intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ đổi mới

Chia sẻ: Lê Công Vinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

82
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị, phân tích làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra, luận án "Phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ đổi mới" đề xuất một số quan điểm, giải pháp nhằm tăng cường số lượng, chất lượng phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ đổi mới

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> NGUYỄN THỊ TUYẾT<br /> <br /> PHô N÷ L·NH §¹O, QU¶N Lý TRONG<br /> HÖ THèNG CHÝNH TRÞ ë VïNG §åNG B»NG S¤NG HåNG<br /> THêI Kú §æI MíI<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br /> CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA Xà HỘI KHOA HỌC<br /> Mã số: 62 22 85 01<br /> <br /> HÀ NỘI - 2015<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Thị Thạch<br /> <br /> Phản biện 1:.........................................................<br /> .........................................................<br /> <br /> Phản biện 2:.........................................................<br /> .........................................................<br /> <br /> Phản biện 3:.........................................................<br /> .........................................................<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện<br /> họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 20....<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia<br /> và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài luận án<br /> Các nhà tương lai học khi dự báo xu hướng phát triển của nhân loại ở thế kỷ<br /> XXI đã nhận định rằng, yếu tố quan trọng nhất quyết định sự phát triển chính là<br /> lao động trí tuệ, nguồn lực con người, trong đó có nguồn lực lao động nữ. Việc<br /> giải phóng, phát huy tiềm năng của phụ nữ là đòi hỏi khách quan và bức thiết của<br /> sự phát triển xã hội theo hướng bền vững. Sự bình đẳng và tiến bộ về giới trong<br /> lãnh đạo chính trị sẽ tạo điều kiện khai thác và phát huy một cách có hiệu quả lao<br /> động nữ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc<br /> trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.<br /> Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức<br /> chính trị - xã hội, trong những năm đổi mới vừa qua vị thế của phụ nữ Việt Nam<br /> ngày càng được nâng cao, nhất là trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý; số lượng nữ<br /> lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị (HTCT) ở Việt Nam ngày càng<br /> có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, so với tiềm năng của phụ nữ và với yêu cầu của<br /> sự nghiệp đổi mới, phụ nữ lãnh đạo, quản lý các cấp trong HTCT còn ít về số<br /> lượng, hạn chế về chất lượng trong tương quan so với nam giới. Hiện tượng tham<br /> gia ở “cấp phó” hay “lĩnh vực xã hội” trong công tác lãnh đạo, quản lý của phụ<br /> nữ đang trở thành phổ biến, có tính chất như hiệu ứng xã hội từ cấp vi mô đến<br /> cấp vĩ mô.<br /> Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là địa bàn có quá trình phát triển lâu đời về<br /> văn hóa và truyền thống cách mạng, có sự phát triển khá cao về kinh tế - xã hội,<br /> đặc biệt trình độ dân trí luôn đạt mức cao so với các vùng khác trong toàn quốc.<br /> Tuy nhiên, tỷ lệ phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong HTCT ở vùng ĐBSH chỉ đạt<br /> 23,3%, trong khi đó vùng Trung du và miền núi phía Bắc là 26,6%; vùng Tây<br /> nguyên là 24,2%; vùng Đông Nam Bộ là 27,5%. Đây là một nghịch lý cần được<br /> quan tâm cả về nhận thức lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn.<br /> Tuy nhiên, cho đến nay vấn đề này vẫn chưa được nghiên cứu một cách sâu<br /> sắc và toàn diện. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn chủ đề: “Phụ nữ lãnh đạo,<br /> quản lý trong hệ thống chính trị ở vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ đổi mới”<br /> làm đề tài luận án tiến sĩ triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, với<br /> mong muốn góp phần làm rõ hơn thực trạng, nguyên nhân của vấn đề và từ đó đề<br /> xuất các giải pháp khắc phục.<br /> <br /> 2<br /> 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án<br /> 2.1. Mục đích nghiên cứu<br /> Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phụ nữ lãnh đạo, quản lý<br /> trong HTCT, phân tích làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra, luận án đề xuất<br /> một số quan điểm, giải pháp nhằm tăng cường số lượng, chất lượng phụ nữ lãnh<br /> đạo, quản lý trong HTCT ở vùng ĐBSH hiện nay.<br /> 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br /> Một là, khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn về phụ nữ lãnh đạo, quản lý<br /> trong HTCT;<br /> Hai là, phân tích làm rõ thực trạng phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong HTCT<br /> ở vùng ĐBSH và những vấn đề đặt ra hiện nay;<br /> Ba là, đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm tăng cường phụ nữ lãnh<br /> đạo, quản lý trong HTCT ở vùng ĐBSH hiện nay.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án<br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Luận án nghiên cứu về số lượng, chất lượng, tỷ lệ phụ nữ lãnh đạo, quản<br /> lý trong HTCT ở ba khối cơ quan: Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các<br /> tổ chức chính trị - xã hội; các cấp tỉnh/thành phố, quận/huyện/thị xã và<br /> xã/phường/thị trấn. Trong đó, luận án tập trung nghiên cứu về số lượng, tỷ lệ phụ<br /> nữ lãnh đạo, quản lý khối cơ quan Đảng và Chính quyền vùng đồng bằng sông<br /> Hồng hiện nay.<br /> 3.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> Về không gian: ĐBSH (gồm 11 tỉnh, thành phố); trong đó luận án chú<br /> trọng phân tích một số tỉnh/thành phố có tính đại diện: Thành phố Hà Nội (đại<br /> diện cho trung tâm); Hải Phòng, Vĩnh Phúc (đại diện cho các tỉnh phía Đông<br /> Bắc); Nam Định, Hà Nam (đại diện cho các tỉnh phía Nam).<br /> Về thời gian: Luận án nghiên cứu phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong HTCT ở<br /> vùng ĐBSH thời kỳ đổi mới, trong đó chủ yếu tập trung khảo sát: cấp tỉnh nhiệm<br /> kỳ 2011 - 2016; cấp huyện, xã nhiệm kỳ 2010 - 2015.<br /> Về lĩnh vực: Tác giả tập trung nghiên cứu phụ nữ trong Ban Chấp hành<br /> (BCH), Ban Thường vụ (BTV) Đảng ủy, đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND),<br /> Chủ tịch, Phó Chủ tịch thường trực HĐND, Uỷ ban nhân dân (UBND),<br /> trưởng/phó các Sở, Ban, Ngành, phòng chuyên môn, trưởng/phó Mặt trận Tổ<br /> quốc, tổ chức chính trị - xã hội các cấp ở vùng ĐBSH hiện nay.<br /> <br /> 3<br /> 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án<br /> 4.1. Cơ sở lý luận<br /> Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư<br /> tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và các chủ trương,<br /> chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về phụ nữ trong lĩnh vực chính trị<br /> nói chung và công tác lãnh đạo, quản lý nói riêng.<br /> Luận án tham khảo các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ở trong<br /> và ở ngoài nước liên quan đến chủ đề của luận án.<br /> 4.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa<br /> duy vật lịch sử, luận án sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so<br /> sánh và một số phương pháp liên ngành.<br /> Luận án sử dụng phương pháp điều tra xã hội học (gồm các cuộc phỏng<br /> vấn sâu được kết hợp trong quá trình nghiên cứu, khảo sát. Đối tượng là cán bộ<br /> lãnh đạo, quản lý trong HTCT các cấp, các tỉnh khác nhau. Bảng hỏi: gồm 9 câu<br /> hỏi, với dung lượng mẫu là 305, đối tượng hỏi là cán bộ lãnh đạo, quản lý tại một<br /> số tỉnh/thành đại diện trong HTCT các cấp ở ĐBSH) [Phụ lục 2].<br /> 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án<br /> Một là, luận án góp phần làm rõ thực trạng phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong<br /> HTCT ở vùng ĐBSH, chỉ ra nguyên nhân và những vấn đề đặt ra đối với phụ nữ<br /> lãnh đạo, quản lý trên phương diện chính trị - xã hội.<br /> Hai là, luận án góp phần đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường số<br /> lượng, tỷ lệ phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong HTCT vùng ĐBSH hiện nay.<br /> 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án<br /> Luận án cung cấp một số cơ sở lý luận góp phần cho việc hoạch định,<br /> thực hiện chính sách về phụ nữ, bình đẳng giới, cán bộ nữ trong HTCT ở các tỉnh<br /> vùng ĐBSH hiện nay.<br /> Luận án là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy<br /> những chuyên đề liên quan đến phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý, bình đẳng giới<br /> trong tham gia chính trị, thuộc chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học và các<br /> chuyên ngành liên quan.<br /> 7. Kết cấu của luận án<br /> Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài,<br /> kết luận, danh mục các công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án,<br /> danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 11 tiết.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2