intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ: Tái cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam thời kỳ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Chia sẻ: Co Ti Thanh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:28

44
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài luận án "Tái cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam thời kỳ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" là nghiên cứu điều chỉnh (tái) cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam thời kỳ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ: Tái cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam thời kỳ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

  1. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của nghiên cứu đề tài luận án Trải qua hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và hội nhập kinh   tế quốc tế, hoạt động xuất khẩu không ngừng được mở  rộng cả  về  thị  trường và danh  mục hàng hóa với giá trị  xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng nhanh, cơ  cấu và chất lượng  hàng hóa xuất nhập khẩu được cải thiện theo hướng gia tăng các mặt hàng chế biến, giá   trị  gia tăng cao... Xuất khẩu hàng hóa đã và đang làmột định hướng lớn và là một trong   những lĩnh vực trọng tâm của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và   thế giới. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tăng trưởng xuất khẩu trong những năm  qua chưa thực sự vững chắc, chất lượng tăng trưởng và hiệu quả  xuất khẩu còn thấp,  cơ  cấu hàng hóa xuất khẩu tuy  đã chuyển dịch mạnh sang hàng chế  biến, chế  tạo,   nhưng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; nhập siêu   vẫn là nguy cơ... Đồng thời, về  cơ  bản, nền kinh tế vẫn dựa chủ yếu vào tăng trưởng  thương mại, vào khai thác tài nguyên, khoáng sản, xuất khẩu hàng nông sản thô hoặc   hàm lượng chế biến thấp, gia công hàng hóa ở công đoạn giản đơn của chuỗi giá trị (gia   công các ngành dệt may, da giày, điện tử…). Trong giai đoạn 2018 ­ 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Việt Nam sẽ tiếp tục hội   nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, tham gia đa phương, đa chiều và đa lĩnh vực vào  quá trình hợp tác kinh tế khu vực và thế  giới. Điều đó, một mặt, sẽ  tạo thêm xung lực   mới cho phát triển kinh tế ­ xã hội, đặc biệt là thu hút đầu tư và thúc đẩy xuất khẩu của   Việt Nam với các nền kinh tế trên thế giới. Mặt khác, cũng đòi hỏi Việt Nam phải đẩy  mạnh quá trình tái cấu trúc, đổi mới mô hình tăng trưởng, cải thiện quá trình phân phối  tài nguyên quốc gia, tăng năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) và cải thiện năng lực cạnh  tranh, tính linh hoạt của nền kinh tế... Về phương diện lý luận, quá trình tái cấu trúc, đổi mới mô hình tăng trưởng, cải   thiện việc phân phối tài nguyên quốc gia... sẽ làm thay đổi cơ cấu đầu tư phát triển xuất  khẩu hàng hóa cả ở phạm vi nền kinh tế và phạm vi trong mỗi doanh nghiệp. Xuất phát từ  những tồn tại trong phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam  hiện nay, cũng như  bối cảnh và những yêu cầu mới trên đây, nghiên cứu sinh đã quyết   định chọn chủ đề: “Tái cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam  thời kỳ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”để làm đề tài luận án tiến sĩ.  2. Tổng quan các công trình nghiên cứu Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến chủ đề luận án rất   đa dạng, phong phú. Trong đó, một số  công trình nghiên cứu đã đề cập đến những vấn  đề khác nhau của cơ sở lý luận về tái cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóa trong   nền kinh tế. Đồng thời, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố  cũng   đã cung cấp những luận cứ  thực tiễn phong phú của nhiều nước khác nhau trên thế giới  về  tái cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóa. Qua đó, luận án có thể tiếp thu, kế  thừa các kết quả khoa học này để thực hiện đề tài luận án. 
  2. 2 Những công trình nghiên cứu  ở trong nước và ngoài nước đã công bố  chưa có đề  cập đến định hướng phát triển xuất khẩu của nền kinh tế có mức độ  hội nhập sâu vào   khu vực và thế  giới; chưa phân tích, đánh giá sâu sắc xu hướng vận động của cơ  cấu   đầu tư  phát triển xuất khẩu hàng hóaảnh hưởng tới tái cơ  cấu đầu tư  phát triển xuất   khẩu hàng hóa của Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu xác lập các cơ sở lý luận và thực  tiễn một cách cách toàn diện, đồng bộ  và cập nhật sự  thay đổi của môi trường kinh   doanh, nhất là sự xuất hiện của các nhân tố mới… cho đề tài luận là cần thiết.  3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài luận án Nghiên cứu điều chỉnh (tái) cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt  Nam thời kỳ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 4. Đối tượng và giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài  Đối tượng nghiên cứu của luận án là cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hoá  trong nền kinh tế Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài luận án Phạm vi nghiên cứu là phục vụ các cơ quan quản lý nhà nước và phục vụ cho các  doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu hàng hóa. Đã tập trung vào vai trò quyết   định của cơ  quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu   trong việc thực hiện tái cơ cấu. Về  thời gian: Phân tích thực trạng cơ  cấu đầu tư  phát triển xuất khẩu hàng hoá  của Việt Nam giai đoạn 2006 ­ 2017 và đề  xuất giải pháp tái cơ  cấu đầu tư  phát triển   xuất khẩu hàng hóa đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Về không gian: Nghiên cứu cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hoá của nền  kinh tế Việt Nam. Về nội dung:Nghiên cứu cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóa (không bao   gồm dịch vụ) ở phạm vi nền kinh tế. 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ­Luận án tiếp cận đối tượng nghiên cứu (cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng  hóa trong nền kinh tế) chủ  yếu từ  góc độ  chuyển dịch cơ  cấu đầu tư  phát triển xuất  khẩu hàng hóa của các ngành, khu vực kinh tế  trong nền kinh tế  và  ở  phạm vi doanh   nghiệp xuất khẩu chủ yếu từ góc độ điều chỉnh cơ cấu đầu tưtheo hướng nâng cao năng  lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường xuất khẩu. ­ Các phương pháp nghiên cứu: Thu thập thông tin thứ  cấp,thu thập thông tin sơ  cấp thông qua nghiên cứu tài liệu và điều tra khảo sát; xử lý dữ liệu và tổng hợp kết quả  điều tra, khảo sát; Hệ  thống hóa, khái quát hóa và phương pháp tổng hợp trong nghiên  cứu tổng quan các công trình đã công bố  liên quan đến đề  tài luận án; Phân tích, chứng  minh: thống kê miêu tả, thống kê so sánh trong nghiên cứu đánh giá thực trạng cơ cấu và   chuyển dịch cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam; Phương pháp   nội suy, ngoại suy trong đề  xuất phương hướng, giải pháp tái cơ  cấu đầu tư  phát triển  xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời kỳ tới. 2
  3. 3 6. Những đóng góp mới của luận án Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu trong và nước, cũng nhưnội dung   nghiên cứu của đề  tài “Tái cơ  cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam  giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, luận án có những đóng góp như sau: Một là,về lý luận, luận án đã làm rõ các khái niệm, bản chất và đặc điểm của tái  cơ  cấu đầu tư  phát triển xuất khẩu trong nền kinh tế; Phân tích sâu các mối quan hệ  giữa cơ cấu đầu tư và tái cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóa với mô hình tăng  trưởng và đổi mới mô hình tăng trưởng trong các nền kinh tế  được định hướng xuất  khẩu trong xu thế hội nhập; Xác định các nội dung cụ thể trong tái cơ  cấu đầu tư  phát   triển xuất khẩu hàng hóa và làm rõ các nhân tố   ảnh hưởng đến tái cơ  cấu đầu tư  phát   triển xuất khẩu hàng hóa của nền kinh tế theo định hướng mở cửa và hội nhập.  Hai là,về thực tiễn, luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư và sự thay đổi  cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. Từ  đó, rút ra những kết luận xác thực về kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân   trong đầu tư  và cơ  cấu đầu tư  phát triển xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn vừa  qua. Những đánh giá, nhận định được rút ra dựa trên các tư  liệu, số liệu được cập nhật   là kết quả nghiên cứu độc lập và là những đóng góp mới của luận án. Luận án đã đề  xuất các quan điểm, mục tiêu,định hướng và các giải pháp tái cơ  cấu đầu tư  phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến   2030. Những đề xuất của luận án được xây dựng dựa trên các luận cứ, luận điểm khoa  học mớiđược xây dựng qua nghiên cứu ở Chương 1 và Chương 2 là những đóng góp mới  và có giá trị thực tiễn cao của luận án.  7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung nghiên cứu đề tài luận án được kết cấu  thành 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tái cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng  hóa đối với một quốc gia. Chương 2: Thực trạng cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam  giai đoạn 2006 ­2017. Chương 3: Giải pháp thực hiện tái cơ  cấu đầu tư  phát triển xuất hàng hóa của  Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÁI CƠ CẤU ĐẦU TƯ PHÁT  TRIỂN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA ĐỐI VỚI MỘT QUỐC GIA
  4. 4 1.1. Bản chất, đặc điểm và vai trò của tái cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu   hàng hóa trong nền kinh tế 1.1.1. Phát triển xuất khẩu hàng hóa và đầu tư đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóa   trong nền kinh tế 1.1.1.1. Phát triển xuất khẩu hàng hóa của nền kinh tế trong thời đại toàn cầu hóa và hội   nhập quốc tế Phát triển xuất khẩu hàng hóa trong thời đại toàn cầu hóa làquá trình chuyên môn   hoá không ngừng trong các ngành kinh tế hướng tới xuất khẩu trong mối quan hệ tương   tác giữa các quốc gia, giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu khi   tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. 1.1.1.2. Đầu tư và cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóa trong nền kinh tế Đầu tư  là phần sản lượng được tích luỹ  để  tăng năng lực sản xuất trong thời kỳ  sau của nền kinh tế. Khái niệm về đầu tư phát triển xuất hàng hóa là đầu tư tài sản vật chất và sức lao  động trong đó doanh nghiệp bỏ  tiền ra để  tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh   xuất khẩu nhằm tăng thêm hoặc tạo ra tài sản mới cho doanh nghiệp đồng thời cho cả nền  kinh tế, từ đó làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh  khác. Cơ  cấu là sự  phân chia tỷ lệ giữa các bộ  phận khác nhau theo cùng một phương   diện nào đó của một tổng thể.  Cơ cấu đầu tư là cơ cấu các yếu tố cấu thành đầu tưnhư: cơ cấu nguồn vốn huy  động; cơ cấu phân bổ  và sử  dụng vốn... hình thành một cơ cấu đầu tư  hợp lý và tạo ra  những tiềm lực lớn hơn về mọi mặt kinh tế ­ xã hội. Cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩuhàng hóalà sự phân chia tỷ lệ giữa các dòng chi  tiêubổ  sung dung lượng vốn để  duy trì và nâng cao năng lực xuất khẩu được xem xét  từnhững phương diện khác nhaucủatổng thể  đầu tư  phát triển xuất khẩu hàng hóa trong  nền kinh tế. Các loại cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóa trong nền kinh tế gồm : cơ  cấu đầu tư  phát triển xuất khẩu hàng hóa theo thành phần kinh tế;cơ  cấu đầu tư  phát  triển xuất khẩu hàng hóa theo nhóm hàng xuất khẩu;cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu  hàng hóa theo phân loại tiêu chuẩn ngoại thương. 1.1.1.3. Mối quan hệ giữa cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóa và mô hình   tăng trưởng kinh tế Việc xem xét mối quan hệ giữa cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóa và  mô hình phát triển kinh tế có thể  được tiếp cận từ mối quan hệ gi ữa đầu tư  và GDP  trong hàm tổng cầu: Y = C + I + G + X ­ M    (1.1) Trong đó: Y là GDP; C là tiêu dùng cuối cùng; I là đầu tư  tư  nhân; G là chi tiêu   chính phủ (hay đầu tư công cộng); X là xuất khẩu và M là nhập khẩu. 4
  5. 5 Theo Keynes thì khi đầu tư tăng một đơn vị thì sẽ làm cho GDP tăng hơn một đơn   vị. Mối quan hệ hàm số giữa vốn (ký hiệu K) và tăng trưởng sản lượng (ký hiệu là Y).  Hệ  số  này cho biết để  tăng thêm một đồng GDP thì cần tăng thêm bao nhiêu đồng vốn  đầu tư. Công thức tính như sau: (1.2) Đặt I = K(t) ­ K(t0) (1.3) Trong công thức (1.2) và (1.3): t là năm tính toán; t0 là năm trước năm tính toán; I là  lượng vốn đầu tư tăng thêm ở năm tính toán so với năm trước năm tính toán. Như  vậy, đầu tư  là một trong những nhân tố  quan trọng đối với tăng trưở ng  kinh tế, muốn có tăng trưởng phải có đầu tư. Trong mối quan hệ đó, h ệ số ICOR cao  là đầu tư  không hiệu quả, thấp là đầu tư hiệu quả. Điều này có nghĩa để  đạt được tốc  độ tăng trưởng nào đó thì nền kinh tế phải đầu tư theo một tỷ lệ nhất định nào đó so với   GDP.  1.1.2. Khái niệm,vai trò tái cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóa trong   nền kinh tế 1.1.2.1. Khái niệmtái cơcấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóa trong nền kinh tế Tái cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóa là việc xem xétthay đổicấu trúc,  xác định lại quan hệ  tỷ  lệ  giữa các dòng chi tiêutrong tổng thể  đầu tư  phát triển xuất   khẩuhàng hóa để cơ cấu lại có tính hệ thống  ở một, một số phương diện hay tất cả các  phương diện của tổng thể để  tăng tính hiệu quả  của đầu tư, cũng như  tốc độ  và chất   lượng tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa. Bản chất của tái cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóatrong nền kinh tế là  quá trình điều chỉnh cơ cấu đầu tư  đểkhai tháchiệu quả các lợi thế so sánh sẵn có, tạo  lập các lợi thế  so sánh mới của nền kinh tế, các ngành sản xuất hàng hóa xuất khẩu,   nâng cao hiệu quả  kinh doanh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu   hàng  hóa,gia tăng chất lượng, tốc độ  tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa và chuyển dịch cơ  cấu  kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững. 1.1.2.2. Vai trò của tái cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóa trong nền kinh   tế ­Khai thác và phát huy các nguồn lực thuộc lợi thế so sánh của từng ngành, từng   vùng và cả nước vào sản xuất, kinh doanh xuất khẩu và làm thay đổi cơ cấu đầu tư phát   triển xuất khẩu theo ngành và lãnh thổ. ­Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và mặt hàng trên thị  trường xuất   khẩu. ­ Phát triển thị  trường xuất khẩu: Cần chuyển đổi cơ  cấu đầu tư  phát triển, mở  rộng thị  trường xuất khẩu hàng hóa theo phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa và  đầu tư  xây dựng, điều chỉnh chiến lược phát triển thị  trườngxuất khẩu hàng hóa thích  ứng trong từng thời kỳ cụ thể.
  6. 6 ­ Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóa của nền kinh tế:Tái cơ  cấu cấu đầu tư gắn với nâng cao chất lượng tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa, tăng sức  cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghi ệp, hàng hóa xuất khẩu; chú trọng đến việc  nâng cao hiệu quả  đầu tư  và hiệu quả  tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa, được thể  hiện  cả trên góc độ ngành, hàng hóa và không gian.  ­Góp phần đổi mới mô hình và hiệu quả  tăng trưởng kinh tế:  Tái cơ  cấu đầu tư  góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng, gia tăng số lượng, sản lượng sang   chiều sâu, gia tăng chất lượng và giá trị, chuyển dịch cơ cấu đầu tư từ dựa chủ yếu vào  gia tăng số  lượng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên với chi phí nhân công thấp sang sử  dụngmột cách có hiệu quả các nguồn lực. 1.1.3. Các chủ thể đầu tư và vai trò thực hiện tái cơ cấu đầu tư phát triển xuất   khẩu hàng hóa trong nền kinh tế 1.1.3.1. Nhà nước và vai trò thực hiện tái cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng   hóa trong nền kinh tế ­Tổ  chức, quản lý quá trình tái cơ  cấu đầu tư  phát triển xuất khẩu:  Định hướng  chuyển dịch (tái) cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu; định hướng cho các doanh nghiệp  thực hiện tái cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu  hàng hóa; tạo lập môi trường thực hiện  tái cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu. ­Tác động trực tiếp đến tái cơ  cấu đầu tư  phát triển xuất khẩu hàng hóa trong   nền kinh tế: Nhà nước thực hiện vai trò là một nhà đầu tư,  thông qua việc tái cơ cấu đầu  tư công trong nền kinh tế, đầu tư  xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế ­ xã  hội; góp vốn cổ  phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự  tham gia của Nhà nước; Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. ­Cung cấp dịch vụ công cho quá trình tái cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu: Nhà  nước thực hiện vai trò cung cấp dịch vụ công cho quá trình tái cơ cấu đầu tư phát triển xuất   khẩu hàng hóa, hỗ trợ doanh nghiệp bằng các hoạt động cụ thể như: xây dựng diễn đàn để  các doanh nghiệp trong nước tìm kiếm cơ  hội, đối tác đầu tư  ở  nước ngoài; tổ  chức các   chương trình quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiến thương mại ở nước ngoài;  ban hành các  cơ  chế, chính sách và giải pháp cần thiết để  nâng cao hiệu quả  đầu tư  phát triển xuất   khẩu của doanh nghiệp theo định hướng tái cơ  cấu đầu tư  phát triển xuất khẩu trong   nền kinh tế. 1.1.3.2. Khu vực doanh nghiệp và vai tròthực hiện tái cơ  cấu đầu tư  phát triển   xuất khẩu hàng hóa của nền kinh tế ­ Huy động các nguồn lực đầu tư sản xuất kinh doanh theo định hướng tái cơ cấu   đầu tư phát triển xuất khẩu của nhà nước: Nhà nước đề  ra định hướng và tạo lập môi  trường kinh doanh, còn doanh nghiệp là lực lượng trực tiếp huy động các nguồn lực (bên  trong và bên ngoài doanh nghiệp) để đầu tư phát triển xuất khẩu. ­Nâng cao hiệu quả tái cơ  cấu đầu tư  phát triển xuất khẩu hàng hóa  ở  phạm vi   nền kinh tế: Nhà nước điều chỉnh các chính sách để  khuyến khích doanh nghiệp đầu tư  6
  7. 7 phát triển xuất khẩu theo định hướng đã đề  ra. Doanh nghiệp sẽ  căn cứ  vào có chế,  chính sách của nhà nước để điều chỉnh hoạt động kinh doanh nhằm gia tăng lợi ích. 1.2. Nội dung, phương thức và phương pháp đánh giá quá trình tái cơ  cấu  đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóa trong nền kinh tế 1.2.1. Nội dung tái cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóa trong nền kinh tế 1.2.1.1. Tái cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóa theo nguồn vốn đầu tư của các khu   vực kinh tế ­Tái cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóa theonguồn vốn đầu tư  của khu   vực kinh tế nhà nước (vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu chính phủ, vốn tín dụng  đầu tư nhà nước, vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước). ­Tái cơ  cấu đầu tư  phát triển xuất khẩu hàng hóa theonguồn vốn  đầu tư  của  doanh nghiệp tư nhân và dân cư (vốn đầu tư ngoài nhà nước). Giá trị  của một doanh nghiệp phải phụ  thuộc vào giá trị  hiện tại của các hoạt  động của nó, không phải dựa trên cơ cấu nguồn vốn: Vg  = Vu  (1.4) Trong đó, Vg là tổng giá trị  của doanh nghiệp sử dụng nợ; Vu là tổng giá trị  của  doanh nghiệp không sử dụng nợ. Vì chi phí lãi vay là chi phí hợp lý được khấu trừ  khi tính thuế  thu nhập doanh   nghiệp, do đó một phần thu nhập của doanh nghiệp có sử  dụng nợ  được chuyển được  chuyển cho các nhà đầu tư. ­Tái cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóa theonguồn vốn đầu tư  của khu   vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:Khai thác tốt nhất các lợi thế về tài nguyên thiên  nhiên, vị  trí địa lí; Thu hút nguồn vốn từ  bên ngoài cho phát triển kinh tế  trong nước;   Tiếp thu được kỹ thuật, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lí kinh doanh thông qua   việc hợp tác hay cạnh tranh với doanh nghiệp nước. 1.2.1.2. Tái cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu theo nhóm hàng, ngành hàng xuất khẩu ­Tái cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóa xuất khẩu theo tiêu chuẩn thống  kê:Để  xây dựng cơ  cấu đầu tư  phát triển xuất khẩu theo nhóm hàng một cách hợp lý,   việc điều chỉnh tỷ lệ đầu tư vào mỗi nhóm hàng xuất khẩu được thực hiện theo nguyên  tắc phát huy lợi thế so sánh của nền kinh tế. ­ Tái cơ  cấu đầu tư  phát triển xuất khẩu các nhóm hàng, ngành hàng theo tiêu  chuẩn ngoại thương:Việc điều chỉnh tỷ lệ đầu tư  vào mỗi nhóm hàng xuất khẩu được  thực hiện theo nguyên tắc phù hợp với khả năng tạo lập,cải thiện lợi thế cạnh tranh. 1.2.1.3. Tái cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóa theo các yếu tố cấu thành   môi trường, năng lực cạnh tranhxuất khẩu và theo địa bàn lãnh thổ ­Tái cơ  cấu đầu tư  phát triển xuất khẩu hàng hóa theo yếu tố  cấu thành môi  trường, năng lực cạnh tranh xuất khẩu: Việc tái cơ cấu đầu tư phát triển theo các yếu tố  cấu thành năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu phải tính tới tính chất   của giai đoạn tham gia, cũng như  mong muốn mở  rộng qui mô, nâng cao trình độ  phát  triển xuất khẩu.
  8. 8 ­Tái cơ  cấu phát triển xuất khẩu hàng hóa theo địa bàn lãnh thổ: Phát huy tiềm   năng,   lợi   thế   của   từng   vùng,   địa   phương   trong   phát   triển   mặt   hàng   chủ   lực   xuất   khẩu;Chủ  động, sáng tạo trong đầu tư  kết cấu hạ  tầng đồng bộ, xúc tiến đầu tư  phát   triển xuất khẩu hàng hóa của địa phương. 1.2.2. Các phương thức thực hiện tái cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng   hóa trong nền kinh tế 1.2.2.1. Phương thức trực tiếp thực hiện tái cơ  cấu đầu tư  phát triển xuất khẩu   hàng hóa trong nền kinh tế ­Phát triển thị trường vốn: Sử dụng phương thức và công cụ thị trường vốn để để  điều chỉnh cơ cấu đầu tư. ­ Phát triển các loại hình liên kết đầu tư theo chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng, mạng   sản xuất để tái cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóađạt các chuẩn mực quốc tế  trên cơ sở ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ. ­ Tái cơ  cấu đầu tư  phát triển xuất khẩu hàng hóa gắn kết với tái cấu trúc tổng   thể nền kinh tế, tái cấu trúc đầu tư công.  1.2.2.2. Phương thức gián tiếp thực hiện tái cơ  cấu đầu tư  phát triển xuất khẩu   hàng hóa trong nền kinh tế ­Xây dựng, hoàn thiện thể  chế  đầu tư  và cạnh tranh bình đẳng, công khai, minh   bạch, dễ dự đoán. ­Sử dụng các công cụ tài chính, tiền tệ: thuế, phí, lãi suất, giá cả. ­Ký kết và sử  dụng các điều ước quốc tế về thương mại và đầu tư  làm công cụ  điều chỉnh cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóa.  1.2.3. Phương pháp đánh giá quá trình tái cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu   trong nền kinh tế  1.2.3.1. Đánh giá sự thay đổi trực tiếp cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu Chỉ  số  cơ  cấu thành phầnđược tính toán (định lượng) theo công thức chung như  sau: (1.5) Trong đó: I là tổng giá trị  đầu tư  phát triển xuất khẩu(trong nền kinh tế  hoặc   doanh nghiệp); rij là tỷ lệ tính bằng % của dòng chi tiêu thứ i trong tổng đầu tư phát triển   xuất khẩu I tại thời điểm j; Rij là giá trị thành phần đầu tư thứ i trong tổng đầu tư phát  triển xuất khẩu I tại thời điểm j. So sánh sự thay đổi tỷ lệ của r ij qua các thời điểm j sẽ cho thấy xu hướng chuyển   dịch cơ cấu, tái cơ cấu đầu tư xuất khẩutrong nền kinh tế qua các năm hay trong một giai   đoạn n năm. 1.2.3.2.Đánh giá gián tiếp quá trình tái cơ  cấu đầu tư  phát triển xuất khẩu hàng   hóa trong nền kinh tế 8
  9. 9 ­Chỉ tiêu và phương pháp đánh giá quá trình tái cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu  hàng hóa:Xác định bằng mức thay đổi (tăng lên, hoặc giảm đi) của từng cơ  cấu thành   phần trong mỗi loại cơ cấu hàng hóa xuất khẩu trong một khoảng thời gian nhất định.  ­Chỉ  tiêu và phương pháp phản ánh hiệu quả  tái cơ  cấu đầu tư  phát triển xuất   khẩu trong nền kinh tế:Công thức tính hiệu quả đầu tư xuất khẩu như sau: (1.6) Trong đó: k là chỉ  tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư  phát triển xuất khẩu; t1 là năm   tính toán; t0 là năm trước năm tính toán; Ixk là lượng vốn đầu tư phát triển xuất khẩu tăng  thêm  ở  năm tính toán so với năm trước năm tính toán; XKt1  và XKt0 là giá trị  xuất khẩu  của nền kinh tế ở năm tính toán và năm trước năm tính toán. Khi tái cơ cấu đầu tư xuất khẩu được thực hiện theo hướng gia tăng vốn đầu tư  vào các ngành, lĩnh vực hay công đoạn sản xuất nhằm phát huy lợi thế so sánh của quốc  gia và nâng cao giá trị  gia tăng hàng xuất khẩu thì hệ  số  k sẽ  có xu hướng tăng lên,  thường ở tầm trung và dài hạn. 1.3. Các yếu tố  ảnh hưởng đến tái cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng   hóa trong nền kinh tế 1.3.1. Các yếu tố ngoài nước ­ Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ­ Sự phát triển của các liên kết kinh tế khu vực và quốc tế ­ Tự  do hóa thương mại và đầu tư  quốc tếSự  tăng trưởng của các công ty xuyên   quốc gia (TNCs) ­ Sự phát triển của khoa học­ công nghệ ­ Xu hướng bảo vệ môi trường trên thế giới 1.3.2. Các yếu tố trong nước 1.3.2.1. Các yếu tố nội tại của nền kinh tế Về  cơ  bản, các yếu tố  này được phản ánh thông qua các yếu tố  cấu thành năng  lực cạnh tranh của nền kinh tế trong mối tương quan với các nền kinh tế khác.  Năng lực cạnh tranh quốc gia là tổng hợp các thể chế, chính sách và nhân tố quyết  định mức độ hiệu quả và tính năng suất của một quốc gia.  1.3.2.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp ­ Năng lực thích ứng của doanh nghiệp với thị trường xuất khẩu ­ Năng lực tổ chức hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ­ Khả năng thu hút lao động, đào tạo và sử dụng lao động của doanh nghiệp… ­ Khả năng huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp ­ Khả năng ứng dụng và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp ­ Định hướng xây dựng thương hiệu hàng hóa và doanh nghiệp trên thị  trường xuất  khẩu.
  10. 10 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CẤU ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂNXUẤT KHẨU  HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM  2.1. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế 2.1.1. Tổng quan về tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Về  mô hình kinh tế:  Có thế  khẳng định, nền kinh tế  Việt Nam đã chuyển biến   mạnh mẽ theo mô hình công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu. Về  tăng trưởng kinh tế: Với qui mô xuất khẩu hiện đang vượt qui mô của GDP  (năm 2017), đồng thời tốc độ  tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt bình  quân 17.53%/năm trong giai đoạn 2015­2011 và 14,93%/năm trong các năm 2016­2017, có  thể khẳng định xuất khẩu đã và ngày càng trở thành động lực chủ yếu của tăng trưởng   chung của nền kinh tế nước ta. Về cơ cấu kinh tế:Cơ  cấu kinh tế của Việt Nam đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ  theo hướng gia tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp. Theo số liệu thống kê, tỷ trọng   của các ngành nông lâm nghiệp và thủy sản đã giảm từ  38,06% năm 1986 còn 24,53%  năm 2010, 17,0% năm 2015 và 15,24% năm 2017. Ngược lại tỷ trọng của các ngành công   nghiệp­xây dựng trong GDP đã tăng từ  28,88% năm 1986 lên 36,73% năm 2010, 33,25%  năm 2015 và 33,40% năm 2017. 2.1.2. Tổng quan thực trạng vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư  phát triển kinh   tế của Việt Nam giai đoạn 2006 ­ 2017 * Qui mô, tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư trong nền kinh tế Tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2006 ­2017theo giá hiện hành  được duy trì  ở  mức cao, bằng trên 30% GDP, trong đó năm 2007 cao nhất bằng 42,7%  GDPvà năm 2013 thấp nhất bằng 30,5% GDP. Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư xã hội trong giai đoạn 2006 ­ 2010 tăng bình quân  13,18%/năm, nhưng đã giảm còn 4,7%/năm trong giai đoạn 2011 ­2015 và phục hồi trở lại  vào các năm 2016­2017 với tốc độ tăng 10,3%/năm. * Cơ cấu vốn đầu tư trong nền kinh tế ­ Cơ  cấu vốn đầu tư  theo khu vực kinh tế: Vốn đầu tư  của khu vực kinh tế  nhà  nước đã giảm nhanh, từ 47,1% năm 2005 còn 38,1% năm 2010, 38,0% năm 2015 và 35,7%   năm 2017. Các khu vực kinh tế ngoài nhà nước đều gia tăng tỷ trọng trong tổng vốn đầu   tư phát triển của nền kinh tế, đặc biệt tỷ trọng vốn đầu tư  của khu vực có vốn đầu tư  nước ngoài đã duy trì xu hướng tăng liên tục từ  14,9% năm 2005 lên 23,7% năm 2017.   Khu   vực   kinh   tế   tư   nhân   tăng   chậm,   nhưng   vẫn   chiến   tỷ   trọng   cao,   năm   2017  chiếm40,5% tổng vốn đầu tư. ­Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành kinh tế: Theo các ngành kinh tế, vốn đầu tư xã hội   vào khu vực công nghiệp và xây dựng đã đạt tốc độ  cao hơn các ngành kinh tế  nông  10
  11. 11 nghiệp và dịch vụ trong cả hai giai đoạn 2006 ­ 2010 và 2011 ­ 2015, nhưng trong các năm   2016 ­ 2017 đã chững lại và thấp hơn. Tỷ  trọng  vốn đầu tư  theo giá hiện hành của khu  vực nông, lâm nghiệp và thủy sản  có xu hướng giảm trong giai đoạn 2006 ­ 2017, từ  chiếm 7,49% năm 2005 còn 5,6% năm 2016 và phục hồi nhẹ ở mức 6,0% năm 2017. 2.1.3. Tổng quan thực trạng phát triển doanh nghiệp trong nền kinh tế  giai   đoạn 2006 ­ 2017 Về cơ cấu doanh nghiệp theo khu vực kinh tế:Trong giai đoạn 2011­2016, tỷ trọng  các doanh nghiệp nhà nước đã giảm từ  1,17% năm 2010 còn 0,53% năm 2016; tỷ  trọng  khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng nhẹ  từ  96,23% năm 2010 lên 96,70% năm  2016; tỷ trọng số doanh nghiệp có vốn FDI tăng từ 2,60% năm 2010 lên 2,77% năm 2016. Về  cơ  cấu doanh nghiệp t heo  ngành  kinh tế:Số  lượng doanh nghiệp trong các  ngành kinh tế có sản phẩm xuất khẩu có xu hướng tăng nhẹ trong giai đoạn 2011 ­ 2016,  từ  33,2% năm 2010 lên 34,8% năm 2016. Trong số  các ngành kinh tế  có hàng hóa xuất  khẩu, số lượng doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng   cao nhất, nhưng lại có xu hưởng giảm tỷ  trọng từ  16,28% năm 2010 còn 14,92% năm  2016.  Về cơ cấu doanh nghiệp theo qui mô vốn:Theo số liệu điều tra doanh nghiệp của   Tổng cục Thống kê, tại thời điểm 31/12/2016, trong tổng số   505,06nghìn doanh nghiệp  của nền kinh tế, số lượng có qui mô vốn dưới 10 tỷ đồng chiếm tới 76,16%, từ 10 đến  dưới 50 tỷ  đồng chiếm 16,88%, từ  50 tỷ đồng đến dưới 200 tỷ  đồng chiếm 4,68%, từ  200 tỷ đồng đến dưới 500 tỷ đồng chiếm 1,22% và từ 500 tỷ đồng trở lên chiếm 1,06%. 2.2. Thực trạng cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam  2.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu đầu tư xã hội vào phát triển xuất khẩu   hàng hóa trong đầu tư xã hội giai đoạn 2006 ­ 2016 2.2.1.1 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu đầu tư xã hội vào phát triển các ngành kinh   tế tham gia xuất khẩu hàng hóa ­ Vốn đầu tư xã hội vào các ngành có tham gia xuất khẩu của nền kinh tế thường   chiếm trên 60% tổng vốn đầu tư  xã hội, nhưng có xu hướng giảm nhẹ  trong giai đoạn  2006 ­ 2017, từ 64,45% năm 2005 còn 60,13% năm 2017. Bảng 1. Cơ cấu vốn đầu tư xã hội vào phát triển các ngành kinh tế  tham gia xuất khẩu hàng hóa trong giai đoạn 2005­2017 Tỷ lệ vốn đầu tư vào các ngành 2005 2010 2015 2016 2017 I.Các ngành trong danh mục XK 64,45% 62,08% 63,42% 60,80% 60,13% 1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 7,49% 6,15% 5,60% 5,88% 6,00% Tỷ lệ giá trị xuất khẩu hàng hóa 7.09% 4.02% 4.53% 3.83% 2. Khai khoáng 7,80% 7,53% 3,95% 3,40% 3,15% Tỷ lệ giá trị xuất khẩu hàng hóa 9.41% 2.70% 1.69% 1.61% 3. Công nghiệp chế biến, chế tạo 19,20% 19,50% 29,60% 28,46% 27,90% Tỷ lệ giá trị xuất khẩu hàng hóa 82.55% 92.54% 93.25% 93.17% 4. Sản xuất và pp điện, khí đốt,… 9,94% 8,49% 6,50% 6,35% 6,60%
  12. 12 Tỷ lệ vốn đầu tư vào các ngành 2005 2010 2015 2016 2017 Tỷ lệ giá trị xuất khẩu hàng hóa 0.08% 0.06% 0.05% 0.03% 5. Quản lý và xử lý rác thải,  2,60% 2,59% 1,62% 1,76% 1,85% Tỷ lệ giá trị xuất khẩu hàng hóa 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 6. Vận tải, kho bãi 11,70% 11,54% 11,80% 10,58% 10,25% Tỷ lệ giá trị xuất khẩu hàng hóa 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 7. Thông tin và truyền thông 3,64% 3,65% 1,40% 1,25% 1,20% Tỷ lệ giá trị xuất khẩu hàng hóa 0.06% 0.04% 0.05% 0.04% 8. Hoạt động ch. môn, KH&CN 0,83% 1,12% 1,70% 1,70% 1,60% Tỷ lệ giá trị xuất khẩu hàng hóa ­ 0.00% 0.00% 0.00% 9. Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 1,22% 1,51% 1,25% 1,42% 1,58% Tỷ lệ giá trị xuất khẩu hàng hóa 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% II.Các ngành ngoài danh mục XK 35,55% 37,92% 36,58% 39,20% 39,87% Tỷ lệ giá trị xuất khẩu hàng hóa ­ ­ ­ ­ ­ Nguồn: Niên giám Thống kê 2017 (0,00% thể hiện giá trị xuất khẩu nhỏ)  Việc gia tăng tỷ trọng vốn đầu tư xã hội vào các ngành kinh tế khá đồng thuận với   sự  gia tăng tỷ  trọng xuất khẩu hàng hóa của các ngành này. Trong giai đoạn 2011­2015,   khi tỷ trọng vốn đầu tư xã hội vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng từ 19,50%   năm 2010 lên 29,60% năm 2015 thì tỷ trọng giá trị xuất khẩu của ngành này cũng tăng từ  82,55% lên 92,54% năm 2015. 2.2.1.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu đầu tư xã hội vào các khu vực kinh tế  Trong giai đoạn 2006 ­ 2010, tỷ trọng vốn đầu tư xã hội của khu vực kinh tế trong   nước đã giảm khá nhanh từ  85,11% năm 2005 còn 74,16% năm 2010, trong khi tỷ  trọng  vốn đầu tư xã hội của khu vực kinh tế có vốn FDI tăng từ 14,89% lên 25,84%. Trong giai  đoạn 2011 ­ 2017, tỷ trọng vốn đầu tư xã hội vào khu vực kinh tế trong nước khá ổn định   ở mức trên 76% và tỷ trọng giá trị xuất khẩu cũng được duy trì ở mức 28­29%. Bảng 2. Cơ cấu vốn đầu tư xã hội trong nền kinh tế phân theo khu vực  kinh tế trong giai đoạn 2005­2017 2005 2010 2015 2016 2017 1. Khu vực trong nước Tỷ trọng vốn đầu tư xã hội 85.11% 74.16% 76.72% 76.40% 76.26% Tỷ trọng giá trị xuất khẩu 42.82% 45.80% 29.40% 28.51% 27.55% 2. Khu vực có vốn FDI Tỷ trọng vốn đầu tư xã hội 14.89% 25.84% 23.28% 23.60% 23.74% Tỷ trọng giá trị xuất khẩu 57.18% 54.20% 70.60% 71.49% 72.45% Nguồn: Niên giám Thống kê 2017  2.2.1.3.Đánh giá quan hệ giữa gia tăng vốn đầu tư xã hội và gia tăng giá trị  xuất   khẩu hàng hóa ­ Theo khu vực kinh tế: Tính chung cho các khu vực kinh tế, khi tăng thêm 1 đồng  vốn đầu tư  sẽ  tạo ra 2,93 đồng giá trị  trị  xuất khẩu vào năm 2006. Hệ  số  này có xu   12
  13. 13 hướng giảm dần trong giai đoạn 2006 ­ 2015, nhưng đã tăng nhanh trong các năm 2016 ­  2017. ­ Theo ngành kinh tế  có tham gia xuất khẩu:  Hệ  số  giữa giá trị  xuất khẩu tăng  thêm trên một đồng vốn đầu tư xã hội tăng thêm theo các ngành kinh tế, các ngành xuất   khẩu chính như  nông, lâm nghiệp và thủy sản, khai khoáng, nhất là các ngành công  nghiệp chế  biến, chế tạo đạt được hệ  số  cao trong khi các ngành khác thường  ở  dưới   mức trung bình.  2.2.2.   Thực   trạng   chuyển   dịch   cơ   cấu   vốnsản   xuấtkinh   doanh   của   doanh   nghiệp vào phát triển xuất khẩu hàng hóa trong giai đoạn 2006 ­ 2016 ­ Thực trạng chuyển dịch cơ cấu vốn sản xuất kinh doanhcủa doanh nghi ệp vào   phát triển các ngành kinh tế tham gia xuất khẩu hàng hóa: Xét về giá trị xuất khẩu hàng  hóa, thì các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp chế  biến, chế  tạo, các ngành  nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành khai khoáng đã chiếm tới trên 99%,các ngành kinh   tế tham gia xuất khẩu khác chỉ chiến dưới 1%. ­ Thực trạng chuyển dịch cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh c ủa các doanh nghiệp   theo khu vực kinh tế: Tỷ trọng vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc khu  vực kinh tế trong nước có xu hướng giảm, nhưng không giảm nhanh bằng tỷ trọng vốn   đầu tư xã hội và vẫn duy trì trên 80%.  Bảng 3. Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp  phân theo khu vực kinh tế trong giai đoạn 2010­2016 2010 2014 2015 2016 1. Khu vực trong nước Tỷ trọng vốn SXKD của DN 84.43% 80.62% 81.13% 81.85% Tỷ trọng giá trị xuất khẩu 45.80% 29.40% 28.51% 2. Khu vực có vốn FDI Tỷ trọng vốn SXKD của DN 15.57% 19.38% 18.87% 18.15% Tỷ trọng giá trị xuất khẩu 54.20% 70.60% 71.49% Nguồn: Niên giám Thống kê 2017  ­ Đánh giá quan hệ giữa gia tăng vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp,   doanh thu và gia tăng giá trị xuất khẩu hàng hóa ­ Theo khu vực kinh tế: Về tỷ lệ giá trị XK/vốn SXKD, theo số liệu tính toán của  luận án cho thấy, tính chung cho các khu vực kinh tế, 1 đồng vốn sản xuất kinh doanh   của doanh nghiệp sẽ tạo ra 0,12 đến 0,16 đồng giá trị xuất khẩu. Hệ số này có xu hướng   tăng dần trong giai đoạn 2010 ­ 2014, nhưng khá ổn định trong các năm 2014­ 2016. ­ Theo ngành kinh tế có tham gia xuất khẩu: Về tỷ lệ giá trị XK/vốn SXKD, theo  số liệu tính toán của luận án cho thấy các ngành xuất khẩu chính như nông, lâm nghiệp   và thủy sản, khai khoáng, nhất là các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt được hệ  số  cao trong khi các ngành khác thường  ở  dưới mức trung bình. Nghĩa là các doanh 
  14. 14 nghiệp trong các ngành xuất khẩu chính tạo ra giá trị xuất khẩu trên 1 đồng vốn sản xuất  kinh doanh cao hơn so với các ngành xuất khẩu còn lại. 2.2.3. Kết quả điều tra, khảo sát tái cơ  cấu đầu tưphát triển xuất khẩu hàng   hóa của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam năm 2016 a/Khái quát về cuộc điều tra Điều tra, khảo sát cơ  cấu đầu tư  phát triển hàng xuất khẩu hàng hóa của các  doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam doVụ Kế hoạch, Bộ Công Thương là cơ quan chủ trì  và Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công Thương là cơ quan thực hiện.  Mẫu điều tra, khảo sát, gồm400 phiếu điều tra doanh nghiệp xuất khẩu và 100  phiếu khảo sát ý kiến của các nhà quản lý, chuyên gia.Trong đó, có 394 phiếu trả lời của  doanh nghiệp xuất khẩuđáp ứng được yêu cầu và được sử dụng.  14
  15. 15 Bảng 2.4.Cơ cấu mẫu điều tra theo lĩnh vực kinh doanh  xuất khẩu chínhcủa doanh nghiệp  Trả lời   Số lượt DN Tỷ trọng % NGANHKDa Q6.1 Nông sản 59 14,1% Q6.2 Thủy sản 34 8,1% Q6.3 Lâm sản và gỗ 46 11,0% Q6.4 Thịt và các sản  3 ,7% phẩm thịt Q6.5 Giầy, dép 13 3,1% Q6.6 Dệt may 122 29,2% Q6.7   Hàng   điện   tử  8 1,9% và linh kiện Q6.8   Phương   tiện  5 1,2% đi lại Q6.9 Khác 128 30,6% Tổng 418 100,0% Nguồn:  Số  liệu điều tra các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, Viện Nghiên cứu   Chiến lược, Chính sách Công Thương, Bộ Công Thương Bảng 2.5.Cơ cấu mẫu điều tra theo qui mô giá trị xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp năm 2015 và theo thành phần doanh nghiệp Giá trị  xuất  khẩu  Tổng của  doanh  Doanh  nghiệp  nghiệp năm  2015 501– 1001–  10 – 50  51 –  101 –  201 –  >1.500  10 tỷ  1.000  1.500  tỷ  100 tỷ  200 tỷ  500 tỷ  tỷ  đồng tỷ  tỷ  đồng đồng đồng đồng đồng đồng đồng DN  Số lượng 0 2 0 1 2 0 1 1 7 nhà  L.hình  0,0 3,4 0,0 3,1 3,7 0,0 3,8 5,3 2,0 nước DNXK % Tổng 0,0 0,6 0,0 0,3 0,6 0,0 0,3 0,3 2,0 DN có  Số lượng 15 23 23 19 19 6 13 8 126 vốn  L.hình   DN  19,7 39,7 34,3 59,4 35,2 42,9 50,0 42,1 36,4 đầu tư  XK nước  % Tổng 4,3 6,6 6,6 5,5 5,5 1,7 3,8 2,3 36,4 ngoài Số lượng 28 12 20 7 15 5 7 10 104
  16. 16 Giá trị  xuất  khẩu  Tổng của  doanh  Doanh  nghiệp  nghiệp năm  2015 501– 1001–  10 – 50  51 –  101 –  201 –  >1.500  10 tỷ  1.000  1.500  tỷ  100 tỷ  200 tỷ  500 tỷ  tỷ  đồng tỷ  tỷ  đồng đồng đồng đồng đồng đồng đồng DN  L.hình  36,8 20,7 29,9 21,9 27,8 35,7 26,9 52,6 30,1 cổ  DNXK phần % Tổng 8,1 3,5 5,8 2,0 4,3 1,4 2,0 2,9 30,1 DN  Số lượng 25 19 22 3 15 3 3 0 90 tư nhân L.hình   DN  32,9 32,8 32,8 9,4 27,8 21,4 11,5 0,0 26,0 XK % Tổng 7,2 5,5 6,4 0,9 4,3 0,9 0,9 0,0 26,0 Loại  Số lượng 8 2 2 2 3 0 2 0 19 hình  L.hình   DN  10,5 3,4 3,0 6,3 5,6 0,0 7,7 0,0 5,5 khác XK % Tổng 2,3 0,6 0,6 0,6 0,9 0,0 0,6 0,0 5,5 Số lượng 76 58 67 32 54 14 26 19 346 Tổng L.hình   DN  100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 cộng XK % Tổng 22,0 16,8 19,4 9,2 15,6 4,0 7,5 5,5 100,0 Nguồn: Số  liệu điều tra các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, Viện Nghiên cứu   Chiến lược, Chính sách Công Thương, Bộ Công Thương   b/ Một số kết quả điều tra về đầu tư của doanh nghiệp xuất khẩu Đối với hoạt động đầu tư  nghiên cứu phát triển sản phẩm xuất khẩu mới, trong  số  320 doanh nghiệp  điều tra  có 191/320  doanh nghiệp có đầu tư  cho hoạt động  phát  triển sản phẩm xuất khẩu mới  và có 129/320 doanh nghiệp không chú trọng đầu tư cho  hoạt động này. Trong đó, doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp thuộc loại hình  hoạt động khác ít đầu tư  vào lĩnh vực này vì các doanh nghiệp nhà nước chủ  yếu trung   thành với các sản phẩm truyền thống với các thị trường truyền thống trong khi các doanh   nghiệp thuộc loại hình khác còn đang gặp nhiều khó khăn. Đối với hoạt động đầu tư  nghiên cứu cải tiến mẫu mã và bao bì cho sản phẩm   xuất khẩu, các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp  ở  các loại hình khác ít đầu tư  vào hoạt động đổi mới, cải tiến mẫu mã và bao bì cho sản phẩm xuất khẩu. Các doanh   nghiệp không ngừng tăng lên qua các năm khi sự  cạnh tranh trên thị  trường xuất khẩu  ngày càng gay gắt và nhiều khó khăn khi tiếp cận/mở rộng thị trường. 16
  17. 17 Hoạt động đầu tư  nghiên cứu khách hàng trên thị  trường xuất khẩu   là lĩnh vực  được nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư  nhất, với 219 doanh nghiệp lựa chọn trong   tổng số  323 doanh nghiệp tham gia khảo sát.Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu hàng  hóa tại Việt Nam đều dành một phần vốn đầu tư  của mình cho hoạt động nghiên cứu  này để hiểu đối tượng tiêu dùng sản phẩm: thị hiếu, nhu cầu, thói quen mua sắm…  Hoạt động đầu tư nghiên cứu kênh xuất khẩu của các doanh nghiệp :Qua điều tra  có 144/287 doanh nghiệp có đầu tư cho hoạt động này, trong đó số lượng doanh nghiệp  cổ  phần chiếm lớn nhất với 53/287 doanh nghiệp.Các doanh nghiệp hoạt động trên thị  trường chưa lâu cần tiến hành các hoạt động nghiên cứu mở rộng thị trường, tìm ra các   thị  trường và đối tượng tiêu dùng tiềm năng cũng như hình thức xuất khẩu phù hợp để  tiêu thụ được hàng hóa một cách hiệu quả nhất. Hoạt động đầu tưquảng bá sản phẩm:Số  lượng các công ty xuất khẩu hàng hóa  của Việt Nam quan tâm đến lĩnh vực này chưa nhiều, chỉ  có 130/283 doanh nghiệp có  đầu tư  cho hoạt động này, chiếm 45,9% và tập trung chủ  yếu  ở  các doanh nghiệp cổ  phần với 56/82 doanh nghiệp, chiếm 43,1%.Điều này có thể dẫn đến một số điều kiện   bất lợi cho sản phẩm xuất khẩu của nước ta khi khó cạnh tranh được với các sản phẩm   mới được đầu tư  quảng cáo rầm rộ  trên thị  trường với nhiều ưu đãi về  giá cả  và chính  sách xuất khẩu. c/Một số kết quả điều tra về đánh giá của doanh nghiệp đối vớimức độ đầu tư so   với nhu cầu hiện nay Đối với hoạt động đầu tư  nghiên cứu phát triển sản phẩm xuất khẩu , trong tổng  số  279 doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa Việt Nam tham gia điều tra, có 129 doanh   nghiệp đánh giá mức độ đầu tư vào hoạt động này ở mức trung bình so với nhu cầu đặt   ra hiện nay.Điều này cho thấy các doanh nghiệp đã cân nhắc và phân chia nguồn vốn đầu  tư một cách phù hợp cho hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm xuất khẩu. Đối với hoạt động đầu tư nghiên cứu phát triển thị trường xuất khẩu , số liệu điều  tra từ  274 doanh nghiệp chỉ  ra rằng các đơn vị  đang thận trọng trong việc đầu tư  cho   hoạt động nghiên cứu phát triển và mở  rộng thị trường.Kết quả trên cho thấy số lượng   doanh nghiệp đánh giá mức độ đầu tư “nhỏ” đang gấp đôi số lượng doanh nghiệp đánh   giá mức độ  đầu tư  “lớn” so với nhu cầu đặt ra, các doanh nghiệp cắt giảm chi phí cho  các hoạt động bổ trợ, chỉ tập trung cho hoạt động sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Hoạt động đầu tư  xúc tiến xuất khẩu có số  lượng doanh nghiệp đánh giá “trung  bình” nhiều nhất với 111/261 doanh nghiệp, chiếm 42,5%, số l ượng đánh giá mức đầu tư  “nhỏ” và “quá nhỏ” so với nhu cầu. Hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng đây là hoạt   động cần thiết phải làm nếu muốn xuất khẩu bền vững và có chỗ  đứng vững chắc trên   thị trường nên các doanh nghiệp cho rằng sẽ tiếp tục duy trì hoạt động này để  có được   kết quả xuất khẩu tốt nhất. d/ Một số kết quả điều tra về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Kết quả  điều tra cho thấy, có 220 doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp, 85 doanh nghi ệp mua qua   trung gian nhập khẩu, 104 doanh nghiệp mua qua thương lái và 147 doanh nghiệp trực  tiếp tổ chức thu mua, ngoài ra còn một số hình thức khác như gia công cho thương nhân   nước ngoài, nhập nguyên liệu theo chỉ định…
  18. 18 e/ Một số kết quả điều tra về vận chuyển hàng xuất khẩu của doanh nghiệp:  Đối  với khâu vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, có đến 91,3% doanh nghiệp (tương đương với   335/367 doanh nghiệp) xác nhận có sử  dụng phương thức thuê ngoài. Xu thế  hiện nay   đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu là có sự  đầu tư  về  kho bãi để  giúp  doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, chủ  động hơn trong việc xuất/nhập kho nguyên   vật liệu, hàng hóa để phục vụ cho hoạt động sản xuất, chế biến hàng hóa xuất khẩu và  lưu giữ, bảo quản hàng hóa xuất khẩu. f/ Kết quả điều tra về hoạt động xuất khẩu chính của các doanh nghiệp:  Kết quả  điều tra cho thấy, có tới 69,3% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và xuất   khẩu, tức là, doanh nghiệp trên tiến hành thu mua nguyên vật liệu từ  các doanh nghiệp   khác, đầu tư trang thiết bị máy móc để sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh, sau đó xuất khẩu  sang các thị trường trong khu vực và trên thế giới. 2.3. Thực trạng các yếu tố   ảnh hưởng đến cơ  cấu đầu tư  phát triển xuất   khẩu hàng hóa của Việt Nam  2.3.1. Các yếu tố quốc tế ­ Yếu tố toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế:  Việc tham gia hội nhập kinh tế quốc tế  của Việt Nam đã có tác động mạnh mẽ đến mô hình phát triển kinh tế nói chung và đầu   tư phát triển xuất khẩu nói riêng của nền kinh tế.Trong bối cảnh đó, việc tái cơ cấu đầu  tư phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam cũng sẽ  chịu những tác động nhất định  về thị trường xuất khẩu, các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.  ­ Yếu tố liên kết kinh tế khu vực ASEAN:  Các nước ASEAN đã tuyên bố thành lập  công đồng kinh tế (AEC) vào thành 12/2015. Theo Kế hoạch tổng thể của AEC đến năm   2025, khu vực ASEAN sẽ hình thành một khu vực sản xuất chung, một thị trường thống   nhất. Đây sẽ là yếu tố tác động đến quá trình tái cơ cấu đầu tư phát triển xuất khẩu của   Việt Nam không chỉ do sự gia tăng về qui mô, phạm vi thị trường đầu tư, mà cả  về  áp   lực cạnh tranh trong nội bộ khu vực ASEAN. ­ Yếu đố đầu tư trực tiếp nước ngoài:Làn sóng FDI vào Việt Nam nói riêng và khu  vực ASEAN tăng mạnh. Tuy nhiên, các nhà đầu tư quốc tế sẽ lựa chọn một trong số các   nước thành viên ASEAN ngoài những  ưu đãi mà quan trọng hơn là năng lực cạnh tranh   của nền kinh tế,trong khi Việt Nam  ở tốp cuối về năng lực cạnh tranh so với các nước  trong khu vực. Đây là một thách thức không nhỏ đối với Việt Nam không chỉ  trong việc   gia tăng thu hút FDI mà cả trong việc khai thác các cơ hội phát triển thương mại với các  nước trong và ngoài ASEAN. ­ Yếu tố trình độ phát triển công nghệ trên thế giới: Đổi mới công nghệ để nâng  cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam là đòi hỏi cấp thiết trong bối   cảnh hội nhập quốc tế  và đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 CMCN 4.0) có  thể rút ngắn quá trình công nghiệp hoá bằng cách đi tắt đón đầu, phát triển nhảy vọt lên   công nghệ cao hơn.Tuy nhiên, nếu không có cách tiếp cận đúng đắn và bắt kịp trình độ  phát triển của thế giới và khu vực, Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ tụt hậu ngày càng  xa hơn về công nghệ, tình trạng dư thừa về lao động và sự bất bình đẳng trong xã hội. 18
  19. 19 ­Yếu tố bảo vệ môi trường, chống biến đổi khi hậu toàn cầu:  Theo các kịch bản  biến đổi khí hậu (BĐKH) của Việt Nam, đến cuối thế kỷ XXI, sẽ có 40% diện tích vùng   ĐBSCL, 11% diện tích vùng ĐBSH và 3% diện tích ven biển khác sẽ bị ngập nước. Như  vậy, BĐKH tại Việt Nam sẽ tác động mạnh đến quá trình tái cơ cấu xuất khẩu hàng hóa  của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp trên các phương diện như: đầu tư  cho việc chuyển đổi cơ  cấu sản phẩm, vùng sản xuất, tìm kiếm và đầu tư  vào công  nghệ thân thiện với môi trường… 2.3.2. Các yếu tố trong nước ­ Yếu tố thể chế ­ luật pháp trong nước: Hệ thống pháp luật nói chung của Việt  Nam hiện vẫn còn thiếu cụ  thể, rõ ràng, nhiều văn bản thiếu tính khả  thi; tính  ổn định   của hệ thống quy phạm còn yếu. Văn bản luật chủ yếu vẫn mang tính chất định khung,  khó áp dụng trực tiếp vào các trường hợp cụ thể mà phải thông qua các văn bản hướng   dẫn, giải thích. ­ Yếu tố  kinh tế: Việc kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền  kinh tế chưa thật bền vững; Cân đối ngân sách nhà nước còn khó khăn, vẫn còn thất thu,   nợ đọng thuế, cơ cấu chi chưa hợp lý, bội chi ngân sách còn cao, chưa đạt mục tiêu 4,5%  GDP; nợ  Chính phủ  đã vượt giới hạn quy định; Hoạt động đầu tư  phát triển của các  doanh nghiệp nói chung vẫn tiềm  ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, nhất là đầu tư  dài hạn; Chi   phí kinh doanh của doanh nghiệp về vận tải, lãi suất tiền vay,… ở mức cao. ­ Các yếu tố về văn hóa ­xã hội: Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ có tỷ lệ dân số  vàng với tỷ lệ dân số  trong độ tuổi lao động chiếm 54,8% năm 2017. Bên cạnh đó, Việt  Nam đang trong quá trình đô thị  hóa. Mặc dù, tỷ  lệ  dân cư  đô thị  mới chiếm 36% năm   2017, nhưng đang có xu hướng tăng nhanh, tăng bình quân khoảng trên 3%/năm. Đây là  những yếu tố tác động tích cực đến phát triển các ngành kinh tế nói chung và phát triển   các ngành xuất khẩu nói riêng. ­ Yếu tố công nghệtrong nước: Trình độ  phát triển công nghệ  của Việt Nam còn  thấp, trong khi  đầu tư  tài chính cho khoa học công nghệ  chưa vượt quá 1% ngân sách  hàng năm. Lực lượng lao động có trình độ  khoa học­ kỹ thuật còn thiếu so với yêu cầu  phát triển của nhiều ngành. Mối quan hệ  giữa hoạt động khoa học công nghệ  và hoạt   động kinh tế đang bộc lộ những bất cập rõ rệt. ­ Yếu tố cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng  ở Việt Nam vẫn còn yếu kém.Cụ  thể, hệ  thống lưới điện chất lượng thấp, tổn thất điện năng lớn;hạ  tầng các khu công nghiệp  chưa đồng bộ, còn thiếu các công trình hạ  tầng xã hội thiết yếu;hạ  tầng thông tin và  truyền thông phát triển nhanh nhưng độ  phủ  sóng của mạng viễn thông không đồng   đều;công trình kết cấu hạ tầng đa mục tiêu còn ít, hiệu quả đầu tư thấp…  2.3.3. Các yếu tố nội tại của doanh nghiệp Theo kết quả khảo sát của VCCI vào tháng 12/2015, chỉ có 9% doanh nghiệp Việt   Nam tìm hiểu tương đối kỹ  về  Hiệp định TPP (nay là CPTPP); Theo đánh giá của Cục  Xuất nhập khẩu, Bộ  Công Thương, hiện mới có 35% lượng hàng hóa xuất khẩu  của  Việt Nam tận dụng được các  ưu đãi từ  các FTA. Phần lớn doanh nghiêp Vi ̣ ệt Nam qui   mô nhỏ va v ̀ ưa (chi ̀ ếm 97%), khả năng cạnh tranh kém, thiếu vốn, sử  dụng thiết bị lạc 
  20. 20 hậu, sản xuất sản phẩm có giá trị  gia tăng thấp,   khả  năng liên kết yếukém cung nh ̃ ư  chưa co chiên l ́ ́ ược kinh doanh cu thê… ̣ ̉ 2.4. Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ  cấu đầu tư  phát triển xuất khẩu   hàng hóa của Việt Nam  2.4.1.Những kết quả đạt được Thứ  nhất,  nền kinh tế  Việt Nam đã chuyển biến mạnh mẽ  theo mô hình công  nghiệp hóa định hướng xuất khẩu. Thứ  hai, vốn đầu tư phát triển trong nền kinh tế Việt Nam đã có sự chuyển dịch  theo hướng tập trung nhiều hơn vào các ngành, khu vực kinh tế hướng đến gia tăng xuất  khẩu, đặc biệt là các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Thứ  ba,vốn đầu tư  phát triển trong nền kinh tế  Việt Nam đã có sự  chuyển dịch  theo hướng gia tăng của khu vực, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài   vào phát triển sản xuất và kinh doanh hàng hóa xuất khẩu đã tạo ra sự tăng trưởng xuất  khẩu hàng hóa một cách mạnh mẽ. Thứ  tư,các doanh nghiệp trong các ngành kinh tế  tham gia xuất khẩu chính của   Việt Nam đã tích cực đầu tư vào phát triển xuất khẩu hàng hóa. Thứ năm,các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa Việt Nam đã quan tâm hơn đến các  hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. Nguyên nhân chủ yếu của những kết quả đạt được ­ Chủ trương phát triển xuất khẩu hàng hóa và hội nhập kinh tế quốc tế kịp thời   của Chính phủ, sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, của các cấp, ngành. ­ Quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế  thế  giới ngày càng được tăng cường mạnh   mẽ, các liên kết kinh tế song phương, khu vực và đa phương trở thành một trong những   nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế khu vực và thế giới. ­ Xu thế phát triển tất yếu ở hầu hết các lĩnh vực công nghiệp sản xuất hàng hóa  xuất khẩu là khu vực tư nhân dần thay thế khu vực nhà nước. ­ Những đổi mới trong cơ  chế  quản lý xuất nhập khẩu, mở  cửa thị  trường, môi  trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, cạnh tranh minh bạch,  bình đẳng hơn giữa  các thành phần kinh tế… ­ Ứng dụng khoa học và đổi mới công nghệ có  bước tiến bộ, nhất là trong các lĩnh  vực nông nghiệp, xây dựng, y tế, thông tin và truyền thông. ­ Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, năng lượng, hạ tầng thương mại được tập  trung đầu tư xây dựngvà đưa vào sử dụng và đã góp phần tích cực phát triển kinh tế ­ xã hội  và phát triển xuất khẩu hàng hóa. ­ Lạm phát được kiểm soát, kinh tế vĩ mô cơ  bản ổn định;tỉ  giá, thị trường ngoại  hối ổn định;cán cân thanh toán quốc tế thặng dư và dự trữ ngoại hối tăng cao. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2