intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di sản văn hóa Phật giáo ở tỉnh Hà Tĩnh

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

55
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận án là đánh giá thực trạng và tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá Phật giáo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Từ đó, luận án đề ra những nhiệm vụ cụ thể sau: Nghiên cứu lý luận về di sản và quản lý di sản 7 - Mô tả, đánh giá hiện trạng di sản văn hoá Phật giáo trên địa bàn Hà Tĩnh và vai trò của di sản này trong đời sống và sự phát triển của nó đối với văn hóa xã hội của Hà Tĩnh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di sản văn hóa Phật giáo ở tỉnh Hà Tĩnh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH<br /> VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM<br /> <br /> Trần Thị Diệu Thúy<br /> <br /> QUẢN LÝ DI SẢN VĂN HÓA PHẬT GIÁO Ở TỈNH HÀ TĨNH<br /> <br /> Chuyên ngành: Quản lý văn hóa<br /> Mã số: 9319042<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA<br /> <br /> Hà Nội - 2018<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM<br /> BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH<br /> <br /> Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Kiều Thu Hoạch<br /> <br /> Phản biện 1:<br /> Phản biện 2:<br /> Phản biện 3:<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp<br /> Viện họp tại Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam<br /> Số 32 Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội<br /> Vào hồi<br /> <br /> giờ<br /> <br /> ngày tháng<br /> <br /> năm<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam.<br /> - Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Hà Tĩnh là vùng đất cổ, gắn với quá trình khai hoang lập<br /> ấp và giữ biên thùy, vùng phên dậu của đất nước, nơi tiếp giáp<br /> với các nền văn hóa láng giềng. Bởi vậy, đây là vùng văn hóa<br /> có kho tàng di sản độc đáo trong đó có di sản văn hóa Phật giáo,<br /> đã chịu tác động mạnh mẽ của hoàn cảnh lịch sử và tính đặc thù<br /> văn hóa vùng.<br /> Di sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh không được bảo tồn<br /> và phát triển, vì nhiều nguyên nhân. Năm 1991 (năm tách tỉnh<br /> Hà Tĩnh ra khỏi tỉnh Nghệ Tĩnh) đa số các ngôi chùa đã bị<br /> hoang phế, đổ nát hoặc chuyển sang sử dụng vào các mục đích<br /> khác. Những năm gần đây, đạo Phật lại trở thành một nhân tố<br /> không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhân dân. Vì vậy<br /> nhiệm vụ quản lý di sản văn hóa Phật giáo của ngành văn hóa<br /> Hà Tĩnh vô cùng cấp thiết.<br /> Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh, thực hiện Nghị Quyết của<br /> Hội nghị Trung Ương 5 (khóa VIII) về việc xây dựng nền văn<br /> hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Một trong những nội dung<br /> đó là bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân<br /> tộc trong đó có di sản văn hóa Phật giáo. Bên cạnh những thành<br /> tựu đạt được thì công tác này còn hạn chế do nhiều nguyên nhân.<br /> Mặt khác để sử dụng giá trị di sản văn hóa Phật giáo vào<br /> phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, cần phải nghiên cứu,<br /> nhận diện giá trị các di sản văn hóa này. Ngoài ra cần đánh giá<br /> những thành tựu, hạn chế của công tác quản lý để có cơ sở xây<br /> dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di sản văn hóa<br /> Phật giáo. Đó chính là lý do để chúng tôi lựa chọn đề tài Quản<br /> <br /> 2<br /> lý Di sản văn hóa Phật giáo ở tỉnh Hà Tĩnh cho luận án tiến sỹ<br /> chuyên ngành Quản lý văn hóa.<br /> 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br /> Mục tiêu của luận án là đánh giá thực trạng và tìm ra các<br /> giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị<br /> di tích lịch sử văn hoá Phật giáo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Từ<br /> đó, luận án đề ra những nhiệm vụ cụ thể sau:<br /> - Nghiên cứu lý luận về di sản và quản lý di sản<br /> - Mô tả, đánh giá hiện trạng di sản văn hoá Phật giáo trên<br /> địa bàn Hà Tĩnh và vai trò của di sản này trong đời sống và sự<br /> phát triển của nó đối với văn hóa xã hội của Hà Tĩnh.<br /> - Phân tích thực trạng công tác quản lý di sản văn hoá Phật<br /> giáo trên địa bàn Hà Tĩnh từ năm 2001 đến năm 2016.<br /> - Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý, bảo tồn,<br /> phát huy, giá trị di sản văn hóa Phật giáo trên địa bàn Hà Tĩnh.<br /> 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa<br /> Phật giáo ở Hà Tĩnh (Đương nhiên khi nghiên cứu công tác quản<br /> lý di sản cũng cần đề cập đến các sinh hoạt văn hoá Phật giáo của<br /> người dân địa phương, đặc điểm và hiện trạng của các di sản văn<br /> hóa Phật giáo tiêu biểu nhất là các chùa, tháp, thiền viện - mà<br /> chúng tôi gọi chung là Di tích lịch sử - văn hóa Phật giáo).<br /> 3.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> Phạm vi vấn đề nghiên cứu<br /> Tập trung nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về di sản<br /> văn hóa từ các khía cạnh cụ thể: Hệ thống văn bản quản lý, mô<br /> hình quản lý, đội ngũ nhân sự và các hoạt động thực thi pháp<br /> <br /> 3<br /> luật trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Phật<br /> giáo ở Hà Tĩnh.<br /> Phạm vi không gian: Các di tích lịch sử văn hóa Phật giáo<br /> trên địa bàn Hà Tĩnh, tập trung vào các di tích đã được xếp hạng.<br /> Về mặt thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu công tác<br /> quản lý di sản văn hoá Phật giáo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh từ<br /> sau khi Luật Di sản văn hóa được ban hành (2001) đến năm<br /> 2016.<br /> 4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu<br /> 4.1. Câu hỏi nghiên cứu<br /> 1. Hiện trạng các di tích lịch sử - văn hóa Phật giáo ở Hà<br /> Tĩnh như thế nào? Các di sản này đã chịu những hậu quả gì<br /> dưới tác động của thực tiễn lịch sử?<br /> 2. Việc thực thi quy phạm Pháp luật trong quản lý di sản<br /> văn hóa phật giáo ở Hà Tĩnh có thuận lợi, khó khăn gì? Thực<br /> trạng công tác quản lý di sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh từ<br /> năm 2001 đến năm 2016, thành tựu và hạn chế?<br /> 3. Cần phải có những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả, khắc<br /> phục những bất cập trong quản lý các di sản văn hóa Phật giáo?<br /> 4.2. Giả thuyết nghiên cứu<br /> Công tác quản lý di sản văn hóa Phật giáo ở Hà Tĩnh (kể từ<br /> năm 2001) đã đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại,<br /> cần đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di sản văn hóa<br /> Phật giáo.<br /> 5. Phƣơng pháp nghiên cứu<br /> - Sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành, phương pháp<br /> mô hình hóa, khảo sát thực địa, phỏng vấn sâu, nghiên cứu tài<br /> liệu...<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2