intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng với bệnh viện

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:28

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của tóm tắt luận án "Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng với bệnh viện" là nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện, đề xuất các giải pháp quản lý khả thi hướng vào cải thiện các thành tố của quá trình phối hợp sẽ nâng cao hiệu quả phối hợp đào tạo và đáp ứng chuẩn đầu ra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực nam Đồng bằng sông Hồng với bệnh viện

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC -----˜˜˜----- PHẠM THỊ THANH HƯƠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI  HỌC  GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH SỨC KHỎE  KHU VỰC NAM ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VỚI BỆNH VIỆN Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mà SỐ: 9.14.01.14 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2024
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Công Giáp 2. TS. Ngô Viết Sơn Phản biện 1:................................................................. Phản biện 2: .............................................................. Phản biện 3: .............................................................. Luận án được bảo vệ tại hội đồng chấm Luận án Tiến sĩ họp tại Học viện Quản lý giáo dục Vào hồi giờ ngày tháng năm 202... Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin thư viện Học viện Quản lý Giáo dục
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu Nghị quyết số 46 NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới đã nhấn mạnh: Sức khoẻ là vốn quí nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Đảng ta đã khẳng định: “Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp đảm bảo nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [7].Vì vậy, đầu tư cho sức khoẻ là đầu tư cho sự phát triển về kinh tế và xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho mỗi cá nhân và gia đình. Để thực hiện quan điểm này, ngày 10 tháng 01 năm 2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 122/QĐ-TTg về “Chiến lược quốc gia bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030” [68]. Chất lượng đội ngũ nhân lực ngành y tế phụ thuộc vào chất lượng đào tạo tại các cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe, trong đó có hệ thống các trường đại học khối ngành sức khỏe. Việc đào tạo sinh viên tại các trường đại học khối ngành sức khỏe phải đảm bảo hình thành năng lực hành nghề cho người học. Để đảm bảo được điều này, tổ chức đào tạo tại các trường đại học khối ngành sức khỏe phải quán triệt được nguyên lý giáo dục của Đảng ta là “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”. Do vậy, đào tạo nhân lực ngành y tế tại các trường đại học khối ngành sức khỏe hiện nay cần phối hợp chặt chẽ với các bệnh viện- đây là điều kiện để các trường nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng tăng cường thực tế, gắn lý thuyết với thực hành. Lý luận và thực tiễn cho thấy việc phối hợp giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với các bệnh viện là một giải pháp tổ chức đào tạo nhân lực ngành y tế mang lại nhiều hiệu quả và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Chính vì thế, ngày 01 tháng 8 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 09/BYT-TT về hướng dẫn việc kết hợp giữa các cơ sở đào tạo cán bộ y tế với các bệnh viện trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và chăm sóc sức khoẻ nhân dân [10] Trong đào tạo nhân lực cho ngành y tế, hình thức phối hợp đào tạo giữa nhà trường và bệnh viện có vai trò quan trọng nhưng về mặt lý luận thì vấn đề phối hợp này chưa được nghiên cứu thấu đáo, tổ chức triển khai ở nhiều trường đại học còn mang tính chủ quan, dựa vào kinh nghiệm thực tiễn là chủ yếu. Cơ chế quản lý phối hợp này như thế nào? Mô hình phối hợp đặc thù cho lĩnh vực đào tạo nhân lực ngành y tế? Trách nhiệm của các bên liên quan trong đào tạo sinh viên và đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị đến đâu? Phương pháp đánh giá hiệu quả của sự phối hợp này? Và nhiều vấn đề mang tính lý luận về quản lý hoạt động phối hợp này chưa được xem xét đầy đủ. Còn về mặt thực tiễn, trong phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện gặp khó khăn bởi hiện nay các bệnh viện đều bước vào cơ chế tự chủ nên gặp nhiều khó khăn như trong vấn đề tài chính, bên cạnh việc nhiều bệnh viện đã cố gắng, tạo điều kiện, môi trường tốt nhất cho người học được đào tạo thực hành, thì một số bệnh viện phải tập trung cao độ, ưu tiên sắp xếp giường bệnh nên việc sắp xếp không gian, thời gian để tổ chức giảng dạy thực hành tại bệnh viện còn có nhiều lúng túng. Thực hiện thông tư 09/2008/TT-BYT ngày 01/8/2008 về “Hướng dẫn việc phối hợp giữa các cơ sở đào tạo cán bộ y tế với các cơ sở thực hành trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chăm sóc sức khoẻ nhân dân” [10]; Thực hiện Nghị định 111/2017/NĐ- CP “Qui định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe” [14], các
  4. 2 trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng đã xây dựng chương trình, phương pháp học tập theo hướng hình thành năng lực cho sinh viên, đạt được các năng lực cơ bản của đội ngũ nhân lực y tế và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Do vậy, phối hợp giữa nhà trường và các bệnh viện trong đào tạo có vai trò quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, hình thành năng lực cho sinh viên, giúp sinh viên sau khi ra trường có thể đáp ứng được các yêu cầu chuyên môn của các cơ sở y tế. Mặc dù Bộ Y tế đã có các văn bản chỉ đạo và quy định về phối hợp giữa các trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện, nhưng trong thực tế hiện nay cơ chế quản lý hoạt động này giữa nhà trường và bệnh viện ở các trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng còn bộc lộ nhiều bất cập. Điều đó thể hiện trên các mặt: Chưa có chính sách đồng bộ trong tổ chức và triển khai hoạt động phối hợp; Mô hình phối hợp còn đơn điệu, chưa đa dạng; Cơ chế quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường và bệnh viện chưa được xây dựng một cách khoa học; Kinh nghiệm của CBQL và GV trong quản lý hoạt động phối hợp còn hạn chế; Chưa có hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả phối hợp một cách khoa học. Với mong muốn bổ sung thêm một vài khía cạnh lý luận về quản lý phối hợp đào tạo giữa nhà trường và bệnh viện, góp phần giải quyết những bất cập trong việc quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa các trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện, luận án đề xuất các giải pháp quản lý khả thi hướng vào cải thiện các thành tố của quá trình phối hợp sẽ nâng cao hiệu quả phối hợp đào tạo và đáp ứng chuẩn đầu ra. 3. Câu hỏi nghiên cứu 3.1. Dựa theo cách tiếp cận quản lý nào để nghiên cứu quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện? 3.2. Có những ưu điểm và hạn chế nào trong quản lý phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện? 3.3. Làm thế nào để quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện hiệu quả hơn và đáp ứng tốt hơn chuẩn đầu ra? 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện.
  5. 3 5. Giả thuyết khoa học Hoạt động quản lý phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa các trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện đã đạt được một số thành tựu những vẫn còn nhiều bất cập. Nếu triển khai một cách đồng bộ các giải pháp phối hợp đào tạo khả thi hướng vào cải thiện các thành tố của quá trình phối hợp như cơ chế phối hợp, nâng cao năng lực CBQL, giảng viên, chuyên viên liên quan và công cụ đánh giá hiệu quả hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện thì sẽ khắc phục được các bật cập hiện nay và đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra theo chương trình đào tạo. 6. Luận điểm để bảo vệ 6.1. Chất lượng đào tạo trình độ đại học khối ngành sức khỏe phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động quản lý phối hợp giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện. 6.2. Quản lý phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện dựa trên quản lý tốt các thành tố của quá trình phối hợp đào tạo là cách tiếp cận phù hợp, đáp ứng chuẩn đầu ra theo chương trình đào tạo. 6.3. Hiệu quả hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện phải dựa vào các giải pháp quản lý đồng bộ, tác động đến các khâu của quá trình phối hợp đào tạo, phân định rõ ràng cơ chế quản lý và trách nhiệm của các bên tham gia trong quá trình thực hiện hoạt động phối hợp này. 7. Nhiệm vụ nghiên cứu 7.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện; 7.2. Phân tích đánh giá thực trạng quản lý phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện; 7.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện. 7.4. Khảo nghiệm các giải pháp và thử nghiệm một giải pháp quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện nhằm kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất. 8. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 8.1. Phạm vi về địa bàn nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu của luận án tập trung vào các trường đại học khối ngành khoa học sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng, bao gồm Đại học Y dược Thái Bình và Đại học Điều dưỡng Nam Định và các bệnh viện: Bệnh viên Đa khoa tỉnh Nam Định, Bệnh viện phụ sản Nam Định, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. 8.2. Phạm vi về phạm vi nghiên cứu Luận án chỉ tập trung nghiên cứu hợp tác đào tạo trình độ đại học khối ngành sức khỏe. 8.3. Phạm vi về khách thể điều tra khảo sát Việc điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng quản lý phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện được tiến hành trên các đối tượng sau: + Cán bộ quản lý các trường đại học khối ngành sức khỏe + Giảng viên các trường đại học khối ngành sức khỏe
  6. 4 + Cán bộ quản lý, đội ngũ y bác sỹ và nhân viên bệnh viện + Sinh viên hệ đại học đang học và sinh viên đã tốt nghiệp tại 2 trường trong 3 năm gần đây. 8.4. Phạm vi về thời gian Luận án được tiến hành nghiên cứu dựa trên các minh chứng, số liệu thống kê và số liệu được khảo sát trong giai đoạn 2015- 2020. 9. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 9.1. Cách tiếp cận Để nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng các cách tiếp cận sau đây: 9.1.1. Tiếp cận hệ thống 9.1.2. Tiếp cận phối hợp và chi phí-lợi ích 9.1.3. Cách tiếp cận theo chuẩn đầu ra 9.1.4. Tiếp cận quá trình 9.1.5. Tiếp cận thực tiễn 9.2. Phương pháp nghiên cứu 9.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận 9.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 9.2.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 10. Đóng góp mới của luận án 10.1. Luận án đã đưa ra được 5 giải pháp có tính cần thiết và tính khả thi cao để quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện. 10.2. Kết quả phần nghiên cứu lý luận của luận án có thể phục vụ cho những nghiên cứu về quản lý đào tạo trình độ đại học nhân lực y tế, là tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên nghiên cứu về quản lý đào tạo khối ngành sức khỏe. 10.3. Kết quả nghiên cứu thực tiễn và 5 giải pháp được đề xuất trong luận án có thể giúp các cấp quản lý ở các trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng và các bệnh viện vận dụng vào quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học ở cơ sở của mình. 11.Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu; Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung Luận án gồm 3 chương chính: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện. Chương 2: Cơ sở thực tiễn quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện Chương 3: Giải pháp quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện
  7. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH SỨC KHỎE VỚI BỆNH VIỆN 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu về phối hợp đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp Nhận thức được vai trò quan trọng của mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực, nhiều nhà khoa học trong nước và trên thế giới đã sớm quan tâm và đi sâu nghiên cứu vấn đề phối hợp này, nhằm làm rõ bản chất của mối quan hệ, tìm kiềm các hình thức và giải pháp phối hợp hiệu quả nhất trong đào tạo nhân lực. Nhiều công trình nghiên cứu về phối hợp đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp đã đề cập đến những lợi ích của hoạt động phối hợp này. Các tác giả trong và ngoài nước đều có chung nhận định rằng hoạt động phối hợp đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp đem lại lợi ích không chỉ cho nhà trường, cho doanh nghiệp, cho người học mà còn cho cả xã hội. 1.1.2. Nghiên cứu về quản lý hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường đại học với các doanh nghiệp Do tầm quan trọng của vấn đề phối hợp đào tạo giữa trường đại học với doanh nghiệp nên những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động phối hợp này được thực hiện nhằm tìm ra các hình thức và giải pháp quản lý hiệu quả nhất trong phối hợp đào tạo sinh viên giữa nhà trường và doanh nghiệp. 1.1.3. Nghiên cứu về quản lý hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với các bệnh viện Sự hợp tác giữa hai tổ chức – nhà trường và bệnh viện - cần được lên kế hoạch để đạt được những lợi ích mong muốn. Việc hợp tác giữa nhà trường và bệnh viện bắt đầu từ việc xác định các mục tiêu giảng dạy. Khi các mục tiêu giảng dạy đã được xác định, thì điều quan trọng là phải tổ chức một cuộc đối thoại giữa các giảng viên nhà trường với các nhà quản lý bệnh viện để quản lý quá trình hợp tác đào tạo. 1.1.4. Nhận xét chung và những vấn đề cần nghiên cứu tiếp của luận án 1.1.4.1. Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu Vấn đề phối hợp đào tạo và quản lý hoạt động phối hợp đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp đã có nhiều công trình được các nhà khoa học trên thế giới triển khai một cách hiệu quả, song các công trình nghiên cứu ở Việt Nam thì lại chưa nhiều và chưa có hệ thống. Hơn nữa, hầu hết các công trình nghiên cứu mới chỉ đề cập đến một số vấn đề quản lý phối hợp đào tạo mà chưa nghiên cứu một cách toàn diện và chưa hình thành được lý luận về quản lý phối hợp đào tạo một cách có hệ thống trên từng mặt và ở các bình diện khác nhau, từ phạm vi vĩ mô của cả nước cho đến từng vùng và từng địa phương. Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả đã nghiên cứu, kế thừa, đối chiếu nhiều luận điểm, số liệu từ các công trình nghiên cứu trên. 1.1.4.2. Những vấn đề cần nghiên cứu tiếp của luận án - Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện nên dựa theo mô hình quản lý nào cho phù hợp với bối cảnh hiện nay ở khu vực Nam đồng bằng sông Hồng?
  8. 6 - Hoạt động phối hợp đào tạo cũng như quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện hiện nay đang được thực hiện như thế nào? - Làm thế nào để quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện đáp ứng tốt yêu cầu đảm bảo chất lượng và hiệu quả? 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Quản lý Quản lý là quá trình tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý bằng việc vận dụng các chức năng, công cụ và phương pháp quản lý phù hợp nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng và cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra. 1.2.2. Đào tạo Đào tạo là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức, từ việc chuẩn bị đầu vào, tổ chức và thực hiện quá trình dạy học cho đến việc đánh giá, cấp văn bằng, chứng chỉ, nhằm hình thành cho người học những năng lực cần thiết để họ có cơ hội tìm việc làm đồng thời để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho xã hội. 1.2.3. Quản lý đào tạo Quản lý đào tạo là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong quá trình đào tạo thông qua các chức năng của quản lý và bằng những công cụ, phương pháp quản lý phù hợp để đạt được mục tiêu chung của quá trình đào tạo. 1.2.4. Phối hợp đào tạo Phối hợp đào tạo là sự hợp tác giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện để cùng nhau thực hiện một hoặc nhiều công việc nào đó của quá trình đào tạo nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo nhân lực y tế đã được xác định và đáp ứng lợi ích của mỗi bên tham gia. 1.2.5. Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường đại học khối ngành sức khỏe và bệnh viện Quản lý hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với các bệnh viện” được hiểu là quá trình chủ thể quản lý (lãnh đạo nhà trường và bệnh viện) thực hiện các chức năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra để tác động đến các lực lượng tham gia hoạt động phối hợp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.. 1.3. Các loại hình tổ chức phối hợp đào tạo giữa trường đại học khối ngành sức khỏe và bệnh viện 1.3.1. Tổ chức cơ sở đào tạo nằm trong bệnh viện 1.3.2. Tổ chức bệnh viện nằm trong cơ sở đào tạo 1.3.3. Nhà trường và các bệnh viện là những đơn vị độc lập 1.4. Hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện 1.4.1. Mục tiêu phối hợp đào tạo trình độ đại học Khi tiến hành phối hợp đào tạo trình độ đại học, cả nhà trường và bệnh viện đều đặt ra mục tiêu cần đạt được thông qua thực hiện hoạt động phối hợp. Các mục tiêu này có vai trò như kim chỉ nam định hướng cho mọi hoạt động triển khai phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện. Do vậy, mục tiêu cần đạt được qua hoạt động phối hợp là chỉ báo tổng quát về
  9. 7 chất lượng và hiệu quả phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện. 1.4.2. Nội dung phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện 1. Xây dựng chương trình tổng thể về phối hợp đào tạo 2. Phối hợp xây dựng và phát triển chương trình đào tạo 3. Phối hợp quản lý sinh viên 4. Phối hợp trong hoạt động giảng dạy, hướng dẫn thực hành cho sinh viên 5. Phối hợp trong việc sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị thực hành, thực tập 6. Phối hợp trong việc tổ chức thực hiện đánh giá kết quả đào tạo sinh viên 1.4.3. Hình thức phối hợp đào tạo giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện 1.4.3.1. Hình thức đào tạo song hành (dual system) 1.4.3.2. Hình thức đào tạo luân phiên 1.4.3.3. Hình thức đào tạo tuần tự 1.4.4. Đảm bảo các điều kiện phối hợp đào tạo giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện Để giúp cho hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện đạt được kết quả như mong muốn thì các điều kiện cần thiết phục vụ cho hoạt động này là rất quan trọng, bao gồm các điều kiện sau đây: Sự quan tâm của lãnh đạo trường đại học; Sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện; Các văn bản pháp lý về phối hợp đào tạo giữa trường và bệnh viện; Đội ngũ giảng viên, bác sĩ tham gia phối hợp đào tạo; Cơ sở vật chất, trang thiết bị dùng cho phối hợp đào tạo; Tài chính dành cho phối hợp đào tạo. 1.5. Nội dung quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện 1.5.1. Quản lý xây dựng chương trình tổng thể về phối hợp đào tạo trình độ đại học 1.5.2. Quản lý phối hợp xây dựng và phát triển chương trình đào tạo trình độ đại học 1.5.3. Quản lý phối hợp trong hoạt động giảng dạy, hướng dẫn thực hành cho sinh viên 1.5.4. Quản lý phối hợp trong việc sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị thực hành, thực tập 1.5.5. Quản lý phối hợp trong việc tổ chức thực hiện đánh giá kết quả đào tạo sinh viên 1.5.6. Đánh giá quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện 1.6.1. Chủ trương và chính sách nhà nước về đào tạo đại học 1.6.2. Sự phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế 1.6.3. Tiến bộ khoa học và công nghệ 1.6.4. Nhận thức của cán bộ quản lý nhà trường và bệnh viện về phối hợp đào tạo trình độ đại học 1.6.5. Năng lực quản lý của CBQL nhà trường và bệnh viện 1.6.6. Điều kiện cơ sở vật chất và tài chính của nhà trường và bệnh viện Kết luận chương 1
  10. 8 Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH SỨC KHỎE KHU VỰC NAM ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VỚI BỆNH VIỆN 2.1. Giới thiệu chung về các trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng 2.1.1. Giới thiệu về Trường Đại học Y dược Thái Bình 2.1.1.1. Quá trình thành lập và nhiệm vụ 2.1.1.2. Quy mô đào tạo 2.1.1.3. Về trình độ đội ngũ cán bộ quản lý 2.1.2.4. Về trình độ đào tạo của đội ngũ giảng viên 2.1.2. Giới thiệu về Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định 2.1.2.1. Quá trình thành lập 2.1.2.2. Về quy mô đào tạo 2.1.2.3. Về trình độ đội ngũ cán bộ quản lý 2.1.2.4. Về trình độ đào tạo của đội ngũ giảng viên 2.2. Giới thiệu khảo sát thực trạng quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa các trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện 2.2.1. Mục đích khảo sát 2.2.2. Nội dung khảo sát 2.2.3. Đối tượng khảo sát 2.2.4. Địa điểm và thời gian khảo sát 2.2.5. Phương pháp khảo sát 2.2.6. Xử lý kết quả khảo sát Mức độ TT Điểm Kết quả thực hiện công việc đánh giá Các hoạt động đạt kết quả cao nhất, mang lại vận dụng trong 1 Tốt 4 thực tiễn 2 Khá 3 Các hoạt động đạt hiệu quả vượt qua mục tiêu ban đầu 3 Trung bình 2 Kết quả công việc đạt ở mức bình thường. 4 Yếu 1 Có làm nhưng công việc chưa đạt được mục tiêu chuẩn đề ra Đánh giá kết quả lựa chọn từng nội dung theo điểm trung bình như sau: Giá trị X s 1-1,75 1,76 – 2,50 2,51-3,25 3,26-4,00 Mức độ đáp ứng Yếu Trung bình Khá Tốt Xếp hạng mức độ cao, thấp của giá trị điểm trung bình đánh giá, sử dụng hàm xếp hạng Rank (xi, x1..xn) xếp thứ tự phần tử xi trong tập n phần tử theo thứ tự. Với câu hỏi 3 mức độ, tác giả sử phương pháp tính phần trăm: + Rất cần thiết; Cần thiết; Không cần thiết + Rất khả thi; Khả thi; Không khả thi
  11. 9 2.3. Thực trạng hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện 2.3.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện Qua bảng 2.7 cho thấy, tất cả các mục tiêu hoạt động phối hợp được đánh giá đã được thực hiện ở mức độ khá. 2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện Qua bảng 2.8 cho thấy, đa số các nội dung hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện được đánh giá ở mức khá. 2.3.3. Thực trạng thực hiện hình thức phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện Qua bảng 2.9 cho thấy, các trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng đều có triển khai các hình thức phối hợp đào tạo với các bệnh viện như phối hợp đào tạo luân phiên, phối hợp đào tạo song hành và phối hợp đào tạo tuần tự. Tuy nhiên, từng hình thức phối hợp đào tạo có sự đánh giá mức độ thực hiện khác nhau. 2.3.4. Thực trạng các điều kiện phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện Qua bảng 2.10 cho thấy, các điều kiện phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện được đánh giá mức độ thực hiện đạt từ loại khá trở lên. Tuy nhiên, đối với từng loại điều kiện thì cũng có đánh giá khác nhau về mức độ thực hiện. 2.4. Thực trạng về quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện 2.4.1. Thực trạng quản lý hoạt động xây dựng chương trình phối hợp đào tạo Bảng 2.11: Ý kiến đánh giá thực trạng quản lý hoạt động phối hợp xây dựng chương trình phối hợp đào tạo Nội dung Mức độ thực hiện Điểm Đối tượng Đơn vị tính phối hợp Tốt Khá TB Yếu TB CBQL Số lượng 6 18 14 - 2,790 1.Tổ chức cuộc trường % 15,8 47,4 36,8 - họp lãnh đạo hai Giảng viên Số lượng 67 152 53 28 2,860 cơ quan thống nhất % 22,3 50,7 17,7 9,3 vấn đề phối hợp CBQL, BS Số lượng 24 35 16 - đào tạo 3,107 bệnh viện % 32,0 46,7 21,3 - Điểm trung bình các đối tượng 2,919 2. Thông qua bản CBQL Số lượng 11 23 4 - 3,185 ghi nhớ về hoạt trường % 29,0 60,5 10,5 - động phối hợp đào Số lượng 72 161 55 12 tạo giữa hai cơ Giảng viên % 24,0 53,7 18,3 4,0 2,977 quan CBQL, BS Số lượng 18 39 10 8 2,893 bệnh viện % 24,0 52,0 13,3 10,
  12. 10 Nội dung Mức độ thực hiện Điểm Đối tượng Đơn vị tính phối hợp Tốt Khá TB Yếu TB 7 Điểm trung bình các đối tượng 3,018 Số lượng 8 15 11 4 CBQL 10, 2,712 trường % 21,1 39,5 28,9 5 3. Phân công soạn Số lượng 44 125 99 32 thảo chương trình Giảng viên 10, 2,605 % 14,7 41,7 33,0 phối hợp đào tạo 6 CBQL, BS Số lượng 8 36 25 6 2,614 bệnh viện % 10,7 48,0 33,3 8,0 Điểm trung bình các đối tượng 2,644 CBQL Số lượng 3 14 19 2 2,473 trường % 7,9 36,8 50,0 5,3 4. Xây dựng cơ Số lượng 37 110 145 8 chế phối hợp đào Giảng viên 2,586 % 12,3 36,7 48,3 2,7 tạo giữa hai cơ quan CBQL, BS Số lượng 10 38 22 5 2,706 bệnh viện % 13,3 50,7 29,3 6,7 Điểm trung bình các đối tượng 2,588 Số lượng 7 19 6 6 CBQL 15, 2.,710 trường % 18,4 50,0 15,8 5. Kiểm tra và 8 đánh giá việc soạn Số lượng 44 148 93 15 Giảng viên 2,737 thảo Chương trình % 14,7 49,3 31,0 5,0 phối hợp đào tạo Số lượng 16 30 21 8 giữa hai cơ quan CBQL, BS 10, 2,719 bệnh viện % 21,3 40,0 28,0 7 Điểm trung bình các đối tượng 2,722 CBQL Số lượng 14 22 2 - 3,315 trường % 36,8 57,9 5,3 - 6. Phê duyệt Số lượng 104 160 33 3 Giảng viên 3,217 Chương trình phối % 34,7 53,3 11,0 1,0 hợp đào tạo CBQL, BS Số lượng 19 45 11 - 3,106 bệnh viện % 25,3 60,0 14,7 - Điểm trung bình các đối tượng 3,213 CBQL Số lượng 9 21 8 - 3,027 trường % 23,7 55,3 21,0 - 7. Ký hợp đồng Số lượng 79 159 42 20 Giảng viên 2,989 nguyên tắc về phối % 26,3 53,0 14,0 6,7 hợp đào tạo CBQL, BS Số lượng 10 37 23 5 2,692 bệnh viện % 13,3 49,3 30,7 6,7 Điểm trung bình các đối tượng 2,903 8. Ký hợp đồng chi CBQL Số lượng 5 24 9 - 2,894
  13. 11 Nội dung Mức độ thực hiện Điểm Đối tượng Đơn vị tính phối hợp Tốt Khá TB Yếu TB trường % 13,1 63,2 23,7 - Số lượng 46 173 75 6 Giảng viên 2,863 tiết về phối hợp % 15,3 57,7 25,0 2,0 đào tạo CBQL, BS Số lượng 12 38 20 5 2,761 bệnh viện % 16,0 50,7 26,7 6,6 Điểm trung bình các đối tượng 2,839 Qua bảng 2.11 thấy rằng tất cả các khâu của quá trình quản lý xây dựng chương trình phối hợp đào tạo đều nhận được đánh giá ở mức độ khá tuy từng khâu quản lý có điểm đánh giá trung bình của các đối tượng khác nhau. 2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp xây dựng và phát triển chương trình đào tạo trình độ đại học Bảng 2.12: Ý kiến đánh giá thực trạng quản lý hoạt động phối hợp xây dựng và phát triển chương trình đào tạo trình độ đại học Mức độ thực hiện Điểm Nội dung phối hợp Đối tượng Đơn vị tính Tốt Khá TB Yếu TB CBQL Số lượng 2 14 15 7 2,290 1. Thành lập tổ công trường % 5,3 36,8 39,5 18,4 tác hỗn hợp về phối Số lượng 25 110 141 24 Giảng viên 2,453 hợp xây dựng và phát % 8,3 36,7 47,0 8,0 triển chương trình CBQL, BS Số lượng 7 21 38 9 2,346 đào tạo bệnh viện % 9,3 28,0 50,7 12,0 Điểm trung bình các đối tượng 2,363 CBQL Số lượng 5 17 14 2 2,658 trường % 13,2 44,7 36,8 5,3 2. Lập kế hoạch phối Số lượng 61 133 102 4 hơp xây dựng và phát Giảng viên 2,835 % 20,3 44,3 34,0 1,4 triển chương trình CBQL, BS Số lượng 13 17 35 10 đào tạo 2,440 bệnh viện % 17,3 22,7 46,7 13,3 Điểm trung bình các đối tượng 2,644 CBQL Số lượng 4 13 18 3 2,473 3. Phân công nhiệm trường % 10,5 34,2 47,4 7,9 vụ cho các bộ phận Giảng viên Số lượng 46 154 79 21 2,751 trong xây dựng và % 15,4 51,3 26,3 7,0 phát triển chương CBQL, BS Số lượng 10 37 20 8 2,652 trình đào tạo bệnh viện % 13,3 49,3 26,7 10,7 Điểm trung bình các đối tượng 2,625 CBQL Số lượng 11 18 9 - 3,052 4. Phối hợp huy động trường % 28,9 47,4 23,7 - nguồn lực phục vụ Giảng viên Số lượng 55 119 111 15 2,713 xây dựng và phát % 18,3 39,7 37,0 5,0
  14. 12 Mức độ thực hiện Điểm Nội dung phối hợp Đối tượng Đơn vị tính Tốt Khá TB Yếu TB CBQL, BS Số lượng 7 24 33 11 2,359 bệnh viện % 9,3 32,0 44,0 14,7 triển chương trình Điểm trung bình các đối tượng 2,708 đào tạo CBQL Số lượng 5 21 12 - 2,816 5. Chỉ đạo các khoa trường % 13,2 55,2 31,6 - tổ chức hội thảo hỗn Số lượng 66 133 90 11 Giảng viên 2,846 hợp góp ý cho dự % 22,0 44,3 30,0 3,7 thảo Chương trình CBQL, BS Số lượng 14 35 26 - 2,841 đào tạo bệnh viện % 18,7 46,7 34,6 - Điểm trung bình các đối tượng 2,834 CBQL Số lượng 13 15 10 - 3,079 trường % 34,2 39,5 26,3 - 6. Triển khai kiểm Giảng viên Số lượng 48 129 103 20 2,683 tra, đánh giá Chương % 16,0 43,0 34,3 6,7 trình đào tạo đã được CBQL, BS Số lượng 15 33 21 6 xây dựng 2,760 bệnh viện % 20,0 44,0 28,0 8,0 Điểm trung bình các đối tượng 2,841 2.4.3. Thực trạng quản lý phối hợp trong hoạt động giảng dạy và hướng dẫn sinh viên Qua kết quả khảo sát thể hiện tại Bảng 2.13 có thể thấy hoạt động phối hợp giữa nhà trường và bệnh viện trong giảng dạy và hướng dẫn sinh viên thực hành, thực tập tại bệnh viện nói chung chưa thực hiện được như kỳ vọng. Trong 8 hoạt động phối hợp được khảo sát thì có tới 3 hoạt động chỉ đạt mức độ thực hiện trung bình, còn 5 hoạt động khác cũng chỉ đạt mức độ khá. 2.4.4. Thực trạng quản lý phối hợp sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo Qua 7 nội dung đánh giá thể hiện tại Bảng 2.14 có thể thấy hoạt động quản lý phối hợp sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị đào tạo chỉ đạt mức độ thực hiện trung bình. 2.4.5. Thực trạng quản lý phối hợp tổ chức thực hiện đánh giá kết quả đào tạo sinh viên Đánh giá kết quả đào tạo sinh viên là một khâu trong chu trình đào tạo nhằm xác định chất lượng đào tạo đã được thực hiện như thế nào thông qua kiểm tra, đánh giá kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp mà sinh viên đã được lĩnh hội. Trong phối hợp đào tạo với bệnh viện, các trường đại học là phía chủ trì tổ chức thực hiện đánh giá kết quả đào tạo sinh viên, có sự phối hợp của bệnh viện. Để tìm hiểu thực trạng quản lý phối hợp tổ chức thực hiện đánh giá kết quả đào tạo sinh viên giữa các trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng và bệnh viện, tác giả luận án đã tiến hành khảo sát xem ý kiến đánh giá của CBQL trường đại học, giảng viên, CBQL bệnh viện và các bác sỹ tham gia quá trình đào tạo sinh viên về mức độ thực hiện nội dung quản lý này như thế nào, kết quả khảo sát thể hiện ở Bảng 2.15. 2.4.6. Thực trạng đánh giá quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện
  15. 13 Kết quả khảo sát thể hiện tại Biểu đồ 2.1 cho thấy lãnh đạo các trường đại học khối ngành sức khỏe có quan tâm đến công tác tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện. Tuy nhiên, để đánh giá hoạt động quản lý trong phối hợp đào tạo một cách khoa học và khách quan thì các trường chưa có bộ công cụ đánh giá. 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện Qua bảng 2.16 thấy rằng, đa số các ý kiến đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện ở mức độ ảnh hưởng và rất ảnh hưởng. Tuy nhiên, đối với từng yếu tố cũng có sự đánh giá khác nhau. 2.6. Đánh giá chung thực trạng quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện 2.6.1. Những mặt mạnh Hầu hết CBQL và GV các trường, cán bộ quản lý, bác sĩ, điều dưỡng đều nhận thức đúng về mục đích ý nghĩa của hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện. Lãnh đạo các trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng đã quan tâm tổ chức xây dựng chương trình và kế hoạch hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học với bệnh viện. Các trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng và các bệnh viện đã phối hợp với nhau trong hoạt động đánh giá kết quả đào tạo sinh viên, đặc biệt là đánh giá kết quả dạy học thực hành của sinh viên tại bệnh viện và đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành y. 2.6.2. Những mặt hạn chế Một bộ phận CBQL, GV trong các nhà trường, cán bộ quản lý, bác sĩ, điều dưỡng trong các bệnh viện chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện. Việc xây dựng chương trình tổng thể và kế hoạch hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện còn chưa thực sự khoa học, còn mang yếu tố cảm tính, duy ý chí. Việc kiểm tra, giám sát đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học với các bệnh viện chưa có tiêu chí cụ thể, điều đó ảnh hưởng đến việc vận dụng kết quả kiểm tra để điều chỉnh các hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học với các bệnh viện. 2.6.3. Những nguyên nhân hạn chế Một bộ phận cán bộ quản lý, giảng viên trong nhà trường, cán bộ quản lý, bác sĩ, điều dưỡng chưa quan tâm đến hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học với các bệnh viện dẫn tới có nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động này. Đội ngũ cán bộ quản lý, trưởng các đơn vị và giảng viên chưa quan tâm xây dựng kế hoạch hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học với các bệnh
  16. 14 viện một cách khoa học, bài bản. Nhà trường chưa phát huy được vai trò chủ động trong việc hợp tác các lực lượng trong nhà trường và bệnh viện, chưa xây dựng được cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, bệnh viện nên việc tổ chức hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường đại học với các bệnh viện còn tách rời thiếu nội dung và biện pháp thống nhất. 2.7. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện Chính phủ các nước trên thế giới ngày càng thừa nhận tầm quan trọng và tác động tích cực của sự hợp tác giữa trường đại học với doanh nghiệp trong việc giải quyết các thách thức về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Vì thế, hợp tác giữa trường đại học với doanh nghiệp là một chính sách được các nước phát triển trên thế giới khuyến khích và áp dụng. 2.7.1. Kinh nghiệm của Liên minh Châu Âu 2.7.2. Kinh nghiệm của nước Anh 2.7.3. Kinh nghiệm của Nhật Bản 2.7.4. Kinh nghiệm của Canada 2.7.5. Kinh nghiệm của Mỹ 2.7.6. Bài học rút ra cho các trường đại học Việt Nam Kết luận chương 2 Chương 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHỐI HỢP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI NGÀNH SỨC KHỎE KHU VỰC NAM ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VỚI BỆNH VIỆN 3.1. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và hiệu quả 3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo lợi ích của nhà trường và bệnh viện khi phối hợp đào tạo 3.2. Giải pháp quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện 3.2.1. Chỉ đạo xây dựng cơ chế phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện 3.2.1.1. Mục đích giải pháp Giải pháp này nhằm thiết kế quy tắc vận hành của hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện, xác định trách nhiệm và quyền hạn, sự tương tác giữa các chủ thể quá trình phối hợp đào tạo, từ đó tạo thuận lợi cho hoạt động phối hợp đào tạo được thực hiện một cách đồng bộ giữa các bộ phận của nhà trường và bệnh viện. 3.2.1.2. Nội dung giải pháp
  17. 15 Chủ thể chính của giải pháp này là hiệu trưởng nhà trường và lãnh đạo bệnh viện. Đây là những người chịu trách nhiệm xây dựng cơ chế phối hợp đào tạo nhằm triển khai các hoạt động phối hợp đào tạo một cách đồng bộ, qua đó xác định trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận liên quan, đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà trường và của bệnh viện. Cơ chế phối hợp chứa đựng các nội dung mang tính quy tắc, các bộ phận chức năng dựa vào đó để triển khai nhanh chóng và hiệu quả các công việc được giao, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận. 3.2.1.3. Cách thức thực hiện giải pháp 1) Xác định các nguyên tắc để xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường và bệnh viện 2) Hai bên thảo luận thống nhất quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên 3) Xây dựng và ban hành cơ chế phối hợp giữa nhà trường với bệnh viện trong quản lý đào tạo sinh viên 3.2.1.4. Điều kiện thực hiện giải pháp - Cần có đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động liên doanh, liên kết để làm cơ sở pháp lý cho việc soạn thảo cơ chế phối hợp đào tạo giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện. - Sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường và bệnh viện, thường xuyên kiểm tra, giám sát nhóm biên soạn cơ chế phối hợp đào tạo về tiến độ thực hiện và chất lượng văn bản. 3.2.2. Tổ chức tổ công tác chuyên trách quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện 3.2.2.1. Mục đích của giải pháp Hiện nay, một trong những rào cản của quan hệ phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện là chưa có đầu mối quản lý thống nhất, ảnh hưởng đến việc tổ chức triển khai, theo dõi, đánh giá các hoạt động hợp tác, thông tin liên lạc không thông suốt. Vì vậy, việc xây dựng tổ công tác chuyên trách giúp lãnh đạo nhà trường quán xuyến mọi hoạt động phối hợp giữa nhà trường với bệnh viện sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý hoạt động phối hợp đào tạo sinh viên. 3.2.2.2. Nội dung của giải pháp Có một tổ công tác chuyên trách, có nghiệp vụ chuyên môn để quản lí, chỉ đạo, điều hành và phối hợp đào tạo giữa trường đại học với bệnh viện là đầu mối để các trường đại học khối ngành sức khỏe và bệnh viện có thể liên hệ trao đổi với nhau về đào tạo, tuyển dụng, tuyển sinh. Cập nhật thường xuyên những thay đổi của thị trường lao động, việc làm, phân tích đánh giá thực trạng, dự báo xu hướng phát triển, kịp thời điều chỉnh kế hoạch, chương trình đào tạo theo yêu cầu của bệnh viện. 3.2.2.3. Cách thức thực hiện giải pháp 1) Thành lập tổ công tác 2) Định hướng tổ chức hoạt động của Tổ công tác chuyên trách quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện 3.2.2.4. Điều kiện thực hiện giải pháp - Cán bộ quản lý, giảng viên cần hiểu rõ về vai trò quan trọng của mình trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác với bệnh viện. Khi có nhận thức đúng về vai trò của mình trong bối cảnh mới, cán bộ quản lý, giảng viên sẽ có thái độ tích cực, chủ động tìm kiếm, nuôi dưỡng và phát triển các mối quan hệ hợp tác.
  18. 16 - Nhà trường phải bố trí ngân sách và cơ sở vật chất, phương tiện làm việc để Tổ công tác có điều kiện làm việc bình thường. 3.2.3. Tổ chức huy động các chuyên gia giỏi về chuyên môn của bệnh viện tham gia phát triển chương trình đào tạo trình độ đại học của trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng 3.2.3.1. Mục đích của giải pháp Nhằm khai thác kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn của các y bác sỹ và điều dưỡng viên có trình độ chuyên môn giỏi trong quá trình xây dựng và phát triển chương trình đào tạo trình độ đại học của nhà trường, qua đó cải thiện chất lượng chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu của các bệnh viện. 3.2.3.2. Nội dung của giải pháp Phối hợp phát triển chương trình đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện bao gồm các nội dung: Phối hợp việc thiết kế, cải tiến mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, phối hợp việc thẩm định, xét duyệt ban hành và triển khai chương trình đào tạo, đồng thời rà soát, bổ sung, chỉnh sửa định kỳ và thường xuyên nội dung chương trình đào tạo của các chuyên ngành đào tạo. Việc phối hợp thực hiện các nội dung này là nhằm để chương trình đào tạo trình độ đại học được phát triển theo hướng cập nhật, sát với yêu cầu của bệnh viện và đáp ứng nhu cầu người học. 3.2.3.3. Cách thức thực hiện giải pháp 1) Tổ chức Ban phát triển và điều chỉnh chương trình đào tạo 2) Thành lập Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo 3) Tổ chức và chỉ đạo việc thử nghiệm chương trình đào tạo trình độ đại học 4) Chỉ đạo các khoa phối hợp với các chuyên gia của bệnh viện lựa chọn giáo trình hoặc biên soạn giáo trình mới trên cơ sở các chương trình đào tạo trình độ đại học đã được phát triển. 3.2.3.4. Điều kiện để thực hiện giải pháp - Cần có sự thống nhất và ủng hộ của bộ máy lãnh đạo nhà trường gồm Đảng ủy nhà trường, Hội đồng trường và Ban giám hiệu nhà trường về việc thu hút các chuyên gia giỏi của bệnh viện tham gia vào phát triển và điều chỉnh chương trình đào tạo trình độ đại học. - Nhà trường cần bố trí một khoản kinh phí nhất định cho các hoạt động phát triển chương trình đào tạo trình độ đại học, trong đó có bồi dưỡng thỏa đáng cho sự đóng góp trí tuệ của các chuyên gia phía bệnh viện đã tham gia vào xây dựng và phát triển chương trình đào tạo trình độ đại học. 3.2.4. Chỉ đạo xây dựng bộ công cụ đánh giá quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện 3.2.4.1. Mục đích của giải pháp Đo lường kết quả đạt được trong phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện dựa trên bộ công cụ đánh giá đảm bảo tính khoa học, phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Bộ công cụ này giúp lãnh đạo nhà trường kịp thời đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, hạn chế của các bên trong quá trình quản lý phối hợp đào tạo sinh viên, dự kiến những bất ổn và kịp thời điều chỉnh những sai sót, hạn chế có thể xảy ra, đồng thời rút kinh nghiệm, làm cơ sở cho quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học trong giai đoạn tiếp theo. 3.2.4.2. Nội dung của giải pháp
  19. 17 Xây dựng bộ công cụ đánh giá quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện là xây dựng bộ tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số đánh giá quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện. 3.2.4.3. Cách thức thực hiện giải pháp Bước 1: Hiệu trưởng ra quyết định thành lập nhóm chuyên trách và giao cho nhóm này nhiệm vụ soạn thảo bộ công cụ đánh giá quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học. Bước 2: Nhóm chuyên trách tiến hành xây dựng dự thảo bộ công cụ đánh giá quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện. Bước 3: Tổ chức hội thảo và lấy ý kiến góp ý của nhà trường và bệnh viện về bản dự thảo bộ công cụ đánh giá quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện. Bước 4: Hoàn thiện bộ công cụ đánh giá quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện. Bước 5: Hiệu trưởng ra quyết định ban hành Bộ công cụ đánh giá quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện. 3.2.4.4. Điều kiện thực hiện giải pháp - Sự thống nhất giữa lãnh đạo nhà trường và lãnh đạo bệnh viện về nội dung và cách thức triển khai thực hiện bộ công cụ đánh giá quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện. - Năng lực, tinh thần trách nhiệm, sự tham gia tích cực của những cá nhân chịu trách nhiệm soạn thảo và triển khai bộ cộng cụ đánh giá. - Nhà trường cần bố trí ngân sách cho soạn thảo và thực hiện đánh giá theo bộ công cụ về quản lý hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe với bệnh viện. 3.2.5. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ quản lý chuyên trách và chuyên gia bệnh viện tham gia hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa nhà trường với bệnh viện 3.2.5.1. Mục đích của giải pháp Nhằm trang bị cho các đối tượng những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong thực hiện phần việc được giao để họ điều hành và triển khai hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học một cách hiệu quả nhất. 3.2.5.2. Nội dung giải pháp 1) Xác định nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ CBQL chuyên trách và chuyên gia bệnh viện tham gia giảng dạy, hướng dẫn sinh viên 2) Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ CBQL chuyên trách và chuyên gia bệnh viện tham gia giảng dạy, hướng dẫn sinh viên 3) Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ CBQL chuyên trách và chuyên gia bệnh viện tham gia giảng dạy, hướng dẫn sinh viên 4) Chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ CBQL chuyên trách và chuyên gia bệnh viện tham gia giảng dạy, hướng dẫn sinh viên 5) Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng đội ngũ CBQL chuyên trách và chuyên gia bệnh viện tham gia giảng dạy, hướng dẫn sinh viên
  20. 18 3.2.5.4. Điều kiện thực hiện giải pháp 1) Năng lực của các chuyên gia tham gia giảng dạy khóa bồi dưỡng 2) Tinh thần trách nhiệm, thái độ học tập của các học viên 3) Các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính 4) Sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường và bệnh viện 3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp Mỗi giải pháp được tác giả luận án đề xuất có tác dụng giải quyết một khâu, một vấn đề trong triển khai hoạt động phối hợp đào tạo trình độ đại học giữa trường đại học khối ngành sức khỏe khu vực Nam đồng bằng sông Hồng với bệnh viện. Các giải pháp này có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ cho nhau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2