intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam

Chia sẻ: Kim Cương KC | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

41
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án này là làm rõ cơ sở lý thuyết và thực tiễn quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam và đề xuất phương hướng, giải pháp tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực này nhằm không những giúp doanh nghiệp thực hiện an toàn vệ sinh lao động tốt hơn cho người lao động, mà còn góp phần giảm tai nạn lao động trong cả nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐÀM KHẮC CỬ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ Mã số: 934 04 10 HÀ NỘI - 2021
  2. Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. TRẦN THỊ MINH CHÂU 2. TS. VŨ VĂN THÚ Phản biện 1: .................................................................. .................................................................. Phản biện 2: .................................................................. .................................................................. Phản biện 3: .................................................................. .................................................................. Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi giờ ngày tháng năm 2021 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
  3. 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Con người cũng vừa là lực lượng sản xuất, vừa là đối tượng phục vụ của sản xuất. Chính vì thế, bảo đảm an toàn tính mạng và phòng tránh bệnh nghề nghiệp (gọi chung là bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động - viết tắt là ATVSLĐ) cho người lao động (NLĐ) vừa có ý nghĩa đối với NLĐ, Ý nghĩa với doanh nghiệp (DN) và ý nghĩa với xã hội. Bảo đảm ATVSLĐ là lĩnh vực phức tạp, trong đó quyền lợi, trách nhiệm của các chủ thể có liên quan, nhất là giữa người sử dụng lao động (NSDLĐ) và NLĐ, đan xen với nhau, thậm chí mâu thuẫn với nhau. Chủ DN với tư cách NSDLĐ có động cơ trốn tránh nghĩa vụ thực hiện các giải pháp bảo đảm ATVSLĐ để giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận. NLĐ buộc phải đấu tranh, thường qua các tổ chức công đoàn, gây áp lực với giới chủ để có được điều kiện lao động (ĐKLĐ) bảo đảm ATVSLĐ. Trong cuộc đấu tranh này NLĐ cần có sự hỗ trợ từ phía nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội khác. Nhận thức rõ yêu cầu chính đáng của NLĐ, nhà nước ở nhiều quốc gia đã đề ra các quy định pháp lý buộc NSDLĐ trong các DN phải xây dựng và vận hành hệ thống ATVSLĐ, coi đó là một trong những yếu tố cấu thành của quy trình sản xuất. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cũng đưa ra các tuyên bố và khuyến nghị chính phủ các nước cần hành động mạnh mẽ hơn nữa trong lĩnh vực này. Ở Việt Nam, ngay từ khi kết thúc chiến tranh, Nhà nước đã quan tâm đến lĩnh vực ATVSLĐ. Điều này thể hiện trong các văn bản: "Điều lệ tạm thời về bảo hộ lao động" ban hành tháng 12 năm 1964, "pháp lệnh bảo hộ lao động" ban hành tháng 9 năm 1991... Từ khi chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế, Nhà nước Việt Nam càng quan tâm hơn đến vấn đề bảo vệ NLĐ nói chung, bảo đảm ATVSLĐ nói riêng. Bộ luật Lao động Việt Nam (1995) đã giành chương XII quy định về ATVSLĐ. Tính từ năm 1995 đến năm 2014, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến ATVSLĐ, chăm sóc sức khỏe người lao động. Hàng năm Việt Nam đã tổ chức thực hiện Chương trình quốc gia về ATVSLĐ. Các cơ quản lý nhà nước đã xây dựng và ban hành gần 500 tiêu chuẩn Quốc gia về ATVSLĐ. Ngày 25/6/2015 Quốc hội khoá XIII đã thông qua Luật số 84/2015/QH13 về ATVSLĐ, tạo dựng khung khổ pháp lý đồng bộ, nhất quán cho cơ quan nhà nước, DN và NLĐ thực hiện. Từ khi Luật ATVSLĐ có hiệu lực thi hành đến nay, hệ thống đảm bảo ATVSLĐ đã được nhiều DN thiết lập và vận hành thường xuyên. NLĐ đã được tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện để có nhận thức tốt hơn về quyền lợi, trách nhiệm và kỹ năng thực hiện ATVSLĐ. Chính sách đối với NLĐ bị tai nạn hoặc làm việc trong các lĩnh vực có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp (BNN) được thực thi minh bạch, công khai. Tuy nhiên, thực trạng thực hiện ATVSLĐ ở Việt Nam còn thấp so với yêu cầu. Số vụ tai nạn lao động (TNLĐ) chưa giảm đáng kể, thậm chí có năm còn tăng lên. Chẳng hạn, năm 2019 số vụ TNLĐ trong cả nước là 7130 (tăng 40 vụ so với năm 2018: 7.090, mặc dù có giảm 619 vụ so với năm 2017). Số người chết do TNLĐ năm 2019 là 610 người; số người bị thương nặng là 1.592, giảm không đáng
  4. 2 kể so với năm 2018. Theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội (Bộ LĐTBXH) thiệt hại về vật chất do TNLĐ xảy ra năm 2018 khá lớn: chi phí tiền thuốc, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình người chết và những người bị thương,... là 1.494 tỷ đồng; thiệt hại về tài sản là 5,0 tỷ đồng; tổng số ngày nghỉ do TNLĐ là 127.034 ngày. Nguyên nhân của tình trạng này là do nhiều DN chưa quan tâm đầu tư cải thiện điều kiện làm việc của NLĐ và quản lý nhà nước (QLNN) trong lĩnh vực này chưa đạt mục tiêu đặt ra. Giao thông đường bộ (GTĐB) có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế thị trường, góp phần đưa hàng hóa và con người đến mọi ngõ ngách, địa bàn trong cả nước, xuất khẩu ra nước ngoài. Các DN GTĐB xây dựng các công trình đường bộ và cung ứng dịch vụ vận chuyển bằng các phương tiện GTĐB, chủ yếu là ô tô. Mỗi DN GTĐB thường sử dụng lực lượng lao động không lớn, nhưng có yêu cầu cao về tính độc lập, tự chịu trách nhiệm cao về cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Ngoài ra, NLĐ trong các DN GTĐB còn phải có sức khỏe dẻo dai để đảm nhiệm các công việc nặng nhọc, làm việc trong môi trường căng thẳng, nhiều rủi ro, tiềm ẩn TNLĐ và BNN. Hơn nữa, những TNLĐ trong lĩnh vực GTĐB không chỉ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của bản thân NLĐ, mà còn gây tai nạn cho những người tham gia giao thông khác. Vì thế, bảo đảm ATVSLĐ trong các DN GTĐB không những cần thiết cho NLĐ, mà còn cho xã hội. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc đảm bảo ATVSLĐ trong các DN GTĐB Việt Nam còn quá nhiều bất ổn dẫn đến nhiều vụ tai nạn thương tâm do lái xe bất cẩn gây tai nạn cho mình và cho người khác, tai nạn trên các công trường xây dựng cầu đường không phải hiếm. Theo báo cáo về tình hình TNLĐ hàng năm của Bộ LĐTBXH, những vụ tai nạn giao thông chiếm tỷ trọng lớn trong số các vụ TNLĐ gây thương vong và chết người. Mặc dù Chính phủ, Bộ LĐTBXH, Bộ GTVT, Bộ Y tế đã có nhiều văn bản chỉ đạo cũng như đề ra các quy định pháp lý nhằm giảm thiểu tình trạng tai nạn trên các công trường xây dựng đường bộ và do các phương tiện vận chuyển hàng hóa và vận chuyển hành khách của các DN GTĐB gây ra, nhưng cho đến nay, tình trạng tai nạn GTĐB ở Việt Nam vẫn còn trầm trọng. Để giảm tai nạn GTĐB, trong đó có yêu cầu bảo đảm ATVSLĐ cho người lao động trong các DN GTĐB, cần tăng cường trách nhiệm quản lý của cả cơ quan nhà nước lẫn giới quản trị DN, trước hết là tăng cường quản lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đó là lý do cần nghiên cứu đề tài "Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong DN GTĐB Việt Nam". Ngoài ra, còn lý do ở Việt Nam, cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống về chủ đề này. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu đề tài Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ cơ sở lý thuyết và thực tiễn QLNN về ATVSLĐ trong DN GTĐB Việt Nam và đề xuất phương hướng, giải pháp tăng cường QLNN trong lĩnh vực này nhằm không những giúp DN thực hiện ATVSLĐ tốt hơn cho NLĐ, mà còn góp phần giảm TNLĐ trong cả nước. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, quá trình nghiên cứu đề tài đã hoàn thành các nhiệm vụ:
  5. 3 Một là, phân tích khung lý thuyết của QLNN về ATVSLĐ trong DN GTĐB. Hai là, tổng hợp có phân tích, so sánh kinh nghiệm QLNN của nước ngoài về ATVSLĐ trong DN GTĐB và rút ra bài học cho Việt Nam. Ba là, phân tích thực trạng QLNN về ATVSLĐ trong DN GTĐB ở Việt Nam giai đoạn 2010-2019. Bốn là, đề xuất phương hướng, giải pháp tăng cường QLNN nhằm giảm TNLĐ và BNN trong DN GTĐB Việt Nam cho giai đoạn đến năm 2030. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu trong luận án là QLNN về ATVSLĐ trong DN GTĐB Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: nội dung QLNN về ATVSLĐ trong DN giao thông đường bộ được tiếp cận theo chức năng quản lý của cơ quan nhà nước trong lĩnh vực ATVSLĐ bao gồm: Ban hành khung khổ pháp lý về ATVSLĐ trong DN GTĐB; tổ chức triển khai thực hiện các quy định pháp lý về ATVSLĐ trong DN GTĐB; kiểm tra, giám sát quá trình tuân thủ các quy định pháp lý về ATVSLĐ trong DN GTĐB. Phạm vi về chủ thể quản lý: Chủ thể QLNN về ATVSLĐ trong DN GTĐB giới hạn ở các cơ quan trung ương và chính quyền cấp tỉnh. Đối tượng QLNN giới hạn ở các DN kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ và các DN xây dựng các công trình đường bộ. Phạm vi về thời gian: Thực trạng QLNN về ATVSLĐ đối với DN GTĐB Việt Nam được khảo sát trong giai đoạn từ năm 2010-2019. Các đề xuất cho giai đoạn từ nay đến 2030. 4. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý thuyết Trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài có sử dụng các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam về QLNN trong lĩnh vực ATVSLĐ đi đôi với kế thừa các thành quả nghiên cứu về pháp lý, kỹ thuật và xã hội của ILO cũng như thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học, nhà quản lý trong nước và nước ngoài về hệ thống ATVSLĐ và QLNN về ATVSLĐ. Phương pháp tiếp cận QLNN về ATVSLĐ được thực hiện theo chức năng của chủ thể quản lý là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm: ban hành các văn bản pháp lý về ATVSLĐ trong DN GTĐB; Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản pháp lý đã ban hành; kiểm tra, giám sát quá trình tuân thủ các quy định pháp lý về ATVSLĐ của các DN GTĐB. Ngoài ra, quá trình triển khai nghiên cứu đề tài còn sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, logich, lịch sử, liên ngành kinh tế - xã hội - chính trị để xây dựng cơ sở lý thuyết, phân tích, đánh giá thực trạng, đề xuất kiến nghị hoàn thiện QLNN về ATVSLĐ trong DN GTĐB Việt Nam. 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Trong quá trình triển khai nghiên cứu đề tài đã sử dụng các phương pháp sau:
  6. 4 Một là sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa các kết quả nghiên cứu lý thuyết và dữ liệu thứ cấp đã có để hình thành khung phân tích lý thuyết và căn cứ để phân tích thực trạng QLNN về ATVSLĐ trong DN GTĐB Việt Nam; Hai là tiến hành điều tra xã hội học bằng bảng hỏi đối với cán bộ quản lý và người lao động làm việc trong các DN GTĐB. 5. Điểm mới của Luận án 5.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận - Tổng thuật các thành quả nghiên cứu lý thuyết của các học giả trong nước và quốc tế để đi đến một số luận điểm có thể kế thừa là: ATVSLĐ có lợi cho NLĐ, DN và xã hội; hệ thống quản lý ATVSLĐ quốc gia phải có sự tham gia của nhà nước, NSDLĐ, NLĐ và tổ chức xã hội của NLĐ; coi trọng các biện pháp phòng ngừa và liên tục cải tiến; cấu thành hệ thống quản lý ATVSLĐ gồm: Hoạch định; Thực hiện; Điều chỉnh. - Xây dựng cơ sở lý thuyết về QLNN về ATVSLĐ trong các DN bao gồm nội dung QLNN về ATVSLĐ trong DN (xây dựng khung khổ pháp lý và chính sách về ATVSLĐ; tổ chức thực hiện các quy định pháp lý và chính sách ATVSLĐ; kiểm tra, giám sát, chế tài trong lĩnh vực ATVSLĐ); mục tiêu QLNN về ATVSLĐ trong DN GTVT (thiết lập đầy đủ các quy định pháp lý về ATVSLĐ trong DN; nâng cao tinh thần tự giác thực hiện các quy định và tiêu chuẩn về ATVSLĐ của NSDLĐ và NLĐ; đảm bảo các DN tuân thủ nghiêm minh các các quy định, tiêu chuẩn về ATVSLĐ trong DN; thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực bảo đảm ATVSLĐ trong DN); các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về ATVSLĐ trong DN (đặc điểm của doanh nghiệp; trình độ phát triển của khoa học công nghệ theo ngành nghề; các quy định, tiêu chuẩn quốc tế mà nhà nước cam kết thực hiện; nhận thức và sự ủng hộ của xã hội; tác động của các tổ chức chính trị, xã hội nghề nghiệp; nhận thức và quyết tâm của nhà nước trong quản lý lĩnh vực ATVSLĐ; tiềm lực tài chính của chính phủ; thẩm quyền và cơ cấu bộ máy QLNN về ATVSLĐ; trình độ, năng lực, đạo đức của đội ngũ cán bộ QLNN về ATVSLĐ 5.2. Những điểm mới rút ra từ các kết quả nghiên cứu, khảo sát - Tập hợp có phân tích kinh nghiệm QLNN về ATVSLĐ của một số nước trên thế giới và rút ra bốn bài học cho Việt Nam là: xây dựng khung pháp lý thống nhất, hợp lý, toàn diện về ATVSLD; kế thừa các mô hình quản lý ATVSLĐ của các nước thành công; thiết lập và kiện toàn các cơ quan QLNN về ATVSLĐ; nâng cao nhận thức của bản thân NLĐ. - Mô tả rõ nét thực trạng QLNN về ATVSLĐ trong DN GTĐB Việt Nam, rút ra được 04 thành công (hệ thống văn bản pháp lý về ATVSLĐ có tính hệ thống, toàn diện; tổ chức thực hiện khung khổ pháp lý và chính sách về ATVSLĐ đã được cải thiện; hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực ATVSLĐ đã được tăng cường; các dịch vụ hỗ trợ trong lĩnh vực ATVSLĐ đã được Nhà nước triển khai); 04 hạn chế (khung khổ pháp lý về ATVSLĐ chưa thực sự đồng bộ với các quy định pháp lý chuyên ngành; phối hợp giữa các cơ quan nhà nước chưa tốt; tác động của thanh tra còn thấp so với yêu cầu; các hoạt động dịch vụ hỗ trợ còn nghèo nàn); 07 nguyên nhân của hạn chế (ý thức của người sử dụng lao động và
  7. 5 người lao động về ATVSLĐ chưa cao; tiềm lực của DN GTVT và cơ sở huấn luyện ATVSLĐ còn yếu; hệ thống GTĐB còn nhiều bất cập; công đoàn cơ sở chưa phát huy tốt vai trò của mình; cơ quan và lãnh đạo chính quyền chưa thật sự quan tâm và đầu tư thích đáng cho công tác đảm bảo ATVSLĐ; tiến độ hoàn thiện pháp luật, tổ chức nghiên cứu, xây dựng hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ATVSLĐ còn khá chậm; Việc xử lý các vụ TNLĐ nghiêm trọng và chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe). - Đề xuất 03 phương hướng (Coi việc bảo đảm ATVSLĐ trong các DNGTĐB; ứng dụng nhanh thành tựu của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào lĩnh vực QLNN về ATVSLĐ; hoàn thiện QLNN về ATVSLĐ trong DN GTĐB hướng tới các mục tiêu, nhiệm vụ của giai đoạn mới) và 05 giải pháp (bổ sung, hoàn thiện khung khổ pháp lý về an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp; hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong trong giao thông đường bộ Việt Nam; đổi mới phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động tuyên truyền, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam; tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát và thanh tra về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam; một số giải pháp hỗ trợ). 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận án được trình bày trong 4 chương, 8 tiết. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƢỚC LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1.1.Các công trình nghiên cứu về bản chất và vai trò của bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp Trong giai đoạn đầu phát triển của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu thế kỷ XVIII- XIX, giới quản trị DN cũng như nhà nước tư sản chưa coi trọng vấn đề bảo đảm ATVSLĐ cho NLĐ tại nơi làm việc. Đến những thập kỷ 50-60 của thế kỷ XX, nhất là sau khi xuất hiện Tổ chức lao động thế giới (ILO), những yêu cầu tối thiểu về phòng tránh TNLĐ và BNN tại nơi làm việc mới được nhà nước tư sản và giới quản trị DN quan tâm nhiều hơn. Đặc biệt, các tổ chức chuyên môn, các nhà nghiên cứu và hoạt động chính trị của ILO đã tích cực tuyên truyền, vận động để thay đổi quan điểm của các chính phủ, các tổ chức xã hội, giới quản trị DN và NLĐ về tầm quan trọng của bảo đảm ATVSLĐ trong DN. ILO cho rằng, mục đích của "Hệ thống quản lý ATVSLĐ" là góp phần bảo vệ người lao động khỏi các nguy cơ rủi ro, dần tiến tới loại trừ mọi TNLĐ, BNN, giảm tỷ lệ tử vong liên quan đến quá trình lao động đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với q uá trình hợp lý hóa sản xuất và tăng năng suất lao động.
  8. 6 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về hệ thống quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động Các nghiên cứu đã thống nhất với quan điểm của ILO coi việc được đảm bảo ATVSLĐ là một trong những quyền cơ bản của con người, nhấn mạnh các biện pháp bảo vệ NLĐ mang tính phòng ngừa, kiến nghị phương pháp tiếp cận hệ thống ATVSLĐ với ba chủ thể tham gia chính là NSDLĐ, cơ quan nhà nước quản lý ATVSLĐ và NLĐ với bốn khía cạnh của các giải pháp thực hiện là: chính trị, kỹ thuật, văn hóa và quản lý. Trên cơ sở những thành của nghiên cứu trong nước kết hợp với thành quả nghiên cứu của các tổ chức quốc tế, cơ quan phụ trách về ATVSLĐ của một số nước đã xây dựng mô hình mẫu về hệ thống ATVSLĐ áp dụng cho nước họ. Một số mô hình có giá trị tham khảo là mô hình của Anh, Mỹ, Canada và cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về trách nhiệm quản lý của nhà nƣớc trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động Nhà nước tư sản từng bước đề ra các quy định pháp luật chế định thời gian, điều kiện làm việc và mức lương tối thiểu của công nhân. Thanh tra lao động cũng được thành lập và duy trì để giám sát sự tuân thủ pháp luật lao động của giới chủ. Quan điểm của ILO về QLNN đối với lĩnh vực ATVSLĐ là: Chính phủ đề ra các yêu cầu về ATVSLĐ trong luật cũng như ban hành các qui định về ATVSLD và giám sát thực hiện. 1.1.4. Các công trình nghiên cứu về những nh n tố ảnh hƣởng đến hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động Có nhiều ý kiến khác nhau về các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống quản lý ATVSLĐ. Về cơ bản các nhà nghiên cứu nước ngoài đưa ra các yếu tố sau: thái độ của lãnh đạo cao cấp của DN đối với quản lý ATVSLĐ; nhận thức và ý thức tự giác thực hiện các biện pháp ATVSLĐ của NLĐ; quan điểm của giới cầm quyền về tầm quan trọng của ATVSLĐ; kinh phí của chính phủ chi cho lĩnh vực ATVSLĐ; hiệu lực của bộ máy QLNN về ATVSLĐ, nhất là thanh tra ATVSLĐ … 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về bản chất và vai trò của bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp Ở Việt Nam, trước khi có Luật ATVSLĐ, vấn đề ATVSLĐ được đề cập trong chủ đề chung là BHLĐ trong Bộ luật Lao động. Thời kỳ này, các ý kiến đều nhất trí đề cao vai trò của BHLĐ, coi BHLĐ là các biện pháp khoa học kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để hạn chế, loại trừ các yếu tố nguy hiểm, độc hại, tạo điều kiện lao động thuận lợi cho NLĐ, để ngăn ngừa TNLĐ, bảo vệ sức khỏe, góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động; bảo đảm ATVSLĐ không chỉ có ý nghĩa đối với NLĐ mà còn mang lại lợi ích cho DN và có ích cho xã hội.
  9. 7 1.2.2. Các công trình nghiên cứu về hệ thống quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động Nhất trí với ILO, các nhà nghiên cứu trong nước cho rằng, BHLĐ (hay ATVSLĐ) là các hoạt động đồng bộ trên các mặt pháp luật, tổ chức, quản lý, KT-XH, khoa học, công nghệ nhằm cải thiện ĐKLĐ, bảo đảm ATVSLĐ, phòng chống TNLĐ và BNN, bảo vệ tính mạng và sức khỏa cho con người trong lao động. Để giải quyết vấn đề ATVSLĐ nhất thiết cần sự tham gia của 4 bên là nhà nước, NSDLĐ, các tổ chức xã hội và NLĐ. Các giải pháp bảo đảm ATVSLĐ cần phối hợp đồng bộ trên bốn khía cạnh: pháp luật, kỹ thuật, tổ chức quản lý và KT-XH. 1.2.3. Các công trình nghiên cứu về trách nhiệm quản lý của nhà nƣớc trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động Nhiều công trình nghiên cứu trong nước đã chỉ ra 9 nhiệm vụ mà nhà nước phải đảm trách trong lĩnh vực ATVSLĐ, đó là: ban hành văn bản pháp luật để quản lý và điều hành thống nhất hoạt động ATVSLĐ; xây dựng chiến lược, chương trình quốc gia, kế hoạch thực hiện ATVSLĐ; huy động nguồn lực thực hiện ATVSLĐ; tổ chức bộ máy và bố trí cán bộ QLNN về ATVSLĐ; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về ATVSLĐ; kiểm tra, thanh tra ATVSLĐ; tạo điều kiện để các tổ chức quần chúng tham gia phong trào ATVSLĐ; hợp tác quốc tế về ATVSLĐ. 1.2.4. Các công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp Các công trình trong nước đã chỉ ra rằng, các yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả quản lý ATVSLĐ là: năng lực của các cơ quan QLNN, nhất là năng lực của lực lượng thanh tra; Khung khổ pháp luật quốc gia; Nhận thức và sự tham gia của lãnh đạo DN vào quá trình quản lý ATVSLĐ; Nhận thức vày ý thức tự giác thực hiện các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ. 1.2. KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐƢỢC LỰA CHỌN NGHIÊN CỨU TRONG LUẬN ÁN 1.2.1. Những kết quả nghiên cứu đã đạt đƣợc và những khoảng trống chƣa đƣợc nghiên cứu thấu đáo 1.2.1.1. Những kết quả nghiên cứu đã đạt được Một là, cần áp dụng hệ thống quản lý ATVSLĐ quốc gia với sự tham gia của bốn bên là nhà nước, NSDLĐ, NLĐ và tổ chức xã hội của họ. Hai là, phương thức bảo đảm ATVSLĐ coi trọng phòng ngừa là chủ yếu. Ba là, coi trọng biện pháp phòng ngừa rủi ro do chúng gây ra đối với an toàn và sức khoẻ NLĐ. Bốn là, hệ thống quản lý ATVSLĐ gồm yếu tố cơ bản: hoạch định; thực hiện, kiểm tra, đánh giá, hoàn thiện. Năm là, QLNN nhằm bảo đảm ATVSLĐ gồm các nội dung: xây dựng khung khổ pháp lý của hệ thống quản lý ATVSLĐ trong các DN; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, tập huấn về ATVSLĐ; hỗ trợ DN thực hành hệ thống quản lý ATVSLĐ; thanh tra, kiểm tra, giám sát ATVSLĐ trong DN.
  10. 8 Sáu là, các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về ATVSLĐ là: Ý thức chấp hành pháp luật về ATVSLĐ và năng lực quản lý của NSDLĐ, của tổ chức đại diện cho NLĐ và bản thân NLĐ; bộ máy và cán bộ QLNN về ATVSLĐ; trình độ phát triển kinh tế - xã hội; các khuyến nghị, công ước quốc tế. Bảy là, các giải pháp là kiến nghị nhà nước hoàn thiện văn bản pháp luật về ATVSLĐ; thiết lập bộ máy QLNN về ATVSLĐ và cung cấp đủ nguồn lực cho vận hành bộ máy hiệu quả; thiết kế các chính sách hỗ trợ phù hợp; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, tập huấn về ATVSLĐ. 1.2.1.2. Những khoảng trống chưa được nghiên cứu thấu đáo Những khía cạnh cụ thể như sau chưa được nghiên cứu làm rõ: Một là, nhà nước cần hoạch định những nội dung gì trong Luật và các văn bản dưới luật để đảm bảo yêu cầu về ATVSLĐ phù hợp với trình độ phát triển kinh tế và thuần phong, mỹ tục của dân tộc; Hai là, nhà nước cần phải chế định như thế nào về trách nhiệm của NSDLĐ trong lĩnh vực đảm bảo ATVSLD trong DN Ba là, nhà nước nên hỗ trợ như thế nào để giúp các DN và NLĐ thiết lập và vận hành tốt hệ thống đảm bảo ATVSLĐ. Bốn là, các tổ chức xã hội, ngành nghề của NSDLĐ và NLĐ có ảnh hưởng như thế nào đến vận hành hệ thống đảm bảo ATVSLĐ trong DN. Năm là, đặc điểm ngành nghề có ảnh hưởng như thế nào đến việc xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo ATVSLĐ trong. Sáu là, các nước đang phát triển, do trình độ phát triển kinh tế còn thấp, cần thiết lập và vận hành hệ thống đảm bảo ATVSLĐ như thế nào để vừa đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, vừa đảm bảo sức cạnh tranh của sản phẩm cung ứng ra thị trường… 1.2.2. Những vấn đề lựa chọn nghiên cứu trong luận án Một là, về mặt lý thuyết, nhà nước có vị trí, vai trò và chức năng gì để bảo đảm ATVSLĐ trong DN GTĐB? Hai là, Nhà nước Việt Nam đã thực thi QLNN về ATVSLĐ trong DN GTĐB Việt Nam trong giai đoạn 2010-2019 như thế nào? Ba là, để nâng cao hiệu quả QLNN về ATVSLĐ trong DN GTĐB Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2030 cần đổi mới, cải tiến như thế nào? Để giải quyết ba câu hỏi trên, nghiên cứu sinh cần thu thập bằng chứng để chứng minh ba giả thuyết sau đây: Giả thuyết 1: Nhà nước cần can thiệp để đảm bảo ATVSLĐ trong các DN GTĐB Việt Nam. Giả thuyết 2: QLNN về ATVSLĐ trong các DN GTĐB Việt Nam còn bất cập so với yêu cầu. Giả thuyết 3: có thể có thể hoàn thiện QLNN về ATVSLĐ trong các DN GTĐB Việt Nam giai đoạn từ nay đến 2025. Khung phân tích trong luận án dựa trên sơ đồ logich sau:
  11. 9 Nhân tố ảnh hưởng Nội dung QLNN về Mục đích QLNN về ATVSLĐ ATVSLĐ trong DN GTVT trong DN GTVT 1.Đặc thù ngành 1.Xây dựng khung khổ - Bảo vệ người lao động khỏi GTVT pháp lý và chính sách về các nguy hiểm và bệnh nghề 2.Điều kiện KT-XH ATVSLĐ nghiệp trong quá trình sản 3.Khả năng của nhà 2.Tổ chức kiểm tra, giám xuất nước sát - Hỗ trợ DN xây dựng và vận 4.Bộ máy QLNN về 3. Khen thưởng và kỷ luật hành hệ thống đảm bảo ATVSLĐ ATVSLĐ 5. Các cam kết quốc tế - Thực thi nghiêm túc các cam kết quốc tế Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ 2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ 2.1.1. Khái niệm an toàn, vệ sinh lao động ATVSLĐ là hệ thống những giải pháp tổ chức, quản lý, kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật mà tổ chức sử dụng lao động và bản thân NLĐ phải thực hiện nhằm ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, ngăn ngừa việc gây thương tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động đi đôi với các giải pháp đối phó với những ảnh hưởng từ quá trình lao động có thể làm cho người lao động suy giảm sức khỏe. 2.1.2. Đặc điểm của an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp giao thông đƣờng bộ Thứ nhất, môi trường làm việc của NLĐ cũng rất khắc nghiệt và tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro gây tai nạn hoặc bệnh tật. Thứ hai, môi trường làm việc phân tán, tính lưu động cao đòi hỏi tính tự giác cao của NLĐ trong thực hiện các biện pháp ATVSLĐ. Thứ ba, về mặt kỹ thuật, các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ trong các DN GTĐB cần tuân thủ các nguyên tắc sau: Các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ phải được thiết kế đồng bộ với thiết kế thi công công trình và thiết kế các phương tiện vận tải; Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình, quy phạm kỹ thuật đã được ban hành; Tập trung vào khâu công việc có nguy cơ cao xảy ra tai nạn; phân tích kỹ các nguyên nhân tai nạn, nguy cơ xảy ra tai nạn để tìm các giải pháp phòng ngừa. Thứ tư, bảo đảm ATVSLĐ trong các DN GTĐB không những là cần thiết đối với NLĐ, DN, mà còn là yêu cầu tất yếu đối với xã hội, bởi vì các tai nạn do các DN giao thông đường bộ gây ra không chỉ gây tác động tiêu cực đến NLĐ trong DN, mà còn gây tác hại trực tiếp cho những người khác như người lưu thông trên đường, người sống gần công trường xây dựng…
  12. 10 2.2. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ 2.2.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp 2.2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước sử dụng pháp luật và tiềm lực kinh tế để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. 2.2.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp Quản lý nhà nước về ATVSLĐ là việc nhà nước sử dụng công cụ pháp luật tác động có tổ chức, điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền vào các mối quan hệ lao động, các hành vi hoạt động của con người và các hoạt động liên quan đến ATVSLĐ nhằm phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm, bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong và đồng thời nhằm phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động. 2.2.2. Đặc điểm và vai trò của quản lý nhà nƣớc về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp 2.2.2.1. Đặc điểm quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp Ngoài đặc điểm chung của QLNN là mang tính cưỡng bức tuân thủ đối với đối tượng quản lý, sử dụng các công cụ chuyên biệt của nhà nước như quyền lực chính trị, sử dụng tài sản thuộc sở hữu nhà nước, hướng tới lợi ích chung của xã hội, QLNN về ATVSLĐ trong DN còn có một số đặc điểm riêng sau đây: Thứ nhất, nhà nước phải xác định rõ phạm vi can thiệp của cơ quan nhà nước vào lĩnh vực quản trị DN là nhằm mục đích đảm bảo mức độ ATVSLĐ tối thiểu mà xã hội yêu cầu nhằm bảo vệ lợi ích của NLĐ. Thứ hai, dù QLNN về ATVSLĐ là các quy định mang tính quyền lực nhà nước và các DN buộc phải tuân thủ, nhưng quá trình hoạch định và quá trình triển khai thực hiện có sự tham gia của DN. Thứ ba, QLNN về ATVSLĐ trong DN là hoạt động đòi hỏi phải được tổ chức thống nhất từ khâu hoạch định các quy định pháp lý, tổ chức truyền tải đến đối tượng quản lý và kiểm tra, giám sát, khen thưởng, xử phạt nghiêm minh. Thứ tư, QLNN về ATVSLĐ trong DN là hoạt động đòi hỏi tính liên tục và tương đối ổn định. Thứ năm, QLNN về ATVSLĐ trong DN cũng là một trong những hoạt động của nhà nước hướng các DN tới mục tiêu phát triển bền vững. 2.2.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp Một là, cơ quan nhà nước phối hợp với NSDLĐ và NLĐ triển khai thực hiện hệ thống ATVSLĐ, qua đó bảo đảm rằng, các biện pháp ATVSLĐ được triển khai một cách hợp lý tại nơi làm việc.
  13. 11 Hai là, thông qua việc triển khai các hoạt động quản lý của mình một cách hiệu quả, cơ quan QLNN về ATVSLĐ góp phần tạo ra được những kết quả cụ thể trong DN như nâng cao mức độ an toàn tại nơi làm việc, tăng cường sự tham gia của người lao động vào công tác ATVSLĐ tại nơi làm việc, tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn bảo vệ lợi ích của NLĐ. Ba là, quản lý về ATVSLĐ của cơ quan nhà nước còn đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho DN như: giảm thiểu số vụ tai nạn và tình trạng ốm yếu của NLĐ qua đó góp phần giảm chi phí mà DN phải chi trả cho NLĐ khi gặp tai nạn, khuyến khích NLĐ làm việc nhiệt tình, nâng cao thu nhập của NLĐ và lợi nhuận kinh tế của DN. Bốn là, quản lý về ATVSLĐ của cơ quan nhà nước còn đem lại cho xã hội nhiều lợi ích như góp phần to lớn vào thực hiện định hướng phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng sống của NLĐ, thực hiện tiến bộ xã hội ngay trong từng DN. Ngoài ra, đối với NSDLĐ trong DN, QLNN về ATVSLĐ còn hỗ trợ giới quản trị DN tổ chức hợp lý quá trình lao động, giảm xung đột do mâu thuẫn lợi ích giữa NLĐ và NSDLĐ, khuyến khích NLĐ trung thành với DN… 2.2.3. Mục tiêu, nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp 2.2.3.1. Mục tiêu quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp Một là thiết lập các quy định và tiêu chuẩn về ATVSLĐ cũng như quyền và nghĩa vụ của NSDLĐ và NLĐ về ATVSLĐ trong DN. Mục tiêu này được đo bằng mức độ phủ lấp toàn diện và tính hợp lý của các quy định, tiêu chuẩn về ATVSLĐ trong DN. Hai là đảm bảo mọi NSDLĐ và NLĐ đều nhận được thông tin đầy đủ và nhận thức đúng tầm quan trọng của các quy định và tiêu chuẩn về ATVSLĐ trong DN. Mục tiêu này thể hiện qua kết quả hoạt động tuyên truyền, giáo dục luật pháp về ATVSLĐ trong DN cũng như kết quả hỗ trợ của nhà nước trong tập huấn cho người quản lý và NLĐ về kỹ năng thực hiện ATVSLĐ. Ba là đảm bảo các DN tuân thủ nghiêm minh các các quy định, tiêu chuẩn về ATVSLĐ trong DN. Mục tiêu này thể hiện ở kết quả các hoạt động thanh tra, kiểm tra ATVSLĐ cũng như tốc độ giảm các vụ TNLĐ và BNN qua thời gian. Bốn là kiểm soát tình hình tai nạn và BNN trong nền kinh tế thông qua việc theo dõi, thống kê, cung cấp thông tin về TNLĐ, BNN; kết quả thực hiện các chương trình, hồ sơ quốc gia, dịch vụ công về ATVSLĐ. Năm là thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực bảo đảm ATVSLĐ trong DN. Mục tiêu này có thể được đo bằng các thông số về kết quả nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật phòng ngừa tai nạn, BNN trên phạm vi quốc gia cũng như hợp tác quốc tế. 2.2.3.2. Nguyên tắc quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp Một là, đảm bảo tính hiệu lực, ổn định, liên tục, thống nhất, công khai, minh bạch trong QLNN về ATVSLĐ đối với DN.
  14. 12 Hai là, QLNN về ATVSLĐ phải hướng đến hài hòa lợi ích giữa yêu cầu bảo vệ quyền của NLĐ được làm việc trong điều kiện ATVSLĐ với khả năng đáp ứng của DN ứng với từng trình độ phát triển kinh tế, từng ngành nghề và địa bàn cụ thể. Ba là, QLNN về ATVSLĐ phải hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, kết hợp hài hòa lợi ích giữa DN và cộng đồng, xã hội, quốc gia. Bốn là, động viên mọi nguồn lực xã hội kết hợp với nguồn lực của nhà nước để thực hiện có hiệu quả các hệ thống ATVSLĐ trong DN. 2.2.4. Nội dung quản lý nhà nƣớc về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp 2.2.4.1. Thiết lập khung khổ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp * Thiết lập các quy định pháp lý và các tiêu chuẩn quốc gia, địa phương, ngành nghề về ATVSLĐ trong DN. * Xây dựng chính sách hỗ trợ của nhà nước về ATVSLĐ. * Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn quốc gia, địa phương, ngành nghề về ATVSLĐ. 2.2.4.2. Tổ chức thực hiện khung khổ pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp * Tổ chức bộ máy QLNN về ATVSLĐ trong DN * Tuyên truyền, phổ biến và huấn luyện về ATVSLĐ trong DN * Khuyến khích các tổ chức xã hội, tổ chức ngành nghề tham gia các phong trào, sáng kiến, chương trình quốc gia về ATVSLĐ * Hợp tác quốc tế nhằm tăng cường năng lực QLNN về ATVSLĐ trong DN. 2.2.4.3. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp * Kiểm tra, giám sát nhằm thiết lập hệ thống ATVSLĐ trong DN * Thanh tra, kiểm tra khi có tai nạn lao động * Kiểm tra thông qua báo cáo của DN về ATVSLĐ * Thu thập dữ liệu, thông tin về tình hình TNLĐ, BNN để hình thành các bộ hồ sơ, kho dữ liệu địa phương, ngành, quốc gia về ATVSLĐ và cung cấp cho các cơ quan quản lý, các DN có nhu cầu. 2.2.5. Nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp 2.2.5.1. Nhân tố khách quan * Đặc điểm của doanh nghiệp * Trình độ phát triển của khoa học công nghệ của DN * Các quy định, tiêu chuẩn quốc tế mà nhà nước cam kết thực hiện * Nhận thức và sự ủng hộ của xã hội * Tác động của các tổ chức chính trị, xã hội nghề nghiệp. 2.2.5.2. Nhân tố chủ quan thuộc về nhà nước * Nhận thức và quyết tâm của nhà nước trong quản lý lĩnh vực ATVSLĐ * Tiềm lực tài chính của chính phủ * Thẩm quyền và cơ cấu bộ máy QLNN về ATVSLĐ * Trình độ, năng lực, đạo đức của đội ngũ cán bộ QLNN về ATVSLĐ
  15. 13 2.3. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM 2.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp Trong luận án đã phân tích kinh nghiệm QLNN về ATVSLĐ của Chính phủ Mỹ, Chính phủ Anh, Chính phủ Sigapo, Chính phủ Nhật Bản, qua đó rút ra một số bài học cho Nhà nước Việt Nam: Thứ nhất các nước đều đưa ra khung pháp lý (hoặc đặt trong luật lao động, hoặc đặt thành luật riêng) về ATVSLD thống nhất trong nội bộ quốc gia để các DN dựa vào đó mà thực hiện. Thứ hai, cần kế thừa các mô hình quản lý ATVSLĐ của các nước thành công, học hỏi kinh nghiệm của các nước có lịch sử nghiên cứu lâu dài về lĩnh vực này như nước Anh và nước Nhật. Thứ ba, thiết lập và kiện toàn các cơ quan QLNN về ATVSLĐ sao cho có đủ sức mạnh, nguồn lực và cán bộ đủ sức giám sát, hỗ trợ DN thực hiện hệ thống ATVSLĐ, nhất là bộ phận thanh tra lao động nói chung, thanh tra về ATVSLĐ nói riêng. Thứ tư, nhận thức của bản thân NLĐ có tác động to lớn đến giảm thiểu sai lầm dẫn đến TNLĐ. Chƣơng 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘVIỆT NAM 3.1. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ VIỆT NAM 3.1.1. Thực trạng doanh nghiệp giao thông đƣờng bộ Việt Nam Giao thông đường bộ là một bộ phận quan trọng của ngành giao thông vận tải - một ngành sản xuất vật chất có quy mô lớn, cung cấp dịch vụ vận tải hàng hóa và hành khách cho tất cả các ngành kinh tế khách và phục vụ đời sống dân cư. Theo số liệu của Bộ GTVT, "hệ thống đường bộ Việt Nam có tổng chiều dài 570.448km, trong đó đường quốc lộ là 24.136km, đường cao tốc là 816km, đường tỉnh là 25.741km, đường huyện là 58.347km, đường đô thị là 26.953km, đường xã là 144.670km, đường thôn xóm là 181.188km và đường nội đồng là 108.597km… Đến năm 2020 đã đưa vào khai thác 816 km đường cao tốc…Tính đến hết tháng 11/2019, sản lượng vận tải cả nước đạt hơn 1,4 tỷ tấn hàng, tăng 8,8%; đạt hơn 4,34 tỷ lượt hành khách, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2018". Các DN GTĐB bao gồm hai loại hình chính là DN vận tải đường bộ và doanh nghiệp xây dựng cầu đường bộ. Dù thuộc loại hình nào thì các DN hoạt động trong lĩnh vực GTĐB cũng hoạt động trong môi trường khắc nghiệt, đầy rủi ro, sử dụng các máy móc phương tiện có yêu cầu kiểm định nghiêm ngặt, có nguy cơ gây tai nạn cho mình và cho người khác nên phải đặc biệt chú trọng đảm bảo ATVSLĐ trong quá trình sản xuất cho NLĐ. Các nguy cơ tiềm ẩn gây tai nạn cho NLĐ trong các DN GTĐB là các tai nạn liên quan đến vận hành máy móc phức tạp, có yêu cầu kiểm định nghiêm ngặt, tai nạn làm việc trên cao, tai nạn giao thông…Nguy cơ gây BNN cũng lớn.
  16. 14 Trong hơn 30 năm đổi mới, phát triển kinh tế thị trường, các DN GTĐB của Việt Nam đã có sự phát triển không ngừng cả về số lượng và chất lượng. Trong giai đoạn từ 2010 đến năm 2018 DN GTĐB có sự phát triển vượt bậc cả về số lượng DN, số người lao động và vốn kinh doanh. 3.1.2. Thực trạng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong doanh nghiệp giao thông đƣờng bộ Việt Nam Điều kiện đặc thù của DN GTĐB là bao gồm số lượng lớn NLĐ làm việc trong lĩnh vực lao động nặng nhọc, cường độ lao động cao, ĐKLĐ khắc nghiệt, đòi hỏi sự tập trung cao độ nên dễ dẫn đến căng thẳng, sai sót. Hơn nữa, điều kiện làm việc của các DN này phân tán, lưu động, sử dụng máy móc có tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu an toàn cao, nguy cơ mất an toàn và khả năng xảy ra tai nạn cho người lao động và người khác rất lớn. Trong những năm qua, các DN GTĐB đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong thực hiện phòng ngừa TNLĐ và BNN. Đa phần các DN GTĐB đã đầu tư mua sắm các phương tiện vận tải đáp ứng yêu cầu kiểm định, tuân thủ các điều kiện kiểm định máy móc, thiết bị, tập huấn cho NLĐ và có chính sách chăm sóc sức khỏe tại nơi làm việc cho NLĐ. Tuy nhiên tốc độ giảm các vụ TNLĐ còn chậm, số người mắc BNN phải tiến hành điều trị cũng giảm chậm. Thậm chí vẫn còn một số DN để xảy ra TNLĐ nghiêm trọng, trong đó có TNLĐ gây chết người. Theo thông tin từ Bộ Công an, từ năm 2009 đến tháng 5-2019, toàn quốc xảy ra 326.299 vụ tai nạn GTĐB, làm chết 97.721 người, bị thương 329.756 người. Riêng năm 2018 xảy ra 18.499 vụ, làm chết 8.079 người, bị thương 14.732 người. Xét trong 10 năm qua, bình quân mỗi năm có gần 10.000 người chết vì tai nạn giao thông, trong đó đa số người bị tai nạn đang trong độ tuổi lao động. Nguyên nhân để xảy ra TNLĐ chủ yếu là do NSDLĐ chưa thực sự quan tâm đầu tư thích đáng cho hệ thống ATVSLĐ; thiết bị, phương tiện làm việc chưa được kiểm tra, giám định theo đúng thời gian và tiêu chuẩn pháp luật quy định nên không đảm bảo an toàn; NLĐ không chấp hành đúng, đầy đủ các quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật khi làm việc, thiếu phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm những công việc tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao, thậm chí một số người còn chủ quan không chấp hành đúng các chỉ dẫn về quy trình, quy phạm, nội quy về ATVSLĐ; một số DN còn chưa xây dựng đầy đủ quy trình, quy phạm, nội quy về ATVSLĐ; việc kiểm tra, tự kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện công tác ATVSLĐ chưa được thường xuyên, liên tục. Một số DN còn chưa bố trí đầy đủ cán bộ làm công tác ATVSLĐ, chưa thực hiện việc đánh giá kế hoạch thực hiện ATVSLĐ đã được phê duyệt. Việc huấn luyện ATVSLĐ tại một số DN còn chưa thật sự có chất lượng tốt. Trong một số DN xây dựng đường bộ còn hiện tượng NLĐ không sử dụng đúng quy trình lao động, chưa được trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ cá nhân như quần áo, giầy, mũ, khẩu trang, dây an toàn. Chất lượng các báo cáo về ATVSLĐ của một số DN còn chưa đầy đủ thông tin cần thiết, chưa kịp thời.
  17. 15 3.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ VIỆT NAM 3.2.1. Thực trạng thiết lập khung khổ pháp lý về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp giao thông đƣờng bộ Trước khi có Luật ATVSLĐ, khung khổ pháp lý quy định về ATVSLĐ được Nhà nước Việt Nam quy định trong Luật Lao động (2012) áp dụng cho mọi loại hình DN với các nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, Nhà nước quy định "Mọi DN, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo quy định của pháp luật về ATVSLĐ". Thứ hai, yêu cầu chung về bảo đảm ATVSLĐ được quy định rõ. Thứ ba, quy định trách nhiệm của NSDLĐ trong bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc. Thứ tư, quy định rõ quyền và nghĩa vụ của NLĐ trong bảo đảm ATVSLĐ tại nơi làm việc. Đồng thời Luật Lao động 2012 cũng quy định rõ các hành vi bị cấm trong lĩnh vực ATVSLĐ: Trả tiền thay cho việc bồi dưỡng bằng hiện vật; Che giấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự thật về TNLĐ, BNN. Nhà nước cũng quy định các biện pháp hỗ trợ để phòng ngừa TNLĐ, BNN trong quá trình lao động như sau: Lập cơ quan kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ; DN phải lập kế hoạch ATVSLĐ đặt trong khung khổ kế hoạch sản xuất, kinh doanh của DN; Hỗ trợ huấn luyện về ATVSLĐ cho cán bộ chuyên trách về ATVSLĐ trong DN và NLĐ. Năm 2015, Quốc hội khóa 13 đã thảo luận và thông qua Luật ATVSLĐ có giá trị thực thi từ 1.1.2016. Những nội dung mới của Luật ATVSLĐ năm 2015 so với quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 về ATVSLĐ là: mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng các quy định pháp lý về ATVSLĐ trong nền kinh tế; nhấn mạnh nội dung tuyên truyền, huấn luyện ATVSLĐ nhằm phòng ngừa TNLĐ và BNN; quy định rõ chế độ đối với người bị TNLĐ, BNN; quy định rõ, chi tiết hơn chế độ khai báo, thống kê, báo cáo, điều tra sự cố nghiêm trọng, TNLĐ, BNN; đưa ra các quy định về hệ thống ATVSLĐ trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh bao gồm các yếu tố cấu thành: lập kế hoạch, tổ chức kiểm tra, thi đua, khen thưởng, thống kê, báo cáo về ATVSLĐ; quy định về tổ chức bộ máy thanh tra ATVSLĐ: quy định thanh tra ATVSLĐ là lực lượng thanh tra chuyên ngành, do cơ quan thực hiện QLNN ở trung ương và địa phương thực hiện, gồm cấp trung ương và cấp tỉnh. Để hướng dẫn thực hiện Luật ATVSLĐ Chính phủ đã ban hành Nghị định số 39/2016 ngày 15/5/2016 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATVSLĐ. Năm 2016 Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 44/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật ATVSLĐ về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện ATVSLĐ và quan trắc môi trường lao động. Từ năm 2016 đến nay, Bộ LĐTBXH, các bộ chuyên ngành đã có nhiều thông tư hướng dẫn thực hiện Luật ATVSLĐ phù hợp với điều kiện từng ngành nghề, lĩnh vực cụ thể.
  18. 16 3.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong doanh nghiệp giao thông đƣờng bộ 3.2.2.1. Thực trạng thiết lập bộ máy quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam Theo Luật ATVSLĐ, Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ban hành ngày 25/5/2016) bộ máy QLNN về lĩnh vực ATVSLĐ được thiết lập theo cấp quản lý hành chính. Ở Trung ương, cơ quan được Chính phủ giao trách nhiệm tham mưu, tư vấn chính cho Chính phủ trong điều hành lĩnh vực QLNN về ATVSLĐ là Bộ LĐTBXH, Bộ Y tế, Bộ Khoa học, Công nghệ, Bộ GTVT và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam. Ở cấp địa phương, UBND cấp tỉnh với sự tham mưu giúp việc của sở GTVT phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh chịu trách nhiệm QLNN về ATVSLĐ trong các DNGTĐB hoạt động trên địa bàn. Quốc hội Chính phủ Bộ GTVT UBND tỉnh Bộ LĐTBXH; Bộ Y tế, Bộ Hướng dẫn các Tổ chức thực hiện pháp KH-CN DNGTĐB thực hiện luật về ATVSLĐ trên Tham mưu, giúp việc cho CP Luật ATVSLĐ phù địa bàn ra văn bản hướng dẫn thực hợp ngành nghề (Sở GTVT, LĐLĐ hiện Luật ATVSLĐ (Cục đường bộ) tỉnh) Doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam Hình 3.1: Mô hình bộ máy QLNN về ATVSLĐ trong các DNGTĐB Việt Nam 3.2.2.2. Thực trạng tuyên truyền pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động Hoạt động truyền thông về ATVSLĐ đã được các cơ quan có trách nhiệm tuyên truyền pháp luật thực hiện trên rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng như: Tuyên truyền qua tổ chức và thực hiện chương trình "An toàn lao động vì hạnh phúc gia đình và sự phát triển DN" chương trình "Y tế và sức khỏe cộng đồng" trên Đài Tiếng nói Việt Nam; chuyên mục An toàn lao động trên báo Đối ngoại Vietnam Economic News, tạp chí Lao động - xã hội, tạp chí Nghề nghiệp và cuộc sống… Các đài phát thanh, báo, tạp chí đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, các DN, NSDLĐ và NLĐ về ATVSLĐ, kịp thời đưa tin các vụ TNLĐ, đề cập đến nguyên nhân, đề nghị những giải pháp khắc phục các vi phạm, cảnh báo các nguy cơ tiềm ẩn… Hàng năm Nhà nước tổ chức Tháng hành động về ATVSLĐ với sự tham gia và hưởng ứng tích cực của các bộ, ngành, địa phương, DN. Cơ quan tổ chức đã phát hành hàng chục nghìn tin, bài, tài liệu và phát đến tận tay NLĐ, DN. Nhiều hoạt động thiết thực được tổ chức để thúc đẩy các hoạt động huấn luyện về ATVSLĐ, cải thiện ĐKLĐ của DN. Ban tổ chức cũng triển khai
  19. 17 nhiều lớp tập huấn, trong đó chú trọng phổ biến văn bản mới, hướng dẫn triển khai các văn bản hướng dẫn Luật ATVSLĐ. Ngoài các hoạt động tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông đại chúng, Bộ LĐTBXH, bộ Công an, Bộ GTVT đã tổ chức nhiều chương trình và phong trào đưa các nội dung ATVSLĐ trong Luật vào hoạt động của các DN GTĐB. Không phải tất cả các DN đó đều thực hiện việc tuyên truyền với chất lượng cao. Một số DN chỉ thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật về ATVSLĐ một cách hình thức, cốt để đối phó với cơ quan QLNN. Nhiều NLĐ trong các DN GTĐB còn coi nhẹ vấn đề đảm bảo ATVSLĐ trong khi làm việc, nhất là người lao động trẻ. Một số DN chưa áp dụng các biện pháp chế tài nghiêm khắc để NLĐ tích cực sử dụng trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân trong khi lao động. 3.2.2.3. Thực trạng huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động Đối tượng tham gia huấn luyện ATVSLĐ bao gồm cả NSDLĐ và NLĐ. Giảng viên tập huấn được mời từ các trường đủ tư cách pháp nhân thực hiện tập huấn ATVSLĐ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực ATVSLĐ. Nội dung tập huấn khá toàn diện. 3.2.2.4. Tổ chức các phong trào thực hiện an toàn, vệ sinh lao động và khuyến khích các tổ chức xã hội, nghề nghiệp tham gia Từ năm 2010 đến nay Chính phủ đã hai lần triển khai Chương trình quốc gia về ATVSLĐ với các mục tiêu nhất quán là "Chăm lo cải thiện ĐKLV, giảm ô nhiễm môi trường lao động; ngăn chặn TNLĐ và BNN, chăm sóc sức khỏe NLĐ; nâng cao nhận thức và sự tuân thủ pháp luật về bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn tính mạng cho NLĐ, tài sản của Nhà nước, tài sản của DN, của tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững của Quốc gia". Từ Chương trình Quốc gia, các tỉnh và các bộ ngành đã xây dựng Chương trình hành động đặc thù cho địa phương và ngành mình nhằm đảm bảo ATVSLĐ cho NLĐ trong lĩnh vực cơ quan quản lý. Đồng thời Chính phủ, UBND tỉnh, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Bộ GTVT đã chỉ đạo các DN GTĐB đưa nội dung bảo đảm ATVSLĐ vào trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị. Hàng năm Bộ LĐTBXH đã kết hợp với các ngành và địa phương tổ chức Tuần lễ đảm bảo ATVSLĐ với nhiều hoạt động tuyên truyền, tập huấn và tổ chức thi an toàn viên giỏi. Hàng năm, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam cũng phối hợp với Bộ LĐTBXH tổ chức Tháng hành hành động về ATVSLĐ. 3.2.3. Thực trạng thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động * Thực trạng thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ Hoạt động thanh tra, kiểm tra về ATLĐ của nhà nước được thực hiện dưới các hình thức: Thanh tra của Bộ LĐTBXH; thanh tra của Bộ GTVT; kiểm tra của cấp trên với cấp dưới; tự kiểm tra của DN và việc kiểm tra, giám sát của tổ chức công đoàn các cấp. Hoạt động thanh tra ATVSLĐ đã được thực hiện khá thường xuyên. Số liệu điều tra của nghiên cứu sinh cho thấy, từ chỗ thanh tra ATVSLĐ không được chú trọng đúng mức, đến nay hoạt động thanh tra ATVSLĐ đã được cải thiện. Hiện đã có 68.0% DN GTĐB được các đoàn thanh tra về ATVSLĐ đến làm việc. Tỷ trọng 32% DN trong 5 năm qua không đón nhận đoàn thanh tra của cơ quan nhà nước không phản ánh thực trạng thanh tra, mà cho thấy các DN này làm tốt công tác ATVSLĐ nên không nằm trong diện trọng điểm phải thanh tra.
  20. 18 Đa phần các DNGTĐB đã tổ chức hoạt động giám sát thường xuyên và tự kiểm tra định kỳ nhằm đánh giá thực tế việc NLĐ tuân thủ những quy trình đề ra trong kế hoạch bảo đảm ATVSLĐ. Hàng năm số DN đã tự thực hiện công tác kiểm tra, tự kiểm tra về công tác ATVSLĐ chiếm đến 93.3% trong diện khảo sát của nghiên cứu sinh. Theo số liệu điều tra của nghiên cứu sinh, khi có TNLĐ xảy ra, 93.3% DN đã thành lập đoàn điều tra. Thành phần đoàn điều tra thường có: Ban an toàn lao động do phó giám đốc làm trưởng ban, ban lãnh đạo, chủ tịch công đoàn, cán bộ công đoàn và cán bộ ATVSLĐ, các bên liên quan,… Ở cấp trung ương, Bộ LĐTBXH phối hợp với Bộ GTVT tổ chức các đoàn thanh tra về ATVSLĐ, tổ chức các cuộc điều tra, khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện ở từng địa phương. Theo ý kiến của những người tham gia trả lời phiếu điều tra của nghiên cứu sinh, 72.1% cho rằng cần đẩy mạnh thanh tra ATVSLĐ hơn nữa để khuyến khích DN làm tốt hơn nữa công tác ATVSLĐ. 25.4% số người được hỏi có ý kiến kiến nghị thay đổi hình thức xử phạt theo hướng chế tài mạnh hơn đối với các DN không chấp hành quy định về ATVSLĐ. 24.2%. số người được hỏi yêu cầu thay đổi quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với việc bảo đảm ATVSLĐ trong DN. *Thực trạng quan trắc môi trường lao động Theo điều tra của nghiên cứu sinh, khoảng 71.1% DN đã thực hiện đo, kiểm môi trường lao động hàng năm. Vẫn còn đến 28.9% DN chưa thực hiện nhiệm vụ này. * Thực trạng kiểm định máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐĐơn vị % Số liệu điều tra cho thấy, có đến 80% DNGTĐB sử dụng máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, trong đó 91,9% DN thực hiện nghiêm chỉnh việc kiểm định định kỳ. 3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ VIỆT NAM 3.3.1. Thành công trong quản lý nhà nƣớc về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp giao thông đƣờng bộ Việt Nam Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp lý quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ATVSLĐ cơ bản đáp ứng yêu cầu cụ thể hóa các chính sách, đưa Luật ATVSLĐ thực sự đi vào cuộc sống và kịp thời điều chỉnh những phát sinh xảy ra trong quá trình hoạt động của các DN GTĐB. Thứ hai, công tác tổ chức thực hiện khung khổ pháp lý và chính sách về ATVSLĐ đã được cải thiện một bước. Cụ thể là: - Mô hình tổ chức bộ máy QLNN về ATVSLĐ trong DN GTĐB Việt Nam đã được kiện toàn. - Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, huấn luyện để DNGTĐB có thể thực thi Luật ATVSLĐ đã được coi trọng. - Tình hình thiết lập hệ thống an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp giao thông đường bộ Việt Nam đã được cải thiện.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2