intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Phát triển Nông thôn: Giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển đổi mô hình canh tác trên đất lúa ở tỉnh Hậu Giang

Chia sẻ: Nhiên Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:39

55
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án với mục tiêu tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển đổi hiệu quả mô hình canh tác trên đất lúa nhằm cải thiện thu nhập của nông hộ, góp phần thực hiện tốt định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với mô hình phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn – nông dân ở tỉnh Hậu Giang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Phát triển Nông thôn: Giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển đổi mô hình canh tác trên đất lúa ở tỉnh Hậu Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Phát triển Nông thôn Mã ngành: 62620116 PHẠM NGỌC NHÀN GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH CANH TÁC TRÊN ĐẤT LÚA Ở TỈNH HẬU GIANG Cần Thơ, 2021 i
  2. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ Pham Ngọc Nhàn, 2018. So sánh hiệu quả tài chính của mô hình canh tác 2 lúa – 1 màu với 3 vụ lúa tại tỉnh Hậu Giang năm 2017. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 12 (2018): 99-105. ISSN: 1859-4581. Nhan Pham Ngoc, Liem Le Tran Thanh and Trang Kieu Pham, 2018. Research on factors affecting the conversion of crop compositon on rice land in Hau Giang provice – Viet Nam. Journal of International Scientific Publications: Agriculture & Food, 6: 325-330. ISSN: 1314-8591. Nhan Pham Ngoc, Be Tran Thanh, Liem Le Tran Thanh, and Trang Kieu Pham, 2018. Identifying factors affecting farmers’ adoption of cropping pattern conversion to two rice crops – one cash crop in Vi Tan commune, Hau Giang province. Journal of Viet Nam Agricultural Science and Technology, 1(3): 68-73. ISSN: 0866-8116. Nhan Pham Ngoc, Tin Huynh Quang, Huy Le Duc and Liem Le Tran Thanh, 2019. Impacts of watering method and frequency on several biophysics characteristics and productivity of waxy maize (Zea mays L.). Journal of International Scientific Publications: Agriculture & Food, 7: 297-308. ISSN: 1314-8591. ii
  3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Huỳnh Quang Tín Người hướng dẫn phụ: TS. Trần Thanh Bé Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp cơ sở Họp tại: Phòng Bảo vệ luận án tiến sĩ, Trường Đại học Cần Thơ Vào lúc 14 giờ 00 phút ngày 25 tháng 11 năm 2020 Phản biện 1: PGS.TS. Dương Ngọc Thành Phản biện 2: TS. Trần Thị Ngọc Sơn Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ Thư viện Quốc gia Việt Nam iii
  4. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng hiện nay vẫn tập trung vào việc thâm canh đất canh tác lúa để gia tăng sản lượng đáp ứng yêu cầu an ninh lương thực và phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, việc thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích đất trồng lúa đã có những tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái, dễ rủi ro về mặt kinh tế và tác động tiêu cực đến đời sống xã hội của nông dân trồng lúa. Về mặt môi trường và sức khỏe, độc canh lúa còn là nguyên nhân dẫn đến gia tăng sâu bệnh, suy thoái đất. Điều nầy sẽ ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học của các loài trong sản xuất nông nghiệp. Về mặt kinh tế, do độc canh trong sản xuất cây lúa nên biến động giá cả trên thị trường (đầu vào và đầu ra của sản xuất) sẽ làm cho thu nhập của nông dân trồng lúa không ổn định. Hơn nữa, các tác động của thời tiết cực đoan, thiên tai thảm họa, biến đổi khí hậu và sự bộc phát của dịch hại sẽ làm giảm năng suất lúa ảnh hưởng đến lợi nhuận người trồng lúa. Về mặt xã hội, do môi trường thay đổi và lợi nhuận của người trồng lúa không ổn định sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián 1
  5. tiếp đến sinh kế của hộ sản xuất và sống phụ thuộc vào nông nghiệp. Trong điều kiện đất sản xuất nông nghiệp manh mún như hiện nay và diện tích đất canh tác/hộ là thấp, nếu nông dân độc canh cây lúa sẽ hạn chế đến các hoạt động sản xuất khác trong nông hộ như: hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng hoa màu và các hoạt động phi nông nghiệp khác. Xuất phát từ những chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước trong quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp, trong đó chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hoạt động nông nghiệp trên đất lúa được coi là giải pháp then chốt trong tái cơ cấu cây trồng ở vùng chuyên canh lúa của Đồng bằng Sông Cửu Long. Bên cạnh đó, chuyển đổi cây trồng của tỉnh Hậu Giang hiện nay là rất cần thiết, đóng góp vào hiệu quả sản xuất và tính bền vững trong canh tác của tỉnh. Từ đó cần có những nghiên cứu cụ thể, chỉ ra được các mô hình chuyển đổi trên đất lúa nhằm mang lại thu nhập cao, các yếu tố tác động đến việc chuyển đổi là cần thiết. Từ cơ sở lý luận trên, đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển đổi mô hình canh tác trên đất lúa ở tỉnh Hậu Giang được thực hiện. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ chỉ ra những mô hình canh tác trên đất lúa hiệu quả, thúc đẩy quá trình 2
  6. chuyển đổi một cách mạnh mẽ trong giai đoạn cơ cấu lại ngành nông nghiệp, góp phần cụ thể hóa chính sách Nông nghiệp – Nông dân và Nông thôn của Đảng và Nhà nước. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển đổi hiệu quả mô hình canh tác trên đất lúa nhằm cải thiện thu nhập của nông hộ, góp phần thực hiện tốt định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với mô hình phát triển bền vững nông nghiệp – nông thôn – nông dân ở tỉnh Hậu Giang. Mục tiêu cụ thể Để có cơ sở đạt được mục tiêu tổng quát, nội dung nghiên cứu của luận án sẽ lần lượt thực hiện các mục tiêu cụ thể như sau: - Mục tiêu 1: Đánh giá hiện trạng chuyển đổi cây trồng trên đất lúa của nông hộ tại tỉnh Hậu Giang. - Mục tiêu 2: Phân tích nguồn lực của nông hộ trong quá trình chuyển đổi sản xuất trên đất lúa. 3
  7. - Mục tiêu 3: Phân tích các yếu tố tác động đến mô hình chuyển đổi cây trồng trên đất lúa của nông hộ. - Mục tiêu 4: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển đổi mô hình canh tác trên đất lúa cho nông hộ trên địa bàn tỉnh. 1.3. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI TRONG NGHIÊN CỨU Nghiên cứu của luận án đã đi sâu nghiên cứu các cơ sở khoa học của sự chuyển đổi mô hình canh tác có hiệu quả trên đất lúa bao gồm thực trạng canh tác lúa 3 vụ kém hiệu quả cần được chuyển đổi sang mô hình canh tác thích hợp cho nông hộ. Bên cạnh đó, luận án cũng đã xây dựng được cơ sở lý luận chuyển đổi mô hình canh tác trên đồng ruộng dựa vào thực trạng kinh tế xã hội, các nguồn lực của nông hộ và sự tác động của các yếu tố nội lực và ngoại lực. Nghiên cứu đưa ra các nhóm yếu tố có tác động đến sự chuyển đổi mô hình canh tác bao gồm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, chính sách của Nhà nước, khóa đào tạo chuyển giao kỹ thuật FFS, thị trường liên kết và năng lực của nông dân. Bên cạnh đó, luận án đã đưa ra các quan điểm, định hướng và các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả 4
  8. chuyển đổi mô hình canh tác thông qua đánh giá các chỉ số tài chính mô hình. CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG CANH TÁC, CHUYỂN ĐỔI HỆ THỐNG CANH TÁC Hệ thống canh tác Hệ thống canh tác là hình thức tập hợp các tổ hợp đặc thù, các tài nguyên trong nông trại ở mỗi môi trường nhất định bằng những phương pháp công nghệ sản xuất ra những sản phẩm nông nghiệp sơ cấp. Định nghĩa này không bao gồm hoạt động chế biến vốn thường vượt quá hình thức phổ biến của nông trại cho những sản phẩm chăn nuôi và trồng trọt riêng biệt (IRRI, 1989, được trích dẫn bởi Lê Thị Nghệ và ctv, 2006). Chuyển đổi hệ thống canh tác Chuyển đổi hệ thống canh tác trong phạm vi nghiên cứu này là phát triển các mô hình canh tác mới trên cơ sở cải tiến hệ thống canh tác hiện tại hoặc phát triển mô hình canh tác tiến bộ trên nền đất lúa để khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng đất đai, lao động và vốn, nâng cao tỷ suất hàng hoá với 5
  9. một hệ sinh thái bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Khái niệm về tái cơ cấu ngành nông nghiệp - Khái niệm về cơ cấu cây trồng: Cơ cấu cây trồng là tỷ lệ các loại cây trồng có trong một vùng ở một thời điểm nhất định. Cơ cấu cây trồng liên quan mật thiết đến cơ cấu ngành nông nghiệp, nó phản ánh sự phân công lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của mỗi vùng (Phạm Chí Thành, 1996). - Khái niệm về chuyển đổi cây trồng trên đất lúa Chuyển đổi cây trồng trên đất lúa có thể hiểu là sự sắp xếp về thời gian và không gian trên cơ sở tập quán canh tác lúa và sản xuất cây trồng vật nuôi như tôm, cá, cây trồng luân canh với lúa sao cho sản xuất hiệu quả hơn. Trong đó, về thời gian là bố trí mùa vụ hợp lý với thời tiết, khí hậu, điều kiện nước tưới, về không gian là bố trí phù hợp với mỗi vùng sinh thái, tỷ lệ diện tích cho mỗi mùa vụ. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chuyển đổi cây trồng trên đất lúa được hiểu là chuyển đổi một 6
  10. số đối tượng cây trồng cạn thay thế cho 1 vụ lúa kém hiệu quả trên đất nông hộ. Một số đối tượng cây trồng cạn bao gồm bắp, đậu phộng, mè, dưa, và các loại rau. - Khái niệm về hiệu quả chuyển đổi cây trồng trên đất lúa Với mục tiêu chuyển đổi cây trồng trên đất lúa sao cho các loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đảm bảo kỹ thuật canh tác, thâm canh phù hợp và tăng thu nhập cho nông hộ. Trong phạm vi nghiên cứu này, hiệu quả của mô hình chuyển đổi được tập trung nghiên cứu về lợi nhuận của từng nhóm cây trồng được chuyển đổi trên đất lúa và chỉ ra mô hình nào mang lại giá trị lợi nhuận cao hơn so với trồng lúa cùng vụ. CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN Để nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển đổi mô hình canh tác trên đất lúa đòi hỏi phải có hiểu biết sâu sắc các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất lúa, các mô hình canh tác lúa đã được nông hộ ứng dụng có hiệu quả trong 7
  11. thời gian qua. Trong phạm vi nghiên cứu, phương pháp tiếp cận hệ thống và phương pháp đánh giá có sự tham gia được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thu thập thông tin dữ liệu của luận án. 3.2. KHUNG PHÂN TÍCH Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn, với cách tiếp cận nghiên cứu đã được lựa chọn, luận án tập trung nghiên cứu theo hướng nâng cao hiệu quả sản xuất gắn với giá trị bền vững và thích ứng với bối cảnh hiện tại. Chuyển đổi cây trồng trên đất lúa là xu hướng của ngành nông nghiệp, đặc biệt đối với các vùng đất sản xuất lúa 3 vụ không còn hiệu quả. Chuyển đổi cây trồng được thực hiện trong bối cảnh thị trường nông sản thiếu tính ổn định và chịu tác động của biến đổi khí hậu với tình trạng thiếu nước ngọt, xâm nhập mặn trên đất canh tác lúa. Tỉnh Hậu Giang được lựa chọn là địa bàn nghiên cứu, trong đó đối tượng nghiên cứu là mô hình sản xuất trên đất lúa để phân tích thực trạng và xu hướng chuyển đổi tại địa phương để nêu lên vấn đề tổng quan của nghiên cứu. Tiếp theo, nông hộ sản xuất lúa là đối tượng được khảo sát, với giả thiết đặt ra bao gồm các yếu tố ngoại lực (chính sách của địa phương, thị trường sản xuất, điều kiện 8
  12. thời tiết/khí hậu) và yếu tố nội lực (nguồn lực tài chính, nguồn lực lao động, kỹ thuật sản xuất) có tác động đến quá trình chuyển đổi cây trồng trên đất lúa của nông hộ. Từ những kết quả phân tích nguồn lực này, mô hình chuyển giao kỹ thuật thông qua khóa học FFS được khuyến nông địa phương thực hiện nhằm nâng cao nội lực về phương diện kỹ thuật sản xuất cây trồng mới trên đất lúa cho nông dân và thực hiện thử nghiệm đồng ruộng minh chứng tính hiệu quả mô hình chuyển đổi nhằm giúp nông dân mạnh dạn thay đổi mô hình sản xuất, hướng đến nâng cao hiệu quả sản xuất của nông hộ, góp phần thích ứng với bối cảnh hiện tại. Từ kết quả chuyển đổi của nông hộ, nghiên cứu đi sâu vào phân tích các yếu tố tác động đến quá trình chuyển đổi, chỉ ra tính hiệu quả của mô hình và định hướng chuyển đổi của nông hộ. Từ đó, luận án đưa ra giải pháp và bài học kinh nghiệm cho địa phương. 9
  13. 3.3. PHƯƠNG PHÁP CHỌN VÙNG VÀ MẪU NGHIÊN CỨU Chọn điểm nghiên cứu Để có thông tin thực hiện luận án, các điểm đại diện tại tỉnh Hậu Giang được chọn để tiến hành thu thập số liệu bao gồm đại diện khu vực đất trũng, phù sa, ngập nước ở xã Trường Long A, huyện Châu Thành A; đại diện khu vực đất nhiễm phèn ở xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp; đại diện khu vực chịu sự tác động của xâm nhập mặn ở xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh. Chọn mẫu nghiên cứu Để thu thập thông tin phục vụ khảo sát chuyên sâu, hộ sản xuất lúa là đối tượng được lựa chọn để khảo sát trong nghiên cứu này. Quy mô hộ điều tra được chọn với cỡ mẫu là 270 hộ sản xuất đại diện cho 3 điểm nghiên cứu. Phương pháp chọn mẫu là thuận tiện kết hợp phân tầng. 3.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và so sánh, kiểm định sự khác biệt, phân tích các chỉ số tài chính. Mục tiêu 2: Phân tích Vốn nhân lực, vốn tự nhiên, vốn cơ sở vật chất, vốn tài chính, vốn xã hội. 10
  14. - Đánh giá khóa huấn luyện chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân - Thí nghiệm kỹ thuật và thử nghiệm năng suất cây trồng cạn trên đồng ruộng: . Mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis). Mục tiêu 4: Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT LÚA Ở TỈNH HẬU GIANG Thực trạng chuyển đổi mô hình canh tác trên đất lúa của nông hộ tại tỉnh Hậu Giang 4.1.1.1. Mốc thời gian chuyển đổi của nông hộ Kết quả khảo sát trên Hình 4.1 cho thấy hộ chuyển đổi trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây chiếm tỷ lệ cao nhất (48,9%). Hộ chuyển đổi trong 11
  15. khoảng thời gian từ 5 đến 10 năm chiếm 24,4%. Hộ chuyển đổi trên 10 năm chiếm tỷ lệ 26,7%. 26,7% 48,9% 24,4% Dưới 5 năm Từ 5 đến 10 năm Trên 10 năm Thời gian chuyển đổi từ lúa sang hoa màu của nông hộ Nguồn: Kết quả điều tra 90 nông dân chuyển đổi hoa trên đất lúa, năm 2017 4.1.1.2. Tỷ lệ diện tích đất chuyển đổi sang trồng hoa màu của nông dân Kết quả khảo sát về tỷ lệ diện tích đất lúa chuyển đổi sang đất trồng hoa màu cho thấy chiếm tỷ lệ cao nhất đối với nhóm hộ có diện tích đất chuyển đổi trên 75% (71,1%). Kế đến là nhóm hộ có tỷ lệ chuyển đổi từ 50 đến 75% (18,9%). Thấp nhất là nhóm hộ có tỷ lệ chuyển đổi dưới 25% (4,4%). 4.1.1.3. Nhóm hoa màu được nông hộ chuyển đổi trên đất lúa 12
  16. Có 4 nhóm hoa màu chính được chuyển đổi bao gồm: Nhóm 1 trồng các loại hoa màu gồm rau ăn lá như cải, xà lách, mồng tơi (chiếm tỷ trọng 28,9%); Nhóm 2 bao gồm các nông hộ trồng bắp (chiếm tỷ lệ 35,6%); Nhóm 3 gồm các nông hộ trồng dưa gang, dưa hấu (21,1%) và Nhóm 4 gồm các hộ trồng các loại dây leo lấy trái như bầu, bí, khổ qua (14,4%). 14,4 28,9 21,1 35,6 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm hoa màu được chuyển đổi Nguồn: Kết quả điều tra 90 hộ có mô hình chuyển đổi, năm 2017 4.1.1.4. Chi phí và lợi nhuận của các nhóm hoa màu được chuyển đổi trên đất lúa Kết quả phân tích chi phí và lợi nhuận của 4 nhóm hoa màu được canh tác trên đất lúa thể hiện trên Bảng 4.1. Đối với nhóm hộ trồng dưa hấu, dưa gang có chi phí đầu tư cao nhất (41,6 triệu 13
  17. đồng/ha/vụ), đồng thời cũng là nhóm hộ có lợi nhuận tương đối cao (46,8 triệu đồng/ha/vụ). Nhóm hoa màu có chi phí đầu tư thấp hơn là nhóm trồng rau ăn lá, 39,9 triệu đồng/ha/vụ nhưng là nhóm hoa màu có lợi nhuận cao nhất (49,7 triệu đồng/năm/vụ). Nhóm có chi phí đầu tư và lợi nhuận thấp nhất trong 4 nhóm hoa màu là nhóm trồng bắp, lần lượt là 21,2 triệu đồng/ha/vụ và 21,0 triệu đồng/ha/vụ. Nhóm trồng dây leo lấy trái có chi phí đầu tư là 25,2 triệu đồng/ha/vụ, lợi nhuận là 37,4 triệu đồng/ha/vụ. Đơn vị tính: triệu đồng/ha/vụ Nhóm rau màu Chi Lợi Tỷ suất phí nhuận lợi nhuận Nhóm rau ăn lá 39,9 49,7 1,25 Nhóm trồng bắp 21,2 21,0 0,99 Nhóm dưa gang, 41,6 46,8 1,13 dưa hấu Nhóm dây leo lấy 25,2 37,4 1,48 trái Nguồn: Kết quả điều tra 90 hộ dân có mô hình chuyển đổi, năm 2017 14
  18. Phân tích phương sai ANOVA cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% đối với chi phí đầu tư và lợi nhuận của 4 nhóm hoa màu được canh tác trên đất lúa. Hệ số Sig. của chi phí đầu tư là 0,021
  19. Lí do chuyển đổi mô hình canh tác Nguồn: Kết quả điều tra 90 hộ dân có mô hình chuyển đổi, năm 2017 4.2. NGUỒN LỰC CỦA NÔNG HỘ TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH SẢN XUẤT TRÊN ĐẤT LÚA Diện tích đất canh tác Số hộ sở hữu diện tích đất canh tác lúa dưới 0,5 ha chiếm tỉ lệ cao nhất (chiếm 44,8%), kế tiếp là nhóm hộ có diện tích đất canh tác lúa từ 0,5-1 ha, chiếm 31,9% và số hộ có diện tích đất canh tác trên 1 ha chiếm tỉ lệ thấp nhất, 23,3%. Tương tự như vậy, đối với hộ có diện tích đất lúa trồng hoa màu dưới 0,5 ha chiếm tỉ lệ cao nhất (chiếm 69,3%), thấp nhất là nhóm hộ có diện tích đất trên 1 ha chiếm 5%. 16
  20. Nguồn lực lao động trong nông hộ Kết quả phân tích số lao động trong hộ cho thấy nông hộ có nguồn lao động từ 3 đến 5 người/hộ chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong đó, huyện Châu Thành A chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm lao động này (20,6%). Đối với nhóm lao động dưới 3 người/hộ, huyện Châu Thành A chiếm tỷ lệ thấp nhất (6,1%). Kết quả phân tích cũng cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các vùng nghiên cứu (Sig. = 0,648>0,05). Đồng thời cũng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh nguồn lực lao động giữa nhóm nông hộ chuyển đổi và không chuyển đổi mô hình trên đất lúa (Sig. = 0,220>0,05). Huyện Huyện Lao động Thành phố Châu Phụng trong hộ Vị Thanh Thành A Hiệp Dưới 3 6,1 7,2 7,8 Từ 3 đến 5 20,6 16,7 18,9 Trên 5 6,7 9,4 6,7 Nguồn: Kết quả điều tra 180 nông hộ tỉnh Hậu Giang, năm 2017 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2