ĐẠI HỌC HUẾ<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM<br />
<br />
NGUYỄN XUÂN KỲ<br />
<br />
TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY VÀ XÁC ĐỊNH<br />
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC PHÙ HỢP<br />
Ở TỈNH QUẢNG BÌNH<br />
<br />
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP<br />
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG<br />
MÃ SỐ: 62.62.01.10<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC<br />
PGS. TS. TRẦN THỊ LỆ<br />
TS. HOÀNG KIM<br />
<br />
HUẾ - 2017<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. TÍNH CẤP THIẾT<br />
An ninh lương thực, khủng hoảng năng lượng, biến đổi khí hậu toàn cầu,<br />
ô nhiễm môi trường là ba vấn đề lớn của nhân loại. Việt Nam với trên 75% dân<br />
số phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp và 100% người Việt Nam sử<br />
dụng lúa gạo làm lương thực chính. Diện tích đất trồng lúa của Việt Nam là<br />
7,78 triệu ha, năng suất trung bình đạt 5,72 tấn/ha và tổng sản lượng đạt 44,48<br />
triệu tấn (FAO, 2015) [63].<br />
Theo Sở NN&PTNT Quảng Bình (2013) [46], chủ trương của nghành<br />
nông nghiệp Quảng Bình đó là chuyển đổi giống lúa dài ngày vụ Đông xuân<br />
qua sản xuất các giống lúa trung ngày và ngắn ngày năng suất, chất lượng cao<br />
nhằm tránh được các đợt rét đậm và mưa lớn gây ngập úng đầu vụ, rút ngắn<br />
được thời gian sản xuất trên đồng ruộng, giảm chi phí sản xuất, trong khi năng<br />
suất và giá trị sản phẩm vẫn tương đương với các giống lúa dài ngày. Vụ Hè<br />
thu, sử dụng các giống ngắn ngày chất lượng cao để đảm bảo thu hoạch lúa<br />
trước cuối tháng 8 đầu tháng 9 nhằm tránh được lũ lụt vừa nâng cao hiệu quả<br />
kinh tế trong sản xuất lúa. Từ thực tiễn cấp thiết trên đây chúng tôi tiến hành<br />
đề tài: "Tuyển chọn giống lúa ngắn ngày và xác định các biện pháp kỹ thuật<br />
canh tác phù hợp ở tỉnh Quảng Bình".<br />
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI<br />
Xác định được 1 - 2 giống lúa ngắn ngày, chất lượng, năng suất cao có<br />
khả năng thích ứng rộng, ít bị sâu bệnh hại phù hợp với điều kiện sản xuất tại<br />
Quảng Bình.<br />
Xác định được các biện pháp kỹ thuật canh tác (lượng giống gieo, bón<br />
phân) thích hợp cho giống lúa mới tuyển chọn, tại vùng sản xuất lúa ở Quảng<br />
Bình nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.<br />
Thực hiện xây dựng các mô hình sản xuất các giống lúa mới tuyển chọn,<br />
được sử dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác (lượng giống gieo, phân bón)<br />
thích hợp tại Quảng Bình.<br />
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI<br />
3.1. Ý nghĩa khoa học<br />
Đây là công trình nghiên cứu có hệ thống, các kết quả thu được nhằm<br />
cung cấp những dẫn liệu khoa học phục vụ công tác nghiên cứu, chọn tạo và<br />
tuyển chọn giống lúa ngắn ngày tại Quảng Bình.<br />
Xác định được mức độ ổn định và chỉ số thích nghi của các giống lúa mới,<br />
làm cơ sở cho việc phát triển bền vững giống lúa được tuyển chọn tại các vùng<br />
nghiên cứu.<br />
Công trình nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo cho các công tác<br />
nghiên cứu khoa học, giảng dạy, chọn tạo giống lúa ngắn ngày tại Quảng Bình.<br />
<br />
3.2. Ý nghĩa thực tiễn<br />
Kết quả nghiên cứu đã xác định được 2 giống lúa mới SV181 và SVN1<br />
có các chỉ tiêu sinh trưởng tốt, năng suất và chất lượng cao, mang lại hiệu quả<br />
kinh tế cao hơn các giống lúa đang sản xuất đại trà.<br />
Đề tài xác định được một số biện pháp canh tác cho các giống lúa mới<br />
phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương.<br />
Đề tài góp phần chuyển đổi nhận thức bà con nông dân trong việc ứng<br />
dụng giống lúa mới với các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp, để nâng cao<br />
hiệu quả trong sản xuất lúa tại Quảng Bình, thông qua kết quả xây dựng một<br />
số mô hình trình diễn tại các địa phương.<br />
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br />
Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại các huyện Lệ Thủy,<br />
Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch, Tuyên Hóa, thành phố Đồng Hới và thị<br />
xã Ba Đồn là các vùng sản xuất lúa của tỉnh Quảng Bình. Phạm vi thời gian:<br />
Nghiên cứu tiến hành từ tháng 12/2013 đến tháng 9/2016. Phạm vi đối tượng:<br />
Nghiên cứu trên 04 giống lúa mới triển vọng SV46, GL105, SV181 và SVN1<br />
với giống đối chứng HT1. Phạm vi nội dung: Nghiên cứu khả năng sinh<br />
trưởng, phát triển, chống chịu sâu bệnh hại và ngoại cảnh cảu các giống lúa<br />
mới; Các biên pháp kỹ thuật canh tác phù hợp với các giống mới và xây dựng<br />
mô hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp với các giống mới được<br />
tuyển chọn.<br />
5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br />
Xác định được 2 giống lúa mới SV181 và SVN1 cho năng suất cao và ổn<br />
định, chất lượng cao, có thời gian sinh trưởng ngắn ngày phù hợp với điều kiện<br />
sản xuất vụ Đông xuân và Hè thu tại Quảng Bình. Các giống lúa đã được cấp<br />
bằng bảo hộ giống cây trồng mới trên toàn quốc của Cục Trồng trọt, Bộ<br />
NN&PTNT tại Quyết định số 418/QĐ-TT-VPBH ngày 30/9/2016 cho giống<br />
SV181 và Quyết định số 01/QĐ-TT-VPBH ngày 06/1/2017 cho giống SVN1.<br />
Trong đó, giống lúa SV181 đã được công nhận chính thức tại Quyết định số<br />
369/QĐ-BNN-TT ngày 15/2/2017 của Bộ Nông nghiệp & PTNT. Giống lúa<br />
SVN1 đã qua khảo nghiệm DUS, VCU theo quy định và đang trình hồ sơ công<br />
nhận giống cây trồng mới.<br />
Hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác 2 giống lúa mới ngắn ngày SV181<br />
và SVN1 trên đất phù sa không được bồi đắp hàng năm tại Quảng Bình, đó là:<br />
Lượng hạt giống gieo sạ thích hợp 80 kg/ha, tổ hợp phân bón thích hợp 90 kg N<br />
+ 80 kg P205 + 80 kg K2O, trên nền bón 10 tấn phân chuồng/ha và 500 kg vôi<br />
bột/ha.<br />
<br />
Chương I<br />
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
1.1.1. Giới thiệu về cây lúa<br />
1.1.1.1. Nguồn gốc cây lúa<br />
1.1.1.2. Phân loại cây lúa<br />
1.1.2. Cơ sở khoa học của tuyển chọn giống lúa ngắn ngày<br />
1.1.2.1. Nghiên cứu về những đặc điểm nông học của cây lúa<br />
- Thời gian sinh trưởng của cây lúa.<br />
- Chiều cao cây lúa.<br />
- Khả năng đẻ nhánh cây lúa.<br />
- Bộ lá lúa.<br />
1.1.2.2. Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất của cây lúa<br />
Năng suất lúa được tạo thành bởi các yếu tố, đó là: số bông/đơn vị diện<br />
tích, số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt.<br />
1.1.2.3. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa năng suất và các yếu tố liên quan năng suất<br />
- Tích lũy chất khô và năng suất lúa<br />
- Hiệu suất quang hợp thuần (NAR)<br />
- Hệ số diện tích lá (LAI)<br />
- Nghiên cứu về cấu trúc dạng cây và mô hình cây lúa năng suất cao<br />
1.1.2.4. Nghiên cứu về chất lượng gạo và yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo<br />
Chất lượng xay xát (Milling quality);<br />
Chất lượng thương phẩm (Market quality);<br />
Chất lượng dinh dưỡng (Nutritive quality);<br />
Chất lượng nấu nướng và ăn uống (Cooking and eating quality).<br />
Đây là cơ sở cho các nhà chọn giống nghiên cứu, đánh giá chất lượng của<br />
các dòng, giống lúa triển vọng.<br />
1.1.3. Cơ sở khoa học của nghiên cứu mật độ gieo sạ lúa<br />
Theo (Hoàng Kim, 2016) [47], trong quần thể ruộng lúa, mật độ gieo, cấy<br />
và số dảnh cấy có liên quan đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.<br />
Theo Nguyễn Trường Giang và cs (2011) [34], trong 3 yếu tố cấu thành<br />
năng suất: số bông/m2, số hạt chắc/bông và khối lượng 1000 hạt thì hai yếu tố<br />
đầu giữ vai trò quan trọng và thay đổi do cấu trúc quần thể còn yếu tố thứ ba ít<br />
biến động.<br />
1.1.4. Cơ sở khoa học của nghiên cứu phân bón cho lúa<br />
- Đối với đạm: Theo Nguyễn Văn Hoan (2006) [42], trong các nguyên tố<br />
dinh dưỡng, đạm là chất dinh dưỡng quan trọng nhất. Cây lúa cần đạm trong tất cả<br />
các giai đoạn sinh trưởng, tuy nhiên giai đoạn đẻ nhánh lúa cần nhiều đạm nhất<br />
- Đối với lân: Lân có tác dụng kích thích ra rễ mạnh, thúc đẩy quá trình<br />
trổ và chín sớm, tăng cường đẻ nhánh giúp cây phục hồi nhanh sau khi gặp<br />
<br />
những điều kiện bất thuận. Thiếu lân làm cây lúa thấp, khả năng đẻ nhánh kém,<br />
bản lá hẹp, ngắn, thẳng, có màu xanh đậm tới ám khói.<br />
- Đối với kali: Theo Yosida S (1981) [115], kali có tác dụng xúc tiến quá trình<br />
quang hợp, đẩy mạnh sự di chuyển sản phẩm quang hợp từ lá sang các bộ phận<br />
khác, tăng cường đẻ nhánh và giúp cây chống chịu được các điều kiện bất thuận.<br />
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên Thế giới và Việt Nam<br />
1.2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trên Thế giới<br />
1.2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo Việt Nam<br />
1.2.2. Các kết quả chọn tạo giống lúa ở Việt Nam<br />
1.2.3. Nghiên cứu về phân bón cho lúa trên Thế giới và Việt Nam<br />
1.2.3.1. Những nghiên cứu về phân bón cho cây lúa trên Thế giới<br />
1.2.3.2. Nghiên cứu phân bón cho lúa ở Việt Nam<br />
1.2.4. Các kết quả nghiên cứu về mật độ gieo trên Thế giới và Việt Nam.<br />
1.2.4.1. Nghiên cứu mật độ lúa trên Thế giới<br />
1.2.4.2. Kết quả nghiên cứu về mật độ lúa ở Việt Nam<br />
1.2.5. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản xuất lúa tại Quảng Bình<br />
<br />