Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long
lượt xem 4
download
Luận án "Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long" trung nghiên cứu cơ sở khoa học quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở Việt Nam; Phân tích, đánh giá thực trạng quy hoạch sử dụng đất theo hướng 2 tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở ĐBSCL giai đoạn 2011 - 2020 và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở ĐBSCL giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ................./................ ...../..... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TẠ VĂN VĨNH HOÀN THIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THEO HƯỚNG TÍCH HỢP THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI - NĂM 2023
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Trần Hồng Hà 2. TS. Đặng Thành Lê Phản biện 1: ………………………………...................….. …………………………………...................... Phản biện 2: ………………………………...................….. …………………………………...................... Phản biện 3: ………………………………...................….. …………………………………...................... Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện Địa điểm: Phòng bảo vệ luận án tiến sĩ - Phòng họp....... Nhà........., Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Hà Nội Thời gian: vào hồi … giờ … ngày … tháng … năm......... Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam hoặc thư viện của Học viện Hành chính Quốc gia
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Để nguồn lực đất đai được phân bổ hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi triển khai có hiệu quả các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đồng thời sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên đất đai thì quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) cần phải được đặc biệt quan tâm. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng có tầm quan trọng chiến lược về an ninh lương thực quốc gia, có nhiều đóng góp tích cực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cả nước. Tuy nhiên, hiện nay ĐBSCL đang và sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức từ những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu (BĐKH). Theo Kịch bản BĐKH năm 2020 “nếu mực nước biển dâng 100 cm thì khoảng 47,29% diện tích ĐBSCL có nguy cơ ngập cao”. BĐKH ở ĐBSCL đã ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên đất, tài nguyên nước, cơ sở hạ tầng nông thôn (vấn đề ngập lụt; hệ thống đê biển, đê sông, đê bao và bờ bao; các công trình tưới, cấp nước và tiêu nước vùng ven biển; an ninh lương thực quốc gia bị ảnh hưởng; sức khỏe người dân cũng bị tác động không nhỏ). Trong giai đoạn vừa qua quản lý nhà nước (QLNN) đối với QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở ĐBCSL đã có những kết quả tích cực: hành lang pháp lý ngày càng được hoàn thiện; tổ chức bộ máy được kiện toàn thống nhất từ Trung ương đến địa phương; số lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng được bố trí hợp lý, chất lượng được nâng cao; huy động, đảm bảo tài chính của Nhà nước đã được quan tâm hơn và ưu tiên bố trí; năng lực dự báo kinh tế - xã hội, chất lượng thống kê, kiểm kê đất đai, cập nhật kịch bản BĐKH, lấy ý kiến về QHSDĐ, hợp tác quốc tế và thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở ĐBSCL đã ngày càng được thực hiện tốt hơn. Tuy nhiên, QLNN về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng với BĐKH ở ĐBSCL còn một số bất cập. Chính vì những lý do nêu trên tôi chọn đề tài “Hoàn thiện QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở ĐBSCL” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành quản lý công. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Tác giả tập trung nghiên cứu cơ sở khoa học QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở Việt Nam; Phân tích, đánh giá thực trạng QHSDĐ theo hướng 1
- tích hợp thích ứng BĐKH ở ĐBSCL giai đoạn 2011 - 2020 và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở ĐBSCL giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan các công trình khoa học trên thế giới và tại Việt Nam về QHSDĐ, BĐKH và QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH; - Phân tích, hệ thống hóa, bổ sung cơ sở khoa học QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH; - Phân tích thực trạng QHSDĐ và QLNN về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở ĐBSCL, chỉ ra những kết quả đạt được, trình bày một số bất cập và nguyên nhân của những bất cập trong hoạt động QHSDĐ nói chung và QLNN về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở ĐBSCL nói riêng; - Trình bày phương hướng và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở ĐBSCL giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là: hoạt động QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở các tỉnh, thành phố ĐBSCL dưới góc độ của khoa học quản lý công. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án nghiên cứu các nội dung QLNN về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở các tỉnh, thành phố ĐBSCL. Trong phạm vi luận án này hoạt động QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH được tiếp cận với ý nghĩa là một nội dung của QLNN về đất đai. - Về không gian: Luận án có phạm vi nghiên cứu về không gian tại 13 tỉnh, thành phố thuộc ĐBSCL bao gồm: Thành phố Cần Thơ và các tỉnh An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu, Bến Tre, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cà Mau, Đồng Tháp, Long An. - Về thời gian: Kỳ QHSDĐ từ năm 2011 đến năm 2020 và kỳ QHSDĐ từ năm 2021 đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án dựa trên nguyên lý và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đất đai; quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về QHSDĐ. 2
- 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 4.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu về lý luận và thực tiễn có liên quan đến hoạt động QHSDĐ, QLNN về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng. Luận án tập trung nghiên cứu các công trình khoa học trên thế giới và tại Việt Nam liên quan trực tiếp và gián tiếp về QHSDĐ, BĐKH và QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH. Ngoài ra, tác giả cũng nghiên cứu, sử dụng có trích dẫn các báo cáo, văn bản quy phạm pháp luật, số liệu thống kê thứ cấp liên quan đến QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở các tỉnh, thành phố ĐBSCL để phục vụ mục đích nghiên cứu. 4.2.2. Phương pháp phân tích tổng hợp Dưới góc độ của khoa học quản lý công, từ các số liệu, tài liệu thu thập được, tác giả tiến hành phân tích để đưa ra các nhận xét về hoạt động QHSDĐ và QLNN về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở các tỉnh, thành phố ĐBSCL (những kết quả đạt được, một số bất cập và nguyên nhân). 4.2.3. Phương pháp so sánh Tác giả nghiên cứu, đối chiếu giữa kết quả thực hiện QHSDĐ giai đoạn 2011 - 2020 với số liệu QHSDĐ được đề ra khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, xét duyệt QHSDĐ của các tỉnh, thành phố ĐBSCL để đánh giá mức độ, tỷ lệ chỉ tiêu, cơ cấu sử dụng đất của các tỉnh, thành phố ĐBSCL có sự thay đổi như thế nào sau khi thực hiện QHSDĐ. 4.2.4. Phương pháp điều tra xã hội học Luận án đã sử dụng phiếu khảo sát để thu thập thông tin về vai trò của nhà nước đối với QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH, các quan điểm, đánh giá của đội ngũ cán bộ, công chức, nhà khoa học, chuyên gia, người dân đối với hoạt động QHSDĐ nói chung và QLNN về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở ĐBSCL nói riêng. 5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu Hoạt động QHSDĐ của các tỉnh, thành phố ĐBSCL đã và đang diễn ra như thế nào? QHSDĐ ở các tỉnh, thành phố ĐBSCL đã được tích hợp thích ứng BĐKH hay chưa? Thực trạng QHSDĐ và QLNN về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở các tỉnh, thành phố ĐBSCL trong giai đoạn 2011 – 2020 diễn ra như thế nào? Những giải pháp QLNN nào cần thực hiện để hoàn thiện QHSDĐ 3
- theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở các tỉnh, thành phố ĐBSCL trong giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050? 5.2. Giả thuyết nghiên cứu - Hoạt động QHSDĐ và QLNN về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở ĐBSCL chưa đạt được kết quả như mong muốn. - Những bất cập QLNN về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở các tỉnh, thành phố ĐBSCL giai đoạn 2011- 2020 có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. - Hoạt động QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở các tỉnh, thành phố ĐBSCL sẽ phát huy kết quả tích cực khi thực hiện đồng bộ các giải pháp QLNN ở hiện tại và tương lai. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Về lý luận Tác giả luận án tổng quan các công trình khoa học trên thế giới và ở trong nước liên quan đến lĩnh vực mà đề tài nghiên cứu từ đó xác định những khoảng trống mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu; tác giả hệ thống hóa, bổ sung, phân tích cơ sở khoa học về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở Việt Nam; bổ sung khung hướng dẫn tích hợp thích ứng BĐKH vào QHSDĐ của các tỉnh, thành phố (tích hợp vào quy hoạch tỉnh); phân tích nội dung QLNN về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH. Ngoài ra, tác giả đã phân tích, nhận xét thực trạng QHSDĐ và QLNN đối với hoạt động QHSDĐ theo hướng tích hợp, thích ứng BĐKH tại các tỉnh, thành phố ĐBSCL giai đoạn 2011 - 2020; phân tích phương hướng và đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở ĐBSCL giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 dưới góc độ của khoa học quản lý công. 6.2. Về thực tiễn Kết quả nghiên cứu của tác giả có thể làm tài liệu tham khảo ở một số nội dung nhất định cho các cơ quan QLNN về QHSDĐ. Mặt khác, tác giả luận án cũng đề xuất một số giải pháp hoàn thiện QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở ĐBSCL. Bên cạnh đó luận án cũng có thể là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến lĩnh vực mà đề tài nghiên cứu. 7. Đóng góp mới của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án đã tổng quan các công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới và tại Việt Nam về QHSDĐ, BĐKH và QHSDĐ theo hướng 4
- tích hợp thích ứng BĐKH. Tác giả đã xác định những vấn đề còn khoảng trống mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu đặc biệt là khẳng định dưới góc độ của khoa học quản lý công chưa có công trình nghiên cứu nào về hoàn thiện QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở các tỉnh, thành phố ĐBSCL. Bổ sung cơ sở khoa học về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở ĐBSCL (bổ sung một số khái niệm liên quan trực tiếp đến đề tài luận án; hoàn thiện các bước của quy trình tích hợp thích ứng BĐKH vào QHSDĐ); phân tích và đánh giá thực trạng QLNN về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở ĐBSCL giai đoạn 2011 - 2020. Trên cơ sở đó, tác giả luận án đề xuất một số giải pháp hoàn thiện QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở ĐBSCL ở hiện tại và trong tương lai (kỳ QHSDĐ từ năm 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại các tỉnh, thành phố ĐBSCL). 8. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận án có kết cấu 04 chương, cụ thể như sau: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; Chương 2. Cơ sở khoa học QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH; Chương 3. Thực trạng QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở ĐBSCL; Chương 4. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở ĐBSCL. 5
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình khoa học trên thế giới nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu Tác giả Charles M. Haar (2003), sách chuyên khảo“QHSDĐ”; Paul Cheshire, Stephen Shepparnd (2015), Kinh tế học phúc lợi của QHSDĐ, Tạp chí Journal of Urban Economics; Monica Digregorio (2017), Tích hợp BĐKH trong lĩnh vực QHSDĐ: Giảm nhẹ, thích ứng và các mối liên kết phát triển bền vững, Tạp chí Environmental Sciences & Policy, số 67/2017; Isao Endo (2017), Phương pháp QHSDĐ theo hướng lồng ghép ứng phó với BĐKH vào địa phương quy mô nhỏ, Tạp chí khoa học Sustainable Cities and Society, số 35/2017; Missy Stults (2017), Tích hợp BĐKH vào quy hoạch giảm nhẹ rủi ro: Cơ hội và các ví dụ trong thực tiễn, Tạp chí khoa học Climate Risk Management, số 17/2017; Min Fan (2017), Đánh giá rủi ro môi trường và kinh tế dưới tác động của BĐKH đối với QHSDĐ trên toàn bộ khu vực đầu nguồn Teshio, phía bắc của Nhật Bản, Tạp chí Sciences of the Total Enviroment, số 599 - 600 ngày 01/5/2017; R. Stevens and Maged Senbel (2017), QHSDĐ đô thị có phù hợp với sự BĐKH toàn cầu, Tạp chí Land Use Policy, số 68/2017…..; Hội nghị về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH, thành phố Cần Thơ; Chính phủ Hà Lan và Chính phủ Việt Nam (2013), Kế hoạch ĐBSCL. 1.2. Các công trình khoa học trong nước nghiên cứu về biến đổi khí hậu, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu 1.2.1. Các công trình khoa học trong nước nghiên cứu về biến đổi khí hậu Viện Chiến lược phát triển (2011), Nghiên cứu các giải pháp ứng phó BĐKH toàn cầu cho vùng ĐBSCL trong tầm dài hạn; Bùi Lai (2012), Cơ sở khoa học để ĐBSCL thích ứng với BĐKH và nước biển dâng; Bộ TN&MT (2012), Tài liệu hướng dẫn đánh giá tác động của BĐKH và xác định các giải pháp thích ứng; Bộ TN&MT (2013), Những kiến thức cơ bản về BĐKH; Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương (2013), Chủ động ứng phó BĐKH, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn; TS. Trần Hồng Hà (2013), Chủ động ứng phó với BĐKH: Biến thách thức thành cơ hội, 6
- Tạp chí Tuyên giáo số 5; PGS.TS. Nguyễn Văn Viết (2014), cuốn sách chuyên khảo BĐKH và nông nghiệp Việt Nam: Tác động - Thích ứng - Giảm thiểu và Chính sách; TS. Huỳnh Cẩm Thanh (2015), Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường trong tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá vùng ĐBSCL hiện nay; Bộ TN&MT (2016), Tóm tắt kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam; GS.TS. Phan Đình Tuấn (2017), Giáo trình BĐKH; PGS.TS. Trần Hồng Thái (2017), Giáo trình thích ứng và giảm nhẹ với BĐKH; TS. Tạ Văn Việt (2017), QLNN về ứng phó với BĐKH ở Việt Nam. 1.2.2. Các công trình khoa học trong nước nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long TS. Ngô An (2004), Góp phần nghiên cứu QHSDĐ rừng ngập mặn tỉnh Bến Tre theo mục tiêu phát triển bền vững; TS. Đoàn Công Qùy (2006), Giáo trình QHSDĐ; TS. Lê Anh Tuấn (2011), Phương pháp lồng ghép BĐKH vào kế hoạch phát triển KT-XH địa phương; Dự án CLUES (2011), Ảnh hưởng của BĐKH đến sử dụng đất ở ĐBSCL: Sự thích ứng của các hệ thống canh tác trên nền lúa; Bộ TN&MT (2012), Hướng dẫn kỹ thuật về tích hợp vấn đề BĐKH vào kế hoạch phát triển; TS. Nguyễn Hữu Ngữ (2013), Giáo trình QHSDĐ; PGS.TS. Đinh Vũ Thanh (2013), Hướng dẫn kỹ thuật tích hợp BĐKH vào chiến lược, chính sách và quy hoạch phát triển ngành trồng trọt...; TS. Mai Hạnh Nguyên (2016), Nghiên cứu biến động cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp vùng duyên hải Nam Trung Bộ trong bối cảnh BĐKH; Bộ TN&MT (2017), Tham luận “Định hướng QHSDĐ vùng ĐBSCL gắn với phát triển kinh tế - xã hội bền vững”, Thành phố Cần Thơ. 1.3. Một số nhận xét về các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài luận án Làm rõ nội hàm khái niệm BĐKH, thống nhất khẳng định BĐKH đã, đang và sẽ ngày càng có những tác động không nhỏ đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, các công trình nhấn mạnh sự cần thiết phải ứng phó (thích ứng và giảm nhẹ) với BĐKH để phát triển bền vững tại ĐBSCL. Đối với QHSDĐ, các công trình cũng phân tích nội hàm khái niệm QHSDĐ, trình bày vai trò, đặc điểm, tính chất, nguyên tắc, nội dung…của quá trình QHSDĐ… Các công trình khoa học nhấn mạnh tầm quan trọng của QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH tại ĐBSCL đối với việc phát triển kinh tế - xã hội (phân bổ quỹ đất cho các hoạt động kinh tế - xã hội, tạo không gian phát triển cho các ngành, các lĩnh vực), đảm bảo an ninh quốc phòng; trình bày những vấn 7
- đề lý luận và thực tiễn về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH tại các tỉnh, thành phố ĐBSCL. 1.4. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu Một là, phân tích, hệ thống hoá, bổ sung cơ sở khoa học QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH phù hợp với pháp luật đất đai tại Việt Nam hiện hành dưới góc độ tiếp cận của khoa học quản lý công. Hai là, nghiên cứu thực trạng QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở ĐBSCL giai đoạn 2011 – 2020 và giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ba là, đề xuất một số giải pháp QLNN nhằm hoàn thiện QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở ĐBSCL giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tại Chương 1 của luận án tác giả đã tổng hợp, hệ thống hóa, phân tích các công trình khoa học trên thế giới và trong nước về QHSDĐ, BĐKH và QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH. Trên cơ sở đó tác giả đã nhận xét các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, đồng thời xác định những khoảng trống luận án cần tiếp tục nghiên cứu dưới góc độ của khoa học quản lý công. 8
- Chương 2 CƠ SỞ KHOA HỌC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THEO HƯỚNG TÍCH HỢP THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 2.1. Quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu 2.1.1. Một số khái niệm 2.1.1.1. Quy hoạch sử dụng đất Kế thừa các kiến thức của các nhà khoa học, các học giả đi trước, tác giả luận án quan niệm QHSDĐ như sau: “QHSDĐ là việc Nhà nước sử dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để bố trí quỹ đất, khoanh vùng, phân bổ đất đai cho các hoạt động phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường trong một khoảng thời gian cụ thể để khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tối đa tài nguyên đất đai và ứng phó với BĐKH”. 2.1.1.2. Biến đổi khí hậu Theo tác giả “BĐKH là quá trình thay đổi trạng thái khí hậu với các biểu hiện đặc trưng là sự gia tăng các hiện tượng khí tượng thuỷ văn cực đoan khó dự đoán trước, tác động kép đến phát triển bền vững”. 2.1.1.3. Thích ứng với biến đổi khí hậu Tác giả luận án quan niệm thích ứng với BĐKH “là tổng thể các giải pháp thích nghi của con người và tự điều chỉnh của tự nhiên trước tác động kép của BĐKH”. 2.1.1.4. Quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH trong luận án được hiểu “là quá trình lồng ghép thích ứng BĐKH vào việc bố trí quỹ đất, phân bổ, khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường trên cơ sở tiềm năng đất đai, nhu cầu sử dụng đất của các ngành, địa phương trong một khoảng thời gian xác định”. 2.1.1.5. Quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu Theo tác giả, QLNN về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH được hiểu “là sự tác động có tổ chức, có mục đích, mang tính quyền lực nhà nước của các cơ quan từ Trung ương đến địa phương để lồng ghép thích ứng BĐKH vào các bước của hoạt động QHSDĐ nhằm tối ưu hóa việc phân bổ, khoanh vùng, khai thác, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm đất đai góp phần phát triển bền vững”. 9
- 2.1.2. Sự cần thiết khách quan hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu 2.1.2.1. Xuất phát từ chức năng của nhà nước 2.1.2.2. Xuất phát từ vai trò đặc biệt quan trọng của đất đai và quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu 2.1.2.3. Xuất phát từ tác động kép của biến đổi khí hậu 2.1.2.4. Xuất phát từ những bất cập trong quá trình quy hoạch sử dụng đất 2.1.3. Nguyên tắc, hệ thống, trình tự, căn cứ, nội dung quy hoạch sử dụng đất 2.1.3.1. Nguyên tắc quy hoạch sử dụng đất Thứ nhất, QHSDĐ quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng; QHSDĐ cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã. Thứ hai, bảo vệ nghiêm ngặt đất chuyên trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. Thứ ba, bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, địa phương và khả năng, quỹ đất của quốc gia nhằm sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả. Thứ tư, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên; thích ứng với BĐKH. Thứ năm, nội dung phân bổ và sử dụng đất trong quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh phải bảo đảm phù hợp với QHSDĐ quốc gia. 2.1.3.2. Hệ thống quy hoạch sử dụng đất Bảng 2.1. Tổng hợp hệ thống QHSDĐ từ năm 2013 đến 2019 Kỳ quy Căn cứ pháp lý Hệ thống QHSDĐ hoạch - QHSDĐ cấp quốc gia - QHSDĐ cấp tỉnh Luật Đất đai 2013 - QHSDĐ cấp huyện 10 năm - QHSDĐ đất quốc phòng - QHSDĐ an ninh Luật - QHSDĐ quốc gia 10 năm, sửa đổi, bổ sung - QHSDĐ cấp huyện tầm nhìn một số điều của 37 - QHSDĐ quốc phòng 20 đến luật có liên quan - QHSDĐ an ninh 50 năm đến quy hoạch 2018 10
- (Ghi chú: QHSDĐ cấp tỉnh được tích hợp vào Quy hoạch tỉnh - Khoản 1, Điều 36) (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Luật Đất đai 2013 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch 2018) - Giai đoạn 2011 - 2020 - Giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Kỳ QHSDĐ của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ áp dụng các quy định mới về QHSDĐ theo quy định của Luật Quy hoạch 2017 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch. Theo đó QHSDĐ cấp tỉnh sẽ được tích hợp vào Quy hoạch tỉnh (Khoản 1, Điều 36, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch 2018 và Điểm l, Khoản 2, Điều 27, Luật Quy hoạch 2017). 2.1.3.3. Trình tự, căn cứ, nội dung quy hoạch sử dụng đất Thứ nhất, về trình tự quy hoạch và QHSDĐ: Điều 7, Chương I, Luật Quy hoạch 2017 quy định trình tự trong hoạt động quy hoạch bao gồm 05 bước. Thứ hai, về căn cứ và nội dung QHSDĐ: - Giai đoạn từ ngày 01/07/2014 đến ngày 31/12/2018 - Giai đoạn từ ngày 20/11/2018 đến nay (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch 2018 được ban hành, trong đó có sửa đổi về QHSDĐ, KHSDĐ (Chương IV. Luật Đất đai 2013) 2.2. Nội dung quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu 2.2.1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu Đây là nội dung tạo khung pháp lý cho hoạt động QHSDĐ, từ ngày 01/07/2004 đến nay có tổng số 04 luật điều chỉnh đến đất đai nói chung và QHSDĐ nói riêng. Thời kỳ QHSDĐ từ năm 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ được điều chỉnh bởi Luật Quy hoạch 2017 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch 2018 và các văn bản hướng dẫn luật liên quan. 2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu Bộ máy QLNN về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH được kiện toàn thống nhất từ trung ương đến cơ sở. 11
- 2.2.3. Kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu Dựa trên các quy định của pháp luật về QHSDĐ, đội ngũ cán bộ, công chức biết được nhiệm vụ, quyền hạn của mình được pháp luật quy định thế nào để căn cứ vào đó thực hiện công vụ và qua đó cũng biết được những hành vi gì mà pháp luật về đất đai nghiêm cấm để không vi phạm. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi Luật Quy hoạch 2017 có hiệu lực đã tạo ra những lúng túng nhất định trong quá trình triển khai thi hành Luật và những yêu cầu bức thiết của cách mạng 4.0, tác động của BĐKH đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH càng phải nâng cao chất lượng hơn nữa để thực hiện được tốt các nhiệm vụ được giao. 2.2.4. Đảm bảo, huy động nguồn lực tài chính thực hiện quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu Đảm bảo và huy động nguồn lực tài chính để lập, lấy ý kiến, thẩm định, quyết định, phê duyệt, điều chỉnh, công bố, tổ chức thực hiện và báo cáo thực hiện QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH cần được bảo đảm, được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí. Việc đảm bảo, huy động nguồn lực tài chính cho hoạt động QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh ngân sách nhà nước ở cả Trung ương và địa phương đang có nhiều khó khăn nhất định. 2.2.5. Xây dựng khung hướng dẫn tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất Theo Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 20/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với BĐKH giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định nhiệm vụ “Hướng dẫn lồng ghép (tích hợp) nội dung ứng phó với BĐKH vào hệ thống chiến lược, quy hoạch” sẽ do Bộ TN&MT là cơ quan chủ trì và dự kiến đến năm 2023 văn bản hướng dẫn lồng ghép (tích hợp) nội dung ứng phó với BĐKH vào hệ thống chiến lược, quy hoạch (trong đó có QHSDĐ) sẽ được ban hành. 2.2.6. Thống kê, kiểm kê đất đai, dự báo kinh tế - xã hội, cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu Để tiến hành QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH thì một trong những dữ liệu đầu vào cho hoạt động này chính là hiện trạng sử dụng đất được tổng hợp thông qua việc thống kê, kiểm kê đất đai. Dự báo kinh tế - xã hội cũng là một nội dung đầu vào của quá trình QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng 12
- BĐKH vì chất lượng của hoạt động dự báo này sẽ là yếu tố quan trọng để tính toán, khoanh vùng, bố trí, phân bổ tài nguyên đất trong một giai đoạn nhất định. Kịch bản BĐKH được xây dựng, công bố nhằm phục vụ quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển của ngành, vùng, địa phương nói chung và QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH nói riêng trong giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 2.2.7. Lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu Đây là hoạt động có tính chất bắt buộc trong quá trình QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH, hoạt động này được quy định cụ thể trong Luật Đất đai 2013, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai (nghị định, thông tư) và đến khi Luật Quy hoạch 2017 ra đời thì nội dung liên quan đến QHSDĐ đã được sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung 37 luật liên quan đến quy hoạch. 2.2.8. Hợp tác quốc tế về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu 2.2.9. Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu Đây là hoạt động được thực hiện liên tục, thường xuyên suy cho cùng là để pháp luật về đất đai nói chung và QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH nói riêng được triển khai thực hiện nghiêm túc trên thực tế. 2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu 2.3.1. Yếu tố khách quan 2.3.1.1. Tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên đất đai và chất lượng cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu 2.3.1.2. Tác động của các tài nguyên thiên nhiên khác đối với đất đai 2.3.1.3. Sự phức tạp trong dự báo phát triển kinh tế - xã hội để tính toán, xác định chỉ tiêu sử dụng đất 2.3.2. Yếu tố chủ quan 2.3.2.1. Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với đất đai 2.3.2.2. Nhận thức, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức 2.3.2.3. Nguồn lực tài chính 2.3.2.4. Chất lượng của việc thống kê, kiểm kê đất đai các cấp 13
- 2.4. Kinh nghiệm quốc tế về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu 2.4.1. Tại Hàn Quốc 2.4.2. Tại Trung Quốc 2.4.3. Tại Hà Lan 2.4.4. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Nhà nước cần xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện, đảm bảo thực hiện pháp luật về QHSDĐ thống nhất trên phạm vi cả nước; Thành lập một cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH và đảm bảo các điều kiện về nhân lực, vật lực, tài lực cho tổ chức và hoạt động của cơ quan này. Đây là cơ quan mang tính chất liên ngành, liên vùng; QHSDĐ phải có mối quan hệ chặt chẽ với quy hoạch tài nguyên nước; Thực hiện đột phá trong việc thu hút vốn đầu tư của xã hội đối với hoạt động QHSDĐ nhưng nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo; Ứng dụng rộng rãi và mạnh mẽ những thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 đối với hoạt động QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH. Kinh nghiệm của Hàn Quốc làm rất tốt hoạt động này; Tăng cường sự tham gia của người dân vào các khâu của quá trình QHSDĐ cần được hết sức lưu tâm, từ thực tiễn quản trị của Hà Lan khi xây dựng Kế hoạch đồng bằng đạt được nhiều thành tựu nổi bật là một kinh nghiệm quý đối với Việt Nam. Tuy nhiên, việc học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia Trung Quốc, Hàn Quốc và Hà Lan cũng cần chú ý đến điều kiện, hoàn cảnh đặc thù của Việt Nam về các yếu tố lịch sử, chính trị, văn hoá, điều kiện kinh tế - xã hội. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Chương 2 của luận án phân tích cơ sở khoa học QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH tại Việt Nam bao gồm các nội dung sau: phân tích QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH; trình bày, phân tích 9 nội dung QLNN về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH; phân tích những yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH; Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế qua đó rút ra một số bài học có giá trị tham khảo cho Việt Nam. 14
- Chương 3 THỰC TRẠNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THEO HƯỚNG TÍCH HỢP THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 3.1. Khái quát về đồng bằng sông Cửu Long và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên đất đai 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 3.1.3. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên đất đai của đồng bằng sông Cửu Long 3.1.3.1. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng Theo kịch bản RCP4.5 và RCP 8.5 thì BĐKH đã có những ảnh hưởng đến tài nguyên đất đai thông qua việc gia tăng nhiệt độ, lượng mưa và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác. 3.1.3.2. Tác động của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên đất đai Thứ nhất, suy giảm chất lượng đất, gia tăng tình trạng thoái hóa, mặn hóa, phèn hóa; Thứ hai, hiện tượng sạt lở bờ sông, bờ biển có chiều hướng gia tăng; Thứ ba, trữ lượng nước dưới đất giảm sút, gia tăng sụt lún đất. 3.2. Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020 và giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long 3.2.1. Giai đoạn 2011 - 2020 3.2.1.1. Về loại đất QHSDĐ đến năm 2020 và điều chỉnh QHSDĐ đến năm 2020 của các tỉnh, thành phố ĐBSCL đã thể hiện rõ diện tích (ha) và cơ cấu (%) các loại đất gồm: đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp; đất chưa sử dụng; đất khu kinh tế; đất đô thị; đất khu bảo tồn thiên nhiên; đất khu du lịch. Trên cơ sở Nghị quyết số 17/2011/QH13 ngày 22/11/2011 của Quốc hội phê duyệt QHSDĐ đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011-2015) cấp quốc gia, Chính phủ đã xét duyệt QHSDĐ đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011- 2015) của 13 tỉnh, thành phố ĐBSCL. 3.2.1.2. Về phân khu chức năng Các tỉnh, thành phố ở ĐBSCL quy hoạch số lượng các khu chức năng như sau: Tỉnh An Giang (7), Bạc Liêu (6), Đồng Tháp (7), Tiền Giang (7), Kiên Giang 15
- (7), Trà Vinh (6), Sóc Trăng (6), Vĩnh Long (5), Long An (7), Hậu Giang (7) và thành phố Cần Thơ (5). 3.2.1.3. Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long Kết quả thực hiện QHSDĐ của 13 tỉnh, thành phố ĐBSCL giai đoạn 2011- 2020 được thể hiện qua biến động về diện tích và cơ cấu các loại gồm: nhóm đất nông nghiệp; nhóm đất phi nông nghiệp và các loại đất khác. 3.2.2. Giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Hiện nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhiệm vụ quy hoạch nói chung và QHSDĐ giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nói riêng. Chính phủ đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ: KH&ĐT, TN&MT, Tài chính và UBND 13 tỉnh, thành phố ĐBSCL nhanh chóng lập QHSDĐ tích hợp vào quy hoạch chung của tỉnh theo đúng quy định của pháp luật về quy hoạch. Tuy nhiên, thực tế hiện nay tiến độ lập QHSDĐ tích hợp vào quy hoạch tỉnh tại ĐBSCL đang rất chậm do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. 3.3. Thực trạng quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long 3.3.1. Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long 3.3.1.1. Giai đoạn 2011 – 2020 3.3.1.2. Giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 3.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long thống nhất từ trung ương đến địa phương 3.3.3. Kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long 3.3.4. Đảm bảo, huy động nguồn tài chính để thực hiện nhiệm vụ quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long 3.3.5. Tổ chức nghiên cứu khoa học về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long 16
- 3.3.6. Khai thác cơ sở dữ liệu đất đai, dự báo kinh tế - xã hội và cập nhật kịch bản biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long 3.3.7. Tổ chức lấy ý kiến về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long 3.3.8. Hợp tác quốc tế về quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long 3.3.9. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long 3.4. Nhận xét hoạt động quy hoạch sử dụng đất theo hướng tích hợp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long 3.4.1. Những kết quả đạt được QHSDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ 5 năm (2011 - 2015) kỳ đầu và điều chỉnh QHSDĐ đến năm 2020 và KHSDĐ 5 năm kỳ cuối (2016 - 2021) của các tỉnh, thành phố ĐBSCL đã được Chính phủ xét duyệt về cơ bản, QHSDĐ đã bước đầu có sự tích hợp thích ứng BĐKH; Cơ cấu các loại đất trong QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH có sự chuyển dịch; Các tỉnh, thành phố ĐBSCL theo phân cấp đã tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của Luật Đất đai 2013, Luật Quy hoạch 2017, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật liên quan đến quy hoạch 2018 và các văn bản hướng dẫn các luật này; Tổ chức bộ máy quản lý về QHSDĐ được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương; Số lượng và chất lương đội ngũ cán bộ, công chức đã có những cải thiện nhất định, được sắp xếp, bố trí hợp lý hơn; Đảm bảo, huy động nguồn lực tài chính để thực hiện nhiệm vụ QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở ĐBSCL được thực hiện khá tốt; Khung hướng dẫn tích hợp BĐKH vào QHSDĐ được Bộ KH&ĐT, Bộ TN&MT xác định là nhiệm vụ quan trọng và cần thực hiện gấp rút; Hợp tác quốc tế về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở ĐBSCL được quan tâm thực hiện toàn diện trên thực tế cả ở cấp độ quốc gia và địa phương; Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH bước đầu đạt được một số kết quả tích cực. 3.4.2. Một số bất cập Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH chưa đồng bộ, tổ chức thực hiện còn nhiều lúng túng nhất là khi Luật Quy hoạch 2017 có hiệu lực; Việc tích hợp thích ứng BĐKH trong QHSDĐ tại các tỉnh, thành phố ĐBSCL còn chưa đồng bộ; Số lượng đội ngũ cán bộ, công chức thực 17
- hiện nhiệm vụ QHSDĐ bố trí chưa hợp lý, chất lượng chưa cao; Tổ chức bộ máy QLNN về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH từ Trung ương đến địa phương chưa đạt kết quả như mong muốn; Việc bố trí ngân sách cho các nhiệm vụ QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH tại các tỉnh, thành phố ĐBSCL chưa tốt, tốc độ giải ngân chậm; Thời điểm lập QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 có sự xuất hiện tâm lý e ngại trong việc thực hiện các nhiệm vụ nhất là liên quan đến đất đai (lĩnh vực nhiều bức xúc và khiếu kiện trong xã hội); Hiệu qủa hợp tác quốc tế về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH ở các tỉnh, thành phố ĐBSCL còn chưa đi vào chiều sâu. 3.4.3. Nguyên nhân bất cập 3.4.3.1. Nguyên nhân khách quan Những tác động bất lợi của BĐKH đối với vùng ĐBSCL; Sự phức tạp trong việc sử dụng nguồn nước dòng sông Mê Công; Chất lượng các kịch bản BĐKH, nước biển dâng và dự báo phát triển kinh tế - xã hội; Những tác động bất lợi của đại dịch Covid 19 ở Việt Nam đã làm chậm tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện QHSDĐ. 3.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn các tỉnh, thành phố ĐBSCL về tính cấp thiết của việc hoàn thiện QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng với BĐKH ở ĐBSCL còn hạn chế; Sự thay đổi, điều chỉnh liên tục của pháp luật đất đai, pháp luật quy hoạch; Nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa tại các tỉnh, thành phố ĐBSCL đã gây những áp lực không nhỏ đối với việc khai thác tiềm năng đất đai, bố trí, phân bổ, khoanh vùng sử dụng tài nguyên đất đai của ĐBSCL; Khung hướng dẫn tích hợp thích ứng BĐKH vào QHSDĐ của các tỉnh, thành phố ĐBSCL chưa được xây dựng, ban hành kịp thời dẫn đến việc bị động, khó khăn, mỗi tỉnh, thành phố vận dụng khác nhau trong việc tích hợp thích ứng BĐKH vào QHSDĐ tại địa phương mình; Nguồn lực phục vụ QHSDĐ còn chưa đầy đủ, đặc biệt là ngân sách dành cho hoạt động đánh giá tác động của BĐKH một cách toàn diện, khách quan, triệt để tạo cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc tích hợp thích ứng BĐKH vào QHSDĐ tại các tỉnh, thành phố ĐBSCL; Hợp tác quốc tế về QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng BĐKH còn chưa có chiều sâu, các dự án chuyên biệt về tích hợp BĐKH vào QHSDĐ tại ĐBSCL chưa được các đối tác phát triển, các tổ chức quốc tế quan tâm hỗ trợ; Chất lượng thống kê, kiểm kê đất đai phục vụ cho hoạt động QHSDĐ theo hướng tích hợp thích ứng với BĐKH tại các tỉnh, thành phố ĐBSCL chưa được tốt. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 287 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 178 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 173 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 195 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 182 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 134 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 117 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 169 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn