intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc: Phương pháp tiếp cận của Sen

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:36

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh "Nâng cao sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc: Phương pháp tiếp cận của SEN" được nghiên cứu với mục tiêu: Ảnh hưởng của sự tỉnh thức tại nơi làm việc và độ phức tạp của công việc đến mối liên hệ có ý nghĩa và những đóng góp có ý nghĩa trong công việc, và sau đó, đến việc nâng cao sự cân bằng giữa công việc-cuộc sống; Ảnh hưởng của sự cảm nhận về năng lực đến sự tỉnh thức trong công việc và dòng chảy tập trung trong công việc và sau đó, đến việc nâng cao sự cân bằng giữa công việc-cuộc sống và cuộc sống - công việc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc: Phương pháp tiếp cận của Sen

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ HƯƠNG TRANG NÂNG CAO SỰ CÂN BẰNG GIỮA CUỘC SỐNG VÀ CÔNG VIỆC: PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CỦA SEN Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh Mã số: 9340101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ
  2. TP. HỒ CHÍ MINH - 2024 Luận án này thực hiện tại: …………………………………………………………………… … Giáo viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Đình Thọ Phản biện 1: ………………………………………………………… …………………………………………………………………… … Phản biện 2: ………………………………………………………… …………………………………………………………………… … Phản biện 3: ………………………………………………………… …………………………………………………………………… … Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án: …………………………………………………………….. ……….. …………………………………………………………………… … Tại ……… ngày ….. tháng ……. năm ………. Luận án được lưu tại thư viện: ……………………………………...
  3. …………………………………………………………………… …
  4. MỤC LỤC MỤC LỤC..............................................................................................................................i CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU...............................................................................................1 1.1................................................................................................. Lý do nghiên cứu ..........................................................................................................................................1 1.2............................................................................................ Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................................................................2 1.3............................................................................................ Bối cảnh nghiên cứu ..........................................................................................................................................2 1.4..................................................................................... Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................................................................3 1.5..................................................................................... Đóng góp của nghiên cứu ..........................................................................................................................................3 1.6.................................................................................................... Cấu trúc đề tài ..........................................................................................................................................3 CHƯƠNG 2 – TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TỔNG THỂ.................................................................................................................3 2.1. Nền tảng lý thuyết..........................................................................................................3 2.2. Khung khái niệm...........................................................................................................4 2.3. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................4 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu và mẫu.......................................................................................4 2.3.2. Thang đo......................................................................................................................4 2.3.3 Biến kiểm soát...............................................................................................................4 CHƯƠNG 3 – BÀI NGHIÊN CỨU 1: TỪ SỰ TỈNH THỨC VÀ SỰ PHỨC TẠP CỦA CÔNG VIỆC ĐẾN VIỆC NÂNG CAO SỰ CÂN BẰNG TRONG CÔNG VIỆC- CUỘC SỐNG: CÁCH TIẾP CẬN CỦA SEN..................................................................24 3.1. Giới thiệu......................................................................................................................24 3.2. Nền tảng lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu......................................................26 3.2.1. Nền tảng lý thuyết......................................................................................................26 3.2.2. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.....................................................................28 3.2.2.1. Mindfulness at work, job complexity, and work-life enhancement..........................30
  5. 3.2.2.2. The mediating roles of meaningful contacts and meaningful contributions...........32 3.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................34 3.3.1. Bối cảnh nghiên cứu và mẫu....................................................................................34 3.3.2. Thang đo....................................................................................................................35 3.3.3. Biến kiểm soát............................................................................................................36 3.4. Phân tích dữ liệu và kết quả.......................................................................................36 3.4.1. Xác thực thang đo.....................................................................................................36 3.4.2. Sai lệch do phương pháp...........................................................................................38 3.4.3. Kết quả và kiểm định giả thuyết................................................................................39 3.4.3.1. Mô hình tổng thể (M0).............................................................................................40 3.4.3.2. Vai trò điều tiết của mối quan hệ có ý nghĩa (M1)...................................................41 3.4.3.3. Vai trò điều tiết của sự đóng góp có ý nghĩa (M2)...................................................41 3.5. Thảo luận và hàm ý.....................................................................................................44 3.5.1. Hàm ý về mặt lý thuyết..............................................................................................44 3.5.2. Hàm ý về mặt thực tiễn.............................................................................................45 3.6. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo....................................................................47 CHƯƠNG 4 – BÀI NGHIÊN CỨU 2: TỪ SỰ CẢM NHẬN NĂNG LỰC ĐẾN NÂNG CAO SỰ CÂN BẰNG TRONG CÔNG VIỆC-CUỘC SỐNG VÀ CUỘC SỐNG- CÔNG VIỆC: PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CỦA SEN.................................................48 4.1. Giới thiệu......................................................................................................................48 4.2. Nền tảng lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu......................................................49 4.2.1. Phương pháp tiếp cận của Sen.................................................................................49 4.2.2. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.....................................................................50 4.2.2.1. Nâng cao sự cân bằng giữa công việc-cuộc sống và cuộc sống-công việc và sự cảm nhận về năng lực...........................................................................................................51 4.2.2.2. Vai trò điều tiết của sự tỉnh thức.............................................................................52 4.2.2.3. Vai trò điều tiết của dòng chảy tập trung trong công việc......................................54 4.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................55 4.3.1. Bối cảnh nghiên cứu và mẫu....................................................................................55 4.3.2. Thang đo....................................................................................................................56 4.3.3. Biến kiểm soát............................................................................................................59 4.4. Phân tích dữ liệu và kết quả.......................................................................................59
  6. 4.4.1. Xác thực thang đo.....................................................................................................59 4.4.2. Sai lệch do phương pháp...........................................................................................61 4.4.3. Kết quả và kiểm định giả thuyết................................................................................61 4.4.3.1. Mô hình tổng thể (M0).............................................................................................62 4.4.3.2. Vai trò điều tiết của sự tỉnh thức (M1).....................................................................62 4.4.3.3. Vai trò điều tiết của dòng chảy tập trung trong công việc (M2)..............................63 4.5. Thảo luận và hàm ý.....................................................................................................65 4.5.1. Hàm ý về mặt lý thuyết..............................................................................................65 4.5.2. Hàm ý về mặt thực tiễn.............................................................................................66 4.6. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo....................................................................66 CHƯƠNG 5 – KẾT LUẬN................................................................................................68 5.1. Tóm tắt.........................................................................................................................68 5.2. Hàm ý............................................................................................................................68 5.2.1. Hàm ý về mặt lý thuyết..............................................................................................69 5.2.2. Hàm ý về mặt thực tiễn.............................................................................................70 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo....................................................................72 5.4. Kết luận........................................................................................................................73 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................74
  7. CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU 1.1. Lý do nghiên cứu Những sự thay đổi toàn cầu lớn, như sự gia tăng toàn cầu hóa, tiến bộ công nghệ và sự xuất hiện của các đại dịch không lường trước, đã làm thay đổi bản chất công việc và lực lượng lao động. Sự gia tăng việc làm cho phụ nữ và sự xuất hiện tình trạng cả vợ và chồng đều đi làm là những ví dụ điển hình cho những thay đổi này, dẫn đến sự chuyển đổi từ nhân viên thụ động sang có tinh thần làm việc tự chủ hơn trong các nỗ lực công việc của họ. Tuy nhiên, sự chuyển đổi này cũng mang đến những thách thức trong việc đạt được sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc cá nhân. Sự mất cân bằng này đặc biệt rõ ràng trong ngành y, nơi mà các bác sĩ phải đối mặt với những giờ làm việc dài, yêu cầu công việc cao và áp lực nghề nghiệp lớn; những điều vốn được xem là thường xuyên dẫn đến trạng thái kiệt sức. Trong tình huống này, những trạng thái kiệt sức có thể dẫn đến các sai sót y khoa, làm giảm sự hài lòng của bệnh nhân, kéo dài thời gian phục hồi sau xuất viện và làm giảm hiệu suất nghề nghiệp của y bác sĩ (Shanafelt và cộng sự, 2015; Shanafelt và cộng sự, 2016; West và cộng sự, 2009). Tuy nhiên, việc quan trọng là hiểu được mối liên kết giữa công việc và cuộc sống cũng có thể mang đến những hiệu ứng tích cực, bổ trợ lẫn nhau. Về cơ bản, các yếu tố như nguồn lực, cơ hội và sự hỗ trợ được đạt được trong khía cạnh làm việc bổ trợ cho đời sống tinh thần, tâm lý của cuộc sống (Ruderman và cộng sự, 2002). Frone (2003) đã đề xuất một phân loại gồm bốn liên hệ của sự cân bằng công việc và cuộc sống bao gồm sự xung đột trong công việc-cuộc sống, xung đột trong cuộc sống-công việc, nâng cao trong công việc-cuộc sống và nâng cao trong cuộc sống-công việc. Theo phân loại bốn liên hệ của sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, bài luận văn này tập trung đi sâu vào các khía cạnh tích cực của sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống (bao gồm sự nâng cao trong công việc-cuộc sống và cuộc sống-công việc) trong trường hợp của các bác sĩ tại Việt Nam qua suốt đại dịch COVID-19 - thời điểm dữ liệu được thu thập.
  8. Trong khi các nghiên cứu trước tìm hiểu về tác động của mối liên hệ giữa công việc và cuộc sống, ít có nghiên cứu nào tìm hiểu về vai trò của các yếu tố cá nhân trong việc nâng cao công việc-cuộc sống và cuộc sống-công việc (Premchandran & Priyadarshi, 2019). Bài luận văn này sẽ tìm hiểu về tác động của các nguồn lực tâm lý và thể chất như sự cảm nhận về năng lực, tỉnh thức trong công việc và dòng chảy tập trung trong công việc đối với việc nâng cao này. Ngoài ra, nội dung luận văn cũng tập trung vào sự phức tạp của công việc, các mối quan hệ có ý nghĩa và sự đóng góp có ý nghĩa trong công việc; đây là những yếu tố quan trọng nhất đối với trường hợp của các bác sĩ tại Việt Nam. Mặc dù vẫn có lý thuyết cho rằng một số nguyên nhân về nguồn lực tâm lý và thể trạng có ảnh hưởng lẫn nhau; điều này giải thích các yếu tố liên quan đến quá trình cân bằng công việc và cuộc sống (Lapierre và cộng sự, 2018) và các nghiên cứu trước đây đã điều tra một số yếu tố trong mối quan hệ giữa công việc và cuộc sống và các nguyên nhân như sự hài lòng và sự tự chủ trong công việc (Xu và cộng sự, 2018) và sự hài lòng với công việc (Chen và cộng sự, 2017), câu hỏi được đặt ra là liệu sự cảm nhận về năng lực, tỉnh thức trong công việc, dòng chảy tập trung trong công việc, độ phức tạp của công việc, các mối quan hệ có ý nghĩa và những đóng góp có ý nghĩa vào công việc có giúp bác sĩ đạt được sự nâng cao công việc-cuộc sống và cuộc sống-công việc một cách hiệu quả chưa được trả lời đầy đủ. Dựa trên phương pháp tiếp cận của Sen (1985) với nghiên cứu xem xét sự tự do mà các cá nhân cần và làm những gì họ mong muốn, luận văn này trả lời câu hỏi nghiên cứu trên bằng việc điều tra tác động của sự cảm nhận về năng lực, tỉnh thức trong công việc, dòng chảy tập trung trong công việc, độ phức tạp của công việc, các mối quan hệ có ý nghĩa và những đóng góp có ý nghĩa trong công việc đối với việc nâng cao sự cân bằng trong công việc- cuộc sống và cuộc sống-công việc của các bác sĩ, đưa ra những thông tin chi tiết về một lĩnh vực nghiên cứu chưa được khám phá một cách chi tiết. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Hai mục tiêu chính trong bài luận án này bao gồm:
  9. Mục tiêu 1: Ảnh hưởng của sự tỉnh thức tại nơi làm việc và độ phức tạp của công việc đến mối liên hệ có ý nghĩa và những đóng góp có ý nghĩa trong công việc, và sau đó, đến việc nâng cao sự cân bằng giữa công việc-cuộc sống (Bài nghiên cứu 1). Mục tiêu 2: Ảnh hưởng của sự cảm nhận về năng lực đến sự tỉnh thức trong công việc và dòng chảy tập trung trong công việc và sau đó, đến việc nâng cao sự cân bằng giữa công việc-cuộc sống và cuộc sống - công việc (Bài nghiên cứu 2). 1.3. Bối cảnh nghiên cứu Hệ thống y tế của Việt Nam đang dần trải qua những thay đổi về cải cách tài chính y tế và phát triển y tế tư nhân. Tuy nhiên, Việt Nam đang gặp phải tình trạng thiếu hụt và phân bổ nguồn nhân lực y tế không đồng đều (Bộ Y tế, 2016). Thêm vào đó, nghiên cứu này diễn ra vào năm 2020 trong bối cảnh đại dịch COVID-19, thời điểm mà các chuyên gia y tế phải đối mặt với khối lượng công việc quá lớn, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của họ không được cải thiện và cảm giác tách biệt bắt nguồn từ việc giảm tương tác giữa các đồng nghiệp. Vì vậy, Việt Nam là một bối cảnh thích hợp để nghiên cứu về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của bác sĩ, đặc biệt là cải thiện công việc-cuộc sống và cuộc sống-công việc. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Bài luận văn này sử dụng dữ liệu khảo sát được thu thập từ 254 bác sĩ ở các tỉnh thành khác nhau tại Việt Nam. Các bộ dữ liệu được sử dụng để xác thực các thang đo bằng cách sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA) và kiểm tra mối quan hệ được đề xuất giữa các biến nghiên cứu bằng cách sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM). 1.5. Đóng góp của nghiên cứu Các kết quả của nghiên cứu đóng góp vào cơ sở lý luận về sự cân bằng của công việc và cuộc sống bằng cách làm sáng tỏ những yếu tố hỗ trợ mới cho việc nâng cao sự cân bằng trong công việc-cuộc sống và cuộc sống-công việc, đồng thời cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về cách tiếp cận của Sen trong nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.
  10. 1.6. Cấu trúc của nghiên cứu Luận văn này gồm 5 chương kèm theo hình ảnh, bảng biểu và phụ lục. CHƯƠNG 2 - TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TỔNG THỂ 2.1. Nền tảng lý thuyết Luận văn này sử dụng cách tiếp cận năng lực của Sen (1985) để nghiên cứu câu hỏi liệu sự cảm nhận về năng lực, tỉnh thức trong công việc, dòng chảy tập trung vào công việc, mức độ phức tạp trong công việc, những mối liên hệ có ý nghĩa và những đóng góp có ý nghĩa trong công việc có giúp bác sĩ đạt được sự nâng cao sự cân bằng trong công việc-cuộc sống và cuộc sống-công việc hay không. 2.2. Mô hình nghiên cứu Hình 1 – Mô hình lý thuyết tổng thể của luận văn 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Thiết kế nghiên cứu và mẫu Chúng tôi đã áp dụng cách tiếp cận theo từng giai đoạn bằng cách thực hiện một nghiên cứu thí điểm và một khảo sát chính để kiểm tra các giả thuyết trong hai nghiên cứu.
  11. 2.3.2 Thang đo Các biến được xem xét trong nghiên cứu này bao gồm sự cảm nhận về năng lực, tỉnh thức trong công việc, dòng chảy tập trung trong công việc, mức độ phức tạp trong công việc, những mối liên hệ có ý nghĩa, những đóng góp có ý nghĩa trong công việc, nâng cao sự cân bằng trong công việc-cuộc sống và cuộc sống-công việc. Sự cảm nhận về năng lực và dòng chảy tập trung trong công việc là những biến bậc hai, trong khi các biến khác là biến bậc một. 2.3.3 Biến kiểm soát Luận văn này lấy giới tính của bác sĩ (1: nam; 0: nữ) và tuổi (1: < 30; 2: 30 -
  12. chẳng hạn như nguồn lực tâm lý, vẫn chưa được khám phá nhiều (Agrawal & Mahajan, 2021; Premchandran & Priyadarshi, 2019). Bài nghiên cứu 1 này đi sâu vào vai trò của sự tỉnh thức trong công việc, mức độ phức tạp của công việc, những mối liên hệ có ý nghĩa và những đóng góp có ý nghĩa trong công việc trong việc nâng cao sự cân bằng giữa công việc-cuộc sống của các bác sĩ. Cụ thể, dựa trên cách tiếp cận năng lực của Sen (1985), bài nghiên cứu tìm hiểu xem liệu sự tỉnh thức trong công việc và sự phức tạp của công việc có tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao sự cân bằng của cuộc sống-công việc hay không cũng như cách các mối liên hệ có ý nghĩa và những đóng góp có ý nghĩa có làm trung gian điều tiết cho các mối quan hệ này hay không. Nghiên cứu này cung cấp những hiểu biết sâu sắc có giá trị về việc nâng cao sự cân bằng giữa công việc-cuộc sống, làm sáng tỏ những nhân tố mới và vai trò điều tiết của những mối liên hệ có ý nghĩa và những đóng góp có ý nghĩa, đồng thời góp phần nâng cao hiểu biết về việc nâng cao sự câng bằng giữa công việc-cuộc sống ở các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. 3.2. Nền tảng lý thuyết và các giả thuyết 3.2.1. Nền tảng lý thuyết Áp dụng cách tiếp cận năng lực của Sen (1985), nghiên cứu này đề xuất rằng các bác sĩ có thể chuyển đổi sự tỉnh thức trong công việc và sự phức tạp của công việc thành cơ hội cho những quan hệ có ý nghĩa và những đóng góp có ý nghĩa để đưa ra những lựa chọn nhằm đạt được những mục tiêu có giá trị trong việc nâng cao sự cân bằng trong công việc-cuộc sống.
  13. 3.2.2. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu Hình 2. Mô hình nghiên cứu của bài nghiên cứu 1 3.2.2.1 Sự tỉnh thức trong công việc, phức tạp của công việc và nâng cao sự câng bằng trong công việc-cuộc sống Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng kết quả tích cực liên quan đến sự tỉnh thức bao gồm sự cải thiện các triệu chứng sức khỏe thể chất, lo lắng, trầm cảm, căng thẳng, chất lượng giấc ngủ, chất lượng mối quan hệ giữa các cá nhân và sự hài lòng trong công việc (Hölzel và cộng sự, 2011; Hülsheger và cộng sự, 2013; Hyland và cộng sự, 2015; Mesmer-Magnus và cộng sự, 2017; Zivnuska và cộng sự, 2016). Khi các bác sĩ cảm thấy hài lòng và hạnh phúc hơn, họ có thể trải nghiệm sự cải thiện trong công việc và cuộc sống. Ngoài ra, một trong những khái niệm quan trọng trong cách tiếp cận năng lực là nguồn lực cá nhân (Hobson, 2014). Những người có nhiều nguồn lực cá nhân hơn (tức là sự tỉnh thức trong công việc trong bài nghiên cứu này) có nhiều khả năng nâng cao sự câng bằng trong công việc-cuộc sống hơn. Ngược lại, những người có ít nguồn lực hơn (sự tỉnh thức trong công việc) thường có khả năng cải thiện sự cân bằng trong công việc-cuộc sống kém hơn. Như vậy, GT1. Sự tỉnh thức trong công việc có tác động tích cực đến việc nâng cao sự cân bằng trong công việc-cuộc sống. Ngoài ra, cách tiếp cận năng lực của Sen (1985) chỉ ra rằng để đạt được mục tiêu (chức năng công việc có giá trị), nhân viên không chỉ dựa vào đầu vào nguồn
  14. lực công việc mà còn biến những nguồn lực này thành những cơ hội hữu hình. Điều này cho thấy rằng độ phức tạp của công việc (đầu vào của công việc) là một yếu tố có thể dẫn đến chức năng công việc có giá trị cao hơn nhằm nâng cao sự cân bằng trong công việc-cuộc sống. Vì vậy, GT2. Sự phức tạp trong công việc có tác động tích cực đến việc nâng cao sự cân bằng trong công việc-cuộc sống. 3.2.2.2 Vai trò điều tiết của mối liên hệ có ý nghĩa và những đóng góp có ý nghĩa Theo cách tiếp cận năng lực của Sen (1985), sự tỉnh thức trong công việc và mức độ phức tạp của công việc là các đầu vào cá nhân và công việc, cùng với điều kiện của các bác sĩ để giúp họ có những mối liên hệ có ý nghĩa hơn và những đóng góp có ý nghĩa hơn, từ đó đạt được sự cải thiện lớn hơn trong công việc và cuộc sống. Nghiên cứu hiện tại đề xuất những mối liên hệ có ý nghĩa và những đóng góp có ý nghĩa ảnh hưởng đến việc nâng cao sự cân bằng trong công việc-cuộc sống của các bác sĩ. Đầu tiên, có nhiều mối liên hệ có ý nghĩa hơn tại nơi làm việc và những đóng góp có ý nghĩa cho phép các cá nhân có nhiều lựa chọn việc làm hơn và có quyền kiểm soát tốt hơn vì họ có thể sử dụng giá trị của mình để thương lượng về các điều kiện và nguồn lực trong công việc hiện tại của họ, bao gồm quyền tự chủ, tính linh hoạt và hỗ trợ từ xã hội, tất cả đều có thể giúp họ giảm bớt căng thẳng giữa công việc và gia đình và nâng cao sự cân bằng trong công việc-cuộc sống (Michel và cộng sự, 2011; Sirgy & Lee, 2017). Vì “thị trường đánh giá cao sự đóng góp của họ ở mức độ có thể biện minh cho việc sắp xếp việc làm tốt hơn” (Bretz và cộng sự, 1994, trang 276), các bác sĩ có mối liên hệ có ý nghĩa cao tại nơi làm việc và những đóng góp có ý nghĩa có khả năng tiếp cận các nguồn lực tại nơi làm việc của họ cho phép họ thực hiện các mục tiêu và cam kết trong công việc và ngoài công việc. Thứ hai, trong trường hợp các bác sĩ không có được nguồn lực cá nhân và sắp xếp công việc thuận lợi, cùng với cảm giác an toàn về việc làm (Kanter, 1993), họ sẽ có nhiều khả năng rời bỏ những công việc thiếu cân bằng công việc-cuộc sống và theo đuổi một vị trí phù hợp hơn vì những cá nhân có năng lực tốt luôn có nhiều sự lựa chọn công việc thay thế (Griffeth và cộng sự, 2005). Nói cách khác, các bác sĩ có những
  15. mối liên hệ có ý nghĩa trong công việc và những đóng góp có ý nghĩa sẽ có những nguồn lực họ cần để đáp ứng nhu cầu của nhiều vai trò và đạt được những nâng cao về vai trò ngày càng nhiều. Như vậy, GT3. Những mối liên hệ có ý nghĩa điều tiết mối quan hệ giữa sự tỉnh thức trong công việc và nâng cao sự cân bằng trong công việc-cuộc sống. GT4. Những mối liên hệ có ý nghĩa điều tiết mối quan hệ giữa sự phức tạp của công việc và nâng cao sự cân bằng trong công việc-cuộc sống. GT5. Những đóng góp có ý nghĩa điều tiết mối quan hệ giữa sự tỉnh thức trong công việc và nâng cao sự cân bằng trong công việc-cuộc sống. GT6. Những đóng góp có ý nghĩa điều tiết mối quan hệ giữa sự phức tạp của công việc và nâng cao sự cân bằng trong công việc-cuộc sống. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Bối cảnh nghiên cứu và mẫu Trong những năm gần đây, hệ thống y tế Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể liên quan đến sự phát triển của y tế tư nhân và cải cách tài chính y tế. Tuy nhiên, Việt Nam phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lớn 55.245 bác sĩ có tay nghề vào năm 2020 (Bộ Y tế, 2015) và sự phân bổ nhân lực trong ngành y tế chưa hợp lý. Vì vậy, nhiều bệnh viện và trung tâm y tế ở Việt Nam đã cải thiện chế độ đãi ngộ và phúc lợi cho nhân viên y tế, đồng thời tổ chức nhiều chương trình khác nhau để tăng cường nâng cao chất lượng công việc và cuộc sống của họ nhằm thu hút và giữ chân họ. Ngoài ra, nghiên cứu này được thực hiện trong thời kỳ đại dịch COVID-19 năm 2020, khi các bác sĩ phải vật lộn với khối lượng công việc quá lớn, thiếu sự cải thiện trong cuộc sống công việc và cảm giác bị tách biệt do giảm tương tác với đồng nghiệp. Vì vậy, Việt Nam là môi trường thích hợp cho việc nghiên cứu nâng cao chất lượng công việc-cuộc sống của bác sĩ. Bài nghiên cứu 1 áp dụng cách tiếp cận theo từng giai đoạn bằng cách thực hiện nghiên cứu thí điểm và khảo sát chính. Bài nghiên cứu thu thập dữ liệu, xác nhận các thang đo và thử nghiệm mô hình khái niệm và các giả thuyết được đề xuất thông qua khảo sát 254 bác sĩ tại Việt Nam; đồng thời, sử dụng phương pháp phân
  16. tích nhân tố khẳng định (CFA) để đánh giá các thang đo và sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) để đánh giá mô hình lý thuyết và các giả thuyết. 3.3.2 Thang đo Năm biến được nghiên cứu trong bài báo hiện tại bao gồm sự tỉnh thức trong công việc, sự phức tạp của công việc, những mối liên hệ có ý nghĩa, những đóng góp có ý nghĩa trong công việc và nâng cao sự cân bằng trong công việc-cuộc sống. Những biến này được khái niệm hóa như những biến bậc 1. 3.3.3 Biến kiểm soát Nghiên cứu này bao gồm giới tính và tuổi tác của bác sĩ làm biến kiểm soát. Giới tính của bác sĩ được mã hóa là 1 (nam) và 0 (nữ) và tuổi của bác sĩ được mã hóa là 1 (< 30 tuổi), 2 (30 - < 40 tuổi), 3 (40 - < 50 tuổi) và 4 (≥ 50 tuổi). 3.4. Phân tích dữ liệu và kết quả 3.4.1 Xác thực thang đo Để xác thực các thang đo của năm biến (gồm sự tỉnh thức trong công việc, sự phức tạp của công việc, những mối liên hệ có ý nghĩa, những đóng góp có ý nghĩa trong công việc và nâng cao sự cân bằng trong công việc-cuộc sống) được sử dụng trong nghiên cứu này, một mô hình (mô hình đo lường bão hòa của CFA) đã được xây dựng. Các kết quả CFA hỗ trợ xây dựng tính đơn hướng và giá trị hội tụ trong phương pháp. Hơn nữa, phương sai trung bình được trích xuất (AVE) cho mỗi biến trong bất kỳ cặp biến nào trong mô hình đều lớn hơn mối tương quan bình phương giữa hai biến trong cặp, do đó hỗ trợ giá trị phân biệt của biến giữa sự tỉnh thức trong công việc, độ phức tạp của công việc, các mối liên hệ có ý nghĩa, những đóng góp ý nghĩa và nâng cao công việc-cuộc sống. 3.4.2 Sai lệch do phương pháp Nghiên cứu hiện tại dựa trên tập dữ liệu khảo sát được thu thập từ một đối tượng trả lời duy nhất (tức là các bác sĩ), điều này có thể dẫn đến vấn đề sai lệch do phương pháp (Podsakoff và cộng sự, 2003). Để giải quyết vấn đề này và kiểm soát phương sai của phương pháp chung, cả phương pháp thủ tục và phương pháp thống kê đều được sử dụng. Đầu tiên, trong giai đoạn thiết kế, nghiên cứu này sử dụng phương
  17. pháp phân bổ ngẫu nhiên các mục vào bảng câu hỏi. Thứ hai, thử nghiệm nhân tố đơn của Harman được thực hiện với giải pháp nhân tố không xoay. Thử nghiệm cho thấy phương sai được giải thích là 31,17%, thấp hơn nhiều so với ngưỡng 50% được đề xuất bởi Podsakoff và cộng sự (2003). Yếu tố đơn của Harman cũng được chạy bằng CFA. Mô hình một yếu tố của nghiên cứu cho thấy dữ liệu rất kém phù hợp so với mô hình bão hòa, điều này khẳng định sự không tồn tại của phương sai của phương pháp chung. Cuối cùng, nghiên cứu này cũng sử dụng phép kiểm định hệ số tiềm ẩn chung và so sánh trọng số hồi quy chuẩn hóa của tất cả các mục đối với các mô hình có và không có hệ số tiềm ẩn chung (Archimi và cộng sự, 2018). Sự khác biệt trong các trọng số hồi quy này được phát hiện là rất nhỏ, điều này chứng tỏ rằng phương sai của phương pháp chung không phải là vấn đề chính trong nghiên cứu này. 3.4.3 Kết quả và kiểm định giả thuyết Nghiên cứu này sử dụng SEM để kiểm tra mô hình lý thuyết và các giả thuyết. 3.4.3.1 Mô hình tổng thể (M0) Kết quả SEM cho thấy mô hình tổng thể M 0 nhận được sự phù hợp chấp nhận được với dữ liệu. GT1 đề xuất rằng sự tỉnh thức trong công việc có tác động tích cực đến việc nâng cao sự cân bằng trong công việc-cuộc sống. Kết quả chỉ ra rằng mối quan hệ này rất có ý nghĩa (p = 0,000), do đó ủng hộ GT 1. GT2 đưa ra giả thuyết rằng độ phức tạp của công việc có tác động tích cực đến việc nâng cao sự cân bằng trong công việc-cuộc sống. Tuy nhiên, kết quả cho thấy mối quan hệ này không có ý nghĩa (p = 0,464) nên bác bỏ GT2. Ngoài ra, kết quả được tạo ra bởi phương pháp bootstrap hiệu chỉnh sai lệch với 1.000 mẫu bootstrap đã chứng minh rằng tác động gián tiếp của cả tỉnh thức trong công việc đối với việc nâng cao sự cân bằng trong công việc-cuộc sống và độ phức tạp của công việc đối với việc nâng cao sự cân bằng trong công việc-cuộc sống (thông qua các mối liên hệ có ý nghĩa và những đóng góp có ý nghĩa) là tích cực và đáng kể.
  18. 3.4.3.2 Vai trò điều tiết của mối liên hệ có ý nghĩa (M1) Kết quả của SEM đã chứng minh rằng mô hình có các mối liên hệ có ý nghĩa làm vai trò điều tiết (M1) nhận được sự phù hợp có thể chấp nhận được với dữ liệu. Các tác động từ sự tỉnh thức trong công việc đến những mối liên hệ có ý nghĩa và từ những mối liên hệ có ý nghĩa đến nâng cao sự cân bằng trong công việc-cuộc sống cũng như các tác động từ sự phức tạp trong công việc đến những mối liên hệ có ý nghĩa và từ những mối liên hệ có ý nghĩa đến nâng cao sự cân bằng trong công việc- cuộc sống, đều có ý nghĩa quan trọng (p < 0,050). Các kết quả được tạo ra bằng phương pháp bootstrap hiệu chỉnh sai lệch với 1.000 mẫu bootstrap đã chứng minh rằng tác động gián tiếp của cả sự tỉnh thức trong công việc đối với việc nâng cao sự cân bằng trong công việc-cuộc sống và độ phức tạp của công việc đối với việc nâng cao sự cân bằng trong công việc-cuộc sống thông qua các mối liên hệ có ý nghĩa là tích cực và đáng kể, do đó ủng hộ GT3 và GT4. 3.4.3.3 Vai trò điều tiết của những đóng góp có ý nghĩa (M2) Kết quả của SEM đã chứng minh rằng mô hình có sự đóng góp có ý nghĩa như một biến điều tiết (M2) đã nhận được sự phù hợp có thể chấp nhận được đối với dữ liệu. Các tác động từ sự tỉnh thức trong công việc đến những đóng góp có ý nghĩa và từ những đóng góp có ý nghĩa đến việc nâng cao sự cân bằng trong công việc-cuộc sống cũng như những tác động từ mức độ phức tạp của công việc đến những đóng góp có ý nghĩa và từ những đóng góp có ý nghĩa đến việc nâng cao sự cân bằng trong công việc-cuộc sống, đều có ý nghĩa quan trọng (p < 0,005). Các kết quả được tạo ra bằng phương pháp bootstrap hiệu chỉnh sai lệch với 1.000 mẫu bootstrap đã chứng minh rằng tác động gián tiếp của cả tỉnh thức trong công việc đối với việc nâng cao sự cân bằng trong công việc-cuộc sống và độ phức tạp của công việc đối với việc nâng cao sự cân bằng trong công việc-cuộc sống thông qua những đóng góp có ý nghĩa là tích cực và đáng kể, do đó ủng hộ GT5 và GT6. 3.5. Thảo luận và hàm ý Những kết quả của bài nghiên cứu này đưa ra một số hàm ý về mặt lý thuyết, nghiên cứu và thực tiễn.
  19. 3.5.1 Hàm ý về mặt lý thuyết Về mặt lý thuyết và nghiên cứu, nghiên cứu này mang tính đóng góp to lớn cho tổng quan nghiên cứu hiện tại bằng cách tập trung vào việc nâng cao sự cân bằng trong công việc-cuộc sống, xác minh vai trò của những mối liên hệ có ý nghĩa và những đóng góp có ý nghĩa trong mối quan hệ giữa sự tỉnh thức trong công việc và nâng cao sự cân bằng trong công việc-cuộc sống cũng như mức độ phức tạp của công việc và nâng cao sự cân bằng trong công việc-cuộc sống, đồng thời khẳng định sức mạnh giải thích của cách tiếp cận năng lực của Sen (1985) trong một thị trường đang phát triển như Việt Nam. 3.5.2 Hàm ý về mặt thực tiễn Về mặt thực tiễn, những phát hiện của nghiên cứu này cho thấy tầm quan trọng của việc bồi dưỡng sự tỉnh thức trong công việc, tính phức tạp của công việc, những mối liên hệ có ý nghĩa và những đóng góp có ý nghĩa nhằm nâng cao trải nghiệm tích cực trong công việc và cuộc sống của các bác sĩ. Kết quả của nghiên cứu này có thể trực tiếp nâng cao khả năng nâng cao sự câng bằng trong công việc-cuộc sống của các bác sĩ. Đặc biệt, các bác sĩ có thể dựa nhiều hơn vào sự tỉnh thức trong công việc và mức độ phức tạp của công việc nếu họ nhận thức được các nguồn lực cá nhân của họ. 3.6. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo Tóm lại, việc điều tra các mối quan hệ giữa sự tỉnh thức tại nơi làm việc, mức độ phức tạp của công việc, những mối liên hệ có ý nghĩa, những đóng góp có ý nghĩa và nâng cao sự cân bằng trong công việc-cuộc sống trong bài nghiên cứu 1 này đã giúp mở rộng nghiên cứu bằng cách làm sáng tỏ hơn tầm quan trọng của sự tỉnh thức trong công việc và mức độ phức tạp của công việc. Cụ thể, bài nghiên cứu cung cấp sự hiểu biết tốt hơn về vai trò tích cực của cả sự tỉnh thức trong công việc và sự phức tạp trong công việc trong việc giúp các bác sĩ đạt được sự nâng cao về sự cân bằng trong công việc và cuộc sống thông qua những mối liên hệ có ý nghĩa và những đóng góp có ý nghĩa. Nghiên cứu hiện tại cũng đóng góp thêm bằng
  20. chứng thực nghiệm cho cách tiếp cận năng lực giải thích việc nâng cao chất lượng công việc và cuộc sống trong một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Hạn chế chính của nghiên cứu này là chỉ điều tra một số yếu tố quyết định việc nâng cao sự cân bằng trong công việc và cuộc sống (chẳng hạn như 'sự tỉnh thức trong công việc', 'những mối liên hệ có ý nghĩa' và 'những đóng góp có ý nghĩa'). Nghiên cứu trong tương lai nên xem xét các yếu tố tiền đề và/hoặc yếu tố điều tiết và/hoặc trung gian tiềm năng khác. CHƯƠNG 4 – BÀI NGHIÊN CỨU 2: TỪ SỰ CẢM NHẬN NĂNG LỰC ĐẾN NÂNG CAO SỰ CÂN BẰNG TRONG CÔNG VIỆC-CUỘC SỐNG VÀ CUỘC SỐNG-CÔNG VIỆC: PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CỦA SEN 4.1. Giới thiệu Sự thay đổi công việc, được thúc đẩy bởi toàn cầu hóa và tiến bộ công nghệ, đã dẫn đến tỷ lệ việc làm cho phụ nữ tăng lên và sự gia tăng của các cặp vợ chồng có nghề nghiệp cá nhân (Albelali & Williams, 2022; Wu & Chang, 2020). Sự chuyển đổi này đã trao quyền cho nhân viên trở nên tự chủ và có tinh thần làm việc hơn trong công việc, chịu trách nhiệm đặt ra mục tiêu và đưa ra quyết định. Tuy nhiên, sự thay đổi này cũng đặt ra những thách thức trong việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, tác động đến cả cá nhân và tổ chức. Đặc biệt, các bác sĩ y khoa phải đối mặt với căng thẳng và kiệt sức đáng kể do lịch trình làm việc khắt khe và thiếu linh hoạt của họ, với những hậu quả tiềm ẩn như sai sót y tế và làm giảm sự hài lòng của bệnh nhân (Back và cộng sự, 2020; Chen và cộng sự, 2021; Hu và cộng sự, 2021; Shanafelt và cộng sự, 2016). Một số nghiên cứu đã tìm hiểu những tác động tích cực của sự tương tác giữa công việc và cuộc sống, chẳng hạn như cải thiện hiệu suất, sự hài lòng và sức khỏe (Katou, 2022; Lapierre và cộng sự, 2018; Premchandran & Priyadarshi, 2019). Các nhà nghiên cứu đã xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao sự cân bằng trong công việc-cuộc sống và cuộc sống-công việc, bao gồm các yếu tố tổ chức và gia đình, nhưng các yếu tố cá nhân như sự cảm nhận về năng lực, tỉnh thức và dòng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1