các lát cắt có độ mỏng thích hợp được tẩy trong nước javel cho đến khi loại hết các tạp chất trong mô, sau đó được nhuộm trong dung dịch carmin-phèn 3 % trong 24 h. Sau đó, mẫu được rửa 3 lần bằng nước cất rồi nhuộm tiếp bằng xanh methylen 0,01% trong 10 phút, rửa mẫu 3 lần bằng nước cất rồi bảo quản trong glycerin. Làm tiêu bản giọt ép, quan sát các lát cắt, chụp ảnh và mô tả cấu tạo của các cơ quan. Thiết bị: Tiêu bản được quan sát dưới kính hiển vi Nikon YS100 với thị kính 10x có gắn trắc vi, vật kính 4x, 10x, 40x và kính soi nổi STECK JSZ5B với thị kính 10x, vật kính 1 - 4,5x. Chụp ảnh bằng máy ảnh Sony DSC-HX7V. Địa điểm thực hiện tại bộ môn Thực vật học (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) - Đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất chất lượng dược liệu cây Ban Âu trồng tại Tân Lạc, Hòa Bình Bố trí thí nghiệm ô lớn không lặp lại, diện tích thí nghiệm 100 m2, theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, năng suất của cây Ban Âu. - Đánh giá các chỉ tiêu về hạt giống Ban Âu Theo dõi các chỉ tiêu về khả năng cho hạt và khả năng nhân giống từ hạt của cây Ban Âu thông qua các chỉ tiêu về số quả/cây, số hạt/quả, khối lượng 1000 hạt, tỷ lệ nảy mầm của hạt,… - Đánh giá một số sâu hại chính trên cây Ban Âu trồng tại Tân Lạc, Hòa Bình Điều tra thành phần sâu, bệnh hại và mức độ phổ biến được tiến hành theo Quy chuẩn QCVN 01-38:2010/BNNPTNT. 2.4.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác (thời vụ, mật độ, phân bón và thời điểm thu hoạch) góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất dược liệu Ban Âu tại Tân Lạc, Hòa Bình. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất dược liệu Ban Âu. Thí nghiệm 6 thời vụ, triển khai trong 2 vụ 2017 - 2018 và 2018 - 2019 TV 1: Gieo hạt vào 15/9 (ĐC) TV 2: Gieo hạt vào 15/10 TV 3: Gieo hạt vào 15/11
  13. 11 TV 4: Gieo hạt vào 15/12 TV 5: Gieo hạt vào 15/01 TV 6: Gieo hạt vào 15/02 - Bố trí thí nghiệm theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD), một nhân tố với 6 công thức, bốn lần nhắc lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 20m2. Tổng diện tích thí nghiệm là 6 CT x 20 m2 x 4 NL = 480m2 (không kể hàng bảo vệ). Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng dược liệu Ban Âu. Thí nghiệm được triển khai trong 2 vụ 2018 và 2019. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu chia ô (Split-Plot) với 2 nhân tố mật độ và lượng đạm bón, trong đó: nhân tố ô chính là lượng đạm bón (ô lớn) với các mức: Lượng đạm Quy ước công thức 0 kg PB1: 0 kg N + 0 kg P2O5 + 0 kg K2O/ha 90kg PB2: 90 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O/ha 120kg PB3: 120 kg N + 120 kg P2O5 + 80 kg K2O/ha 150kg PB4: 150 kg N + 150 kg P2O5 + 120 kg K2O/ha (Đ/C) Nhân tố ô phụ là mật độ (ô nhỏ) với các mức: Khoảng cách Quy ước công thức 20 cm x 10 cm MD1: Mật độ trồng 500.000 cây/ha 20 cm x 20 cm MD2: Mật độ trồng 250.000 cây/ha 20 cm x 30 cm MD3: Mật độ trồng 166.666 cây/ha Các công thức được nhắc lại 4 lần, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 20 m2. Tổng diện tích thí nghiệm là 12 CT x 20 m2 x 4 NL = 960 m2 (không kể hàng bảo vệ), tỷ lệ N:P:K = 3:3:2 trên nền phân chuồng hoai mục 15.000 kg/ha. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến năng suất và chất lượng dược liệu Ban Âu. Thí nghiệm được triển khai trong 2 vụ 2018 và 2019. Bố trí thí nghiệm 5 thời điểm thu hoạch dược liệu: CT 1: Thu khi cây ra nụ CT 2: Thu khi cây nở hoa 10 % - 20 % CT 3: Thu khi cây nở hoa 30 % - 50 % CT 4: Thu khi cây nở hoa rộ ≥ 70 % CT 5: Thu khi cây tàn hoa
  14. 12 - Bố trí thí nghiệm theo phương pháp khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD), một nhân tố với 5 công thức, bốn lần nhắc lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 20 m2. Tổng diện tích thí nghiệm là 5 CT x 20 m2 x 4 NL = 400 m2 (không kể hàng bảo vệ). 2.4.3. Xây dựng mô hình trồng cây Ban Âu áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất dược liệu Ban Âu tại Tân Lạc, Hòa Bình. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật, lựa chọn các công thức tối ưu về thời vụ, mật độ, phân bón, thời điểm thu hoạch của cây Ban Âu, tiến hành triển khai mô hình sản xuất dược liệu Ban Âu. - Diện tích mô hình: 5000 m2, không nhắc lại. - Triển khai mô hình trong 2 vụ 2020 và 2021. 2.4.4. Đánh giá hàm lượng hoạt chất trong dược liệu Ban Âu Định lượng Hypericin trong dược liệu Ban Âu bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). Theo TCCS dược liệu Ban Âu (Hypericum perforatum L.). - Đối chiếu so sánh hàm lượng hypericin theo Dược điển Mỹ [89]. 2.5. Các chỉ tiêu theo dõi - Các chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên tại vùng trồng cây Ban Âu - Chỉ tiêu về hình thái và giải phẫu cây Ban Âu - Chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng và phát triển - Chỉ tiêu cây giống xuất vườn - Đánh giá các chỉ tiêu về hạt giống - Chỉ tiêu sinh trưởng cây Ban Âu khi thu hoạch dược liệu - Các chỉ tiêu đánh giá về sâu, bệnh hại - Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất dược liệu 2.6. Phương pháp xử lý số liệu Các thí nghiệm được phân tích bằng phần mềm Excel và xử lý thống kê theo chương trình IRRISTAT 5.0 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm sinh vật học của cây Ban Âu (H. perforatum L.) trồng tại Tân Lạc, Hòa Bình. 3.1.1. Điều kiện tự nhiên tại vùng trồng cây Ban Âu. Qua thu thập thông tin điều tra khảo sát về điều kiện tự nhiên, một số đặc điểm khí hậu và địa hình vùng trồng Ban Âu tại xã Nam Sơn. Kết quả cho thấy điều kiện sinh thái khu vực xã Nam Sơn là một vùng núi cao
  15. 13 của huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình có khí hậu mát mẻ nhiệt độ bình quân năm từ 20 oC - 25 oC, lượng mưa 1800 - 2200 mm/năm. Nhiệt độ tối cao không quá 32 oC và tối thấp không dưới 5 oC rất phù hợp cho cây Ban Âu sinh trưởng, phát triển tốt. 3.1.2. Một số các chỉ tiêu về hình thái cây Ban Âu trồng tại Tân Lạc, Hòa Bình 3.1.2.1. Đặc điểm thân cành cây Ban Âu Thân cây Ban Âu mọc thẳng đứng, tròn, nhẵn, phân nhiều nhánh. Cây có cả dạng thân ngầm bò hoặc dạng thân rễ, có nhựa mủ. Thân cây non màu xanh nhạt, trưởng thành có màu lục sáng, thường hơi đỏ và hóa gỗ ở gốc. Cây cao trung bình 66,82 ± 2,35 cm, số nhánh cấp 1/cây là 8,36 nhánh, đường kính thân chính đạt 6,81 ± 0,17 mm, đường kính tán là 27,03 ± 1,01 cm. 3.1.2.2. Đặc điểm hình thái lá Lá Ban Âu là lá đơn, mép nguyên, màu lục xám, không cuống, hình trứng nhọn, thuôn, hoặc elip mọc đối chéo chữ thập, chóp lá tròn. Lá có tuyến là các đốm đen phân bố dọc theo mép lá và rải rác ở trong tế bào thịt lá, thấy rất rõ khi soi dưới ánh sáng mặt trời. Lá có chiều dài trung bình 3,5 ± 0,7 cm, rộng lá 1,5 ± 0,3 cm, tỷ lệ chiều dài lá/chiều rộng lá là 2,33 ± 0,5. 3.1.2.3. Đặc điểm hình thái hoa Hoa nhiều (25 - 100 hoa/thân), cụm hoa dạng xim. Hoa ở đỉnh thân, cành hình thành trước; hoa ở nách lá hình thành sau. Hoa đối xứng tỏa tròn. Đài 5 lá dạng dải, dài 5 - 6 mm, rộng 1,1 mm, chóp nhọn, nhẵn, có các tuyến là các đốm đen nằm sát và song song với gân chính. Cuống hoa, ngắn, nhẵn, dài 2 mm. Cánh hoa màu vàng sáng, 5 cánh, xòe rộng khi nở, dài 13,0 mm, rộng 6 mm, thuôn, đầu tù. Có tuyến là các đốm đen tạo thành vệt song song. 3.1.2.4. Đặc điểm hình thái quả và hạt Quả nang mở bằng 3 mảnh vỏ, quả già có màu nâu đỏ, có dấu vết của đài bên dưới vỏ quả. Hạt nhiều, nhỏ, có màu nâu đen, bóng, hình trụ, dài 1mm. Số hạt/quả đạt 222,33 ± 8,01 hạt và số quả/cây đạt 886,20 ± 20,07 quả. 3.1.2.5. Đặc điểm giải phẫu rễ, thân, lá cây Ban Âu - Vi phẫu rễ Bao phủ ngoài cùng lát cắt của rễ thứ cấp là mô bì thứ cấp gồm các tế bào có vách thứ cấp hóa bần, hình chữ nhật, dẹt xếp đều đặn theo hướng tiếp tuyến. Tiếp đến là mô mềm vỏ dày cấu tạo bởi tế bào hình tròn hay bầu dục, thành mỏng, xếp đều đặn theo hướng tiếp tuyến. Libe thứ cấp gồm những tế bào nhỏ, thành mỏng, xếp đều đặn và liên tục thành vòng tròn và
  16. 14 tập trung dày hơn ở những chỗ tương ứng với các nhánh gỗ. Gỗ thứ cấp chiếm diện tích lớn, không có nhu mô ruột. - Vi phẫu thân Vi phẫu thân non có tiết diện hình bầu dục, thân trưởng thành có tiết diện hình gần tròn. Bao phủ ngoài cùng là biểu bì 1 lớp, gồm những tế bào hình vuông hay hình chữ nhật, có vách sơ cấp mảnh, kích thước to và khá đều, có lỗ khí rải rác. Mặt ngoài biểu bì có lớp cutin răng cưa mỏng. Nằm dưới biểu bì là mô mềm vỏ, gồm 3 - 4 lớp tế bào, hình tròn hay hình bầu dục nằm ngang, kích thước không đều, có vách sơ cấp mỏng. Nội bì tạo thành vòng liên tục, tế bào hình chữ nhật hay đa giác, kích thước không đều. Nằm dưới vòng nội bì là lớp tế bào trụ bì kích thước nhỏ hơn nội bì, có vách sơ cấp mảnh. Libe xếp thành từng cụm, tế bào nhỏ, vách uốn lượn. Vùng gỗ gồm từ 5 - 7 lớp tế bào, xếp thành hình tròn, mạch gỗ to, hình đa giác, nằm rải rác; tia gỗ nhiều. Mô mềm tủy là những tế bào tròn hay hơi đa giác, kích thước không đều, xếp chừa những đạo nhỏ. Phần thân càng già thì mô mềm thoái hóa, thân trở nên rỗng ở phần tủy. - Vi phẫu lá Gân giữa: Mặt trên hơi lõm, tế bào biểu bì hình bầu dục đứng. Biểu bì dưới tế bào gần tròn, nhỏ hơn tế bào biểu bì trên, cả biểu bì trên và biểu bì dưới đều phủ cutin ở vách ngoài tiếp giáp môi trường. Tế bào mô mềm to, hình đa giác, không đều, xếp chừa những đạo nhỏ. Cung libe gỗ hướng về phía dưới: gỗ ở trên, mạch gỗ hình đa giác, tia gỗ rõ; libe ở dưới. Mô dày góc nằm trên gỗ và phía dưới libe. Phiến lá: Tế bào biểu bì trên rất to, hình vuông, bầu dục hay đa giác có cạnh. Mô giậu gồm 1 lớp tế bào thuôn dài. Mô xốp là những tế bào hình bầu dục hay tròn xếp chừa những khuyết nhỏ. Tế bào biểu bì dưới hình bầu dục hẹp, kích thước rất nhỏ so với tế bào biểu bì trên, có nhiều lỗ khí, có các tuyến vông lên rất rõ. 3.1.3. Kết quả các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển cây Ban Âu trồng tại Tân Lạc, Hòa Bình. 3.1.3.1. Kết quả các chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng và phát triển của cây Ban Âu
  17. 15 Bảng 3.7. Thời gian sinh trưởng, phát triển của cây Ban Âu Thời gian từ gieo đến … (ngày) Năm Mọc Ra lá Phân Ra nụ Ra hoa Ra hoa Đậu Quả chín thật nhánh rộ quả (thu hạt) 2018 24 ± 2 34 ± 3 130 ± 3 201 ± 4 215 ± 4 226 ± 4 245 ± 5 270 ± 5 2019 23 ± 3 33 ± 2 131 ± 3 202 ± 4 216 ± 3 225 ± 5 246 ± 4 272 ± 5 Qua theo dõi 2 năm 2018 và 2019, thời gian sinh trưởng của cây Ban Âu tương đối ổn định tuy có khác nhau nhưng không đáng kể. Thời gian từ gieo đến mọc 23 - 24 ngày, đến ra lá thật 33 - 34 ngày. Thời gian từ gieo đến ra nụ và ra hoa trong khoảng 201 - 216 ngày (cuối tháng 5 đầu tháng 6), ra hoa rộ 225 - 226 ngày (cuối tháng 6) và đến đậu quả 245 - 246 ngày. Từ gieo đến thu hạt khi quả chín 270 - 272 ngày (giữa tháng 8). Cây cho thu hoạch dược liệu vào thời điểm ra hoa rộ, năm sau cây sinh trưởng kém nên thường gieo trồng lại. 3.1.3.3. Năng suất dược liệu và hàm lượng hoạt chất cây Ban Âu Bảng 3.10. Năng suất và hàm lượng hoạt chất cây Ban Âu Chỉ tiêu theo dõi Năm Tỷ lệ dược Năng suất Năng suất lý Năng suất Hàm lượng liệu cá thể thuyết (tấn thực thu hypericin tươi/khô (g/cây) khô/ha) (tấn khô/ha) (%) 2018 2,91 ± 0,4 21,23 ± 3 3,72 ± 0,5 2,87 ± 0,6 0,11 2019 2,86 ± 0,5 22,08 ± 4 3,85 ± 0,3 2,92 ± 0,5 0,12 Qua 2 năm 2018 và 2019, năng suất dược liệu Ban Âu không chênh lệch nhiều, năng suất thực thu đạt trung bình 2,87 tấn/ha (2018) và 2,92 tấn/ha (2019), hàm lượng hoạt chất hypericin từ 0,11 - 0,12 %, đều đạt so với dược điển Mỹ (0,04 %). Năng suất dược liệu Ban Âu trồng ở Tân Lạc- Hòa Bình so với năng suất thu được khi trồng ở Tam Đảo (2007) đạt tương đương từ 2,70 - 3,05 tấn/ha. 3.1.3.5. Một số sâu, bệnh hại chính trên cây Ban Âu trồng tại Tân Lạc, Hòa Bình Giai đoạn vườn ươm trong 2 năm không có nhiều sâu hại, chỉ thấy xuất hiện sâu xám vào thời điểm nhiệt độ ấm lên (tháng 2), cây có khoảng 6 - 8 lá và giai đoạn cây chuẩn bị xuất vườn (tháng 3), cây có 10 - 12 lá. Sâu ăn trên lá và gặm thân cây, nhưng mức độ không nhiều, có thể xử lý bắt sâu bằng tay. Đối với bệnh hại cây Ban Âu ở vườn ươm không nhiều, chỉ xuất hiện bệnh chết rạp cây con nhưng mức độ gây hại của bệnh ở mức ít phổ biến, để hạn chế bệnh chết rạp cây con khi gieo hạt với mật độ thưa, không quá dầy. Cần thường xuyên kiểm tra vườn ươm cây con để phát hiện bệnh
  18. 16 kịp thời. Khi phát hiện bệnh cần phải nhổ bỏ và tiêu hủy tác nhân gây bệnh để tránh bệnh lây lan trên diện rộng. Giai đoạn trồng sản xuất Ban Âu trên đồng ruộng xuất hiện một số loại sâu như sâu khoang, rệp muội và sâu xám chủ yếu xuất hiện khi mới trồng ra ruộng sản xuất. Bệnh hại xuất hiện bệnh héo rũ vào thời điểm tháng 5-7. Nhưng nhìn chung mức độ gây hại của sâu và bệnh hại Ban Âu không nghiêm trọng, không cần thiết phải phun thuốc phòng trừ cũng không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây và năng suất, chất lượng dược liệu. 3.2. Kết quả một số biện pháp kỹ thuật canh tác (thời vụ, mật độ, phân bón và thời điểm thu hoạch) góp phần xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất dược liệu Ban Âu tại Tân Lạc - Hòa Bình. 3.2.1.4. Ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất và chất lượng dược liệu Ban Âu Bảng 3.18. Ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất và chất lượng dược liệu Ban Âu Năng Năng suất NS lý NS thực Hàm lượng Công thức suất cá Tỷ lệ tươi/ hoạt chất thuyết thu Hypericin thể khô Hypericin (tấn/ha) (tấn/ha) (%) (g/cây) (kg/ha) Vụ 2017 - 2018 TV 15/9 20,17 3,17 ± 0,40 3,53 2,75 0,156 4,29 TV 15/10 20,57 2,90 ± 0,11 3,60 2,81 0,158 4,43 TV 15/11 21,20 2,94 ± 0,12 3,71 2,85 0,161 4,58 TV 15/12 18,33 2,73 ± 0,18 3,21 2,43 0,156 3,79 TV 15/01 16,50 3,17 ± 0,19 2,89 2,10 0,155 3,25 TV 15/02 15,50 3,03 ± 0,20 2,71 1,88 0,152 2,85 CV (%) 7,60 - - 9,10 - LSD0.05 2,15 - - 0,34 - Vụ 2018 - 2019 TV 15/9 20,65 3,23 ± 0,43 3,61 2,78 0,160 4,44 TV 15/10 21,05 3,01 ± 0,37 3,68 2,85 0,161 4,58 TV 15/11 21,40 2,98 ± 0,32 3,75 2,88 0,168 4,83 TV 15/12 18,25 2,70 ± 0,21 3,19 2,45 0,157 3,84 TV 15/01 17,01 3,21 ± 0,20 2,98 2,17 0,155 3,36 TV 15/02 15,74 3,00 ± 0,24 2,75 1,91 0,151 2,88 CV (%) 9,0 - - 8,2 - LSD0.05 1,56 - - 0,19 -
  19. 17 Kết quả nghiên cứu cho thấy: Ở 6 thời vụ nghiên cứu khi tiến hành gieo hạt có thể gieo từ 15/9 đến 15/11 đều cho năng suất dược liệu cao đạt từ 2,75 đến 2,88 tấn/ha, hàm lượng hoạt chất hypericin đạt từ 0,151 đến 0,168%, đều đạt so với Dược điển Mỹ (0,04 %). Tuy nhiên, hai thời vụ 15/9 và 15/10 thời gian cây con trong vườn ươm quá lâu, tốn nhiều công chăm sóc hơn, do vậy lựa chọn thời vụ gieo 15/11 là phù hợp nhất. 3.2.2.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng và phân bón đến năng suất và chất lượng dược liệu Ban Âu. Bảng 3.20. Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng phân bón đến năng suất dược liệu Ban Âu Năng suất cá thể (g/cây) Tỷ lệ tươi/ khô NS lý thuyết (tấn/ha) NS thực thu (tấn/ha) Mật độ (MD) Trung Mật độ (MD) Trung Mật độ (MD) Trung Mật độ (MD) Trung Năm Nhân Công bình bình bình bình tố thức (PB) (PB) (PB) (PB) MD1 MD2 MD3 MD1 MD2 MD3 MD1 MD2 MD3 MD1 MD2 MD3 ef PB1 14,31 h 18,58 c 17,01 e 16,63 3,12 3,01 2,87 3,00 5,01 3,25 1,98 3,41 1,65ik 1,75i 1,70i 1,70i de PB2 15,03 g 19,02 bc 18,23 d 17,43 2,96 3,05 2,85 2,95 5,26 3,33 2,12 3,57 1,86h 2,42c 2,15ef 2,14f PB3 16,36f 21,69a 20,19b 19,41b 2,91 2,97 3,03 2,97 5,73 3,80 2,35 3,96 2,34cd 2,89a 2,46c 2,56b d PB4 f 16,09 19,13 18,24 bc 17,82 cd 2,87 2,95 3,09 2,97 5,63 3,35 2,13 3,70 2,18e 2,54b 2,24e 2,32d Lượng 2018 đạm Trung (PB) bình 15,45fg 19,61b 18,42d 2,97 3,00 2,96 5,41 3,43 2,15 2,01g 2,40c 2,14f (MD) CV % = 7,2 CV % = 6,6 LSD0,05 (PB)= 5,86 LSD0,05 (PB)= 0,61 LSD0,05 (MD)= 0,34 LSD0,05 (MD)= 0,03 LSD0,05 (PB*MD)= 0,69 LSD0,05 (PB*MD)= 0,06 PB1 14,20g 18,61bc 16,07e 16,29cde 3,15 3,05 2,89 3,03 4,97 3,26 1,87 3,37 1,68hi 1,80h 1,77h 1,75h PB2 15,13ef 18,98b 17,25bcd 17,12bcd 2,98 2,97 2,94 2,96 5,30 3,32 2,01 3,54 1,93g 2,35cd 2,13e 2,14e e a b cd a bc PB3 16,26 21,65 19,76b 19,22 2,93 2,97 3,00 2,97 5,69 3,79 2,30 3,93 2,35 2,92 2,52 2,60b PB4 16,00e 18,23bcd 18,04bcd 17,42bcd 2,92 2,98 3,05 2,98 5,60 3,19 2,10 3,63 2,21de 2,63b 2,31d 2,38cd Lượng 2019 đạm Trung (PB) bình 15,40e 19,37b 17,78c 3,00 2,99 2,97 5,39 3,39 2,07 2,04ef 2,43c 2,18e (MD) CV % = 7,89 CV % = 7,60 LSD0,05 (PB)= 7,90 LSD0,05 (PB)= 0,96 LSD0,05 (MD)= 0,46 LSD0,05 (MD)= 0,05 LSD0,05 (PB*MD)= 0,91 LSD0,05 (PB*MD)= 0,10
  20. 18 Bảng 3.21. Ảnh hưởng của mật độ trồng và lượng phân bón đến chất lượng dược liệu Ban Âu Năng suất hoạt chất Hàm lượng Hypericin Hypericin (%) Nhân Công (kg/ha) Năm tố thức Mật độ (MD) Trung Mật độ (MD) Trung bình bình MD1 MD2 MD3 MD1 MD2 MD3 (PB) (PB) PB1 0,150 0,155 0,158 0,154 2,47 2,71 2,68 2,62 PB2 0,153 0,159 0,156 0,156 2,84 3,84 3,35 3,34 PB3 0,160 0,162 0,158 0,160 3,74 4,68 3,88 4,10 Lượng PB4 0,156 0,157 0,151 0,155 3,40 3,98 3,38 3,59 2018 đạm Trung (PB) bình 0,155 0,158 0,156 3,11 3,80 3,32 (MD) PB1 0,157 0,156 0,159 0,157 2,63 2,80 2,81 2,75 PB2 0,156 0,157 0,157 0,157 3,01 3,69 3,34 3,35 PB3 0,161 0,160 0,158 0,160 3,78 4,67 3,98 4,14 Lượng PB4 0,158 0,155 0,155 0,156 3,49 4,07 3,58 3,71 2019 đạm Trung (PB) bình 0,158 0,157 0,157 3,23 3,81 3,43 (MD) Kết quả theo dõi ở bảng 3.20 và 3.21 cho thấy: Ở cả 2 vụ năm 2018 và 2019, hai yếu tố mật độ và phân bón đã có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất. Khi xét ở cùng một mức bón đạm năng suất thực thu thấp ở mức trồng dày MD1 và cả mức trồng thưa quá MD3, ở mức MD2 là cho năng suất cao nhất. Khi xét ở cùng một mật độ, mỗi mức bón đạm khác nhau ảnh hưởng khá rõ tới năng suất thực thu, theo xu hướng lượng đạm bón tăng lên thì năng suất thực thu tăng, cụ thể năng suất thực thu thấp nhất tại mức phân bón PB1 (chỉ bón phân chuồng, không bón phân hóa học) và tăng dần tại các mức phân bón PB2, PB3 tuy nhiên khi lượng đạm tiếp tục tăng lên mức PB4 thì năng suất thực thu lại không tăng thêm, thậm chí có xu hướng giảm. Năng suất thực thu ở các công thức dao động từ 1,65 - 2,92 tấn/ha, công thức MD2PB3 (Mật độ trồng 250.000 cây/ha, khoảng cách 20cm x 20cm, phân bón 15.000kg PC + 120kg N+120kg P2O5 + 80kg K2O/ha) có năng suất thực thu đạt cao nhất là 2,92 tấn/ha, phân tích thống kê cho thấy có sự sai khác có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95 % so với các công thức khác. Hàm lượng hypericin của Ban Âu dao động từ 0,150 - 0,162 %, giữa các công thức mật độ và phân bón chênh lệch không nhiều. Như vậy năng suất hoạt chất hypericin giữa các công thức cũng theo năng suất dược liệu,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2