BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ NÔNG NGHIỆP<br />
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN<br />
<br />
VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN<br />
<br />
LÊ ĐỨC GIANG<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC BẢO VỆ NGUỒN<br />
LỢI CÁ Ở VÙNG BIỂN TỈNH THANH HÓA<br />
Chuyên ngành: Thủy sinh vật học<br />
Mã số: 62. 42. 01.08<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC<br />
<br />
HẢI PHÒNG, 2014<br />
<br />
2<br />
Công trình được hoàn thành tại:<br />
VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN<br />
Số 224. Lê Lai, Quận Ngô Quyền, Hải Phòng<br />
<br />
Hướng dẫn khoa học:<br />
PGS. TS. Đỗ Văn Khương<br />
TS. Nguyễn Khắc Bát<br />
<br />
Phản biện 1: ……………………………….<br />
……………………………………………..<br />
………………………………………………<br />
Phản biện 1: ……………………………….<br />
……………………………………………..<br />
………………………………………………<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp nhà nước họp tại Viện Nghiên<br />
cứu Hải sản, vào hồi ……giờ ......ngày …tháng…… năm………<br />
<br />
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học<br />
<br />
3<br />
MỞ ĐẦU<br />
Thanh Hoá có bờ biển dài 102km được giới hạn từ Cửa lạch Càn (giáp Ninh Bình) đến<br />
Đông Hồi, xã Hải Hà, huyện Tĩnh Gia (giáp tỉnh Nghệ An). Dọc bờ biển có 7 cửa lạch lớn, nhỏ.<br />
Trong đó có 5 cửa lạch chính là: Lạch Sung, lạch Trường, lạch Hới, lạch Ghép và lạch Bạng.<br />
Đây không những là nơi cung cấp nguồn thức ăn phong phú cho các loài thủy sinh vật mà còn<br />
là nơi thuận tiện cho giao thông đường thuỷ, cho tầu thuyền khai thác hải sản ra vào, là bến đậu,<br />
là nơi hội tụ, giao lưu kinh tế, đã và đang trở thành những cụm điểm, trung tâm nghề cá của<br />
tỉnh.<br />
Vùng ven biển tỉnh Thanh Hoá chịu ảnh hưởng trực tiếp của các vùng biển lân cận đồng<br />
thời chịu tác động mạnh của lượng nước ngọt đổ ra từ lục địa. Đáy biển Thanh Hoá khá bằng<br />
phẳng với độ sâu tăng dần từ bờ ra khơi. Chất đáy chủ yếu là bùn, bùn cát lẫn vỏ sò, vỏ ốc. Khu<br />
hệ sinh vật ở vùng biển Thanh Hóa mang đặc điểm của khu hệ sinh vật vịnh Bắc Bộ. Ở đây, tồn<br />
tại hầu hết cá hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái cửa sông, bãi bồi, vùng triều, rừng ngập<br />
mặn và rạn san hô. Sự đa dạng về hệ sinh thái ở đây đã hình thành khu hệ sinh vật biển phong<br />
phú với nhiều loài đặc sản có giá trị kinh tế.<br />
Những năm qua, điều tra nghiên cứu về khu hệ sinh vật biển nói chung và nguồn lợi hải<br />
sản nói riêng ở vùng biển Thanh Hoa được thực hiện gắn liền với các chương trình điều tra ở<br />
vịnh Bắc Bộ. Bên cạnh đó, tỉnh Thanh Hóa cũng có những đầu từ cho công tác nghiên cứu phục<br />
vụ quản lý của địa phương. Năm 1975-1976, Đỗ Văn Nguyên và Hồ Thanh Hải đã tiến hành<br />
nghiên cứu trứng cá cá con (TCCC) ở vùng biển ven bờ phía Tây vịnh Bắc Bộ, từ Móng Cái<br />
(Quảng Ninh) đến Cửa Sót (Hà Tĩnh) bước đầu đã đưa ra thành phần, số lượng và biến động số<br />
lượng của TCCC trong vùng nghiên cứu. Năm 2000, Đoàn quy hoạch thuỷ sản Thanh Hoá phối<br />
hợp với Viện Nghiên cứu Hải sản thực hiện dự án điều tra nguồn lợi hải sản ven bờ vùng biển<br />
Thanh Hoá. Các kết quả nghiên cứu đã được phân tích, chỉnh lý và trình bày trong nhiều báo<br />
cáo và các tập bản đồ có giá trị. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây nhất ở vùng ven biển tỉnh<br />
Thanh Hoá cách đây hơn 10 năm trong khoảng thời gian này đã có sự biến động về số lượng tàu<br />
khai thác, ngành nghề khai thác đặc biệt là tàu cá có công suất