intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản lý công: Phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam

Chia sẻ: Bình Nguyễn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

38
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam, luận án đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm PTNNL các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản lý công: Phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN KIM TUYỂN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 62 34 04 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2018
  2. Công trình này được hoàn thành tại HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lê Thị Vân Hạnh 2. TS. Hoàng Mai Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Minh Mẫn Phản biện 2: TS. Hoàng Văn Thức Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện Địa điểm: Phòng bảo vệ luận án tiến sĩ. Phòng họp …… Nhà…… Học viện Hành chính Quốc gia, số 77 đường Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội. Thời gian vào hồi: …… giờ …… ngày …… tháng …… năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viên Quốc gia Việt Nam hoặc Thư viên của Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định quan điểm coi con người là trung tâm của sự phát triển, của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, PTNNL, nhất là NNL chất lượng cao”. Một trong các mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát phát triển đất nước 5 năm, giai đoạn 2016 - 2020 thể hiện trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng là: “Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp PTNNL, nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội”. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước, ngành môi trường đã có sự phát triển đáng kể, NNL các cơ quan QLNN về bảo vệ môi trường đã có sự phát triển về số lượng và chất lượng; nhìn chung, đội ngũ NNL của ngành môi trường đã có những đóng góp thiết thực trong việc xây dựng những luận cứ khoa học, đưa ra các quyết sách, hoạch định chính sách, pháp luật, quy hoạch, kế hoạch để góp phần phát triển ngành môi trường. Tuy nhiên, NNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam hiện nay còn bộc lộ sự bất cập cả về số lượng cũng như chất lượng, cơ cấu ngành nghề. Giai đoạn hiện nay, hầu hết các lĩnh vực quản lý của ngành môi trường Việt Nam còn thiếu NNL có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm trong công tác quản lý ở tầm quốc gia và quốc tế, đặc biệt là các lĩnh vực như công nghệ môi trường, kỹ thuật môi trường, thẩm định và đánh giá tác động môi trường, khoa học môi trường, quản lý môi trường, kinh tế môi trường,…Trong khi đó NNL trẻ kế cận có trình độ cao chưa nhiều, kinh nghiệm quản lý còn thiếu nên chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, chưa đảm bảo về kiến thức, năng lực, trình độ, đặc biệt là trình độ và kỹ năng quản lý ở các địa phương còn yếu đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác QLNN về môi trường ở địa phương. NNL làm công tác bảo vệ môi trường ở cấp tỉnh và cấp huyện không đồng đều về chuyên ngành đào tạo cũng như trình độ học vấn. Sự mất cân đối về số lượng, chất lượng và cơ cấu về ngành nghề chuyên môn đào tạo làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực thi các nhiệm vụ QLNN về môi trường ở địa phương. Để giải đáp các vấn đề nêu trên, đã có một số nhà khoa học, tổ chức và cá nhân quan tâm nghiên cứu, luận giải dưới các góc độ khoa học, tiếp cận khác nhau, nhưng cho đến nay chưa có tổ chức, cá nhân nào nghiên cứu toàn diện, luận giải đầy đủ về lý luận, phân tích sâu sắc về thực trạng PTNNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm PTNNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
  4. Từ những lý do và cách tiếp cận trên đây, nghiên cứu sinh đã quyết định lựa chọn đề tài “Phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam” để nghiên cứu làm luận án tiến sỹ chuyên ngành quản lý công. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam, luận án đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm PTNNL các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam tập trung vào các vấn đề sau: Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực của cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam. Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam trong thời gian qua, chỉ ra được những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác phát triển nguồn nhân lực. Thứ ba, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung và chính sách phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hoạt động phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam, từ Trung ương đến địa phương. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: luận án tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận và vấn đề thực tiễn công tác phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam thông qua hình thức đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, quy hoạch, đánh giá, bổ nhiệm, luân chuyển, thu hút, đãi ngộ, qua đó đề xuất các giải pháp cho phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. - Phạm vi không gian: luận án tập trung nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường từ Trung ương (Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) đến địa phương (các cơ quan: Chi cục Bảo vệ môi trường, Thanh tra môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng Tài nguyên và Môi trường các quận, huyện trên phạm vi cả nước.
  5. - Phạm vi thời gian: luận án nghiên cứu sử dụng số liệu liên quan đến phát triển nguồn nhân lực ngành môi trường từ năm 1992 đến 2016. Định hướng nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành môi trường đến 2020 và tầm nhìn đến 2030. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác - Lênin và các quan điểm chủ trương của Đảng và hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước ta liên quan đến công tác phát triển nguồn nhân lực để đánh giá và định hướng về nội dung nghiên cứu của đề tài. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án lựa chọn phương pháp tiếp cận, nghiên cứu dưới góc độ quản lý công thông qua các phương pháp: phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp khảo sát thực địa, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp dự báo,… 5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu - Tại sao cần phải phát triển nguồn nhân lực các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam? - Để phát triển nguồn nhân lực các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam đáp ứng yêu cầu QLNN về môi trường có hiệu lực, hiệu quả thì cần phải có những giải pháp gì? 5.2. Giả thuyết khoa học - Nghiên cứu dựa trên giải thuyết là Đảng, Nhà nước ta trong thời gian qua đã quan tâm đến vai trò, vị trí và tầm quan trọng của nguồn nhân lực các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam; đã có các chủ trương, chính sách để phát triển nguồn nhân lực các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam, nhưng các chủ trương, chính sách còn chưa thực sự có hiệu quả; chính sách về đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực còn hạn chế và chưa đồng bộ, chưa thu hút nguồn nhân lực có chất lượng dẫn đến nguồn nhân lực các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. - Nếu chúng ta có các giải pháp tốt về đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực thì chúng ta sẽ có được nguồn nhân lực các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam bảo đảm về số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý đủ sức để quản lý ngành môi trường Việt Nam ngày càng tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 6. Những đóng góp mới của luận án (về lý luận, thực tiễn) Là một đề tài nghiên cứu mang tính hệ thống về PTNNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam, luận án có những đóng góp mới cả về lý luận và thực tiễn như sau:
  6. - Về lý luận + Luận án khái quát hóa và phát triển những vấn đề lý luận liên quan đến phát triển nguồn nhân lực nói chung và phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam nói riêng; bổ sung và làm rõ các khái niệm về phát triển nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực thông qua đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, quy hoạch, đánh giá, bổ nhiệm, luân chuyển, thu hút, đãi ngộ, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam. + Luận án nghiên cứu và tìm hiểu các công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề phát triển nguồn nhân lực nói chung để làm rõ hơn về cơ sở lý luận và căn cứ khoa học, đưa ra các chính sách và giải pháp phù hợp để phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam. - Về thực tiễn + Thông qua điều tra, khảo sát, luận án cung cấp các thông tin dữ liệu bao quát về thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam, qua đó xem xét và đánh giá tổng thể về nội dung phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam trong những năm vừa qua, những cơ hội và thách thức cho phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam trong thời gian tới. + Luận án chỉ ra những ưu, nhược điểm của hoạt động quản lý đào tạo, đào tạo và bồi dưỡng, tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, qua đó phân tích, đánh giá tìm ra các nguyên nhân và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng để phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam. + Luận án cũng chỉ ra những ưu, khuyết điểm trong sử dụng nguồn nhân lực (tuyển dụng, quy hoạch, đánh giá, bổ nhiệm, luân chuyển, thu hút và đãi ngộ nguồn nhân lực) hiện nay liên quan đến phát triển nguồn nhân lực và qua đó đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam cho thời gian tới. + Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo bổ ích cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường thực hiện các biện pháp quản lý nhằm phát triển nguồn nhân lực của mình. Nó cũng là gợi ý để các nhà quản lý tham khảo trong việc xây dựng các chiến lược phát triển nguồn nhân lực; các chính sách nhằm hỗ trợ đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực; các chính sách về tuyển dụng, quy hoạch, đánh giá, bổ nhiệm, luân chuyển, thu hút và đãi ngộ nguồn nhân lực trong ngành môi trường Việt Nam. 7. Cấu trúc của luận án Luận án được kết cấu gồm:
  7. - Phần Mở đầu - Phần Nội dung gồm 4 chương: + Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án + Chương 2: Cơ sở khoa học về phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam + Chương 3: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam + Chương 4: Quan điểm, giải pháp phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 - Kết luận - Danh mục tài liệu tham khảo - Phụ lục Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực 1.1.1. Công trình nghiên cứu của nước ngoài 1.1.1.1. Phát triển nguồn nhân lực qua đào tạo, bồi dưỡng Trên thế giới, tính đến nay đã có nhiều nghiên cứu về PTNNL qua đào tạo, bồi dưỡng NNL, nhất là ở Mỹ, Châu Âu và một số nước phát triển như Anh, Canada, Úc,….Các công trình nghiên cứu của các tác giả đã đưa ra những khái niệm về PTNNL. Theo quan điểm phát triển, các tác giả cho rằng PTNNL là quá trình phát triển con người qua các phương thức khác nhau, trong đó vấn đề đào tạo, bồi dưỡng đóng vai trò quan trọng. Các nghiên cứu này đều thống nhất “mô hình đào tạo mang tính hệ thống gồm phân tích, thiết kế, phát triển, thực hiện và đánh giá” được sử dụng trên 30 năm qua trên thế giới là những nội dung cốt lõi của PTNNL trong mỗi tổ chức. Các tác giả cũng đưa ra một trong các nội dung PTNNL là công tác đào tạo, bồi dưỡng và đây là nội dung chủ yếu để PTNNL. 1.1.1.2. Phát triển nguồn nhân lực qua tuyển dụng, sử dụng Trong các nghiên cứu về PTNNL qua sử dụng NNL, các tác giả đã tổng hợp cả về lý thuyết và thực tiễn các khái niệm, quan điểm về PTNNL ở các phạm vi, góc độ khác nhau từ các công trình nghiên cứu tiêu biểu trên thế giới đã được công bố. Các tác giả đã đưa ra quan điểm sử dụng NNL có hiệu quả phải quan tâm đến việc tăng cường năng lực, nâng cao kỹ năng làm việc của NNL. Mặt khác, các tác giả đã phân tích sự khác biệt giữa khái niệm PTNNL với phát triển vốn nhân lực và phát triển con người ở phương diện xã hội, qua đó có thể ứng dụng để làm rõ về mặt lý luận trong nghiên cứu PTNNL thông qua các hoạt động tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ NNL trong
  8. một tổ chức. Các tác giả đều có quan điểm về sử dụng con người như thế nào là yếu tố quan trọng trong PTNNL của tổ chức. 1.1.2. Công trình nghiên cứu trong nước 1.1.2.1. Phát triển nguồn nhân lực qua đào tạo, bồi dưỡng - Các công trình nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về PTNNL đều đưa ra những quan điểm, phương hướng và một số giải pháp mang tính vĩ mô trong phát triển và sử dụng NNL ở Việt Nam; trong đó đi sâu phân tích về mối liên hệ và vai trò của PTNNL trong phát triển kinh tế; một số tác giả đã giới thiệu việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn thành công của quá trình PTNNL thông qua giáo dục và đào tạo, trên cơ sở đó rút ra bài học cần thiết là đặc biệt có ý nghĩa đối với Việt nam; đồng thời đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm PTNNL có trình độ cao. - Một số tác giả đã chỉ ra vai trò quan trọng PTNNL đối với sự phát triển của xã hội; đồng thời làm rõ đặc điểm, thực trạng và đề xuất những giải pháp chủ yếu như: nâng cao nhận thức của toàn xã hội về sự cần thiết phải PTNNL trong công cuộc đổi mới; cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng NNL đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. - Qua các công trình nghiên cứu PTNNL qua đào tạo bồi dưỡng nêu trên, các tác giả đã nghiên cứu, có những luận giải và nhìn theo góc độ khác nhau, đưa ra các giải pháp đào tạo, bồi dưỡng để PTNNL chủ yếu cho xã hội và các doanh nghiệp, còn các đối tượng là cơ quan nhà nước chưa được tâp trung nghiên cứu sâu. 1.1.2.2. Phát triển nguồn nhân lực qua tuyển dụng, sử dụng - Các tác giả đã trình bày hệ thống một số vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến tuyển dụng và sử dụng NNL trong phát triển nền kinh tế; hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản, những nhận thức mới và hiện đại về sử dụng NNL như vấn đề phát triển con người; các mô hình quản lý NNL; các yếu tố tác động đến sử dụng NNL và các chính sách vĩ mô tác độ ng đến sử dụng NNL; Các tác giả trình bày những kinh nghiệm quản lý NNL của các nước phát triển, đặc biệt, các tác giả đã phân tích những khác biệt trong sử dụng NNL ở lĩnh vực hành chính nhà nước, đây là những số liệu khá lý thú, phản ánh những khác biệt về sử dụng, đánh giá và PTNNL trong các khu vực khác nhau của nền kinh tế. - Một số tác giả đã tập trung làm rõ các nội dung quan trọng như hiện trạng phát ừiển NNL Việt Nam; các giải pháp chủ yếu thực hiện PTNNL ỏ Việt Nam; vấn đề đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng NNL tài năng; những kinh nghiệm trong phát hiện, đào tạo và sử dụng NNL tài; Từ đó các tác giả đã đưa ra vấn đề: Việt Nam cần đổi mới các chính sách đào tạo, bồi dưỡng và tuyển dụng, sử dụng NNL hiện có.
  9. 1.2. Các công trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực ngành môi trường 1.2.1. Công trình nghiên cứu của nước ngoài - Khi nghiên cứu về PTNNL ngành môi trường, một số tác giả đã nghiên cứu hiện trạng và kinh nghiệm đào tạo NNL tại một số nước, theo đó, vấn đề đào tạo NNL là một vấn đề quan trọng và cần có một khung pháp lý và quy hoạch chung về vấn đề NNL và đào tạo NNL, có quy định về đào tạo và bồi dưỡng NNL ngành môi trường. Hàng năm cần đưa ra kế hoạch đào tạo tương ứng cụ thể như các chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng NNL. - Các công trình nghiên cứu đã đề xuất cần có chế độ đãi ngộ chuyên gia đặc biệt giỏi trong đào tạo để phát triển NNL ngành môi trường nhằm phát huy cao độ tiềm lực của con người được chính phủ nhiều nước đặc biệt quan tâm. Kinh nghiệm thực tiễn về phát triển đội ngũ chuyên gia ngành môi trường cho chúng ta thấy: Cần tập trung nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn vị, vì họ là người đề ra chủ trương, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng NNL, đồng thời là người trực tiếp tuyển dụng, sử dụng NNL. Với các bài viết nghiên cứu về PTNNL ngành môi trường của một số nước phát triển như Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc, chúng ta nhận thấy các quốc gia cũng rất chú trọng đến đào tạo và sử dụng NNL để PTNNL các cơ quan quản lý môi trường trong chiến lược PTNNL chung của các quốc gia. Qua đó chũng ta sẽ có được những kinh nghiệm tốt để PTNNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam 1.2.2. Công trình nghiên cứu trong nước Về các đề tài và dự án liên quan đến công tác đào tạo, PTNNL cho ngành môi trường Việt Nam thời gian gần đây chỉ có Quy hoạch phát triển nhân lực ngành TN&MT giai đoạn 2012-2020” do Bộ TN&MT phê duyệt năm 2011. Đây là một nghiên cứu đầu tiên về PTNNL cho ngành TN&MT nói chung; tuy nhiên nghiên cứu này nhằm mục tiêu đề xuất quy hoạch PTNNL chung cho cả ngành TN&MT trong giai đoạn 2012-2020, bao gồm cả 8 lĩnh vực thuộc Bộ: đất đai, địa chất khoáng sản, nước, môi trường, đo đạc bản đồ, khí tượng thuỷ văn, viễn thám, Biển đảo. Cho tới nay có khá nhiều nghiên cứu về PTNNL nói chung nhưng rất ít công trình nghiên cứu về PTNNL ngành môi trường Việt Nam, nếu có nghiên cứu thì chỉ đề cập đến vấn đề đào tạo, bôi dưỡng mà chưa có một công trình nghiên cứu nào mang tính toàn diện và có hệ thống về PTNNL các cơ quan QLNN cho ngành môi trường Việt Nam. Có tác giả cũng mới chỉ đưa ra ý tưởng về công tác đào tạo và đề xuất giải pháp quy hoạch cán bộ làm chuyên môn và chuyên gia, chưa đưa ra giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng và tuyển dụng, sử dụng NNL cho các cơ quan QLNN ngành môi trường.
  10. 1.3. Những vấn đề đặt ra và hướng nghiên cứu 1.3.1. Những nội dung đã được làm sáng tỏ trong các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển nguồn nhân lực Qua những công trình nghiên cứu nêu trên, các tác giả bước đầu đã đưa ra được một số quan niệm về NNL và PTNNL nói chung và PTNNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam ở những góc độ khác nhau, qua đó chỉ ra được vai trò và tầm quan trọng của NNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam. Các công trình nghiên cứu đã đưa ra một số quan điểm về PTNNL, trong đó có một số quan điểm PTNNL cả về số lượng và chất lượng; PTNNL qua đào tạo, bồi dưỡng và PTNNL qua nội dung tuyển dụng, sử dụng NNL; các tác giả đã nghiên cứu và có những luận giải và cách nhìn theo góc độ khác nhau nhưng đã bước đầu khẳng định PTNNL là nội dung thật sự cần thiết và từ đó đưa ra một số luận điểm và giải pháp có giá trị cả về tính lý luận và thực tiễn. Những công trình nghiên cứu khoa học của các tác giả nói trên nghiên cứu về NNL và PTNNL đã góp phần rất quan trọng trong việc luận giải và làm sáng tỏ về mặt khoa học, để tác giả luận án tham khảo, tiếp cận, giúp cho công trình nghiên cứu của tác giả luận án được thuận lợi hơn trong nghiên cứu một số nội dung trong PTNNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam. 1.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án Thứ nhất, PTNNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam là vấn đề hoàn toàn mới ở Việt Nam, trong thực tế đã có khá nhiều công trình nghiên cứu tùy theo mức độ quan tâm và dưới những góc độ khác nhau; tuy nhiên, việc nghiên cứu dưới góc độ hành chính học đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập một cách có hệ thống về PTNNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam trong thời gian qua. Vì vậy, vấn đề phát triển PTNNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam được tác giả luận án tiếp tục nghiên cứu để làm rõ hơn cả về lý luận và thực tiễn. Thứ hai, trong một số đề tài, công trình khoa học nghiên cứu về PTNNL, các tác giả đã đưa ra những chủ trương, quan điểm và một số chính sách của Đảng và Nhà nước ta về PTNNL nói chung và PTNNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam nói riêng. Nhưng một vấn đề thực tế là trong các công trình nghiên cứu đó, PTNNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam hiện nay hầu như chưa được quan tâm xứng tầm đúng với vị thế và vai trò của chúng. Vì vậy, tác giả mong muốn làm sáng tỏ hơn vấn đề PTNNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam dưới góc độ hệ thống trong luận án nhằm đảm bảo phát triển ngành môi trường Việt nam một cách bền vững. Thứ ba, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu khoa học về PTNNL đã đưa ra một số định hướng kèm theo các giải pháp chung và cụ thể để PTNNL trong xã hội nói chung. Tuy nhiên,
  11. nghiên cứu về PTNNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam, với đặc thù trong bối cảnh tình trạng ô nhiễm môi trường trên toàn cầu và ở Việt nam đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn thì đòi hỏi PTNNL các cơ quan QLNN ngành môi trường là không thể thiếu trong quá trình quản lý và phát triển ngành môi trường Việt Nam. Chính vì vậy, theo tác giả thì cần phải có những giải pháp mới, đột biến, khả thi và những vấn đề này sẽ được tác giả tiếp tục nghiên cứu và luận giải trong luận án. Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM 2.1. Các khái niệm cơ bản 2.1.1. Nguồn nhân lực Trong quá trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học đề cập đến khái niệm NNL dưới các góc độ khác nhau. Vì vậy, tác giả chọn quan điểm cho rằng NNL là tổng thể số lượng và chất lượng con người với các tiêu chí về thể lực, trí lực và tâm lực tạo nên năng lực mà bản thân con người và xã hội đã, đang và sẽ huy động vào quá trình làm việc sáng tạo vì sự phát triển của một tổ chức, cơ quan, đáp ứng yêu cầu phát triển trong hiện tại và tương lai. Trong luận án này khái niệm NNL được hiểu như sau: Nguồn nhân lực các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt nam là tổng thể số lượng và chất lượng NNL trong cơ quan QLNN ngành môi trường có các tiêu chí về sức khoẻ, trình độ chuyên môn và phẩm chất khác nhau, được cơ quan đã, đang và sẽ sử dụng trong quá trình công tác để phát triển cơ quan, họ có thể tạo thành một sức mạnh tiềm năng để hoàn thành tốt mục tiêu của cơ quan nếu được đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và có chế độ đãi ngộ phù hợp. 2.1.2. Phát triển nguồn nhân lực Hiện nay, khái niệm PTNNL được đưa ra, được sử dụng khá rộng rãi nhưng thuật ngữ này không phải lúc nào cũng được hiểu thật đúng. Một cách chung nhất, PTNNL được coi như sự tích lũy nguồn vốn nhân lực và hiệu quả đầu tư vào nó trong phát triển kinh tế - xã hội, là một phạm trù nằm trong tổng thể một quá trình thuộc về sự nghiệp phát triển con người. Tuỳ từng quốc gia, phạm vi và từng giai đoạn cụ thể thì PTNNL có mục tiêu chiến lược và chính sách cụ thể. Trong nhiều trường hợp, nó được đồng nhất với các hoạt động giáo dục, đào tạo và phát triển. Khái niệm PTNNL được sử dụng trong luận án được hiểu là quá trình làm biến đổi về số lượng, chất lượng, tiềm năng (khả năng, năng lực) và cơ cấu NNL thông qua đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng NNL nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển của cơ quan và yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội.
  12. 2.1.3. Phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam Qua nghiên cứu, NNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam là một phần của NNL các cơ quan QLNN, là những người thực thi quyền lực công, cung ứng dịch vụ công làm việc trong các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt nam từ Trung ương đến địa phương, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức vụ, chức danh và được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Hiểu một cách khái quát thì NNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam hiện nay là NNL đang công tác tại các cơ quan QLNN ngành Môi trường Việt Nam từ Trung ương là Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến địa phương: cấp tỉnh là Chi cục Bảo vệ môi trường và Thanh tra môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cấp huyện là Phòng Tài nguyên và Môi trường các quận, huyện trên phạm vi cả nước. Phát triển nguồn nhân lực các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam là quá trình phát triển làm biến đổi về số lượng, chất lượng, tiềm năng (khả năng, năng lực) và cơ cấu NNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam thông qua đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng NNL nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển của các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam và yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. 2.2. Vai trò của nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực 2.2.1. Vai trò của nguồn nhân lực Nguồn nhân lực có vai trò quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do vậy, muốn công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công thì phải đổi mới cơ bản các chính sách đầu tư để phát triển nguồn lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đây là nhiệm vụ lớn nhất và khó khăn nhất trong công cuộc đổi mới hiện nay. 2.2.2. Vai trò của phát triển nguồn nhân lực Phát triển NNL có vai trò quan trọng trong sự lớn mạnh và phát triển của một ngành và một cơ quan. Trong Chiến lược phát triển ngành môi trường không thể tách rời vai trò của Chiến lược PTNNL ngành môi trường, là yếu tố quan trọng để bảo đảm phát triển ngành môi trường và đóng vai trò chủ đạo và yêu cầu xuyên suốt trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường. 2.3. Nội dung phát triển nguồn nhân lực Phát triển NNL trong một cơ quan cần đạt được các mục tiêu cụ thể: đáp ứng số lượng, chất lượng và cơ cấu NNL, nâng cao năng lực của NNL đồng thời tổ chức và quản lý các hoạt động PTNNL một cách khoa học theo yêu cầu phát triển của tổ chức. Tổng hợp các quan điểm nêu trên, tác giả cho rằng mô hình dựa trên việc sử dụng NNL theo năng lực của họ và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng họ mang tính hệ thống nêu trên đáp ứng được mục tiêu
  13. PTNNL. Các hoạt động này được tổ chức và quản lý một cách khoa học, có hệ thống, phù hợp với yêu cầu phát triển của mỗi cơ quan. Do vậy, theo tác giả, PTNNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam tập trung vào hai nội dung cơ bản là: i) PTNNL qua tuyển dụng, sử dụng NNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam (tuyển dụng, quy hoạch, đánh giá, bổ nhiệm, luân chuyển, chế độ thu hút, đãi ngộ); ii) PTNNL qua đào tạo, bồi dưỡng NNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam. 2.3.1. Phát triển nguồn nhân lực qua đào tạo, bồi dưỡng Nói đến đào tạo, bồi dưỡng, có nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng NNL. Có thể phân loại theo sự gắn liền, hay tách rời công việc trong đào tạo, bồi dưỡng; hoặc cũng có thể phân theo hình thức đào tạo, bồi dưỡng theo cách truyền thống và đào tạo trực tuyến với việc sử dụng công nghệ trong đào tạo, bồi dưỡng. Cũng có cách phân loại theo phương pháp đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên và sự tham gia của học viên như: Phương pháp trình bày qua bài giảng, kỹ thuật nghe nhìn, trò chơi mô phỏng, tình huống, đóng vai, dùng thẻ thảo luận linh hoạt, thảo luận nhóm. Sau đây là một số phương pháp đào tạo, bồi dưỡng: - Đào tạo, bồi dưỡng theo kiểu chỉ dẫn công việc. - Đào tạo, bồi dưỡng theo kiểu học nghề. - Đào tạo, bồi dưỡng qua kèm cặp và chỉ bảo.. - Đào tạo, bồi dưỡng ngoài công việc: - Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, hội nghị, hội thảo. - Đào tạo, bồi dưỡng theo phương thức từ xa. - Đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến. - Tự nghiên cứu, tự học và phát triển. Hiện nay, việc áp dụng mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống giáo dục suốt đời, đào tạo liên tục đối với các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam để đào tạo NNL cho ngành là thực sự cần thiết. 2.3.2. Phát triển nguồn nhân lực thông qua tuyển dụng 2.3.3. Phát triển nguồn nhân lực thông qua công tác quy hoạch 2.3.4. Phát triển nguồn nhân lực thông qua công tác đánh giá 2.3.5. Phát triển nguồn nhân lực thông qua công tác bổ nhiệm 2.3.6. Phát triển nguồn nhân lực thông qua công tác luân chuyển 2.3.7. Phát triển nguồn nhân lực thông qua công tác thu hút, đãi ngộ
  14. 2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường 2.4.1. Những yếu tố bên trong 2.4.1.1. Chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường 2.4.1.2. Mô hình và cơ cấu tổ chức 2.4.1.3. Cơ quan quản lý về phát triển nguồn nhân lực 2.4.1.4. Khả năng ngân sách tài chính 2.4.2. Những yếu tố bên ngoài 2.4.2.1. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 2.4.2.2. Giáo dục và đào tạo 2.4.2.3. Thị trường lao động 2.4.2.4. Hệ thống các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước 2.5. Kinh nghiệm của một số nước trong việc phát triển nguồn nhân lực ngành môi trường 2.5.1. Phát triển nguồn nhân lực ngành môi trường qua đào tạo, bồi dưỡng 2.5.2. Phát triển nguồn nhân lực ngành môi trường qua tuyển dụng, sử dụng 2.5.3. Bài học kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ngành môi trường cho Việt Nam Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước như Hà Quốc, Nhật Bản, Úc, Thụy sĩ, Thái Lan, Mỹ, Trung Quốc, Singapore, Philippines trong PTNNL ngành môi trường, nói chung là chính phủ các nước đều coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng và sử dụng NNL. Kinh nghiệm của các nước nói trên sẽ giúp cho Việt Nam có các định hướng và giải pháp đồng bộ và rõ hơn trong PTNNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Chương 2 đã khái quát và làm rõ cơ sở khoa học về PTNNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam. Tác giả luận án đã phân tích và làm rõ các khái niệm có liên quan đến nội hàm nghiên cứu: Khái niệm về cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam, khái niệm về NNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam và PTNNL các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường; nghiên cứu các đặc điểm NNL các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường. Nghiên cứu vai trò quan trọng của PTNNL các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường cũng như những nội dung cơ bản trong PTNNL các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường, những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến PTNNL các cơ quan QLNN ngành môi trường và những bài học kinh nghiệm của các nước để làm cơ sở cho việc phân tích thực trạng PTNNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam tại Chương 3.
  15. Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM 3.1. Thực trạng nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường 3.1.1. Khái quát tình hình phát triển và cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường 3.1.1.1. Hệ thống bộ máy tổ chức các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam a) Ở Trung ương Năm 1992, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường được thành lập, theo đó, Cục Môi trường trực thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường là cơ quan đầu tiên chuyên trách về môi trường có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thống nhất quản lý các hoạt động bảo vệ môi trường trong cả nước. Tháng 8 năm 2002, Quốc hội khoá XI đã thông qua Nghị quyết về việc thành lập Bộ TN&MT nhằm tăng cường hơn nữa hệ thống QLNN về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương. Ngày 30 tháng 9 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 132/2008/QĐ- TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ TN&MT. Hiện nay, Tổng cục Môi trường là cơ quan trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về môi trường trong phạm vi cả nước; cơ cấu tổ chức của Tổng cục Môi trường gồm 18 cơ quan trực thuộc. b) Ở địa phương Sở TN&MT thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT-BTNMT-BNV ngày 15 tháng 7 năm 2008 của Bộ TN&MT - Bộ Nội vụ, theo đó các Chi cục Bảo vệ môi trường và Thanh tra Môi trường được thành lập trực thuộc Sở TN&MT. Ở cấp huyện, đã thành lập các Phòng TN&MT là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân cấp huyện thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện QLNN về môi trường. Có thể thấy ngành môi trường là một ngành còn non trẻ so với các lĩnh vực khác; quá trình hình thành tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường còn mới so với lịch sử hình thành các ngành khác. 3.1.1.2. Đặc thù nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam Để đưa ra được các giải pháp đúng và hiệu quả cho PTNNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam, qua nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng NNL các cơ quan QLNN ngành
  16. môi trường Việt Nam, tác giả đã nhận thấy một số nét đặc thù cơ bản của NNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam như sau: - Nguồn nhân lực các cơ quan QLNN ngành môi trường ở cấp Trung ương hình thành chủ yếu trên cơ sở NNL của Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước và Bộ Khoa học, Công nghệ và môi trường trước đây chuyển sang, với chuyên ngành đào tạo chủ yếu là khoa học và công nghệ, chưa có chuyên môn về môi trường. Do vậy mà NNL các cơ quan QLNN ngành môi trường có trình độ chuyên ngành môi trường chiếm khá thấp, chỉ được bổ sung thêm trong khoảng thời gian mấy năm gần đây nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành môi trường. - Nguồn nhân lực các cơ quan QLNN ngành môi trường ở cấp tỉnh và cấp huyện hình thành chủ yếu trên cơ sở NNL ngành địa chính trước đây chuyển sang, với chuyên ngành đào tạo chủ yếu là quản lý nông nghiệp, quản lý đất đai, địa chính, kinh tế. Do vậy mà NNL các cơ quan QLNN ngành môi trường có trình độ chuyên ngành môi trường chiếm tỷ lệ còn rất thấp, dẫn đến thực trạng mất cân đối về số lượng, về chuyên ngành đào tạo nên đã làm ảnh hưởng lớn đến việc thực thi các nhiệm vụ quản lý nhà nước về môi trường ở địa phương, đến khả năng ứng phó về sự cố môi trường và các điểm nóng về môi trường tại các địa phương trên phạm vi cả nước. - Nhiệm vụ trong công tác bảo vệ môi trường vừa có tính vĩ mô, vừa có tính vi mô, người làm việc trong ngành môi trường vừa tham mưu cho các cơ quan quản lý Nhà nước xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật, chính sách về môi trường sao cho phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội, khai thác tài nguyên hợp lý và bảo vệ môi trường tốt nhất vừa phải nghiên cứu xây dựng các công cụ quản lý môi trường với các biện pháp về kinh tế cũng như các biện pháp về pháp luật, xã hội, nhằm bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững của địa phương, vùng, quốc gia cũng như toàn cầu. Đặc biệt là theo dõi, giám sát các đối tượng thuộc phạm vi quản lý môi trường về mức độ gây ô nhiễm, tổn hại cho môi trường, để từ đó có những biện pháp xử lý, xử phạt và khắc phục kịp thời tình trạng ô nhiễm môi trường, bảo vệ chất lượng, môi trường sống của con người ngày càng tốt hơn. - Bảo về môi trường hiện đang là mối quan tâm chung của toàn xã hội. Đặc biệt, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nước ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro về môi trường và biến đổi khí hậu, do đó rất cần có sự quan tâm, đóng góp công sức trong công tác bảo vệ môi trường của NNL các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường. Những đặc điểm trên cho chúng ta thấy NNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam có những điểm mạnh, điểm yếu và những điểm đặc thù, trên cớ sở đó chúng ta có những đề xuất và giải pháp để PTNNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam phù hợp với giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.
  17. 3.1.2. Phân tích thực trạng nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường 3.1.2.1. Số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực các cơ quan QLNN ngành môi trường a) Số lượng nguồn nhân lực các cơ quan QLNN ngành môi trường Hiện nay, tổng số NNL các cơ quan QLNN của toàn ngành là 5.728 người tính đến cấp huyện. Trong đó, NNL ở cấp Trung ương hiện có 613 người, ở cấp tỉnh trên cả nước hiện có 2.901 người và ở cấp huyện có 2.214 người. b) Cơ cấu độ tuổi nguồn nhân lực cơ quan QLNN ngành môi trường - Ở Trung ương: Trong tổng số 613 công chức môi trường làm việc ở Trung ương có độ tuổi tương đối cao: có 12,2% người từ 40 đến 50 tuổi; 9% người trên 50 tuổi; có 64,7% người từ 30 đến 40 tuổi; có 14,1% người có độ tuổi dưới 30 tuổi. Ở cấp Tỉnh: Trong tổng số 2.901 công chức ngành môi trường làm việc ở cấp tỉnh, chủ yếu là làm việc tại Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở TN&MT, bao gồm các độ tuổi: Dưới 30 tuổi chiếm 32%, từ 30 đến 40 tuổi chiếm 47%, từ 40 đến 50 tuổi chiếm 12,8%, trên 50 tuổi chiếm 8,2%. Ở cấp Huyện: Trong tổng số 2.214 công chức ngành môi trường làm việc tại các Phòng TN&MT có độ tuổi: Dưới 30 tuổi chiếm 31,3%, từ 30 đến 40 tuổi chiếm 45,7%, từ 40 đến 50 tuổi chiếm 14,5%, trên 50 tuổi chiếm 8,5%. 3.1.2.2. Trình độ nguồn nhân lực các cơ quan QLNN ngành môi trường a) Thực trạng về trình độ đào tạo nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Trong tổng số NNL các cơ quan QLNN của toàn ngành là 5.728 người tính đến cấp huyện, đã có sự khác biệt khá lớn về trình độ chuyên môn đã được đào tạo của NNL này. Ở Trung ương, trình độ được đào tạo của NNL các cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam tương đối cao. Gần một nửa số cán bộ có trình độ sau đại học, chiếm tỷ lệ 44%; số lượng nhân lực ở Trung ương có trình độ Tiến sĩ là 37 người, còn lại một nửa số nhân lực của Trung ương có trình độ đại học, với tỉ lệ 46,7%. Số nhân lực có trình độ cao đẳng rất ít, chỉ chiếm tỉ lệ 12%. Ở cấp tỉnh, số NL có trình độ sau đại học là 640 người, chiếm tỷ lệ 22%; phần lớn NNL có trình độ đại học gồm 1924 người chiếm tỷ lệ 66,4%; trình độ cao đẳng gồm 179 người, chiếm tỷ lệ là 6,2% và trình độ trung cấp có 158 người chiếm tỷ lệ là 5,4%. Ở cấp huyện, NNL làm công tác quản lý môi trường có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ rất thấp, có 199 người, chiếm 9%. Đa số NNL có trình độ đại học với số lượng 1783 người, chiếm tỷ lệ 80%, trình độ cao đẳng là 5% và trung cấp chiếm tỷ lệ là 6%. b) Thực trạng về chuyên ngành được đào tạo của nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Theo số liệu điều tra, khảo sát về chuyên ngành đào tạo cho thấy, tại Trung ương, NNL có trình độ cao nhưng chuyên ngành đào tạo về lĩnh vực môi trường và gần môi trường là 233 người,
  18. chỉ chiếm tỷ lệ là 38%. Một số lĩnh vực chuyên môn đào tạo trái với chuyên môn môi trường là 84 người, chiếm tỷ lệ là 14%. Ở cấp tỉnh, trong tổng số 2.901 người làm công tác quản lý môi trường cấp tỉnh, có 1914 người được đào tạo chuyên ngành về môi trường và chuyên ngành gần với môi trường (chiếm tỷ lệ 66 %); 214 người làm công tác bảo vệ môi trường nhưng lại có chuyên môn về đất đai (chiếm tỷ lệ 7,2%); 242 người có trình độ chuyên ngành về lĩnh vực kinh tế (chiếm tỷ lệ 8,3%); 109 người có chuyên ngành đào tạo về Luật, Quản lý hành chính nhà nước (chiếm tỷ lệ 4%); 422 người làm nhiệm vụ bảo vệ môi trường nhưng lại được đào tạo các chuyên ngành khác (chiếm tỷ lệ 14,5%). Tại cấp huyện, trong tổng số 2.214 người làm công tác quản lý môi trường có 1027 người được đào tạo chuyên ngành về môi trường và các chuyên ngành gần với môi trường (chiếm tỷ lệ 46,3%); về chuyên môn đất đai có 558 người (chiếm tỷ lệ 25,3%), đây chính là sự tồn tại của lịch sử hình thành NNL của ngành môi trường chủ yếu chuyển đổi từ NNL địa chính trước đây; 117 người có trình độ chuyên ngành về lĩnh vực kinh tế (chiếm tỷ lệ 5,2%); 120 người có trình độ chuyên ngành đào tạo về Luật, Quản lý hành chính nhà nước (chiếm tỷ lệ 5,4 %); 392 người được đào tạo các chuyên ngành khác (chiếm tỷ lệ 17,8%). c) Thực trạng về trình độ chính trị nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường Việt Nam Ở Trung ương: Trong tổng số 613 người, số NNL có trình độ lý luận chính trị cao cấp là 116 người, chiếm tỉ lệ 19%; trình độ lý luận chính trị trung cấp là 257 người, chiếm 42%; còn lại 240 người, chiếm 39% là chưa qua đào tạo, bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị. Trong tổng số 2901 người ở cấp tỉnh, số NNL có trình độ lý luận chính trị cao cấp là 203 người chiếm 7%; trình độ lý luận chính trị trung cấp là 522 người, chiếm 18%; còn lại 2176 người, chiếm 75 % NNL quản lý môi trường cấp chưa qua đào tạo trung cấp lý luận chính trị hoặc phiên sang tương đương. Trong tổng số 2214 người ở cấp huyện, có 45 người đạt trình độ lý luận chính trị cao cấp, chiếm 2%; có 177 người có trình độ lý luận chính trị trung cấp, chiếm 8%. Trong đó số NNL đạt trung cấp lý luận chính trị nhưng chủ yếu là phiên tương đương từ chuyên ngành đào tạo sang là 420 người, chiếm tỷ lệ 19%. Số còn lại 1572 người, chiếm 71% chủ yếu được đào tạo từ các chuyên ngành thuộc khối tự nhiên, kỹ thuật. c) Thực trạng về trình độ quản lý nhà nước nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường - Ở Trung ương, trong số 613 người, số NNL có trình độ chuyên viên cao cấp là 12 người, chiếm tỷ lệ 2%; chuyên viên chính và tương đương có 233 người, chiếm tỷ lệ 38%; chuyên viên là 368 người chiếm tỷ lệ 60%.
  19. - Ở cấp tỉnh, trong số 2901 người, số chuyên viên cao cấp là 29 người chiếm 1%; số chuyên viên chính là 464 người chiếm 16%; số chuyên viên là 2408 người chiếm 83%. - Ở cấp huyện, trong số 2214 người, không có chuyên viên cao cấp; số chuyên viên chính là 66 người chiếm 3%; số chuyên viên là 1440 người chiếm 65%, còn lại là 708 người chưa qua đào tạo, bồi dưỡng về trình độ bồi dưỡng chuyên viên, số này chiếm tỷ lệ 32%. 3.2. Phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường 3.2.1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường 3.2.2. Công tác tuyển dụng nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường 3.2.3. Công tác quy hoạch nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường 3.2.4. Công tác đánh giá nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường 3.2.5. Công tác bổ nhiệm nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường 3.2.6. Công tác luân chuyển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường 3.2.7. Chế độ thu hút, đãi ngộ nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường 3.3. Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi 3.3.1. Những kết quả đạt được 3.3.2. Những hạn chế, bất cập 3.3.3. Những nguyên nhân của hạn chế TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 Chương 3 đã đi sâu phân tích và đánh giá thực trạng NNL và công tác PTNNL của cơ quan QLNN ngành Môi trường Việt Nam qua các nội dung làm nổi bật những mặt được, chưa được và hạn chế về số lượng, chất lượng và cơ cấu NNL của cơ quan QLNN ngành Môi trường Việt Nam; đó là: chưa có chiến lược và các chính sách về PTNNL; chuyển biến cơ cấu nhân lực cơ quan QLNN ngành Môi trường Việt Nam chưa hợp lý; triển khai thực hiện đào tạo, bồi dưỡng NNL hiện có đạt rất thấp so với yêu cầu; công tác tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển và
  20. chế độ thu hút, đãi ngộ NNL còn bất cập và chưa thực sự có hiệu quả, dẫn đến chất lượng NNL các cơ quan QLNN ngành Môi trường còn thấp. Bên cạnh đó tác giả cũng chỉ rõ nguyên nhân chủ quan và khách quan của các hạn chế. Từ việc đánh giá thực trạng và làm rõ các nguyện nhân của hạn chế sẽ là cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện PTNNL cơ quan QLNN ngành môi trường Việt Nam. Chương 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NGÀNH MÔI TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2030 4.1. Nhu cầu phát triển nguồn nhân lực các cơ quan quản lý nhà nước ngành môi trường 4.1.1. Nhu cầu về số lượng nguồn nhân lực quản lý nhà nước ngành môi trường đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Tổng số cán bộ quản lý môi trường từ Trung ương đến cấp huyện cần có đến năm 2020 là 7.300 người, đến năm 2030 là 7.900 người, trong đó: Số cán bộ cấp Trung ương cần có đến năm 2020 là 800 người, đến năm 2030 là 900 người; số cán bộ cấp tỉnh cần có đến năm 2020 là 3000 người, đến năm 2030 là 3200 người; số cán bộ cấp huyện cần có đến năm 2020 là 3500 người, đến năm 2030 là 3800 người. 4.1.2. Nhu cầu về trình độ của nguồn nhân lực QLNN ngành môi trường đến năm 2020 và năm 2030. Số cán bộ có trình độ Tiến sỹ cần có đến năm 2020 khoảng 200 người, đến năm 2030 khoảng 300 người. Số cán bộ có trình độ Thạc sỹ cần có đến năm 2020 khoảng 2600 người, đến năm 2030 khoảng 2900 người. Số nhân lực có trình độ đại học cần có đến năm 2020 là 4500 người, đến năm 2030 là 4700 người. 4.1.3. Nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng cho nguồn nhân lực quản lý nhà nước ngành môi trường đến năm 2020 và đến năm 2030 4.1.3.1. Nhu cầu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo của NNL cấp Trung ương, tỉnh, huyện 4.1.3.2. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng về Lý luận chính trị 4.1.3.3. Nhu cầu bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước đến năm 2020 và năm 2030, tính đến cấp huyện 4.1.3.4. Nhu cầu đào tạo bồi dưỡng về ngoại ngữ, tin học 4.1.3.5. Nhu cầu đào tạo Đại học và Sau Đại học về các chuyên ngành môi trường Việt Nam đến năm 2020 và năm 2030 tính đến cấp huyện. 4.1.3.6. Nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về môi trường của 63 tỉnh đến năm 2020 và năm 2030, tính đến cấp huyện
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2