ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA NGUYỄN THỊ THU HẰNG<br />
<br />
MỐI QUAN HỆ GIỮA DOANH NGHIỆP VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ VIỆN NGHIÊN CỨU: MỘT NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM<br />
<br />
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 62340501<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH<br />
<br />
Thành phố Hồ Chí Minh - 2010<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại: Khoa Quản Lý Công Nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thiện Nhân Phản biện 1: .....................................................................................................<br />
<br />
Phản biện 2: ................................................................................................ Phản biện 3: .....................................................................................................<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp tại Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Vào hồi............giờ, ngày..............tháng..........năm .......... Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí<br />
<br />
Minh DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ<br />
<br />
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Nguyễn Thị Thu Hằng (2004). Phương pháp đánh giá nhu cầu thông tin của các doanh nghiệp – áp dụng cho doanh nghiệp quận 8. Tạp chí Phát triển Khoa học Công nghệ , 7 (3), 39-44. Nguyễn Thị Thu Hằng (2008). Nghiên cứu sơ bộ về mối quan hệ giữa doanh nghiệp và trường Đại học, Viện nghiên cứu, quản lý nhà nước (theo cách nhìn doanh nghiệp). Tạp chí Khoa học Chính trị, số 05 năm 2008, 43-50.<br />
<br />
-1-<br />
<br />
A. THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN<br />
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Vai trò của công nghệ trong phát triển đã được thừa nhận một cách rộng rãi. Trong môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng hiện nay, công nghệ là một yếu tố chiến lược sống còn cho phát triển nhanh chóng kinh tế – xã hội. Kết quả của việc ứng dụng, khai thác công nghệ phụ thuộc vào việc chúng ta tạo ra được những công nghệ phù hợp, có khả năng áp dụng được vào hoạt động thực tiễn của các doanh nghiệp. Nhờ đổi mới công nghệ, doanh nghiệp có nhiều cơ hội để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, cũng như nâng cao khả năng trong thiết kế dây chuyền sản xuất mới, sản phẩm mới và nâng cao hiệu quả trong quản lý và vận hành doanh nghiệp. Theo Nelson, hệ thống đổi mới quốc gia là “một sự kết hợp, liên quan giữa kiến thức của các tổ chức nghiên cứu và việc thực hiện đổi mới tại các doanh nghiệp trong quốc gia” (Nelson, 1993, trích trong Annamária Inzelt, 2004). Trong hệ thống đổi mới quốc gia, quan hệ của ba đối tượng doanh nghiệp, trường/ viện, và quản lý nhà nước luôn dựa trên nền tảng của quá trình đổi mới khoa học - công nghệ. Trong mối quan hệ này, nhà trường ngoài nhiệm vụ truyền thống là đào tạo nguồn nhân lực và cung cấp những kiến thức cơ bản, còn đóng vai trò giống như viện nghiên cứu cung cấp công nghệ và những trợ giúp nhằm giúp doanh nghiệp phát triển, đổi mới (Loet Leydesdorff và cộng sự, 2001). Theo thời gian, sự phát triển của hệ thống kiến thức và khoa học công nghệ sẽ giúp cho nền kinh tế ngày càng phát triển hơn (Etzkowitz và cộng sự, 2001). Vì vậy, chìa khóa của sự thành công trong quá trình đổi mới chính là nhờ vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các tổ chức khác như trường đại học, viện nghiên cứu. Hợp tác giữa các tổ chức trong hệ thống đổi mới quốc gia có thể thông qua nhiều hình thức khác nhau. Mối liên kết giữa doanh nghiệp và trường/ viện có thể<br />
<br />
-2theo nhiều cấp, mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ phát triển, lịch sử và đặc thù của từng quốc gia (Conceicão và Heitor, 2001; Senker, 2001; Crow và các cộng sự, 1998; Geisler và Rubenstein, 1989). Từ tầm quan trọng của việc cần phải thực hiện và phát triển mối quan hệ giữa các tổ chức trong hệ thống đổi mới quốc gia và tình hình thực tiễn tại Việt Nam, việc nghiên cứu: “Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với trường đại học và viện nghiên cứu: một nghiên cứu tại Việt Nam.” trên cơ sở tạo dựng một quan hệ bền vững và đôi bên cùng có lợi là cần thiết nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động ngày càng hiệu quả, qua đó tạo nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp với trường đại học, viện nghiên cứu và kết quả đạt được của doanh nghiệp khi liên kết với trường đại học, viện nghiên cứu. Xây dựng mô hình lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến mối liên kết giữa doanh nghiệp với trường đại học, viện nghiên cứu và kết quả doanh nghiệp nhận được khi thực hiện các hình thức liên kết này. Kiểm định mô hình lý thuyết, kiểm định các giả thuyết bằng các dữ liệu thực nghiệm từ thăm dò các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM. Kiến nghị một số giải pháp để phát triển mối quan hệ một cách hợp lý hơn giữa doanh nghiệp với trường đại học và viện nghiên cứu nhằm nâng cao kết quả hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở sử dụng mô hình khảo sát định lượng quan hệ giữa doanh nghiệp với các tổ chức khác. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU<br />
<br />