Tóm tắt luận án Tiến sĩ Tài chính – Ngân hàng: Quản lý đầu tư công tại tỉnh Tiền Giang
lượt xem 4
download
Luận án với mục tiêu đánh giá mức độ ảnh hưởng của những nhân tố trong quy trình quản lý đầu tư công đến hiệu quả quản lý đầu tư công tại tỉnh Tiền Giang, và đánh giá mối quan hệ giữa hiệu quả quản lý đầu tư công với tăng trưởng kinh tế của tỉnh Tiền Giang, qua đó đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm cải thiện hoạt động quản lý đầu tư công tại tỉnh Tiền Giang.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Tài chính – Ngân hàng: Quản lý đầu tư công tại tỉnh Tiền Giang
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH LÂM THÁI BẢO NGỌC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG TẠI TỈNH TIỀN GIANG LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TSKH. NGUYỄN NGỌC THẠCH TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021
- 1 TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu xem xét vấn đề quản lý đầu tư công (ĐTC) tại tỉnh Tiền Giang, cụ thể là xem xét các nhân tố trong quy trình quản lý ĐTC có tác động như thế nào đến kết quả quản lý ĐTC bằng cách tiếp cận quy trình quản lý ĐTC của Petrie, Murray (2010) và Vũ Thành Tự Anh (2012) thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, sử dụng mô hình hồi quy bình phương bé nhất (OLS) (SPSS 20). Ngoài ra, tại Tiền Giang, nguồn vốn ĐTC được phân bổ nhiều nhất cho 3 ngành là Nông nghiệp, Giao thông và CNTT&TT, do đó luận án cũng xem xét mối quan hệ giữa vốn ĐTC của 3 ngành này đến tăng trưởng kinh tế tại Tiền Giang, bằng cách kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger (Eview 8.1). Kết quả nghiên cứu như sau: Thứ nhất, luận án đã xác định được có 5 nhân tố tác động có ý nghĩa thống kê đến hiệu quả quản lý ĐTC gồm: nhân tố Triển khai dự án (TK); Vận hành dự án (VH); Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án (DL); Điều chỉnh dự án (DC); Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án (DG). Trong đó có hai nhân tố có tác động tiêu cực đến hiệu quả quản lý ĐTC là Điều chỉnh dự án (DC) và nhân tố Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án (DG). Với mẫu nghiên cứu trong trong luận án không tìm thấy ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến hiệu quả quản lý ĐTC là nhân tố Định hướng đầu tư, xây dựng dự án và sàng lọc bước đầu (DH); Thẩm định dự án chính thức (TD); Lựa chọn và lập ngân sách dự án (LC). Thứ hai, có mối quan hệ tương tác qua lại giữa vốn ĐTC trong Nông nghiệp, Giao thông với tăng trưởng kinh tế Tiền Giang. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự thay đổi của vốn ĐTC ngành Giao thông chịu sự tác động một chiều và có ý nghĩa thống kê bởi vốn ĐTC trong lĩnh vực CNTT&TT. Tăng trưởng kinh tế tại Tiền Giang tuy có sự đóng góp của vốn ĐTC trong Nông nghiệp và Giao thông, nhưng mức đóng góp này là không đáng kể. Nghiên cứu cũng đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao việc quản lý Triển khai dự án, Vận hành, Đánh giá độc lập với thẩm định dự án ĐTC, công tác Điều chỉnh dự án ĐTC, Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án cũng như các giải pháp phân phối và sử dụng vốn NSNN trong lĩnh vực Nông nghiệp, cũng như lĩnh vực Giao thông, CNTT&TT tại Tiền Giang. ý ng mại nhà nước ngày một tố
- 2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI Đầu tư công vào tài sản vật chất như cơ sở hạ tầng kinh tế hoặc các cơ sở y tế, giáo dục sẽ góp phần cải thiện vốn, nhân lực, cũng như góp phần vào sự phát triển kinh tế của quốc gia. Các nghiên cứu tại các nước trên thế giới (Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia) đều cho thấy, trong những năm qua, ĐTC là biến số duy nhất góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của các quốc gia (Ali, G. 2015). Do đó, quản lý ĐTC hiệu quả là vấn đề quan trọng ở tầm quốc gia nói chung cũng như ở tỉnh Tiền Giang nói riêng. Trong những năm qua, công tác quản lý ĐTC tại Tỉnh có nhiều đổi mới theo hướng tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh đó việc quản lý ĐTC vẫn còn tồn tại những hạn chế như: Thứ nhất, việc xác định danh mục các dự án ĐTC tại Tiền Giang theo thứ tự ưu tiên trong kế hoạch ĐTC còn nhiều vướng mắc. Thứ hai, việc hoàn thiện các thủ tục đầu tư, giao kế hoạch vốn trung hạn quá chậm, chưa bảo đảm tính ổn định, giao vốn nhiều lần, kéo dài thời gian giao vốn (chỉ đạt khoảng 84%), ảnh hưởng tiến độ thực hiện, việc giải ngân và hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Thứ ba, việc chấp hành các quy định pháp luật về ĐTC tại Tiền Giang trong một số trường hợp chưa nghiêm, chưa thực hiện đầy đủ các quy định về thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, bố trí vốn. Chất lượng cán bộ tại một số đơn vị còn hạn chế nên việc chuẩn bị dự án chưa tốt. Bối cảnh nghiên cứu tại Tiền Giang cho thấy yêu cầu cần thiết phải có những giải pháp đồng bộ và kịp thời, để nâng cao quản lý ĐTC tại Tiền Giang, trong tình hình thực tiễn nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Mặt khác, để phấn đấu đạt được mục tiêu đề ra về phát triển KTXH tỉnh Tiền Giang các giai đoạn tiếp theo thì việc nâng cao hiệu quả quản lý ĐTC là yêu cầu khách quan, vừa có tính cấp bách, vừa có tính lâu dài. 2. TÓM TẮT TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VÀ XÁC ĐỊNH KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU 2.1 Tóm tắt tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài trong và ngoài nước
- 3 Phần lớn các nghiên cứu về hiệu quả kinh tế của ĐTC đã tập trung vào đóng góp dài hạn của nó vào mức độ hoặc tốc độ tăng trưởng của tổng thu nhập hoặc năng suất. Một số nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tích cực, đặc biệt trong trường hợp đầu tư cơ sở hạ tầng (Keefer và Knack (2007); Flyvbjerg (2003); Collier và Venables (2008); Henisz và Zelner (2006)). Guasch và ctg (2007) cho thấy bộ máy quản lý yếu kém làm tăng khả năng can thiệp chính trị, gây thiệt hại cho việc thực hiện lợi nhuận trung hạn. Vấn đề này xảy ra nghiêm trọng hơn ở các nước có thu nhập thấp (Guasch và ctg, 2007). Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại cho thấy kết quả ngược lại với lập luận bản chất tạo ra tài sản từ đầu tư và sự đánh đổi giữa các bên liên quan, điều này gây ra các tác động tiêu cực đối với tăng trưởng (Collier, 2010). Tuy nhiên, các nghiên cứu này lưu ý rằng các khoản ĐTC có khả năng thể hiện năng suất biên cao hơn nếu chính phủ có thể chọn các dự án lợi nhuận cao, nhờ đó cắt giảm các dự án lãng phí và sử dụng hiệu quả các nguồn lực quy mô cho chi tiêu đầu tư. Tại Việt Nam có một số nghiên cứu định tính về ĐTC và hiệu quả của ĐTC. Tuy nhiên, nghiên cứu định lượng về tác động của ĐTC đối với tăng trưởng kinh tế rất hạn chế, có thể kể đến như nghiên cứu của Tô Trung Thành (2011), Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư và Lê Hoàng Phong (2014). Gần đây nhất có nghiên cứu của Nguyễn Kim Phước (2017) nghiên cứu về các yếu tố chính tác động đến GDP và FDI của Việt Nam và vùng ĐBSCL và mối quan hệ giữa hai yếu tố này ánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế của các tỉnh/thành ĐBSCL qua phân tích năng suất tổng hợp (TFP) theo hàm sản xuất của (Solow, 1956), bằng các công cụ phân tích định lượng Stata 13.0 và SPSS 22.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (i) Vốn và lao động là hai yếu tố chính luôn có tác động tích cực đến GDP và FDI; (ii) Đặc điểm kinh tế vùng có tác động đến GDP và FDI; (iii) Mối quan hệ giữa GDP và FDI ở vùng ĐBSCL là quan hệ 1 chiều; (iv) GDP và FDI năm trước có tác động tích cực đến GDP và FDI năm sau; (v) Chất lượng tăng trưởng kinh tế của các tỉnh/thành vùng ĐBSCL chưa cao, đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng là lao động và vốn đầu tư trong nước, vốn FDI đóng góp khá nhỏ vào tăng trưởng kinh tế vùng ĐBSCL. Tuy nhiên nghiên cứu này chưa nghiên cứu ở phạm vi cấp tỉnh. Có thể nói hầu hết các nghiên cứu tại Việt Nam đều sử dụng số liệu quốc gia để nghiên cứu, hoặc nhóm tỉnh thành chưa nghiên cứu chuyên sâu ở góc độ vi mô về
- 4 ĐTC tại một Tỉnh thành cụ thể, chưa nghiên cứu quy trình quản lý các dự án ĐTC tại Việt Nam, chưa nghiên cứu sự mối quan hệ tác động nhân quả giữa vốn ĐTC trong Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT đến tăng trưởng kinh tế tại Tiền Giang cả trong dài hạn và ngắn hạn. 2.2 Khoảng trống trong lĩnh vực nghiên cứu (1) Chưa có nghiên cứu nào ở Việt Nam nghiên cứu quản lý ĐTC tại Tiền Giang, cụ thể là quy trình quản lý ĐTC tại Tiền Giang giai đoạn 1998 – 2018. (2) Chưa có nghiên cứu nào ở phạm vi cấp Tỉnh nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với ĐTC tại 3 lĩnh vực Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT cả trong ngắn hạn và dài hạn. 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của những nhân tố trong quy trình quản lý ĐTC đến hiệu quả quản lý ĐTC tại tỉnh Tiền Giang, và đánh giá mối quan hệ giữa hiệu quả quản lý ĐTC với tăng trưởng kinh tế của tỉnh Tiền Giang, qua đó đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm cải thiện hoạt động quản lý ĐTC tại tỉnh Tiền Giang. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể: (i) Xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của những nhân tố trong quy trình quản lý ĐTC đến hiệu quả quản lý ĐTC tại tỉnh Tiền Giang. (ii) Đánh giá mối quan hệ giữa hiệu quả quản lý ĐTC với tăng trưởng kinh tế của tỉnh Tiền Giang, cụ thể là nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa vốn ĐTC trong ngành Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT đến tăng trưởng kinh tế của Tiền Giang. (iii) Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm cải thiện công tác quản lý ĐTC tại tỉnh Tiền Giang, đặc biệt trong công tác phân bổ vốn NSNN trong ngành Nông nghiệp, Giao thông và CNTT&TT. 4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (i) Một là, những nhân tố nào ảnh hưởng đến quy trình quản lý ĐTC có tác động đến hiệu quả quản lý ĐTC tại tỉnh Tiền Giang? Mức độ ảnh hưởng của những nhân tố này ra sao? (ii) Hai là, mối quan hệ nhân quả giữa vốn ĐTC trong ngành Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT đến tăng trưởng kinh tế của Tiền Giang ra sao?
- 5 (iii) Ba là, những giải pháp và khuyến nghị nhằm cải thiện công tác quản lý ĐTC tại tỉnh Tiền Giang, đặc biệt trong công tác phân bổ vốn NSNN trong ngành Nông nghiệp, Giao thông và CNTT&TT? 5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: + Đối với mục tiêu nghiên cứu 1: Các nhân tố trong quy trình quản lý ĐTC tại Tiền Giang được tác giả tiếp cận theo nghiên cứu của Petrie, Murray (2010) và Vũ Thành Tự Anh (2012) để hình thành 8 bước đánh giá hiệu quả quản lý ĐTC trong quy trình quản lý ĐTC gồm: Định hướng đầu tư, xây dựng dự án, và sàng lọc bước đầu; Thẩm định dự án chính thức; Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án; Lựa chọn và lập ngân sách dự án; Triển khai dự án; Điều chỉnh dự án; Vận hành dự án; Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án. + Đối với mục tiêu nghiên cứu 2: Tăng trưởng kinh tế (GDRP) và vốn ĐTC trong ngành Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT. - Phạm vi nghiên cứu: Tại tỉnh Tiền Giang; Đối tượng khảo sát: Các nhà quản lý, các chuyên viên đã và đang công tác và quản lý các dự án ĐTC tại tỉnh Tiền Giang. Thời gian khảo sát: Từ tháng 9/2019 đến tháng 02/2020. Số liệu: được thu thập từ Cục Thống kê Tiền Giang, Sở Kế hoạch - Đầu tư Tiền Giang, Tổng Cục thống kê Việt Nam. Thời gian thu thập số liệu: theo nửa năm từ 1998-2018. 6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Đối với mục tiêu nghiên cứu 1: Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Sử dụng Bảng câu hỏi về những yếu tố liên quan đến công tác quản lý ĐTC tại Tiền Giang với phần mềm xử lý số liệu SPSS 20.0 để tiến hành các kiểm định của mô hình, phân tích các nhân tố, xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố ảnh hưởng như thế nào công tác quản lý ĐTC tại Tiền Giang. - Đối với mục tiêu nghiên cứu 2: Luận án tiến hành kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger giữa ĐTC trong lĩnh vực Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT đến tăng trưởng kinh tế tại Tiền Giang trong ngắn hạn và trong dài hạn thông qua phần mềm xử lý số liệu Eview 8.1. 7 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI - Về học thuật: đã hệ thống hóa lại các lý thuyết về ĐTC, các quan điểm khoa
- 6 học về ĐTC, các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu tiến hành đánh giá chi tiết hơn mối quan hệ nhân quả của ĐTC trong ngành Nông nghiệp, Giao thông và CNTT&TT đến tăng trưởng kinh tế của Tiền Giang. Đây là sự khác biệt của nghiên cứu này với các nghiên cứu trước. - Về thực tiễn: Theo lược khảo các nghiên cứu trước đây, chưa có nghiên cứu nào tại tỉnh Tiền Giang nghiên cứu về quản lý ĐTC theo hướng tiếp cận quy trình quản lý ĐTC. Việc nghiên cứu ở cấp tỉnh các yếu tố trong quy trình quản lý ĐTC tại Tiền Giang và định lượng sự tác động của các yếu tố này, góp phần giúp UBND các cấp, các cơ quan quản lý vốn ĐTC tại Tiền Giang có những chính sách hợp lý trong việc hoạch định, quản lý quy trình ĐTC tại tỉnh nhà mang lại hiệu quả hơn, góp phần giúp kinh tế Tiền Giang phát triển nhanh và bền vững cả trong ngắn hạn và dài hạn. 8 KẾT CẤU NGHIÊN CỨU Nội dung luận án gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 2.1. Quản lý đầu tư công 2.1.1. Đầu tư và đầu tư công Khái niệm đầu tư: Đầu tư là lưu lượng hay dòng chi tiêu nhằm bổ sung cho dung lượng vốn thực tế. Đầu tư là lưu lượng chi tiêu để sản xuất hàng hóa ngoài mục đích tiêu dùng trực tiếp gồm đầu tư vào vốn vật chất, đầu tư vào vốn con người. đầu tư vào tồn kho. Chỉ lưu lượng chi tiêu làm tăng năng lực sản xuất hàng hóa mới được tính là đầu tư (Theo Fullbright1). Khái niệm đầu tư công: 1 Kinh tế học khu vực công – Bài giảng 7 Đầu tư công ở Việt Nam- Trường Chính sách công và quản lý Fullbright
- 7 Theo Giáo trình “Kinh tế đầu tư” của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2013) thì ĐTC là việc sử dụng vốn nhà nước, bao gồm cả vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng của nhà nước cho đầu tư và vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước để đầu tư vào các chương trình dự án không vì mục tiêu lợi nhuận và (hoặc) không có khả năng hoàn vốn trực tiếp. Theo OECD (2013), ĐTC định hình các lựa chọn về nơi người dân sống và làm việc, ảnh hưởng đến bản chất và vị trí của đầu tư tư nhân và tác động đến chất lượng cuộc sống; ĐTC có thể thúc đẩy trăng trưởng và cung cấp cơ sở hạ tầng phù hợp để thúc đẩy đầu tư tư nhân; và lựa chọn đầu tư nghèo nàn sẽ làm lãng phí nguồn lực, làm giảm lòng tin của công chúng và hạn chế các cơ hội phát triển. Theo IMF (2015), ĐTC hỗ trợ việc cung cấp các dịch vụ công thông qua xây dựng trường học, bệnh viện, nhà ở công cộng, và các cơ sở hạ tầng xã hội khác. ĐTC cũng kết nối công dân và doanh nghiệp với các cơ hội kinh tế thông qua việc cung cấp các cơ sở hạ tầng kinh tế như sân bay, cảng biển, mạng lưới hỗ trợ sản xuất như thông tin liên lạc, viễn thông, vận tải và điện nước, ... thông qua việc cung cấp cơ sở hạ tầng xã hội và cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật, ĐTC có thể đóng vai trò là chất xúc tác quan trọng cho tăng trường kinh tế. Tóm lại, từ các định nghĩa về ĐTC của các tổ chức quốc tế và theo Luật ĐTC của Việt Nam, có những điểm chung và có thể định nghĩa như sau: “Đầu tư công là đầu tư của nhà nước để tạo ra cơ sở hạ tầng (cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”. ĐTC phục vụ cho các hoạt động của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội phụ thuộc vào đặc thù của mỗi quốc gia. 2.1.2. Quan điểm về quản lý đầu tư công Hoạt động ĐTC bao gồm toàn bộ quá trình từ lập phê duyệt kế hoạch, chương trình dự án ĐTC đến triển khai thực hiện đầu tư, và quản lý khai thác sử dụng các dự án ĐTC, đánh giá sau ĐTC. Như vậy, Quản lý ĐTC là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của nhà nước vào quá trình đầu tư bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp KTXH và tổ chức kỹ thuật cùng các biện pháp khác nhằm đạt được hiệu quả KTXH cao nhất trong điều kiện cụ thể. ĐTC nhằm mục tiêu tạo mới, nâng cấp, củng cố năng lực hoạt động của nền kinh tế thông qua giá trị gia tăng của các tài
- 8 sản công. (Kinh tế đầu tư của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2013)). 2.1.3. Nguyên tắc quản lý đầu tư công Theo “Kinh tế đầu tư” của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2013) trong quản lý ĐTC gồm 6 nguyên tắc sau: Thứ nhất, Thực hiện theo các chương trình, dự án đầu tư con phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển, phù hợp với kế hoạch đầu tư đã được duyệt. Thứ hai, ĐTC phải được đúng mục tiêu, đúng tiến độ, bộ đảm bảo chất lượng, tiết kiệm và có hiệu quả. Thứ ba, Hoạt động ĐTC phải đảm bảo tính công khai minh bạch. Thứ tư, Hoạt động ĐTC phải thực hiện trên cơ sở thống nhất quản lý nhà nước với sự phân cấp quản lý phù hợp. Thứ năm, Phân định rõ quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động ĐTC. Thứ sáu, Đa dạng hóa các hình thức ĐTC. 2.1.4. Quy trình quản lý đầu tư công Theo “Kinh tế đầu tư” của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2013) thì nội dung quản lý ĐTC được thực hiện theo các chương trình mục tiêu và các dự án ĐTC. Cụ thể gồm: Quản lý đầu tư theo các chương trình mục tiêu; Quản lý đầu tư theo các dự án đầu tư công; Quản lý đầu tư theo cấp quản lý; Quản lý đầu tư theo chu trình dự án. Theo Petrie, Murray (2010) và Vũ Thành Tự Anh (2012), “Kinh tế đầu tư” của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2013) thì có 8 bước trong quy trình quản lý ĐTC gồm: Bước 1: Định hướng đầu tư, xây dựng dự án, và sàng lọc bước đầu; Bước 2: Thẩm định dự án chính thức; Bước 3: Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án; Bước 4: Lựa chọn và lập ngân sách dự án; Bước 5: Triển khai dự án; Bước 6: Điều chỉnh dự án; Bước 7: Vận hành dự án; Bước 8: Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án. 2.2. Hiệu quả quản lý đầu tư công và tăng trưởng kinh tế 2.2.1 Khái niệm ĐTC là chi tiêu của chính phủ vào cơ sở hạ tầng kinh tế như sân bay, đường bộ, đường sắt, hệ thống cấp thoát nước, điện và gas công cộng, viễn thông và cơ sở hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện và nhà tù (IMF, 2015). Tuy nhiên, các tài liệu học thuật về quản lý ĐTC thường tập trung vào chi tiêu liên quan đến tài sản vật chất. Hiệu quả quản lý ĐTC thường liên quan đến cách các chính phủ quản lý khoản chi
- 9 đầu tư này, tức là cách chính phủ lựa chọn, xây dựng và duy trì tài sản được hình thành từ các khoản chi này đem lại cả lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội (Cục chính sách công và phát triển công nghiệp Nhật Bản - Japan International Cooperation Agency and Industrial Development và ctg, 2018). Như vậy, có thể thấy hiệu quả quản lý ĐTC là cách thức chính phủ quản lý và phân bổ các nguồn lực kinh tế vào các khoản chi vào cơ sở hạ tầng kinh tế và cơ sở hạ tầng xã hội được thể hiện qua cách lựa chọn các dự án, xây dựng và duy trì tài sản được hình thành từ các khoản chi này đem lại các lợi ích kinh tế và xã hội. 2.2.2 Quan điểm về hiệu quả đầu tư công Có 2 quan điểm về hiệu quả quản lý đầu tư công: Theo quan điểm của trường phái tân cổ điển: Wolff, R. D., và Resnick, S. A. (2012), quan điểm của trường phái tân cổ điển về hiệu quả quản lý ĐTC cho rằng nhà nước không nên can thiệp vào nền kinh tế trong quá trình phân bổ nguồn lực như vốn và lao động, … mà sự vận động của thị trường sẽ thực hiện tốt hơn vai trò này. Quan điểm ủng hộ sự can thiệp của nhà nước: Wolff, R. D., và Resnick, S. A. (2012) cho rằng do sự không hoàn hảo của thị trường, nhất là các nước đang phát triển, nên sự vận động của thị trường sẽ không mang lại kết quả tối ưu. Thông tin không hoàn hảo có thể sẽ dẫn đến sản xuất và đầu tư quá mức. Trong trường hợp này, nhà nước phải là người tổ chức cung cấp thông tin tốt để thị trường hoạt động tốt hơn. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế chuyển đổi, nhiều định chế của cơ chế thị trường chưa hình thành hoàn chỉnh nên các điều kiện của thị trường cạnh tranh hoàn hảo chưa thể đáp ứng được. Mặt khác, nền kinh tế nước ta đang ở trình độ rất thấp, chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp, trình độ cư dân thấp, … đòi hỏi phải có vai trò chủ động của nhà nước trong việc định hướng phát triển các ngành kinh tế, nhà nước phải tạo những tiền đề nhất định như hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực, … để thúc đẩy phát triển kinh tế. 2.2.3 Phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư công Phương pháp kinh tế; Phương pháp hành chính; Phương pháp giáo dục; Phương pháp toán thống kê; Vận dụng tổng hợp các phương pháp quản lý trong quản lý ĐTC Các công cụ quản lý đầu tư công: Theo “Kinh tế đầu tư” của Trường Đại học
- 10 Kinh tế Quốc dân (2013), có nhiều công cụ quản lý ĐTC, có thể kể đến các công cụ quản lý chủ yếu sau: Thứ nhất là các quy hoạch tổng thể và chi tiết. Thứ hai là các kế hoạch. Thứ ba là hệ thống luật pháp. Thứ tư là danh mục các dự án đầu tư. Thứ năm là các hợp đồng kinh tế. Thứ sáu là các chính sách và đòn bẩy kinh tế. Thứ bảy là những thông tin cần thiết. 2.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá quản lý đầu tư công - Xét phương diện tài chính: Các chỉ tiêu tài chính phổ biến bao gồm: tiêu chuẩn giá trị hiện tại ròng (NPV), chỉ tiêu giá trị hiện tại hàng năm (AV), tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR), tỷ số lợi ích (BCR), chỉ số độ nhạy (e). - Xét phương diện kinh tế: Hiệu quả kinh tế là hiệu quả của dự án được đánh giá dựa trên góc độ của nền kinh tế và được phản ánh thông qua các chỉ tiêu về mặt kinh tế làm cơ sở cho việc tính toán. Trong thực tế, một dự án có hiệu quả tài chính cao chưa chắc đã đem lại hiệu quả kinh tế lớn. Vì thế phải lựa chọn dự án sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. - Xét phương diện xã hội: Hiệu quả xã hội là hiệu quả của dự án được đánh giá dựa trên góc độ xã hội, nó phản ánh sự đóng góp của dự án đối với toàn xã hội thông qua các lợi ích xã hội mà dự án mang lại như tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh, có bao nhiêu việc làm do dự án tạo ra, đời sống người nông dân có được cải thiện hay không, có làm tăng năng suất hiệu quả sản xuất… và hàng loạt các lợi ích khác như môi trường sinh thái được cải thiện, sự phát triển đồng đều và mức sống của các vùng miền. Các tiêu chí phản ánh hiệu quả kinh tế: Hệ số đầu tư tăng trưởng (Hệ số ICOR); Mức độ tác động đến tăng trưởng kinh tế; Tiêu chí mức độ thất thoát, lãng phí vốn và nợ đọng xây dựng cơ bản; Các tiêu chí phản ánh hiệu quả tài chính. Các tiêu chí phản ánh hiệu quả xã hội: Cải thiện sức khỏe cộng đồng; Tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo. 2.3 Các nhân tố thuộc quy trình quản lý đầu tư công ảnh hưởng đến quản lý đầu tư công
- 11 2.3.1. Các nhân tố chủ quan Thứ nhất, cơ chế, chính sách quản lý về ĐTC; Thứ hai, công tác quy hoạch, kế hoạch hóa ĐTC; Thứ ba, bố trí, phân bổ vốn đầu tư; Thứ tư, quản lý và giám sát ĐTC; Thứ năm, sự công khai, minh bạch hoạt động các dự án đầu tư. 2.3.2. Các nhân tố khách quan Thứ nhất là Môi trường tự nhiên: Đặc điểm địa hình, Điều kiện thổ nhưỡng. Thứ hai, là trình độ phát triển kinh tế, khoa học - kỹ thuật, công nghệ của quốc gia. Thứ ba, là trình độ và tay nghề của người lao động: trình độ và tay nghề của người lao động cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của tất cả các dự án ĐTC liên quan (Nguyễn Đức Thành, 2008). 2.3. Sự khác biệt nghiên cứu này với các nghiên cứu trước Nghiên cứu này thừa kế kết quả của những nghiên cứu trước, đặc biệt chú trọng đến những nghiên cứu định lượng. Khác với các nghiên cứu trước đây, tác giả sử dụng phương pháp định lượng là chủ yếu để thực hiện nghiên cứu khám phá quy trình quản lý ĐTC tại Tiền Giang thông qua mô hình hồi qui bội (OLS) sử dụng phần mềm xử lý SPSS 20. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng phần mềm xử lý số liệu Eview 8 để nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế với ĐTC tại 3 lĩnh vực Nông nghiệp, Giao thông, CNTT&TT. Đây là điểm khác biệt của nghiên cứu này với các nghiên cứu trước. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1 Lựa chọn mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu (MH1) 3.1.1. Mô hình nghiên cứu Kế thừa các nghiên cứu của Petrie, Murray (2010), Rajaram và ctg (2010) của Ngân hàng Thế giới và Vũ Thành Tự Anh (2012), nghiên cứu tiếp cận theo quy trình 8 bước quản lý ĐTC để đánh giá hiệu quả quản lý ĐTC gồm: Bước 1: Định hướng đầu tư, xây dựng dự án, và sàng lọc bước đầu; Bước 2: Thẩm định dự án chính thức; Bước 3: Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án; Bước 4: Lựa chọn và lập ngân
- 12 sách dự án; Bước 5: Triển khai dự án; Bước 6: Điều chỉnh dự án; Bước 7: Vận hành dự án; Bước 8: Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án. 3.1.2. Quy trình nghiên cứu Theo Nguyễn Đình Thọ (2013, tr.34), có thể thực hiện quy trình nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng như sau: (1) NC định tính (qualittative study) để điều chỉnh thang đo; (2) NC định lượng sơ bộ (quantitative pilot study) để đánh giá sơ bộ thang đo. Các thang đo được kế thừa từ các ngiên cứu trước là rất quan trọng (Hair, 2010); (3) NC định lượng chính thức (main study) để kiểm định lại thang đo và mô hình lý thuyết. Trong nghiên cứu này, tác giả cũng thực hiện tuần tự 3 bước nghiên cứu: từ nghiên cứ định tính đến nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức Nguyễn Đình Thọ (2013, tr.34). Bảng 0.1 Bảng hiệu chỉnh thang đo sau nghiên cứu định tính Mã hóa Biến đo Nguồn Bước 1: Định hướng ĐT, XD dự án, và sàng lọc bước đầu (DH) DH1 Dự án đều có hướng dẫn mang tính chiến và được công bố rộng rãi Petrie, Murray cho các quyết định đầu tư công ở Tiền Giang (2010) và Vũ DH2 Có quy trình để đảm bảo các đề xuất đầu tư tương thích với chính sách Thành Tự của Chính phủ và các định hướng chiến lược của Tỉnh. Anh (2012) DH3 Các quy trình này đều có hiệu lực (effective) thi hành. Bước 2: Thẩm định dự án chính thức (TD) TD1 Các dự án ĐTC đều có quy trình thẩm định dự án chính thức với mức độ đánh giá chi tiết. TD2 Các dự án ĐTC đều bắt buộc thẩm định cho tất cả mức giá trị của dự Petrie, Murray án. (2010) và Vũ TD3 Các dự án ĐTC đa phần chỉ thẩm định những dự án trên một mức giá Thành Tự trị đầu tư nhất định. Anh (2012) TD4 Các dự án ĐTC chính thức luôn được thẩm định về chi phí và lợi ích. Bước 3: Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án (DL) DL1 Việc thẩm định dự án chính thức được thực hiện bởi cơ quan chi trả Petrie, Murray cho dự án. (2010) và Vũ DL2 Việc thẩm định dự án chính thức được thực hiện bởi tổ chức bên ngoài Thành Tự dự án. Anh (2012) DL3 Các bản thẩm định dự án luôn chi tiết và cụ thể. DL4 Việc điều chỉnh dự án sau khi có đánh giá độc lập luôn được tiến hành Nghiên cứu đúng quy định. định tính Bước 4: Lựa chọn và lập ngân sách dự án (LC) LC1 Phần lớn các dự án ĐTC (Public Investment Program) tại Tiền Giang được tài trợ bởi các nhà tài trợ quốc tế. Petrie, Murray
- 13 LC2 Các dự án do NSNN tài trợ đều trải qua một quá trình thẩm định và (2010) và Vũ đều được đưa vào dự toán ngân sách. Thành Tự LC3 UBND tỉnh Tiền Giang luôn kiểm tra bản thẩm định từ nhà tài trợ. Anh (2012) LC4 Chất lượng và tính khách quan của các bản thẩm định đều được kiểm tra bởi một cơ quan bên ngoài hay bởi một cơ quan thuộc UBND tỉnh Tiền Giang. LC5 Việc lựa chọn dự án cuối cùng luôn được tiến hành như một phần của quy trình ngân sách. LC6 UBND tỉnh Tiền Giang luôn lưu giữ các dự án đã được thẩm định để cân nhắc về ngân sách của dự án. LC7 Các dự án ĐTC luôn có quy trình hiệu lực để kiểm soát những dự án được đưa vào diện cấp ngân sách trong chương trình đầu tư công (ví dụ như tập hợp những dự án được chính thức phê chuẩn phân bổ ngân sách và triển khai). LC8 Luôn có các cơ quan giám sát các dự án ĐTC mà không bị giới hạn, và vai trò giám sát của họ đều được được quy định cụ thể. LC9 Có tồn tại các nấc ủy quyền trung gian để đưa dự án đến với các cấp quản lý thấp hơn. LC10 Luôn có quy trình được lập trước (nhưng giới hạn) để bổ sung dự án có tính cấp bách về kinh tế hay chính trị. Bước 5. Triển khai dự án (TK) TK1 Tỷ lệ các dự án ĐTC hoàn thành đúng thời gian là 100% (giai đoạn 1990 - 2000). TK2 Tỷ lệ các dự án ĐTC hoàn thành đúng thời gian là 100% (giai đoạn Petrie, Murray 2001 - 2010). (2010) và Vũ TK3 Tỷ lệ các dự án ĐTC hoàn thành đúng thời gian là 100% (giai đoạn Thành Tự 2010 - 2018). Anh (2012) TK4 Việc tiến hành kế hoạch đấu thầu và mua sắm phù hợp với thông lệ tiên tiến. TK5 Việc thực hiện các kế hoạch mua sắm cho công tác triển khai ĐTC luôn hiệu quả. TK6 Việc tiến hành kế hoạch đấu thầu luôn hiệu quả, tiết kiệm. Bước 6. Điều chỉnh dự án (DC) DC1 UBND tỉnh Tiền Giang đã có những phân bổ hợp lý (rationalization) đối với các chương trình đầu tư công. DC2 Quá trình phân bổ các dự án ĐTC đã giúp cải thiện tính ưu tiên của Petrie, Murray các chương trình ĐTC. (2010) và Vũ DC3 Cơ quan thực hiện dự án luôn được yêu cầu chuẩn bị các báo cáo tiến Thành Tự độ định kỳ. Anh (2012) DC4 Các báo cáo này luôn luôn cập nhật phân tích chi phí và lợi ích. DC5 Các cơ quan tài trợ luôn chịu trách nhiệm cho những thay đổi về chi phí và lợi ích. DC6 Những báo cáo quản lý này được sử dụng trong những thảo luận ngân sách tiếp theo với Sở Tài Chính hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Bước 7. Vận hành dự án (VH) VH1 Việc thắng thầu của các dự án luôn dựa trên cơ sở đấu thầu cạnh tranh.
- 14 VH2 Các dự án luôn sử dụng các tiêu chí Đánh giá về Hệ thống đấu thầu và Petrie, Murray mua sắm – (Country Procurement Assessment Reviews - CPARs). (2010) và Vũ VH3 Chất lượng công trình luôn được giám sát chặt chẽ trong quá trình thi Thành Tự công dự án. Anh (2012) VH4 Công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý luôn chặt chẽ và đúng lịch trình thi công. Nghiên cứu VH5 Công tác bàn giao giải phóng mặt bằng cho việc vận hành dự án luôn định tính đúng tiến độ. Bước 8. Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án (DG) DG1 Các dự án ĐTC luôn có quy trình chuyển giao trách nhiệm quản lý cho cơ quan cung cấp dịch vụ đối với hoạt động vận hành và bảo dưỡng tài sản. Petrie, Murray DG2 Cơ quan cung cấp dịch vụ luôn được cung cấp đủ ngân sách để vận (2010) và Vũ hành và bảo dưỡng những tài sản hình thành từ các dự án ĐTC. Thành Tự DG3 Việc cung ứng dịch vụ của cơ quan vận hành luôn được giám sát Anh (2012) thường xuyên. DG4 Tài sản có được từ các dự án ĐTC luôn định giá theo những nguyên tắc kế toán (theo đó định nghĩa kế toán của một tài sản luôn được tuân thủ, khấu hao được trừ vào giá trị tài sản, và trong chừng mực có thể, luôn được cập nhật giá trị tài sản để thể hiện những thay đổi về giá cả). DG5 Dự án luôn được đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành. Nghiên cứu DG6 Giá trị hiện tại ròng thực tế của các dự án ĐTC đã hoàn thành luôn định tính được cập nhật giá trị tài sản để thể hiện những thay đổi về giá cả. Đánh giá hiệu quả quản lý đầu tư công ở Tiền Giang (HQ) HQ1 Việc quản lý ĐTC ở Tiền Giang là tốt. HQ2 Việc quy hoạch, quản lý các dự án ĐTC với các chính sách ở Tiền Vũ Thành Tự Giang mang tính kết nối hiệu quả. Anh (2012) HQ3 Các cơ chế khuyến khích, ưu đãi đầu tư và quản lý ĐTC tại Tiền Giang là hợp lý. (Nguồn: Nghiên cứu tổng hợp của tác giả) 3.1.3. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu Trên cơ sở lý thuyết đã trình bày tại chương 2 và kết quả thảo luận với chuyên gia và kết quả nghiên cứu định tích, tác giả xác định mô hình hồi quy tổng thể được xây dựng có dạng như sau: HQ= β0 + β1DH+ β2TD + β3DL + β4LC + β5TK + β6DC+ β7VH + β8DG + ei - Biến phụ thuộc: HQ là biến đánh giá việc hiệu quả quản lý (HQQL) ĐTC - Biến độc lập: DH, TD, DL, LC, TK, DC, VH và DG (là 8 biến tương ứng với 8 bước trong quy trình đánh giá hiệu quả quản lý ĐTC được tiếp cận theo nghiên cứu của Petrie, Murray (2010) và Vũ Thành Tự Anh (2012)) tương ứng với các thang đo đã được hiệu chỉnh, bổ sung tại bảng 3.1.
- 15 Giả thuyết nghiên cứu H1: Định hướng đầu tư có tương quan dương đến hiệu quả quản lý ĐTC tại tỉnh Tiền Giang; H2: Thẩm định dự án chính thức có tương quan dương đến hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang; H3: Đánh giá độc lập đối với thẩm định dự án có tương quan dương đến hiệu quả quản lý ĐTC tại Tỉnh Tiền Giang; H4: Lựa chọn và lập ngân sách dự án có tương quan dương đến hiệu quả quản lý ĐTC tại Tiền Giang; H5: Triển khai dự án có tương quan dương đến hiệu quả quản lý ĐTC tại tỉnh Tiền Giang; H6: Điều chỉnh dự án có tương quan dương đến hiệu quả quản lý ĐTC tại tỉnh Tiền Giang; H7: Vận hành dự án có tương quan dương đến hiệu quả quản lý ĐTC tại tỉnh Tiền Giang; H8: Đánh giá và kiểm toán sau khi hoàn thành dự án có tương quan dương đến hiệu quả quản lý ĐTC tại tỉnh Tiền Giang. 3.1.4. Nghiên cứu định lượng 3.1.4.1 Xác định kích thước mẫu Theo nghiên cứu của Bollen (1989) và Hair và cộng sự (2010) cho rằng để đảm bảo tính đại diện và chính xác trong nghiên cứu thì mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham số ước lượng. Như vậy, có nghĩa rằng với 47 mục hỏi trong bảng hỏi tương ứng với mẫu mức tối thiểu là 235 quan sát. Do đó, trong nghiên cứu này, để đảm bảo cho tỷ lệ hồi đáp, 250 phiếu khảo sát đã được phát ra nhằm đảo bảo các thông tin thu thập trong phiếu khảo sát được đầy đủ. 3.1.4.2 Xác định đối tượng khảo sát Đối tượng thu thập dữ liệu trong nghiên cứu là các nhà quản lý, các chuyên viên đã và đang công tác và quản lý các dự án ĐTC tại Tỉnh Tiền Giang trong các giai đoạn 1990-1995, 1996-2000, 2001-2005, 2006-2010, 2011-2015 và 2016-2018. Tác giả tiến hành khảo sát các nhà quản lý, các chuyên viên đã và đang công tác và quản lý các dự án ĐTC tại: UBND tỉnh Tiền Giang, Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh
- 16 Tiền Giang, Sở Tài chính tỉnh Tiền Giang, …. bằng thư điện tử, Google.docs và khảo sát trực tiếp qua bảng câu hỏi và phát ra cho các đối tượng khảo sát. 3.2 Lựa chọn mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu (MH2) 3.2.1. Lựa chọn mô hình nghiên cứu Mô hình Var được Christopher Sims (1999) sử dụng như mô hình không dựa trên lý thuyết kinh tế nào để nghiên cứu, và nó dự báo động thái của một số biến kinh tế. Mô hình Var dạng tổng quát (Svetlozar, Mittnik, Fabozzi, Focardi, Teo Jasic, 2007): Y = A1Yt-1 + A2Yt-2 +....+ ApYt-p + st + ut (1) Trong đó: yt = (y1t, y2t , … ynt) là chuỗi vector dòng (nx1) biến nội sinh theo chuỗi thời gian t, Ai ma trận hệ số (k x k) đối với i= 1,…, p của các biến nội sinh có độ trễ yt-p; ut là sai số nhiễu trắng của các phương trình trong hệ thống có ma trận hiệp phương sai là ma trận đơn vị E(ut,ut’)=1; st = (s1t, s2t,...., smt) véc tơ các yếu tố xác định, có thể bao gồm hằng số, xu thế tuyến tính hoặc đa thức. 3.2.2. Mô tả các biến của mô hình nghiên cứu Bảng 0.2 Tổng hợp các biến số sử dụng trong mô hình Biến số Kí hiệu Cách tính Cơ sở chọn biến Nguồn Tăng trưởng kinh tế LNGDRP Ln_Tổng sản phẩm của Tổng cục Tiền Giang theo giá 2010 thống kê Vốn đầu tư trong LNDTNN Ln_ Tổng vốn đầu tư Keynes (1936), Tiền Giang, lĩnh vực nông trong lĩnh vực nông nghiệp nghiệp Solow (1956), Sở Kế Bakari (2018); hoạch - Đầu Vốn đầu tư trong LNDTGT Ln_ Tổng vốn đầu tư tư Tiền lĩnh vực giao thông trong lĩnh vực giao thông Appiah (2018) Giang, Tổng Vốn đầu tư trong LNCNTT Ln_ Tổng vốn đầu tư Cục thống lĩnh vực trong lĩnh vực kê Việt Nam CNTT&TT CNTT&TT (Nguồn: Tác giả tổng hợp) 3.2.3. Giả thuyết nghiên cứu Vốn ĐTC trong lĩnh vực Nông nghiệp (LNDTNN), vốn ĐTC trong lĩnh vực Giao thông (LNDTGT) và vốn ĐTC trong lĩnh vực CNTT&TT (LNCNTT) có tác động đến sự biến động của tăng trưởng kinh tế tại Tiền Giang. 3.2.4. Các kiểm định của mô hình 3.2.4.1 Tính dừng của các chuỗi dữ liệu 3.2.4.2 Kiểm định lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình
- 17 3.2.4.3 Kiểm định nhân quả Granger 3.2.4.4 Kiểm định tính nhiễu trắng của phần dư 3.2.4.5 Kiểm định tính ổn định của mô hình 3.2.4.6 Các phân tích trên mô hình VAR CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội và tình hình quản lý đầu tư công Tiền Giang 4.1.1 Tăng trưởng kinh tế của Tiền Giang Nguồn: Cục thống kê Tiền Giang và Tổng Cục thống kê Hình 0.1 GDRP và tăng trưởng kinh tế của Tiền Giang Bảng 0.1 GDRP và tăng trưởng kinh tế bình quân ngành (Đvt: Triệu đồng) Chỉ số bình quân 1998-2018 1998-2000 2001-2005 2006-2010 2011-2015 2016-2018 Nông nghiệp 13.763.222 2.626.230 5.610.215 12.275.421 20.730.432 29.356.215 GDRP Giao thông 630.552 225.967 407.847 713.272 747.647 1.073.289 CNTT&TT 548.611 1.269 5.071 234.024 964.069 1.833.735 Tốc độ Nông nghiệp 14,06% 8,57% 26,00% 11,72% 12,80% 5,63% tăng Giao thông 10,46% 6,98% 22,60% -1,52% 14,02% 7,75% trưởng b. quân CNTT&TT 70,21% 22,82% 44,18% 208,18% 22,35% 10,77% (Nguồn: Cục thống kê Tiền Giang và Tổng Cục thống kê) 4.1.2 Lạm phát Bảng 0.2 CPI bình quân của Tiền Giang và cả nước 1998 - 2001 - 2006 - 2011 - 2016 - 1998-2018 Chỉ số CPI bình quân (%) 2000 2005 2010 2015 2018 CPI bình quân của Tiền Giang 100,6 100,4 100,8 100,7 100,6 100,3 CPI bình quân của cả nước 100,5 100,2 100,6 100,9 100,5 100,3 (Nguồn: Cục thống kê Tiền Giang và Tổng Cục thống kê)
- 18 4.2 Khái quát về thực trạng hiệu quả quản lý đầu tư công tại Tiền Giang 4.2.1 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế 4.2.1.1 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công thông qua chỉ số ICOR của tỉnh Tiền Giang Bảng 0.3 Chỉ số ICOR của Tiền Giang Khoản mục 1998-2018 1998-2000 2001-2005 2006-2010 2011-2015 2016-2018 Tổng Vốn đầu tư 11.959.301 1.909.340 3.456.891 8.921.267 19.115.213 29.316.818 GDRP Tiền Giang 37.717.410 4.564.552 13.801.364 33.710.507 58.593.060 82.615.767 ICOR Tiền Giang 3,56 5,60 1,64 3,09 4,27 4,35 ICOR cả nước 3,13 3,16 3,13 2,67 3,14 3,86 Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư Tiền Giang và Tổng cục thống kê (Tính theo giá so sánh 2010) Bảng 0.4 Chỉ số ICOR của Tiền Giang theo cấp quản lý 1998- 2001- 2006- 2011- 2016- Cấp quản lý 1998-2018 2000 2005 2010 2015 2018 Trung ương 0,64 1,91 0,45 0,25 0,63 0,35 Địa phương 5,40 7,81 2,50 5,14 5,43 8,18 (Nguồn: Cục thống kê Tiền Giang) Bảng 0.5 ICOR của Tiền Giang theo khu vực quản lý Chỉ số ICOR 1998-2018 1998- 2001- 2006- 2011- 2016- 2000 2005 2010 2015 2018 ICOR khu vực nhà nước 7,58 5,40 12,41 9,16 5,26 2,93 ICOR khu vực ngoài nhà nước 3,40 7,34 2,66 1,98 1,24 6,63 ICOR khu vực đầu tư nước ngoài 0,82 0,18 -2,60 3,30 0,50 3,55 ICOR chung của Tiền Giang 3,56 5,60 1,64 3,09 4,27 4,35 Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư Tiền Giang và Tổng cục thống kê (Tính theo giá so sánh 2010) 4.2.1.2 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công thông qua chỉ số ICOR theo ngành Bảng 0.6 ICOR của ngành Nông nghiệp 1998- 1998- 2001- 2006- 2011- Khoản mục 2016-2018 2018 2000 2005 2010 2015 Vốn đầu tư thực hiện (triệu đồng) 2.104.534 215.665 295.473 1.858.696 3.930.235 4.356.189 GDRP Nông nghiệp (triệu đồng) 9.308.101 2.685.171 3.231.640 4.319.269 17.924.094 19.889.673 ICOR Ngành Nông nghiệp 3,25 2,21 1,73 4,92 2,28 5,26 ICOR của ngành giao thông 10,01 13,86 5,82 7,65 11,25 17,87 ICOR của ngành CNTT&TT 8,52 7,15 6,44 9,24 7,28 13,58
- 19 Nguồn: Sở Kế hoạch ĐT và Cục thống kê Tiền Giang ( Tính theo giá so sánh 2010) 4.2.2 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội 4.2.2.1 Tỷ lệ thất nghiệp và giải quyết việc làm Bảng 0.7 Tỷ lệ thất nghiệp và giải quyết việc làm 1998- 1998- 2001- 2006- 2011- 2016- Khoản mục 2018 2000 2005 2010 2015 2018 Tỷ lệ thất nghiệp 2,02 1,62 1,74 2,78 2,14 2,20 Tỷ lệ giải quyết việc làm (%) Nông nghiệp 59,42% 67,69% 68,66% 62,50% 55,89% 43,67% Giao thông 14,76% 3,19% 3,07% 3,04% 23,35% 33,82% CNTT&TT 0,09% 0,03% 0,03% 0,07% 0,08% 0,26% Số lao động (người) Nông nghiệp 563.829 538.864 620.029 615.588 565.260 458.235 Giao thông 140.024 25.419 27.752 29.987 236.134 354.925 CNTT&TT 846 202 235 659 806 2.699 Tổng Số lao động trong các DN 948.835 796.065 903.080 985.006 1.011.458 1.049.378 (Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư Tiền Giang) 4.2.2.2 Giáo dục Bảng 0.8 Số trường học, giáo viên tại Tiền Giang 1998- 1998- 2001- 2006- 2011- 2016- Khoản mục 2018 2000 2005 2010 2015 2018 Số trường học (trường) Mầm non 137 94 87 126 185 188 Phổ thông 381 359 381 387 388 389 Trung cấp chuyên nghiệp 5 3 3 6 6 8 Cao đẳng 2 2 2 2 2 3 Đại học 1 1 1 1 1 1 Số giáo viên/giảng viên (người) Mầm non 1.864 1.104 1.191 1.652 2.425 2.951 Phổ thông 12.423 11.246 11.649 12.839 13.249 13.239 Trung cấp chuyên nghiệp 148 85 84 162 179 261 Cao đẳng 175 148 171 125 170 249 Đại học 229 140 164 275 287 297 (Nguồn: Cục thống kê Tiền Giang) 4.2.2.3Y tế Bảng 0.9 Số cơ sở y tế và cán bộ ngành y, dược tại Tiền Giang 1998- 1998- 2001- 2006- 2011- 2016- Khoản mục 2018 2000 2005 2010 2015 2018 Số cơ sở y tế 457 171 219 365 578 1.001 Số giường bệnh 3.468 2.280 2.988 3.775 3.790 4.716 Giường bệnh bình quân 10.000 (người) 18 13 15 19 20 22 Cán bộ ngành y 3.884 2.271 3.129 3.932 4.693 5.372
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 305 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 267 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 177 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn