Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ rau ở tỉnh Hải Dương
lượt xem 4
download
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh "Liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ rau ở tỉnh Hải Dương" được nghiên cứu với mục tiêu: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng LK giữa HND và DN trong SX và TT rau ở Hải Dương trong thời gian vừa qua và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến LK này. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy LK giữa HND và DN trong SX và TT rau ở tỉnh trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ rau ở tỉnh Hải Dương
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VŨ THỊ HẰNG NGA LIÊN KẾT GIỮA HỘ NÔNG DÂN VÀ DOANH NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU Ở TỈNH HẢI DƯƠNG Ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 9 34 01 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2023
- Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Hữu Cường Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Thị Dương Nga Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Phượng Trường Đại học Vinh Phản biện 3: TS. Đỗ Thị Nga Trường Đại học Tây Nguyên Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng Đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Việt Nam Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của (HVN)
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ở Việt Nam, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ (SX và TT) nông sản là một yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, trong đó hình thức LK giữa hộ nông dân (HND) với doanh nghiệp (DN) được phát triển khá sớm. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nông nghiệp, đặc biệt các chính sách thúc đẩy hợp tác, LK giữa các tác nhân cũng được chú trọng. Đến nay tại nhiều địa phương trên cả nước đã xuất hiện những mô hình LK SX - tiêu thụ nông sản giữa HND với DN, được thực hiện ở nhiều loại nông sản hàng hóa như lúa gạo, dứa, chè, mía, cà phê… Việc tổ chức LK giữa HND, HTX, tổ hợp tác và DN mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so SX truyền thống (Nguyễn Anh Trụ và cộng sự, 2012). Tuy nhiên, việc phát triển các mô hình LK HND và DN trong SX và TT sản phẩm nông nghiệp vẫn còn tồn tại một số hạn chế đã được chỉ ra qua nghiên cứu của Từ Thái Giang (2012), Trần Quang Trung (2017), Nguyễn Thanh Trúc (2013) và Trương Hồng (2011). Với vị trí địa lý, thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi, hơn nữa một số vùng có điều kiện khí hậu đặc biệt góp phần tạo nên sự đa dạng về các loại rau quả cho Việt Nam, tạo nhiều lợi thế về SX và xuất khẩu. Diện tích trồng rau quả nói chung và diện tích trồng áp dụng các mô hình như VietGAP, GlobalGAP ngày càng tăng; đồng thời sản lượng rau quả của Việt Nam tăng qua từng năm. Bên cạnh đó, nhu cầu về rau quả chế biến ngày càng gia tăng cả thị trường trong nước và xuất khẩu với đa dạng chủng loại sản phẩm. Điều này thúc đẩy cơ hội LK trong SX và TT nông sản giữa HND với DN nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Hải Dương được coi là vựa nông sản của đồng bằng sông Hồng và cả nước, có tốc độ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi khá mạnh, hiện đã hình thành nhiều vùng SX hàng hóa tập trung có quy mô lớn, thị trường tiêu thụ ổn định, giá trị kinh tế cao tiếp tục được duy trì và mở rộng. Bên cạnh đó, Hải Dương nằm trong số tỉnh, thành phố làm điểm mô hình mới LK tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp, bao gồm DN – HTX – HND và DN – hộ kinh doanh – HND. Việc hình thành nhiều chuỗi LK cung ứng nông sản phần nào được giải quyết được một số vấn đề như được mùa mất giá; ít phải đối mặt với rủi ro, phát huy được tinh thần làm việc tập thể... Hơn nữa, LK không chỉ mang lại lợi ích cho người dân mà còn giúp DN tự chủ trong kinh doanh, chủ động nguồn nguyên liệu, tạo điều kiện ứng dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến vào SX, nâng cao hiệu quả SX kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Theo Sở NN và PTNT tỉnh Hải Dương (2022), trong quá trình thực hiện, LK còn bộc lộ nhiều bất cập như: Các chính sách chỉ chú trọng tập trung vào SX và TT nông sản mà chưa có quy định cụ thể về các khâu tham gia LK, đặc biệt là khâu chế biến. Điều kiện hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước, tỉnh và chính quyền địa phương cho hoạt động LK cao, định mức hỗ trợ thấp, thủ tục hỗ trợ rườm rà, khó tiếp cận nguồn vốn, đặc biệt các nguồn vốn tư nhân. Diện tích canh tác của các HND tham gia vùng SX hàng hóa tập trung gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn thấp. Số HND tham gia LK chưa cao; hợp đồng tiêu thụ giữa DN, HTX và HND ký kết chưa chặt chẽ, còn tình trạng phá vỡ hợp đồng, tỷ lệ bao tiêu sản phẩm qua hợp đồng LK thấp. Bên cạnh đó, hiện nay, việc thực hiện LK của các DN, HTX còn lúng túng nhất là trong khâu lập dự án, vai trò cầu nối của HTX trong LK còn yếu. Công tác quản lý, giám sát, đánh giá thực hiện dự án của các cơ quan quản lý nhà nước còn chưa chặt chẽ. Cùng với đó, chế tài xử lý các tranh chấp hợp đồng LK SX và TT sản phẩm chưa đủ mạnh. Do đó, HND cũng như DN không hào hứng tham gia LK. Đặc biệt khi dịch bệnh bùng phát, việc tiêu thụ càng khó khăn hơn thì việc nghiên cứu LK bền vững giữa HND và DN trong SX và TT nông sản, trọng tâm là các loại rau trên địa bàn tỉnh là hết sức cần thiết. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng LK giữa HND và DN trong SX và TT rau ở Hải Dương trong thời gian vừa qua và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến LK này. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy LK giữa HND và DN trong SX và TT rau ở tỉnh trong thời gian tới. 1
- 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Luận giải và làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến LK giữa HND và DN trong SX và TT nông sản; - Đánh giá thực trạng LK giữa HND và DN trong SX và TT rau ở tỉnh Hải Dương trong thời gian vừa qua; - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến LK giữa HND và DN trong SX và TT rau ở tỉnh Hải Dương; - Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy LK giữa HND và DN trong SX và TT rau trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn về LK giữa HND và DN trong SX và TT rau được cụ thể hóa ở các đối tượng khảo sát là các HND SX rau, DN chế biến và tiêu thụ nông sản, các HTX, người thu gom, tư thương và các cơ quan quản lý và hỗ trợ LK giữa HND và DN trong SX và TT rau ở Hải Dương.. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Nội dung chính được đề cập đến trong nghiên cứu này là LK giữa HND và DN trong SX và TT rau ở Hải Dương. Do hạn chế về mặt thời gian cũng như để nghiên cứu đạt hiệu quả, nội dung nghiên cứu về LK dựa trên mô hình SCP với ba nội dung chính, gồm: Chấu trúc LK, tổ chức vận hành (thực hiện) LK, và kết quả và hiệu quả thực hiện LK, với việc tập trung vào các nhóm rau chủ lực trên địa bàn tỉnh (hành, tỏi; cà rốt; su hào, bắp cải, súp lơ; và một số loại rau khác). - Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại một số huyện đại diện cho các vùng SX rau chuyên canh và số lượng lớn trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Các loại rau được lựa chọn tiến hành nghiên cứu đặc trưng cho từng vùng SX, theo mùa vụ và phản ảnh rõ nét thực trạng mối LK giữa HND và DN trong SX và TT. Cụ thể: Các huyện Nam Sách, Kinh Môn, Cẩm Giàng: chuyên trồng hành, tỏi, cà rốt; các huyện Kim Thành, Gia Lộc, Tứ Kỳ, Ninh Giang chuyên trồng rau bắp cải, súp lơ, cải dưa, bí, dưa chuột (Nguyễn Thị Liên, 2019). Đây là các vùng có thị trường tiêu thụ ổn định, giá trị sản xuất cao đạt khoảng 250 triệu đồng/ha, có một số vùng đạt trên 1 tỷ đồng/ha (Minh Khoa, 2020). - Phạm vi thời gian: + Đề tài tiến hành nghiên cứu từ tháng 12/2018 đến tháng 12/2022; đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2030. + Số liệu thứ cấp chủ yếu được thu thập trong 03 năm gần đây từ 2019 đến 2021. Tuy nhiên, một số dữ liệu cần được phân tích theo quá trình nên một số nội dung chúng tôi có thể mở rộng phạm vi thời gian để thấy rõ hơn quá trình này trong sự hoàn thiện của chúng; + Số liệu điều tra các đối tượng liên quan được tiến hành thu thập năm 2022. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI 1.4.1. Những đóng góp về mặt lý luận Luận án đã hệ thống hoá, làm rõ và phân tích đánh giá những lý luận về LK, và LK giữa HND và DN chế biến nông sản trong SX và TT nông sản. Cụ thể, luận án làm rõ bản chất của LK kinh tế theo các cách tiếp cận của các tác giả khác nhau. Đứng dưới góc độ xem xét LK kinh tế là một thể chế kinh tế, luận án đã chỉ ra các đặc trưng, nguyên tắc, loại hình của LK; đồng thời phân tích vai trò của LK kinh tế trong nền kinh tế theo thể chế thị trường. Bên cạnh đó, luận án đã làm sáng tỏ nội dung cơ bản của LK giữa HND và DN trong SX và TT nông sản như khái niệm, đặc điểm, vai trò của mối LK này. Thông qua lý thuyết về mô hình SCP (Bain, 1951) chỉ ra mối liên hệ giữa 3 yếu tố cấu trúc thị trường (S), sự vận hành (C) và kết quả thực hiện (P) kết hợp cách tiếp cận chuỗi của ngành hàng rau, tác giả đề xuất mô hình ứng dụng SCP cho nghiên cứu LK giữa HND và DN trong SX và TT rau ở tỉnh Hải Dương. Mô hình nghiên cứu được đề xuất dựa trên việc phân tích, tổng hợp nhằm kế thừa những phát hiện có giá trị từ các nghiên cứu khoa học trước đây trong và ngoài nước. Trên cơ sở đó, luận án xây dựng được nội dung khung phân tích của nghiên cứu, trong đó nhấn mạnh đến nội dung của mô hình SCP được xây dựng gồm có nội dung về cấu trúc LK, nội dung về tổ chức vận hành (thực hiện) LK, và nội dung về kết quả và hiệu quả LK. Bên cạnh đó, 2
- đề cập đến 06 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến LK giữa HND và DN trong SX và TT rau. 1.4.2. Những đóng góp về mặt thực tiễn Luận án đã kết hợp kết quả nghiên cứu định tính, số liệu điều tra định lượng và các nghiên cứu trường hợp để phân tích làm rõ thực trạng LK giữa HND và DN trong SX và TT rau ở Hải Dương thời gian qua với các nội dung: Cấu trúc LK; cách thức thực hiện LK; và kết quả và hiệu quả thực hiện LK. Từ đó, luận án đánh giá những thành công và hạn chế/tồn tại của thực trạng LK này. Bên cạnh đó, nhằm củng cố và bổ sung căn cứ để đề xuất giải pháp, luận án đã phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến LK giữa HND và DN trong SX và TT rau ở Hải Dương. Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận, phân tích thực tiễn và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến LK, luận án đã đề xuất đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy LK giữa HND và DN trong SX và TT rau trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học Hướng nghiên cứu đánh giá thực trạng LK giữa HND và DN trong SX và TT rau ở tỉnh Hải Dương là việc làm ý nghĩa và cần thiết. Nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ những lý luận liên quan đến LK giữa HND và DN trong SX và TT nông sản, trong đó nhấn mạnh đến nội dung lý luận về thực trạng LK gồm có cấu trúc LK, tổ chức vận hành (thực hiện) LK, và kết quả và hiệu quả LK. Từ đó, giúp có cái nhìn rõ nét về thực trạng LK giữa hộ và DN trong SX và TT rau ở tỉnh Hải Dương. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả đánh giá được thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đã đưa ra được giải pháp tối ưu góp phần giải quyết những vướng mắc hiện nay của HND (như yếu thế trên thị trường, thu nhập không tăng nhiều, không thiết tha tham gia SX một số nhóm rau…) và những bất lợi của DN (như thiếu nguyên liệu đầu vào, vùng nguyên liệu không ổn định, chất lượng nguyên liệu kém, tình trạng phá vỡ hợp đồng LK…), từ đó thúc đẩy LK giữa HND và DN ở Hải Dương cũng như phát huy tối đa những ưu điểm mà LK đã mang lại. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. LÝ LUẬN VỀ LIÊN KẾT GIỮA HỘ NÔNG DÂN VÀ DOANH NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN 2.1.1. Một số khái niệm Luận án đã làm rõ hơn một số khái niệm như: LK kinh tế, LK giữa HND và DN trong SX và TT nông sản, HND, DN, nông sản. 2.1.2. Đặc điểm, vai trò và nguyên tắc của liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ nông sản Đặc điểm của LK gồm: Đặc điểm về chủ thể của LK, về các hình thức LK, và về tính chất của sự LK. Vai trò chủ yếu của LK, gồm: (i) góp phần đảm bảo các chủ thể tham gia cùng có lợi trong SX và TT nông sản; (ii) tăng tính tự nguyện và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể tham gia LK; (iii) góp phần làm tăng hiệu quả trong SX nông sản; và (iv) góp phần nâng cao hiệu quả, vai trò quản lý Nhà nước về kinh tế. Nguyên tắc của LK, gồm: (i) Tự nguyện và cam kết tham gia; (ii) các bên liên quan phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trên cơ sở pháp lý thông qua các kế hoạch hành động được xác định trước; và (iii) chia sẻ lợi ích và rủi ro. 2.1.3. Nội dung liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ nông sản Nội dung LK giữa HND và DN trong SX và TT nông sản bao gồm: (i) Cấu trúc LK; cách thức thực hiện LK; và kết quả và hiệu quả thực hiện LK. 2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ nông sản Các yếu tố ảnh hưởng đến LK giữa HND và DN trong SX và TT nông sản bao gồm: (i) Đặc điểm của HND và DN tham gia LK; (ii) Đặc điểm của nông sản nguyên liệu; (iii) Thể chế, chính sách của Nhà nước, địa phương; (iv) Hệ thống cơ sở hạ tầng địa phương; (v) Tổ chức 3
- chính trị xã hội địa phương; (vi) Đặc điểm của thị trường tiêu thụ nông sản; (vii) Cam kết tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản và tiếp cận thị trường tiêu thụ. 2.2. KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT GIỮA HỘ NÔNG DÂN VÀ DOANH NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN Nghiên cứu khái quát một số mô hình LK trong SX nông nghiệp từ thực tiễn của một số nước trên Thế giới và một số tỉnh ở Việt Nam; đồng thời khái quát những nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài và khoảng trống nghiên cứu làm cơ sở để phân tích thực trạng LK giữa HND và DN trong SX và TT rau ở tỉnh Hải Dương. PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU Hải Dương có gần 2 triệu dân, trong đó hơn 1,3 triệu dân sinh sống ở nông thôn và hơn 160 nghìn lao động trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp và thủy sản. Tổng sản phẩm trên địa bàn của tỉnh (GRDP) năm 2021 đạt 149.090 tỷ đồng (theo giá hiện hành), đứng thứ 11/63 toàn quốc, tương đương với tỉnh có quy mô nền kinh tế lớn thứ 4 vùng. Cơ cấu kinh tế của tỉnh đang chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp. Ngành nông, lâm, thủy sản của tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 2010-2020 đạt tốc độ tăng trưởng 6,5%/năm, thấp hơn tốc độ tăng trưởng hàng năm của các ngành dịch vụ và công nghiệp, xây dựng. Tỉnh được coi là vựa nông sản của đồng bằng sông Hồng và cả nước, có tốc độ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi khá mạnh, hiện đã hình thành nhiều vùng SX hàng hóa tập trung có quy mô lớn với diện tích rau màu các loại năm 2020 đạt 41.170 ha (tăng 821 ha so với năm 2015). Các vùng SX tập trung cây rau màu truyền thống, có thị trường tiêu thụ ổn định, giá trị kinh tế cao tiếp tục được duy trì và mở rộng. Về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021, Hải Dương có sự cải thiện vượt bậc từ xếp thứ 47/63 năm 2020 lên vị trí 13/63 năm 2021. 3.2. CÁCH TIẾP CẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH Đề tài sử dụng tiếp cận theo hệ thống, tiếp cận theo mô hình SCP, tiếp cận thể chế, tiếp cận theo các tác nhân tham gia LK, tiếp cận có sự tham gia, tiếp cận nghiên cứu trường hợp điển hình, đề xuất khung phân tích như sơ đồ 3.1. 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Các huyện điều tra, khảo sát được chọn dựa vào tiêu chí có SX với quy mô lớn, xuất hiện một số LK giữa HND và DN và có xu hướng phát triển các loại rau chủ lực lâu dài, gồm Nam Sách, Kinh Môn, Cẩm Giàng, Kim Thành, Gia Lộc, Tứ Kỳ và Ninh Giang. Trên cơ sở các huyện đã chọn, các xã được chọn là Bạch Đằng (huyện Kinh Môn); Đức Chính, Cẩm Văn (huyện Cẩm Giàng); Thái Tân (huyện Nam Sách); Toàn Thắng, Đoàn Thượng (huyện Gia Lộc); Hưng Đạo (huyện Tứ Kỳ); Đồng Tâm (Ninh Giang); và Đồng Cẩm (Kim Thành). - Phương pháp thu thập thông tin: + Thu thập số liệu thứ cấp: Các số liệu, thông tin bao gồm các văn bản của Chính phủ, Bộ NN và PTNT và tỉnh Hải Dương về chính sách, đề án phát triển LK trong SX nông nghiệp nói 4
- chung và trong SX và TT rau nói riêng và những văn bản có liên quan; các bài nghiên cứu có liên quan đến đề tài. + Thu thập số liệu sơ cấp: Điều tra HND, DN, HTX và tư thương với bảng hỏi được thiết kế sẵn, cụ thể: Tổng số hộ điều tra là 384 hộ với 349 hộ LK (trong đó, 66 hộ LK trực tiếp và 283 hộ LK trung gian) và 35 hộ không tham gia LK. Điều tra 24 DN, 7 HTX, 35 tư thương tham gia LK trong SX và TT rau tại Hải Dương. Ngoài ra, tiến hành khảo sát bằng các công cụ thang đo Likert 5 mức độ, PRA và tư vấn của chuyên gia. - Phương pháp phân tích số liệu: (i) Phương pháp thống kê mô tả; (ii) Phương pháp phân tích định tính; (iii) Phương pháp phân tích hồi quy tương quan. PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. THỰC TRẠNG LIÊN KẾT GIỮA HỘ NÔNG DÂN VÀ DOANH NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU Ở TỈNH HẢI DƯƠNG THỜI GIAN QUA 4.1.1. Cấu trúc liên kết 4.1.1.1. Tác nhân tham gia liên kết Nhìn nhận về tính đặc thù thị trường cũng như các các tác nhân tham gia LK nhằm nâng cao giá trị sản phẩm SX bởi những HND SX, qua điều tra nhận thấy cấu trúc thị trường trong LK SX và TT rau giữa HND và DN ở tỉnh được mô tả ở hình 4.1. BVTV, Hệ thống ngân hàng, Khuyến nông, Các tác nhân cung ứng đầu vào trong sản xuất, Các DN LK hỗ trợ sản Sản xuất UBND tỉnh Hải Dương, UBND các cấp, Sở NN và PTNT, Chi cục trồng trọt và Những người ND sản xuất nhỏ có thể ND không có LK với nhau thành những nhóm HND, ND có chứng nhận hoặc là thành viên của HTX chứng nhận xuất và bao tiêu sản phẩm, HTX, Hiệp hội ở các địa phương, Hệ thống giáo dục, Hệ thống siêu thị……. rau an toàn Hỗ trợ Dòng chảy sản phẩm Các trung gian như tư thương ở các địa phương có thể cung cấp thông tin thị trường và các dịch vụ tiêu thụ sản phẩm. HTX và DN LK Tư thương ở địa Thu gom Họ là những tác nhân độc lập trong việc phương đưa sản phẩm vào thị trường trong vùng Hỗ trợ Sơ chế DN LK thông qua hợp tác xã (gián tiếp) Chợ bán lẻ ở địa Siêu thị, hoặc trực tiếp LK với các HND trong phương sản xuất, cấp chứng nhận, và tiêu thụ trường học, quán Tiêu thụ nông sản ở thị trường trong và ngoài tỉnh ăn, nhà hàng, bếp ăn công Các tổ chức hỗ trợ: nghiệp Chợ đầu mối nông Người tiêu dùng sản Tiêu dùng ngoài Tỉnh/Xuất khẩu Các mô hình LK giữa HND và DN trong SX và TT rau: - LK trực tiếp là mô hình LK cung cầu giữa các HND và các DN trong và ngoài tỉnh để xuất khẩu một số nông sản riêng biệt theo đơn đặt hàng của đối tác. - LK thông qua HTX/tư thương là mô hình phát triển sản xuất LK theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Một số mô hình LK sản xuất theo chuỗi giá trị hình thành dựa trên cơ sở của những cánh đồng mẫu lớn, tích tụ ruộng đất, ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ. Hình 4.1. Cấu trúc thị trường trong liên kết sản xuất và tiêu thụ rau ở tỉnh Hải Dương Nguồn: Tổng hợp từ điều tra (2022) Kết quả điều tra cho thấy, thị trường trong LK SX và TT rau ở tỉnh Hải Dương được cấu trúc bởi nhóm những tác nhân tham gia bao gồm HND SX rau (LK trực tiếp hoặc trung gian) có chứng nhận an toàn và những hộ canh tác truyền thống; các DN có LK (trực tiếp/trung gian) trong SX và TT rau; đối tượng trung gian LK là HTX và tư thương ở địa phương đóng vai trò thúc đẩy khối lượng rau tiêu thụ. Cụ thể: 5
- * Hộ nông dân: Nghiên cứu điều tra 384 HND trên địa bàn tỉnh Hải Dương, tỷ lệ phản hồi các bảng hỏi đạt 100% với tổng số phiếu trả lời hợp lệ có giá trị phục vụ nghiên cứu là 384 phiếu, trong đó có 349 hộ tham gia LK (chiếm khoảng 90,9%) và 35 hộ không tham gia LK (chiếm khoảng 9,1%). Kết quả thống kê ban đầu về HND tham gia LK được thể hiện qua bảng 4.1. Bảng 4.1. Đặc điểm hộ nông dân tham gia liên kết STT Chỉ tiêu ĐVT Trung bình Nhỏ nhất Lớn nhất Độ lệch chuẩn 1 Tuổi của chủ hộ Tuổi 45,08 21,00 68,00 13,75 2 Giáo dục Lớp 8,00 1,00 16,00 2,63 3 Kinh nghiệm của chủ hộ Năm 26,33 2,00 52,00 13,29 4 Tổng diện tích đất: Sào 7,02 2,00 21,00 2,97 - Đất cho trồng rau Sào 3,94 0,00 20,00 2,93 5 Tổng thu nhập (TN): Trđ 47,09 8,00 225,00 26,71 - TN từ NN truyền thống Trđ 18,48 0,00 108,00 28,49 - TN từ sản xuất rau LK Trđ 25,07 0,00 206,00 24,28 6 Tổng lao động: Người 3,58 2,00 10,00 1,36 - Lao động nam Người 1,63 1,00 6,00 0,61 - Lao động nữ Người 1,95 1,00 4,00 0,75 7 Tổng vốn: Trđ 76,13 10,00 128,00 11,26 - Vốn vay Trđ 11,42 5,00 20,00 1,82 - Vốn chủ sở hữu Trđ 64,71 5,00 108,00 10,26 8 Trang thiết bị: Ngđ 18.216,22 265,00 41.105,00 8.408,05 - Điện thoại Chiếc 6,77 3,00 11,00 2,88 Nguồn: Số liệu điều tra, 2022 * Tác nhân thu gom rau: Người thu gom là một trong những cầu nối quan trọng để kết nối giữa người sản xuất với các DN, gồm các đối tượng sau: - Thương lái, chủ cơ sở thu mua, sơ chế: Kết quả điều tra cho thấy, phần lớn các thương lái, chủ cơ sở thu mua, sơ chế có kinh nghiệm trong LK với HND SX rau (bình quân 7,83 năm hoạt động). Tùy thuộc vào từng loại rau khác nhau mà các thương lái, chủ cơ sở thu mua, sơ chế bỏ ra lượng vốn để thu gom, trong đó lượng vốn trung bình dành cho su hào, bắp cải, súp lơ là lớn nhất. - Hợp tác xã: Để phù hợp với nội dung nghiên cứu, tác giả lựa chọn 07 HTX, tổ hợp tác điển hình trong LK SX và TT rau. Bảng số liệu dưới đây thể hiện thông tin chung về HTX được khảo sát. Phần lớn các HTX được điều tra có kinh nghiệm trong LK với HND SX rau (bình quân 8,55 năm hoạt động). Tùy thuộc vào từng loại rau khác nhau mà các HTX bỏ ra lượng vốn để thu gom, trong đó lượng vốn trung bình dành cho hành, tỏi củ là lớn nhất. - Các DN kinh doanh, chế biến nông sản: Bảng 4.2. Công suất của các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến nông sản ở tỉnh Hải Dương năm 2022 STT DN kinh doanh, chế biến Công suất BQ Công suất BQ Công suất BQ thấp nhất cao nhất (Tấn/ngày) (Tấn/ngày) (Tấn/ngày) 1 Hành, tỏi củ 7.000 10.000 8.500 2 Cà rốt 1.850 15.000 8.425 3 Su hào, bắp cải súp lơ 2.100 10.000 6.050 4 Rau màu khác 2.300 13.000 7.650 Nguồn: Số liệu điều tra, 2022 6
- Bảng 4.2 thể hiện công suất thực hiện của các DN trong mối LK với các HND đối với các loại rau chủ lực. Trong đó, công suất thực hiện bình quân cao nhất thuộc về nhóm DN chế biến, tiêu thụ cà rốt; công suất thực hiện bình quân thấp nhất của các DN chế biến, tiêu thụ hành, tỏi. Các tác nhân này thúc đẩy các hoạt động SX và TT rau thông qua hai mô hình LK tiêu biểu. Thứ nhất LK trực tiếp là mô hình chuỗi LK cung cầu giữa các HND và các DN trong và ngoài tỉnh để xuất khẩu một số nhóm rau chủ lực theo đơn đặt hàng của đối tác. Thứ hai, LK thông qua HTX/tư thương. Cụ thể, LK thông qua HTX là mô hình phát triển SX LK theo chuỗi giá trị, gắn SX với tiêu thụ sản phẩm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia gia xây dựng Nông thôn mới. Một số mô hình chuỗi LK SX theo chuỗi giá trị hình thành dựa trên cơ sở của những cánh đồng mẫu lớn, tích tụ ruộng đất, ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ. Theo báo cáo của của Sở NN và PTNT Hải Dương, hiện nay, nhiều HTX trên địa bàn tỉnh đã tổ chức SX theo theo tiêu chuẩn VietGAP, ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho thành viên. Không ít chuỗi LK giá trị gia tăng cao giữa HTX và DN được hình thành. Hình thức và nội dung LK giữa HTX và DN khá đa dạng, từ cung ứng vật tư, cây giống, ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa, đến LK tiêu thụ nông sản cho các hộ thành viên, HND… Tình có chính sách hỗ trợ các mô hình, dự án LK SX theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quan trọng để từng bước nhân rộng, hình thành những mô hình LK chuỗi giá trị trong SX nông nghiệp bền vững. Đồng thời, mô hình LK này giúp HND cập nhật kiến thức, kỹ năng để đổi mới, nâng cấp chuỗi đã được thành lập. Bên cạnh đó, các HND LK thông qua tư thương. Tư thương thường liên hệ trực tiếp với các HND, các hộ bán các loại hành, tỏi củ, bắp cải, su hào, súp lơ, rau gia vị… cho các thương lái theo hình thức "bán vo" cả ruộng. Giá cả thường được thỏa thuận miệng (hợp đồng miệng) theo giá thị trường. Nếu tư thương phá vỡ thì năm sau không thể thu mua được nữa, do đó mối LK này khá bền chặt. Sau đó, tư thương cung cấp sản phẩm cho các DN có ký kết hợp đồng trước đó hoặc cung cấp ra thị trường. 4.1.1.2. Cấu trúc kênh phân phối và tỷ lệ sản lượng một số loại rau chủ lực luân chuyển trong kênh Trong cấu trúc thị trường (hình 4.1), rau được SX ở các HND đi qua ba hệ thống kênh phân phối chính (tiêu thụ thông qua hợp đồng LK với HTX và các DN, bán cho tư thương địa phương, và bán lẻ ở chợ địa phương), và hướng tới các thị trường tiêu thụ cuối cùng, gồm: Người tiêu dùng rau trên địa bàn tỉnh (chợ dân sinh, chợ Trung tâm cụm xã, huyện), người tiêu dùng ở những tỉnh khác (Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên…, các tỉnh miền Nam) hoặc xuất khẩu đi nước ngoài (được phân phối thông qua các HTX hoặc DN LK), hệ thống siêu thị bán lẻ (Big C, Co.opmart, Winmart, K-mart, Greenmart……., hoặc các siêu thị trong các trung tâm thương mại tại các huyện, thành phố), chợ đầu mối nông sản tại các huyện và thành phố (chợ đầu mối nông sản Hải Dương, chợ Hội Đô, chợ Vạn, chợ thị trấn Thanh Hà, chợ Phú Thứ, …..), và cuối cùng là hệ thống trường học, nhà hàng, bếp ăn công nghiệp (những tác nhân có ký kết hợp đồng tiêu thụ rau với các HTX và DN LK trong SX và TT rau an toàn). Đối với mỗi loại rau khác nhau, sản lượng được luân chuyển trong kênh cũng khác nhau. 4.1.1.3. Rào cản gia nhập liên kết Rào cản gia nhập LK của các bên phản ánh mối quan hệ cạnh tranh giữa các tác nhân hiện hữu và tiềm năng trong LK. Kết quả điều tra cho thấy, nguồn vốn đầu tư lớn, khó tìm nguồn cung và do ảnh hưởng của dịch Covid-19 là những rào cản quan trọng đối với các thương lái thu mua rau. Các thương lái cần một số vốn lớn để thanh toán ngay cho các nông hộ, thậm chí là ứng trước mùa thu hoạch. Kết quả này cũng tương tự như của các thương lái ở thị trường mía đường (Huỳnh Văn Tùng & Lưu Thanh Đức Hải, 2016). Trong khi các công ty thanh toán lại cho thương lái thì chậm, từ 15-30 ngày, có một số trường hợp lâu hơn. Do đó, đây là rào cản quan trọng nhất đối với các thương lái khi muốn tham gia vào thị trường rau (3,83). Phần lớn các thương lái đã có các mối ruột để mua và họ có nhiều cách để duy trì mối quan hệ này. Vì vậy, nguồn cung cũng là một trong những rào cản quan trọng cho người mới khi tham gia vào thị trường này (3,77). Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 là một rào cản quan trọng đối với các thương lái (4,03) vì dịch bệnh nghiêm trọng năm 2020, 2021, đặc biệt năm 2020 có lệnh cấm từ Chính phủ nên nhiều 7
- thương lái không được lưu thông, dẫn đến hàng hóa bị tắc ứ. Khác với các thương lái, việc tìm kiếm đầu ra lại là rào cản quan trọng nhất đối với các công ty chế biến, tiêu thụ và HTX rau (lần lượt là 4,00 và 3,71). Ngoài ra, các DN, HTX cũng gặp nhiều khó khăn do dịch Covid, nhiều thị trường xuất khẩu đóng cửa cũng như sự khó khăn trong việc di chuyển ở thị trường nội địa nên không thể xuất khẩu đi và đưa sang các địa phương khác ngoài tỉnh dẫn đến bị ứ đọng. Hơn nữa, nguồn vốn đầu tư lớn và giá cả không ổn định cũng là những rào cản quan trọng đối với các công ty chế biến, tiêu thụ vì phải đầu tư vào xây dựng nhà máy và lắp đặt dây chuyền chế biến, thu mua và dự trữ hàng. 4.1.2. Tổ chức vận hành liên kết 4.1.2.1. Mục đích liên kết a. Mục đích của hộ nông dân Đối với hộ LK trực tiếp, các HND được điều tra cho biết, DN hỗ trợ về kỹ thuật SX, thông tin, tổ chức SX và LK tiêu thụ sản phẩm, hai nhóm hộ trồng hành, tỏi củ và cà rốt cũng đánh giá tương tự. Ngoài ra, một số DN hỗ trợ đầu vào với các nhóm hộ có chứng nhận SX rau theo tiêu chuẩn. Những lợi ích thiết thực của việc chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và kỹ thuật SX giúp mỗi HND gia tăng kỹ thuật SX, đồng thời tăng năng suất cây trồng, giảm thiểu chi phí SX, giảm rủi ro mùa vụ cũng như các lợi ích khác. Đối với hộ LK trung gian, LK thông qua HTX đóng vai trò là cầu nối trung gian, các HND có cơ hội được hỗ trợ tập huấn, hỗ trợ đầu vào. Đây cũng là những điều kiện quan trọng để đưa cơ giới hóa, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào SX, hình thành vùng SX rau năng suất, chất lượng, hiệu quả cao theo chủ trương của tỉnh. Bên cạnh đó, HTX còn đóng vai trò chủ đạo trong cung cấp thông tin thị trường (với khoảng từ 13% đến 16% ý kiến các hộ trồng rau và 36,5% ý kiến từ các hộ có chứng nhận). Ngoài ra, hộ được tư vấn đào tạo, xây dựng các mô hình khuyến nông, chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi, hỗ trợ xác nhận, chứng nhận sản phẩm an toàn, xây dựng thương hiệu và quảng bá cho sản phẩm rau. b. Mục đích của doanh nghiệp tham gia liên kết Kết quả điều tra cho thấy, mục đích mà các DN khi LK với HND là sự ổn định nguồn cung cấp nguyên liệu (90,32% ý kiến); nếu không có LK với các hộ DN sẽ không có đủ nguyên liệu để chế biến, tiêu thụ (74,19% ý kiến), sự ổn định về giá cả mua nguyên liệu (chiếm khoảng 35,48% ý kiến). Bên cạnh đó, các DN cũng quan tâm đến chất lượng và nguồn gốc rau nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và người tiêu dùng (với lần lượt 67,74% và 45,16% ý kiến đánh giá). 4.1.2.2. Mô hình liên kết Kết quả khảo sát và thảo luận PRA cho thấy, hiện nay trên địa bàn tỉnh đang phổ biến hai mô hình LK là LK trực tiếp và LK trung gian. Phần lớn các HND và DN tham gia mô hình LK trung gian, ngoài ra có những DN tham gia cả hai mô hình LK nhằm tậm dụng lợi thế của từng mô hình và có đủ nguồn nguyên liệu đáp ứng nhu cầu chế biến, tiêu thụ. a. Mô hình liên kết trực tiếp Bảng 4.3. Tính phổ biến của mô hình liên kết trực tiếp giữa hộ nông dân trong sản xuất và tiêu thụ các nhóm rau chủ lực ở Hải Dương Nhóm rau chủ lực Chứng nhận Chỉ tiêu Hành, tỏi Su hào, bắp Rau màu Không Có Cà rốt củ cải, súp lơ khác 1. LK trong sản xuất Có Có Có Có Có Có - Tính phổ biến 1 2 1 1 1 2 2. LK trong tiêu thụ Có Có Có Có Có Có - Tính phổ biến 1 2 1 1 1 2 Chú thích: (1) Có: Có LK; Không: Không LK; (2) Mức độ phổ biến: 1 – Không phổ biến, 2 – Phổ biến, 3 – Rất phổ biến. Nguồn: Tác giả tổng hợp và thảo luận PRA (2022)\ 8
- Mô hình LK này đã xuất hiện ở các nhóm rau trồng chủ lực nhưng hầu như không phổ biến, chỉ mang tính tượng trưng cho quan hệ LK và thường thể hiện ở các mô hình có hỗ trợ ngân sách Nhà nước và địa phương. Trong mô hình LK này, thường có hai dạng LK là HND và DN tự LK với nhau (chiếm đa số) và LK theo yêu cầu (chương trình, dự án của Nhà nước và địa phương yêu cầu). Bảng 4.3 cho thấy, riêng đối với cà rốt của HND được trồng theo tiêu chuẩn nên nhiều DN tham gia ký kết với HND, việc cạnh tranh khá lớn, do đó LK trong SX và TT ở cà rốt là phổ biến. Điển hình áp dụng mô hình này là: (i) Công ty CP SX thương mại Agrico LK với một số HND ở phường An Phụ, thị xã Kinh Môn; (ii) Công ty CP Ameii Việt Nam LK với các HND xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng thu mua cà rốt. b. Mô hình liên kết trung gian Hiện nay, trên địa bàn tỉnh vẫn có các công ty tư nhân với nguồn vốn nhỏ hoặc các cơ sở thu mua nông sản với nhân lực hạn chế, thu mua nhiều loại rau phân tán ở các huyện, do đó họ thường LK với các trung gian và trung gian chủ yếu là các HTX hoặc tư thương. Bảng 4.4. Tính phổ biến của mô hình liên kết trung gian giữa hộ nông dân trong sản xuất và tiêu thụ các nhóm rau chủ lực ở Hải Dương Nhóm rau chủ lực Chứng nhận Chỉ tiêu Hành, tỏi Su hào, bắp Rau màu Không Có Cà rốt củ cải, súp lơ khác 1. Qua HTX - LK trong SX Có Có Có Có Có Có Tính phổ biến 1 2 2 1 1 2 - LK trong tiêu thụ Có Có Có Có Có Có Tính phổ biến 1 2 2 2 2 2 2. Qua tư thương - LK trong SX Không Không Không Không Không Không Tính phổ biến - - - - - - - LK trong tiêu thụ Có Có Có Có Có Có Tính phổ biến 2 2 2 2 2 2 3. Qua chương trình, dự án - LK trong SX Có Có Có Có Có Có Tính phổ biến 1 2 1 1 1 2 4. Qua hội nghề nghiệp - LK trong SX Có Có Có Có Có Có Tính phổ biến 1 1 1 1 1 2 - LK trong tiêu thụ Có Có Có Có Có Có Tính phổ biến 1 2 2 1 1 2 Chú thích: (1) Có: Có LK; Không: Không LK; (2) Mức độ phổ biến: 1 – Không phổ biến, 2 – Phổ biến, 3 – Rất phổ biến. Nguồn: Tác giả tổng hợp và thảo luận PRA (2022) Liên kết này đã xuất hiện ở đa số các nhóm rau chủ lực của tỉnh với tính phổ biến cao hơn LK trực tiếp đặc biệt ở khâu tiêu thụ, nhưng mức phổ biến không giống nhau. Liên kết giữa hộ với DN thông qua HTX, chính quyền, đoàn thể để hỗ trợ ND SX trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, xây dựng mô hình trình diễn giống mới, kỹ thuật mới cho ND thăm quan học tập; có cơ chế bán giống thanh toán trả chậm. Điển hình là HTX rau màu Tân Minh Đức xã Phạm Trấn, HTXDVNN Đoàn Thượng, Đồng Quang, Quang Minh, Gia Khánh, Hưng Việt hàng năm cung ứng cho ND hằng trăm tấn phân bón trả chậm, các loại thuốc BVTV, hạt giống dưa, rau các loại... Liên kết các bên trong xúc tiến thương mại, làm thương hiệu, kết nối cung cầu thường lấy cơ sở hỗ trợ của ngân sách từ đó một cơ quan nhà nước chủ trì kết nối các DN, HTX, HND, cơ quan khoa học tham gia ký kết hợp đồng mua bán nông sản hoặc xây dựng thương hiệu hoặc giới thiệu sản phẩm… Ví dụ: HTX Tân Minh Đức (huyện Gia Lộc) SX và TT rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đã phối hợp với Sở NN và PTNT tỉnh Hải Dương, Phòng NN và PTNT 9
- huyện Gia Lộc, Hội ND huyện Gia Lộc tham dự hội thảo xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm tại Hà Nội và Hải Dương và ký kết với công ty HAD trong việc thu mua và đưa vào các khu công nghiệp tại Hà Nội, Khu công nghiệp Đại An (Hải Dương) tiêu thụ. 4.1.2.3. Hình thức và nội dung liên kết a. Liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất rau theo vùng Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hải Dương đang có một số mô hình LK theo vùng trong SX và bao tiêu các sản phẩm rau giữa HND và DN góp phần hình thành nên các chuỗi giá trị SX rau theo vùng. Cụ thể: (i) Mô hình LK trong SX và TT hành, tỏi củ; (ii) Mô hình LK trong SX và TT cà rốt; (iii) Mô hình LK trong SX và TT rau khác (su hào, bắp cải, súp lơ). b. Liên kết cung ứng yếu tố đầu vào trong sản xuất rau * Tình hình LK cung ứng giống, phân bón trong SX: Kết quả điều tra cho thấy, phần lớn các nhóm hộ trồng rau chủ lực LK cung ứng giống và phân bón trong SX là LK trung gian thông qua HTX dịch vụ nông nghiệp. Bởi HTX thường cung cấp giống và phân bón với giá ổn định, có nhiều giống mới, có sự hỗ trợ và đảm bảo về chất lượng. Tỷ lệ các nhóm hộ LK trực tiếp với DN còn khá thấp (chỉ chiếm khoảng 7 – 9%), thậm chí chỉ có khoảng 4,25% nhóm hộ trồng cà rốt LK trực tiếp với DN. Hình thức hợp đồng mua bán giống và phân bón chủ yếu ở đây là bằng miệng hoặc ký sổ, nhưng phần lớn vẫn là ký sổ. Về hình thức thanh toán khi đi mua giống và phân bón, các nhóm hộ trồng rau LK với HTX dịch vụ nông nghiệp thường áp dụng hình thức trả toàn bộ sau mua bởi các hộ thường là thành viên của HTX nên sẽ trừ các loại chi phí vào tiền bán sản phẩm đầu ra. Tuy nhiên, đối với các nhóm hộ trồng rau LK với cửa hàng, đại lý hoặc DN, để đảm bảo tính chắc chắn, họ thường thanh toán một phần sau mua. * Tình hình LK trong cung ứng vốn tín dụng: Tình hình vay vốn để SX của các HND trên địa bàn còn nhiều hạn chế, vốn của các hộ chủ yếu là tự xoay vòng hoặc đi vay mượn của anh em họ hàng, người quen (chiếm khoảng 95,8% ý kiến khảo sát). Việc quay vòng vốn đối với một số hộ trồng cà rốt, su hào, bắp cải, súp lơ và một số rau màu khác tương đối nhanh. Hơn nữa, nhiều HND bán “non” nên việc thu hồi vốn càng diễn ra nhanh hơn. c. Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đầu ra Kết quả khảo sát cho thấy, đối với LK trong tiêu thụ đối với tác nhân người thu gom cá thể phần lớn được thực hiện theo hình thức hợp đồng bằng miệng. Trong đó, LK với người thu gom bằng hợp đồng bằng miệng của nhóm hộ trồng rau màu khác chiếm tỷ lệ lớn nhất (38,60%) và nhóm hộ trồng hành, tỏi củ chiếm khoảng 23,81%. Bên cạnh đó, một số hộ trồng rau bán cho người thu gon dưới dạng tự do, khi họ cảm thấy giá cao thì họ bán, một số hộ bán tự do cho người tiêu dùng trong làng, xóm. Về phương thức thanh toán, các hộ thường bán các sản phẩm của mình ngay tại ruộng hoặc tại nhà mình, sau khi thỏa thuận giá bán và số lượng thì tư thương sẽ trả toàn bộ số tiền cho các hộ SX; phần lớn các nhóm hộ trồng các nhóm rau đều xác nhận nhận tiền sau khi bán (chiếm khoảng 50 – 80%, trong đó nhóm hộ trồng hành, tỏi củ và cà rốt chiếm khoảng 80%). Đối với hình thức nhận một phần, các nhóm hộ trồng su hào, bắp cải, súp lơ và rau màu khác cũng thường áp dụng (chiếm khoảng 30%). Một số ít hộ được ứng toàn bộ trước khi thu hoạch diễn ra, để trang trải các loại chi phí (khoảng 7-8%), riêng nhóm hộ trồng hành tỏi chỉ chiếm 1,69%, đây là các nhóm hộ có tham gia LK nên DN ứng trước toàn bộ cho hộ. Đa số các hộ đều hài lòng với hình thức mua bán trả tiền luôn vì nó thuận tiện và nhanh gọn cho cả người bán và người mua. 4.1.2.4. Quản trị việc thực hiện liên kết a. Quy hoạch vùng và kế hoạch liên kết * Lựa chọn vùng nguyên liệu LK: Liên kết này có bền vững hay không phụ thuộc khá lớn vào việc DN có khảo sát kỹ và quy hoạch vùng nguyên liệu hay không. Kết quả phỏng vấn cho thấy, khu vực có vùng nguyên liệu 10
- tập trung là ưu tiên đầu tiên của DN khi lựa chọn quy hoạch vùng LK (87,5% số DN lựa chọn), tiếp đến là điều kiện cơ sở hạ tầng thuận lợi (45,8%). Bên cạnh đó, khi lựa chọn đối tác LK, 83,3% các DN quan tâm lớn nhất đến kỹ thuật SX của HND và 62,5% quan tâm đến quy mô SX rau của hộ; trong khi đó, mức độ giàu, nghèo của hộ tác động rất ít đến quyết định lựa chọn đối tác của DN (chỉ 8,3% lựa chọn). * Kế hoạch LK: Theo Sở NN và PTNT Hải Dương, giai đoạn 2018-2022, tỉnh đã chủ động thực hiện 33 kế hoạch thuộc lĩnh vực trồng trọt. Thực hiện Nghị định số 98/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, LK trong SX và TT nông sản, toàn tỉnh đã triển khai và thực hiện nghiệm thu cấp kinh phí cho 18 kế hoạch LK trong SX và TT rau, với kinh phí hỗ trợ gần 20 tỷ đồng. Các kế hoạch LK trong SX và TT rau đã thực hiện đều có sự tham gia của HTX. Trong đó, có 13 kế hoạch LK do HTX chủ trì tổ chức hiệu quả, cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào cần thiết cho SX rau, với sự tham gia tích cực của hơn 1.200 HND. Các kế hoạch này không chỉ tập trung vào việc thu hoạch và sơ chế nông sản, mà còn hỗ trợ phát triển thị trường tiêu thụ cho các HND. b. Lựa chọn đối tác liên kết - Đối với HND: Phần lớn các HND trồng rau lựa chọn đối tác LK chủ yếu căn cứ vào uy tín của DN, chính sách của DN (với ý kiến lựa chọn lần lượt là 87% và 77,9%); trong khi đó, năng lực tài chính và đội ngũ cán bộ hỗ trợ từ phía DN chỉ là các tiêu chí phụ để hộ quyết định chọn đối tác LK (chỉ có 17 - 30% số hộ lựa chọn). - Đối với DN: Kết quả điều tra cho thấy, DN lựa chọn HND LK theo quy mô SX, khả năng tài chính, kỹ thuật sản xuất, mối quan hệ xã hội của HND, hộ nghèo, thậm chí là những hộ chỉ cần trồng rau mà không cần bất cứ tiêu chuẩn nào khác. Cụ thể, khoảng 83,3% các DN quan tâm lớn nhất đến kỹ thuật SX của HND và 62,5% quan tâm đến quy mô SX rau của hộ; trong khi đó, mức độ giàu, nghèo của hộ tác động rất ít đến quyết định lựa chọn đối tác của DN (chỉ 8,3% lựa chọn). c. Tập huấn kỹ thuật sản xuất và marketing nông sản Đa số các HND LK tham gia các hoạt động tập huấn trong những năm gần đây (trong đó năm 2019 và 2021 nhiều nhất, riêng năm 2020 giảm do dịch Covid-19). Tỷ lệ khá nhỏ (khoảng 1% trong tổng số hộ điều tra) HND cho biết lần tham gia tập huấn về kỹ thuật SX nông nghiệp cũng như kỹ năng Marketing tiêu thụ nông sản là 3 hoặc 4 năm về trước (2018 hoặc trước năm 2018). Trong triển khai những hoạt động tập huấn này, đơn vị tổ chức thường là UBND huyện hoặc xã, các trung tâm khuyến nông cấp huyện, xã, và các DN LK SX và TT rau thông qua vai trò tổ chức và kết nối của HTX đến với các HND. Khoảng hơn 50% các HND cho rằng hoạt động tập huấn đến từ những đơn vị tổ chức này; đồng thời phần lớn số hộ điều tra (trên 60%) không phủ nhận tầm quan trọng của các hoạt động tập huấn trên (tỷ lệ chọn mức độ quan trọng và rất quan trọng của các hoạt động tập huấn). d. Cập nhật thông tin giá cả thị trường, cung cầu hàng hóa và chính sách * Cập nhật thông tin giá cả thị trường: Hoạt động cập nhật thông tin giá cả thị trường được phân tích theo tần suất cập nhật thông tin giá cả, nguồn cập nhật thông tin (Internet, tivi, đài loa truyền thanh, HTX, DN LK, chia sẻ thông tin giá cả giữa các HND, và các nguồn truy cập thông tin khác như từ các đối tượng tư thương thu mua nông sản trực tiếp, cán bộ khuyến nông…), và đánh giá mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập từ các HND điều tra. Có khoảng 15 – 17% cho rằng hộ có cập nhật thông tin giá cả thị trường trong suốt mùa vụ SX và thu hoạch. Mức độ cập nhật thông tin giá cả hàng ngày trong các hộ trồng rau không chứng nhận cao hơn các nhóm có chứng nhận; nhóm hộ LK trung gian cập nhật thông tin hàng tuần cao hơn hộ LK trực tiếp (17,6% và 10,8%). Số liệu thống kê cũng phản ánh tỷ lệ tương đối các hộ cập nhật thông tin giá cả bằng nhiều nguồn cung cấp thông tin khác nhau (khoảng 20% đến 35%); và phản ánh mức độ chính xác và rất chính xác của thông tin thu thập trung bình đạt xấp xỉ 10% trong tổng số hộ điều tra (349 hộ), trong đó nhóm hộ có chứng nhận đánh giá mức độ chính xác lên tới 20%. 11
- * Cập nhật thông tin cung cầu: Cập nhật thông tin cung cầu thị trường luôn là hoạt động tất yếu nhằm thúc đẩy LK giữa HND và DN. Kết quả điều tra cho thấy, nguyên nhân dẫn tới mất cân bằng cung cầu rau trên thị trường ở Hải Dương là tính mùa vụ trong thu hoạch, thời điểm sau thu hoạch nguồn cung sẽ tăng mạnh hơn là đầu vụ và cuối vụ. Thứ hai là điều kiện thời tiết bất thường như mưa bão, dịch bệnh; đặc biệt trong năm 2020 và 2021 dịch bệnh Covid diễn ra phức tạp đã ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình sản xuất và khó khăn trong tiêu thụ dẫn đến sản lượng rau tiêu thụ giảm mạnh. Cuối cùng là nhu cầu hay thị hiếu tăng bất thường trên thị trường như nhu cầu của người mua tăng cao vào dịp lễ, tết, cuối tuần và nguồn cung tăng do hoạt động thương mại liên vùng với các địa phương khác. * Cập nhật thông tin chính sách: HND và HTX là các đơn vị được thụ hưởng nhiều chính sách LK trong phát triển nông nghiệp của tỉnh và huyện. Từ năm 2016 đến nay, mỗi năm các HTX trên địa bàn tỉnh đều nhận được tiền đầu tư từ chính sách hỗ trợ LK SX và bao tiêu sản phẩm trồng trọt; từ chính sách hỗ trợ trồng cây vụ đông của tỉnh và huyện; hỗ trợ cung cấp trang thiết bị, máy móc, công cụ nông nghiệp từ chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp của UBND các huyện. Ngoài ra, các HTX còn được hỗ trợ vốn trong xây dựng đường giao thông, kênh mương nội đồng cho vùng SX từ chính sách hỗ trợ phát triển mô hình SX trong xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, một số DN trên địa bàn tỉnh cũng được thụ hưởng chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng với nguồn kinh phí được hỗ trợ đáng kể. Kết quả phỏng vấn Sở NN và PTNT cho biết, nhiều chính sách đã và đang phát huy hiệu quả. Điển hình một số chính sách, như chính sách hỗ trợ phát triển vùng trồng rau an toàn tập trung, chính sách hỗ trợ LK SX và bao tiêu sản phẩm trồng trọt, chính sách hỗ trợ thuê đất, chính sách hỗ trợ hạ tầng, chính sách phát triển và chuyển giao khoa học công nghệ... Do đó, việc cập nhật thông tin chính sách kịp thời là điều kiện quan trọng trong hiệu quả sử dụng nguồn lực từ thể chế tổ chức ở địa phương cho hoạt động LK. e. Phân loại và tiêu chuẩn hóa sản phẩm tiêu thụ Hoạt động phân loại và tiêu chuẩn hóa nông sản, trong đó có rau đã và đang ngày càng được áp dụng ở rất nhiều các đơn vị SX kinh doanh trong nông nghiệp. Số liệu điều tra cho thấy, tỷ lệ các hộ tiến hành phân loại và tiêu chuẩn hóa rau trong toàn bộ mẫu điều tra khá cao, trong đó việc phân loại và tiêu chuẩn hóa phân loại và tiêu chuẩn hóa theo yêu cầu khách hàng/DN LK chiếm tỷ lệ cao (với khoảng 44,8% hộ LK trực tiếp và 61,1% ở nhóm hộ có chứng nhận). Điều này là hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh quan tâm đến sức khỏe, sự an toàn của người tiêu dùng hiện nay. Ngoài ra, nó đảm bảo việc SX và TT rau hoạt động như mong đợi, được cải thiện về chất lượng và độ tin cậy, sự thống nhất trong việc cung cấp dịch vụ, cạnh tranh công bằng, tính minh bạch trong thông tin SX, sự phù hợp của sản phẩm cho các đối tượng tiêu dùng. Tiêu chuẩn về an toàn nông sản thực phẩm nói chung và rau nói riêng là một phần không thể thiếu trong việc đảm bảo cho mối LK bền chặt. f. Nhận biết trung gian tiêu thụ và khách hàng mục tiêu Các trung gian tiêu thụ rau ở Hải Dương là mạng lưới các tư thương phủ khắp các thị trường ở khu vực nông thôn và thành thị, HTX, các DN chế biến nông sản. Nhận biết các trung gian phân phối và tiêu thụ là mắt xích quan trọng để các sản phẩm rau có thể nhanh chóng đến được tay người tiêu dùng, đồng thời hỗ trợ cho ND hạn chế được rủi ro liên quan đến tồn ứ rau, giảm tỷ lệ hư hỏng, và nâng cao giá bán. Số liệu điều tra cho thấy, tỷ lệ ý kiến của các hộ về nhận diện trung gian tiêu thụ một phần phụ thuộc vào mối quan hệ marketing, mối quan hệ giao dịch đã hình thành qua nhiều năm hay nhiều mùa vụ và phần lớn tính chất của các mối quan hệ này chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi bối cảnh về các mối quan hệ xã hội ở địa phương (người quen biết, người trong vùng, họ hàng, gia đình, dòng tộc…). Khoảng hơn 60% các hộ theo nhóm LK và các hộ có chứng nhận có khả năng nhận biết và phân loại các trung gian tiêu thụ. Tương tự, khả năng nhận biết khách hàng mục tiêu, hay thị trường tiêu thụ cuối cùng cho các nhóm rau được sản xuất ở các hộ chiếm khoảng 30 - 50%, trong đó các nhóm hộ LK trực tiếp có 12
- mức độ nhận biết thị trường trong và ngoài tỉnh cũng như xuất khẩu cao nhất. Ngoài ra, nhóm hộ có chứng nhận có mức độ nhận biết thị trường mục tiêu cao hơn nhóm hộ không có chứng nhận. g. Đàm phán và thỏa thuận trong liên kết Hoạt động đàm phán và thỏa thuận của các DN trước khi tham gia LK và ký kết hợp đồng với HND chủ yếu là thảo luận với chính quyền địa phương (chiếm khoảng 45,27% số ý kiến điều tra). Các hình thức đàm phán khác như thương lượng trực tiếp với từng HND, thông qua HTX, khảo sát nguyện vọng HND ít được thực hiện. Tuy nhiên, trên 50% ý kiến HND cho rằng hợp đồng LK được soạn thảo theo ý của DN. Đa số các nghiên cứu về các hoạt động giao dịch và trao đổi trên thị trường nông sản đều nghiêng về thực tế là các HND, đặc biệt các hộ tham gia LK luôn luôn không có lợi thế về sức mạnh thị trường trong thỏa thuận đàm phán. Kết quả điều tra cho thấy, sức mạnh đàm phán, thương lượng của các HND tham gia LK được quyết định bởi yếu tố quan trọng nhất là chất lượng rau và rau có chứng nhận an toàn. Kết luận này tương ứng với tỷ lệ ý kiến phản hồi trong tổng số nông hộ điều tra là 51,6% đối với yếu tố chất lượng và 53,5% với các hộ có chứng nhận. Tuy nhiên, lý do sự chênh lệch về mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực đàm phán là không nhiều một phần vì kích thước mẫu điều tra khá lớn (349). Sức mạnh tập thể trong đàm phán xuất phát từ hợp tác sản xuất trong HTX cũng chiếm mức ảnh hưởng khá cao đến kết quả của các hoạt động giao dịch, mua bán, trao đổi trong LK SX và TT rau với các tác nhân tiêu thụ trên thị trường (51,3%). Nguồn gốc xuất xứ của rau (danh tiếng những vùng trồng rau truyền thống của tỉnh) cũng tác động khá lớn đến năng lực đàm phán khi tỷ lệ ý kiến được các HND đưa ra về tiêu chí này chiếm tới 48,2% trong tổng số hộ điều tra. h. Chia sẻ rủi ro trong liên kết Liên kết giữa HND và DN trong SX và TT rau ở Hải Dương chưa bền vững do hiện nay chưa có cơ chế chia sẻ rõ ràng (với trên 96% ý kiến đánh giá của HND), chủ yếu vẫn LK theo hình thức thương thảo thuận mua vừa bán, tình trạng tiêu thụ sản phẩm vẫn chủ yếu qua trung gian. Đặc biệt, trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 xảy ra, nhiều DN đã không về vùng nguyên liệu để thu mua rau cho HND, thậm chí cả những DN đã bao tiêu từ đầu vụ. k. Giám sát thực hiện liên kết Kết quả điều tra từ DN cho thấy, để phối hợp với chính quyền địa phương các cấp trong SX và thực thi hợp đồng LK, các DN thường sử dụng đồng thời các hình thức sau: (i) Có hợp đồng trách nhiệm (chiếm khoảng 38,2% ý kiến điều tra); (ii) cam kết với chính quyền địa phương qua quan hệ làm việc (khoảng 32,8%); (iii) tổ chức hội nghị (khoảng 16,3%); và (iv) chính sách khuyến khích bằng vật chất với chính quyền địa phương, thường là hình thức hỗ trợ chi phí trên một kg sản phẩm thu mua được (khoảng 12,7%). Bên cạnh đó, có khoảng 48,1% DN trả lời họ trả lương khoán sản phẩm thu mua cho nhân viên theo mùa vụ để gắn bó họ với hoạt động SX của HND; trên 56% DN trả lương theo thời gian cho nhân viên của mình. Ngoài ra, hiện nay, HTX đóng vai trò quan trọng và các DN phần lớn thực hiện LK trung gian với HND thông qua HTX nên hơn 46,2% số DN chọn HTX làm đối tác ký kết hợp đồng LK. Một số ít DN tự tổ chức các nhóm HND để hỗ trợ cho công tác triển khai hợp đồng. Tóm lại, khâu yếu kém nhất là chưa quản lý tốt được hành vi của nhân viên với các biểu hiện tiêu cực trong quan hệ với HND. Việc tổ chức HND lại với nhau cũng chưa được chú trọng làm cho quan hệ hợp đồng với HND còn nhiều hạn chế và chưa thật sự đạt hiệu quả. l. Vận chuyển trong tiêu thụ sản phẩm Phần lớn HND được điều tra đều cho rằng rau có tính tươi sống, dễ hư hỏng, dễ suy giảm chất lượng trong vận chuyển tiêu thụ. Vì vậy, công tác vận chuyển là một phần quan trọng của hoạt động LK. Giá cả rau không những phụ thuộc vào chất lượng và phẩm cấp trong sản xuất và thu hoạch mà còn phụ thuộc rất nhiều vào khâu bảo quản, sơ chế trong vận chuyển lưu thông trên cơ sở hạ tầng giao thông địa phương có chất lượng khác nhau (với hơn 55% ý kiến cho rằng ảnh hưởng nhiều và rất nhiều). m. Quan hệ và chăm sóc khách hàng Bên cạnh việc triển khai hoạt động sản xuất rau, các HND được điều tra cho rằng việc tập 13
- trung xây dựng hệ thống kênh phân phối tiêu thụ, xây dựng mối quan hệ lâu dài với các đối tác tiêu thụ rau và khách hàng cũng hết sức quan trọng. Số liệu điều tra cho thấy, đa số các tác nhân (tư thương, thành viên của HTX, cán bộ thu mua của DN LK) thu mua rau của các HND trên địa bàn tỉnh nằm trong khả năng về 4 mối quan hệ xã hội, cụ thể tác nhân thu mua là người dân ở địa phương, có mối quan hệ họ hàng, là thành viên HTX, hoặc ở nơi khác đến. Với khoảng 52- 53% các nhóm hộ LK trung gian và khoảng 25 - 30% hộ có chứng nhận trong tổng số hộ điều tra có quen biết với người mua là người dân địa phương, họ hàng, thành viên HTX. Riêng với nhóm hộ LK trực tiếp với DN nên phần lớn mối quen biết của họ là với người từ nơi khác đến. Bên cạnh đó, công tác quan hệ và chăm sóc khách hàng được tiến hành thường xuyên (22,7%) và rất thường xuyên (17,7%) khi các giao dịch, mua bán trao đổi trong LK luôn được liên tục lặp lại qua các mùa vụ. n. Xử lý tranh chấp hợp đồng trong quá trình thực hiện liên kết Thông qua đánh giá theo thang đo Likert 5 mức độ của HND và DN tham gia LK, hình thức DN thường sử dụng và mang lại hiệu quả nhất khi giải quyết tranh chấp hợp đồng trong quá trình thực hiện LK nếu HND vi phạm hợp đồng chủ yếu là thương lượng (3,38 và 3,66 điểm), kiến nghị với chính quyền địa phương để có hướng xử lý (3,21 và 3,33 điểm). Các hình thức xử lý khác như có đơn khiếu nại với chính quyền để yêu cầu giải quyết, không làm gì, có đơn thư khiếu nại, đưa ra tòa án để giải quyết không phải là sự lựa chọn của phần lớn các DN bởi rất khó để xử phạt HND do đó không đạt hiệu quả. Riêng với hình thức không tiếp tục hợp đồng LK với HND đã vi phạm nghiêm trọng, chỉ có khoảng hơn 30% DN lựa chọn hình thức này (với các mức đánh giá của HND và DN lần lượt là 2,22 và 2,17). Nguyên nhân là do nhu cầu nguyên liệu của DN (đặc biệt các DN thu mua cà rốt, su hào, bắp cải, súp lơ) thường rất cao và lo lắng về việc không thu được nợ cũ từ hộ này. 4.1.3. Kết quả và hiệu quả liên kết 4.1.3.1. Kết quả liên kết a. Đối với hộ nông dân * Khối lượng sản phẩm tiêu thụ theo hình thức LK: Kết quả điều tra cho thấy, phần lớn HND tiêu thụ các loại rau bằng phương thức bán cho HTX và các tư thương trong vùng, xu hướng này cũng thể hiện trong các nhóm hộ được phân loại theo nhóm các loại rau chủ lực. Bảng 4.5. Tỷ lệ khối lượng rau tiêu thụ trung bình của hộ nông dân qua kênh phân phối ĐVT: % Sản phẩm Chứng nhận Chung Kênh tiêu thụ Hành, Su hào, bắp Rau màu Cà rốt Không Có tỏi củ cải, súp lơ khác Trực tiếp với DN 4,4 17,6 13,3 7,2 1,4 41,1 42,5 Thông qua HTX 10,7 30,3 22,8 18,1 38,1 43,8 81,9 Thông qua trung gian 11,6 3,1 12,8 10,2 25,6 12,1 37,7 Bán lẻ chợ địa phương 6,7 1,1 7,1 5,5 12,7 7,7 20,4 Nguồn: Số liệu điều tra (2022) Tuy nhiên, đối với nhóm hộ có và không có chứng nhận, tỷ trọng rau tiêu thụ thông qua tư thương trong các hộ không có chứng nhận là tương đối cao (chiếm khoảng 25,6%), trong khi đó tỷ trọng khối lượng tiêu thụ rau thông qua các hợp đồng LK ở nhóm hộ có chứng nhận lên tới 41,1%. Tỷ lệ rất ít (khoảng 5 - 10%) ở các hộ trồng các loại rau bán lẻ ở chợ địa phương. Nguyên nhân là do giá thu mua, thông tin cung cầu sẵn có trước và trong giao dịch, tính cạnh tranh của thị trường thu mua, chi phí vận chuyển, yêu cầu phân loại và tiêu chuẩn hóa của tác nhân thu mua, phương thức thanh toán, lên kế hoạch tiêu thụ chủ động, khối lượng sản phẩm có thể tiêu thụ, uy tín của người mua, hay là mối quan hệ quen biết trong giao dịch trao đổi từ trước. 14
- b. Đối với doanh nghiệp * Giá trị đầu tư bình quân cho HND LK với DN: Kết quả điều tra cho thấy, tổng giá trị đầu tư bình quân trên một héc ta cho một HND là 17.987.602 triệu đồng, cao nhất là đầu tư cho hộ trồng tỏi củ với mức 200.834.940 đồng/ha và thấp nhất dành cho nhóm hộ trồng rau màu khác với mức 6.541.400 đồng/ha. Nhìn chung, đầu tư cho HND là xu hướng phổ biến trong các hợp đồng LK. Tuy nhiên, sự khác biệt về giá trị và mức độ đầu tư của DN phụ thuộc vào nhu cầu của SX từng nhóm rau trồng, tính cấp thiết về nhu cầu nguyên liệu và khả năng thu hồi nợ của DN. c. Giá trị gia tăng và lợi nhuận của các tác nhân tham gia liên kết Bảng 4.6. Giá trị gia tăng và lợi nhuận của các tác nhân tham gia liên kết Chỉ tiêu ĐVT Hộ nông dân Thương lái HTX Doanh nghiệp 1. Đối với HND, thương lái: - Giá trị SX Ngđ/kg 27,58 39,7 - - - Chi phí trung gian Ngđ/kg 5,6 9,3 - - - Chi phí trực tiếp Ngđ/kg 8,9 4,8 - - - Giá trị gia tăng Ngđ/kg 21,98 30,4 - - - Lợi nhuận Ngđ/kg 13,08 25,6 - - - Lợi nhuận/chi phí Lần 0,9021 1,8156 - - 2. Đối với HTX, DN: - Doanh thu Ngđ/kg - - 166,7 78,59 - Tổng chi phí Ngđ/kg - - 88,91 47,22 - Lợi nhuận Ngđ/kg - - 77,79 31,37 - Lợi nhuận/chi phí Lần - - 0,8749 0,6643 Nguồn: Số liệu điều tra (2022) Nhìn chung, các nhóm hộ trồng rau khi tham gia LK đều mang lại kết quả khả quan nhưng có sự khác biệt về giá trị và mức độ của mỗi tác nhân LK trong từng nhóm rau trồng. Cụ thể, giá trị gia tăng và tỷ suất/lợi nhuận của trung gian là HTX và thương lái là cao nhất. * So sánh kết quả LK giữa hộ tham gia LK và không LK: Kết quả điều tra cho thấy, các hộ tham gia LK lợi thế hơn về năng suất và chi phí do được hỗ trợ đầu vào hoặc mua được giống đảm bảo hơn, được hỗ trợ kỹ thuật. Các hộ LK thường có quy mô SX lớn, canh tác theo tiêu chuẩn, được hỗ trợ kỹ thuật từ DN, HTX nên chất lượng tốt hơn, giá bán theo thỏa thuận cao hơn. Các hộ không LK tính theo thời điểm nhất định, giá bán theo giá thị trường sẽ cao hơn nhưng bình quân giá thấp hơn do những thời điểm dư thừa, bị ép giá hoặc không có đầu ra tiêu thụ. Tóm lại, năng suất, doanh thu, chi phí thì hộ trồng rau có tham gia LK vẫn có lãi cao hơn. Điều này cũng đúng với các nông sản khác như cà phê (Đỗ Thị Nga & Lê Đức Niêm, 2016; Hồ Quế Hậu, 2013). Bảng 4.7. So sánh kết quả liên kết giữa hộ nông dân tham gia liên kết và không liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ rau ở Hải Dương Hộ tham Hộ không Chỉ tiêu ĐVT Lý do chênh lệch gia LK LK Năng suất cao hơn do DN, HTX hỗ trợ đầu 1. Năng suất Tấn/ha 26,43 18,06 vào, kỹ thuật nên tỷ lệ thụ phấn tăng. Theo giá thị trường nhưng hộ LK có đầu ra ổn 2. Giá bán trung bình Ngđ/kg 22,07 17,44 định, tỷ lệ phân loại và trồng theo tiêu chuẩn làm gia tăng sản phẩm tốt. 2. Doanh thu Trđ/ha/năm 507,02 418,32 - Một số hộ được hỗ trợ vật tư, một số hộ mua 3. Tổng chi phí Trđ/ha/năm 234,15 253,81 qua HTX và phòng NN huyện rẻ hơn 5 – 10%. 4. Lãi thô Trđ/ha/năm 272,87 164,51 - Nguồn: Số liệu điều tra và thảo luận PRA (2022) 15
- 4.1.3.2. Hiệu quả liên kết a. Hiệu quả kinh tế * Đối với các HND: Việc tham gia vào LK đã giúp ổn định giá cả đầu vào, đầu ra và doanh thu; tạo thu nhập bền vững; và tăng sự hài lòng và tự tin. Theo kết quả điều tra HND, trước khi tham gia LK, 86,7% trong số họ đã phải đối mặt với tình trạng giá cả biến động; 58,1% HND gặp khó khăn do giảm giá đầu ra; 17,06% gặp khó khăn trong tiêu thụ. Tuy nhiên, sau khi tham gia LK, tình trạng này đã được cải thiện nhiều (với bình quân 78,09% số hộ cho biết thu nhập được cải thiện sau khi tham gia LK, tỷ lệ cải thiện thu nhập của các hộ thấp nhất là 12%). Năm 2021, lợi nhuận trung bình của các hộ trồng rau là 202,6 triệu đồng/ha/vụ. Qua 2 năm đại dịch Covid-19, một số nhóm HND với những loại rau đặc trưng như hành, bắp cải, su hào, súp lơ, rau gia vị... bị lỗ hoặc giảm lợi nhuận nhiều do không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ chậm. Bên cạnh đó, các HND đều cảm thấy hài lòng với thu nhập, công việc, sự tôn trọng xã hội và loại cây trồng của họ. Yếu tố duy nhất mà họ thấy bình thường là “thị trường tiêu thụ” bởi có khoảng 34,11% hộ phàn nàn về việc thị trường tiêu thụ bấp bênh, ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh, người thu gom... * Đối với DN: Bảng 4.8. Đánh giá của doanh nghiệp về hiệu quả của việc mua rau nguyên liệu qua các kênh mua hàng Mua của thương Mua Mua của Mua của Chỉ tiêu đánh giá lái, cơ sở thu của ND không ND LK gom HTX LK Giá cả ít thay đổi theo thị trường 1,88 2,61 1,91 3,31 Tuân thủ giá theo thỏa thuận 2,52 3,17 2,46 3,08 Chi phí giao dịch thấp 3,26 3,43 3,41 3,44 Chi phí tìm khách hàng thấp 2,83 2,38 2,67 3,93 Cung cấp đúng loại rau theo yêu cầu 2,07 3,04 2,11 3,18 Giao hàng đúng số lượng thỏa thuận 2,27 2,92 1,99 3,13 Giao hàng đúng chất lượng thỏa thuận 2,96 3,29 2,43 3,52 Điều kiện hợp đồng đơn giản, thuận lợi thực hiện 3,33 2,97 3,48 3,26 Thời gian thỏa thuận nhanh 3,27 3,12 2,96 3,48 Có thể chậm thanh toán 1,82 2,41 2,05 2,94 Có thể giảm bớt điều kiện ràng buộc 3,22 3,28 2,82 3,49 Có thể tạo điều kiện giảm tồn kho rau nguyên liệu 2,43 2,77 2,37 3,29 Dữ liệu được tính trung bình cho Thang đo Likert (1. Rất không quan trọng, 2. Không quan trọng, 3. Bình thường, 4. Quan trọng, 5. Rất quan trọng) Nguồn: Số liệu điều tra (2022) Doanh nghiệp đánh giá phương thức LK với HND có hiệu quả cao qua một số tiêu chí như giá cả ít biến động, chi phí giao dịch thấp, chi phí tìm khách hàng thấp, cung cấp đúng loại rau theo yêu cầu... Hiệu quả kinh tế đối với các DN qua LK với HND được cảm nhận qua việc đảm bảo số lượng và chất lượng rau nguyên liệu, giá cả ổn định và có thể dự đoán được, giảm chi phí giao dịch và chí phí SX. * Đối với toàn ngành rau trên địa bàn các huyện và tỉnh: Đánh giá về LK giữa HND và DN trong SX và TT rau ở tỉnh Hải Dương cho thấy đang đạt được những hiệu quả nhất định, mang lại những lợi ích kép về kinh tế, an toàn lao động cho HND cũng như các DN tham gia, cung cấp sản phẩm sạch đến tay người tiêu dùng. Đặc biệt, tỉnh đã lựa chọn được bộ giống rau phù hợp thị trường xuất khẩu; xây dựng được quy trình thâm canh cho từng giống rau, củ; kết nối thành công với các DN bao tiêu sản phẩm. b. Hiệu quả xã hội Thứ nhất, LK tạo công ăn việc làm ổn định cho HND. Kết quả điều tra cho thấy, LK không chỉ tạo việc làm cho bản thân ND mà mỗi HND trung bình tạo ra việc làm toàn thời gian cho 2,1 người, việc làm bán thời gian cho 5,4 người dân nông thôn. 16
- Thứ hai, LK có thể xóa bỏ tình trạng phân biệt đối xử về giới ở các vùng nông thôn của Việt Nam nói chung và ở Hải Dương nói riêng. Qua điều tra, các HND có khả năng thuê phụ nữ làm việc trong hoạt động sản xuất của họ, với hơn 68% việc làm được tạo ra cho phụ nữ. Thứ ba, việc tham gia các HTXNN thông qua HTX tạo điều kiện và gắn kết người dân trong thôn lại với nhau, tạo cơ hội cho ND hợp tác, khởi nghiệp và nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương hoặc các tổ chức. Kết quả khảo sát cho thấy, có 128 trong số 384 HND được khảo sát (33,33%) đã tham gia HTX hoặc hiệp hội. Trong số những ND đó, 16 người đã thành lập HTX; 166 người được hỗ trợ từ chính quyền trung ương và/hoặc địa phương, 11 người tham gia và được hỗ trợ từ các HTX và 105 người được hưởng các lợi ích khác như đào tạo, huấn luyện và chia sẻ kinh nghiệm. Cuối cùng, việc tham gia LK còn góp phần nâng cao năng lực hoặc quyền lực của HND khi đàm phán với các trung gian phân phối (28,91% ý kiến), đồng thời mở rộng thị trường đầu ra (27,34% ý kiến). c. Hiệu quả môi trường Liên kết còn tạo ra lợi ích môi trường cho các HND tham gia LK. Nó góp phần nâng cao hiệu quả và tư duy SX rau hướng tới an toàn và sạch cho HND. Để tham gia LK với các DN, HND phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn SX an toàn như Vietgap, Globalgap, OCOP, truy xuất nguồn gốc... Kết quả điều tra cho thấy, các hộ tuân theo các quy trình canh tác tiêu chuẩn an toàn này và các hộ không sử dụng chất bảo quản trong quá trình bảo quản nông sản chiếm tỷ lệ cao nhất. Quan trọng hơn, bản thân HND được hưởng lợi từ việc giảm tiếp xúc với hóa chất nên sức khỏe của họ được an toàn, môi trường sống bao gồm môi trường không khí, đất và nước trong lành hơn. Xã hội cũng thu được lợi ích thông qua việc đảm bảo đa dạng sinh học, giảm thiểu sự phá hủy môi trường sống, ô nhiễm đất và nước. Việc tham gia LK để bán rau tại ruộng hoặc thị trường địa phương đã góp phần giảm chi phí vận chuyển và lượng khí thải carbon bằng cách giảm tần suất sử dụng các loại phương tiện trong quá trình vận chuyển. Hơn nữa, nhiều DN chế biến, người thu gom tận dụng các chuyến xe vận chuyển các loại sản phẩm khác kết hợp thu gom rau. Qua khảo sát, sản lượng được vận chuyển đi trong 3-4 lần chiếm tỷ lệ cao nhất (trên 65%), chỉ có khoảng 23,47% sản lượng được chuyển hết trên 4 lần. Với lượng rau được tiêu thụ tại các chợ đầu mối, hoặc chợ địa phương, các hộ chủ yếu vận chuyển bằng các phương tiện sử dụng ít xăng dầu hơn xe tải, hoặc các phương tiện vận chuyển không sử dụng xăng dầu như đi bộ, xe đạp. Như vậy, góp phần giảm lượng khí thải ra môi trường. 4.2. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LIÊN KẾT GIỮA HỘ NÔNG DÂN VÀ DOANH NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU Ở TỈNH HẢI DƯƠNG 4.2.1. Đặc điểm của hộ nông dân và doanh nghiệp 4.2.1.1. Đặc điểm của hộ nông dân Đặc điểm của hộ được thể hiện qua tất cả các nguồn lực mà một hộ có thể huy động phát triển kinh tế hộ. Các nguồn lực này khá đa dạng, ở dạng sẵn có hoặc tiềm năng. Phân tích về các yếu tố ảnh hưởng đến LK này, tác giả coi nguồn lực trong hộ là điểm xuất phát, là “đòn bẩy” cho việc cam kết, tuân thủ, thực hiện, là trạng thái sẵn sàng và năng động thích ứng với những thay đổi trong LK SX, tiêu thụ, và đáp ứng thị trường tiêu thụ mục tiêu (bảng 4.9). Đa số các HND đều cho rằng những nhóm nguồn lực này không ảnh hưởng nhiều tới LK, và sự đánh giá này không có sự khác biệt giữa các nhóm hộ LK và nhóm hộ chứng nhận. Bên cạnh đó, mức độ ảnh hưởng bởi ba nguồn lực quan trọng khác là nguồn vốn tự nhiên (đất đai, nguồn nước), nguồn vốn vật chất (vốn đầu tư và trang thiết bị công cụ), và nguồn vốn xã hội (các mối quan hệ xã hội ở địa phương) cũng được nhắc đến trong LK này. Nhìn chung, những nguồn lực xuất phát từ nông hộ không có tác động hay ảnh hưởng đáng kể đến mối LK khi trung bình thang đo đánh giá ở các nhóm nông hộ trong các nguồn lực đều xấp xỉ bằng 3. Tuy nhiên, nguồn vốn chủ sở hữu lại là nguồn lực quan trọng nhất, khi trung bình đánh giá cho yếu tố này giữa các nông hộ xấp xỉ bằng 4 và trên 4. 17
- Bảng 4.9. Điểm đánh giá bình quân của hộ nông dân về ảnh hưởng của đặc điểm của hộ đến liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ rau Nhóm LK Chứng nhận Kiểm định T-tests Các nguồn lực trong hộ LK trực LK trung Nhóm LK Chứng nhận Không Có tiếp gian (A) (B) (A) (B) Độ tuổi trung bình 2,982 2,991 2,865 2,988 ns ns ns ns Giới tính 3,057 3,101 3,011 3,082 ns ns ns ns Trình độ văn hóa 3,022 3,026 3,026 3,178 ns ns ns ns Quy mô lao động 3,041 3,072 3,038 3,088 ns ns ns ns Kinh nghiệm sản xuất 3,118 3,095 3,078 3,171 ns ns ns ns Nhận thức về rau an toàn 2,898 3,101 2,884 3,997 ns ns ns ns Kỹ năng quản lý sản xuất 2,938 3,001 2,985 3,023 ns ns ns ns Công nghệ thông tin 3,112 3,097 3,007 3,143 ns ns ns ns Kỹ năng Marketing 3,556 3,499 3,339 4,010 ns ns ns ns Mối quen biết 3,092 3,101 3,095 3,113 ns ns ns ns Chia sẻ kiến thức 2,606 2,668 2,515 2,566 ns ns ns ns Chia sẻ thông tin 2,644 2,883 2,568 2,787 ns ns A ns Chia sẻ nguồn lực sx 2,778 2,884 2,847 2,811 ns ns ns ns Quy mô đất đai 3,334 3,424 3,282 3,255 ns ns ns ns Quy mô nguồn nước 3,002 3,025 3,061 3,363 ns ns A ns Trang thiết bị, công cụ 3,086 2,991 3,059 3,133 ns ns ns ns Tài sản 3,093 3,072 3,044 3,116 ns ns ns ns Nguồn vốn chủ sở hữu 3,944 4,011 3,801 4,08 A ns A ns Chú thích: 1) Dữ liệu được tính trung bình cho Thang đo Likert (1. Rất không ảnh hưởng, 2. Không ảnh hưởng, 3. Bình thường, 4. Ảnh hưởng, 5. Rất ảnh hưởng) 2) Kết quả dựa trên kiểm định T-test (2-sided test) với mức ý nghĩa 95%. Với mỗi nhóm so sánh, nhóm có giá trị trung bình nhỏ là chữ cái A hoặc B ở cột có giá trị trung bình lớn hơn; ns. Không có ý nghĩa thống kê Nguồn: Số liệu điều tra (2022) 4.2.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp Coi nguồn lực trong DN là yếu tố thúc đẩy cho việc cam kết, tuân thủ, thực hiện và thích ứng với những thay đổi trong LK SX, tiêu thụ với HND, nên thông qua đánh giá của các HND, mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố này được xác định qua bảng 4.10. Bảng 4.10. Điểm đánh giá bình quân của hộ nông dân về ảnh hưởng của nguồn lực trong doanh nghiệp đến liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ rau Nhóm LK Chứng nhận Kiểm định T-tests Nguồn lực của DN LK trực LK trung Nhóm LK Chứng nhận Không Có tiếp gian (A) (B) (A) (B) Cơ sở vật chất 3,011 3,082 3,099 3,121 ns ns ns ns Tài sản 2,333 2,401 2,555 2,557 ns ns ns ns Năng lực sản xuất 3,781 3,999 3,89 4,016 ns B ns B Nguồn vốn tài chính 4,002 4,105 3,874 4,003 ns B ns B Trình độ công nghệ chế biến 3,511 3,447 3,232 3,254 ns ns ns ns Chú thích: 1) Dữ liệu được tính trung bình cho Thang đo Likert (1. Rất không ảnh hưởng, 2. Không ảnh hưởng, 3. Bình thường, 4. Ảnh hưởng, 5. Rất ảnh hưởng) 2) Kết quả dựa trên kiểm định T-test (2-sided test) với mức ý nghĩa 95%. Với mỗi nhóm so sánh, nhóm có giá trị trung bình nhỏ là chữ cái A hoặc B ở cột có giá trị trung bình lớn hơn; ns. Không có ý nghĩa thống kê Nguồn: Số liệu điều tra (2022) Đa số các hộ đều không cho rằng cơ sở vật chất và tài sản trong DN không có tác động hay ảnh hưởng đáng kể đến LK (với đánh giá trung bình ở các nhóm HND đều hơn 2 hoặc xấp xỉ bằng 3). Tuy nhiên, năng lực SX và nguồn vốn tài chính lại là nguồn lực rất quan trọng, nó ảnh 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 312 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 187 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 207 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 21 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 9 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 28 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn