intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp bảo tồn loài Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry & H. H. Thomas), Sa mu dầu (Cunninghamia konishii Hayata) ở Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An

Chia sẻ: Phong Tỉ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:32

58
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là góp phần bổ sung thêm về đặc điểm sinh học, đặc điểm sinh thái, nhân giống và thành phần hóa học tinh dầu của loài Pơ mu và Sa mu dầu ở Khu DTSQ miền Tây Nghệ An, làm cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp để bảo tồn và phát triển hai loài này tại khu vực nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp bảo tồn loài Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry & H. H. Thomas), Sa mu dầu (Cunninghamia konishii Hayata) ở Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH     NGUYỄN THỊ THANH NGA NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI VÀ BIỆN PHÁP BẢO TỒN LOÀI PƠ MU (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry & H. H. Thomas), SA MU DẦU (Cunninghamia konishii Hayata) Ở KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN MIỀN TÂY NGHỆ AN Chuyên ngành: Thực vật học Mã số: 9.42.01.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
  2. 2 NGHỆ AN ­ 2019 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài   Khu Dự trữ sinh quyển (DTSQ) miền Tây Nghệ An thuộc tỉnh Nghệ An là  khu DTSQ lớn nhất Đông Nam Á với diện tích 1.299.795 ha, bao gồm 9 huyện, là  hành lang xanh kết nối 3 vùng lõi: Vườn Quốc gia (VQG) Pù Mát, Khu Bảo tồn   thiên nhiên (BTTN) Pù Huống và Khu BTTN Pù Hoạt. Đây là khu vực có các sinh  cảnh sống rất đa dạng, có giá trị lớn về đa dạng sinh học.  Pơ  mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry et H. H. Thomas) và Sa mu dầu  (Cunninghamia konishii Hayata) là hai trong số 12 loài Thông (Pinophyta) có mặt ở  Khu DTSQ miền Tây Nghệ An. Pơ mu và Sa mu dầu rất có giá trị đối với đời sống  con người. Ngoài ra, chúng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ  hệ  sinh   thái rừng đầu nguồn. Đây là 2 loài có trong danh lục IUCN, Sách Đỏ Việt Nam và  được xếp vào nhóm IIA Nghị Định 32/ NĐ ­ CP của Chính phủ.   Cho đến nay, đã có một vài nghiên cứu công bố  về  phân bố,  một số  đặc   điểm sinh học, sinh thái và tái sinh tự nhiên của loài Pơ mu và Sa mu dầu ở một số  điểm thuộc Khu DTSQ miền Tây Nghệ  An. Tuy nhiên,  chưa có công trình nào  nghiên cứu một cách đầy đủ tất cả các nội dung trên, đặc biệt là  nghiên cứu cơ sở  khoa học để bảo tồn hai loài Thông này tại khu DTSQ. Xuất phát từ tình hình thực tiễn đó,  chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu   một số đặc điểm sinh học, sinh thái và biện pháp bảo tồn loài Pơ mu (Fokienia   hodginsii  (Dunn)   A.   Henry   &   H.   H.   Thomas),   Sa   mu  dầu   (Cunninghamia   konishii Hayata) ở Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An” nhằm góp phần  bảo tồn, phát triển hai loài quý hiếm trên  ở  Nghệ  An nói riêng và Việt Nam nói  chung. 2. Mục tiêu nghiên cứu  2.1. Mục tiêu tổng quát Góp phần bổ  sung thêm về  đặc điểm sinh học, đặc điểm sinh thái, nhân 
  3. 3 giống và thành phần hóa học tinh dầu của loài Pơ mu và Sa mu dầu ở Khu DTSQ  miền Tây Nghệ An, làm cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp để bảo tồn và phát  triển hai loài này tại khu vực nghiên cứu. 2.2. Mục tiêu cụ thể ­ Mô tả được đặc điểm hình thái, giải phẫu, đặc điểm phát triển theo mùa,  một số  đặc điểm sinh thái (phân bố, mật độ, diện tích, trữ  lượng, một số  đặc  điểm quần xã và điều kiện khí hậu, đất đai) của loài Pơ mu và Sa mu dầu. ­ Mô tả  được đặc điểm tái sinh tự  nhiên và đánh giá khả  năng nhân giống  bằng hạt, bằng hom của loài Pơ mu và Sa mu dầu. ­ Xác định được thành phần hóa học tinh dầu các bộ phận của cây Pơ mu và  Sa mu dầu. ­ Đánh giá hiện trạng và những tác động đối với loài Pơ mu và Sa mu dầu từ  đó đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển hai loài này. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn  3.1. Ý nghĩa khoa học Góp phần bổ sung các dẫn liệu về đặc điểm sinh học, sinh thái, nhân giống   và thành phần hóa học tinh dầu của loài Pơ mu và Sa mu dầu, hai loài Thông có vai   trò quan trọng trong hệ sinh thái rừng cũng như đời sống của con người. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ­ Cung cấp dữ liệu khoa học về loài Pơ  mu và Sa mu dầu cho toàn bộ  Khu  DTSQ miền Tây Nghệ An, từ đó định hướng cho công tác bảo tồn và phát triển hai  loài này tại tỉnh Nghệ An cũng như cho một số khu vực khác ở Việt Nam. ­ Luận án là tài liệu tham khảo, tài liệu nghiên cứu và giảng dạy cho các nhà  khoa học, các cán bộ  kỹ  thuật, sinh viên,... về  các đặc điểm sinh học, sinh thái,   thành phần hóa học tinh dầu và nhân giống của loài Pơ mu và Sa mu dầu.  4. Những đóng góp mới của luận án ­ Bổ sung một số dẫn liệu mới về cấu trúc giải phẫu loài Pơ mu và Sa mu dầu.  ­ Bổ  sung một số  dẫn liệu mới về phân bố, diện tích và trữ  lượng loài Pơ  mu và Sa mu dầu cho toàn bộ Khu DTSQ miền Tây Nghệ An. ­ Bổ sung một số dẫn liệu mới về sử dụng chất điều hòa sinh trưởng trong  nhân giống bằng hom của loài Sa mu dầu ở Việt Nam. ­ Bổ sung một số  dẫn liệu mới về thành phần hóa học tinh dầu lá của loài  Pơ mu ở Việt Nam, tinh dầu nón của loài Pơ mu và tinh dầu của nón, rễ, nhựa loài  Sa mu dầu cho khoa học. ­ Bổ sung một số dẫn liệu mới về mới về dạng gỗ đỏ và dạng gỗ trắng của  Pơ mu và Sa mu dầu bằng một số thông số di truyền.
  4. 4 5. Bố cục của luận án Luận án bao gồm 137 trang: Mở đầu (4 trang), Chương 1.Tổng quan tài liệu   (26 trang), Chương 2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu (17 trang),  Chương 3. Kết quả  nghiên cứu và thảo luận (88 trang), Kết luận và kiến nghị  (2   trang), Danh mục các công trình công bố của tác giả liên quan đến luận án, Tài liệu  tham khảo, Phụ lục 1, 2, 3, 4, 5, 6,7. 
  5. 5  Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về ngành Thông (Pinophyta) 1.1.1. Trên thế giới Trên thế giới, số loài ngành Thông (Pinophyta) hiện tồn tại trong thảm thực   vật trên bề  mặt trái đất không nhiều, có  615 loài thuộc 70 chi, 8 họ  (Farjon A,  2010). Theo Danh lục đỏ  của Liên minh Quốc tế  về  Bảo tồn Thiên nhiên có 211  loài Thông (chiếm 34%) được đánh  giá bị  đe dọa tuyệt chủng  ở  mức quốc tế  (IUCN, 2013). Số loài Thông ở vùng nhiệt đới khoảng 200 loài và môi trường sống  bị đe dọa nhất là những rừng mưa nhiệt đới (Filer D. and Farjon A., 2013).  1.1.2. Ở Việt Nam  Ở Việt Nam, đã phát hiện hơn 50 loài Thông, trong đó có 33 loài Thông bản  địa thuộc 5 họ  19 chi,  có 26 loài (  xấp xỉ  80%) có trong danh lục đỏ  của IUCN  (2013), trong đó  loài Pơ  mu  được  xếp phân hạng thuộc nhóm Sẽ  nguy cấp_VU  A2acd, loài Sa mu dầu được xếp nhóm Nguy cấp_EN A2cd; B2ab(ii,iii,v).  1.2. Một số nghiên cứu về loài Pơ mu và Sa mu dầu  1.2.1. Trên thế giới  Phần này lược sử  nghiên cứu về  vị  trí phân loại, đặc điểm hình thái, giải  phẫu, đặc điểm sinh thái đặc điểm tái sinh, nhân giống, thành phần hóa học tinh  dầu và đặc điểm di truyền của loài Pơ mu và Sa mu dầu trên thế giới.  Đối với loài Pơ mu trên thế giới đã có các nghiên cứu tập trung về phân loại,  hình thái, sinh thái, giải phẫu và phát triển của cơ quan sinh sản  và sự thụ tinh, các  thử nghiệm về nhân giống bằng giâm hom, phân tích thành phần hóa học tinh dầu lá  và đặc điểm di truyền về bộ NST lưỡng bội của loài (Zheng Rong  et al., 2007), (Li  H. L., Keng H., 1994),  (Chen Z. K. and Wang F. H., 1980a, 1980b, 1981), (Farjon  A.,2010), (Pan J. G. et al. 1991), (Zonneveld B. J. M., 2012),... Đối với loài Sa mu dầu, số công trình nghiên cứu ít hơn loài Pơ mu, chủ yếu   tập trung về phân loại, hình thái, đặc điểm sinh thái, phân tích về thành phần hóa  học tinh dầu của gỗ  thân và lá, nhân giống bằng biện pháp giâm hom và   nghiên  cứu  đặc điểm di truyền về  bộ  NST lưỡng bội của loài  (Schlarbaum S. E. and  Tsuchiya T.,1984), (Jia G. et al.,1998), (Atkinson B. A. et al., 2015), (Su Y. C. et al., 
  6. 6 2012), (Liang Wen­ying, 2010),... 1.2.2. Ở Việt Nam  Phần này lược sử nghiên cứu về  hình thái, đặc điểm sinh thái, đặc điểm tái  sinh, nhân giống, phân tích thành phần hóa học tinh dầu và nghiên cứu về đặc điểm  di truyền của loài Pơ mu và Sa mu dầu ở Việt Nam.    Ở  Việt Nam, cho đến nay các công trình nghiên cứu về  Pơ  mu còn ít, chủ  yếu là mô tả  hình thái, phân bố, đặc tính sinh thái chung;  nghiên cứu đặc điểm di  truyền một số  quần thể   ở một số địa phương, phân tích thành phần hóa học tinh   dầu mới ở gỗ thân và gỗ rễ. Đã có một số thử nghiệm nhân giống bằng gieo hạt,  giâm hom và nuôi cấy mô Pơ mu cho kết quả khá khả quan (Nguyễn Hoàng Nghĩa  và Trần Văn Tiến, 2002), (Nguyễn Tiến Hiệp và cs., 2004), (Phạm Thế Anh và cs.,  2007), (Nguyễn Quang Hưng và cs., 2010), (Nguyễn Thị Phương Trang, 2012),...   Sa mu dầu ở Việt Nam phân bố hẹp ở hai tỉnh phía Bắc (Hà Giang, Sơn La) và  hai tỉnh miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An). Các kết quả nghiên cứu về loài này trong  nước còn rất hạn chế, chủ yếu tập trung mô tả hình thái bên ngoài, một số đặc điểm  sinh thái chung, đặc điểm di truyền một số quần thể và nhân giống Sa mu dầu bằng   gieo hạt (Nguyễn Thị Phương Trang, 2012), (Phan Kế Lộc và cs., 2013), (Trần Huy  Thái và cs., 2007),... 1.2.3. Ở Khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An Các nghiên cứu về  Pơ  mu và Sa mu dầu  ở  Khu DTSQ miền Tây Nghệ  An  còn rất ít, chủ  yếu mới dừng lại  ở  phát hiện một số  điểm phân bố, mô tả  đặc  điểm sinh học và  đặc điểm  sinh thái chung. Chưa có một công trình nào nghiên  cứu hai loài này một cách toàn diện và có hệ thống, đặc biệt trên một phạm vi lớn   như  toàn bộ  Khu DTSQ Tây Nghệ  An (Phan Kế  Lộc và cs., 2007), (Nguyễn Văn   Sinh, 2009), (Hoàng Văn Sâm và Trần Đức Dũng, 2013),...  1.3. Đặc điểm Điều kiện tự  nhiên ­ Kinh tế  ­ Xã hội khu vực nghiên  cứu Nội dung phần này nêu vị  trí địa lý, địa hình, đặc điểm khí hậu, thủy văn,   đất đai, đặc điểm kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu. Khu DTSQ miền Tây  Nghệ  An có diện tích lớn (1.299.795 ha), nằm trên địa bàn 9 huyện: Quế  Phong,  Quỳ   Châu,   Quỳ   Hợp,  Kỳ   Sơn,   Tương   Dương,  Con   Cuông,   Anh   Sơn,   Thanh  Chương  và Tân Kỳ, có 440,8 km  đường  biên giới Việt ­  Lào.  Khu DTSQ thu ộc  dãy Trườ ng Sơn Bắc, có địa hình dốc, nhiều núi non, đị a hình nhìn chung thấp   dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có  nhiều nhóm đất chính như  đất đỏ  vàng, đất vàng nhạt, đất vàng đỏ, đất đỏ  nâu 
  7. 7 trên đá vôi, đất Feralit đỏ vàng trên núi, đất mùn trên núi cao, đ ất Feralit vùng đồi.  Tại Khu DTSQ có nhiều dân tộc sinh sống, khoảng 1.197.628 người (chiếm 41%  dân số  toàn tỉnh) (số  liệu năm 2015). Nguồn thu nhập của người dân trong vùng  chủ  yếu vẫn từ  sản xuất nông nghiệp, mức sống của người dân trong vùng rất  thấp (ước đạt 16 triệu đồng/năm/người).  Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng   nghiên cứu của  đề  tài là hai loài Pơ  mu ( Fokienia hodginsii  (Dunn) A. Henry et H. H. Thomas) và Sa mu dầu ( Cunninghamia konishii Hayata)  thuộc họ  Hoàng đàn  (Cupressaceae) mọc tự  nhiên  ở  6 huyện, gồm: Quế  Phong,  Quỳ  Châu, Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn thuộc Khu DTSQ miền  Tây Nghệ  An, tỉnh Nghệ  An. Đề  tài được tiến hành nghiên cứu từ  tháng 10 năm  2013 đến tháng 6 năm 2017. 2.2. Nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung sau đây:  ­ Nghiên cứu đặc điểm hình thái, giải phẫu, phát triển theo mùa của loài Pơ  mu và Sa mu dầu.  ­ Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài Pơ mu và Sa mu dầu: phân bố, mật   độ, diện tích, trữ  lượng, địa hình, đất đai, hướng phơi, khí hậu và một số  đặc   điểm quần xã thực vật (cấu trúc tầng thứ, độ  tàn che, quan hệ  sinh thái với loài  mọc cùng). ­ Đánh giá khả năng tái sinh và thử nghiệm kỹ thuật nhân giống bằng hạt và   cành hom loài Pơ mu và Sa mu dầu. ­ Phân tích thành phần hóa học tinh dầu các bộ phận của cây.  ­ Phân tích một số  thông số  di truyền của dạng gỗ đỏ  và trắng của loài Pơ  mu và Sa mu dầu. ­ Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển loài Pơ mu  và Sa mu dầu ở Khu DTSQ miền Tây Nghệ An. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu Kế thừa có chọn lọc các số liệu, tài liệu liên quan đến nội dung luận án nghiên  cứu. 2.3.2. Phương pháp phỏng vấn  Điều tra phỏng vấn theo phương pháp của Gary J. Martin (2002). 2.3.3. Phương pháp điều tra thực địa
  8. 8 Phương pháp nghiên cứu thực địa được áp dụng theo tài liệu Các phương   pháp nghiên cứu thực vật (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007). 2.3.3.1. Dụng cụ và thiết bị sử dụng Sử dụng các dụng cụ và thiết bị điều tra ở địa hình như máy GPS, máy ảnh,  máy đo chiều cao,… 2.3.3.2. Xác định địa điểm và tuyến điều tra a.Tuyến điều tra Thiết lập 47 tuyến điều tra trên nhiều địa hình: trên các sườn núi, trên dông  núi, dọc các con suối chính và đi qua các bản   nằm  ở  địa bàn của 22 xã thuộc 6  huyện của Khu DTSQ miền Tây Nghệ An. ­ Huyện Quế  Phong có 18 tuyến: 1. Suối Púng, 2. Suối Nậm Cân, 3. Bản  Mường Phú, 4. Suối Lân, 5. Suối Huồi Bành Thọng , 6. Suối Mít, 7. Khe Phà Phay­  Khe Núi Lửa, 8. Suối Huồi Chạm, 9. Suối Huồi Hạp, 10.  Suối Huồi Giải, 11. Suối  Huồi Dừm, 12. Suối Huồi Lĩnh,  13. Núi Phà Lòi, 14. Núi Chóp Cháp, 15.  Núi Pù  Hoạt, 16. Khe Kịa, 17. Khe Huồi Quẹ, 18. Khe Huồi Huống (còn gọi Ngã ba Pù   Lon) ­ Huyện Quỳ  Châu có 3 tuyến: 1. Bản Mục Pán, 2. Khe Pà Hạ, 3. Núi Pù  Lon (xã Diên Lãm). ­ Huyện Kỳ Sơn có 9 tuyến: 1. Khe Huồi Xã, 2. Khe Lợt,  3. Núi Pù Lon (xã   Tây Sơn), 4. Bản Pủng, 5. Bản Phà Nọi, 6. Bản Buộc Mú, 7. Khe Na Ca, 8. Khe   Huồi Lom, 9. Khe Nậm Khiên ­ Huyện Tương Dương có 8 tuyến: 1. Dải Loàng Quang, 2. Núi Pho Bén,  3.  Dải   Phu  Pha  Đéng,  4.  Khe  Ngân,  5.  Bản  Phà  Lõm, 6.  Khe   Đá,  7. Khe  Thơi  ­  Thượng Khe Bu (bao gồm Dông Pù Xam Liệm nhỏ),8. Đỉnh Pù Đón Cắn ­ Huyện Con Cuông có 8 tuyến: 1. Đường ranh 799, 2. Khe Luồng, 3.Tuyến   biên giới 808, 4. Núi Pù Nhông, 5. Khe Kèm, 6. Khe Còng, 7. Thượng nguồn Khe   Ngõa, 8. Dông khe Ca ­ khe Tun,  ­ Huyện Anh Sơn có 1 tuyến: Núi Cao Vều b. Lập ô tiêu chuẩn Mỗi tuyến lập từ 1 ­ 2 OTC, phương pháp lập OTC theo Võ Văn Hồng và cs.  (2007).  Trong OTC thu thập các số  liệu: tọa độ, kiểu phân bố, mật độ, trữ  lượng,   loài cây mọc kèm, độ tàn che, cây tái sinh và đánh giá tác động của con người. c.  Xử lí số liệu điều tra thực địa   ­ Xây dựng bản đồ  phân bố:  Vùng phân bố  của loài được vẽ  trên phần  mềm MapInfo. ­ Tính mật độ cá thể và mật độ cây tái sinh  n + Mật độ được tính theo công thức: N/ha = 10.000  (cây/ha) (3­1) S0
  9. 9 Trong đó: n: Số  lượng cá thể  của loài hoặc tổng số  cá thể  trong ÔTC; So:   Diện tích ÔTC (m2); n + Mật độ cây tái sinh tính theo công thức: N/ha = 10.000  (cây/ha) (3­2) Sdt Trong đó: Sdt: Diện tích ô điều tra tái sinh (m2); n: Số lượng cây tái sinh điều  tra được (Võ Văn Hồng và cs., 2007) + Tính trữ lượng Trữ lượng của rừng tính theo công thức M = Σ G x H x f 1.3 (m3) (3­3) Trong đó: Σ G: Tổng tiết diện ngang của rừng đo tại vị trí 1,3 m, H: Chiều  cao bình quân của các cây rừng, f  1.3:  Hình số  1,3.(0,483) (Võ  Văn Hồng và cs.,  2007), (Sổ tay điều tra quy hoạch rừng, 1995). ­  Xử lý mẫu và xây dựng bảng danh lục các loài thực vật mọc cùng + Mẫu thu thập được từ thực địa, xử lý theo tài liệu của Nguyễn Nghĩa Thìn  (2007). + Xác định tên khoa học loài Mẫu vật được xác định tên khoa học chủ  yếu dựa vào phương pháp hình  thái   so   sánh,   chủ   yếu   theo   tài   liệu  Cây   cỏ   Việt   Nam  (Phạm   Hoàng   Hộ,   3  tập),...Kiểm tra lại tên khoa học loài theo Sách tra cứu tên cây có Việt Nam của Võ  Văn Chi (2007).  ­ Xác định mối quan hệ  sinh thái giữa loài Pơ  mu, Sa mu dầu với các loài   tầng cây gỗ Phân hạng cây mọc kèm cùng với loài Pơ  mu và Sa mu dầu theo mức độ  thường gặp áp dụng công thức theo Triệu Văn Hùng (1994):                             Số ô có cá thể xuất hiện  P0   =  x  100 (3­4)    Tổng số ô điều tra     Số cá thể của một loài cây Pc  =  x 100 (3­5)    Tổng số cá thể của các loài Trong đó: P0 là tần xuất xuất hiện tính theo điểm điều tra Pc là tần xuất xuất hiện tính theo số cá thể Kết quả thu được sẽ chia làm 3 nhóm: Nhóm 1: Rất hay gặp, gồm những loài có P0 > 30% và Pc > 7% Nhóm 2: Hay gặp, gồm những loài có 30%   P0   15% và 7%   Pc   3%  Nhóm 3: Ít gặp, gồm những loài có P0 
  10. 10 2.3.4.1. Phương pháp nghiên cứu về hình thái, theo dõi phát triển theo mùa Quan sát, mô tả  các đặc điểm hình thái bên ngoài các bộ  phận của cây đạt  độ trưởng thành nhất định, đồng thời theo dõi phát triển của Pơ mu và Sa mu dầu   theo tháng liên tục trong 3 năm (từ năm 2013­2016).  2.3.4.2. Phương pháp thu mẫu và làm tiêu bản vi phẫu  Thu mẫu và bảo quản mẫu ở thực địa, làm vi phẫu thực vật được tiến hành  tại Trung tâm Thực hành ­ Thí nghiệm, Trường Đại học Vinh. Áp dụng kĩ thuật   làm tiêu bản theo Klein R. M. và Klein D. T. (1979).  2.3.4.3. Phương pháp nghiên cứu đất  a. Phương pháp thu mẫu đất Thu mẫu đất ở một số khu vực có Pơ mu và Sa mu dầu phân bố tự nhiên ở  các xã Châu Khê (huyện Con Cuông), xã Nậm Giải (huyện Quế  Phong), xã Tam  Hợp (huyện Tương Dương).  b. Phương pháp phân tích lí, hóa đất ­ Phân loại các đất thu thập được theo Trần Văn Chính (2006).  ­ Phân tích một số  chỉ  tiêu lí, hóa của đất tai Phòng thí nghi ̣ ệm thuộc Viện   nghiên cứu và Phát triển Vùng, Bộ  KH và CN Việt Nam theo các tiêu chuẩn Việt   Nam (TCVN) hiện hành. Các chỉ  tiêu phân tích bao gồm: pHKCl  , Cacbon hữu cơ  ­  OM (%), Đạm tổng số  (%), Đạm dễ  tiêu (mg N/100g), Lân tổng số  (%),  Lân dễ  tiêu (mgP2O5/100g), Lân dễ tiêu (mgP2O5/100g), Kali tổng số (%), Kali dễ tiêu (mg  K2O/100g), Kali tổng số (%),  Kali dễ tiêu (mg K2O/100g), Dung tích hấp thu ­ CEC  (meq/100g), Độ chua thủy phân (meq/100g), Độ ẩm (%), Thành phần cấp hạt (%).  c. Phương pháp đánh giá về đất Số  liệu phân tích về  đất được so sánh với thang đánh giá của các tác giả  trong và ngoài nước đã công bố  theo Đỗ  Đình Sâm và cs. (2006), Siderius (1992),  Nguyễn Ánh (2003), Nguyễn Thế Đặng và cs. (2007). 2.3.4.4. Phương pháp nhân giống a. Thu hạt và thu hái hom: Lựa chọn thời điểm thu hái hạt giống và lấy hom. b. Hóa chất, dụng cụ nhân giống: cho gieo hạt: Viben­C, KMnO4, nước sôi,  cát, hộp xốp,...; cho giâm hom: IBA, NAA, IAA với các nồng độ  khác nhau 1.000  ppm, 1.500 ppm và 2.000 ppm. c. Phương pháp gieo hạt, giâm hom: Bố trí thí nghiệm, theo dõi và ghi chép  các số liệu.  h. Xử lí số liệu về giâm hom: Xác định các chỉ tiêu: tỉ lệ sống, tỉ lệ ra rễ, số  rễ trung bình, chiều dài rễ dài nhất trung bình của hom, chỉ số  ra rễ (Ir) cho từng   công thức thí nghiệm theo Nguyễn Hoàng Nghĩa (2001). 2.3.4.5. Phương pháp xác định thành phần hóa học tinh dầu   Tách chiết và bảo quản tinh dầu theo Dược điển Việt Nam (1997). Xác định  thành phần hoá học của tinh dầu bằng phương pháp sắc ký khí (GC) và sắc ký khí 
  11. 11 ghộp khối phổ  (GC/MS), xác nhận các cấu tử  được thực hiện bằng cách so sánh  các dữ  kiện phổ  MS đã được công bố  có trong thư  viện Willey/Chemstation HP   (Adams R. P.,  2007),... được tiến hành tại  Trung tâm Thực hành  ­  Thí nghiệm,  Trường Đại học Vinh. 2.3.4.6. Phương pháp phân tích gen ­ Thu và bảo quản mẫu vỏ, gỗ đỏ và trắng của F. hodginsii và C. konishii   ­ Phương pháp phân tích trình tự nucleotide vùng gen 18S, matK, rbcL Phân tích thông số di truyền gỗ đỏ và trắng Pơ mu và Sa mu dầu được tiến   hành tại Phòng Hệ thống học Phân tử và Di truyền bảo tồn, Viện Sinh thái và  Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm KH và CN Việt Nam.  Bao gồm các bước: Tách  chiết DNA tổng số; Nhân bản DNA theo Nguyễn Đức Thành (2014); Phân tích số  liệu (Tamura K., 2015).
  12. 12 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm hình thái và giải phẫu  Mô tả và bổ  sung đặc điểm hình thái và giải phẫu rễ, thân, lá, nón, hạt loài  Pơ mu và Sa mu dầu.  3.1.1. Đặc điểm hình thái và giải phẫu loài Pơ mu Pơ  mu là cây gỗ  lớn thường xanh, gỗ  trắng hoặc đỏ, lá có dạng hình vảy,  không cuống, lá có sự biến động về hình thái, có 2 dạng lá: Lá dinh dưỡng có dạng  mác ngược (4 ­ 5 mm) và lá sinh sản nhỏ dạng vảy (2 ­ 3 mm).  Nón đực và nón cái  trên cùng một cây: nón đực có hình trứng hoặc hình bầu dục dài 4 – 5 mm, trên mỗi  vảy bắc nón đực mang hai bao phấn; nón cái dạng hình cầu hay gần như hình cầu,  dài 1, 5–1,8 cm và rộng 1,5 ­ 1,8 cm, trên mỗi vảy bắc nón cái có 2 hạt . Hạt dài  khoảng 4­ 5 mm, có cánh ở hai bên và không đều nhau. Hệ thống bó mạch lá, thân,  rễ chồng chất xếp thành vòng tròn đều nhau và nằm sát nhau, phát triển li tâm.  3.1.2. Đặc điểm hình thái và giải phẫu loài Sa mu dầu Sa mu dầu là cây gỗ lớn thường xanh, gỗ trắng hoặc đỏ, vỏ thân tiết nhựa  màu trắng đục, lá hình dải, có hai dải khí khổng ở mặt dưới lá, lá có sự dao động  về kích thước dài từ 1,1 ­ 8 cm, rộng từ 0,2 ­ 0,3 cm. Nón đực và nón cái trên cùng  một cây: nón đực nhỏ, hình thuôn dài 0,8 ­ 1,4 cm, rộng 0,2 ­ 0,3 cm, trên mỗi vảy  nón đực mang 2 bao phấn; nón cái hình nón hoặc hình cầu dài 3 ­ 4 cm, rộng 2 ­ 2,5  cm, trên mỗi vảy bắc nón cái có 3 hạt. Hạt có hai cánh bên khá rộng, dài 4 ­ 5 mm,   rộng 1 ­ 1,5 mm. Hệ thống bó mạch lá, thân, rễ chồng chất xếp thành vòng tròn đều  nhau và nằm sát nhau, phát triển li tâm.  Mô mềm tủy rộng  ở  thân, vách tế  bào  mỏng. 3.2. Đặc điểm phát triển theo mùa 3.2.1. Đặc điểm phát triển theo mùa của loài Pơ mu  Ở  Khu DTSQ miền Tây Nghệ  An: Loài Pơ  mu: nón được hình thành từ  tháng 2, 3; quả nón chín tháng 12 năm này và đến đầu tháng 1 năm sau; chồi cành:  tháng 2, 3 và tháng 8, 9; Loài Sa mu dầu: nón  được hình thành tháng 1­2, nón chín   tháng 11­12; chồi cành: tháng 2­3; rụng lá: tháng 10­11. Theo kết quả công bố của  Nguyễn Đức Tố  Lưu và Philip Ian Thomas (2004) và Phan Kế  Lộc và cs. (2007),  nón Pơ mu chín vào tháng 10 và 11. Kết quả nghiên cứu về thời gian nón chín của   loài Pơ  mu  ở  khu vực nghiên cứu có sự  dịch chuyển về  tháng nón chín là cuối  tháng 12 năm này và đầu tháng 1năm sau. 
  13. 13 3.2.2. Đặc điểm phát triển theo mùa của loài Sa mu dầu Thời gian nón chín của loài Sa mu dầu  ở  khu DTSQ giống với kết quả  nghiên cứu của Nguyễn Đức Tố Lưu và Philip Ian Thomas (2004). Pơ  mu và Sa mu dầu trong điều kiện rừng trồng  ở  xã Tây Sơn, huyện Kỳ  Sơn cho thấy: sinh trưởng Pơ mu rất chậm, Sa mu dầu nhanh hơn so với Pơ mu.   Trong điều kiện tự nhiên, hai loài Thông này thường khi cây đạt đường kính 0,8 m  ­ 1,0 m trở lên, trong lõi thân bắt đầu bị  rỗng ruột dần từ dưới gốc lên. Đặc biệt   đối với loài Sa mu dầu có nhiều cá thể chết tự nhiên mà không có sự tác động của  con người. 3.3. Một số đặc điểm sinh thái  3.3.1. Đặc điểm phân bố loài Pơ mu và Sa mu dầu Pơ  mu phân bố   ở  20 xã thuộc 6 huyện (Quế  Phong, Quỳ  Châu, Tương   Dương, Kỳ Sơn, Con Cuông, Anh Sơn); Sa mu dầu phân bố ở 20 xã thuộc 5 huyện  (Quế  Phong, Quỳ  Châu, Tương Dương, Kỳ  Sơn, Con Cuông) ở  Khu DTSQ miền  Tây Nghệ  An (bảng 3.3).  Pơ  mu và Sa mu dầu có vùng phân bố  tương tự  nhau,   chúng xuất hiện trên những dãy núi trung bình và núi cao, tạo thành 3 vùng chính:  phía Bắc và Tây Bắc; phía Nam và Tây Nam và phía Đông của Khu DTSQ. Cả hai   loài Thông này đều phân bố nhiều nhất ở các xã giáp biên giới Việt Lào.   Pơ  mu thường mọc gần đỉnh và đỉnh núi, đỉnh dông, mọc rải rác hoặc từng  cụm khoảng 3 ­ 5 cá thể hoặc chủ yếu tập trung tạo thành quần thể từ 25 ­ 150 cá   thể. Quần thể  Pơ  mu lớn nhất hiện nay  ở  TK 150 giáp với TK 148  ở  xã Quang  Phong, huyện Quế Phong (N 19025.572’ E 1040 48.522’). Sa mu dầu thường mọc từ mép khe lên đến lưng chừng dông núi, ít khi xuất  hiện  ở  đỉnh núi, mọc đơn lẻ  hoặc từng cụm khoảng 5 ­ 7 cá thể  hoặc chủ  yếu   tập trung tạo thành quần thể từ 27 ­ 222 cá thể. Quần thể Sa mu dầu có số lượng   lớn nhất là 222 cá thể   ở  xã Hạch Dịch, huyện Quế  Phong ( N 19047.012’ E 1040  51.36,8’) (hình 3.13). Bảng 3.3. Phân bố Pơ mu và Sa mu dầu ở Khu DTSQ miền Tây Nghệ An Tiểu khu* Vùng  TT Xã Sa mu  Huyện Ban quản lý Pơ mu phân bố dầu 1 Thông Thụ 1, 2 5, 46 6 Quế  Khu BTTN  Vùng 1 59, 60,  Phong Pù Hoạt 2 Hạch Dịch 59, 60 61 3 Nậm Giải 1 91 91, 92 4 Tri lễ 1 95
  14. 14 Tiểu khu* Vùng  TT Xã Sa mu  Huyện Ban quản lý Pơ mu phân bố dầu 5 Nhôn Mai 1, 2 509 Ban QLRPH  Tương  Tương  6 Mai Sơn 1, 2 501, 503 Dương Dương Ban QLRPH  7 Mỹ Lý 1, 2 349, 356 349 Kỳ Sơn Kỳ Sơn Quế  8 Quang Phong 148,150 150 Phong 9 Châu Hoàn  1 228 228, 232 Khu BTTN  Quỳ Châu Vùng 2 10 Diên Lãm ­ 235 Pù Huống Tương  11 Nga My 563, 568, 577 568, 577 Dương  457,  12 Tây Sơn 457, 458, 460 458, 460 13 Mường Típ 2 ­ 488 Ban QLRPH  Kỳ Sơn 14 Mường Ải 1, 2 486, 487 Kỳ Sơn 465, 479, 480, 489,  15 Na Ngoi 1 490, 491, 492 16 Nậm Càn  1, 2 499, 500 A,C Ban QLRPH Tương  17 Tam Hợp 697, 683, 704 Tương  Dương Dương 699, 705, 720,  699,  Tương  Vùng 3 18 Tam Quang 1, 2 725 724, 725 Dương 787A,  B, 787A,B,779,7  794,  19 Châu Khê 1 95, Con  795, VQG Pù Mát 808 Cuông  798,  813 20 Lục Dạ  1,2 796A, 805 ­ 21 Môn Sơn 1 835 830, 835 22 Phúc Sơn1, 2 833, 947A ­ Anh Sơn
  15. 15      Ghi chú: 1 : Những vùng mới phát hiện phân bố của loài Pơ mu                          2  : Những vùng mới phát hiện phân bố của loài Sa mu dầu              *: Theo hiện trạng lâm nghiệp toàn tỉnh theo lô rà soát năm 2014   của tỉnh Nghệ An (Nguồn: Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Bắc Trung Bộ). Hình 3.13. Bản đồ các vùng phân bố loài Pơ mu và Sa mu dầu ở Khu DTSQ miền Tây Nghệ An 3.3.2. Mật độ, diện tích và trữ lượng 3.3.2.1. Mật độ loài Pơ mu và Sa mu dầu Mật độ  trung bình trong các OTC đã thiết lập của loài Pơ  mu là: 45 cây/ha,   của loài Sa mu dầu  là 101,5 cây/ha; mật độ quần thể tối ưu của loài Pơ mu là 70  cây/ha, loài Sa mu dầu là 280 cây/ha.  3.3.2.2. Diện tích và trữ lượng loài Pơ mu và Sa mu dầu Nơi cư  trú rừng tự  nhiên của loài Pơ  mu  ở  khu DTSQ có diện tích rất nhỏ  (178,2 ha) so với tổng diện tích phân bố  (10.271,6 ha). Trong khu vực nghiên cứu,  tổng trữ lượng ước tính loài Pơ mu là 13.383,6 m3 gồm 3.855 cá thể  và trung bình  một cá thể  đạt 3,47 m3. Nơi cư trú rừng tự  nhiên loài Sa mu dầu trong khu DTSQ  
  16. 16 cũng có diện tích rất nhỏ (267,50 ha) so với tổng diện tích phân bố  (11.362,9  ha).  Trong khu vực nghiên cứu tổng trữ lượng ước tính loài Sa mu dầu là 70.863,1 m3  với 5.601 cá thể, trung bình một cá thể đạt 12,23 m3.   Khi so sánh ba vùng phân bố  chính của loài Pơ  mu và Sa mu dầu  ở  khu   DTSQ, thì diện tích cư trú và phần lớn trữ lượng của loài Pơ  mu tập trung nhiều  nhất hiện nay là  ở  vùng 3 (tương  ứng 66,3%; 63,9%) và thấp nhất là  ở  vùng 1   (9,2% và 12,7%) (hình 3.14).  Đối với loài Sa mu dầu, diện tích cư  trú và trữ  lượng  phần lớn  ở  vùng 3  (55,0% và 78,3%) và thấp nhất là ở vùng 2 (2,2% và 0,5%) (hình 3.15). Hình 3.14. Biều đồ tỉ lệ % diện tích   Hình 3.15. Biểu đồ tỉ lệ % diện tích cư   cư trú và trữ lượng loài Pơ mu trú và trữ lượng loài Sa mu dầu Khi so sánh số  lượng cá thể  và trữ  lượng của loài Sa mu dầu với các kết quả  nghiên cứu của các tác giả Lê Trần Chấn và Trần Thị Chi (2015), Mai Văn Chuyên  và cs. (2011), Phan Văn Thăng (2014) thì ở Nghệ An là nhiều nhất (5.601 cá thể và  trữ lượng là 70.863,4 m3  ).  Ở Hà Giang và Sơn La số lượng cá thể  loài này chỉ  có  khoảng dưới vài chục cá thể, còn  ở  Thanh Hóa có số  lượng cá thể  nhiều hơn  nhưng trữ lượng không đáng kể.  3.3.3. Một số đặc điểm quần xã thực vật rừng nơi phân bố  của Pơ  mu   và Sa mu dầu  3.3.3.1. Cấu trúc tầng thứ  Đặc điểm cấu trúc thảm thực vật rừng của hai loài Thông này tùy thuộc vào  vị  trí loài phân bố   ở  chân, sườn hay đỉnh núi và sự  tác động nhiều hay ít của con   người, mà cấu trúc thảm thực vật có thể 3 tầng, 4 tầng hay 5 tầng. Cấu trúc thảm   thực vật 5 tầng nơi loài Pơ mu và Sa mu dầu cư trú bao gồm: tầng vượt tán, tầng   ưu thế  sinh thái, tầng dưới tán, tầng cây bụi, tầng thảm tươi hay tầng có quyết.  
  17. 17 Minh họa cấu trúc thảm thực vật nơi loài Pơ mu và Sa mu dầu phân bố qua phẫu   diện đồ.  3.3.3.2. Một số loài thực vật thường mọc cùng Pơ mu và Sa mu dầu Chúng tôi đã sử  dụng phương pháp OTC 6 cây  thu thập số liệu trong 68 ô  thứ  cấp thuộc 12 OTC sơ cấp, đã xác định đượ c 265 loài, thuộc 68 họ  thực vật  bậc cao có mạch mọc cùng Pơ  mu và Sa mu dầu. Mẫu vật của các loài đượ c  lưu   trữ   tại   phòng   mẫu   bộ   môn   Thực   vật   học,   Trung   tâm   Thực   hành   ­   Thí  nghiệm, Trường Đại học Vinh.  Trong các quần xã có loài Pơ mu đã gặp 133 loài, thuộc 54 họ  thực vật bậc   cao có mạch mọc cùng, còn  với Sa mu dầu có 193 loài, thuộc 62 họ thực vật bậc   cao có mạch đã được ghi nhận. Qua tính tần suất xuất hiện những loài tầng cây gỗ  mọc cùng Pơ  mu và Sa mu dầu thì những loài cây mọc cùng rất hay gặp và hay   gặp với Pơ mu là 15 loài, Sa mu dầu là 13 loài. Đây là cơ sở việc chọn lựa những   loài cây khi trồng hỗn giao với Pơ mu và Sa mu dầu. 3.3.4. Đặc điểm địa hình, hướng phơi  Pơ mu mọc nơi có độ dốc dao động từ 150­ 250, độ cao 850 m ­ 2.585 m, còn  Sa mu dầu mọc nơi có độ  dốc  từ  350­ 430, độ  cao từ  960 ­ 2.580 m, đây là điểm  phân bố hai loài Thông này cao nhất ở Việt Nam hiện nay so sánh với công bố của  Phan Kế Lộc, 2013. Các quần thể Pơ mu và Sa mu dầu phân bố không phụ thuộc  vào hướng phơi.  3.3.5. Đặc điểm đất đai Pơ  mu và Sa mu dầu  ở  khu vực nghiên cứu mọc trên núi đất không thấy  xuất hiện trên núi đá vôi. Chúng chủ yếu phân bố trên 2 nhóm đất chính: Ðất xám   Feralit (Xf) và đất xám mùn trên núi (Xh), những loại đất này đều có lớp thảm  mục dày 5 ­ 20 cm.  Qua kết quả phân tích lý, hóa 03 phẫu diện đất đại diện  cho  thấy cả  loài Pơ  mu và Sa mu dầu đều có thể  phân bố  trên đất có thành phần cơ  giới nhẹ  hay trung bình, đất rất chua đến chua,  ở  tầng mặt đất giàu chất dinh   dưỡng,  ở  tầng sâu N giàu, P và K nghèo đến trung bình. Đất nơi phân bố  Sa mu  dầu ẩm hơn nơi phân bố của Pơ mu.  3.3.6. Đặc điểm khí hậu  Các vùng phân bố  chính (1, 2, 3) của loài Pơ  mu và Sa mu dầu   nằm trong  vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thường phân thành 2 mùa rõ rệt mùa mưa và mùa  khô, nhiệt độ trung bình từ 19 ­ 200C, lượng mưa cao từ 1.700 ­ 2.000 mm. Chế độ  chiếu sáng đối với loài Sa mu dầu ít hơn so với loài Pơ mu.  3.4. Đặc điểm tái sinh và kỹ thuật nhân giống
  18. 18 3.4.1. Đặc điểm tái sinh và ảnh hưởng của độ tàn che 3.4.1.1. Đặc điểm tái sinh và  ảnh hưởng của độ  tàn che đến khả  năng tái   sinh loài Pơ mu Không tìm thấy tái sinh chồi  ở cây Pơ  mu. Ở những khu vực rừng nguyên  sinh thì số  lượng cây con Pơ  mu  tái  sinh tự  nhiên là 21 cây/ha.  Ở  một số  khu  vực   có   những   cây   Pơ   mu   trưởng   thành   đã   bị   khai   thác   từ   lâu   tạo   ra   những   khoảng trống, thì cây tái sinh nhiều hơn hẳn, trung bình 45 cây/ha.  Đánh giá ảnh  hưở ng độ  tàn che của rừng đến cây tái sinh và cây có triển vọng cho thấy: số  lượ ng cây Pơ  mu tái sinh tự  nhiên  ở  các độ  tàn che khác nhau biến động không  lớn (tương  ứng 32,5%; 25,5%; 42%). Tuy nhiên cây tái sinh có triển vọng thì có  sự khác nhau rõ rệt, giảm từ độ tàn che thấp đến độ tàn che cao.  Kết quả nghiên  cứu này giống với nhận định khả  năng tái sinh loài Pơ  mu của Mai Văn Chuyên  và cs. (2011), Nguy ễn Hoàng Nghĩa (2004).  Đây là một thách thức lớn đang đặt  ra trong công tác bảo tồn loài cây quý hiếm này. 3.4.1.2. Đặc điểm tái sinh và  ảnh hưởng của độ  tàn che đến khả  năng tái   sinh loài Sa mu dầu Không tìm thấy tái sinh chồi  ở cây Sa mu dầu. Sa mu dầu tái sinh bằng hạt,  khả năng tái sinh tự nhiên của loài trong tự nhiên rất kém dưới tán rừng có độ  tàn  che cao. Trên các tuyến điều tra, cây tái sinh chỉ  bắt gặp  ở  xã Nậm Giải (huyện   Quế  Phong), xã Tây Sơn, Na Ngoi (huyện Kỳ  Sơn), xã Tam Hợp (huyện Tương   Dương), nhiều nhất là ở xã Tam Hợp (huyện Tương Dương). Kết quả nghiên cứu  này bổ sung cho các kết quả nghiên cứu của các tác giả  Nguyễn Tiến Hiệp và cs.  (2004),  Nguyễn   Văn   Sinh   (2009),  Mai   Văn   Chuyên   và   cs.   (2011),  Nguyễn   Thị  Phương Trang (2012) về khả năng tái sinh của loài Sa mu dầu. 3.4.2. Thử  nghiệm kỹ  thuật nhân giống bằng hạt và cành hom loài Pơ   mu và Sa mu dầu 3.4.2.1. Gieo hạt Kết quả thu được sau 15 ngày gieo hạt Pơ  mu bắt đầu thấy hạt nảy mầm,   hạt Pơ mu được  xử  lí (CT2) so với hạt không được xử  lí (CT1) thì rút ngắn thời   gian nảy mầm hạt (CT2: ngày thứ  15; CT1: ngày thứ  18), tăng tỉ  lệ  nảy mầm   (CT2: 18,5%; CT1: 16,5%) và tăng chiều cao của cây con (CT2: 5,5 cm; CT1: 5   cm), do đó ta nên xử lý hạt Pơ mu trước khi gieo. Để  đánh giá sức nảy mầm của   hạt giống trong điều kiện bảo quản hạt ở nhiệt độ thường, cho thấy sau 15 ngày tỉ  lệ nảy mầm là 43%, sau 2 tháng là 18,5% và sau 6 tháng 0%. Vì vậy đối với hạt Pơ 
  19. 19 mu có chứa nhiều dầu sau khi thu hái bảo quản  ở  điều kiện bình thường không  nên để hạt giống lâu sẽ làm giảm mất sức nảy mầm của hạt.  Bố  trí gieo hạt loài Sa mu dầu theo hai công thức:   thực nghiệm và đối   chứng, mỗi công thức đều gieo 200 hạt, sau 17 ngày gieo bắt đầu nảy mầm. Kết   quả  thực nghiệm cho thấy khả  năng nảy mầm của hạt qua xử  lý cho tỉ  lệ  nảy  mầm (22,5%) cao hơn so với hạt không được xử  lý (10,5%). Do đó để  tăng khả  năng nảy mầm của hạt chúng ta nên xử lý hạt Sa mu dầu trước khi gieo.  3.4.2.2. Giâm hom Theo dõi tiến trình phát triển của hom Pơ  mu trong thực nghiệm giâm hom  cho thấy: IBA ở nồng độ 1.000 ppm cho tỷ lệ hình thành mô sẹo và ra rễ cao nhất   (54,0%) nhưng đối với IAA, NAA (1.500 ppm) cho kết quả tốt nhất ( 42,0%; 64,0  %). Kết quả thực nghiệm về giâm hom Pơ mu này có  tỉ ra rễ (64%) chưa cao như  của  Nguyễn Hoàng Nghĩa và Trần Văn Tiến (2002) nhưng đều có nhận định sử  dụng NAA (1.500 ppm) cho giâm hom Pơ mu là đạt kết quả cao nhất.  Theo dõi tiến trình phát triển của hom Sa mu dầu trong thực nghiệm giâm  hom cho thấy: IAA, IBA, NAA đều ở nồng độ 1.500 ppm cho tỷ lệ hình thành mô   sẹo và ra rễ cao nhất nhưng kết quả tốt nhất là IAA (1.500 ppm) với tỉ lệ hom ra   rễ là 62,0% (bảng 3.17). Bảng 3.17. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến tỉ lệ sống và sự hình thành rễ của hom Sa mu dầu trên giá thể cát. Số  Số  Tỷ lệ  Tỷ lệ  Chiều  Chất điều hòa  Số  Số  Chỉ số  hom  hom  ra mô  hom  dài rễ  sinh trưởng  hom  rễ  ra rễ  ban  ra mô  sẹo  ra rễ  TB  (ppm) ra rễ /hom (Ir) đầu sẹo (%) (%) (cm) 1000 50 15 30,00 13 26,00 3,00 2,2 1,72 IBA 1500 50 30 60,00 29 58,00 3,50 2,5 5,08 2000 50 10 20,00 9 18,00 3,00 2,1 1,13 1000 50 25 50,00 23 46,00 3,50 2,2 3,54 IAA 1500 50 32 64,00 31 62,00 4,80 2,8 8,33 2000 50 18 36,00 16 32,00 3,00 2,0 1,92 1000 50 15 30,00 13 26,00 3,00 2,2 1,72 NAA 1500 50 25 50,00 22 44,00 3,50 2,2 3,39 2000 50 19 38,00 17 34,00 3,00 1,8 1,84 Đối  0 50 8 16,00 6 12,00 2,50 1,3 0,39 chứng
  20. 20 Theo Liang Wen­ying (2010), khi giâm hom Sa mu dầu sử  dụng   ABT  và  NAA ở nồng độ  80 mg cho kết quả cao nhất nhưng thời gian ngâm hom lâu. Thực  nghiệm trên cho thấy giâm hom Sa mu dầu sử dụng  IAA (1.500 ppm) cho kết quả  tốt nhất. Kết quả  nghiên cứu này bổ  sung thêm loại chất kích thích cần sử  dụng  cho giâm hom loài Sa mu dầu đạt kết quả cao.  3.5. Thành phần hóa học tinh dầu các bộ  phận loài Pơ  mu và Sa mu  dầu 3.5.1. Thành phần hóa học tinh dầu loài Pơ mu  Hàm lượng tinh dầu từ  nón, lá, thân và rễ  Pơ  mu (F. hodginsii)  ở  Kỳ  Sơn  cho các giá trị tương ứng là 4,4%, 0,6%; 0,3%; 0,4% theo nguyên liệu tươi.   Đã xác  định được số  hợp chất trong tinh dầu của Pơ mu là 54.  Có 29 hợp chất đã được  xác định trong tinh dầu nón chiếm 85,39% tổng hàm lượng tinh dầu, đây là công bố  đầu tiên về thành phần hóa học tinh dầu nón Pơ mu. Có 26 hợp chất được xác định  có trong tinh dầu lá chiếm 88,14% tổng hàm lượng tinh dầu. Từ tinh dầu ở gỗ thân   đã xác định được 29 hợp chất chiếm 94,79% tổng hàm lượng tinh dầu.. Từ  gỗ  rễ  đã xác định được 24 hợp chất chiếm (94,03%) tổng hàm lượng  tinh dầu. Thành phần các hợp chất trong trong 4 mẫu có 5 thành phần chung. Sự  tích lũy thành phần chính trong tinh dầu  ở  các bộ  phận là khác nhau,   hợp chất  chính chiếm phần lớn trong tinh dầu của thân và rễ  đều là (E)­nerolidol (41,26%;  54,18 %), τ­muurolol (10,4%; 9,93%) và α­cadinol (9,65%; 8,14%).  So sánh thành phần hóa học tinh dầu của lá cùng loài F. hodginsii ở Nghệ An  (Việt   Nam)   với   Phúc   Kiến   (Trung   Quốc)   cho   thấy   hợp   chất   α­pinene   (49,11;  24,89) và limonene (20,59; 8,46) chiếm tỉ lệ cao nhất trong tinh dầu lá ( Pan J. G. et  al., 1991). Điều này chứng tỏ sự tích lũy hợp chất chính giống nhau trong tinh dầu   lá Pơ mu ở Nghệ An (Việt Nam) với Phúc Kiến (Trung Quốc).  Nghiên cứu về tinh dầu loài Pơ mu ở Việt Nam của các tác giả trước đây thì  hợp chất chính trong tinh dầu gỗ  Pơ mu là (E)­Nerolidol chiếm tỉ lệ 14,91% (Lê Tự  Hải và Đặng Công Anh Tuấn , 2007); 17,8% ( Nguyễn Quang Hưng  và cs., 2010);  35% (Lê Tự Hải và Đặng Công Anh Tuấn , 2007); 35,5% ( Lesueur D., 2006) nhưng  hợp chất này trong tinh dầu thân và rễ ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An chiếm tỉ lệ cao   hơn hẳn   lần lượt là  41,26% và  54,18 %, đây sẽ  là nguồn cung cấp Nerolidol đầy  triển vọng.  3.5.2. Thành phần hóa học tinh dầu Sa mu dầu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2