
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến phát triển quỹ đất tỉnh Cao Bằng
lượt xem 0
download

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai "Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến phát triển quỹ đất tỉnh Cao Bằng" được nghiên cứu với mục tiêu: Đánh giá thực trạng, xác định và chỉ ra mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến PTQĐ phục vụ phát triển KTXH của tỉnh Cao Bằng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến phát triển quỹ đất tỉnh Cao Bằng
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HOÀNG PHƯƠNG ANH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT TỈNH CAO BẰNG Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 9 85 01 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2023
- Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thanh Trà TS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh Phản biện 1: GS.TS. Huỳnh Văn Chương Bộ Giáo dục và Đào tạo Phản biện 2: PGS.TS. Đỗ Văn Nhạ Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 3: TS. Lưu Văn Năng Bộ Tài nguyên và Môi trường Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện, họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi..... giờ..... phút...., ngày..... tháng..... năm 20... Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nhu cầu sử dụng đất (SDĐ) một cách hiệu quả, cùng với sự mở rộng của các khu đô thị, khu công nghiệp… khi đất đai càng trở nên khan hiếm là một thách thức đối với công tác quản lý đất đai. Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội Khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 6 đã có những quy định cụ thể về quyền SDĐ được xem là hàng hóa đặc biệt và được phép giao dịch trên thị trường; Đất đai trở thành nguồn nội lực quan trọng đóng góp vào ngân sách Nhà nước, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội (KTXH). Phát triển quỹ đất (PTQĐ) được các cấp các ngành quan tâm vì quỹ đất đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển bền vững và hiệu quả KTXH. Tuy nhiên, thực tế PTQĐ ở các địa phương hiện vẫn còn nhiều vướng mắc và khó khăn đòi hỏi Nhà nước cần có những tháo gỡ kịp thời. Cao Bằng có vị trí kinh tế - chính trị chiến lược quan trọng của vùng Đông Bắc và cả nước trong bảo đảm quốc phòng - an ninh; phát triển giao thương giữa Việt Nam, Trung Quốc và các nước ASEAN. Thực tế PTQĐ của tỉnh Cao Bằng trong những năm qua còn nhiều hạn chế, chưa đạt kết quả như mong muốn. Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có công trình đã công bố nào nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến phát triển quỹ đất tỉnh. Do vậy thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến phát triển quỹ đất tỉnh Cao Bằng”, để chỉ ra một số YTAH và làm rõ được vai trò của Nhà nước, nhà đầu tư và người SDĐ đến PTQĐ phục vụ phát triển KTXH, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế, tăng cường PTQĐ trong thời gian tới phục vụ có hiệu quả phát triển KTXH tỉnh Cao Bằng là cần thiết. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Đánh giá thực trạng, xác định và chỉ ra mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến PTQĐ phục vụ phát triển KTXH của tỉnh Cao Bằng. - Đề xuất các giải pháp tăng cường PTQĐ phục vụ phát triển KTXH trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: PTQĐ theo hình thức Nhà nước thu hồi, quản lý và giao đất/ cho thuê đất của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 - 2020; Một số YTAH đến PTQĐ của tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011 - 2020 - Phạm vi không gian: Trong phạm vi địa giới hành chính tỉnh Cao Bằng - Phạm vi thời gian: Thời gian thu thập nguồn số liệu phục vụ theo yêu cầu của đề tài từ 2011 - 2020; Thời gian thu thập số liệu sơ cấp từ 2021 - 2022; Thời gian thực hiện đề tài từ 2017 - 2023. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu đã xác định 21 yếu tố được chia thành 04 nhóm ảnh hưởng đến PTQĐ của tỉnh Cao Bằng, thứ tự ảnh hưởng của 04 nhóm yếu tố là: (1) nhóm YT liên quan đến Nhà nước, (2) nhóm YT liên quan đến nhà đầu tư, (3) nhóm YT liên quan đến người dân có đất bị thu hồi phục vụ PTQĐ và (4) nhóm YT điều kiện tự nhiên và CSHT. Hai nhóm YT liên quan đến Nhà nước và nhà đầu tư có mức độ ảnh hưởng là 70,44%, tức là quyết định đến 2/3 PTQĐ, 1/3 còn lại quyết định bởi 02 nhóm YT liên quan đến người dân có đất bị thu hồi phục vụ PTQĐ và nhóm YT điều kiện tự nhiên và CSHT. Đề xuất các nhóm giải pháp lớn để tăng cường PTQĐ trong thời gian tới: Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách pháp luật về thu hút đầu tư; Nhóm giải pháp liên quan đến 1
- chính sách pháp luật về tài chính cho phát triển quỹ đất; Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách pháp luật về thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Nhóm giải pháp về quy hoạch; Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ sở hạ tầng; Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện phát triển quỹ đất. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học, góp phần hoàn thiện phương pháp luận về PTQĐ trong quản lý SDĐ, xác định mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến PTQĐ. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của luận án đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả PTQĐ tại tỉnh Cao Bằng. - Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể áp dụng cho PTQĐ vùng trung du miền núi phía Bắc và các địa phương có điều kiện tương tự. PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT 2.1.1. Khái niệm đất đai Có nhiều khái niệm về đất đai khác nhau, nhưng tất cả đều thống nhất đất đai là một khoảng không gian theo chiều thẳng đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm động thực vật, nước mặt, nước ngầm và tài nguyên khoáng sản trong lòng đất) theo chiều ngang - trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn cùng nhiều thành phần khác) giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với sự sống cũng như các hoạt động sản xuất của loài người. 2.1.2. Sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất “Sở hữu đất đai là biểu hiện của mối quan hệ giữa người với người trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai” (Phan Trung Hiền & Đinh Thanh Phương, 2015) “Quyền SDĐ là một loại vật quyền hạn chế thực hiện trên đất được phát sinh từ vật quyền chính là quyền sở hữu toàn dân về đất đai thông qua việc Nhà nước là đại diện chủ sở hữu toàn dân trao cho các chủ thể bằng các hình thức giao đất, cho thuê đất và công nhận quyền SDĐ. Chủ thể có quyền SDĐ được quyền thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đất và được sự bảo hộ của Nhà nước theo quy định của pháp luật” (Nguyễn Thành Luân, 2018). 2.1.3. Khái quát về quỹ đất và phát triển quỹ đất Quỹ đất là một cơ chế tạo điều kiện cho thu, quản lý và SDĐ ở khu vực nông thôn với mục đích cải thiện sản xuất nông nghiệp. Một trong những định nghĩa mô tả quỹ đất tốt nhất được Damen nêu ra vào năm 2004: “Quỹ đất là do một cơ quan Nhà nước mua lại quyền quản lý tạm thời về đất đai ở nông thôn, với mục đích phân phối lại và/hoặc cho thuê mảnh đất này với tầm nhìn để cải thiện cơ cấu nông nghiệp và/hoặc cho các mục đích khác vì lợi ích công cộng” (Damen, 2004). Về mặt lý thuyết, quỹ đất đóng một vai trò tích cực trong việc ngăn chặn đầu cơ đất đai, điều tiết thị trường đất đai, cung cấp thêm mô hình tăng trưởng đô thị có trật tự, nâng cao việc sử dụng hiệu quả sử dụng tài nguyên đất (Louw, 2008) và kiểm soát những căng thẳng phát sinh trong xã hội từ việc phân phối không cân bằng tài nguyên (Oberai, 1986; Pole, 2004). Theo tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lanh & cs. (2010): Phát triển quỹ đất được hiểu là toàn bộ các hoạt động của quá trình tạo lập quỹ đất sạch (các hoạt động của quy hoạch 2
- đất đai, thu hồi đất, chuyển nhượng quyền SDĐ, chuyển mục đích SDĐ), quản lý, điều tiết quỹ đất (các hoạt động quản lý quỹ đất đã tạo lập được nhưng chưa được giao, cho thuê) và phân bổ quỹ đất vào các mục đích khác nhau phục vụ phát triển kinh tế xã hội (KT-XH) (đưa đất vào sử dụng thông qua các hình thức giao cho chủ đầu tư để thực hiện dự án hoặc đấu giá). 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT 2.2.1. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển quỹ đất Quỹ đất lần đầu tiên khởi xướng ở Amsterdam vào cuối những năm 1890, và đã được một số nước phương Tây áp dụng như Thụy Điển từ năm 1904, Canada kể từ năm 1950 và Pháp từ năm 1958 (Atmer, 1987; Carr & Smith, 1975). Quỹ đất đầu tiên xuất hiện ở Mỹ vào những năm 1960 như là công cụ về quy hoạch đô thị. Kể từ những năm 1970, một số dự án thử nghiệm về quỹ đất đã được thực hiện ở một số các thành phố của Mỹ (Huang & cs., 2002). Quỹ đất cũng được thực hiện ở Trung Quốc trong những năm 1990. Một số thành phố, như Thượng Hải và Quảng Châu bắt đầu thiết lập cơ chế quỹ đất vào năm 1996. Đến năm 2015 Quỹ đất hiện đang được áp dụng rộng rãi tại 2691 huyện thuộc các thành phố và tỉnh ở Trung Quốc (Huang, 2018). Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các phương pháp quyết định số lượng cho quỹ đất, bao gồm hạn chế nguồn cung, giảm thiểu chi phí và tối đa hóa lợi nhuận (Zeng, 2006). 2.2.2. Phát triển quỹ đất tại Việt Nam Cơ sở pháp lý của phát triển quỹ đất: Luật Đất đai năm 2013 quy định Tổ chức PTQĐ tiếp tục được kiện toàn lại để thực nhiệm vụ tạo quỹ đất phục vụ đấu giá quyền SDĐ, tạo quỹ đất để phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, tạo quỹ đất để phục vụ sự nghiệp giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao và các nhu cầu khác của địa phương. Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của BCHTW khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập đã đưa ra giải pháp đối với lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Thông tư liên tịch số 16/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 04/4/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội Vụ, Bộ Tài chính quy định 13 nhiệm vụ cụ thể của Tổ chức PTQĐ. Thực trạng phát triển quỹ đất của Việt Nam: Trong thời gian qua Tổ chức PTQĐ chủ yếu thực hiện 04 nhiệm vụ chính, gồm: (1) Thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư; (2) Quản lý quỹ đất đã thu hồi; (3) Tổ chức thực hiện đấu giá quyền SDĐ; (4) Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư. Nhìn chung, các Tổ chức PTQĐ tại địa phương còn phân tán, chưa tập trung được nguồn lực; chưa có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất; việc phối hợp với các cơ quan có liên quan còn gặp nhiều khó khăn; sự quan tâm hỗ trợ về môi trường, về cơ chế hoạt động còn thiếu hoặc chưa đầy đủ; việc cấp nguồn vốn có nhiều hạn chế về số lượng và thời gian do phụ thuộc vào nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp cho Quỹ phát triển đất hoặc phụ thuộc nguồn vốn chủ đầu tư dự án tự nguyện ứng trước. 2.3. MỘT SÔ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT 2.3.1. Yêu cầu của phát triển quỹ đất phục vụ phát triển kinh tế xã hội Phát triển quỹ đất là yêu cầu khách quan trong phát triển KTXH, để PTQĐ đạt kết quả tốt phải thì cần bảo đảm bảo đảm về trình tự, thủ tục, kinh phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất theo kế hoạch SDĐ hàng năm địa phương, nâng cao công tác quản lý, khai thác, sử dụng quỹ đất hoàn thiện xây dựng CSHT, thu hút đầu tư; giúp doanh nghiệp tiếp cận đất đai thuận lợi nhất; đẩy mạnh công tác, đặc biệt là đối với những dự án trọng điểm, góp phần vào mục tiêu phát triển KTXH và ổn định thị 3
- trường bất động sản trên địa bàn. đủ nguồn lực cho việc thực hiện công tác thu hồi đất GPMB. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài kết quả của PTQĐ phục vụ phát triển KTXH cần đáp ứng yêu cầu của nhà nước, nhà đầu tư, người SDĐ, phù hợp với điều kiện tự nhiên và CSHT của địa phương. 2.3.1. Nhóm yếu tố liên quan đến Nhà nước Chính sách pháp luật về thu hút đầu tư: Động lực và thúc đẩy phát triển KTXH cho từng địa phương. Chính vì vậy, việc PTQĐ, có quỹ đất để thu hút các nhà đầu tư cũng như cũng như thúc đẩy các dự án về xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng các khu đô thị mới, hạ tầng giao thông, đáp ứng cho các mục tiêu phát triển KTXH là rất cần thiết (Đặng Thị Anh Đào, 2018). Chính sách pháp luật về thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Là các chính sách quan trọng trong pháp Luật Đất đai. Các chính sách này khi đi vào thực tiễn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của lợi ích của nhà đầu tư, lợi ích của cộng đồng và người bị thu hồi đất. Chính sách thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có ảnh hường lớn đến PTQĐ phục vụ phát triển KTXH. Chính sách pháp luật về tài chính cho phát triển quỹ đất: Kinh phí phục vụ PTQĐ bao gồm các khoản tài chính dùng để chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và chi phí tổ chức thực hiện PTQĐ. Nguồn kinh phí này được lấy từ ngân sách nhà nước, vay từ các tổ chức tín dụng hoặc được huy động từ các nguồn khác như của nhà đầu tư. Công tác quy hoạch: Quy hoạch có vai trò quan trọng trong PTQĐ để sử dụng cho các mục đích phát triển KTXH của các địa phương và của cả nước. Quy hoạch được coi là cơ sở, là nền tảng để thực hiện PTQĐ nhằm quản lý đất đai được hiệu quả, thống nhất và tiết kiệm. 2.3.2. Nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng Vị trí địa lý: Đất có vị trí cố định, mỗi vị trí có đặc thù riêng, không giống với bất kỳ một vị trí khác. Giá trị của đất phụ thuộc vào khả năng sinh lợi do vị trí đất mang lại, mức độ trang bị cơ sở hạ tầng, mục đích sử dụng hoặc chức năng của các lô đất xác định theo quy hoạch xây dựng đô thị được duyệt. Vị trí khu đất (thửa đất) là nhân tố tác động vào việc bố trí quy hoạch của Nhà nước, sự phân vùng cư trú của các nhóm dân cư với mức sống khác nhau. Địa hình: Địa hình ảnh hưởng đến việc thiết kế, xây dựng các công trình. Vai trò của yếu tố địa hình và việc cải tạo địa hình ngày càng rõ nét, góp phần quan trọng hình thành diện mạo đô thị. Các phương án quy hoạch đạt được sự hài hòa trong việc tổ chức cơ cấu không gian và cải tạo điều kiện tự nhiên, chủ yếu là cải tạo địa hình (Vũ Hoàng Điệp, 2013). Hệ thống hạ tầng: Hệ thống hạ tầng được đánh giá là yếu tố rất quan trọng để nhà đầu tư yên tâm và ra quyết định ngay hoặc sẽ phải tính toán, cân nhắc thêm trước khi quyết định đầu tư vào dự án nào đó (Đặng Thị Anh Đào, 2018). Phát triển quỹ đất để bố trí các công trình văn hóa, y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng cơ sở KTXH, những công trình trọng điểm quan trọng và những khu đô thị mới, có ý nghĩa làm thay đổi cơ cấu kinh tế của cả nước, của vùng lãnh thổ và địa phương. Thông qua việc phát triển hệ thống hạ tầng để tạo lập môi trường thuận lợi cho đầu tư và phát triển kinh doanh, thúc đẩy phát triển xã hội (Farvacque & McAuslan, 1992). 2.3.3. Nhóm yếu tố liên quan đến người sử dụng đất có đất bị thu hồi phục vụ phát triển quỹ đất Giá đất khi thu hồi đất: Đối với PTQĐ. giá đất có vai trò quan trọng trong việc điều 4
- tiết giữa lợi ích của Nhà nước, lợi ích của nhà đầu tư và lợi ích của người SDĐ. Giá đất được xác định để PTQĐ hợp lý sẽ tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ PTQĐ. Phong tục, tập quán: Tất cả các phong tục tập quán đều luôn mang tính lịch sử, tính dân tộc, tính vùng miền và tính giai cấp cụ thể. Điều kiện sống của người dân sau khi thu hồi đất phục vụ phát triển quỹ đất: Việc người dân không còn đất nông nghiệp sản xuất đã tác động trực tiếp đến sinh kế lâu dài của họ. Điều này đòi hỏi Nhà nước phải đặc biệt quan tâm và đưa ra chính sách hỗ trợ đặc biệt đối với nhóm đối tượng này. 2.3.4. Nhóm yếu tố liên quan đến nhà đầu tư Giá thuê đất: Đối với các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới thì giá thuê đất không phải là vấn đề lớn vì nó chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu vốn đầu tư nhưng nó là vấn đề lớn đối với các nhà đầu tư vừa và nhỏ. Một khu công nghiệp có chính sách cho thuê dài hạn với mức giá ổn định sẽ là sự lựa chọn tối ưu cho các nhà đầu tư. Thủ tục đầu tư kinh doanh: Mỗi yếu tố trong môi trường đầu tư đối với quyết định đầu tư của các doanh nghiệp là: chính trị pháp luật, cơ sở hạ tầng, chi phí, thị trường, văn hóa xã hội, hiệu quả quản trị hành chính. Do vậy, để thu hút các doanh nghiệp đến đầu tư tại địa phương thì thủ tục đầu tư kinh doanh cần thuận lợi. Thị trường có tiềm năng: Khi môi trường chính trị - pháp luật ổn định, cơ sở hạ tầng phát triển, chi phí đầu vào thấp, thị trường tăng trưởng tốt và điều kiện văn hóa xã hội dễ thích nghi thì các nhà đầu tư sẽ lựa chọn đầu tư vào địa phương. Như vậy thị trường có tiềm năng tăng trưởng tốt là một trong những yếu tố để nhà đầu tư quyết định đầu tư. 2.4. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT 2.4.1. Công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển quỹ đất ở nước ngoài Nghiên cứu của Dragana (2014) đã tổng hợp và chỉ ra rằng quỹ đất là công cụ rất quan trọng để điều tiết đất đai và phát triển nông thôn. Nghiên cứu cũng đưa ra được lịch sử phát triển của một số nước trên thế giới, tầm quan trọng của quỹ đất trong thủ tục điều chỉnh đất đai, cải thiện sản xuất nông nghiệp và tạo điều kiện cho sự phát triển của các khu vực nông thôn đã được công nhận trong thế kỷ XX, những kinh nghiệm thành lập quỹ đất của các nước châu Âu,... Frank (2015) đã chỉ ra rằng quỹ đất ở Hoa Kỳ như là công cụ để thực hiện quy hoạch đô thị mới. Quỹ đất đã trở thành trọng tâm của các sáng kiến lớn trong các chương trình xã hội lớn (mô hình và đổi mới đô thị và thành phố). Các quỹ đất được đề xuất như hình thức một "khu đất dự trữ " mà thông qua đó một tổ chức công sẽ tham gia thu hồi đất để dự trữ cho sử dụng công cộng trong tương lai. Gucˇevic´ & cs. (2016) đã trình bày các hoạt động được thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền của Cộng hòa Serbia nhằm quản lý tốt đất nông nghiệp. Nghiên cứu cũng chỉ rằng đất đai, với là một nguồn tài nguyên khan hiếm trong bất kỳ đất nước nào nên phải được quản lý một cách thích hợp. Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý đất đai, luật đất đai và chính sách đất đai có ảnh hưởng lớn đến phát triển đất đai… 2.4.2. Công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển quỹ đất ở Việt Nam Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Bộ TNMT của Nguyễn Thị Ngọc Lanh & cs., (2010): Nghiên cứu mối quan hệ giữa nội dung hoạt động của tổ chức PTQĐ với thị trường BĐS nhằm thúc đẩy nguồn lực đất đai - BĐS, đã đưa ra khái niệm PTQĐ một cách đầy đủ: PTQĐ là toàn bộ quá trình tạo quỹ đất, quản lý quỹ đất và điều tiết đất đai. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh của Hồ Thị Lam Trà & cs., (2016a) về đánh giá thực trạng PTQĐ tại thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2011-2015. Nghiên cứu 5
- đã chỉ ra trong 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến PTQĐ (nhóm yếu tố chính sách, nhóm yếu tố tài chính và nhóm yếu tố quy hoạch), thì yếu tố chính sách thu hút đầu tư, giá đất và quy hoạch phát triển tổng thể KTXH có tác động rất lớn đến PTQĐ tại thành phố Yên Bái. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hương (2018) đã đánh giá thực trạng công tác tạo quỹ đất tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Đề tài đã đưa ra 22 yếu tố được xếp vào 5 nhóm yếu tố có mức độ ảnh hưởng theo thứ tự như sau: (1) Nhóm yếu tố tài chính; (2) Nhóm yếu tố chính sách pháp luật; (3) Nhóm yếu tố KTXH; (4) Nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên và CSHT và (5) Nhóm yếu tố quy hoạch đến công tác tạo quỹ đất của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên… 2.5. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU Đề tài “ Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến phát triển quỹ đất tỉnh Cao Bằng” được xây dựng trên cơ sở xem xét mối quan hệ tác động đa chiều giữa quản lý sử dụng đất với mục tiêu PTQĐ; giữa thực trạng và khả năng khai thác quỹ đất với việc chuyển đổi mục đích sử dụng trong mối tương quan với các chủ thể khác nhau đảm bảo cho PTQĐ. Giả thiết nghiên cứu được xây dựng dựa trên thực tế là trong thời gian qua PTQĐ đã đóng góp tích cực vào quá trình phát triển KTXH của tỉnh Cao Bằng. Phát triển quỹ đất là rất cần thiết, phù hợp với xu hướng phát triển KTXH trong thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế. Mặt khác, PTQĐ là tất yếu và rất cần thiết để góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng, KTXH và giảm các ảnh hưởng tiêu cực do quá trình phát triển KTXH gây ra. Phát triển quỹ đất chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau, vì vậy, việc nghiên cứu mức độ của ảnh hưởng của các yếu tố này thông qua điều tra nhận thức của cán bộ quản lý, các tổ chức và hộ gia đình có liên quan đến PTQĐ là rất cần thiết. Trong nghiên cứu này biến độc lập là các nội dung có tác động trực tiếp đến PTQĐ để làm rõ vai trò của Nhà nước, Nhà đầu tư, người SDĐ và điều kiện tự nhiên và CSHT trong PTQĐ của tỉnh Cao Bằng. Biến phụ thuộc được xác định thông qua các tiêu chí đánh giá kết quả PTQĐ với các chỉ số cụ thể là: (i) Đáp ứng yêu cầu của Nhà nước; (ii) Đáp ứng yêu cầu của người dân; (iii) Đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư; (iv) Đảm bảo diện tích; (v) Đảm bảo thời gian. PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất tỉnh Cao Bằng - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội - Tình hình quản lý và sử dụng đất - Đánh giá chung 3.1.2. Thực trạng phát triển quỹ đất của tỉnh Cao Bằng - Tổ chức và hình thức phát triển quỹ đất - Kết quả phát triển quỹ đất - Đánh giá thực trạng phát triển quỹ đất 3.1.3. Đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố đến phát triển quỹ đất tỉnh Cao Bằng - Lựa chọn và xác định một số yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến phát triển quỹ đất - Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển quỹ đất - Đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố đến phát triển quỹ đất 3.1.4. Đề xuất giải pháp tăng cường phát triển quỹ đất tỉnh Cao Bằng - Quan điểm, mục tiêu phát triển quỹ đất 6
- - Phân tích SWOT trong phát triển quỹ đất - Giải pháp tăng cường phát triển quỹ đất 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Các tài liệu có liên quan đến các điều kiện về tự nhiên, KTXH của tỉnh Cao Bằng được thu thập tại UBND tỉnh Cao Bằng, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng và các cơ quan, đơn vị có liên quan. Kết quả PTQĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2011-2020 được thu thập từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng, phòng Tài nguyên và Môi trường của các huyện, thành phố,ba Trung tâm PTQĐ và giải phóng mặt bằng của thành phố Cao Bằng, huyện Quảng Hòa, huyện Hòa An và các cơ quan liên quan đến PTQĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. 3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Đề tài chọn 03 điểm nghiên cứu. - Chọn TP Cao Bằng là 1 trong 3 điểm nghiên cứu vì TP Cao Bằng là trung tâm chính trị, KTXH, là đầu tầu dẫn dắt các huyện của tỉnh. - Đề tài sử dụng phương pháp ngẫu nhiên chọn huyện Trùng Khánh là huyện đại diện cho nhóm hoàn thành kế hoạch PTQĐ và PTQĐ của huyện có thuận lợi (Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang, Thạch An và Trùng Khánh), và huyện Quảng Hòa đại diện cho nhóm chưa hoàn thành kế hoạch PTQĐ và PTQĐ của huyện còn gặp nhiều khó khăn (Hà Quảng, Quảng Hòa, Hòa An và Nguyên Bình). 3.2.3. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp Phỏng vấn trực tiếp cán bộ, công chức và các đối tượng SDĐ liên quan đến PTQĐ theo phiếu điều tra soạn sẵn. 3.2.3.1. Đối tượng là cán bộ, công chức liên quan đến phát triển quỹ đất Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn trực tiếp 35 cán bộ quản lý là lãnh đạo cấp tỉnh, lãnh đạo Sở, lãnh đạo phòng và chuyên viên của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và Sở Tài nguyên và Môi tường; Tại thành phố Cao Bằng, huyện Quảng Hòa và huyện Trùng Khánh phỏng vấn lãnh đạo cấp huyện (thành phố), lãnh đạo cấp phòng và chuyên viên của phòng Kế hoạch và Đầu tư, phòng Tài chính, phòng Tài nguyên và Môi trường; phỏng vấn lãnh đạo và chuyên viên Trung tâm PTQĐ và giải phóng mặt bằng thành phố Cao Bằng và huyện Quảng Hòa. 3.2.3.2. Đối tượng là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến phát triển quỹ đất Đề tài điều tra, phỏng vấn 390 tổ chức và hộ gia đình bị thu hồi đất, được giao đất và cho thuê đất (thành phố Cao Bằng: 175, huyện Trùng Khánh: 123 và huyện Quảng Hòa: 92), trong đó mỗi huyện và thành phố điều tra 30 tổ chức, tổng số tổ chức có liên quan đến PTQĐ là 90 tổ chức. 3.2.4. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu Số liệu điều tra phỏng vấn tổ chức và hộ gia đình cá nhân có liên quan đến PTQĐ được tiến hành phân tích và xử lý qua 4 bước: (i) xây dựng thang đo của các biến quan sát; (ii) kiểm định độ tin cậy của thang đo; (iii) kiểm định sự khác nhau giữa các đối tượng nghiên cứu, giữa các huyện và thành phố; (iv) phân tích nhân tố khám phá. 3.2.4.1. Xây dựng thang đo của các biến quan sát Số liệu sau khi điều tra bằng các câu hỏi về ảnh hưởng của nhà nước, nhà đầu tư, người có đất bị thu hồi và điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng đến PTQĐ theo thang đo Likert (Likert, 1932) với 5 mức: rất tốt/rất cao/rất nhiều (5); tốt/cao/nhiều (4); trung bình (3); 7
- kém/thấp/ít (2); rất kém/rất thấp/rất ít (1) và kèm thêm câu hỏi kiểm chứng, các câu trả lời được sử dụng khi không có mâu thuẫn giữa câu hỏi kiểm chứng và câu hỏi đánh giá, sẽ được mã hóa và được nhập vào phần mềm Excel, rồi chuyển sang phần mềm SPSS để soát lỗi và xử lý thống kê. 3.2.4.2. Kiểm định sự khác nhau giữa các đối tượng nghiên cứu Kiểm định sự sai khác về các chỉ số đánh giá một số YTAH đến PTQĐ giữa 02 đối tượng điều tra (tổ chức và hộ gia đình cá nhân có liên quan đến PTQĐ) bằng Independent-Samples T-Test. Trong nghiên cứu này mức ý nghĩa α là 0,05 nghĩa là mức độ tin cậy 95%. 3.2.4.3. Đánh giá độ tin cậy thang đo Trong nghiên cứu này, số liệu đảm bảo độ tin cậy thì hệ số Cronbach’s Alpha của một nhóm lớn hơn 0,6, giá trị Corrected Item - Total Correlation biến quan sát lớn hơn 0,3. 3.2.4.4. Phân tích nhân tố khám phá Kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến PTQĐ nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) (Hair & cs, 1998) dùng để rút gọn một tập hợp k biến quan sát thành một tập F các nhân tố có ý nghĩa hơn (với F < k). Sau khi đã tính toán được các biến tổng (từ các biến thành phần), tùy vào mục đích phân tích và sử dụng mô hình phân tích thì có thể lựa chọn các biến tổng này là các biến độc lập để đưa vào các mô hình phân tích sau này. 3.2.5. Phương pháp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển quỹ đất 3.2.5.1. Xác định các tiêu chí ảnh hưởng Từ kết quả nghiên cứu tổng quan và xin ý kiến chuyên gia, qua kết quả điều tra phỏng vấn 35 cán bộ, công chức có liên quan đến PTQĐ tại tỉnh, đã xác định sơ bộ 21 biến có khả năng ảnh hưởng đến PTQĐ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Biến độc lập được lựa chọn là những yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến PTQĐ bao gồm: 1) Nhóm yếu tố liên quan đến Nhà nước, gồm 7 yếu tố: (1) CSPL về thu hút đầu tư; (2) CSPL về thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; (3) CSPL về tài chính cho PTQĐ; (4) Công tác quy hoạch; (5) Sự phối hợp của các bên khi triển khai PTQĐ; (6) Năng lực của cán bộ chuyên môn; (7) Thông tin tuyên truyền; 2) Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên, CSHT, gồm 5 yếu tố: (1) Vị trí địa lý; (2) Địa hình; (3) Nguồn tài nguyên thiên nhiên; (4) CSHT xã hội; (5) CSHT kỹ thuật; 3) Nhóm yếu tố liên quan đến người SDĐ có đất bị thu hồi phục vụ PTQĐ, gồm 5 yếu tố: (1) Giá đất khi thu hồi; (2) Hiểu biết pháp luật về đất đai; (3) Phong tục, tập quán; (4) Điều kiện sinh hoạt sau thu hồi đất; (5) Cơ hội việc làm; 4) Nhóm yếu tố liên quan nhà đầu tư, gồm 4 yếu tố: (1) Giá thuê đất; (2) Thủ tục đầu tư kinh doanh thuận lợi; (3) Thị trường có tiềm năng tăng trưởng tốt; (4) Nguồn nhân lực địa phương. Biến phụ thuộc được xác định là kết quả PTQĐ cần đạt được: (1) đáp ứng được yêu cầu của Nhà nước; (2) đáp ứng được yêu cầu nhà đầu tư; (3) đáp ứng được yêu cầu người SDĐ; (4) đảm bảo về diện tích và (5) đảm bảo về thời gian trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. 3.2.5.2. Xác định yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng Trong nghiên cứu, chúng ta thường phải kiểm định các giả thuyết về mối quan hệ giữa hai hay nhiều biến, trường hợp có từ hai biến độc lập trở lên, mô hình được gọi là hồi quy bội MLR (Multiple Linear Regression). Phương trình hồi quy bội có dạng: Y = β0 + β1 X1 + β2 X2 + … + βn Xn + 𝜀 8
- 3.2.6. Phương pháp chuyên gia Trong thời gian thực hiện đề tài tác già đã trình bày kết quả nghiên cứu tại 02 hội thảo dành cho nghiên cứu sinh tại khoa Tài nguyên và Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và nhiều lần xin ý kiến các chuyên gia tại Bộ môn Quản lý đất đai khoa Tài nguyên và Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, lãnh đạo của Cục Quy hoạch và phát triển Tài nguyên đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường, lãnh đạo Hội đồng Nhân dân tỉnh Cao Bằng, lãnh đạo một số huyện và Sở Tại nguyên Môi trường tỉnh Cao Bằng. Các ý kiến ghi nhận được từ các cuộc hội thảo và ý kiến của các chuyên gia được tác giả phân tích, nghiên cứu để đưa vào trong nội dung của luận án. 3.2.7. Phương pháp SWOT Khung phân tích SWOT được sử dụng để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong PTQĐ tỉnh Cao Bằng được thể hiện tại bảng 3.2. Bảng 3.2. Khung phân tích SWOT phát triển quỹ đất tỉnh Cao Bằng Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) Là những thuận lợi bên trong PTQĐ tỉnh Là những khó khăn nội tại có thể khắc Cao Bằng. Các điểm mạnh này cần được phục được trong PTQĐ tỉnh Cao Bằng từ duy trì, phát huy làm nền tảng thúc đẩy cho đó có giải pháp phù hợp để hoàn thiện PTQĐ tỉnh Cao Bằng. PTQĐ tỉnh Cao Bằng. Cơ hội (O) Thách thức (T) Là những yếu tố thuận lợi bên ngoài tác Là những khó khăn khách quan ảnh hưởng động đến PTQĐ tỉnh Cao Bằng. Những cơ tiêu cực đến PTQĐ tỉnh Cao Bằng. Những hội này cần được tận dụng, nắm bắt kịp thời khó khăn này cần có những giải pháp phù để hoàn thiện PTQĐ tỉnh Cao Bằng. hợp để thúc đẩy PTQĐ tỉnh Cao Bằng. PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI, TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA TỈNH CAO BẰNG Cao Bằng có vị trí kinh tế - chính trị chiến lược quan trọng của vùng Đông Bắc và cả nước trong bảo đảm quốc phòng - an ninh; phát triển giao thương giữa Việt Nam, Trung Quốc vàs các nước ASEAN. Ngoài ra Cao Bằng còn là trung tâm giao lưu văn hoá dân tộc giữa các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc với tỉnh Quảng Tây và các tỉnh phía Tây, Tây Nam (Trung Quốc). Cao Bằng có nguồn tài nguyên khoáng sản rất đa dạng và phong phú, cho phép phát triển các ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng Cao Bằng là nơi cư trú của 34 dân tộc, là một trong số ít các tỉnh miền núi phía Bắc có tỉ lệ đồng bào các dân tộc ít người cao, chiếm tới gần 95% tổng dân số toàn tỉnh. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của tỉnh ít thuận lợi, xa các trung tâm kinh tế lớn của đất nước, tiếp cận thị trường bên ngoài còn hạn chế trong điều kiện hạ tầng giao thông chưa phát triển, còn nhiều khó khăn; thường xuyên xảy ra thiên tai, dịch bệnh. Quy mô nền kinh tế của tỉnh còn nhỏ; hạ tầng KTXH (giao thông, du lịch - dịch vụ, cửa khẩu, đô thị, nông thôn...) còn yếu và thiếu đồng bộ; địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn; sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp vẫn là chủ yếu, chưa gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; số doanh nghiệp ít, lại siêu nhỏ; cơ chế, chính sách của tỉnh chưa thông thoáng, chưa đủ hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư chiến lược; dân cư sống phân tán, không tập trung, chất lượng nguồn nhân lực và năng suất lao động thấp; trình độ văn hóa, học vấn không đồng đều. 9
- Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng của tỉnh Cao Bằng năm 2020 Đơn vị tính: ha Diện tích Cơ cấu STT Chỉ tiêu sử dụng đất (ha) (%) Tổng diện tích tự nhiên 670.039 Đất nông nghiệp 1 622.987 92,98 Trong đó: 1.1 Đất trồng lúa 35.170 5,25 Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước 4.109 0,61 1.2 Đất trồng cây lâu năm 8.251 1,23 1.3 Đất rừng phòng hộ 293.560 43,81 1.4 Đất rừng đặc dụng 17.368 2,59 1.5 Đất rừng sản xuất 201.455 30,07 Trong đó: Đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên 138.900 20,73 Đất phi nông nghiệp 2 30.839 4,60 Trong đó: 2.1 Đất quốc phòng 1.795 0,27 2.2 Đất an ninh 63 0,01 2.3 Đất khu công nghiệp - - 2.4 Đất cụm công nghiệp - - 2.5 Đất thương mại, dịch vụ 93 0,01 2.6 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 895 0,13 2.7 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản 1.291 0,19 2.8 Đất phát triển hạ tầng cấp tỉnh 13.791 2,06 - Đất xây dựng cơ sở văn hóa 18 0 - Đất xây dựng cơ sở y tế 83 0,01 - Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo 387 0,06 - Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao 50 0,01 - Đất giao thông 11.501 1,72 - Đất thủy lợi 547 0,08 - Đất công trình năng lượng 1.086 0,16 - Đất công trình bưu chính, viễn thông 8 0 2.9 Đất xây dựng kho dự trữ quốc gia - - 2.10 Đất có di tích lịch sử - văn hóa 92 0,01 2.11 Đất danh lam thắng cảnh 17 0 2.12 Đất bãi thải, xử lý chất thải 103 0,02 2.13 Đất ở tại nông thôn 4.270 0,64 2.14 Đất ở tại đô thị 1.275 0,19 2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 116 0,02 2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp 34 0,01 2.17 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao - - 2.18 Đất cơ sở tôn giáo 9 0 2.19 Đất làm nghĩa trang, nhà tang lễ, nhà hỏa táng 566 0,08 3 Đất chưa sử dụng 16.213 2,42 Nguồn: Sở TNMT tỉnh Cao Bằng (2021) Những năm gần đây do có sự đầu tư về CSHT, một số dự án công nghiệp, dịch vụ và xu hướng đô thị hoá ngày càng phát triển làm cho nhu cầu SDĐ ngày càng cao đòi hỏi PTQĐ và quản lý quỹ đất của tỉnh cần theo kịp phát triển KTXH. Hiện nay trên địa bàn 10
- tỉnh có 03 Trung tâm PTQĐ và giải phóng mặt bằng của thành phố Cao Bằng, huyện Quảng Hòa và huyện Hòa An. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất trên địa bàn tỉnh còn nhiều vấn đề bất cập. Giá bồi thường chưa phù hợp giá thị trường dẫn đến tình trạng khiếu nại, tố cáo của người dân còn nhiều. Việc giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, chậm tiến độ giao mặt bằng để thực hiện các dự án. Việc giao đất cho các dự án đầu tư đã được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định của Luật Đất đai, đáp ứng được cho nhu cầu phát triển KTXH và đảm bảo quốc phòng an ninh tại địa phương, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu xây dựng các công trình trọng điểm của tỉnh. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Cao Bằng năm 2020 là 670.039 ha. 4.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT CỦA TỈNH CAO BẰNG 4.2.1. Tổ chức và hình thức phát triển quỹ đất 4.2.1.1. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển quỹ đất Để thực hiện nhiệm vụ PTQĐ phục vụ phát triển KTXH trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã thành lập 03 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm PTQĐ và GPMB thành phố Cao Bằng, huyện Quảng Hòa và huyên Hòa An, 03 Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của 03 huyện (Bảo Lạc, Hà Quảng và Hạ Lang) và Ban bồi thường, hỗ trợ, tái định cư huyện Bảo Lâm. Ngoài ra, để hoàn thành nhiệm vụ PTQĐ trên địa bàn tỉnh còn có sự tham gia, chỉ đạo của Ban chỉ đạo GPMB các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Bảng 4.2. Tổ chức làm nhiệm vụ phát triển quỹ đất của tỉnh Cao Bằng Ban bồi Hội đồng Hội đồng bồi Trung tâm thường, bồi thường, hỗ Huyện/ phát triển Ghi STT hỗ trợ, thường, hỗ trợ, tái định thành phố quỹ đất, chú tái định trợ, tái cư riêng cho GPMB cư định cư từng dự án 1 Thành phố x 2 Hòa An x 3 Quảng Hòa x 4 Bảo Lâm x x 5 Bảo Lạc x x 6 Nguyên Bình x 7 Hà Quảng x x 8 Trùng Khánh x 9 Hạ Lang x x 10 Thạch An x Nguồn: Sở TNMT tỉnh Cao Bằng (2021) 4.2.1.2. Hình thức phát triển quỹ đất tại tỉnh Cao Bằng Theo quy định PTQĐ để sử dụng cho các mục đích phát triển KTXH được thực hiện theo theo hai hình thức: Một là nhà đầu tư thỏa thuận với người SDĐ. Hai là Nhà nước thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để có quỹ đất, sau đó Nhà nước giao đất/cho thuê cho nhà đầu tư thực hiện dự án. Riêng đối với hình thức Nhà nước thu hồi đất tiếp tục thực hiện theo hai trường hợp. Một là Nhà nước thu hồi đất theo dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, sau đó nhà đầu tư được Nhà nước giao đất/cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư không thông qua hình thức đấu giá quyền SDĐ. Hai là Nhà nước thu hồi theo phương án quy hoạch, kế hoạch SDĐ. Sau đó căn cứ theo từng trường hợp cụ thể thực hiện đấu giá quyền SDĐ, đấu thầu dự án có SDĐ hoặc giao đất/cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền SDĐ. Thực tế trong thời 11
- gian qua cơ bản chỉ thực hiện đấu giá được đối với việc giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân SDĐ làm nhà ở, và các dự án tại khu kinh tế cửa khẩu. Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trong thời gian vừa qua chủ yếu thực hiện PTQĐ theo hình thức Nhà nước thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là chính. Việc PTQĐ thông qua hình thức thỏa thuận của chủ đầu tư còn gặp nhiều khó khăn vì tại thời điểm Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành còn có quy định nếu trong dự án thỏa thuận còn 30% diện tích không thỏa thuận được thì Nhà nước thu hồi hết phần diện tích còn lại. 4.2.2. Kết quả phát triển quỹ đất Trong giai đoạn 2011 - 2020, toàn tỉnh triển khai thu hồi 6.061,66 ha theo quy hoạch và kế hoạch SDĐ. Diện tích đã hoàn thành công tác thu hồi là 3.888,70 ha, đạt 64,15% kế hoạch; diện tích đã giao/cho thuê là 2.920,76 ha cho 607 tổ chức chiếm 75,11% diện tích đã hoàn thành công tác thu hồi. Có 5 huyện hoàn thành công tác thu hồi đất theo kế hoạch: Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang, Thạch An và Trùng Khánh. Thành phố Cao Bằng có tổng diện tích đã giao/ cho thuê lớn nhất trong toàn tỉnh với 1.071,10 ha với 61 dự án (chiếm 36,67% tổng diện tích đã giao/ cho thuê của toàn tỉnh). Nhìn chung, PTQĐ của tỉnh Cao Bằng có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả SDĐ, thúc đẩy phát triển KTXH của tỉnh vùng cao, biên giới. Tuy nhiên, còn tồn tại một số dự án đã triển khai theo quy hoạch nhưng do thiếu nguồn vốn nên phải dừng lại, đặc biệt các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật gây ảnh hưởng không nhỏ đến PTQĐ của tỉnh (Hội đồng Nhân dân tỉnh Cao Bằng, 2021). Bảng 4.3. Kết quả phát triển quỹ đất tỉnh Cao Bằng theo đơn vị hành chính giai đoạn 2011 – 2020 Diện tích (ha) Số dự án Số tổ chức, Huyện, thành Theo Đã thu đã được hộ gia đình, TT Đã giao/ phố QĐ thu hồi để giao/ cho cá nhân có cho thuê hồi PTQĐ thuê liên quan 1 Thành phố 3.160,14 1.405,28 1.071,10 61 5.230 2 Bảo Lạc 152,38 152,38 152,38 53 341 3 Bảo Lâm 394,3 394,3 394,30 60 965 4 Hạ Lang 105,48 105,48 96,49 63 3.116 5 Hà Quảng 158,24 156,9 156,90 104 2.590 6 Quảng Hoà 488,75 376,32 152,15 106 2.753 7 Hòa An 732,59 448,09 232,19 27 1.303 8 Nguyên Bình 461,24 441,42 271,06 31 866 9 Thạch An 187,63 187,63 187,63 50 1.337 10 Trùng Khánh 220,92 220,92 206,58 52 3.655 Tổng 6.061,66 3.888,70 2.920,76 607 22.156 Nguồn: Sở TNMT tỉnh Cao Bằng (2021); Phòng TNMT các huyện, thành phố (2011 - 2020) 4.2.3. Đánh giá thực trạng phát triển quỹ đất trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Trong giai đoạn 2011 - 2020, tỉnh Cao Bằng thực hiện thu hồi để PTQĐ 663 dự án và đã giao/ cho thuê 607 dự án cho các tổ chức. Trong đó có 25 dự án phục vụ phát triển đô thị và khu dân cư (các khu tái định cư, đấu giá quyền SDĐ và giao đất để xây dựng cơ sở hạ tầng) với diện tích 507,79 ha, chiếm 13,06% tổng diện tích thu hồi để PTQĐ. Đã giao/ cho thuê 383 dự án chiếm 57,76% tổng số dự án thu hồi đất sử dụng vào mục đích công cộng (giao thông, thủy lợi, công trình 12
- năng lượng, bưu chính, viễn thông, chợ, bãi thải và xử lý chất thải…), với diện tích là 2.417,41 ha chiếm 62,17% tổng diện tích PTQĐ để chủ yếu để xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi và công trình năng lượng. Có 95 dự án PTQĐ để phục vụ xây dựng công trình sự nghiệp chiếm 14,32% tổng dự án, với diện tích là 43,97 ha. Để phục vụ mục đích xây dựng trụ sở cơ quan, tỉnh Cao Bằng đã thực hiện 80 dự án với diện tích 122,60 ha chiếm 12,06% tổng dự án. Để phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, giai đoạn 2011 - 2020, tỉnh thực hiện 31 dự án với diện tích 691,34 ha. Bên cạnh đó thời gian qua UBND tỉnh cũng đã PTQĐ với 38 dự án phục vụ mục đích an ninh - quốc phòng; 5 dự án phục vụ xây dựng cơ sở tôn giáo tín ngưỡng và 6 dự án làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng với diện tích 105,59 ha (bảng 4.4). Bảng 4.4. Kết quả phát triển quỹ đất tỉnh Cao Bằng theo mục đích SDĐ giai đoạn 2011 – 2020 Thực hiện thu Đã giao Chưa giao Số tổ hồi để PTQĐ /cho thuê / cho thuê chức, hộ Số dự Số dự GĐ cá TT Mục đích phát triển quỹ đất Số dự Diện án Diện tích án Diện nhân có án tích (dự (ha) (dự tích (ha) liên (dự án) (ha) án) án) quan Tổng 663 3.888,70 607 2.920,76 56 967,94 22.156 1 Đất ở 25 507,79 17 446,30 8 61,49 1.314 2 Đất chuyên dùng 627 3.368,44 579 2.461,99 48 906,45 20.746 2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 80 122,60 74 119,75 6 2,85 803 2.2 Đất an ninh 9 25,91 8 23,41 1 2,50 117 2.3 Đất quốc phòng 29 67,20 29 67,20 0 0,00 458 2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp 95 43,97 87 39,32 8 4,65 437 Đất xây dựng cơ sở văn hóa 9 12,90 9 12,90 0 0,00 28 Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo 55 20,19 50 18,48 5 1,71 261 Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao 4 2,75 4 2,75 0 0,00 47 Đất xây dựng cơ sở y tế 27 8,13 24 5,19 3 2,94 101 2.5 Đất sản xuất kinh doanh PNN 31 691,34 23 428,16 8 263,19 1.222 Đất khu công nghiệp 2 93,44 1 73,38 1 20,06 125 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản 7 439,97 2 199,60 5 240,37 774 Đất thương mại - dịch vụ 22 157,93 20 155,18 2 2,75 323 2.6 Đất có mục đích công cộng 383 2.417,41 358 1.784,15 25 633,26 17.709 Đất giao thông 256 984,13 240 938,83 16 45,30 13.814 Đất thủy lợi 38 116,27 38 116,27 0 0,00 1.736 Đất có di tích lịch sử - văn hoá 1 0,05 1 0,05 0 0,00 1 Đất công trình năng lượng 73 1.144,19 66 571,93 7 572,26 1.692 Đất công trình bưu chính, viễn thông 1 0,20 1 0,20 0 0,00 4 Đất chợ 9 1,75 9 1,75 0 0,00 49 Đất bãi thải, xử lý chất thải 5 170,81 3 155,11 2 15,70 413 3 Đất cơ sở tôn giáo tín ngưỡng 5 5,33 5 5,33 0 0,00 61 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà 4 6 7,15 6 7,15 0 0,00 35 tang lễ, NHT Nguồn: Sở TNMT tỉnh Cao Bằng (2021); Phòng TNMT các huyện, thành phố (2011 - 2020) 13
- 4.3. PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT TỈNH CAO BẰNG 4.3.1. Lựa chọn và xác định một số yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến phát triển quỹ đất Từ nghiên cứu tài liệu tổng quan, cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn về các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến PTQĐ, đề tài đã xin ý kiến chuyên gia là lãnh đạo của Cục Quy hoạch và Phát triển Tài nguyên đất, Bộ TNMT, Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng, một số huyện và lãnh đạo Sở TNMT tỉnh Cao Bằng bước đầu đưa ra 25 yếu tố và tạm thời chia thành 4 nhóm yếu tố chính (bảng 4.5), có khả năng ảnh hưởng đến kết quả PTQĐ (đáp ứng yêu cầu của Nhà nước; đáp ứng yêu cầu của người dân; đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư; đảm bảo diện tích và đảm bảo thời gian). Bảng 4.5. Xác định một số yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến PTQĐ của tỉnh Cao Bằng Số phiếu Tỷ lệ STT Yếu tố ảnh hưởng đồng ý đồng ý Nhóm 1: Nhóm yếu tố liên quan đến Nhà nước 1 CSPL về thu hút đầu tư 29 82,86 2 CSPL về thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 28 80,00 3 CSPL về tài chính cho PTQĐ 31 88,57 4 CSPL về giao đất, cho thuê đất 15 42,86 5 Công tác quy hoạch 26 74,29 6 Sự phối hợp của các bên khi triển khai PTQĐ 32 91,43 7 Năng lực của cán bộ chuyên môn 29 82,86 8 Thông tin tuyên truyền 27 77,14 Nhóm 2: Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên, CSHT 9 Vị trí địa lý 35 100,00 10 Địa hình 31 88,57 11 Một số tính chất lý hóa học của đất 17 48,57 12 Nguồn tài nguyên thiên nhiên 30 85,71 13 CSHT xã hội 26 74,29 14 CSHT kỹ thuật 25 71,43 Nhóm 3: Nhóm yếu tố liên quan đến người SDĐ có đất bị thu hồi phục vụ PTQĐ 15 Giá đất khi thu hồi 35 100,00 16 Hiểu biết pháp luật về đất đai 30 85,71 17 Phong tục, tập quán 27 77,14 18 Điều kiện sinh hoạt sau thu hồi đất 31 88,57 19 Cơ hội việc làm 26 74,29 Nhóm IV: Nhóm yếu tố liên quan nhà đầu tư 20 Giá thuê đất 34 97,14 21 Thủ tục đầu tư kinh doanh 32 91,43 22 Thị trường có tiềm năng 30 85,71 23 Nguồn nhân lực địa phương 28 80,00 24 Tiếp cận thị trường 16 45,71 25 Tính tập trung sản xuất 15 42,86 Tiếp đó đề tài đã phỏng vấn trực tiếp 35 cán bộ, công chức có liên quan đến PTQĐ của địa phương, bằng bộ câu hỏi với 25 yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến PTQĐ của tỉnh Cao Bằng. 14
- Kết quả phỏng vấn cho thấy: có 21/25 yếu tố được trên 50% ý kiến cho rằng các yếu tố này có khả năng ảnh hưởng đến PTQĐ của tỉnh, 4/25 yếu tố là: CSPL về giao đất, cho thuê đất, một số tính chất lý hóa học của đất, tiếp cận thị trường và tính tập trung sản xuất cao được đánh giá có khả năng ảnh hưởng thấp đến PTQĐ (dưới 50% ý kiến đánh giá các yếu tố này có ảnh hưởng đến PTQĐ của tỉnh) tương ứng 42,86%, 48,57%, 45,71% và 42,86 cán bộ, công chức được phỏng vấn cho có ảnh hưởng đến PTQĐ (bảng 4.15). Do vậy đề tài đã loại 04 yếu tố có khả năng ảnh hưởng thấp đến PTQĐ, và không đưa 04 yếu tố này vào khảo sát để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến PTQĐ tỉnh Cao Bằng. 4.3.2. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển quỹ đất Để xác định một số yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến PTQĐ phục vụ phát triển KTXH trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, nghiên cứu đã điều tra phỏng vấn 90 tổ chức có đất bị thu hồi, được giao đất/ cho thuê đất và 300 hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi, được giao/cho thuê đất theo thang đo Likert với 5 mức. Bảng 4.6. Chỉ số đánh giá của một số yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến phát triển quỹ đất của tổ chức và hộ gia đình, cá nhân Ký Tổ Hộ gia đình, TT Biến quan sát Sig. hiệu chức cá nhân I. Nhóm yếu tố liên quan đến Nhà nước NN 1 CSPL về thu hút đầu tư NN01 3,94 4,02 0,503 2 CSPL về thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư NN02 3,83 3,70 0,184 3 CSPL về tài chính cho PTQĐ NN03 3,76 3,83 0,452 4 Công tác quy hoạch NN04 3,80 3,72 0,455 5 Sự phối hợp của các bên khi triển khai PTQĐ NN05 3,70 3,67 0,773 6 Năng lực của cán bộ chuyên môn NN06 3,82 3,72 0,298 7 Thông tin tuyên truyền NN07 3,83 3,73 0,356 II. Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên, CSHT TN 8 Vị trí địa lý TN01 3,81 4,05 0,037 9 Địa hình TN02 3,80 3,80 0,978 10 Nguồn tài nguyên thiên nhiên TN03 3,56 3,83 0,017 11 CSHT xã hội TN04 3,60 3,71 0,346 12 CSHT kỹ thuật TN05 3,56 3,83 0,015 III. Nhóm yếu tố liên quan đến người SDĐ có ND đất bị thu hồi phục vụ PTQĐ 13 Giá đất khi thu hồi ND01 3,91 4,04 0,266 14 Hiểu biết pháp luật về đất đai ND02 3,82 3,78 0,700 15 Phong tục, tập quán ND03 3,82 3,84 0,895 16 Điều kiện sinh hoạt sau thu hồi đất ND04 3,84 3,75 0,373 17 Cơ hội việc làm ND05 3,92 3,74 0,089 IV. Nhóm yếu tố liên quan nhà đầu tư NDT 18 Giá thuê đất NDT01 3,69 3,84 0,269 19 Thủ tục đầu tư kinh doanh NDT02 3,66 3,70 0,775 20 Thị trường có tiềm năng NDT03 4,03 4,45 0,722 21 Nguồn nhân lực địa phương NDT04 3,83 3,71 0,318 Trên cơ sở đó kết quả điều tra của 02 nhóm đối tượng đối tượng (tổ chức, hộ gia đình cá nhân) có liên quan đến PTQĐ, nghiên cứu sử dụng kiểm định Independent-Samples T-Test để kiểm định sự sai khác về các chỉ số đánh giá một số yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến PTQĐ của 02 đối tượng điều tra (tổ chức và hộ gia đình cá nhân) có liên quan đến PTQĐ ở 15
- mức ý nghĩa α là 0,05 và độ tin cậy 95%. Kết quả kiểm định cho thấy không có sự sai khác với độ tin cậy là 95% của các chỉ số đánh giá về mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến PTQĐ giữa 02 đối tượng điều tra là tổ chức và hộ gia đình cá nhân (bảng 4.6) nên chúng tôi gộp chung 02 đối tượng để xác định các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến PTQĐ của tỉnh Cao Bằng. 4.3.2.1. Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation) cho thấy: 21 biến độc lập của mô hình nghiên cứu có hệ số tương quan biến tổng của thành phố Cao Bằng, huyện Trùng Khánh, huyện Quảng Hòa và tỉnh Cao Bằng đều lớn hơn 0,3 theo Hair & cs. (1998) thì các biến quan sát đủ điều kiện để tiếp tục phân tích các bước tiếp theo. Bảng 4.7. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo của các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến phát triển quỹ đất Hệ số Hệ số Cronbach's TT Yếu tố/ biến quan sát Ký hiệu tương quan Alpha nếu loại biến tổng biến I Nhóm YT liên quan đến Nhà nước NN (Cronbach's Alpha = 0,819) 1 CSPL về thu hút đầu tư NN01 0,557 0,795 CSPL về thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định 2 NN02 0,525 0,800 cư 3 CSPL về tài chính cho PTQĐ NN03 0,585 0,790 4 Công tác quy hoạch NN04 0,530 0,800 5 Sự phối hợp của các bên khi triển khai PTQĐ NN05 0,536 0,799 6 Năng lực của cán bộ chuyên môn NN06 0,577 0,792 7 Thông tin tuyên truyền NN07 0,598 0,788 II Nhóm YT về điều kiện tự nhiên, CSHT TN (Cronbach's Alpha = 0,811) 8 Vị trí địa lý TN01 0,625 0,766 9 Địa hình TN02 0,626 0,766 10 Nguồn tài nguyên thiên nhiên TN03 0,608 0,772 11 CSHT xã hội TN04 0,535 0,794 12 CSHT kỹ thuật TN05 0,599 0,774 III Nhóm YT liên quan đến người sử dụng đất có đất bị thu hồi phục vụ PTQĐ (Cronbach's Alpha ND = 0,831) 13 Giá đất khi thu hồi ND01 0,589 0,809 14 Hiểu biết pháp luật về đất đai ND02 0,627 0,798 15 Phong tục, tập quán ND03 0,704 0,776 16 Điều kiện sinh hoạt sau thu hồi đất ND04 0,638 0,795 17 Cơ hội việc làm ND05 0,591 0,808 IV Nhóm YT liên quan nhà đầu tư NDT (Cronbach's Alpha = 0,828) 18 Giá thuê đất NDT01 0,719 0,752 19 Thủ tục đầu tư kinh doanh NDT02 0,706 0,759 20 Thị trường có tiềm năng NDT03 0,553 0,829 21 Nguồn nhân lực địa phương NDT04 0,667 0,777 16
- 4.3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) a. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình Mức độ phù hợp của số liệu điều tra khi sử dụng mô hình phân tích nhân tố khám phá EFA được đánh giá thông qua hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin). Theo Igbaria & cs., 1995 0,5 < KMO < 1, như vậy kết quả kiểm định hệ số KMO của nghiên cứu là 0,884 là thỏa mãn. Kiểm định Bartlett để đánh giá mức về độ tương quan giữa các biến quan sát trong tổng thể có mức ý nghĩa (Sig.) là 0,000 ≤ 0,05 (Bảng 4.7). Như vậy số liệu điều tra phù hợp với mô hình phân tích. Bảng 4.8. Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mô hình TT Trị số Tỉnh Cao Bằng 1 Trị số KMO đo lường mức độ thích hợp của việc lấy mẫu 0,884 2 Kiểm định Chi bình phương 3207,464 3 Kiểm định Bartlett Tổng bình phương các sai lệch (df) 210 4 Mức ý nghĩa (Sig.) 0,000 b. Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát Giá trị phương sai trích (cumulative %) dùng để chỉ mức độ giải thích của các biến quan sát đối với yếu tố nghiên cứu, nghiên cứu có tính thực tiễn khi giá trị này lớn hơn 50%. Giá trị phương sai trích tích lũy của nghiên cứu là 57,635 nghĩa là các biến quan sát sẽ giải thích được 57,635 % kết quả nghiên cứu (Bảng 4.9). Bảng 4.9. Kết quả kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát Giá trị riêng ban đầu Xoay tổng tải bình phương Thành Phương Phương phần Tổng Tích lũy Tổng Tích lũy sai sai 1 6,608 31,467 31,467 3,441 16,385 16,385 2 2,250 10,713 42,18 2,986 14,219 30,604 3 1,838 8,755 50,934 2,978 14,181 44,785 4 1,407 6,701 57,635 2,699 12,850 57,635 c. Kết quả phân tích nhân tố khám phá Phân tích nhân tố khám phá để xác định các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến PTQĐ. Sử dụng nhân tố xoay trong phân tích nhân tố khám phá cho phép nhóm các yếu tố ban đầu có quan hệ tuyến tính hình thành nhân tố đại diện. Với 21 biến quan sát ban đầu được sắp xếp thành 4 nhóm không theo thứ tự ban đầu nhờ xác định trọng số tải của ma trận xoay. Theo Hair & cs. (2010), hệ số tải của các biến phải có giá trị > 0, nếu hệ số tải > 0,5 thì các biến có ý nghĩa thực tiễn, hệ số tải > 0,4 thì các biến được xem là quan trọng và hệ số tải > 0,3 là thì các biến đạt mức tối thiểu. Kết quả ở bảng 4.20 cho thấy: hệ số tải khi chạy ma trận nhân tố xoay của các biến đặc trưng của tỉnh Cao Bằng đều lớn hơn 0,5. Như vậy có thể kết luận các biến lựa chọn trong mô hình đều có ý nghĩa thực tiễn, các yếu tố đã được lựa chọn đưa vào mô hình đều có ảnh hưởng đến kết quả PTQĐ của tỉnh Cao Bằng. Bốn thang đo đại diện cho 21 yếu tố đều có ảnh hưởng đến PTQĐ và có thứ tự sắp xếp lại (bảng 4,10). 17
- Bảng 4.10. Kết quả chạy mô hình nhân tố khám phá Biến quan Nhóm nhân tố STT sát 1 2 3 4 1 NN01 0,717 2 NN07 0,676 3 NN06 0,670 4 NN04 0,664 5 NN02 0,645 6 NN03 0,592 7 NN05 0,589 8 ND05 0,737 9 ND03 0,733 10 ND04 0,731 11 ND02 0,703 12 ND01 0,579 13 TN02 0,750 14 TN01 0,745 15 TN05 0,745 16 TN03 0,743 17 TN04 0,648 18 NDT01 0,820 19 NDT02 0,791 20 NDT03 0,767 21 NDT04 0,738 4.3.2.3. Kết quả phân tích hồi quy đa biến Mô hình hồi quy tuyến tính bội được sử dụng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đến PTQĐ của tỉnh Cao Bằng: KQ = β0 + β1 F_NN + β2 F_TN + β3 F_ND + β4 F_ND + 𝜀 Bảng 4.11. Kết quả hệ số hồi quy toàn tỉnh Cao Bằng Hệ số hồi quy Hệ số hồi quy Mức ý Thống kê đa Nhóm yếu tố chưa chuẩn hóa chuẩn hóa t nghĩa cộng tuyến β Sai số Beta (Sig.) Tolerance VIF (Constant) 0,599 0,116 5,148 0,000 NHANUOC 0,381 0,032 0,415 11,927 0,000 0,657 1,522 TUNHIEN 0,122 0,025 0,160 4,994 0,000 0,779 1,283 NGUOIDAN 0,133 0,029 0,169 4,576 0,000 0,584 1,711 NHADAUTU 0,233 0,020 0,369 11,69 0,000 0,798 1,253 - Biến phụ thuộc: Phát triển quỹ đất (KQ) - Hệ số tương quan R2 : 0,693 - Hệ số tương quan R2 hiệu chỉnh: 0,690 - Kiểm định F với mức ý nghĩa: (Sig.) = 0,000 - Hệ số DurbinWatson: 2,131 - Dung lượng mẫu: N = 390 Kết quả cho thấy: mô hình hồi quy luôn tồn tại 4 biến độc lập, 4 biến này có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc (KQ) với mức độ tin cậy 99%, vì kiểm định F với mức ý nghĩa 18

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nay
30 p |
62 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Cải cách thể chế chính trị Trung Quốc từ 2012 đến nay
27 p |
61 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp môi trường tại Việt Nam
27 p |
58 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận văn học: Cổ mẫu trong Mo Mường
38 p |
52 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ miền nguồn chiến tranh trong tiếng Anh và tiếng Việt
28 p |
52 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ bốn thành tố Hàn - Việt (bình diện ngữ nghĩa xã hội, văn hóa)
27 p |
61 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh Bạc Liêu
27 p |
33 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ thể hiện nhân vật trẻ em trong một số bộ truyện tranh thiếu nhi tiếng Việt và tiếng Anh theo phương pháp phân tích diễn ngôn đa phương thức
27 p |
30 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý thực tập tốt nghiệp của sinh viên các chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam
31 p |
53 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vật lý: Tính chất điện tử và các đặc trưng tiếp xúc trong cấu trúc xếp lớp van der Waals dựa trên MA2Z4 (M = kim loại chuyển tiếp; A = Si, Ge; Z = N, P)
54 p |
56 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học thông qua các chủ đề sinh học trong học phần Phương pháp dạy học Tự nhiên và Xã hội
61 p |
53 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị: Năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Quảng Bình
27 p |
55 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quốc tế học: Hợp tác Việt Nam - Indonesia về phân định biển (1978-2023)
27 p |
54 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu ngôn ngữ thể hiện vai trò của người mẹ trong các blog làm mẹ tiếng Anh và tiếng Việt
27 p |
57 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Chính sách thúc đẩy sự phát triển của loại hình doanh nghiệp spin-off trong các trường đại học
26 p |
54 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long
30 p |
59 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Thu hút FDI vào các tỉnh ven biển của Việt Nam trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
26 p |
59 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Xu hướng sáng tạo nội dung đa phương tiện trên báo điện tử Việt Nam
27 p |
58 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
