intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất ở vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế "Hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất ở vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam" được nghiên cứu với mục tiêu: Trên cơ sở tổng hợp cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng, phân tích vai trò của hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất, các yếu tố ảnh hưởng đến hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng; từ đó đề xuất các giải pháp và chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất tại vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất ở vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam

  1. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Đặc trưng cơ bản nhất của hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp chính là tác động của con người lên đất đai để tạo ra của cải vật chất. Xã hội càng tiến bước mạnh mẽ vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mức độ cạnh tranh trong tiêu thụ hàng hóa sản xuất ra càng gay gắt thì người sản xuất nông nghiệp càng yếu thế và dễ bị tổn thương hơn. Để chống lại tình cảnh đó, họ cần được hợp tác, liên kết lại trong những tổ chức khác nhau nhằm tạo nên sức mạnh cần thiết (Nguyễn Mạnh Dũng, 2015). Phát triển kinh tế hợp tác là một chủ trương xuyên suốt, nhất quán của Đảng, Nhà nước ta. Kinh tế hợp tác với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt là hợp tác xã hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi; dựa trên tinh thần hợp tác, chia sẻ, mang lại lợi ích cho các thành viên và xã hội; không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế mà còn có đóng góp quan trọng trong phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn. Trong thực tế sản xuất lâm nghiệp thời gian qua đã xuất hiện các mô hình hợp tác và liên kết theo chuỗi hiệu quả tại các vùng sản xuất nguyên liệu gắn với chế biến và tiêu thụ. Tuy vậy, việc hợp tác kinh tế còn nhiều tồn tại làm hạn chế hiệu quả của việc nâng cao giá trị gia tăng, thu nhập của các cá nhân và thành phần tham gia, làm giảm động lực hợp tác, liên kết, đó là: Các hộ gia đình, cá nhân chưa được hợp tác với nhau để tạo ra sức mạnh về đầu tư, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tổ chức sản xuất tạo ra sản phẩm với số lượng lớn, chất lượng cao và ổn định cung cấp theo hợp đồng (liên kết ngang) (Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn, 2014). Theo báo cáo của Tổng cục Lâm nghiệp (2020), các tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía bắc (gồm 17 tỉnh) có tổng diện tích rừng là trên 5,731 triệu ha, chiếm 39,6% tổng diện tích rừng toàn quốc; trong đó, rừng tự nhiên khoảng 3,962 triệu ha, diện tích rừng trồng là 1,796 triệu ha. Các loài cây trồng chủ yếu là keo, bạch đàn, thông, mỡ, quế,… Tính đến năm 2020, tỉ lệ che phủ rừng vùng trung du, miền núi phía bắc khoảng 52,6%. Chủ thể tham gia hoạt động trồng rừng sản xuất tham gia chuỗi cung ứng cũng như chuỗi giá trị gỗ rừng trồng chiếm tỉ trọng khá cao. Bên cạnh đó, các hộ trồng rừng tham gia hợp tác kinh tế khá đa dạng về hình thức cũng như các mô hình hợp tác kinh tế nhằm nâng cao giá trị rừng trồng sản xuất của mình Với những lý do nêu trên việc lựa chọn nghiên cứu “Hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất ở vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam” là cần thiết nhằm góp phần giải quyết vấn đề lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở tổng hợp cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng, phân tích vai trò của hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất, các yếu tố ảnh hưởng đến hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng; từ đó đề xuất các giải pháp và chính sách nhằm
  2. 2 đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất tại vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt Nam. Mục tiêu cụ thể bao gồm: - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về hợp tác kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp; - Đánh giá thực trạng hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất vùng Trung du miền núi phía Bắc; - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất vùng Trung du miền núi phía Bắc; - Đề xuất chính sách và giải pháp góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ trồng rừng sản xuất. 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung vào đối tượng nghiên cứu là hoạt động hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất bao gồm: các hình thức hợp tác kinh tế, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hợp tác, kết quả và hiệu quả hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất, các giải pháp và chính sách thúc đẩy kinh tế hợp tác của các hộ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung phân tích thực trạng, kết quả và hiệu quả của hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất ở vùng Trung du miền núi phía Bắc Việt nam Phạm vi về mặt không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất lâm nghiệp và hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất toàn vùng Trung du miền núi phía Bắc. Số liệu sơ cấp khảo sát tại 3 tỉnh Hòa Bình, Yên Bái, Quảng Ninh - là những tỉnh có diện tích trồng rừng sản xuất chiếm tỉ trọng lớn trong toàn vùng lần lượt là 14,44%, 11,68% và 7,6% và là những tỉnh mang đặc điểm sản xuất lâm nghiệp kiểu hộ cũng như các mô hình hợp tác kinh tế của các hộ (Tổng cục Lâm nghiệp 2020). Phạm vi về thời gian: Toàn bộ số liệu thứ cấp về hoạt động trồng rừng, các hình thức hợp tác kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp được thu thập của giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2022. Số liệu sơ cấp: nhằm phân tích đặc điểm và kết quả của các MHHT kinh tế của các hộ và các yếu tố ảnh hưởng đến hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất, nguồn số liệu này thu thập đến năm 2023 4. Câu hỏi nghiên cứu Luận án tập trung vào các câu hỏi nghiên cứu sau: 1 - Tình hình hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng trên địa bàn diễn ra như thế nào? 2 - Hợp tác kinh tế có làm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trồng rừng sản xuất của các hộ hay không? 3 - Yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định hợp tác kinh tế của các nông hộ?
  3. 3 4 - Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thành công của các mô hình hợp tác kinh tế đối với hộ trồng rừng sản xuất? 5 - Các giải pháp và chính sách nhằm đẩy mạnh hoạt động hợp tác và liên doanh liên kết của hộ trồng rừng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của nông hộ? 5. Đóng góp mới của đề tài 5.1. Những đóng góp về mặt lý luận Luận án dựa trên cách tiếp cận quan điểm về hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất của Child và Faulkner (1998) được Brian W. Sharp và cộng sự (2004) làm rõ trong “Mô hình liên minh chiến lược cho tổ chức kinh tế lâm nghiệp quy mô nhỏ ở Úc”: Đối với hoạt động sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ (hộ trồng rừng) không hội tụ đầy đủ 7 yếu tố đảm bảo sản xuất lâm nghiệp thành công (bao gồm: Đất (Land), lao động (Labour), vốn (Capital), kĩ thuật lâm sinh (Silvicultural skills), khai thác và chế biến (Harvesting and processing), thị trường tiêu thụ (Marketing Skills, chính sách của Chính phủ (Government)). Cách tốt nhất đối với hộ là hợp tác và liên doanh liên kết. Sự hợp tác này phải tính đến các khía cạnh của liên minh theo chiều dọc và ngang. Trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ và đang phát triển như ở Việt Nam hiện nay, trọng tâm xây dựng nguồn lực thông qua việc mở rộng diện tích trồng rừng trong một vùng, tối đa hóa giá trị cho hộ trồng rừng và những tác nhân khác tham gia trong chuỗi giá trị gỗ nguyên liệu. Đối với hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất, nghiên cứu đã chỉ ra được 5 mô hình hợp tác kinh tế theo chiều ngang và 3 mô hình hợp tác kinh tế theo chiều dọc. Luận án nêu bật các chủ thể, hình thức, nội dung và phương thức hợp tác của các hộ trồng rừng sản xuất. Từ đó, khái quát hóa và đi sâu phân tích về đặc điểm, cơ chế hình thành và những quy định trong các mối quan hệ hợp tác kinh tế mà hộ trồng rừng sản xuất tham gia. 5.2. Những đóng góp về mặt thực tiễn Một là, nghiên cứu đã chỉ ra được các chủ thể, hình thức, nội dung và phương thức mà các hộ trồng rừng tham gia hợp tác kinh tế. Từ đó, khái quát hóa và đi sâu phân tích về đặc điểm, cơ chế hình thành và những quy định trong hợp tác kinh tế của 5 mô hình hợp tác kinh tế theo chiều ngang và 3 mô hình hợp tác kinh tế theo chiều dọc của các hộ trồng rừng trên địa bàn nghiên cứu. Hai là, luận án đánh giá một số chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh giữa các nhóm hộ HTKT theo chiều ngang và dọc. Kết quả cho thấy các mô hình hợp tác kinh tế tiêu biểu đem lại giá trị kinh tế cao cho các hộ trồng rừng sản xuất đó là: Đối với các MHHT theo chiều ngang: thứ nhất là mô hình hợp tác của nhóm hộ trồng rừng cấp chứng chỉ FSC; thứ hai là 2 mô hình hợp tác kinh tể kiểu Tổ hợp tác và Hợp tác xã trong sản xuất lâm nghiệp. Đối với 3 MHHT theo chiều dọc, thì MHHT mà hộ trồng rừng tham gia trong chuỗi cung ứng gỗ nguyên liệu có FSC có kết quả thành công hơn cả. Bên cạnh đó, nghiên cứu xem xét sự khác biệt về các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh giữa những hộ tham gia hợp tác kinh tế so với các hộ không tham gia hợp tác kinh tế cơ bản tốt hơn. Cụ thể là, tổng thu nhập cũng như thu nhập từ lâm nghiệp của các hộ tham gia hợp tác
  4. 4 kinh tế cao hơn so với các hộ không tham gia HTKT. Điều này đồng nghĩa với việc chi phí cũng như khoảng cách từ rừng đến đường cái của nhóm hộ hợp tác sẽ lớn hơn. Đồng thời, luận án cũng phân tích sự khác biệt các chỉ tiêu này giữa các nhóm hộ tham gia hợp tác kinh tế, đó là những hộ chỉ hợp tác ngang với các hộ tham gia cả hợp tác dọc. Kết quả cho thấy hiệu quả trong rừng trồng sản xuất của nhóm hộ hợp tác theo chiều dọc cao hơn so với những hộ hợp tác theo chiều ngang. Kết quả nghiên cứu này đã chững minh cho lý luận về MHHT dọc là sự thành công của MHHT theo chiều ngang. Ba là, khi xem xét sự khác biệt về các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế giữa 2 nhóm hộ HTKT và không tham gia HTKT. Trong số đó nghiên cứu đã phát hiện ra 2 chỉ tiêu ngoài việc đem lại hiệu quả kinh tế của các hộ tham gia hợp tác kinh tế mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với mục tiêu quản lý rừng bền vững, đó là 2 chỉ tiêu: tuổi rừng khai thác (T) và chu vi gỗ khai thác (C) (rừng keo thuần loài) của nhóm hộ tham gia hợp tác kinh tế cao hơn so với nhóm hộ không tham gia hợp tác kinh tế. Bốn là, nghiên cứu đã chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia HTKT cũng như sự lựa chọn MHHT kinh tế theo dọc hay chỉ tham gia các MHHT chỉ theo chiều ngang. Đối với quyết định tham gia HTKT hay không, nghiên cứu đã đưa ra được 12 biến số dựa trên mô hình lý thuyết ra quyết định hành vi của A. Heidenberg (2002), và kết quả tổng quan tài liệu về hành vi ra quyết định của chủ rừng là hộ gia đình của Kristin Floress và cộng sự, 2018. Đối với việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của HTKT của các nông hộ. Kết quả mô hình phân tích định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến việc hộ tham gia HTKT theo chiều dọc và ngang hay chỉ tham gia HTKT theo chiều ngang gồm 8 biến ảnh hưởng. Trong đó, biến số hỗ trợ từ phía các tổ chức (HTTCKTXH) là ảnh hưởng rõ nét nhất đến quyết định hộ tham gia tiếp theo chiều dọc hay chỉ dừng lại ở chiều ngang. Gợi ý cần có những tác động chính sách bên ngoài định hướng cho các nông hộ tham gia HTKT nhằm nâng cao hiệu quả trồng rừng. Năm là, dựa trên kết quả nghiên cứu tác giả đã đưa ra được một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất trên địa bàn nghiên cứu và mở rộng cho sản xuất lâm nghiệp ở Việt Nam. Trên cơ sở đẩy mạnh hiệu quả kinh tế của các hộ và hướng tới trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC nhằm nâng cao vị thế cũng như sự cạnh tranh gỗ nguyên liệu rừng trồng của Việt Nam nói chung và của vùng Trung du miền núi phía Bắc nói riêng trên thị trường xuất khẩu. 6. Kết cấu luận án Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất Chương 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 5. Quan điểm và giải pháp nhằm phát triển hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất Vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Việt Nam
  5. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Cách tiếp cận về hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi sẽ tập trung tìm hiểu sự hợp tác kinh tế ở tầm vi mô. Cụ thể là hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất trong nền kinh tế. Trong sản xuất lâm nghiệp, các hộ trồng rừng sản xuất hợp tác với nhau và hợp tác với các chủ thể kinh tế khác về hình thức, nội dung, cơ chế hợp tác như thế nào để có thể đảm bảo tính bền vững và phát huy lợi thế của từng chủ thể tham gia? Trên cơ sở tiếp cận về hợp tác kinh tế trên, khái niệm hợp tác kinh tế trong nông lâm nghiệp sẽ được cô đọng trong mối quan hệ hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất. Đó có thể là sự hợp tác giữa chính nông dân với nhau; hay giữa nông dân với chính quyền địa phương; giữa nông dân với nhà khoa học, các trường, viện nghiên cứu; giữa nông dân với doanh nghiệp, ngân hàng, quỹ tín dụng; hoặc giữa nông dân với nhiều chủ thể khác trong nền kinh tế mà thuật ngữ phổ biến hiện nay gọi là “Liên kết bốn nhà”: nhà nông, nhà nước, nhà khoa học, và nhà doanh nghiệp. 1.2. Quan điểm về hợp tác kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp Đã có rất nhiều nghiên cứu về hợp tác kinh tế của các hộ nông dân. Trong nghiên cứu này chúng tôi tiếp cận quan điểm về hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất của Child và Faulkner (1998) được Brian W. Sharp và cộng sự, đề xuất trong nghiên cứu năm 2004 về: “Mô hình liên minh chiến lược cho tổ chức kinh tế lâm nghiệp quy mô nhỏ ở Úc”. Sự hợp tác này phải tính đến các khía cạnh của liên minh theo chiều dọc và ngang, các lợi ích kinh tế của hội nhập, cũng như số lượng các nhà sản xuất có thể tham gia và chia sẻ. 1.3. Những kết quả đạt được từ việc hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng HTKT đem lại lợi thế kinh tế của quy mô HTKT phát huy các giá trị của các tác nhân trong chuỗi cung ứng sản phẩm HTKT góp phần nâng cao giá trị toàn bộ chuỗi cung ứng sản phẩm 1.4. Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của các hộ trồng rừng Theo kết quả tổng hợp của Kristin Floress và cộng sự (2018) bằng việc tổng hợp và đánh giá cơ sở dữ liệu lớn và toàn diện gồm 2639 bài viết về chủ rừng là các hộ gia đình của Trung tâm nghiên cứu chủ hộ rừng (FFRC). Kết quả tổng hợp 38 nghiên cứu có liên quan đến hành vi của hộ chủ rừng có13 biến phụ thuộc được mô tả chi tiết trong các nghiên cứu. 1.5. Khoảng trống nghiên cứu Từ kết quả tổng hợp các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước tác giả đưa ra một số những “khoảng trống” nghiên cứu cần phải là rõ: Về mặt lý luận:
  6. 6 - Thứ nhất, chưa có nghiên cứu nào làm rõ lý luận về nguyên tắc, vai trò, nội dung, hình thức cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến HTKT trong sản xuất lâm nghiệp nói chung và của hộ trồng rừng sản xuất nói riêng. - Thứ hai, chưa có nghiên cứu nào làm rõ các chủ thể có thể hợp tác kinh tế với hộ trồng rừng cũng như các HTHT kinh tế mà các hộ tham gia trong sản xuất lâm nghiệp. Về mặt thực tiễn: - Các nghiên cứu trước tập trung vào mô hình hợp tác và liên doanh liên kết tổ chức hoạt động như thế nào. Lợi ích của các tác nhân khi tham gia vào chuỗi. - Một số nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu những tồn tại của các hợp tác xã trong sản xuất lâm nghiệp hiện tại đang hoạt động không hiệu quả, từ đó mở ra hướng mới cho hình thức tổ chức này trong sản xuất lâm nghiệp thành công. - Bên cạnh đó, một số nghiên cứu chỉ mới mô phỏng sự tham gia của những người bản địa trong chuỗi hợp tác kinh tế trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp bằng nghiên cứu tình huống. - Các nghiên cứu trước đây chỉ tập trung tìm hiểu sự hợp tác của chủ đất với các chương trình phát triển tài nguyên của Chính Phủ. Chưa xem xét mức độ tham gia HT và LDLK của chủ rừng với các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế. - Ở Việt Nam các nghiên cứu về hợp tác kinh tế của các hộ nông dân tập trung trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Mặt khác mới nghiên cứu trước mới chỉ đi sâu vào hợp tác kinh tế của các hộ nông dân với doanh nghiệp chế biến, với các chủ thể khác trong nền kinh tế. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỢP TÁC KINH TẾ CỦA CÁC HỘ TRỒNG RỪNG SẢN XUẤT 2.1. Cơ sở lý luận về hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất 2.1.1. Các khái niệm  Rừng trồng sản xuất và hộ trồng rừng sản xuất. Theo quy định tại khoản 1 điều 3 quy chế quản lý rừng sản xuất ban hành kèm theo quyết định số 49/2016/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2016 của thủ tướng Chính phủ: Rừng sản xuất là rừng trồng gồm có: Rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước, rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư (vốn tự có, vốn vay, vốn liên doanh, liên kết không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước) hoặc có hỗ trợ của nhà nước và các nguồn vốn khác Từ các khái niệm trên theo quan điểm của cá nhân tôi nhân thấy bản chất của trồng rừng sản xuất là quá trình: Diện tích đất rừng đã có rừng hoặc chưa có rừng thuộc đối tượng nhà nước cho phép sử dụng khai thác, được chủ rừng tác động phát triển bằng các kỹ thuật lâm sinh,qua đó lợi dụng rừng nhằm tạo ra lợi nhuận thông qua việc trồng rừng sản xuất bằng các sản phẩm từ gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
  7. 7 Từ khái niệm hộ gia đình, kinh tế hộ gia đình, ngành sản xuất chính của hộ tác giả đưa ra khái niệm về hộ trồng rừng sản xuất là những hộ lâm nghiệp có toàn bộ hoặc phần lớn lao động của hộ tham gia hoạt động trồng rừng, nuôi dưỡng chăm sóc rừng trồng sản xuất (Tổng Cục Thống Kê, 2021).  Hợp tác kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp Từ những phân tích mang tính kế thừa và phát triển ở trên, tác giả đề xuất khái niệm: “Hợp tác kinh tế là một mối quan hệ kinh tế nhằm thực hiện một kiểu phối hợp hành động giữa các chủ thể kinh tế độc lập tự chủ với nhau, một cách tự nguyện, thỏa thuận đôi bên cùng có lợi và tin tưởng lẫn nhau, ràng buộc lẫn nhau theo một kế hoạch hoặc quy chế định trước, dài hạn hoặc thường xuyên nhằm ổn định và nâng cao hiệu quả kinh tế”. 2.1.2. Nguyên tắc hợp tác kinh tế của hộ trồng rừng sản xuất Xuất phát từ cách tiếp cận về hợp tác kinh tế và quan điểm cũng như khái niệm về hợp tác kinh tế ở trên và theo tác giả Hồ Quế Hậu (2012) hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất hình thành và phát triển dựa theo 3 nguyên tắc cơ bản sau: - Nguyên tắc tự nguyện và thỏa thuận - Nguyên tắc định trước quá trình phối hợp hành động - Nguyên tắc chia sẻ lợi ích và rủi ro 2.1.3. Vai trò của hợp tác kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp - Hợp tác kinh tế giúp các hộ nông dân phát huy được lợi thế kinh tế theo quy mô - Hợp tác kinh tế giúp các hộ tận dụng được các nguồn lực sản xuất, tạo điều kiện phân công lao động, chuyên môn hóa sản xuất tăng lợi thế so sánh - Hợp tác kinh tế giúp các hộ nông dân tối đa hóa nguồn lực sản xuất và giảm thiểu chi phí giao dịch - Hợp tác kinh tế mang lại lợi ích xã hội lớn hơn 2.1.4. Các hình thức hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất Theo Andrew W.Sheperd (2007) nhận diện mới hợp tác kinh tế giữa nông dân với thị trường thông qua 7 hình thức hợp tác cụ thể như sau: (1) Hợp tác giữa nông dân với thương nhân địa phương; (2) Hợp tác giữa nông dân với người bán lẻ; (3) Hợp tác thông qua đại diện nông dân; (4) Hợp tác thông qua HTX; (5) Hợp tác giữa nông dân và nhà chế biến; (6) Hợp tác giữa nông dân với nhà xuất khẩu; (7) sản xuất theo hợp đồng.Với 7 hình thức hợp tác kinh tế cụ thể đó việc hợp tác của các hộ có thể được khái quát ở 2 hình thức cơ bản như sau: - Hợp tác theo chiều ngang - Hợp tác kinh tế theo chiều dọc 2.1.5. Phương thức hợp tác Trong nghiên cứu về cơ chế hình thành các mối quan hệ hợp tác của các nông hộ (Hồ Quế Hậu, 2012) để tiến hành thực hiện những nội dung hợp tác kinh tế, phương thức hợp tác kinh tế các hộ trồng rừng sản xuất bao gồm: - Hợp đồng bằng văn bản - Hợp đồng phi văn bản
  8. 8 2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng Theo mô hình lý thuyết hành vi và ra quyết định của Heidenberg (2002) (trích dẫn Trần Thị Hoàng Hà, 2015, 29) tác giả vận dụng mô hình lý thuyết này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất chia thành 4 nhóm tác động đến hành vi quyết định tham gia hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất bao gồm: Các tác Các tác lực tâm lý lực xã hội và nhóm - Động cơ thúc đẩy - Văn hóa - Sự cảm nhận - Văn hóa nhóm - Học vấn - Tầng lớp xã hội - Bản ngã - Nhóm tham khảo - Ý niệm - Gia đình Quá trình quyết định tham gia Công nhận nhu cầu Các yếu tố Thông tin tình huống Nhận dạng các khả năng lựa chọn - Nguồn Quản - Thời gian lý Nhà nước Đánh giá các khả năng lựa chọn - Địa điểm - Nguồn xã hội - Lý do Quyết định tham gia và liên quan - Điều kiện Hành vi sau tham gia Hình 2.1. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi ra quyết định của A. Heidenberg vận dụng cho quyết định HTKT của các hộ trồng rừng sản xuất (Nguồn: A. Heidenberg (2002), Behavior and management_P.Hall_WJ) 2.2. Cơ sở thực tiễn về hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất 2.2.1. Trên thế giới 2.2.1.1. Một số mô hình hợp tác kinh tế trên thế giới  Mô hình tổ hợp tác và hợp tác xã  Mô hình hợp tác theo hình thức hợp đồng  Mô hình hợp tác kinh tế theo chuỗi giá trị 2.2.1.2. Kinh nghiệm hợp tác kinh tế của một số nước trên thế giới  Kinh nghiệm ở Trung Quốc Từ những năm 1990, Trung Quốc đã triển khai Chương trình công nghiệp hóa nông thôn. Sự thành công trong việc thực hiện mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến và người nông dân là do 3 yếu tố: Một là lựa chọn ngành hàng có đủ điều kiện để thực hiện hợp tác; Hai là hình thức hợp tác phù hợp; Ba là vai trò lãnh đạo của Nhà nước.
  9. 9  Kinh nghiệm ở Thái Lan Ở Thái Lan trong sản xuất nông nghiệp hợp đồng cho thấy chỉ những ngành hàng có đủ điều kiện thì hợp tác mới thành công, yêu cầu người nông dân đầu tư vào tài sản chuyên biệt và vai trò nhà nước là hết sức quan trọng. 2.2.2. Ở Việt Nam 2.2.2.1. Kinh nghiệm hợp tác kinh tế giữa nông dân với các chủ thể khác Võ Duy Khương (2012) cho rằng việc hợp tác kinh tế giữa nông hộ với các chủ thể khác trong nền kinh tế thành công cần xây dựng được các hợp tác ngang để thực hiện hành động tập thể và các hợp tác dọc để xây dựng kênh phân phối của các tác nhân trong chuỗi giá trị nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường một cách có hiệu quả nhất dựa trên nguyên tắc các bên tham gia bình đẳng và cùng có lợi. 2.2.2.2. Các mô hình hợp tác kinh tế thực tiễn trong sản xuất lâm nghiệp của các hộ trồng rừng.  Mô hình tổ hợp tác trong sản xuất lâm nghiệp  Mô hình hợp tác xã trong sản xuất lâm nghiệp  Mô hình hợp tác theo hợp đồng  Mô hình hợp tác kinh tế theo chuỗi giá trị CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm vùng Trung du miền núi phía Bắc Trung du miền núi phía Bắc có vị trí địa lý khá đặc biệt, lại có mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp, nên ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở. Trung du miền núi phía Bắc bao gồm vùng núi Tây Bắc và vùng đồi núi Đông Bắc. Chuyển tiếp từ vùng núi Đông Bắc tới đồng bằng sông Hồng, từ Vĩnh Phúc đến Quảng Ninh là những dải đồi với đỉnh tròn, sườn thoải. Đây là vùng trung du điển hình của nước ta, ranh giới rất khó xác định. Với đặc thù địa hình đồi núi và diện tích lớn khiến vùng phát triển lâm nghiệp khá mạnh - là một trong những vùng cung cấp gỗ nguyên liệu lớn cho cả nước và xuất khẩu. Vùng có tiềm năng lớn phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản với gần 2,2 triệu ha đất nông nghiệp, diện tích cây ăn quả lớn thứ 2 cả nước; tỷ lệ che phủ rừng cao nhất cả nước (53,4%), chiếm gần 40% diện tích rừng cả nước, là “lá phổi” của quốc gia 3.2. Tình hình phát triển rừng trồng sản xuất vùng Trung du miền núi phía Bắc Trung du miền núi phía Bắc là một trong những vùng trọng điểm phát triển kinh tế lâm nghiệp của toàn quốc. Theo Tổng cục Lâm nghiệp (2022) các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc gồm 17 tỉnh, có tổng diện tích rừng 5,7 triệu ha, chiếm 39,6% tổng diện tích rừng toàn quốc. Trong đó, rừng tự nhiên khoảng gần 4 triệu ha, diện tích rừng trồng là gần 1,8 triệu ha. Các loài cây trồng chủ yếu là keo, bạch đàn, thông, mỡ, quế... Tính đến hết năm 2022, tỷ lệ che phủ rừng vùng Trung du miền núi phía Bắc khoảng 52,6%. Với 17 tỉnh trong vùng trong đó 3 tỉnh Yên Bái, Hòa Bình, Quảng Ninh là 3 tỉnh có diện tích
  10. 10 rừng trồng khá lớn. Tỉ lệ diện tích rừng trồng của 3 tỉnh so với toàn vùng tương ứng 3 năm 2020, 2021 và 2022 như sau: Yên Bái là 12,15%, 13,43%, 12,90%; Hòa Bình là 6,77%. 6,71%, 6,50%; Quảng Ninh là 13,83%, 13,33%, 12,92%. Diện tích rừng trồng phân cho hộ gia đình chiếm tỉ trọng khá cao. Hộ gia đình và cá nhân đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp ở Việt Nam nói chung và Vùng Trung du miền núi phía Bắc nói riêng. Từ năm 2020 đến năm 2022 tỉ lệ rừng trồng sản xuất quy mô hộ gia đình chiếm cao so với các chủ thể kinh tế khác và tăng dần qua các năm. Năm 2020 tỉ lệ rừng trồng sản xuất quy mô hộ gia đình chiếm 42,62%, nhưng đến năm 2022 tỉ lệ này là 40,47%. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Thiết kế nghiên cứu tổng thể Với mục tiêu và nội dung nghiên cứu của luận án, tác giả tiến hành kết hợp thực hiện nghiên cứu định tính và định lượng 3.3.2. Lựa chọn địa điểm khảo sát Vùng trung du miền núi phía Bắc bao gồm 17 tỉnh, trong lĩnh vực lâm nghiệp vùng chia làm 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Để đảm bảo tính đại diện mẫu khảo sát cho nghiên cứu, luận án lựa chọn nghiên cứu 3 tỉnh điển hình về hoạt động phát triển lâm nghiệp quy mô hộ và các mô hình hợp tác kinh tế của các nông hộ đó là: Hòa Bình là tỉnh thuộc tiểu vùng Tây Bắc, Yên Bái được gọi là tỉnh thuộc trung tâm của vùng Trung du miền núi phía Bắc, Quảng Ninh là tỉnh thuộc tiểu vùng Đông Bắc. Biểu đồ 3.3. Vị trí địa lý các tỉnh thuộc Vùng trung du miền núi phía Bắc 3.3.3. Nguồn số liệu và thông tin Luận án sử dụng cả số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp, kết hợp cả nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
  11. 11  Nghiên cứu định tính: Dữ liệu định tính được thu thập thông qua các buổi làm việc tiếp cận với các cán bộ quản lý từ cấp Trung ương, cấp tỉnh đến cấp huyện và cấp xã. Bằng việc phỏng vấn sâu các chuyên gia, cán bộ liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Trong quá trình tiến hành khảo sát các hộ trồng rừng sản xuất, tác giả dựa trên kết quả khảo sát sơ bộ lựa chọn ra 8 mô hình HTKT điển hình mà hộ trồng rừng tham gia  Nghiên cứu định lượng: Dữ liệu định lượng được thu thập bởi các chuyến khảo sát phỏng vấn các hộ trồng rừng sản xuất thông qua bảng hỏi được thiết kế sẵn tại địa bàn nghiên cứu. Bao gồm các hộ trồng rừng sản xuất có diện tích rừng trồng sản xuất ít nhất 0,5 ha. Tập trung và những hộ trồng rừng gỗ nguyên liệu với những loài cây trồng chính là keo, bạch đàn, bồ đề… Các hộ gia đình được chọn chia 2 nhóm hộ: các hộ tham gia hợp tác kinh tế và các hộ không tham gia hợp tác kinh tế. Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để tiến hành phỏng vấn 2 nhóm hộ thuộc đối tượng nghiên cứu của luận án. Lượng mẫu phỏng vấn hộ trồng rừng sản xuất trên địa bàn 3 tỉnh với 2 nhóm hộ gồm: 321 hộ tham gia HTKT và 216 hộ không tham gia HTKT. 3.3.5. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu Phương pháp thống kê: bao gồm: Phương pháp thống kê mô tả; Phương pháp thống kê so sánh; Luận án có sử dụng kiểm định T - test và kiểm định One - way Anova để kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm hộ phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của luận án. Phương pháp phân tích hồi quy bằng mô hình Binary logit: nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng Hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế: để xác định hiệu quả của các MHHT kinh tế của hộ bao gồm: NPV, BCR, IRR, AEV. CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình hợp tác kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp ở vùng Trung du miền núi phía Bắc Theo kết quả công bố của Cục Kinh tế Hợp tác & PTN (2020), tình hình hợp tác kinh tế trong sản xuất lâm nghiệp như sau: 4.1.1. Hình thức hợp tác kinh tế ngang Hợp tác xã: Số hợp tác xã lâm nghiệp của vùng vẫn còn chưa phát triển. Tính đến tháng 12 năm 2019 toàn vùng có 81 hợp tác xã lâm nghiệp chiếm có 1,72% tổng số hợp tác xã nông nghiệp. Tổ hợp tác: giống với hợp tác xã số lượng toàn vùng cũng chưa thực sự phát triển. Toàn vùng mới có 259 THT so với 508 THT trên cả nước. 4.1.2. Hình thức hợp tác kinh tế dọc Hợp tác tiêu thụ sản lượng gỗ và các sản phẩm gỗ tiêu thụ theo hình thức hợp tác liên kết chuỗi giá trị sản phẩm theo NĐ98.
  12. 12 4.2. Kết quả khảo sát về tình hình hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất ở Vùng Trung du miền núi phía Bắc. 4.2.1. Thông tin chung về mẫu khảo sát Trong số 537 hộ phỏng vấn có 321 hộ hợp tác kinh tế còn lại 216 hộ không tham gia hợp tác kinh tế trong trồng rừng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các hộ khảo sát có độ tuổi trung bình là 46,35 và trình độ học vấn trung bình là 8,44/12 năm đi học. Trong số đó có cả hộ gia đình là dân tộc thiểu số chủ yếu là người Tày, Dao, Nùng còn lại là người Kinh. Quy mô trung bình hộ là 4,06 người, 2,51 trong số người này là lao động chính trong gia đình. Trong số 537 hộ có diện tích rừng trồng sản xuất tối thiểu là 0,5 ha và lớn nhất là 18 ha và diện tích trung bình là 4,05 ha/hộ phần lớn được giao cấp từ sổ đỏ. Diện tích rừng trồng bình quân trên 1 lô rừng của các hộ là 1,81ha/lô. Trong đó nhóm hộ hợp tác là 2,22 ha/lô và nhóm hộ không hợp tác là 1,2 ha/lô. Khoảng cách từ các lô rừng đên trục đường chính của các hộ điều tra trung bình là 1,76 km có thể vận chuyển sản phẩm từ rừng ra đường để các phương tiện cơ giới vận chuyển. Chí phí lâm nghiệp trung bình hàng năm của các hộ điều tra chủ yếu là chi phí cho hoạt động rừng trồng sản xuất vì hiện nay rừng tự nhiên không giao về cho các hộ. Chi phí lâm nghiệp bình quân hàng năm của các hộ là 16,81 triệu đồng/năm. Tổng thu nhập hàng năm của các hộ trung bình khoảng 124,72 triệu đồng/năm từ các nguồn thu như chăn nuôi, làm thuê, nông nghiệp, buôn bán nhỏ. 4.2.2. Tình hình hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất với các chủ thể kinh tế khác Cơ quan Nhà nước Hộ trồng rừng Tác nhân thu mua sản xuất Công ty LN/L.trường Doanh nghiệp/ ĐV cung cấp vật tư sx Tổ hợp Hợp tác xã Công ty chế biến Doanh nghiệp chế biến tác Cơ sở chế biến Ngân hàng/Tổ chức tại địa phương Hộ trồng rừng tín dụng quy mô hộ sản xuất Hợp tác trong sản xuất Hợp tác trong tiêu thụ Hợp tác ngang Hợp tác dọc Sơ đồ 4.1. Hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất với các chủ thể kinh tế khác (Nguồn: Tổng hợp khảo sát, 2021)
  13. 13 Đối với hộ trồng rừng sản xuất 2 mắt xích quan trọng của hộ là khâu sản xuất và tiêu thụ. Để đạt được những mục tiêu nhất định hộ sẽ tham gia hợp tác với các chủ khác nhằm đem lại những lợi ích cho mình. 4.2.3. Các hình thức hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất 4.2.3.1. Hình thức hợp tác ngang Hình thức hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất theo chiều ngang chủ yếu là tham gia với các hộ khác trên địa bàn . Bảng 4.6. Số hộ trồng rừng hợp tác kinh tế theo hình thức hợp tác ngang Yên Bái Hòa Bình Quảng Ninh Tổng cộng Các kiểu hợp tác TT Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ ngang (hộ) (%) (hộ) (%) (hộ) (%) (hộ) (%) 1 Hợp tác xã 23 15,75 17 18,89 17 20,00 57 17,76 2 Tổ hợp tác 24 16,44 15 16,67 13 15,29 52 16,20 Nhóm hộ cùng tham gia 3 78 53,42 32 35,56 27 31,76 137 42,68 Chương trình/ Dự án Nhóm hộ nhận khoán 4 21 14,38 26 28,89 28 32,94 75 23,36 trồng rừng theo chu kỳ Tổng 146 100 90 100 85 100 321 100 (Nguồn: Tổng hợp khảo sát, 2023) 4.2.3.2. Hình thức hợp tác dọc - Hợp tác trong khâu sản xuất - Hợp tác trong khâu tiêu thụ sản phẩm 4.2.4. Các nội dung hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất Kết quả cho thấy 100% nông hộ tham gia hợp tác đất rừng vì họ có điều kiện nguồn lực đất đai cần mở rộng quy mô sản xuất nhằm đáp ứng sản xuất quy mô hàng hóa theo yêu cầu thị trường hiện nay. Nội dung hợp tác thứ hai mà hộ hướng tới đó là vấn đề đầu ra cho sản phẩm như khâu khai thác và tiêu thụ. 4.2.5. Các phương thức hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất Hợp tác kinh tế của hộ trồng rừng sản xuất với các chủ thể kinh tế được thực hiện chủ yếu theo phương thức hợp đồng và thỏa thuận miệng. Đối với các hộ tham gia là thành viên HTX hay tổ hợp tác thì họ sẽ ký hợp đồng dài hạn hay là thành viên với những điều kiện về điều khoản liên quan đến nội dung đóng góp, cơ chế chia sẻ lợi ích như hưởng lợi tức, được cung ứng dịch vụ, được tham gia lao động trực tiếp... Hoặc là đơn xin tham gia chương trình/dự án được chính quyền địa phương xác nhận. 4.3. Các mô hình hợp tác kinh tế điển hình của các hộ trồng rừng sản xuất. 4.3.1. Đặc điểm của các mô hình hợp tác kinh tế theo chiều ngang - Mô hình hợp tác của các nhóm hộ trồng rừng sản xuất không có chứng chỉ FSC
  14. 14 - Mô hình hợp tác kinh tế của các nhóm hộ trồng rừng có chứng chỉ FSC - Mô hình hợp tác kinh tế các nhóm hộ trồng rừng sản xuất tham gia thành viên tổ hợp tác - Mô hình hợp tác kinh tế các hộ trồng rừng sản xuất tham gia là thành viên hợp tác xã - Mô hình hợp tác kinh tế của các hộ nhận khoán theo chu kỳ trồng rừng với các công ty lâm nghiệp. 4.3.2. Các mô hình hợp tác kinh tế theo chiều dọc - Mô hình hợp tác kinh tế hộ trồng rừng cung cấp gỗ nguyên liệu không có chứng chỉ FSC cho các cơ sở chế biến tại địa phương - Mô hình hợp tác kinh tế hộ trồng rừng tham gia chuỗi giá trị gỗ đạt chứng chỉ FSC. - Mô hình hợp tác kinh tế giữa các hộ trồng rừng với các công ty lâm nghiệp có chế biến trên địa bàn. 4.3.3. Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả của các MHHT của các hộ trồng rừng sản xuất Đối với các MHHT theo chiều ngang, mô hình hợp tác khi các hộ tham gia trồng rừng có chứng chỉ FSC đang đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất (Ví dụ ở Yên Bái giá trị NPV cả chu kỳ đạt 58,14 triệu đồng/ha, BCR đạt 2,28 lần, IRR là 18% và AEV đạt 9 triệu đồng/ha). Đây đang được coi là mô hình hợp tác tiến bộ trong sản xuất lâm nghiệp. Tuy nhiên, MHHT này còn mang tính phụ thuộc bởi các nhà đầu tư, nên các hộ trồng rừng thực sự chưa chủ động toàn bộ quá trình trồng, chăm sóc và khai thác theo tiêu chuẩn FSC. Đối với các MHHT theo chiều dọc, hiện nay đối với rừng trồng lấy gỗ như keo, bạch đàn, bồ đề… Những hộ không tham gia chuỗi cung ứng gỗ FSC, vì không đủ nguồn lực khai thác nên họ chủ yếu liên kết với các cơ sở khai thác và chế biến tại địa phương. Các hộ này về cơ bản hiệu quả rừng trồng chưa cao vì họ còn phụ thuộc và vốn của gia đình và giá gỗ trên thị trường. Bảng 4.34. Tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế với phân tích độ nhạy của tỉ lệ chiết khấu ở các mô hình hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất NPV bình Tỉ lệ chiết NPV AEV T Mô hình BCR quân năm Tỉnh khấu (Triệu IRR (%) (Triệu T hợp tác (lần) (Triệu đồng (r %) đồng/ha) đồng/ha) /ha/năm) I Hình thức hợp tác theo chiều ngang 0 126,49 2,87 10,54 14,48% 3 80,05 2,29 6,67 14,48% 8,04 Nhóm hộ Yên Bái 5 57,29 1,97 4,77 14,48% 6,46 trồng rừng 10 19,37 1,37 1,61 14,48% 2,84 1 không có 0 93,33 2,61 9,33 15,67% chứng chỉ FSC. 3 62,62 2,16 6,26 15,67% 7,34 Hòa Bình 5 46,82 1,91 4,68 15,67% 6,06 10 18,80 1,40 1,88 15,67% 3,06
  15. 15 NPV bình Tỉ lệ chiết NPV AEV T Mô hình BCR quân năm Tỉnh khấu (Triệu IRR (%) (Triệu T hợp tác (lần) (Triệu đồng (r %) đồng/ha) đồng/ha) /ha/năm) 0 94,45 2,88 11,81 23,75% 3 70,92 2,50 8,86 23,75% 10,10 Yên Bái 5 58,14 2,28 7,27 23,75% 9,00 10 33,85 1,81 4,23 23,75% 6,35 Nhóm hộ 0 81,28 2,47 11,61 23,32% trồng rừng có 3 62,20 2,18 8,89 23,32% 9,98 2 Hòa Bình chứng chỉ 5 51,58 2,01 7,37 23,32% 8,91 FSC 10 30,75 1,65 4,39 23,32% 6,32 0 94,68 2,87 11,83 23,23% Quảng 3 70,89 2,49 8,86 23,23% 10,10 Ninh 5 57,98 2,27 7,25 23,23% 8,97 10 33,43 1,80 4,18 23,23% 6,27 0 61,53 2,29 8,79 22,19% 3 46,72 2,04 6,67 18,63% 7,50 Yên Bái 5 38,49 1,88 5,50 16,37% 6,65 10 22,37 1,56 3,20 11,08% 4,60 3 Tổ hợp tác 0 61,17 2,12 10,20 23,77% 3 47,90 1,92 7,98 20,16% 8,84 Hòa Bình 5 40,34 1,80 6,72 17,87% 7,95 10 25,01 1,53 4,17 12,52% 5,74 0 62,53 2,34 8,93 22,82% 3 47,68 2,08 6,81 22,82% 7,65 Yên Bái 5 39,43 1,93 5,63 17% 6,81 10 23,24 1,59 3,32 22,82% 4,77 0 62,17 2,18 8,88 25,21% 3 49,04 1,98 8,17 25,21% 9,05 4 Hợp tác xã Hòa Bình 5 41,56 1,85 6,93 19% 8,19 10 26,39 1,58 4,40 25,21% 6,06 0 64,71 2,32 9,24 22,11% Quảng 3 49,14 2,06 7,02 22,11% 7,89 Ninh 5 40,49 1,90 5,78 16% 7,00 10 23,51 1,56 3,36 22,11% 4,83 0 56,46 1,81 8,07 20,18% 3 42,24 1,67 6,02 20,18% 6,78 Yên Bái 5 34,35 1,57 4,89 20,18% 5,94 Hộ nhận 10 18,90 1,36 2,69 20,18% 3,88 5 khoán theo 0 49,73 1,63 8,29 20,30% chu kỳ Quảng 3 38,52 1,53 6,32 20,30% 7,11 Ninh 5 31,86 1,46 5,22 20,30% 6,28 10 18,37 1,29 3,01 20,30% 4,22 II Hình thức hợp tác theo chiều dọc Mô hình 0 55,12 2,25 9,19 27,67% 1 HTKT hộ Yên Bái 3 43,93 2,05 7,32 27,67% 8,11 trồng rừng 5 37,55 1,93 6,26 27,67% 7,40
  16. 16 NPV bình Tỉ lệ chiết NPV AEV T Mô hình BCR quân năm Tỉnh khấu (Triệu IRR (%) (Triệu T hợp tác (lần) (Triệu đồng (r %) đồng/ha) đồng/ha) /ha/năm) cung cấp gỗ 10 24,62 1,66 4,10 27,67% 5,65 nguyên liệu 0 49,05 1,95 9,81 29,04% cho các cơ sở 3 40,16 1,81 8,03 29,04% 8,77 chế biến tại Hòa Bình 5 34,96 1,73 6,99 29,04% 8,07 địa phương 10 24,05 1,54 4,81 29,04% 4,57 0 94,45 2,88 11,81 23,75% 3 70,92 2,50 8,86 23,75% 10,10 Yên Bái 5 58,14 2,28 7,27 23,75% 9,00 Mô hình 10 33,85 1,81 4,23 23,75% 6,35 HTKT của 0 81,28 2,47 11,61 23,32% các hộ trồng 3 62,20 2,18 8,89 23,32% 9,98 2 rừng trong Hòa Bình chuỗi giá trị 5 51,58 2,01 7,37 23,32% 8,91 gỗ đạt chứng 10 30,75 1,65 4,39 23,32% 6,32 chỉ FSC 0 94,68 2,87 11,83 23,23% Quảng 3 70,89 2,49 8,86 23,23% 10,10 Ninh 5 57,98 2,27 7,25 23,23% 8,97 10 33,43 1,80 4,18 23,23% 6,27 0 56,46 1,81 8,07 20,18% Mô hình 3 42,24 1,67 6,02 20,18% 6,78 HTKT của Yên Bái 5 34,35 1,57 4,89 20,18% 5,94 các hộ trồng 10 18,90 1,36 2,69 20,18% 3,88 3 rừng với các công ty lâm 0 49,73 1,63 8,29 20,30% nghiệp có chế Quảng 3 38,52 1,53 6,32 20,30% 7,11 biến Ninh 5 31,86 1,46 5,22 20,30% 6,28 10 18,37 1,29 3,01 20,30% 4,22 (Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát năm 2023) 4.3.4. Thành công và hạn chế của các mô hình hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất. 4.3.4.1. Đối với các mô hình hợp tác kinh tế ngang Thành công lớn nhất của các MHHT kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất theo chiều nganh là tạo ra quy mô diện tích rừng trồng có khả năng cung cấp ổn định sản lượng lớn gỗ nguyên liệu; tạo điều kiện cho hình thành và phát triển chuỗi giá trị gỗ nguyên liệu từ rừng trồng ở địa phương; huy động tối đa các nguồn lực về đất đai, vốn, lao động, kĩ thuật… Bên cạnh đó, các hạn chế đối với MHHT này chủ yếu tập trung khâu sản xuất, hạn chế khâu tiêu thụ, nên thiếu hình thức hợp tác kinh tế theo chiều dọc. Dẫn đến rơi vào tình trạng thiếu hụt chuỗi giá trị gỗ rừng trồng nên các mối hợp tác này mang tính thời vụ dễ tan vỡ không bền vững. Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên khó được đối xử công bằng và minh bạch.
  17. 17 4.3.4.2. Đối với các mô hình hợp tác kinh tế dọc Thành công: Các MHHT được hình thành và phát triển dựa vào quyết tâm chính trị của Chính quyền địa phương và cam kết của cơ quan quản lý Nhà nước. Tuân thủ quy hoạch, kiểm soát và quản lý mục tiêu sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị gỗ và các sản phẩm từ rừng trồng. Phù hợp với thị trường tiêu thụ gỗ nguyên liệu và sản phẩm từ rừng trồng của Vùng Trung du miền núi phía Bắc. MHHT theo chuỗi giá trị được tổ chức sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của người tiêu dùng về chất lượng gỗ nguyên liệu và sản phẩm rừng trồng. Có khả năng áp dụng và chuyển giao tiến bộ kĩ thuật cải tiến chất lượng gỗ nguyên liệu, sản phẩm rừng trồng và mở rộng chu kỳ kinh doanh, chuyển hóa trồng rừng gỗ lớn không chỉ duy nhất nội dung kĩ thuật. MHHT được hình thành và có tư cách pháp nhân để duy trì và đại diện hợp pháp cho các tác nhân trong hợp tác. Nâng cao hiệu quả kinh tế đối với các nhóm hộ trồng rừng tham gia các MHHT. Các MHHT đều có sự tham gia và cam kết đồng hành của các DN chế biến Hạn chế: Quy mô của các MHHT nhỏ bé và mang đặc thù của các sản phẩm rừng trồng ở Vùng Trung du miền núi phía Bắc. Khả năng nhân rộng MHHT khó khăn. Vấn đề hỗ trợ kĩ thuật và nâng cao nhận thức cho các hộ trồng rừng là khó khăn tốn kém về tài chính và cần thời gian dài. Cấu trúc tổ chức của các MHHT còn khá phức tạp, cồng kềnh và dàn trải trên phạm vi rộng, điều kiện để các hộ trồng rừng tham gia MHHT còn phức tạp nên quy mô còn hạn chế. Phần lớn các MHHT mà các hộ trồng rừng tham gia còn chưa tự chủ năng lực của mình để hướng tới cấp chính quản lý rừng bền vững khi các doanh nghiệp chế biến trong chuỗi giá trị rút khỏi. 4.4. Hiệu quả kinh tế của hộ trồng rừng sản xuất tham gia HTKT. 4.4.1. Đánh giá của các hộ trồng rừng sản xuất về hiệu quả của HTKT so với không HTKT Trong tổng số 527 hộ khảo sát, có 321 hộ tham gia vào các mối quan hệ hợp tác kinh tế trong trồng rừng sản xuất so với 216 hộ không tham gia HTKT. Kết quả khảo sát cho thấy các hộ tham gia HTKT so với các hộ không tham gia HTKT nhận định về các chỉ tiêu về lợi nhuận, doanh thu, tính ổn định trong sản xuất, giá bán và năng suất rừng trồng tăng lên với tỉ lệ đánh giá đạt mức rất cao lần lượt là 100%, 100%, 99,5%, 97,01% và 96,02%. Bảng 4.37. Đánh giá của hộ trồng rừng về hiệu quả hợp tác kinh tế Mức độ đánh giá TT Chỉ tiêu Tăng lên Không đổi Giảm đi Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng (%) lượng (%) lượng (%) Tổng số hộ HTKT (N=201) 1 Lợi nhuận 321 100,00 0 - 0 - 2 Doanh thu 321 100,00 0 - 0 -
  18. 18 Mức độ đánh giá TT Chỉ tiêu Tăng lên Không đổi Giảm đi Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng (%) lượng (%) lượng (%) Chi phí trồng, chăm sóc, 3 0 - 303 94,53 18 5,47 bảo vệ rừng 4 Chi phí khai thác 0 - 59 18,41 0 - 5 Giá bán 311 97,01 10 2,99 0 - 6 Năng suất 308 96,02 13 3,98 0 - 7 Tính ổn định trong sản xuất 319 99,50 2 0,50 0 - 8 Quy mô sản xuất 279 87,06 42 12,94 0 - Tính ổn định trong tiêu thụ 9 230 71,64 91 28,36 0 - sản phẩm (Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát, năm 2023) 4.4.2. So sánh một số chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh 4.4.2.1. Giữa nhóm hộ tham gia hợp tác kinh tế so với nhóm hộ không tham gia HTKT Bảng 4.38. So sánh một số chỉ tiêu hiệu quả trồng rừng sản xuất giữa nhóm hộ khi tham gia và không tham gia hợp tác kinh tế Hộ Hộ không So sánh TT Chỉ tiêu ĐVT hợp tác hợp tác (1 - 0) (Y = 1) (Y = 0) 1 Số hộ Hộ 321 216 105 Triệu 2 Tổng thu nhập năm (Income) 132,37 113,36 19,01*** đồng/năm 3 Diện tích rừng trồng sản xuất (PPFA) Ha 5,27 2,22 3,05*** 4 Bình quân diện tích rừng trồng trên 1 lô (APS) Ha/lô 2,22 1,20 1,02*** Khoảng cách từ rừng trồng đến trục đường 5 Km 2,17 1,14 1,03** chính (Distance) Triệu 6 Tổng chi phí lâm nghiệp hàng năm (F.Cost) 18,16 14,81 3,35*** đồng/năm Thu nhập hàng năm từ Lâm nghiệp Triệu 7 63,15 31,78 31,37*** (F.income) đồng/năm 8 Tuổi rừng khai thác (T) Năm 7,73 6,24 1,49*** 9 Chu vi gỗ khai thác (C) Cm 43,08 37,56 5,52*** (Nguồn: Tổng hợp khảo sát, 2023) (Ghi chú: ***, **, *: có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình của 2 nhóm hộ ở mức ý nghĩa tương ứng ∝ = 1%, 5%, 10% trong kiểm định Independent-samples T-test).
  19. 19 Về cơ bản các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất trong trồng rừng sản xuất của 2 nhóm hộ có sự chênh lệch đáng kể phản ánh kết quả của nhóm hộ hợp tác tốt hơn so với các hộ không hợp tác. Cần phải có giải pháp đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế của các hộ trồng rừng sản xuất hiện nay. 4.4.2.2. So sánh giữa các hộ tham gia các MHHT a. Đối với nhóm hộ hợp tác kinh tế ngang Kết quả kiểm định One - Way Anova một số chỉ tiêu hiệu quả giữa 5 MHHT theo chiều ngang. Kết quả cho thấy nhóm hộ trồng rừng kiểu MHHT có FSC luôn có sự khác biệt với các nhóm MHHT còn lại. Bởi thực thế mô hình này đang là mô hình hợp tác điển hình trong việc nâng cao thu nhập cho các nông hộ. Ngoài ra, việc thực hiện trồng rừng theo MHHT có FSC còn đem lại lợi ích xã hội và môi trường hướng tới quản lý rừng bền vững. Nên nó đang được lựa chọn cho sự nhân rộng trên địa bàn ở những vùng trồng rừng gỗ nguyên liệu. b. Đối với nhóm hộ hợp tác kinh tế dọc Kết quả kiểm định One-way Anova đối với 3 MHHT theo chiều dọc, thứ nhất kiểm định Test of Homogeneity of Variances của các biến đều cho mức ý nghĩa nhỏ hơn 5% trừ biến PPFA có mức ý nghĩa 8%; thứ hai kiểm định Welck ở bảng Robust Tests of Equality of Means đều cho mức ý nghĩa dưới 10% (trừ biến PPFA) điều này chứng tỏ có sự khác biệt về các chỉ tiêu hiệu quả giữa các nhóm hộ khi tham gia các MHHT kinh tế theo chiều dọc. Cụ thể: Thứ nhất, chỉ tiêu tổng thu nhập hàng năm (Income) của nhóm hộ MHHT chuỗi FSC là có sự khác biệt với mức ý nghĩa dưới 10% với các nhóm hộ còn lại. Thứ hai, chỉ tiêu thứ hai diện tích rừng trồng sản xuất (PPFA) của các hộ giữa các MHHT không có sự khác biệt cơ bản nào. Thứ ba, chỉ tiêu diện tích bình quân trên 1 lô rừng trồng (APS) của các hộ tham gia chuỗi FSC có sự khác biệt với những nhóm hộ không HTD và nhóm hộ hợp tác với các công ty Lâm nghiệp có chế biến trên địa bàn với mức ý nghĩa dưới 5%. Thứ tư, chỉ tiêu về khoảng cách từ rừng đến đường cái (Distance) có sự khác biệt giữa nhóm hộ hợp tác với các cơ sở chế biến nhỏ tại địa phương với nhóm hộ không tham gia HTD và nhóm hộ tham gia chuỗi cung ứng gỗ FSC với mức ý nghĩa dưới 5%. Thứ năm, chi phí lâm nghiệp hàng năm của các hộ (F.Cost) tham gia MHHT với các công ty Lâm nghiệp có chế biến là hoàn toàn có sự khác biệt với các nhóm hộ còn lại với mức ý nghĩa dưới 5%. Thứ sáu, chỉ tiêu thu nhập từ lâm nghiệp hàng năm của các hộ (F.Income) thuộc nhóm hợp tác với các cơ sở chế biến nhỏ tại địa phương là có sự khác biệt với các nhóm hộ còn lại với mức ý nghĩa dưới 5%.
  20. 20 Thứ bảy, tuổi rừng khai thác đối với gỗ keo (T) giữa các nhóm hộ ít có sự khác biệt. Thứ tám, có sự khác biệt giữa các nhóm hộ với ý nghĩa thống kê dưới 5% là chu vi gỗ khai thác (C) giữa nhóm hộ MHHT hình thành chuỗi FSC với nhóm hộ còn lại. c. Giữa các nhóm hộ hợp tác theo chiều ngang và dọc Trong quan hệ hợp tác của các hộ trồng rừng sản xuất với các chủ thể kinh tế khác trong sản xuất lâm nghiệp. MHHT theo chiều dọc là bước thành công của MHHT theo chiều ngang. Khi các MHHT theo chiều ngang giữa các hộ trồng rừng ổn định và bền vững thì họ sẽ tiếp tục mở rộng mối hợp tác với các đối tác khác để hình thành chuỗi cung ứng sản phẩm bền vững, giá tốt, ổn định cho hoạt động trồng rừng của mình. Hay nói cách khác MHHT theo chiều dọc là kết quả thành công của các MHHT theo chiều ngang trong sản xuất lâm nghiệp của các hộ trồng rừng sản xuất. Bảng 4.41. So sánh một số chỉ tiêu hiệu quả trồng rừng sản xuất giữa nhóm hộ HT ngang và dọc Nhóm hộ Nhóm hộ chỉ So sánh TT Chỉ tiêu ĐVT HT dọc HT ngang (1– 2) (1) (2) 1 Số hộ Hộ 226 95 131 Triệu Tổng thu nhập năm (Income) 137,80970 119,43160 18,37810* 2 đồng/năm 3 Diện tích rừng trồng sản xuất (PPFA) Ha 5,41420 4,92840 0,48580ns Bình quân diện tích rừng trồng 4 Ha/lô 2,25440 2,12770 0,12670ns trên 1 lô (APS) Khoảng cách từ rừng trồng đến 5 Km 2,58780 1,18420 1,40360** trục đường chính (Distance) Tổng chi phí lâm nghiệp hàng Triệu 18,22050 18,00420 0,21630ns 6 năm (F.Cost) đồng/năm Thu nhập hàng năm từ Lâm Triệu 7 62,44290 64,83790 -2,39500ns nghiệp (F.income) đồng/năm 8 Tuổi rừng khai thác (T) Năm 7,69470 7,82110 -0,12640ns 9 Chu vi gỗ khai thác (C) Cm 42,32120 44,87370 -2,55250* (Nguồn: Tổng hợp khảo sát, 2023) (Ghi chú: ***, *, ns: có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình của 2 nhóm hộ ở mức ý nghĩa tương ứng ∝ = 1%, 10%, không có ý nghĩa thống kế trong kiểm định Independent-samples T-test).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2