
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt: Nghiên cứu đặc điểm vi khuẩn và đánh giá hiệu quả sát khuẩn trong điều trị răng viêm quanh cuống mạn tính bằng chlorhexidine
lượt xem 0
download

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt "Nghiên cứu đặc điểm vi khuẩn và đánh giá hiệu quả sát khuẩn trong điều trị răng viêm quanh cuống mạn tính bằng chlorhexidine" được nghiên cứu với mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng VQCRMT tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội; Đánh giá sự thay đổi hệ VSV trong quá trình điều trị VQCRMT có sử dụng Chlorhexidine bằng kỹ thuật metagenomics.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Răng Hàm Mặt: Nghiên cứu đặc điểm vi khuẩn và đánh giá hiệu quả sát khuẩn trong điều trị răng viêm quanh cuống mạn tính bằng chlorhexidine
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƢỢC LÂM SÀNG 108 -------------------------------------------------------- DƢƠNG THỊ PHƢƠNG LINH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SÁT KHUẨN TRONG ĐIỀU TRỊ RĂNG VIÊM QUANH CUỐNG MẠN TÍNH BẰNG CHLORHEXIDINE N n Răn H m Mặt M s 9720501 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ RĂNG HÀM MẶT H Nội – 2025
- Công trình được hoàn thành tại Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108 N ƣời ƣớn dẫn k oa ọc 1. PGS.TS. Lê Thị Thu Hà 2. PGS.TS. Nguyễn Vũ Trung P ản biện 1: P ản biện 2 P ản biện 3 Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại: Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược Lâm sàng 108. Vào hồi giờ ngày tháng năm 2025 Có t ể tìm iểu luận án tại 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam 2. Thư viện Viện NCKH Y Dược lâm sàng 108
- DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ 1. Dương Thị Phương Linh, Lê Hoàng Long, Nguyễn Bích Ngọc (2024). Nhận xét đặc điểm bệnh lý viêm quanh chóp răng mạn tính tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, tập 19, số 3/2024. 2. Dương Thị Phương Linh, Lê Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thuỳ Linh, Lê Hoàng Long (2024). Nhận xét kết quả điều trị răng viêm quanh chóp mạn tính sử dụng dung dịch sát khuẩn ống tuỷ Chloherxidine. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, tập 19, số 4/2024. 3. Dương Thị Phương Linh, Nguyễn Vũ Trung, Nguyễn Hữu An (2024). Đánh giá sự biến động hệ VSV trong điều trị nội nha răng viêm quanh chóp mạn tính bằng giải trình tự thế hệ mới 16A rDNA Metagenomics. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, tập 19, số 4/2024.
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm quanh cuống răng mạn tính (VQCRMT) là một bệnh lý phổ biến nhưng điều trị phức tạp trong răng hàm mặt, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng quy vào ba nhóm chính là vi khuẩn, vật lý và hóa học. Mục tiêu điều trị là loại bỏ vi khuẩn gây bệnh trong ống tuỷ, mô quanh cuống, đồng thời ngăn cản sự tái nhiễm khuẩn. Để đạt được mục tiêu đó, các bác sỹ răng hàm mặt cần kết hợp sử dụng hàng loạt các dụng cụ nội nha, các dung dịch bơm rửa và thuốc đặt sát khuẩn ống tủy nhằm loại bỏ những mô mềm còn sót và diệt khuẩn ở những nơi dụng cụ nội nha không chạm tới được. Cơ chế diệt khuẩn của Chlorhexidine (CHX) là xâm nhập qua màng tế bào, tấn công tế bào chất hoặc xâm nhập qua màng nhân vi khuẩn, ngoài ra CHX có thể duy trì, có thể tồn tại lâu dài trong ngà răng và giải phóng khi cần thiết. Trên thế giới hiện nay đã có nhiều nghiên cứu về tác dụng của các dung dịch sát khuẩn đối với một vài loài vi khuẩn riêng lẻ trong các nhiễm trùng ống tuỷ nhưng chưa có nghiên cứu nào khảo sát sự biến động của quần thể VSV khi sử dụng các thuốc sát khuẩn ống tuỷ. Việc áp dụng phương pháp đánh giá đa dạng VSV tiềm năng nhất hiện nay, phương pháp phân tích đa hệ gen bằng công cụ metagenomics - công cụ tổng hợp được các thành tựu mới nhất của các công nghệ genomics, tin sinh học, sinh học hệ thống vào nghiên cứu VSV trong ống tuỷ và cuống răng nhiễm khuẩn sẽ mang đến cho các bác sỹ răng hàm mặt góc nhìn toàn cảnh về hệ VSV, đặc biệt là các vi khuẩn không phân lập được bằng phương pháp nuôi cấy thông thường, đồng thời tìm ra mối liên quan giữa tác nhân gây bệnh với các dấu hiệu lâm sàng của bệnh, từ đó nghiên cứu quy trình sát khuẩn hữu hiệu trong điều trị bệnh lý VQCRMT. Với mong muốn đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:“Nghiên cứu đặc điểm vi khuẩn và đánh giá hiệu quả sát khuẩn trong điều trị răng viêm quanh cuống mạn tính bằng Chlorhexidine” với mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng VQCRMT tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội. 2. Đánh giá sự thay đổi hệ VSV trong quá trình điều trị VQCRMT có sử dụng Chlorhexidine bằng kỹ thuật metagenomics. 3. Đánh giá kết quả điều trị nội nha VQCRMT ở nhóm bệnh nhân trên.
- 2 C ƣơn 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đặc điểm lâm s n , cân lâm sàng VQCRMT 1.1.1. Giải phẫu tủy răng và cuống răng Giải phẫu răng vĩnh viễn: chân răng, thân răng, và cổ răng ở giữa thân và chân răng. 1.1.2. Đặc điểm của VQCRMT 1.1.2.1. Nguyên nhân của VQCRMT Các nguyên nhân gây bệnh lý VQCRMT là tác nhân vật lý, hóa học và vi khuẩn. 1.1.2.2. Phân loại bệnh lý vùng quanh cuống răng - Viêm quanh cuống cấp tính. - Viêm quanh cuống mạn tính. - Áp xe quanh cuống mạn tính. - Áp xe quanh cuống cấp tính. 1.1.2.3. Triệu chứng lâm sàng của VQCRMT Các triệu chứng lâm sàng thường gặp: rò mủ, đổi màu, tiền sử sưng đau. Ngoài ra còn có thể gặp các tình trạng như: lỗ sâu răng, mẻ vỡ răng , mòn men răng, núm phụ, gõ đau, lung lay răng… 1.1.2.4.Triệu chứng cận lâm sàng của VQCRMT: Hình ảnh thấu quang quanh cuống răng. 1.2. Hệ VSV tron bện VQCRMT 1.2.1. Phương thức xâm nhập của vi khuẩn 1.2.2. Nơi cư trú của vi khuẩn 1.2.3. Màng sinh học của vi khuẩn 1.2.4. Cơ chế phá hủy tổ chức 1.2.5. Các phương pháp chẩn đoán vi sinh 1.2.5.1. Phương pháp soi trực tiếp 1.2.5.2. Phương pháp miễn dịch 1.2.5.3. Phương pháp nuôi cấy phân lập 1.2.5.4. Phương pháp sinh học phân tử a. Kỹ thuật phản ứng chuỗi trùng hợp (Polymerase Chain Reaction-PCR) b. Kỹ thuật metagenomics Kỹ thuật metagenomics là kỹ thuật ứng dụng kết hợp sinh học phân tử, sinh học hệ thống, tin sinh học để giải mã khối lượng gen đồ sộ từ VSV thu được trong một mẫu môi trường mà không cần nuôi cấy. Metagenomics cung cấp dữ liệu phong phú nhằm khai thác tối đa nguồn gen quý cũng như tìm hiểu cơ chế tác động giữa các VSV với hệ sinh thái thông qua bốn bước: thu thập mẫu; tách chiết axít nuclêic trong mẫu thu thập; giải trình tự và xử lý đoạn trình tự; sử dụng các công cụ tin sinh học phân tích và khai thác dữ liệu từ vật liệu di truyền,. * Ý nghĩa - Nghiên cứu tính đa dạng của cộng đồng VSV
- 3 - Nghiên cứu chức năng sinh học của VSV * Ứng dụng kỹ thuật metagenomics trên thế giới và tại Việt Nam 1.3. Hiệu quả sát k uẩn tron điều trị nội n a răn viêm quan cu n mạn tín 1.3.1. Hiệu quả của việc tạo hình ống tuỷ 1.3.2. Hiệu quả của bơm rửa ống tuỷ 1.3.2.1. Một số dung dịch bơm rửa thường dùng a. Natri hypoclorit b. Chlorhexidine: có khả năng xâm nhập qua màng tế bào và tấn công tế bào chất của vi khuẩn hoặc xâm nhập qua màng nhân. CHX dễ dàng hấp phụ vào hydroxyapatite trong răng và giải phóng khi cần thiết. 1.3.2.2. Biện pháp hỗ trợ bơm rửa: Kim bơm rửa nội nha, sóng âm, sóng siêu âm, laser, áp lực âm vùng cuống… 1.3.3. Các thuốc sát khuẩn ống tủy: Formaldehyt, Calcium hydroxide…. C ƣơn 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng: những người bệnh được chẩn đoán viêm quanh cuống răng mạn tính ở nhóm răng cửa, răng nanh và răng hàm nhỏ có chỉ định điểu trị nội nha. 2.1.2. Thời gian: từ tháng 11/2017 đến tháng 10/2023 2.1.3. Địa điểm: - N ƣời bện đƣợc k ám, lấy mẫu v điều trị tại K oa Điều trị tổn ợp v Điều trị t eo Yêu cầu, Bện viện Răn H m Mặt Trun ƣơn H Nội. - Mẫu bện p ẩm lƣu trữ tại Bộ môn Vi sin , trƣờn Đại ọc Y H Nội. - Mẫu bện p ẩm đƣợc p ân tíc meta enomics tại công ty TNHH Khoa ọc KTest. 2.1.4. Lựa chọn người bệnh nghiên cứu lâm sàng 2.1.4.1. Tiêu chuẩn lựa chọn - Người bệnh độ tuổi từ 14- 65 tuổi, ở cả 2 giới nam và nữ. - Người bệnh có răng thuộc nhóm răng cửa, răng nanh và răng hàm nhỏ có 1 chân răng được chẩn đoán VQCRMT, đường kính tổn thương vùng cuống trên Xquang < 10mm, có chỉ định điều trị nội nha. - Răng đã đóng kín cuống. - Răng còn khả năng phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. - Người bệnh có đủ sức khỏe và có yêu cầu chữa răng. - Người bệnh đồng ý hợp tác với bác sĩ trong suốt quá trình điều trị, có kí cam kết tham gia đề tài. 2.1.4.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Người bệnh mắc một trong các bệnh toàn thân như suy tim, viêm thận mạn, đái tháo đường ở giai đoạn nặng, tâm thần, ... - Những răng bị nứt dọc. - Răng bị viêm quanh răng ở giai đoạn cuối.
- 4 2.1.5. Lựa chọn răng nghiên cứu vi khuẩn học 2.1.5.1. Tiêu chuẩn lựa chọn: răng có ống tuỷ thẳng, hình ảnh tổn thương thấu quang quanh cuống rõ. 2.1.5.2. Tiêu chuẩn loại trừ: răng có chân răng dị dạng, ống tuỷ cong, tắc, hình ảnh tổn thương thấu quang quanh cuống không rõ. 2.2. P ƣơn p áp n iên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Mục tiêu 1: nghiên cứu mô tả cắt ngang Mục tiêu 2: nghiên cứu dọc đánh giá sự thay đổi theo diễn tiến quá trình điều trị. Mục tiêu 3: nghiên cứu can thiệp lâm sàng có nhóm chứng, đánh giá hiệu quả trước – sau. 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu * Cỡ mẫu cho mục tiêu 1 và 2: công thức tính cỡ mẫu so sánh kết quả can thiệp ở 2 thời điểm (trước và sau can thiệp). p (1 p1 ) p2 (1 p2 ) n Z 2( , ) 1 ( p1 p2 )2 Trong đó: n = Cỡ mẫu nghiên cứu cho răng trước và sau điều trị, α = Mức ý nghĩa thống kê, là xác suất của việc mắc sai lầm loại I (loại bỏ H0 khi nó đúng), α được xác định là 0,05 ứng với độ tin cậy 95%, β = Xác suất của việc mắc sai lầm loại II (chấp nhận H0 khi nó sai), β được xác định là 0,1. Z2(α, β) = 10,5 (tương ứng với α = 0,05 và β = 0,1). P1 = Tỷ lệ răng có mặt vi khuẩn trước điều trị (100%). P2 = Tỷ lệ răng có mặt vi khuẩn sau đặt thuốc sát khuẩn (22,2%). Chúng tôi tính được cỡ mẫu của nhóm nghiên cứu là n = 29,9. Chọn n =30 răng cho mỗi nhóm nghiên cứu. * Chọn mẫu nghiên cứu lâm sàng: Người bệnh đáp ứng đủ tiêu chuẩn lựa chọn sẽ được chọn ngẫu nhiên bằng bốc thăm. Tổng số răng thực tế nghiên cứu là 60 răng trên 60 người bệnh (chia thành 2 nhóm). * Chọn mẫu nghiên cứu vi khuẩn học: Từ mẫu người bệnh nghiên cứu lâm sàng của mỗi nhóm, lựa chọn răng nghiên cứu vi khuẩn học theo tiêu chuẩn ở mục 2.1.2. Trên thực tế chúng tôi thu thập được mẫu nghiên cứu trên 32 răng của 32 người bệnh (chia đều ở 2 nhóm). 2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu 2.2.3.1. Nghiên cứu lâm sàng: a. Lấy mẫu nghiên cứu: 60 người bệnh có 60 răng viêm quanh cuống mạn tính được bốc thăm ngẫu nhiên thành 2 nhóm: Nhóm I: 30 người bệnh bơm rửa ống tuỷ bằng CHX 2% kết hợp NaOCl 3%; nhóm II: 30 người bệnh được sử dụng dung dịch bơm rửa NaOCl 3% trong quá trình làm sạch ống tuỷ. b. Thu thập thông tin trước điều trị ( bệnh án nghiên cứu) c. Phương pháp điều trị * Bước 1: cách ly, mở tủy, dùng máy rung siêu âm trong lòng ống tuỷ 30 giây. Lấy mẫu vi khuẩn trong lòng ống tuỷ lần 1(S1) bằng 4 côn giấy. * Bước 2: bơm rửa NaOCl 3 %, tạo hình bằng trâm xoay Protaper Gold. Sau
- 5 đó: nhóm I: bơm rửa bằng CHX 2%, nhóm II: tiếp tục bơm rửa bằng NaOCl 3 %, không sử dụng CHX 2%. Lấy mẫu vi khuẩn trong lòng ống tuỷ lần 2(S2) bằng 4 côn giấy. *Bước 3: đặt Calcium hydroxide, hàn tạm. Hẹn điều trị sau 2 tuần. *Bước 4: tháo chất hàn tạm, bơm rửa ống tuỷ bằng nước muối sinh lý. Lấy mẫu vi khuẩn trong lòng ống tuỷ lần 3(S3) bằng 4 côn giấy. *Bước 5: hàn kín ống tuỷ. 2.2.3.2. Nghiên cứu vi khuẩn học Sau khi lấy mẫu lần 1 (S1), lần 2 (S2), lần 3 (S3); toàn bộ số mẫu được lưu trữ trong tủ đông -800C, sau đó gửi tới công ty Ktest làm giải trình tự metagenomics với các bước: tách chiết DNA tổng số, giải trình tự Amplicon 16S rDNA metagenome, xử lý dữ liệu đầu ra, phân tích tin sinh học, đưa ra kết quả. 2.2.3.3. Tiêu chí đánh giá kết quả điều trị lâm sàng Đánh giá tình trạng răng viêm quanh cuống mạn tính đã được điều trị nội nha sau 1 tuần, 6 tháng và 12 tháng: có xuất hiện triệu chứng đau, sưng nề, lỗ rò tái phát không? 2.2.3.4. Tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu sinh học phân tử: Đánh giá chất lượng DNA trong bệnh phẩm lấy từ ống tủy; sự đa dạng loài bằng chỉ số đa dạng Alpha, Beta; sự thay đổi hệ vi khuẩn trong quá trình điều trị VQCRMT: bằng trung bình tỷ lệ phần trăm các ngành. 2.3. P ƣơn p áp t n kê y ọc 2.3.1. Thống kê cho mục tiêu 1 và 3: nhập liệu bằng phần mềm EPIDATA 3.0, Phân tích thống kê STATA version 13.0 2.3.2. Thống kê cho mục tiêu 2: các thuật toán trên QIIME2, so sánh trung bình tổng thể của cụm hoặc cặp bằng kiểm định Kruskal Wallis. 2.4. Đạo đức tron n iên cứu: tiến hành sau khi hội đồng khoa học thông qua và chấp thuận, người bệnh và/hoặc người nhà người bệnh được thông báo và giải thích cặn kẽ về mục tiêu và nội dung nghiên cứu, đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu, số liệu được thu thập, phân tích và xử lý một cách chính xác và tin cậy. Các thông tin của người bệnh đảm bảo giữ bí mật. C ƣơn 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm lâm s n v cận lâm s n răn viêm quan cu n mạn tín tại bện viện Răn H m Mặt Trun ƣơn H Nội 3.1.1. Đặc điểm người bệnh theo tuổi, giới - Trong 60 người bệnh có 60 răng 1 chân VQCRMT, người bệnh nữ chiếm 58,33% cao hơn người bệnh nam (41,67%). Nhóm tuổi ≥ 45 chiếm tỷ lệ cao nhất là 50,00%. - Lý do đến khám chủ yếu là sưng đau (56,67%); răng đổi màu và lỗ rò ở lợi lần lượt chiếm tỷ lệ 10,00%; 11,67%; tì n h cờ p há t h iệ n v à sâ u r ă n g c ù n g chiếm tỷ lệ 8,33%.
- 6 - Tỷ lệ răng hàm nhỏ bị VQCMT lớn nhất trong 3 vị trí (41,67%), ở răng cửa chiếm tỷ lệ 40,00%; tỷ lệ thấp nhất ở răng nanh (18,33%). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về vị trí răng với p 5mm (28,33%). 3.2. Đán iá sự t ay đổi ệ VSV tron quá trìn điều trị VQCRMT có sử dụn C lor exidine bằn kỹ t uật meta enomics Theo tiêu chuẩn lựa chọn răng nghiên cứu vi khuẩn, trong 60 răng viêm quanh cuống mạn tính, chúng tôi chọn được 32 răng ở cả 2 nhóm, mỗi nhóm 16 răng làm xét nghiệm. Mỗi răng được lấy mẫu 3 lần: trước bơm rửa (S1), sau bơm rửa(S2) và sau đặt thuốc (S3). Tổng số mẫu xét nghiệm thu được là 96 mẫu. Độ tinh sạch của các mẫu nằm trong khoảng từ 1,36-2,16. Lượng DNA đủ cho các bước giải tình tự. Số lượng các trình tự đại diện cho quần thể vi khuẩn trên răng có xu hướng giảm dần theo từng thời điểm lấy mẫu, cụ thể là 14236.156, 9881.562 và 5259.875 ứng với các lần lấy mẫu S1, S2 và S3. Trên 96 mẫu, chúng tôi thu được 27 ngành vi khuẩn và 467 chi vi khuẩn, trong đó có 10 ngành và 21 chi chiếm ưu thế. 3.2.1. Sự đa dạng hệ VSV trong răng viêm quanh cuống mạn tính qua các giai đoạn điều trị * Sự đa dạng Alpha : Các chỉ tiêu tính toán Faith’s PD, Chao1, Observed Features và Pielou Evenness được áp dụng để đo lường tính đa dạng và đồng đều trong quần thể VSV của nhóm I và nhóm II qua các thời điểm lấy mẫu khác nhau.
- 7 Hình 3.1. Sự đa dạng Alpha (A- Faith’s PD, B- Chao1, C- Observed Features, D – Pielou) của các nhóm thử nghiệm qua các lần lấy mẫu Trước điều trị (S1): các chỉ số Faith’s PD, Chao1, Observed Features, Pielou trong quần thể của nhóm I và nhóm II có sự tương đồng cao trong lần lấy mẫu S1. Sau khi điều trị (S2, S3): tại lần lấy mẫu S2: Chỉ số Faith’s PD: nhóm I có xu hướng giảm mạnh (từ 27->22,5 đơn vị) trong khi nhóm II có xu hướng tăng lên (23,5- >25 đơn vị). Tại lần lấy mẫu S3: Chỉ số Faith’s PD: nhóm I không biến động nhiều (24 đơn vị), trong khi xu hướng giảm nhanh tại nhóm II (10 đơn vị). Xét về sự đồng đều (Pielou), 2 nhóm thử nghiệm I và II đều cho thấy xu hướng tăng mạnh về tính đồng đều trong quần thể VSV. * Sự đa dạng Beta: dựa vào phép phân tích ma trận khoảng cách theo Bray Curtis, thấy nhóm I khác biệt với nhóm II do dữ liệu có phân cụm riêng rẽ; giữa S1, S2, S3 của từng nhóm cũng có sự khác biệt đáng kể về cộng đồng VSV. 3.2.2. Sự thay đổi hệ VSV qua các giai đoạn điều trị 3.2.2.1. Sự thay đổi hệ VSV ở cấp độ ngành Hình 3.2. Sự thay đổi thành phần ngành VSV ở các nhóm thử nghiệm
- 8 - Có 10 ngành chính cấu thành nên hệ VSV trong viêm quanh cuống răng ở nhóm I và nhóm II đó là Actinobacteriota, Bacteroidota, Campilobacterota, Chloroflexi, Desulfobacterota, Fimicutes, Fusobacteriota, Proteobacteria, Spirochaetota, Synergistota. Tại thời điểm lấy mẫu ban đầu (S1): tỉ lệ phần trăm trung bình các ngành của 2 nhóm tương đồng nhau. Tại thời điểm sau bơm rửa (S2): Một số ngành có tỉ lệ giảm mạnh: Bacteroidota (giảm 15,79% ở nhóm I và 9,45% ở nhóm II), Campilobacterota (giảm 2,87% ở nhóm I và 2,11% ở nhóm II). Một số ngành VSV tỉ lệ thấp có xu hướng tăng lên (Spirochaetota tăng 1,73% ở nhóm I; tăng 0,2% ở nhóm II hay Synergistota tăng 1,72% ở nhóm I và tăng 3,74% ở nhóm II). Một số ngành có sự thay đổi đối nghịch ở 2 nhóm thử nghiệm: Firmicutes (nhóm I: tăng 19,71% ở S2, và giảm về tỉ lệ gần như ban đầu ở S3. Nhóm II: ít biến động). 3.2.2.2. Sự thay đổi hệ VSV ở cấp độ chi Hình 3.3. Sự thay đổi tỉ lệ các chi ở các nhóm thử nghiệm Trong 467 chi VSV quanh cuống răng bị viêm có 21 chi có tỉ lệ cao (>1%). Bảng 3.1. Sự thay đổi tỉ lệ % các chi VSV qua các lần lấy mẫu STT N óm I N óm II C i VSV S1(%) S2(%) S3(%) S1(%) S2(%) S3(%) 1. Atopobium 3.73 4.20 1.48 6.96 4.31 4.70 … … … … 20. Neisseria 7.11 3.42 3.45 9.36 9.14 8.78 21. Paracoccus 6.13 2.74 0.15 8.67 1.06 0.44 TỔNG (%) 74,55 45,28 33,24 82,64 54,55 46,4 Tập hợp các chi VSV chiếm ưu thế ở lần lấy mẫu đầu tiên có xu hướng giảm mạnh ở thời điểm kết thúc thử nghiệm: nhóm I: giảm 41,31%; nhóm II: giảm 36,24%. Trong đó, ở cả 2 nhóm, các chi có xu hướng giảm mạnh từ S1 đến S2, giảm dần ở S2 đến S3: nhóm I: S1 đến S2 (29,27%), S2 đến S3 (12,04%); nhóm II: S1 đến S2 (28,09%); S2 đến S3 (8,15%)
- 9 3.2.3. Các chỉ thị vi khuẩn đặc trưng cho từng nhóm 3.2.3.1. Chỉ thị VSV đặc trưng trước và sau điều trị của nhóm I Hình 3.4. So sánh chỉ thị đặc trưng trước và sau điều trị của nhóm I Ở nhóm I đặc trưng giữa giai đoạn trước và sau điều trị được thể hiện qua 40 chi VK. Có 3 chi đặc trưng cho S1, đó là: Campylobacter, Alysiella và Family_XIII_UCG-001. Có 37 chi đặc trưng cho S3, phân biệt S3 với S1. Ví dụ: Paracoccus (S3: 6,31%; S1: 0,15%; Actinomyces (S3:7,23%; S1:2,73%); Bosea (S3:5,13%; S1:0,35%). 3.2.3.2. Phân tích các chỉ thị VSV đặc trưng trước và sau điều trị của nhóm II Hình 3.5. So sánh chỉ thị đặc trưng trước và sau điều trị của nhóm II Có 22 chi VSV chỉ thị phân biệt 2 quần thể S1 và S3 (p
- 10 3.2.3.3. Phân tích các chỉ thị VSV đặc trưng giữa nhóm I và nhóm II sau quá trình đặt thuốc (S3) Hình 3.6. Phân tích chỉ thị đặc trưng ở nhóm I và nhóm II sau đặt thuốc Đặc trưng phân biệt quần thể VSV ở nhóm I và nhóm II sau đặt thuốc được thể hiện qua 16 chi (p
- 11 Hình 3.8. Chỉ thị sinh học đặc trưng giữa 2 nhóm thành công và thất bại sau điều trị Có 4 chi là đặc trưng của nhóm thất bại so với nhóm thành công là: Atopobium (12,5%), Dialister (6,4%), Olsenella (5,1%), Preudoramibacter (2,8%)(p0,05 Nhóm II 27 90,00 0 0,00 3 10,00 30 100,0 Sau 1 tuần, tỷ lệ răng điều trị tốt của nhóm I (93,33%) cao hơn tỷ lệ điều trị tốt của nhóm II (90,00%). Tỷ lệ điều trị cho kết quả trung bình nhóm I (6,67%) thấp hơn tỷ lệ điều trị cho kết quả trung bình của nhóm II (10%). Tỷ lệ răng điều trị kết quả kém sau 1 tuần ở cả 2 nhóm là 0%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). b. Kết quả điều trị VQCMT sau 6 tháng Bảng 3.3. Kết quả điều trị VQCRMT sau 6 tháng theo nhóm Thành công T ất bại N in ờ Tổn s Kết quả p SL % SL % SL % n % Nhóm I 26 86,67 0 0,00 4 13,34 30 100,0 >0,05 Nhóm II 25 83,33 0 0,00 5 16,67 30 100,0 Sau 6 tháng, tỷ lệ răng điều trị thành công của nhóm I (86,67%) cao hơn tỷ lệ điều trị thành công của nhóm II (83,33%). Tỷ lệ nghi ngờ của nhóm I (13,34%) thấp hơn tỷ lệ nghi ngờ của nhóm II (16,67%). Tỷ lệ răng điều trị thất
- 12 bại sau 6 tháng ở cả 2 nhóm là 0%. Sự khác biệt về kết quả điều trị sau 6 tháng của 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê. c. Kết quả điều VQCRMT sau 12 tháng Bảng 3.4. Kết quả điều trị VQCRMT sau 12 tháng theo nhóm Thành công T ất bại N in ờ Tổn s Kết quả p SL % SL % SL % n % Nhóm I 27 93,10 1 3,45 1 3,45 29 100,0 >0,05 Nhóm II 26 89,66 2 6,89 1 3,45 29 100,0 Sau 12 tháng, tỷ lệ răng điều trị thành công của nhóm I (93,1%) cao hơn tỷ lệ điều trị thành công của nhóm II (89,66%). Tỷ lệ răng điều trị thất bại ở nhóm I (3,45%) thấp hơn nhóm II (6,89%). Tỷ lệ nghi ngờ của nhóm I bằng tỷ lệ nghi ngờ của nhóm II (3,45%). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Bảng 3.5. Kết quả điều trị VQCRMT sau 12 tháng theo kích thước tổn thương vùng cuống của nhóm I Tổn t ƣơn ≤ 5mm > 5mm Tổn vùn cu n p SL % SL % n % Kết quả Thành công 20 100,0 7 77,78 27 93,10 0.0056 Nghi ngờ 0 0 1 11,11 1 3,45 Thất bại 0 0 1 11,11 1 3,45 Tổng 20 100,0 9 100,0 29 100,0 p >0,05 Ở nhóm I, sau 12 tháng điều trị, tỷ lệ điều trị thành công VQCRMT có tổn thương vùng cuống ≤ 5mm là 100%, cao hơn so với răng tổn thương vùng cuống > 5mm (77,78%). Tỷ lệ thất bại ở răng có tổn thương vùng cuống >5mm là 11,11%; cao hơn so với ở răng có tổn thương vùng cuống ≤ 5mm (0%). Bảng 3.6. Kết quả điều trị VQCRMT sau 12 tháng của nhóm II theo kích thước tổn thương vùng cuống Tổn t ƣơn ≤ 5mm > 5mm Tổn vùng cu n p SL % SL % SL % Kết quả Thành công 20 95,24 6 75,00 26 89,66 0,0025 Nghi ngờ 0 0,00 1 12,50 1 3,45 Thất bại 1 4,76 1 12,50 2 7,89 Tổng 21 100,0 8 100,0 29 100,0 p 5mm tỷ lệ thành công chỉ chiếm 75%. Tỷ lệ kết quả nghi ngờ ở răng có tổn thương vùng cuống >5mm là 12,5%; trong khi không có răng có tổn thương vùng cuống ≤ 5mm cho kết quả nghi ngờ (0%). Sự khác biệt về kết quả điều trị của 2 nhóm răng VQCMT có tổn thương vùng cuống > 5mm và ≤ 5mm có ý nghĩa thống kê với p
- 13 C ƣơn 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm lâm s n của bện VQCRMT tại bện viện Răn H m Mặt Trun ƣơn H Nội 4.1.1. Đặc điểm người bệnh trong mẫu nghiên cứu * Về tuổi: Trong nghiên cứu, người bệnh có tuổi nhỏ nhất là 14 và lớn nhất là 64. Trong đó, nhóm tuổi ≥ 45 chiếm tỷ lệ cao nhất (50,00%). Đây là nhóm lớn tuổi nhưng vẫn trong độ tuổi lao động, nguy cơ tai nạn lao động, tai nạn giao thông dẫn tới chấn thương răng, đồng thời các bệnh lý quanh răng cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ VQCRMT. Nhóm tuổi ≤ 24 chiếm tỷ lệ thấp nhất. Do lứa tuổi trẻ ít sâu răng và mòn răng. Việc giáo dục chăm sóc sức khoẻ răng miệng trong nha học đường và trên các phương tiện truyền thông ngày càng phổ biến, trẻ em được tầm soát và can thiệp các bệnh lý răng miệng sớm nên ít gặp những biến chứng nặng nề. *Về giới: Tỷ lệ người bệnh nữ trong nhóm nghiên cứu là 58,33%; cao hơn tỷ lệ người bệnh nam 41,67%, phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị An Huy: nam (45,0%); nữ (55,0%), nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hà (nam chiếm 43%, nữ chiếm 57%). 4.1.2. Lý do đến khám của người bệnh có răng viêm quanh cuống mạn tính Người bệnh đến viện để khám và điều trị với nhiều lý do trong đó lý do sưng đau là cao nhất (56,67%) vì cảm giác đau làm người bệnh khó chịu trong nhiều ngày và buộc phải đến viện. Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả phù hợp với nghiên cứu của tác giả Trần Thị An Huy (lý do đến khám vì sưng đau cao nhất, chiếm tỷ lệ 50,9%); Vũ Thị Quỳnh Hà (53,3%), Phạm Đan Tâm (37,93%). 4.1.3. Đặc điểm vị trí VQCRMT Trong nghiên cứu, vị trí răng tổn thương gặp nhiều nhất là nhóm răng hàm nhỏ (41,67%), sau đó là răng cửa (40%), răng nanh (18,33%). Điều này được giải thích do tỷ lệ sâu răng hàm nhỏ khá lớn. Ngoài ra nguy cơ sang chấn khớp cắn do điểm chạm sớm hay núm phụ mặt nhai, hậu quả dẫn tới mẻ vỡ răng cũng là yếu tố làm tỷ lệ răng hàm nhỏ bị VQCMT cao. 4.1.4. Nguyên nhân VQCRMT Nguyên nhân viêm quanh cuống mạn tính ở răng 1 chân trong nghiên cứu chủ yếu là do sang chấn và viêm tuỷ, chiếm tỷ lệ 38,33% và 36,67%. Kết quả trên tương đồng với nghiên cứu của NguyễnMạnh Hà (do sâu rang: 34,3%). Răng hàm nhỏ viêm quanh cuống mạn tính do viêm tuỷ và sang chấn khớp cắn chiếm tỷ lệ cao, lần lượt là 23,33%; 15%. Điều này cũng phù hợp do ở răng hàm nhỏ mặt nhai có nhiều hố rãnh hơn răng cửa nên nguy cơ sâu răng cao hơn. Răng hàm nhỏ cũng thường bị sang chấn do có núm phụ. 4.1.5. Triệu chứng lâm sàng VQCRMT 4.1.5.1. Triệu chứng cơ năng VQCRMT Trong các triệu chứng cơ năng, đau răng chiếm tỷ lệ cao nhất (75%). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị An Huy (74,5%); Nguyễn Mạnh Hà (79,0%). Triệu chứng sưng lợi chiếm tỷ lệ 33,33%. Đau răng và sưng lợi là
- 14 biểu hiện răng đang ở giai đoạn viêm cấp và bán cấp. Người bệnh thường chỉ đi khám và điều trị khi có những biểu hiện cấp tính như sưng, đau. 4.1.5.2. Triệu chứng thực thể của VQCRMT Tỷ lệ răng đau khi gõ trong nghiên cứu là 91,67%; cao hơn so với nghiên cứu của Vũ Thị Quỳnh Hà (68,5%). Điều này là do ngay cả khi không có triệu chứng cơ năng rõ ràng, bệnh vẫn âm thầm tiến triển và mạng lưới thần kinh ở vùng cuống răng vẫn nhạy cảm với các phản ứng viêm. Răng đổi màu chiếm tỷ lệ 71,67%; tương đồng với tác giả Vũ Thị Quỳnh Hà (61,6%). 4.1.5.3. Triệu chứng cận lâm sàng của VQCRMT Khảo sát trên phim Panorama, phim cận chóp và phim Conebeam CT nội nha, chúng tôi thấy 56,67 % các răng VQCRMT có ranh giới tổn thương vùng cuống rõ; 43,33% có ranh giới tổn thương vùng cuống không rõ. Kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Quỳnh Hà, tỷ lệ răng có ranh giới tổn thương vùng cuống rõ (63%), không rõ (37%). Nghiên cứu của Trần Thị An Huy sử dụng phim cận chóp cho kết quả 94,1% răng có ranh giới tổn thương vùng cuống không rõ. Có sự khác biệt này do nghiên cứu của chúng tôi sử dụng phim Panorama kết hợp với phim Conebeam CT nội nha, có thể khảo sát được 3 chiều nên quan sát được rõ ràng tổn thương. Răng có kích thước tổn thương vùng cuống ≤ 5mm chiếm 71,67%; cao hơn răng có kích thước tổn thương vùng cuống > 5mm (28,33%). Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ răng có kích thước tổn thương vùng cuống > 5mm cao hơn của tác giả Trần Thị An Huy (13,7%). 4.2. Sự t ay đổi ệ VSV tron quá trìn điều trị VQCRMT có sử dụn C lor exidine bằn kỹ t uật meta enomics 4.2.1. Thành phần VSV trong VQCRMT Tổng số mẫu phân tích metagenomics là 96 mẫu. Đây là số lượng khá lớn so với các nghiên cứu metagenomics răng viêm quanh cuống mạn tính đã thực hiện trên thế giới. Tác giả Wenhao Quian (2019) nghiên cứu trên 50 mẫu răng viêm quanh cuống mạn tính và răng khoẻ mạnh, tác giả Luciana và cs (2020) nghiên cứu trên 15 mẫu, Bertan Kesim (2023) nghiên cứu trên 20 mẫu răng có viêm quanh cuống mạn tính tiên phát và thứ phát. Các tác giả đều sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang để nghiên cứu hệ VSV trong răng viêm quanh cuống mạn tính mà chưa khảo sát sự biến động hệ VSV sau các can thiệp điều trị. Tác giả Huỳnh Anh Lan nghiên cứu hệ vi khuẩn trên 75 mẫu răng VQCRMT chỉ thấy 58 mẫu có vi khuẩn, 2 mẫu chỉ có một loài vi khuẩn, còn lại có từ 2 đến 3 loài vi khuẩn. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thế Hạnh trên răng hoại tử tuỷ cho kết quả mỗi răng có từ 1 đến 9 loài vi khuẩn, 28 răng có 1 đến 2 loài vi khuẩn, 23 răng có từ 3 loài vi khuẩn trở lên nằm trong 4 chi. Nghiên cứu của Trần Thị An Huy khảo sát hệ vi khuẩn trong VQCRMT thu được tổng
- 15 số 25 chi vi khuẩn. Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng kỹ thuật metagenomics thu được 27 ngành và 467 chi vi khuẩn. Sở dĩ có sự khác biệt này là vì phương pháp nghiên cứu vi khuẩn khác nhau. Tác giả Huỳnh Anh Lan nghiên cứu bằng phương pháp nuôi cấy kỵ khí, khi lấy mẫu khỏi môi trường miệng, môi trường hiếu khí làm cho vi khuẩn dễ dàng bị tiêu diệt, khó mọc khuẩn lạc. Hai tác giả Trần Thị An Huy và Nguyễn Thế Hạnh nghiên cứu bằng phương pháp Realtime PCR, cần sử dụng các cặp mồi để định danh nên số loài vi khuẩn tìm thấy còn hạn chế. Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng kỹ thuật metagenomics - công cụ khảo sát quần thể VSV hiện đại nhất hiện nay bằng cách tập trung vào đoạn trình tự của rDNA 16S là đoạn trình tự tương đối ngắn, bảo thủ và đặc trưng cho mỗi loài, từ đó phát hiện ra rất nhiều đoạn trình tự rDNA 16S mới, không giống bất cứ trình tự của những loài đã tìm ra trước đó. Vì vậy, phương pháp metagenomics rất ưu việt trong việc khảo sát sự đa dạng các ngành, chi, loài trong hệ VSV ở răng viêm quanh cuống mạn tính. Mặc dù đều sử dụng kỹ thuật metagenomics nhưng kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác biệt với tác giả Luciana và tương đồng với tác giả Wenhao Qian do phương pháp lấy mẫu khác nhau. Tác giả Wenhao Qian sử dụng phương pháp nhổ răng và nghiền toàn bộ cuống răng. Tác giả Luciana lấy mẫu bằng cách giũa thành ống tủy bằng giũa tay loại K vô trùng số 10 và cắt 4 mm cuối cùng của giũa để xét nghiệm. Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành bằng cách sử dụng 4 côn giấy đưa đến tận cuống răng để thấm dịch, ngoài ra sử dụng đầu rung siêu âm khuấy trộn trong lòng ống tuỷ để đảm bảo thu được tối đa các màng sinh học bám chặt trong lòng ống tuỷ. 4.2.2. Sự đa dạng của hệ VSV trong VQCRMT qua các giai đoạn điều trị Ở nhóm I, chỉ số Faith’s PD cho thấy sự đa dạng giảm mạnh ở S2 so với S1, sau đó duy trì mức độ đa dạng ở S3. Tuy nhiên xét trên phương pháp đếm như Chao1, Shannon thấy rằng sự đa dạng quần thể VSV không thay đổi nhiều giữa 3 lần lấy mẫu. Vì vậy, chúng tôi nhận định rằng việc bơm rửa bằng CHX sau khi sử dụng NaOCl có tác động lên sự đa dạng của quần thể VSV ở nhóm I bằng cách tiêu diệt trên diện rộng nhiều VSV ở các ngành và chi khác nhau. Đối với nhóm II, các chỉ tiêu đa dạng theo phương pháp đếm cho kết quả tăng lên ở S2, giảm đi ở S3. Trong khi chỉ số Faith’s PD cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở S2 so với S1 và S3 cũng có xu hướng giảm mạnh sự đa dạng. Từ đó đặt ra giả thuyết, trong răng viêm quanh cuống mạn tính có nhiều vi khuẩn kỵ khí Gram dương có màng peptidoglican dày, khó phân huỷ nên việc sử dụng dung dịch NaOCl có tính phân rã mô mạnh sẽ giúp bộc lộ vật liệu di truyền của các nhóm VSV này tốt, nhưng chưa triệt tiêu được hoàn toàn, vì thế thu được nhiều vật liệu di truyền trong quá trình tách chiết ADN. Do nhóm I sử dụng kết hợp 2 loại dung dịch bơm rửa, khả năng sát khuẩn tốt hơn, nên có thể loại bỏ triệt để vi khuẩn và phân rã vật liệu di truyền của chúng. Để
- 16 rõ hơn về hiệu quả điều trị, chúng tôi tiếp tục tiến hành phân tích sự thay đổi quần thể VSV ở 2 nhóm nghiên cứu. 4.2.3. Sự thay đổi của hệ VSV trong VQCRMT qua các giai đoạn điều trị Tại thời điểm lấy mẫu ban đầu, cả 2 nhóm đều có tỷ lệ các ngành tương đồng nhau. Sau khi bơm rửa, một số ngành có tỉ lệ giảm mạnh như Bacteroidota, Campilobacterota... Do những ngành VSV ưu thế giảm mạnh nên tỉ lệ các ngành VSV tỉ lệ thấp có xu hướng tăng lên, ví dụ như Spirochaetota hay Synergistota… Có sự đối nghịch ở 2 nhóm thử nghiệm khi ở nhóm I ngành Firmicutes tăng 20% ở lần lấy mẫu S2, và giảm về tỉ lệ như ban đầu ở lần S3, nhưng ở nhóm II ngành này có xu hướng giảm dần từ 40,3% xuống 34,35%. Vậy, ở cả 2 nhóm đều cho thấy hiệu quả tốt khi có tác động làm giảm tỉ lệ lớn các ngành VSV ưu thế, tuy nhiên ở nhóm I có sự bảo tồn VSV sau quá trình điều trị tốt hơn so với nhóm II. Mối quan hệ tiềm ẩn giữa số lượng vi khuẩn và tình trạng viêm toàn thân đã được nghiên cứu rộng rãi trong những năm gần đây. T heo Demmer, sự gia tăng của Firmicutes được cho là có liên quan tới quá trình viêm. Trong nghiên cứu của chúng tôi, Fimicutes có chiều hướng gia tăng ở nhóm I sau bơm rửa, rồi giảm xuống sau giai đoạn đặt thuốc, nhưng ở nhóm II, có chiều hướng giảm dần sau các giai đoạn. Trong nghiên cứu của Benahmed, tỷ lệ Firmicutes/Bacteroidota được coi là một trong những yếu tố góp phần gây ra chứng rối loạn đường ruột và trao đổi chất của cơ thể. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ Firmicutes/ Bacteroidota có chiều hướng giảm đi ở nhóm I và tăng lên ở nhóm II. Nhìn chung, tập hợp các chi VSV chiếm ưu thế có xu hướng giảm mạnh ở thời điểm kết thúc thử nghiệm so với thời điểm lấy mẫu đầu tiên. Sau quá trình bơm rửa và đặt thuốc, tại thời điểm S3, tổng tỉ lệ các chi VSV ưu thế trên giảm mạnh ở nhóm I (41,31%) trong khi ở nhóm II, tổng tỉ lệ này giảm 36,24% cho thấy việc điều trị có hiệu quả mạnh hơn khi sử dụng CHX 2%, làm nhanh chóng thay đổi tỷ lệ các chi VSV này. Sự biến động này cũng cho thấy khả năng tăng sinh trở lại của các chi VSV, thiết lập lại trạng thái cân bằng ở nhóm I tốt hơn ở nhóm II, kết quả này cũng tương đồng với khảo sát về sự đa dạng Alpha ở trên. Điều này có thể được lý giải vì, tình trạng bệnh lý diễn ra là do sự mất cân bằng giữa các VSV có hại và VSV có lợi trong môi trường ống tuỷ. Ở nhóm I, chúng tôi sử dụng kết hợp hai loại dung dịch bơm rửa là NaOCl và CHX. Mỗi loại dung dịch sẽ có tác động lên một nhóm vi khuẩn khác nhau, vì thế sẽ làm giảm nhanh tỷ lệ vi khuẩn đang chiếm ưu thế trong quần thể. Sự kết hợp giữa 2 dung dịch này làm tăng hiệu quả diệt khuẩn nhưng không làm biến động hệ sinh vật một cách tiêu cực mà nhanh chóng thiết lập lại trạng thái cân bằng mới, tiệm cận với hệ VSV trên những răng khoẻ mạnh. Một số ý kiến cho rằng, ở cuống răng khoẻ mạnh vẫn luôn tồn tại cộng đồng VSV. Năm 2019, tác giả Wenhao
- 17 Qian đã tiến hành nghiên cứu metagenomics trên những răng khoẻ mạnh bằng cách nhổ những răng khôn không có bệnh lý, sau đó nghiền cuống răng và sử dụng kỹ thuật metagenomics để khảo sát hệ VSV quanh cuống. Kết quả cho thấy ở cuống răng khoẻ mạnh ngành Proteobacteria chiếm 31,4%; Firmicutes 40,9%; Bacteroidota 8,4%; Fusobacteria 5,3%. Nghiên cứu của chúng tôi có sự tương đồng với tác giả Wenhao Qian. Trong các nghiên cứu bằng phương pháp nuôi cấy trước đây, Enterococcus faecalis (E.faecalis) được xác định là mầm bệnh chính gây ra viêm quanh cuống sau điều trị. Sau khi các nghiên cứu phân tử tiết lộ rằng khoảng 55% hệ VSV của VQCRMT được cấu thành bởi vi khuẩn chưa được nuôi cấy, các nhà khoa học nhấn mạnh vào việc khám phá toàn bộ cộng đồng VSV và sự tương tác giữa chúng hơn là liên kết một số loài nhất định với các bệnh nhiễm trùng cụ thể. Các nghiên cứu dựa trên phân tử gần đây đã chỉ ra không nhất thiết phải phân lập vi khuẩn E.faecalis trong mọi trường hợp VQCRMT. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ E.faecalis trong quần thể chỉ chiếm 0,0002%. 4.2.4. Chỉ thị VSV đặc trưng cho quần thể 4.2.4.1. Chỉ thị VSV đặc trưng cho nhóm I trước và sau điều trị Trong khi sự biến động quần thể VSV phản ánh bức tranh đa dạng, phân tích chỉ thị VSV giữa các quần thể nhằm mục đích so sánh đặc trưng của các quần thể với nhau, cho thấy mối quan hệ tương phản trong nghiên cứu. Phân tích chỉ thị VSV so sánh giữa trước và sau điều trị của nhóm I cho thấy có 40 chi VSV thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 quần thể, trong đó có những chi chiếm tỉ lệ cao. Một số loài có xu hướng tăng mạnh hoặc giảm mạnh từ S1 đến S3 (Actinomyces,…). Theo tác giả Coleman so sánh giữa các mô lợi viêm so với các mô khoẻ mạnh cho thấy sự gia tăng của vi khuẩn Gram âm (Prevotella, Fusobacteria...) và giảm đi của vi khuẩn Gram dương (Actinomyces, Corynebacteria). Chúng tôi dự đoán, tỷ lệ Actinomyces tăng lên sau điều trị S3 cho thấy sự hồi phục của vùng cuống răng. Ngược lại, chi Campilobacter (một trong những tác nhân gây viêm ruột và viêm dạ dày ruột phổ biến nhất ở người) có xu hướng giảm mạnh. Một số phân tích trên cho thấy sự chuyển dịch VSV nhóm I (nhóm có sử dụng CHX) từ quần thể có ít lợi khuẩn hoặc trung tính sang quần thể có nhiều lợi khuẩn và trung tính hơn, đồng thời có sự giảm dần của một số chi gây bệnh. Đây là một tín hiệu tốt cho sự hồi phục tại cuống răng bị viêm cũng như của cơ thể sau tổn thương. 4.2.4.2. Chỉ thị VSV đặc trưng cho nhóm II trước và sau điều trị Với nhóm II, chi Paracoccus tăng rất cao. Bất kỳ sự thay đổi đáng kể nào trong quần thể VSV đều có khả năng phá vỡ sự cân bằng sinh thái. Sự dư thừa quá mức có thể dẫn đến sự cạnh tranh với các VSV khác, thay đổi lưới thức ăn và ảnh hưởng đến bậc dinh dưỡng cao hơn trong hệ sinh thái. Bên cạnh đó cũng

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Cải cách thể chế chính trị Trung Quốc từ 2012 đến nay
27 p |
62 |
3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nay
30 p |
62 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp môi trường tại Việt Nam
27 p |
62 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận văn học: Cổ mẫu trong Mo Mường
38 p |
54 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ miền nguồn chiến tranh trong tiếng Anh và tiếng Việt
28 p |
52 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ bốn thành tố Hàn - Việt (bình diện ngữ nghĩa xã hội, văn hóa)
27 p |
66 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh Bạc Liêu
27 p |
33 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ thể hiện nhân vật trẻ em trong một số bộ truyện tranh thiếu nhi tiếng Việt và tiếng Anh theo phương pháp phân tích diễn ngôn đa phương thức
27 p |
31 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý phát triển nghề nghiệp giáo viên tại các trường trung học cơ sở thành phố Hà Nội
27 p |
6 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý thực tập tốt nghiệp của sinh viên các chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam
31 p |
54 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học thông qua các chủ đề sinh học trong học phần Phương pháp dạy học Tự nhiên và Xã hội
61 p |
55 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị: Năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Quảng Bình
27 p |
57 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quốc tế học: Hợp tác Việt Nam - Indonesia về phân định biển (1978-2023)
27 p |
56 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu ngôn ngữ thể hiện vai trò của người mẹ trong các blog làm mẹ tiếng Anh và tiếng Việt
27 p |
58 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Chính sách thúc đẩy sự phát triển của loại hình doanh nghiệp spin-off trong các trường đại học
26 p |
56 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long
30 p |
59 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Thu hút FDI vào các tỉnh ven biển của Việt Nam trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
26 p |
59 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Xu hướng sáng tạo nội dung đa phương tiện trên báo điện tử Việt Nam
27 p |
63 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
