intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện và phát triển mô hình kinh doanh trong xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

12
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh "Hoàn thiện và phát triển mô hình kinh doanh trong xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ" được nghiên cứu với mục tiêu: Đánh giá tác động của quá trình xây dựng nông thôn mới đến việc biến đổi thực trạng mô hình kinh doanh tại các đơn vị kinh tế cơ sở lĩnh vực NN - NT giai đoạn 2015 - 2022, đề xuất giải pháp hoàn thiện và phát triển các mô hình kinh doanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện và phát triển mô hình kinh doanh trong xây dựng nông thôn mới tại các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI -----ooo----- TÔ XUÂN HÙNG HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH DOANH TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 9.340.101 Hà Nội - 2023 1
  2. CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS. TS. Đàm Văn Nhuệ 2. TS. Phí Văn Kỷ Phản biện: 1. .................................................................................................. 2. ................................................................................................... 3. ................................................................................................... Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá Luận án cấp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Vào hồi:..........giờ.........ngày.........tháng.........năm 2023 Có thể tìm hiểu Luận án tại: - Thƣ viện Quốc gia - Thƣ viện Trƣờng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 2
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Vùng Đồng bằng Bắc Bộ (ĐBBB) đã triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM khá sôi động và có những đặc trưng gắn với lịch sử và truyền thống. Vùng là cái nôi của nền NN Việt Nam, nơi đây môi trường kinh doanh trong NN - NT có những chuyển biến thuận lợi và đạt được kết quả tích cực về nhiều mặt trong XD NTM. Song, việc thực hiện tiêu chí số 13 của Bộ TCQG về NTM, trong đó vấn đề phát triển mô hình kinh doanh (MHKD) tại vùng ĐBBB có những khó khăn nhất định. Bởi vậy, nghiên cứu quá trình hoàn thiện và phát triển MHKD trong XDNTM tại vùng ĐBBB là rất cần thiết và để rút ra bài học kinh nghiệm cho các vùng khác trong cả nước. Thực tiễn đòi hỏi không chỉ tìm ra MHKD mới mà phải xem xét sự tương tác lẫn nhau giữa XD NTM với việc hoàn thiện và phát triển các MHKD cụ thể, xem xét các nhân tố gắn với sự vận hành của từng MHKD để đáp ứng các mục tiêu XD NTM trước mắt cũng như lâu dài. Từ lý do ấy, NCS chọn chủ đề “Hoàn thiện và phát triển mô hình kinh doanh trong XDNTM ở các Tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ” làm đề tài LA, chuyên ngành Quản trị kinh doanh, mã số 9.340.101. 2. Mục đích nghiên cứu của Luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu tổng quát: Đánh giá tác động của quá trình XD NTM đến việc biến đổi thực trạng MHKD tại các đơn vị kinh tế cơ sở lĩnh vực NN - NT giai đoạn 2015 - 2022, đề xuất giải pháp hoàn thiện và phát triển các MHKD ấy, tạo điều kiện để tập hợp trong MHKD phù hợp với trình độ phát triển của chúng, nhằm nâng cao năng lực kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở trong bối cảnh tiếp tục xây dựng NTM từ sau năm 2022 ở các Tỉnh ĐBBB. 2.2. Mục đích nghiên cứu cụ thể 1
  4. Một là, phân tích tác động của quá trình XD NTM đến các loại hình SX - KD và việc biến đổi, hoàn thiện MHKD trong quá trình XD NTM ở các Tỉnh ĐBBB. Hai là, đánh giá thực trạng MHKD trong XD NTM tại các đơn vị cơ sở lĩnh vực NN - NT giai đoạn 2015 - 2022 ở vùng ĐBBB. Ba là, đề xuất định hướng, giải pháp hoàn thiện và phát triển MHKD phù hợp để phát huy sức mạnh tổng hợp của các đơn vị kinh tế cơ sở theo các yêu cầu HNQT ở các Tỉnh ĐBBB. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án Một là, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện và phát triển MHKD phù hợp với bối cảnh mới trong XD NTM ở các Tỉnh ĐBBB.Hai là, phân tích những tác độngXD NTM đến thực trạng MHKD thông qua sự tương tác giữa các chủ thể và các nhân tố của môi trường KD. Ba là, đề xuất quan điểm, định hướng, giải pháp hoàn thiện và phát triển MHKD phù hợp với yêu cầu và điều kiện XD NTM nhằm phát huy được sức mạnh tổng hợp của các đơn vị cơ sở với quy mô, trình độ tổ chức, quản lý khác nhau, sao cho có thể dung nạp và phát huy tiềm năng của HGĐ nông dân theo yêu cầu HNQT. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận án 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn về MHKD của các loại hình SX-KD trong XDNTM, kể cả MHKD hình thành trên cơ sở liên kết các loại hình hiện có, hướng tới sự phát triển bền vững và XD NTM giai đoạn tiếp theo ở các Tỉnh ĐBBB. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của Luận án 1- Về nội dung: Phạm vi nghiên cứu là quá trình “đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn”, trước hết là kinh tế HGĐ, HTX, DN đầu tư vào NN-NT, sự phát triển MHKD của chúng; khả năng liên kết giữa các loại hình SX-KD ấy trong XDNTM giai đoạn vừa qua; hướng phát triển và hoàn thiện 2
  5. chúng nhằm đáp ứng XDNTM giai đoạn tiếp theo trong bối cảnh HNQT ngày càng sâu rộng ở các Tỉnh ĐBBB. 2- Về không gian: Xem xét tại các đơn vị kinh tế cơ sở giai đoạn 2015-2022 thực trạng MHKD; làm rõ khả năng hoàn thiện và phát triển MHKD phù hợp. Chú trọng nghiên cứu những vấn đề khái quát toàn vùng, sau đó phân tích một số nét nổi bật tại một số Tỉnh trong Vùng về tác động của quá trình XD NTM đến các loại hình SX - KD. Tiếp theo, Luận án sẽ đi sâu khảo sát thực địa tại một số HGĐ, HTX trên địa bàn Tỉnh Thái Bình, nơi mang tính điển hình cao của Vùng. 3- Về thời gian: Luận án nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2022, chú trọng khai thác tình hình số liệu 7 năm (2015 - 2022) về tổ chức triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM, đề xuất giải pháp cho khoảng thời gian đến năm 2030. 5. Câu hỏi nghiên cứu Một là, quá trình XDNTM có tác động thế nào đến các loại hình SX-KD và MHKD của chúng; ngược lại, mỗi loại hình SX-KD đóng vai trò thế nào trong XDNTM, sự phát triển tiếp theo của chúng là gì? Hai là, thực trạng điểm mạnh và hạn chế của MHKD, MH nào có thể dung nạp được hàng ngàn HGĐ,THT, HTX NN và phát huy được sức mạnh tổng hợp của các đơn vị ấy, tạo thuận lợi cho mọi chủ thể tham gia tích cực vào chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng nông sản? Ba là, có thể lựa chọn MHKD nào phù hợp trong giai đoạn tiếp theo và cần giải pháp gì để đảm bảo“Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn” thực chất, đáp ứng theo các yêu cầu của HNQT ngày càng sâu rộng? 6. Phƣơng pháp nghiên cứu của Luận án 6.1. Cách tiếp cận của Luận án: Luận án phân tích và đánh giá MHKD của các loại hình SX - KD, đúc kết thành lý luận rồi đưa trở 3
  6. lại thực tiễn quá trình xây dựng NTM, tạo điều kiện cho các mô hình kinh doanh vận hành thông suốt và mang lại hiệu quả cao. 6.2. Phương pháp nghiên cứu của Luận án: Luận án dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và dựa trên quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về NN - NT - ND. 6.3. Cơ sở dữ liệu, nguồn tài liệu (a) Cách thức thu thập dữ liệu: NCS đã tiến hành khảo sát trực tiếp trong tháng 8 - 9/2022; điều tra bổ sung trong tháng 3/2023 để mở rộng hơn quy mô đơn vị điều tra cũng như khảo sát kỹ hơn, nhằm nâng cao tính toàn diện và độ tin cậy của dữ liệu sơ cấp. (b) Phạm vi thu thập dữ liệu và thực hiện điều tra (c) Cách thức điều tra chọn mẫu: Bảng hỏi và phỏng vấn sâu 184 HGĐ, 23 Giám đốc HTX NN và một số cán bộ quản lý của các phòng NN&PTNT cấp Huyện và Sở NN& PTNT Tỉnh Thái Bình. (d) Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn trực tiếp cán bộ có trách nhiệm trong BCĐ Chương trình XD NTM Tỉnh Thái Bình để hiểu rõ những khó khăn, thuận lợi trong thực hiện Tiêu chí số 13 trong XD NTM (e) Quá trình xử lý thông tin thu thập (g) Tính tin cậy của số liệu: Số liệu thứ cấp trích dẫn rõ ràng; Số liệu sơ cấp thu được từ điều tra trọng điểm và điển hình để minh chứng và bổ sung cho những nhận định khái quát, tập trung vào những cơ sở SX - KD đạt được kết quả nhất định, gồm các HGĐ và HTXNN. 4
  7. 6.4. Khung phân tích của Luận án Kinh nghiệm Sự cần thiết và vai Các khái niệm quốc tế trò của mô hình KD Các loại hình tổ chức SX - KD Kinh trong NN - NT Cơ sở lý Cơ sở lý nghiệm luận về luận và về phát thực tiễn triển mô Bài học kinh Yếu tố cơ bản của phát nghiệm mô hình KD về mô hình hình KD triển mô kinh doanh trong hình KD trong NN - NT Các yếu tố ảnh XDNTM hưởng Các tiêu chí Kinh nghiệm đánh giá trong nước Các yếu tố tác động đến Các loại hình SX- KD và mô hình kinh phát triển doanh trong XDNTM ở ĐB Bắc Bộ MHKD Đánh giá chung về thực trạng Tổng quan về Thực trạng MHKD NC trường hợp điển Chƣơng trình trong XDNTM hình tại Thái Bình XDNTM Kết quả, mặt mạnh; hạn chế của mô hình Định hƣớng, mục tiêu và Bối cảnh quốc tế giải pháp phát triển và và trong nƣớc hoàn thiện mô hình KD 7. Kết quả nghiên cứu của Luận án - Về mặt lý luận làm rõ lý luận cơ bản về vai trò của NN-ND- NT, tầm nhìn mới đối với NTM Việt Nam; cơ sở lý luận của việc 5
  8. đánh giá MHKD của từng loại hình SX-KD hiện có , khẳng định yêu cầu tất yếu thiết lập được mối liên hệ hữu cơ giữa loại hình HGĐ, HTX, DN… với nhau trong một mô hình liên kết KD mở, bình đẳng và cùng có lợi, đảm bảo cho việc XD NTM thật sự đạt chất lượng và bền vững. Đồng thời, làm rõ cách thức tổ chức và vận hành mô hình liên kết kinh doanh mở phù hợp với trình độ KT - XH cũng như gia tăng động lực phát triển ở ngay mỗi người nông dân, tạo cơ sở cho việc tiếp tục XDNTM ở giai đoạn nâng cao ở các Tỉnh ĐBBB. - Về mặt thực tiễn: Luận án làm rõ tác động qua lại giữa XDNTM với các loại hình SX - KD, với các mô hình kinh doanh tương ứng, đặc biệt là MHKD được hình thành trên cơ sở liên kết và phối hợp các loại hình SX - KD ấy, đánh giá thực trạng MHKD, đề xuất mô hình liên kết kinh doanh phù hợp, định hướng và giải pháp nhằm tiếp tục giải quyết vấn đề cốt lõi trong tổ chức sản xuất và phát triển hoạt động kinh doanh, thực hiện thành công Chương trình XDNTM giai đoạn nâng cao tại các Tỉnh ĐBBB, từng bước đưa Nông thôn mới phát triển ngang tầm thành thị, xây dựng được nền nông nghiệp hiện đại, liên kết chặt chẽ với chuỗi giá trị tầm quốc gia và quốc tế, gia tăng thu nhập của nông dân, góp phần ổn định xã hội. 8. Những đóng góp mới của Luận án - Làm rõ những chuyển biến về môi trường kinh doanh tác động đến việc phát triển các loại hình SX-KD trong NTM; tính tất yếu phải hoàn thiện và phát triển MHKD trong NN - NT ở các Tỉnh ĐBBB. - Đề xuất quan điểm, định hướng, giải pháp hoàn thiện và phát triển MHKD đối với các loại hình SX - KD trong NN-NT; làm rõ khả năng và điều kiện tạo lập MHKD mở với sự thống nhất trong đa dạng để có thể dung nạp mọi loại hình SX-KD, nhằm “đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn” gắn với XD NTM giai đoạn tiếp theo, phát huy tối đa nguồn lực hiện có, tiếp thu nguồn lực mới từ HNQT và CMCN 4.0 ở các Tỉnh ĐBBB. - Tìm thấy được động lực và nguồn lực phát triển nằm ở bản thân những người nông dân với tất cả lợi ích chính đáng về kinh tế, 6
  9. chính trị và xã hội của họ khi tạo điều kiện để tập hợp họ trong MHKD phù hợp nhằm đưa NN - NT Việt Nam thật sự bước lên trình độ hiện đại, từ đó đề xuất một số chính sách, cơ chế phù hợp để tạo nên hệ sinh thái kinh doanh cho lĩnh vực NN - NT, nâng cao chất lượng xây dựng NTM ở các Tỉnh ĐBBB. 9. Kết cấu của Luận án Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục TLTK, Luận án có kết cấu 4 Chương gồm: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đề tài Luận án; Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoàn thiện và phát triển mô hình kinh doanh trong xây dựng nông thôn mới; Chương 3. Thực trạng mô hình kinh doanh trong xây dựng NTM ở cácTỉnh Đồng bằng Bắc Bộ; Chương 4. Giải pháp hoàn thiện và phát triển mô hình kinh doanh trong xây dựng nông thôn mới ở các Tỉnh ĐBBB. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Tổng quan các tài liệu nước ngoài theo vấn đề: (i) Các nghiên cứu về lợi ích từ NN, về chuỗi giá trị nông sản; (ii) Các nghiên cứu về MHKD; (iii) Nghiên cứu về các loại hình SX-KD trong NN. 1.2. NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Tổng quan theo các nội dung: nghiên cứu về phát triển NN-NT bền vững; về mô hình SX - KD trong NN và về XD NTM ở Việt Nam. 1.3. XEM XÉT KẾ THỪA VÀ KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU 1.3.1. Nhận xét chung các công trình nghiên cứu Một là, cách thức để nông sản gia nhập thị trường thế giới, chính sách của Chính phủ thúc đẩy quá trình này. Hai là, cách thức phát triển NN - NT bền vững với việc chuyển đổi mô hình tổ chức - quản lý của Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản; Ba là, nghiên cứu về liên kết kinh tế giữa các loại hình SX-KD trong NN-NT, chú trọng vai trò của HGĐ nông dân và các HTXNN. 7
  10. 1.3.2. Những nội dung xem xét kế thừa LA kế thừa những nội dung tạo nên cơ sở lý luận cho để tài, gồm: Học thuyết về địa tô; Lý thuyết về kinh tế HTX; Lý thuyết về chuỗi giá trị nông sản; Lý thuyết về liên kết giữa nông dân với DN. Cần tìm ra cách thức khắc phục những hạn chế vốn có trong MHKD của mỗi loại hình hiện có, đồng thời tích hợp và phát huy những nguồn lực mới trong NTM để khắc phục hạn chế của mỗi loại hình. 1.3.3. Khoảng trống nghiên cứu Một là, phần lớn các nghiên cứu tiếp cận từ góc độ vĩ mô, chưa có nghiên cứu nào về hoàn thiện và phát triển MHKD trong NN. Hai là, có nghiên cứu về NN hợp đồng, coi liên kết kinh tế trong NN là hình thức nhằm tối thiểu hóa chi phí giao dịch; đề ra giải pháp về liên kết kinh tế giữa DN chế biến nông sản với hộ ND, nhưng vẫn chưa coi đó là một MHKD tất yếu và phù hợp, chỉ dừng ở việc nhấn mạnh các biện pháp pháp lý để khắc phục tình trạng đổ vỡ hợp đồng. Các liên kết này có thể phát triển cao hơn nếu đặt trong bối cảnh XD NTM để có thể tích hợp các loại hình SX-KD khác nhau trong MH KD mở với vai trò mới của từng chủ thể. Liên kết này phục vụ trực tiếp cho kinh doanh nên có thể được gọi là “Liên kết kinh doanh”. Ba là, các nghiên cứu đã xem xét đặc điểm và vai trò của từng loại hình SX-KD nhưng chưa chú trọng khía cạnh kinh doanh của từng loại hình và do đó, chưa chú trọng khả năng liên kết kinh doanh giữa chúng, chưa làm rõ MHKD hiện có trong NTM để có thể nhìn thấy khả năng tạo lập được MHKD phù hợp theo các yêu cầu HNQT. Bốn là, chưa xem xét kỹ việc tích hợp các dạng thức tổ chức SX - KD khác nhau trong một MHKD mở với vai trò mới của từng chủ thể đáp ứng tốt yêu cầu ứng dụng kỹ thuật - công nghệ mới, tối đa hóa lợi ích của từng chủ thể và của toàn xã hội. Nhìn rõ các loại hình SX-KD có sự biến đổi đáng kể trong NTM, LA sẽ khái quát và làm rõ các MHKD hiện có nhằm hoàn thiện và phát triển MHKD ấy phù hợp với điều kiện mới sao cho phát huy được tiềm năng của NN-NT Việt Nam theo các yêu cầu HNQT. 8
  11. CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH KINH DOANH TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 2.1. KHÁI QUÁT VỀ MHKD TRONG XDNTM 2.1.1. Nông thôn và mô hình kinh doanh trong NN - NT MHKD trong nông nghiệp cần xem xét từ góc độ: (i) Tổ chức vận hành chu kỳ SX - KD với các khâu cung ứng đầu vào, SX và ứng dụng công nghệ - kỹ thuật, liên kết trong thu mua, chế biến NSHH; (ii) Quản lý các kênh thông tin và xử lý biến động thị trường, điều chỉnh các khâu trong chu kỳ SX - KD; (iii) Tổ chức quản trị điều hành, hình thành chuỗi cung ứng nông sản với thị trường đầu vào và tiêu thụ cuối cùng để thông suốt nhằm tiết giảm chi phí và tối đa hóa lợi nhuận. Hình 2.2. Các yếu tố liên quan đến MHKD trong nông nghiệp Kế hoạch sản xuất Hộ ND - Tổ HT, Doanh Cung ứng DV đầu vào Trang trại HTX nghiệp Hợp đồng Hợp đồng cung ứng tiêu thụ Nguồn: NCS tổng hợp 2.1.2. Cấp độ mô hình kinh doanh, sự hoàn thiện và phát triển mô hình kinh doanh trong xây dựng NTM Một là: Chủ thể kinh tế chưa có MHKD vì mới chỉ chú trọng khâu SX, trong thực tế có thể gồm: (i) HGĐ tự cấp, tự túc; HGĐ tham gia SXHH tiếp cận với MHKD; (ii) HTX kiểu cũ trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung hoạt động theo chỉ đạo của Nhà nước. 9
  12. Hai là, MHKD ở dạng giản đơn, khả năng ứng phó biến động thị trường thấp: HGĐ quy mô nhỏ, trang trại nhỏ chưa có liên doanh. Ba là, MHKD chưa đầy đủ, chỉ là một bộ phận cho việc phát triển MHKD. Trường hợp này bao gồm THT, HTXNN kiểu mới. Bốn là, MHKD đầy đủ như Doanh nghiệp. Năm là: MHKD mở rộng, được chủ đạo bởi loại DN có MHKH đầy đủ, đó chính là Liên kết kinh doanh giữa các loại hình SX - KD. 2.2. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ TIÊU CHÍ PHẢN ÁNH MÔ HÌNH KINH DOANH TRONG XD NÔNG THÔN MỚI 2.2.1. Nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến MHKD trong XDNTM - Điều kiện tự nhiên, hệ thống CSHT và sự phát triển của KH - CN - Nhân tố liên quan đến trình độ tổ chức quản lý trong NTM - Các nhân tố thuộc năng lực và trình độ quản lý của chủ thể kinh tế - Hệ thống các tổ chức xã hội trong NTM tác động đến MHKD 2.2.2. Các tiêu chí phản ánh mô hình kinh doanh - Tiêu chí kết quả của của mô hình kinh doanh trong XDNTM gồm: (i) Tốc độ tăng trưởng giá trị SXNN; (ii) Giá trị sản xuất/ha đất NN; (iii) Tỷ lệ nông sản sử dụng công nghệ cao/tổng sản lượng nông sản; (iv) Sự phát triển của các tổ chức sản xuất, kinh doanh NN; (v) Năng lực cạnh tranh nông sản và (vi) Tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo trên tổng số lao động nông nghiệp. - Tiêu chí hiệu quả của mô hình kinh doamh trong xây dựng NTM gồm Nhóm tiêu chí phản ánh hiệu quả SX - KD của từng mô hình kinh doanh và Tiêu chí hiệu quả của LKKD giữa các loại hình. 2.3. KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN MHKD TRONG NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI CÁC TỈNH ĐBBB 2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển loại hình tổ chức sản xuất - kinh doanh trong nông nghiệp - nông thôn Luận án đúc rút kinh nghiệm từ một số nước như Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc. 2.3.2. Kinh nghiệm về phát triển loại hình SX - KD trong xây dựng nông thôn mới ở các địa phƣơng trong nƣớc 10
  13. Kinh nghiệm trong nước được xem xét trên các nội dung: Phát triển DN lớn trong lĩnh vực NN - NT; Mô hình liên kết “4 nhà” và cánh đồng mẫu lớn trong nông nghiệp. 2.3.3. Đúc kết bài học phát triển loại hình kinh doanh đối với các Tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ Thứ nhất, các nước đều hết sức coi trọng và tạo điều kiện phát triển bền vững cho HGĐ, HTXNN, Doanh nghiệp và các dạng thức liên kết kinh tế hoặc liên kết kinh doanh giữa chúng. Thứ hai, HGĐ luôn được tạo điều kiện phát triển thuận lợi. Thứ ba, hệ thống HTX NN được liên tục hoàn thiện về tổ chức và hình thức hoạt động. Thứ tư, các DN đầu tư vào NN và phi NN ở NT cần được tạo điều kiện phát triển. Thứ năm, thúc đẩy sự phối hợp liên kết giữa các chủ thể trong SXNN. Thứ sáu, vai trò của Nhà nước rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Thứ bảy, chính sách ruộng đất phù hợp là một yếu tố tạo động lực rất quan trọng để mọi mô hình kinh tế nở hoa. CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG MÔ HÌNH KINH DOANH TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở CÁC TỈNH ĐBBB 3.1. CÁC YẾU TỐ KHÁCH QUAN TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔ HÌNH KINH DOANH TRONG NÔNG THÔN MỚI Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 3.1.1. Điều kiện tự nhiên, KT - XH các tỉnh ĐBBB 3.1.2. Chƣơng trình XDNTM ở các Tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ Khái quát chương trình XDNTM giai đoạn 2010 - 2020; Kết quả nổi bật, đặc điểm của XDNTM ở các Tỉnh vùng ĐBBB; Chương trình XDNTM tác động đến môi trường kinh doanh. 3.1.3. Thiên tai và đại dịch Covid-19 tác động đến MHKD - Bối cảnh của giai đoạn này; Vai trò công tác quản lý Nhà nước - Tác động đến môi trường kinh doanh trong xây dựng NTM 3.2. VAI TRÒ CÁC LOẠI HÌNH SẢN XUẤT - KINH DOANH TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở CÁC TỈNH ĐBBB 3.2.1. Vai trò kinh tế HGĐ trong NTM ở các Tỉnh ĐBBB - Khái quát về kinh tế hộ gia đình nông nghiệp - nông thôn 11
  14. - Đặc trưng về trình độ phát triển của kinh tế HGĐ trong NN - NT - Vai trò của HGĐ trong tổ chức sản xuất - kinh doanh 3.2.2. Vai trò Tổ hợp tác và HTX trong NTM ở ĐBBB - Khái quát về kinh tế HTX và sự phát triển hệ thống HTX kiểu mới - Nét nổi bật và nhận định chung về vai trò loại hình HTX 3.2.3. Vai trò Doanh nghiệp trong NTM ở các Tỉnh ĐBBB 3.2.4. Vai trò loại hình liên kết giữa DN với HTX, DN với HGĐ a) HGĐ góp ruộng và công lao động theo quy hoạch“liền vùng, cùng trà, khác chủ”, sản phẩm được DN thu mua chế biến và tiêu thụ. b) Các DN chế biến liên kết với HGĐ qua phương thức hợp đồng để sản xuất và cung ứng nguyên liệu cho chế biến. c) Liên kết “4 nhà”với cánh đồng lớn do các DN ký hợp đồng liên kết với HTX và HGĐ theo thỏa thuận giá cả tại thời điểm thu mua. d) Liên kết DN - HTX - HGĐ, do HTX làm nòng cốt, DN đầu tư vốn, cung cấp giống tốt, kĩ thuật, vật tư, chế biến và tiêu thụ hầu hết các sản phẩm làm ra, kết hợp hài hòa lợi ích các chủ thể, chia sẻ rủi ro. 3.3. LỰA CHỌN TỈNH THÁI BÌNH ĐỂ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH KINH DOANH TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 3.3.1. Vài nét về Chƣơng trình XDNTM ở tỉnh Thái Bình 3.3.2. Phân tích MHKD trong NTM tại Tỉnh Thái Bình - Loại hình THT, HTX kiểu mới theo Luật HTX 2012 trong NTM - Loại hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực (Mục này có: Bảng 3.4. Số HTX ở Thái Bình theo lĩnh vực giai đoạn 2017 - 2021; Bảng 3.5. LĐ và CB quản lý các HTX ở Thái Bình giai đoạn 2017- 2021; Bảng 3.6. Chỉ tiêu hoạt động KD các HTX giai đoạn 2017 - 2021; Bảng 3.7. Xếp loại hoạt động của HTX ở Thái Bình giai đoạn 2017 - 2021). 3.3.3. Tổ chức điều tra và phân tích loại hình HTX và HGĐ trong mối liên kết kinh doanh giữa HTX với HGĐ và DN Phỏng vấn BCĐ Chương trình XDNTM Tỉnh, Phòng NN & PTNT các huyện Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Phụ, Tiền Hải, Kiến Xương. Lập phiếu khảo sát đối với các HTX và HGĐ thuộc các HTX đã có quá trình tổ chức LKKD (gồm 23 HTX và 184 HGĐ). 12
  15. Một số kết quả đáng chú ý rút ra từ điều tra HTX và HGĐ Bảng 3.8. Tình hình SX - KD của các HTX đƣợc điều tra TT Nội dung Đvtính Số lƣợng Tỷ lệ (%) Lĩnh vực a- Sản xuất SP trồng trọt, ch nuôi HTX 23 100 1 hoạt b- Cung cấp dịch vụ HTX 23 100 động của c- Tổ chức LKKD với HGĐ HTX 23 100 HTX d- Tổ chức LKKD với DN HTX 21 91,3 Đất NN a- Gieo trồng cây lúa ha 240 58,11 tr/bình b- Gieo trồng cây màu ha 63 15,25 HTX c- Cây màu vụ đông và cây khác ha 79 19,13 2 (2021) d- Đất chăn nuôi thủy sản ha 31 7,50 Bảng 3.10. Các kênh tiêu thụ nông sản phẩm của các HTX được điều tra TT Tiêu thụ sản phẩm Số lƣợng HTX Tỷ lệ (%) 1 Bán lẻ tại chỗ 23 100 2 Bán cho Thương lái 23 100 3 Ký hợp đồng liên kết KD với DN 21 91,3 Nội dung LKKD giữa HTX với DN đa phần trên 5 năm và trong nhiều khâu sản xuất, KH - CN và kinh doanh (tiêu thụ). Bảng 3.11. Tình hình liên kết kinh doanh của các HTX với DN TT Nội dung Số HTX có Tỷ lệ so với liên kết KD tổng số (%) 1 Thời gian HTX liên kết với các DN Từ 2 - 5 năm 9 39,13 Trên 5 năm 12 52,17 2 Các khâu liên kết của HTX với DN Liên kết sản xuất 18 78,26 Liên kết về KH - CN 12 52,17 Liên kết kinh doanh (tiêu thụ NSHH) 21 91,3 LKKD giữa các HTX với DN khá phong phú nhưng hưa toàn diện,chưa đồng đều các khâu. Bảng 3.12. Các nội dung liên kết sản xuất của các HTX với DN TT Nội dung liên kết SX của HTX với DN Số HTX Tỷ lệ so với có liên kết tổng số (%) 1 Nhận và sử dụng giống mới từ DN 18 78,26 2 Nhận giới thiệu mua phân bón từ DN 21 91,30 3 Nhận giới thiệu mua thuốc BVTV từ DN 21 91,30 13
  16. Bảng 3.13. Tình hình liên kết về kỹ thuật của các HTX với DN TT Mức độ liên kết kỹ thuật của HTX với DN Số HTX có Tỷ lệ so với liên kết KD tổng số (%) 1 Mức độ theo dõi kỹ thuật làm đất từ DN a- Khá tốt 8 34,78 b- Trung bình 9 39,13 c- Hầu như không 4 17,39 2 Nhân viên DN kiểm tra kỹ thuật canh tác a- Khá tốt 8 34,78 b- Trung bình 11 47,82 c- Hầu như không 2 8,69 Riêng 21 HTX đã có tổ chức LKKD với DN, theo đó, có 19,04% HTX thực hiện LKKD đạt mức thấp, có 57,14% HTX thực hiện LKKD mức trung bình và có 23,03% HTX mức khá. Bảng 3.14. Kết quả liên kết kinh doanh của các HTX có liên kết với DN TT Kết quả liên kết kinh doanh của HTX Số HTX Tỷ lệ so với với DN từ góc nhìn của Giám đốc HTX có liên kết KD tổng số (%) Thấp 4 19,04 Trung bình 12 57,14 Kết quả tốt 5 23,80 Bảng 3.16 cho thấy tình hình LKKD liên quan đến phương thức thanh toán và sự phối hợp giữa HTX và HGĐ trong thực hiện Hợp đồng: Bảng 3.16. Tình hình liên kết kinh doanh của các HTX với HGĐ TT Tình hình liên kết kinh doanh của HTX với Số HTX có Tỷ lệ so HGĐ từ góc nhìn của Giám đốc HTX liên kết KD tổng sô(%) 1 Phƣơng thức TT thuận tiện, phù hợp 21 100 Khá tốt 8 38,09 Trung bình 10 47,61 Chưa phù hợp 3 14,30 2 Phối hợp HTX và HGĐ thực hiện HĐ 21 100 Khá tốt 10 47,61 Trung bình 11 52,38 Chưa chặt chẽ - - Bảng 3.18 nêu rõ ý kiến đánh giá của Giám đốc HTX về mức độ quan trọng đối với các khâu trong liên kết với DN và HGĐ: 14
  17. Bảng 3.18. GĐ HTX đánh giá về mức độ quan trọng các khâu liên kết Nội dung các khâu Vật tƣ đầu vào Khâu sản xuất Tiêu thụNSHH Với Với Với Mức quan trọng Với DN HGĐ Với DN HGĐ Với DN HGĐ 1-Không cần (%) 2-Tùy ý (%) 8,69 3-Cần (%) 4-Khá cần (%) 43,47 39,13 39,13 39,13 26,08 26,08 5-Rất cần (%) 52,17 56,52 52,17 52,17 56,52 52,17 * Về LKKD giữa HGĐ với HTX từ góc nhìn của các HGĐ Bảng 3.21 cho thấy quy mô trung bình về diện tích đất canh tác của mỗi HGĐ khá cao so với diện tích đất trung bình giao cho mỗi HGĐ là do có sự thuê mướn đất ở nông thôn. Số liệu thu từ NLTS không phản ánh thu nhập từ hiện vật được tiêu dùng trực tiếp hàng ngày và cũng không phản ánh các thu nhập bằng tiền khác của kinh tế HGĐ Bảng 3.21. Tình hình SX - KD của các Hộ gia đình đƣợc điều tra Tình hình sản xuất và doanh thu của HGĐ ĐVT Số lƣợng 1. Đất HGĐ sử dụng (trung bình tại 01/7/ 2022) m2 7.752,5 a. Đất sản xuất nông nghiệp m2 7.077,5 b. Đất khác m2 675 2. Giá trị trung bình thu từ NLTS trong 12 tháng a. Giá trị trung bình thu từ trồng trọt 1.000 đồng 49.361 b. Giá trị trung bình thu từ chăn nuôi* 1.000 đồng 7.750* c. Giá trị trung bình thu từ thủy sản* 1.000 đồng 850* * Ghi chú: Đa số các HGĐ thu từ trồng trọt, chỉ 30% HGĐ có thu từ chăn nuôi và dưới 10% HGĐ có thu từ thủy sản. Ở đây, giá trị trung bình thu từ NLTS được tính với mẫu số là tổng số HGĐ được điều tra nên số liệu tính toán bị sụt giảm đáng kể. Bảng 3.23 cho thấy mức độ liên kết của HGĐ với HTX và DN là khá cao và đã trải qua thời gian khá dài, trên 60% HGĐ đã tiến hành liên kết với thời gian trên 5 năm. Điều này thể hiện qua các khâu liên kết bao gồm cả khâu SX, liên kết về KH - CN và liên kết tiêu thụ sản phẩm. 100% HGĐ thực hiện liên kết tiêu thụ sản phẩm. 15
  18. Bảng 3.23. Tình hình thực hiện LKKD của Hộ GĐ với HTX và DN TT Tình hình liên kết của HGĐ với Số HGĐ có Tỷ lệ so với HTX và DN từ góc nhìn của HGĐ liên kết KD tổng sô (%) 1 Thời gian liên kết với HTX và DN a Từ 2 - 5 năm 72 39,13 b Trên 5 năm 112 60,87 2 Các khâu liên kết với HTX và DN a Liên kết sản xuất 144 78,26 b Liên kết về KH - CN 96 52,17 c Liên kết kinh doanh (tiêu thụ NSHH) 184 100 Mức liên kết khá chặt chẽ. 100% số HGĐ được điều tra liên kết với DN trong nhận giống mới, mua phân bón và thuốc BVTV từ DN. Nhận thức của HGĐ được nâng cao trong việc áp dụng tiến bộ KH- KT vào sản xuất, giúp nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. Bảng 3.24. Nội dung thực hiện LKKD của Hộ GĐ với HTX và DN TT Nội dung liên kết của HGĐ với DN Số HGĐ có Tỷ lệ so với từ góc nhìn của HGĐ liên kết KD tổng sô (%) 1 Nhận và sử dụng giống mới từ DN 184 100 2 Nhận giới thiệu mua phân bón từ DN 184 100 3 Nhận giớithiệu mua thuốc BVTV từ DN 184 100 Các số liệu khảo sát cho ta một số nhận xét sau: Một là, vấn đề Liên kết kinh doanh giữa HGĐ với HTX và DN, và giữa HTX với HGĐ và với DN, từ góc nhìn khác nhau có cách đánh giá khác nhau. Tuy vậy, kết quả khảo sát sâu đối với 23 HTX và 184 HGĐ nông dân trên địa bàn 5 huyện Tỉnh Thái Bình cơ bản là thống nhất với những nhận thức và đánh giá chung về tính tích cực của các loại hình SX - KD chủ yếu trong XD NTM, về hình thành và phát triển các LKKD nhằm đáp ứng yêu cầu Tiêu chí số 13 về NTM. Hai là, kinh tế HGĐ trong NN ở Tỉnh Thái Bình có sự giảm sút về số lượng nhưng dần thích nghi với cơ chế thị trường. Đã có bước tiến đáng kể về môi trường kinh doanh, về hệ thống CSHT, hiểu biết 16
  19. về thị trường, song phần lớn HGĐ vẫn gặp khó khăn trong tổ chức SX - KD sao cho phù hợp nhằm tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế HGĐ phát triển, đáp ứng mục tiêu của quá trình XD NTM. Ba là, HTXNN theo Luật HTX 2012 ở Tỉnh Thái Bình đã vận hành theo cơ chế thị trường, thực hiện phục vụ sản xuất của HGĐ, đã tập hợp những người yếu thế trong xã hội là HGĐ nông dân, góp phần quy hoạch vùng chuyên canh và tìm thị trường tiêu thụ ổn định. Hoạt động của HTX gắn với SX, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, thể hiện vai trò quan trọng trong tổ chức các LKKD với HGĐ và với DN. Bốn là, các DN đầu tư vào NN - NT tại Thái Bình còn hạn chế về số lượng, quy mô, hầu hết là DN nhỏ nhưng đã tích cực vươn lên, tổ chức LKKD với HTX và HGĐ. Các DN lĩnh vực NN từng bước nhận thức rõ sứ mệnh là phải đóng vai trò đáng kể trong việc phát triển SXHH lớn trong nông nghiệp theo hướng bền vững. 3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG MÔ HÌNH KINH DOANH TRONG XD NTM Ở CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 3.4.1. Những mặt tích cực * Chuyển biến về môi trường kinh doanh trong XDNTM: Chương trình XDNTM tác động đến hình thành MHKD; Thể chế kinh tế thị trường; Công tác QLNN hỗ trợ và tạo tiền đề cho sự ra đời các MHKD đa dạng và đap ứng yêu cầu HNKTQT; Các yếu tố KH- CN và vai trò của cộng động dân cư tác động tích cực với MHKD. * Mức độ hoàn thiện và phát triển MHKD trong NTM ở ĐBBB - Loại hình HGĐ trong NTM, từng đơn vị, vẫn chưa có MHKD độc lập nhưng đang là đối tượng tích cực của phương thức LKKD. HGĐ có thể tự hoàn thiện và nâng cấp MHKD khi chuyển thành Trang trại; - HTXNN tại ĐBBB bước đầu phát huy vai trò trong LKKD với các DN trong tiêu thụ NS; góp phần tạo dựng thương hiệu. HTX kiểu mới chưa có MHKD đầy đủ, song lại là tiền đề cho MHKD mở rộng. - DN đầu tư vào NN - NT nhạy bén với đòi hỏi của thị trường, song nếu chỉ tham gia đơn độc thì sẽ gặp khó khăn gấp bội do hạn 17
  20. chế về nguồn lực đất đai, cần phải gia tăng mạnh hơn nữa tiềm lực của từng DN, mở rộng liên kết với các DN lớn cũng như nâng cao năng lực của các đối tác LKKD là các HTX kiểu mới và hàng ngàn HGĐ nông dân. * Mức độ hoàn thiện và phát triển loại hình LKKD ở ĐBBB: LKKD đa dạng, nội dung dựa trên ứng dụng kỹ thuật - công nghệ mới và tiêu thụ NSHH ngày càng phát triển; LKKD bước đầu phát huy được vai trò của từng tổ chức đối tác; LKKD nếu có một DN vượt trội, có khả năng dẫn dắt các đơn vị kinh tế khác sẽ là một MHKD độc lập mang tính hoàn chỉnh. Cùng với DN trụ cột, các HTX kiểu mới càng có vai trò quan trọng với LKKD trong NN - NT. Loại hình LKKD còn chứa đựng ý nghĩa nhân văn là tạo dựng nên cánh đồng lớn nhưng không tích tụ đất đai, không ép người nông dân trở thành người làm thuê, tạo nên sự hấp dẫn và động lực mới cho các chủ thể kinh tế. 3.4.2. Một số hạn chế * Hạn chế về môi trường kinh doanh: Kinh tế tăng trưởng chưa bền vững, chưa tạo ra được các hiệu ứng lan tỏa, một số địa phương có xu hướng “bê tông hóa miền quê”. Môi trường sinh thái còn nhiều vấn đề bức xúc, duy trì kết quả sau đạt chuẩn NTM có nơi còn hạn chế, chất lượng CSHT ở một số nơi xuống cấp. Các tệ nạn xã hội ở nông thôn vẫn tồn tại và phức tạp. Có nơi tư duy nặng về tăng quy mô mà chưa quan tâm nhiều đến giá trị và chất lượng; tỷ lệ nông sản theo VietGap còn hạn chế. Nguồn lực XD NTM chưa đáp ứng so với nhu cầu, đặc biệt đối với công trình giao thông trục của xã cũng như đối với hệ thống thủy lợi... * Hạn chế của các loại hình SX - KD trong NN - HGĐ dễ bị tổn thương, cơ sở vật chất - kĩ thuật thiếu, trình độ quản lý hạn chế; tiếp cận đầu vào và đầu ra cho nông sản vẫn khó khăn. - Loại hình HTX cũng có hạn chế: HTX sẽ không thể phát triển lành mạnh nếu chạy theo tối đa hóa lợi nhuận, thiếu chính sách hỗ 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0