intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Hành vi tự hủy hoại bản thân của vị thành niên ở các đô thị phía Nam, Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học "Hành vi tự hủy hoại bản thân của vị thành niên ở các đô thị phía Nam, Việt Nam" được nghiên cứu với mục tiêu: Chỉ ra được thực trạng hành vi tự hủy hoại của VTN các đô thị phía Nam, Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi này. Từ đó, đề xuất và thực nghiệm biện pháp phòng ngừa hành vi tự hủy hoại bản thân của VTN ở các đô thị phía Nam, Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Hành vi tự hủy hoại bản thân của vị thành niên ở các đô thị phía Nam, Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MAI MỸ HẠNH HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI BẢN THÂN CỦA VỊ THÀNH NIÊN Ở CÁC ĐÔ THỊ PHÍA NAM, VIỆT NAM Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 62 31 04 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Tp. Hồ Chí Minh - 2024
  2. Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. HUỲNH VĂN SƠN 2. PGS.TS. TRẦN THỊ THU MAI Phản biện 1: PGS.TS. BÙI THỊ HỒNG THÁI ……………………………….. Phản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN THỊ HẰNG PHƯƠNG ……………………………….. Phản biện 3: TS. TRẦN THỊ PHƯƠNG ……………………………….. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại:……….................…………………………………… vào …………giờ……….ngày……….tháng………năm………. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Đại học Sư phạm TP.HCM - Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hầu như bất kỳ người nào cũng đã từng thực hiện hành vi tự hủy hoại tại một thời điểm nào đó trong cuộc sống. Hành vi này bao gồm: cố ý gây hại cho bản thân về mặt thể chất (cắt, đập đầu vào một thứ gì đó, tự đốt bản thân, đấm vào tường), tham gia vào hành động nguy hiểm (bài bạc, quan hệ tình dục không an toàn, và lạm dụng chất kích thích), sở hữu mối quan hệ tình cảm lệch lạc và bỏ bê sức khỏe của bản thân. Trên thế giới, các nghiên cứu cho thấy khoảng 4% người trưởng thành trong các mẫu phi lâm sàng cho biết đã từng tự gây thương tích vào một thời điểm nào đó trong đời, thì thanh thiếu niên cho biết tỷ lệ này cao hơn đáng kể (Klonsky ED, Oltmanns TF, Turkheimer E., 2003; Brown RC, Plener PL., 2017). Có bằng chứng cho thấy việc cố tình tự làm hại bản thân đã trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây. Một số nghiên cứu đã tìm thấy tỷ lệ tự làm hại bản thân cao hơn ở những người thuộc thế hệ (E. David Klonsky và cộng sự, 2003). Đặc biệt, các đô thị phía Nam, Việt Nam là trung tâm công nghiệp, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, tài chính, ngân hàng, logistics, văn hóa, y tế và giáo dục của Việt Nam. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng là khu vực thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước từ các dự án FDI, khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động. Hiện nay các đô thị phía Nam đang phải đối mặt với nhiều “rào cản”, thách thức như tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân bị chậm lại kể từ khi dịch Covid-19 xảy ra. Điều này cũng ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, trong đó có công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em, vị thành niên. Giáo dục là quốc sách hàng đầu để thúc đẩy một vùng lãnh thổ phát triển. Quan tâm nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sớm từ các vùng này là điều cần thiết vì cần liên kết với nhau chặt chẽ hơn giữa vấn đề phát triển con người và kinh tế bền vững để tạo ra sự đồng bộ với mục tiêu phát triển chung, hướng đến sự phát triển bền vững tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Căn cứ vào thực tiễn và tình hình nghiên cứu về vấn đề này tại Việt Nam, đề tài “Hành vi tự huỷ hoại bản thân của vị thành niên ở các đô thị phía Nam, Việt Nam” được xác lập. 2. Mục tiêu đề tài Chỉ ra được thực trạng hành vi tự hủy hoại của VTN các đô thị phía Nam, Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi này. Từ đó, đề xuất và thực nghiệm biện pháp phòng ngừa hành vi tự hủy hoại bản thân của VTN ở các đô thị phía Nam, Việt Nam. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lí luận về hành vi tự hủy hoại bản thân của VTN. - Xác định thực trạng biểu hiện hành vi tự hủy hoại bản thân của VTN ở các đô thị phía Nam, Việt Nam và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tự hủy hoại bản thân của VTN ở các đô thị phía Nam, Việt Nam. - Đề xuất một số biện pháp phòng ngừa hành vi tự hủy hoại bản thân của VTN ở các đô thị phía Nam, Việt Nam và tiến hành thực nghiệm điển hình một biện pháp dựa trên kết quả khảo sát về tính cần thiết, tính khả thi từ các nhà giáo dục, nhà tâm lý học. 4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Biểu hiện, mức độ hành vi tự hủy hoại ở VTN và các biện pháp phòng ngừa hành vi này ở VTN. 4.2. Khách thể nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu chính: vị thành niên ở các đô thị phía Nam, Việt Nam. - Khách thể nghiên cứu bổ trợ: giáo viên, cán bộ quản lý, nhà tâm lý học, bác sĩ tâm thần, phụ huynh.
  4. 2 5. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Chỉ nghiên cứu biểu hiện về mặt hành vi tự hủy hoại theo tiếp cận hoạt động (hành vi bên trong, hành vi bên ngoài) và nghiên cứu biểu hiện hành vi tự hủy hoại bản thân không nghiên cứu các vấn đề liên quan đến tự sát. - Phạm vi về địa bàn: + Nghiên cứu thực trạng tiến hành trên một số đô thị, phía Nam dựa trên phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. + Nghiên cứu thực nghiệm tiến hành khu vực TP. Hồ Chí Minh dựa trên phương pháp chọn mẫu thuận tiện. - Phạm vi về khách thể: Chỉ nghiên cứu trên vị thành niên đang học tập tại các trường Trung học. 6. Giả thuyết nghiên cứu - Biểu hiện ở suy nghĩ gây tổn tại tâm lý có mức độ cao hơn so với các hành vi tự làm hại chính cơ thể mình, hành vi bỏ bê bản thân của VTN các đô thị phía Nam, Việt Nam. - Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tự hủy hoại của VTN chủ yếu xuất phát từ các vấn đề liên quan đến việc giải tỏa những CX tiêu cực ở chính bản thân như sự thất vọng về bản thân, muốn mọi người chú ý hoặc hiểu nỗi đau của họ. - Các biện pháp phòng ngừa hành vi tự hủy hoại có mức độ cao về tính cần thiết và tính khả thi. Hai biện pháp được tiến hành thực nghiệm minh chứng được tính khả thi của các biện pháp này trong thực tiễn. 7. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu 7.1. Cách tiếp cận Hành vi tự hủy hoại bản thân được các nhà nghiên cứu trên thế giới nghiên cứu dựa trên sự tiếp cận từ nhiều quan điểm để có thể phân tích toàn diện, hệ thống và cấu trúc về vấn đề này. Ngoài tiếp cận cơ bản trong nghiên cứu khoa học như quan điểm hệ thống - cấu trúc, quan điểm lịch sử và quan điểm thực tiễn thì luận án kế thừa và phối hợp chủ yếu các tiếp cận sau trong nghiên cứu này tại Việt Nam, bao gồm: Quan điểm phát triển; Quan điểm nhận thức; Quan điểm hành vi học 7.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng 6 phương pháp nghiên cứu, bao gồm: Phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, phương pháp phỏng vấn, nghiên cứu trường hợp điển hình, phương pháp thống kê toán học. 8. Những đóng góp mới của đề tài Luận án có những đóng góp mới trong vấn đề nghiên cứu này tại Việt Nam như sau: - Về cơ sở lý luận: hệ thống hóa được các công trình nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước; trình bày được các biểu hiện hành vi tự hủy hoại bản thân ở vị thành niên dựa trên tiếp cận của Tâm lý học hoạt động (hành vi bên trong và hành vi bên ngoài). - Về nghiên cứu thực trạng: luận án tiến hành nghiên cứu tại 6 tỉnh (Tp. Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Long An, Kiên Giang, Tây Ninh) và 2 Tp. (Tp. Hồ Chí Minh và Cần Thơ), trong đó hành vi tự hủy hoại của VTN lần đầu được nghiên cứu tại Sóc Trăng, Cần Thơ, Long An, Kiên Giang, Tây Ninh. - Về đề xuất các biện pháp: có 7 biện pháp được đề xuất và 2 biện pháp được tiến hành thực nghiệm cho thấy có hiệu quả trong việc phòng ngừa hành vi này ở VTN các đô thị phía Nam, Việt Nam góp phần vào công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh trong bối cảnh hiện nay.
  5. 3 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI BẢN THÂN CỦA VỊ THÀNH NIÊN Chương này sẽ trình bày tổng quan về tình hình nghiên cứu về hành vi tự huỷ hoại trong và ngoài nước, trình bày cơ sở lý luận về hành vi tự huỷ hoại bản thân bao gồm khái niệm, phân loại, biểu hiện, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi này, đặc điểm tâm lý ở VTN và biểu hiện hành vi tự huỷ hoại bản thân ở VTN. 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về hành vi tự huỷ hoại Trong 20 năm qua, vấn đề nghiên cứu về tự hủy hoại được các nhà nghiên cứu trên thế giới rất quan tâm, nhiều công trình được thực hiện thông qua các phương pháp nghiên cứu lý luận và phương pháp nghiên cứu thực tiễn có thể khái quát lại 3 nhóm nghiên cứu chính: 1.1.1. Các nghiên cứu về biểu hiện và mức độ hành vi tự hủy hoại của vị thành niên Trong vấn đề nghiên cứu về biểu hiện hành vi tự hủy hoại, tiếp cận đầu tiên là các nhà nghiên cứu phân tích rõ các biểu hiện có liên quan và cố gắng phân biệt giữa hành vi tự sát và hành vi tự hủy hoại. Vào cuối những năm 1930, Karl Menninger đầu tiên đã mô tả một hiện tượng được gọi là “Hội chứng cắt cổ tay”. Năm 1952, Erwin Stengel đã giới thiệu khái niệm “cố gắng tự tử” nhưng phân biệt với “hành vi tự sát”, “có chủ ý tự đầu độc” và “cố ý tự gây thương tích”. Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần DSM - 5 của APA đã đưa ra phân loại cùng các tiêu chuẩn chẩn đoán riêng biệt cho tự làm tổn thương. Trong phần tổng quan các nghiên cứu trên thế giới này, luận án sẽ chủ yếu tập trung vào tự hủy hoại (Self - harm) hoặc cố ý tự hủy hoại (Deliberate self - harm). 1.1.1.1. Nghiên cứu về biểu hiện hành vi tự hủy hoại của vị thành niên Trên thế giới, nghiên cứu về biểu hiện hành vi tự hủy hoại thường được nghiên cứu song hành với mục tiêu xác định mức độ tự hủy hoại bản thân. De Leo và Heller (2004), vấn đề tự hủy hoại có nguy cơ xuất hiện nhiều hơn ở lứa tuổi VTN (Hawton, Bergen, Casey, Simkin, Palmer, Cooper, J., ... và Owens, 2007). Hawton, Bergen, Kapur, Cooper, Steeg, Ness, và Waters (2012) tiến hành phân tích đa biến cho thấy rằng sự lặp lại có liên quan đến tuổi tác, hành vi tự cắt, tự gây hại trước đó và điều trị tâm thần. Người bệnh luôn có khuynh hướng làm chính bản thân mình bị đau. Họ sẵn sàng dùng dao cắt vào tay chân, bứt tóc, đốt da hoặc cào cấu cơ thể, đấm tay vào tường… Riêng với nghiên cứu của tác giả Huỳnh Văn Sơn và cs (2017), còn nghiên cứu các biểu hiện tự hủy hoại theo nghĩa rộng hơn bao gồm cả những suy nghĩ bi quan, tự hạ thấp bản thân và cho phép người khác làm tổn thương CX của mình… 1.1.1.1. Nghiên cứu về mức độ hành vi tự hủy hoại của vị thành niên Các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào việc khái quát tỉ lệ % và có khá ít các công trình đề cập đến các mức độ cụ thể. Vì vậy, trong phần tổng quan này sẽ khái quát các nghiên cứu về mức độ VTN tự hủy hoại bản thân qua các số liệu %. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy mức độ VTN tự hủy hoại có mức độ từ 6% trở lên, mức độ thể hiện khác nhau trong các nghiên cứu trên nhiều quốc gia. Đặc biệt, khi nghiên cứu về mức độ hành vi tự hủy hoại, các nhà nghiên cứu trên thế giới còn quan tâm đến việc chỉ ra mức độ tái diễn hành vi này ở VTN trong nhiều năm. Phân tích đa biến cho thấy rằng sự lặp lại có liên quan đến tuổi tác, hành vi tự cắt, tự gây hại trước đó và điều trị tâm thần. Có sự gia tăng rõ rệt hành vi này và các phát hiện chỉ ra rằng độ tuổi bắt đầu tự hủy hoại đang giảm dần, có xu hướng trẻ hóa. Tự hủy hoại là một mối quan tâm lớn về sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là ở thanh thiếu niên. Theo Matthew K. Nock (2009) cho thấy tỷ lệ tự hại này đang tăng lên hoặc có những sai lệch báo cáo giữa những người trưởng thành khiến họ phủ nhận tiền sử tự hại hoặc cả hai. Ngoài ra, tình hình nghiên cứu sự khác biệt
  6. 4 giữa nam và nữ trong mức độ tự hủy hoại bản thân. Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng xu hướng tự hủy hoại ở nữ cao hơn nam (Madge, Hewitt, Hawton, Wilde, Corcoran, Fekete, ... và Ystgaard, 2008); Tại Việt Nam, nghiên cứu về mức độ hành vi tự hủy hoại cũng được quan tâm trong những năm gần đây, tuy nhiên các nghiên cứu chưa nhiều. Có thể đề cập đến điều tra Quốc gia về VTN và Thanh niên Việt Nam (gọi tắt là SAVY 1 và SAVY 2) dưới sự tài trợ, hướng dẫn về kỹ thuật của các tổ chức: UNFPA, UNICEF, WHO, CDC, và VNAIDS. Những nghiên cứu trên có đóng góp quan trọng cho các nghiên cứu tiếp nối đặc biệt là kế thừa các biểu hiện về tự hủy hoại, các quan điểm ban đầu cho thấy tự làm hại bản thân và cố gắng tự tử thường là được sử dụng thay thế cho nhau và phần lớn của nghiên cứu cho thấy rằng tự hủy hoại trong hầu hết các trường hợp thường có không liên quan gì đến ý định tự tử, tuy nhiên có thể dẫn đến kết quả bất lợi bao gồm lặp lại sự tự hại, dẫn đến tự tử, bệnh tật về sức khỏe tâm thần, chất lượng học tập và cuộc sống suy giảm. Các nghiên cứu về mức độ tự hủy hoại đều cho thấy rằng tỷ lệ tự hủy hoại có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt là ở VTN. Điều này cho thấy rằng các can thiệp có mục tiêu trong các giai đoạn chuyển tiếp quan trọng đối với thanh niên là cần thiết. Xu hướng tự hủy hoại cũng diễn ra ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới, giới tính nữ được xác định là yếu tố dự báo quan trọng của hành vi tự hủy hoại. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về biểu hiện và mức độ tự hủy hoại bắt đầu được quan tâm nghiên cứu từ 2017 đến nay, tuy nhiên các nghiên cứu đều gặp khó khăn trong việc chuẩn hóa công cụ đo lường, thông thường được tiến hành bằng bảng hỏi tự báo cáo và phương pháp phỏng vấn sâu. Trên cơ sở này, đề tài kế thừa các biểu hiện tự hủy hoại bản thân và cũng quan tâm nghiên cứu sự khác biệt giữa VTN nữ và nam trong các biểu hiện tự hủy hoại. 1.1.2. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tự hủy hoại ở vị thành niên Nghiên cứu về nguyên nhân hoặc các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tự hủy hoại được khá nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm. Các vấn đề thường được các nhà nghiên cứu đề cập bao gồm tự hủy hoại có mối quan hệ với các vấn đề sức khỏe tâm thần; tổn thương thời thơ ấu; đặc điểm tâm lý lứa tuổi VTN; hành vi lệch chuẩn; môi trường sống và các yếu tố thuộc về thế giới nội tâm của VTN mà chủ yếu là nhằm giải tỏa các CX tiêu cực, tổn thương. Ngoài ra, cũng có một số yếu tố được đề cập như vấn đề giấc ngủ, sự phát triển của kỹ thuật số và mạng xã hội. 1.1.3. Các nghiên cứu về các chiến lược phòng ngừa hành vi tự huỷ hoại Vấn đề nghiên cứu về các chiến lược phòng ngừa hành vi tự hủy hoại được quan tâm khá nhiều trên thế giới từ khoảng năm 2000 đến nay. Các chiến lược phòng ngừa hành vu tự hủy hoại tập trung ở các hướng chiến lược quan trọng được áp dụng để can thiệp và phòng ngừa hành vi tự hủy hoại trong số VTN như giáo dục và nâng cao nhận thức, chăm sóc sớm và can thiệp, hỗ trợ môi trường, nâng cao kỹ năng sống và cách ứng phó, hỗ trợ cộng đồng, giám sát và theo dõi sau can thiệp, hợp tác với truyền thông. Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy nghiên cứu hành vi tự hủy hoại rất được các nhà nghiên cứu Tâm lý học quan tâm trong vòng 20 năm trở lại đây. Các nghiên cứu đã chỉ ra các biểu hiện cụ thể của tự hủy hoại bản thân bao gồm các hành vi như cắt da, đốt da, cào cấu, giựt tóc, tự đấm mình, tự đầu độc, ... thực hiện các hành vi khác gây tổn thương cho cơ thể để lại các dấu hiệu và cả hậu quả về thể chất. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn mở rộng tự hủy hoại bản thân liên quan đến vấn đề sức khỏe tâm thần bao gồm những suy nghĩ tự tin, mặc cảm, bi quan, dằn dặt bản thân... Các mức độ hành vi tự hủy hoại bản thân được nghiên cứu rất nhiều và cung cấp nhiều dữ liệu cho thấy xu hướng ngày càng gia tăng hành vi này trong bối cảnh phát triển kỹ thuật số và mạng xã hội, đặc biệt là xu hướng trẻ hóa ở VTN. Điều này càng khẳng định tính cấp thiết của đề tài trong bối cảnh xã hội ở Việt Nam khi trong vòng từ 20 năm trở lại đây có rất ít
  7. 5 nghiên cứu về vấn đề này. Các dữ liệu khảo sát về vấn đề này chỉ mới tập trung tại hai Tp. Hồ Chí Minh và Bình Dương. Chính vì vậy, vấn đề nghiên cứu này cần được quan tâm nhiều hơn, sẽ có đóng góp tích cực cho công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần của vị thành niên tại các đô thị phía Nam, Việt Nam. 1.2. Lý luận về hành vi tự huỷ hoại 1.2.1. Khái niệm hành vi tự huỷ hoại Từ các quan điểm khác nhau về hành vi tự hủy hoại, có thể khái quát lại hai quan điểm chính mà các nhà nghiên cứu đã tiếp cận: - Quan điểm thứ nhất xem xét hành vi tự hủy hoại theo nghĩa rộng (self - harm) bao hàm tất cả các hành vi gây tổn hại về mặt tinh thần như bỏ bê bản thân, vô trách nhiệm với chính bản thân, không chăm sóc bản thân, hành vi nguy hiểm cho thể chất như nghiện ngập, cờ bạc, quan hệ tình dục không an toàn; bao hàm cả những hành vi gây tổn thương trên chính cơ thể mình như tự cắt, tự cắn mình, cào, cấu, tự đập bản thân, ăn hoặc uống gây nguy hiểm… - Quan điểm thứ hai xem xét hành vi tự hủy hoại là những hành vi gây ra thương tích cho chính bản thân mình, làm tổn thương trên chính thân thể mình. Quan điểm này trùng với định nghĩa về hành vi tự gây thương tích không có ý định tự sát (NSSI). Như vậy, có thể cho rằng hành vi tự gây thương tích là một phạm trù của hành vi tự hủy hoại và nó cũng được hiểu là hành vi tự hủy hoại theo nghĩa hẹp. Xuất phát từ những phân tích trên, đề tài này quan niệm hành vi tự hủy hoại theo nghĩa rộng là những hành vi cố ý tự làm tổn thương về mặt thể xác và tinh thần. Tự hủy hoại được định nghĩa là bất kỳ hành động nào gây tổn thương tâm lý hoặc thể chất mà không có ý định tự sát (Sebree và Popkess Vawter 1991; Huỳnh Văn Sơn và cộng sự, 2017). 1.2.2. Phân loại các hành vi tự huỷ hoại Từ các quan điểm phân loại trên, trong phạm vi luận án xác định: Hành vi tự hủy hoại được nghiên cứu trong luận án là hành vi tự thương - tự làm tổn thương mà không có ý định tự tử, thuộc loại tự hủy hoại thúc đẩy, là các hành vi trực tiếp gây tự hại bản thân về mặt thể chất và tinh thần. 1.2.3. Biểu hiện của hành vi tự huỷ hoại Căn cứ vào các cách tiếp cận của APA và A. N. Leonchev, tác giả phân loại hành vi theo hướng hành vi bên trong và hành vi bên ngoài dựa vào tổng quan nghiên cứu vấn đề cho thấy các nhà tâm lý học đã chỉ ra mối liên hệ giữa yếu tố nhận thức, cảm xúc đối với việc thực hiện các hành vi tự làm tổn thương mình. - Hành vi bên trong: là hệ thống đời sống tâm lý của con người có liên quan đến việc thực hiện hành vi bên ngoài, phần cốt lõi nhất là nhận thức, đời sống tình cảm. - Hành vi bên ngoài: là chuỗi hành động được tiến hành trong thực tiễn, được quan sát được bằng thành phần cảm tính có mối quan hệ với hành vi bên trong. Đề tài phân tích biểu hiện hành vi tự hủy hoại trên 2 phương diện: - Biểu hiện bên trong của hành vi tự hủy hoại: là hệ thống đời sống tâm lý của con người có liên quan đến việc thực hiện hành vi bên ngoài, phần cốt lõi nhất là nhận thức, đời sống tình cảm liên quan đến hành vi tự hủy hoại. - Biểu hiện bên ngoài của hành vi tự hủy hoại: là các hành động tự huỷ hoại bản thân được thực hiện trong thực tiễn, được quan sát bằng thành phần cảm tính có mối quan hệ với nhận thức, đời sống tình cảm liên quan đến hành vi tự hủy hoại. 1.2.3.1. Biểu hiện bên trong của hành vi tự huỷ hoại Người tự hủy hoại trải qua 5 giai đoạn với các biểu hiện về mặt nhận thức, xúc cảm: Giai đoạn 1: Phủ định những kinh nghiệm đã trải qua
  8. 6 Giai đoạn 2: Quan niệm sai lầm về bản thân, cuộc sống hay cá nhân khác Giai đoạn 3: Sự sợ hãi và cảm giác bất an Giai đoạn 4: Một chiến lược thích nghi không tốt nhằm bảo vệ bản thân Giai đoạn 5: Một tính cách để ẩn dấu tất cả tổn thương ở tuổi trưởng thành Đang trong tuổi trưởng thành, một người trẻ tuổi tự hủy hoại có lẽ không muốn công khai sự sợ hãi, mâu thuẫn và tự hủy hoại. Do đó, họ đeo một “chiếc mặt nạ” để che dấu với quan niệm: “Tất cả mọi thứ đều nằm trong sự kiểm soát của tôi và tôi chỉ hành động theo cách này bởi vì tôi muốn” hay “Nó chỉ là một chút niềm vui” hoặc “Tôi mạnh dạn và liều lĩnh”, cũng có thể là “Tôi là một kẻ nổi loạn như vậy”. Nói cách khác, người tự hủy hoại nhận thức hành vi của mình là tích cực chứ không phải là một phản ứng kinh khủng bên trong họ. (Theo LifeSIGNS - Self-Injury Guidance và Network Support) Từ các quan điểm trên, việc xác định các quan điểm về nhận thức và CX của cá nhân trước, trong và sau khi thực hiện tự hủy hoại có ý nghĩa quan trọng để làm rõ hành vi tự huỷ hoại theo đúng cấu trúc tâm lý và theo phân loại về hành vi bên trong và hành vi bên ngoài đã được xác lập. Luận án sẽ nghiên cứu cá nhân có suy nghĩ, quan điểm như thế nào về bản thân, cuộc sống và về hành vi tự hủy hoại và các trạng thái cảm xúc của họ trước, trong và sau khi thực hiện hành vi hủy hoại bản thân. 1.2.3.2. Biểu hiện bên ngoài của hành vi tự huỷ hoại Luận án xác lập các biểu hiện hành vi tự hủy hoại gồm có: - Các hành vi tự làm hại chính cơ thể mình: cắt, cắn, cào, đốt, đánh, ngắt bản thân, kéo tóc, treo cổ hoặc bóp cổ, nhảy từ trên cao, điện giật, … và một số hành vi khác (Young, Van Beinum, Sweeting và West (2007); (Favazza, 1996; Klonsky và Muehlenkamp, 2007; Nockvà Prinstein, 2004; Whitlock và 2008). - Một số hành vi bỏ bê bản thân: không chú ý đến sức khỏe: ngừng uống thuốc cần điều trị, nhịn ăn, uống thuốc quá liều, ăn chất không tiêu hóa được, không vệ sinh cá nhân, từ chối khi cần được giúp đỡ, … và một số hành vi khác (Madge và cộng sự (2018); UNICEF. - Các suy nghĩ gây tổn tại tâm lý: bi quan về bản thân và cuộc sống, cho phép người khác làm tổn tại đến mình, đổ lỗi cho bản thân, phủ nhận các trách nhiệm… và một số suy nghĩ khác (Laye - Gindhu và Schonert - Reichl, 2005); Huỳnh Văn Sơn và các cộng sự (2018); UNICEF. Các biểu hiện này chỉ nhằm mục đích hủy hoại bản thân, hành vi không được xã hội chấp nhận, gây căng thẳng đáng kể với cuộc sống thường nhật của cá nhân. 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tự huỷ hoại Có hai nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tự hủy hoại bao gồm hai nhóm khách quan và chủ quan: - Nhóm các yếu tố khách quan, bao gồm: + Trải nghiệm các khó khăn từ trong quá khứ hoặc trong cuộc sống hiện đại (lạm dụng, bỏ rơi, bắt nạt, muân thuẫn, kinh tế khó khăn, gia đình ly hôn, mất mát…): cá nhân thực hiện hành vi tự hủy hoại nhằm giảm bớt các đau khổ, căng thẳng xuất phát từ cuộc sống. + Tiếp xúc với hành vi tự hủy hoại một cách không phù hợp (có thành viên gia đình, bạn bè tự hủy hoại, ảnh hưởng từ truyền thông, mạng xã hội…). - Nhóm các yếu tố chủ quan, bao gồm: + Nhu cầu an toàn: Cơ chế phòng vệ của bản thân nhằm lấy lại cảm giác còn tồn tại, tự chủ, xoa diệu bớt những CX tiêu cực. + Nhu cầu thuộc về: Muốn trở thành một thành viên của nhóm, không muốn đi ngược lại với “trào lưu”, quy tắc của nhóm; Mong muốn nhận được sự chú ý, quan tâm từ người khác. + Nhu cầu thể hiện: Khám phá, muốn trải nghiệm thử thách, cảm giác mới lạ
  9. 7 + Nhận thức sai lệch: Xem đó là một phương thức thể hiện bản thân, hoặc tự đổ lỗi cho bản thân mình bằng cách trừng phạt tâm lý và thể chất của chính mình. 1.3. Đặc điểm tâm lý vị thành niên và các yếu tố nguy cơ tự huỷ hoại gắn với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của vị thành niên Giai đoạn này có nhiều biến động và thay đổi về nhận thức, cảm xúc – tình cảm và nhân cách, khủng hoảng tuổi dậy thì và nhu cầu khẳng định bản thân, tính cách bốc đồng, khó quản lý cảm xúc nên dẫn đến nguy cơ về vấn đề sức khỏe tâm thần. 1.4. Biểu hiện và mức độ hành vi tự huỷ hoại ở vị thành niên 1.4.1. Biểu hiện bên trong của hành vi tự huỷ hoại ở vị thành niên Theo tác giả Huỳnh Văn Sơn và cộng sự (2017), biểu hiện bên trong của hành vi xuất phát từ cơ sở nhận thức và thái độ - xúc cảm, tình cảm của cá nhân. Nhận thức sai lệch, thái độ tiêu cực có nguy cơ thúc đẩy hành vi tự hủy hoại ở VTN. Đồng thời, kế thừa quan điểm của các tác giả trên thế giới, có những nghiên cứu điển hình về tự hủy hoại của VTN (Nock và cộng sự, 2006); (Madge và cộng sự, 2018); Hawton và cộng sự (2002). Trên cơ sở này, tác giả kế thừa khung lý thuyết và xác lập 15 biểu hiện về mặt nhận thức ở vị thành niên, trong đó 5 biểu hiện đầu tiên tập trung vào nhận thức về tự hủy hoại và 5 biểu hiện tiếp theo là sự tự nhận thức bản thân, 5 biểu hiện cuối là liên quan đến nhận thức về cuộc sống và người khác. Mặt xúc cảm tình cảm là cơ chế tâm lý, yếu tố liên quan trực tiếp đến hành vi tự hủy hoại. Đề tài xác định các trạng thái CX diễn ra trước, trong và sau khi hủy hoại bản thân góp phần lý giải những động cơ bên trong của hành vi này ở VTN. Điều này có ý nghĩa quan trọng để nhà nghiên cứu lý giải và đề xuất các biện pháp phòng ngừa phù hợp. 1.4.2. Biểu hiện bên ngoài của hành vi của tự huỷ hoại ở vị thành niên Danh mục các hành vi gây tổn thương để tự hủy hoại ở VTN bao gồm: - Các hành vi tự làm hại chính cơ thể mình: VTN tiến hành cắt, cắn, cào, đốt các bộ phận trên cơ thể (cổ tay, chân, bụng, đầu), đánh hoặc đập vào mình và vào đầu hoặc các bộ phận khác trên cơ thể, ngắt bản thân, kéo tóc, nhổ tóc, treo cổ hoặc bóp cổ, nhảy từ trên cao, điện giật, … và một số hành vi khác (Young, Van Beinum, Sweeting và West (2007); (Favazza,1996; Klonsky và Muehlenkamp, 2007; Nockvà Prinstein, 2004; Whitlock và 2008). - Một số hành vi bỏ bê bản thân: VTN cố tình thực hiện các hành vi không chú ý đến sức khỏe để hủy hoại bản thân như ngừng uống thuốc cần điều trị, nhịn ăn, uống thuốc quá liều, ăn chất không tiêu hóa được, không vệ sinh cá nhân, từ chối khi cần được giúp đỡ, cố tình không mang áo mưa khi trời mưa để làm mình bệnh, cố tình tham gia giao thông lạng lách nguy hiểm và không đội mũ bảo hiểm… và một số hành vi khác (Madge và cộng sự (2018); UNICEF. - Các suy nghĩ gây tổn tại tâm lý: các suy nghĩ này có thể quan sát được qua hành vi bên ngoài như thể hiện sự bi quan về bản thân và cuộc sống, cho phép người khác làm tổn tại đến mình, tự đổ lỗi cho bản thân, phủ nhận các trách nhiệm… và một số suy nghĩ gây tổn hại tâm lý khác (Laye - Gindhu và Schonert - Reichl, 2005); Huỳnh Văn Sơn và các cộng sự (2018); UNICEF. Biểu hiện hành vi hủy hoại bản thân ở VTN còn thể hiện ở tần suất thực hiện trong ngày, trong năm, nơi thực hiện, thực hiện một mình hay cùng nhóm, hành vi này được công khai hay che giấu, hành vi chủ động hay hành vi thụ động, mức độ nguy hiểm của hành vi như đã từng nhập viện, điều trị, cấp cứu hay cận kề với cái chết. 1.4.3. Các mức độ hành vi tự huỷ hoại ở vị thành niên Đề tài xác lập có 5 mức độ hành vi tự hủy hoại ở vị thành niên như sau: - Mức độ có ý định tự hủy hoại: vị thành niên không bao giờ thực hiện hành vi tự hủy hoại nhưng trong vòng 1 năm trở lại họ có suy nghĩ và ý định tự hủy hoại mình.
  10. 8 - Có dấu hiệu tự hủy hoại: vị thành niên thực hiện hiếm khi trong 1 năm gần nhất, để lại hậu quả không nghiêm trọng. - Tự hủy hoại ở mức độ nhẹ: vị thành niên thực hiện thỉnh thoảng trong 1 năm, để lại hậu quả ít nghiêm trọng. - Tự hủy hoại ở mức trung bình: vị thành niên thực hiện thường xuyên trong 1 năm, để lại hậu quả nghiêm trọng. - Tự hủy hoại ở mức cao: vị thành niên thực hiện rất thường xuyên để lại hậu quả rất nghiêm trọng. Hai mức độ có ý định tự huỷ hoại và có dấu hiệu tự huỷ hoại sẽ được sử dụng nghiên cứu sàng lọc, 3 mức độ còn lại sẽ sử dụng trong nghiên cứu chính thức của luận án này. CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Giới thiệu về khách thể và địa bàn nghiên cứu 2.1.1. Địa bàn nghiên cứu Luận án tiến hành nghiên cứu tại 6 tỉnh (Tp. Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Long An, Kiên Giang,Tây Ninh) và 2 Tp. (Tp. Hồ Chí Minh và Cần Thơ). 2.1.2. Khách thể nghiên cứu Với 3500 phiếu hỏi phát ra, người nghiên cứu thu về được 3480. Qua quá trình xử lý bảng hỏi, cả 3480 phiếu đạt yêu cầu đảm bảo cung cấp dữ liệu nghiên cứu đáng tin cậy cho đề tài. Trong 3480 khách thể được khảo sát sàng lọc lần 1 có 2064 VTN là HS THCS và 1416 HS THPT. Về giới tính, có 1437 (41.3%) là nam và 2040 (58.7%) là nữ. Sau khi sàng lọc lần 1, khách thể còn lại bao gồm 1289 VTN [xem phụ lục] sau đó số lượng khách thể này sẽ tham gia sàng lọc lần 2. Sau khi sàng lọc lần 2, khách thể nghiên cứu chính thức của đề tài bao gồm 213 VTN [xem chi tiết ở phụ lục] được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2.1. Khách thể nghiên cứu chính thức Phân bố Tần số Tỉ lệ (%) Tỉnh TP Hồ Chí Minh 67 31.5 Sóc Trăng 2 0.9 Bình Dương 9 4.2 Cần Thơ 10 4.7 Đồng Nai 22 10.3 Long An 41 19.2 Kiên Giang 50 23.5 Tây Ninh 12 5.6 Bậc học THCS 85 39.9 THPT 128 60.1 Giới tính Nam 63 29.6 Nữ 150 70.4 Học lực gần nhất Giỏi 85 39.9 Khá 83 39.0 Trung bình 44 20.7 Yếu 1 0.5 Kém Tổng 213 2.2. Tổ chức nghiên cứu
  11. 9 2.2.1. Nghiên cứu lý luận 2.2.1.1. Mục đích nghiên cứu lý luận - Tổng quan lịch sử các nghiên cứu về hành vi tự hủy hoại ở VTN. - Hệ thống hoá một số lý luận cơ bản về hành vi tự hủy hoại của VTN các đô thị phía Nam, Việt Nam. - Từ khung lý luận và các khái niệm công cụ xác lập quan điểm chủ đạo trong việc nghiên cứu về hành vi tự hủy hoại của VTN các đô thị phía Nam, Việt Nam. 2.2.1.2. Nội dung nghiên cứu lý luận - Tổng quan các nghiên cứu về lý thuyết hành vi tự hủy hoại, các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng, các mô hình phòng ngừa hành vi tự hủy hoại. - Xây dựng cơ sở lý luận về hành vi, hành vi tự hủy hoại, biểu hiện hành vi tự hủy hoại, đặc điểm tâm lý của VTN và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi này. - Xác định các biểu hiện và mức độ tự hủy hoại của VTN các đô thị phía Nam, Việt Nam trên các quan điểm lý luận được xác lập trên. 2.2.1.3. Phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu văn bản và tài liệu. Phương pháp này được thực hiện thông qua các thao tác cụ thể như: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa lý thuyết, các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về các vấn đề có liên quan đến hành vi tự hủy hoại của trẻ VTN. 2.2.2. Nghiên cứu thực tiễn 2.2.2.1. Mục đích nghiên cứu thực tiễn - Tìm hiểu thực trạng biểu hiện hành vi tự hủy hoại của VTN ở các đô thị phía Nam, Việt Nam. - Xác định mức độ hành vi tự hủy hoại của VTN ở đô thị phía Nam, Việt Nam. - Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tự hủy hoại của VTN ở các đô thị phía Nam, Việt Nam. - Đề xuất một số biện pháp phòng ngừa hành vi tự hủy hoại của VTN ở các đô thị phía Nam, Việt Nam và tiến hành thực nghiệm điển hình một biện pháp dựa trên kết quả khảo sát về tính cần thiết, tính khả thi từ các nhà giáo dục, nhà tâm lý học. Trên cơ sở đó, đề tài khái quát thực trạng về hành vi tự hủy hoại của VTN các đô thị phía Nam, Việt Nam và đề xuất mô hình phòng ngừa hành vi này góp phần vào việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho VTN Việt Nam hiện nay. 2.2.2.2. Nội dung nghiên cứu thực tiễn - Về thực trạng hành vi tự hủy hoại của VTN ở các đô thị phía Nam, Việt Nam: biểu hiện về mặt tâm lý (nhận thức, thái độ, CX) và biểu hiện về mặt hành vi (các hành vi tự gây thương tích, hành vi bỏ bê bản thân, phương thức thực hiện hành vi tự huỷ hoại). - Về mức độ hành vi tự hủy hoại của VTN ở đô thị phía Nam, Việt Nam: tự đánh giá về mức độ nghiêm trọng của hành vi tự hủy hoại từ phía VTN, đánh giá được mức độ nặng, trung bình, nhẹ của hành vi này của VTN. - Các yếu tố ảnh hưởng bao gồm hai nhóm yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. - Đề xuất ba nhóm biện pháp phòng hành vi tự hủy hoại của VNT các đô thị phía Nam, Việt Nam. + Nhóm biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về hành vi tự hủy hoại. + Nhóm biện pháp 2: Chăm sóc sức khỏe tinh thần cho VTN. + Nhóm biện pháp 3: Tham vấn tâm lý cho VTN có nguy cơ tự hủy hoại. - Thực nghiệm và đánh giá hiệu quả của 2 biện pháp:
  12. 10 + Biện pháp nâng cao nhận thức cho VTN về các biện pháp phòng ngừa, hậu quả của hành vi tự hủy hoại (thuộc nhóm biện pháp 1). + Biện pháp tổ chức các chuyên đề tâm lý, giáo dục kỹ năng sống phòng ngừa hành vi tự hủy hoại của VTN (thuộc nhóm biện pháp 2). 2.2.2.3. Quá trình nghiên cứu thực tiễn a. Giai đoạn thiết kế bảng hỏi b. Giai đoạn khảo sát thử c. Giai đoạn khảo sát chính thức Mục đích: Tìm hiểu thực trạng hành vi tự hủy hoại của VTN ở các đô thị phía Nam, Việt Nam. Nội dung: Đánh giá thực trạng hành vi tự hủy hoại của VTN ở các đô thị phía Nam, Việt Nam xác định làm cơ sở đề xuất biện pháp phòng ngừa hành vi tự hủy hoại. Phương pháp: Điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, nghiên cứu trường hợp, thống kê toán học. d. Giai đoạn thực nghiệm Mục đích: Phòng ngừa hành vi tự hủy hoại của VTN ở các đô thị phía Nam, Việt Nam. Nội dung: Thực nghiệm 2 biện pháp: (1) Biện pháp nâng cao nhận thức cho VTN về các biện pháp phòng ngừa, hậu quả của hành vi tự huỷ hoại. (2) Biện pháp tổ chức các chuyên đề tâm lý, giáo dục kỹ năng sống phòng ngừa hành vi tự hủy hoại của VTN Khách thể: 100 VTN tại trường hai trường THPT ở Tp. HCM (bao gồm lớp 10, 11, 12). Tiến trình thực hiện: Chúng tôi tiến hành qua các bước: - Chọn nghiệm thể, thời gian và địa bàn thực hiện - Xây dựng kế hoạch thực nghiệm - Tổ chức thực hiện - Đánh giá sự thay đổi về nhận thức của VTN đối với hành vi tự hủy hoại và các vấn đề có liên quan đến thái độ sống, kỹ năng sống để phòng ngừa hành vi tự hủy hoại. Hình thức thực nghiệm: báo cáo chuyên đề tâm lý trực tiếp tại lớp học hoặc tại hội trường, cung cấp các thông tin lên cổng thông tin của trường. Thời gian thực hiện: Từ tháng 15/8/2022 - tháng 20/4/2023 2.3. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản và tài liệu Phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu như sách, tạp chí, các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước, các bài viết khoa học… nhằm thu thập những thông tin có liên quan đến luận án. Từ đó, khái quát hóa, hệ thống hóa thành cơ sở lý luận để tiến hành định hướng cụ thể nội dung nghiên cứu, làm cơ sở để thiết kế các công cụ nghiên cứu. 2.3.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi Phương pháp này dùng để xác định thực trạng hành vi tự hủy hoại của VTN các đô thị phía Nam, Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi này trên cơ sở tự đánh giá của VTN. a. Giai đoạn 1: Thiết kế bảng hỏi sàng lọc b. Giai đoạn 2: Thiết kế và hoàn thiện bảng hỏi chính thức c. Giai đoạn 3: Khảo sát ban đầu để thử nghiệm độ tin cậy Mô tả về bảng hỏi chính thức Bảng hỏi bao gồm: *Phần thông tin khách thể khảo sát
  13. 11 Phần này gồm các câu hỏi về thông tin cơ bản của khách thể khảo sát như ở bảng hỏi sàng lọc. *Phần nội dung khảo sát: bao gồm hai phần chính: - Phần 1: Là các câu hỏi về biểu hiện hành vi tự hủy hoại thông qua biểu hiệu về mặt tâm lý và hành vi - Phần 2: Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tự hủy hoại c. Cách thức chấm điểm ở bảng hỏi chính thức Phương pháp điều tra bảng hỏi còn sử dụng để xác định tính cần thiết và tính khả thi, Tp. ưu tiên của các biện pháp phòng ngừa hành vi tự hủy hoại của VTN ở đô thị phía Nam, Việt Nam; khách thể là GV, cán bộ quản lý giáo dục, các chuyên gia tâm lý, bác sĩ tâm thần, các nhà khoa học. Bảng hỏi bao gồm phần thông tin về khách thể và nội dung khảo sát. Bảng 2.2. Cách quy điểm từng câu trong bảng hỏi chính thức Mức độ ĐTB Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Rất Rất nghiêm trọng 4,21 - 5,00 Rất đồng ý Cao Rất thường xuyên nhiều 3,41 - 4,20 Đồng ý Nhiều Khá Thường xuyên Khá nghiêm trọng Trung Trung Nghiêm trọng 2,61 - 3,40 Bình thường Thỉnh thoảng bình bình Không đồng Ít nghiêm trọng 1,81 - 2,60 Ít Thấp Hiếm khi ý Hoàn toàn Không nghiêm 1,00 - 1,80 Rất ít Rất thấp Không bao giờ không đồng ý trọng Mức độ được quy đổi như sau: Bảng 2.3. Cách quy điểm cho mức độ ĐTB Mức độ 128 - 255 Nặng 64 - 127 Trung bình 51 - 63 Nhẹ Ngoài ra, luận án còn sử dụng thêm phương pháp phỏng vấn là phương pháp bổ trợ nhằm có thêm dữ liện để minh chứng cho việc đề xuất các biện pháp, phân tích thuận lợi khó khăn khi thực hiện phòng ngừa hành vi tự hủy hoại cho VTN trong thực tiễn hiện nay. Câu hỏi phỏng vấn thực hiện trên 15 chuyên gia bao gồm các chuyên viên tham vấn tâm lý học đường, chuyên viên tham vấn, trị liệu tâm lý tại các trung tâm, bệnh viện, bác sĩ tâm thần đã và đang hỗ trợ cho VTN có hành vi tự hủy hoại. 2.3.3. Phương pháp phỏng vấn - Bổ sung thêm thông tin để góp phần làm sáng tỏ kết quả khảo sát. - Kiểm tra độ trung thực của kết quả thu thập từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. - Xác định diễn biến tâm lý của VTN khi thực hiện hành vi tự hủy hoại, giới hạn chỉ tập trung vào diễn biến CX trước, trong và sau khi thực hiện hành vi này. - Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tự hủy hoại của vị thành viên. Trong phạm vi luận án, người nghiên cứu sẽ sử dụng phối hợp 5 phương pháp phân tích dữ liệu định tính: phân tích nội dung, phân tích tường thuật, phân tích theo chủ đề, phân tích lý thuyết có sơ sở, phân tích IPA (Kerryn Warren, 2020). Sau đây là 6 bước trong quá trình người nghiên cứu xử lý dữ liệu phỏng vấn:
  14. 12 - Bước 1: Làm quen với dữ liệu phỏng vấn (bao gồm sao chép dữ liệu thu âm thành văn bản viết trên máy tính; đọc và gõ lại dữ liệu trên máy tính; ghi chú lại những ý tưởng ban đầu). - Bước 2: Tạo mã ban đầu (tô đậm các từ khóa, ghi chú trên văn bản đang phân tích để xác định các đoạn dữ liệu; bóc tách thành các thư mục dữ liệu) - Bước 3: Tìm kiếm chủ đề (quét dữ liệu chính để tìm các từ và cụm từ được người trả lời sử dụng phổ biến nhất, cũng như các từ và cụm từ được sử dụng với CX bất thường; đối chiếu mã thành các chủ đề tiềm năng, thu thập tất cả dữ liệu liên quan đến chủ đề tiềm năng, sử dụng sơ đồ tư duy để sắp xếp các mã khác nhau thành các nhóm) - Bước 4: Củng cố chủ đề (sàng lọc chủ đề như loại bỏ chủ đề không đủ dữ liệu hoặc dữ liệu quá đa dạng; gộp hoặc tách chủ đề; so sánh dữ liệu phỏng vấn và quan sát) - Bước 5: Xác định và đặt tên cho chủ đề (định nghĩa và tên rõ ràng cho các chủ đề chính và chủ đề phụ) - Bước 6: Tuyển chọn, trích xuất để phân tích dựa trên câu hỏi nghiên cứu, so sánh các kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu khác, các lý thuyết về hành vi tự hủy hoại của VTN và thảo luận về những điểm tương đồng và khác biệt để hoàn thành báo cáo. 2.3.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình Chỉ ra biểu hiện bên trong và bên ngoài của hành vi tự hủy hoại của VTN, mức độ nghiêm trọng, sự tái diễn hành vi này của VTN và các yếu tố ảnh hưởng. 2.3.5. Phương pháp thực nghiệm Thực nghiệm được tiến hành để đánh giá hiệu quả của một vài biện pháp phòng ngừa hành vi tự hủy hoại của VTN các đô thị phía Nam, Việt Nam. Qua đó, cũng đánh giá tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đã đề ra. Phương pháp chính để đánh giá kết quả thực nghiệm là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi kết hợp với phương pháp phỏng vấn. Từ các kết quả thu được, tiến hành phân tích bằng phương pháp thống kê toán học. 2.3.6. Phương pháp thống kê toán học Xử lý dữ liệu định lượng thu được từ kết quả thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và kiểm nghiệm sự khác biệt, tương quan giữa các biến số. Các thông số và phép thống kê được dùng trong nghiên cứu là phân tích thống kê mô tả và phân tích thống kê suy luận. CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI BẢN THÂN CỦA VỊ THÀNH NIÊN Ở ĐÔ THỊ PHÍA NAM, VIỆT NAM 3.1. Kết quả nghiên cứu về thực trạng hành vi tự huỷ hoại của vị thành niên ở đô thị phía Nam, Việt Nam 3.1.1. Biểu hiện bên trong của hành vi tự huỷ hoại 3.1.1.1. Biểu hiện về mặt nhận thức liên quan đến hành vi tự huỷ hoại Bảng 3.1. Biểu hiện về mặt nhận thức liên quan đến hành vi tự huỷ hoại (Quy ước mức độ: 1 = Hoàn toàn không đồng ý; 2 = Không đồng ý; 3 = Phân vân; 4 = Đồng ý; 5 = Rất đồng ý) TT Biểu hiện 1 2 3 4 5 ĐTB ĐLC Nhận thức về hành vi tự huỷ hoại Tôi nghĩ tự hủy hoại có N 63 47 46 46 11 1 lợi khi giúp tôi cảm thấy 2.51 1.261 % 29.6 22.1 21.6 21.6 5.2 dễ chịu, thoải mái 2 N 79 51 33 41 9 2.30 1.263
  15. 13 Tôi cho rằng so với những cách thức khác, thì tự hủy hoại hiệu quả % 37.1 23.9 15.5 19.2 4.2 hơn để giải quyết vấn đề của bản thân Tôi nghĩ tự hủy hoại giúp N 75 58 35 35 10 3 tôi có cảm giác làm chủ 2.28 1.235 % 35.2 27.2 16.4 16.4 4.7 bản thân mình Tự huỷ hoại bản thân N 68 36 34 52 23 4 ngăn cản tôi làm chuyện 2.65 1.418 % 31.9 16.9 16.0 24.4 10.8 tệ hại hơn như là tự tử Tự hủy hoại giúp tôi cảm N 74 48 33 41 17 5 nhận được rằng mình còn 2.43 1.346 % 34.7 22.5 15.5 19.2 8.0 tồn tại trong cuộc đời Tự nhận thức bản thân liên quan đến hành vi tự huỷ hoại Tôi là người có lỗi trong N 78 52 41 24 18 mọi chuyện, tôi đáng bị 6 2.31 1.298 trừng phạt bằng cách tự % 36.6 24.4 19.2 11.3 8.5 hủy hoại chính mình Tôi nghĩ rằng mình kẻ N 82 52 33 29 17 thất bại, tôi chán ghét 7 2.28 1.316 chính mình nên phải hủy % 38.5 24.4 15.5 13.6 8.0 hoại bản thân mình Tôi nghĩ mọi người N 107 61 25 11 9 không thích tôi nên tôi 8 1.85 1.090 cũng không cần trân % 50.2 28.6 11.7 5.2 4.2 trọng bản thân mình Tôi cho rằng để khẳng N 135 62 13 3 0 định bản thân, tôi cần thực hiện hành vi hủy 9 1.46 0.676 hoại bản thân để chứng % 63.4 29.1 6.1 1.4 0 minh sự đặc biệt với bạn bè Tôi nghĩ cách tốt nhất để N 147 55 9 2 0 10 trở nên đặc biệt là hủy 1.37 0.613 % 69.0 25.8 4.2 0.9 0 hoại chính mình Nhận thức về cuộc sống và về người khác liên quan đến hành vi tự huỷ hoại Tôi nghĩ tự hủy hoại N 112 57 21 20 3 11 khiến gia đình chú ý và 1.80 1.045 % 52.6 26.8 9.9 9.4 1.4 quan tâm hơn đến tôi Tôi cho rằng không thể N 98 53 28 29 5 nói cho mọi người biết 12 nỗi buồn của mình nên 2.01 1.163 % 46.0 24.9 13.1 13.6 2.3 tôi tự hủy hoại để mọi người nhìn thấy 13 N 134 57 16 5 1 1.51 0.775
  16. 14 Tôi nghĩ cần chứng minh tình cảm của mình dành cho người khác bằng % 62.9 26.8 7.5 2.3 0.5 cách hủy hoại bản thân mình Tôi cho rằng cuộc sống N 93 50 35 20 15 này không đáng sống 14 nhưng tôi không muốn 2.13 1.266 % 43.7 23.5 16.4 9.4 7.0 chết, chỉ có thể tìm cách hủy hoại bản thân mình Tôi nghĩ rằng cuộc sống N 100 58 35 15 5 này sẽ luôn khó khăn với 15 tôi dù tôi cố gắng bao 1.91 1.060 % 46.9 27.2 16.4 7.0 2.3 nhiêu nên tôi sẽ tiếp tục hủy hoại bản thân mình ĐTB chung = 2.05 Biểu hiện trong nhận thức của VTN về hành vi tự hủy hoại chủ yếu biểu hiện ở mức thấp (mức không đồng ý), những suy nghĩ nổi bật nhất tập trung ở biểu hiện: tự hủy hoại ngăn cản tôi làm chuyện tệ hại hơn như là tự tử; tự hủy hoại có lợi khi giúp tôi cảm thấy dễ chịu, thoải mái; tự hủy hoại giúp tôi cảm nhận được rằng mình còn tồn tại trong cuộc đời. 3.1.1.2. Biểu hiện về mặt cảm xúc, thái độ liên quan đến hành vi tự huỷ hoại bản thân Qua phân tích số liệu từ các bảng thống kê trên, có thể nhận thấy thực trạng về diễn biến tâm lý về mặt CX của VTN ở đô thị phía Nam, Việt Nam khi thực hiện hành vi tự hủy hoại như sau: - Trước khi thực hiện hành vi tự hủy hoại, CX tiêu cực của VTN cao hơn so với CX tích cực. Biểu hiện này tương ứng với giai đoạn 1 (Phủ định những kinh nghiệm đã trải qua) và giai đoạn 2 (quan niệm sai lầm về bản thân, về cuộc sống hay về cá nhân khác) nảy sinh CX đau khổ và sự mâu thuẫn nội tâm. - Trong quá trình thực hiện hành vi tự hủy hoại, CX tiêu cực có xu hướng giảm nhẹ và tăng nhẹ ờ CX tích cực. Tương ứng với giai đoạn 3 (Sự sợ hãi và cảm giác bất an) và giai đoạn 4 (Một chiến lược thích nghi không tốt nhằm bảo vệ bản thân) tiếp tục là những đấu tranh nội tâm thúc đẩy hành vi tự hủy hoại để giải phóng những CX tiêu cực. Người tự hủy hoại cũng có thể trở nên “nghiện” những giây phút ngắn ngủi nhẹ nhõm khi thực hiện hủy hoại bản thân. - Sau khi thực hiện hành vi tự hủy hoại thì CX tiêu cực tăng và CX tích cực hầu như thay đổi không đáng kể, đặc biệt sau khi thực hiện hành vi tự hủy hoại thì “tội lỗi” có mức độ cao hơn nhiều so với các CX khác. Biểu hiện này khá tương đồng với giai đoạn 5 (Một tính cách để ẩn dấu tất cả các tổn thương ở tuổi trưởng thành). Kết quả nghiên cứu này cho thấy về mặt diễn biến tâm lý trong CX khá tương đồng với diễn biến tâm lý về mặt CX khi thực hiện hành vi tự hủy hoại của những nghiên cứu trước đây trên thế giới (Theo National Alliance on Mental Illness (NAMI)) 3.1.2. Biểu hiện bên ngoài của hành vi tự huỷ hoại 3.1.2.1. Biểu hiện hành vi tự làm hại chính cơ thể mình Bảng 3.2. Biểu hiện hành vi tự làm hại chính cơ thể mình (Quy ước mức độ: 1 = Không bao giờ; 2 = Hiếm khi; 3 = Thỉnh thoảng; 4 = Thường xuyên; 5 = Rất thường xuyên)
  17. 15 TT Biểu hiện 1 2 3 4 5 ĐTB ĐLC Cắt hoặc khắc trên cổ tay N 151 31 23 6 2 1 hoặc các bộ phận khác trên 1.48 0.867 % 70.9 14.6 10.8 2.8 0.9 cơ thể mình N 100 41 36 20 16 2 Cắn, cào, ngắt, nhéo cơ thể 2.11 1.298 % 46.9 19.2 16.9 9.4 7.5 N 201 8 3 0 1 3 Đốt các bộ phận trên cơ thể 1.08 0.403 % 94.4 3.8 1.4 0 0.5 Đánh hoặc đập vào mình, N 104 32 43 23 11 4 đầu (hoặc các bộ phận khác 2.08 1.260 % 48.8 15.0 20.2 10.8 5.2 trên cơ thể) N 129 27 26 20 11 5 Kéo tóc, bức tóc, nhổ tóc 1.86 1.247 % 60.6 12.7 12.2 9.4 5.2 N 187 12 6 3 5 6 Treo cổ, bóp cổ 1.25 0.783 % 87.8 5.6 2.8 1.4 2.3 N 198 7 6 1 1 7 Nhảy từ trên cao xuống 1.12 0.499 % 93.0 3.3 2.8 0.5 0.5 Làm cho điện giật trên cơ thể N 203 5 3 2 0 8 1.08 0.398 mình % 95.3 2.3 1.4 0.9 0 ĐTB 1.51 Kết quả ở bảng 3.5 trên cho thấy ĐTB chung của các hành vi tự làm hại cơ thể là 1.51, rơi vào mức không bao giờ, tương ứng mức rất thấp. Tuy nhiên, khi phân tích trên tỷ lệ % của các mức thỉnh thoảng, thường xuyên, rất thường xuyên thì một số hành vi có tỷ lệ thực hiện trên 30%. Riêng với biểu hiện “Cắt hoặc khắc trên cổ tay hoặc các bộ phận khác trên cơ thể mình” có sig = 0.01 < 0.05, cho thấy có sự khác biệt giữa nam VTN và nữ VTN trong biểu hiện hành vi này. Cụ thể, ĐTB của nam VTN là 1.27 và của nữ VTN là 1.57. 3.1.2.2. Biểu hiện hành vi bỏ bê bản thân Bảng 3.3. Biểu hiện hành vi bỏ bê bản thân (Quy ước mức độ: 1 = Không bao giờ; 2 = Hiếm khi; 3 = Thỉnh thoảng; 4 = Thường xuyên; 5 = Rất thường xuyên) TT Biểu hiện 1 2 3 4 5 ĐTB ĐLC Cố tình ngừng uống thuốc do N 149 27 18 10 9 1 bác sĩ kê đơn điều trị cho bản 1.61 1.096 % 70.0 12.7 8.5 4.7 4.2 thân Cố tình uống thuốc ngủ hoặc N 181 14 9 4 5 2 1.30 0.832 thuốc khác quá liều % 85.0 6.6 4.2 1.9 2.3 Uống các chất để gây hại cho N 174 11 17 3 8 3 1.40 0.970 bản thân % 81.7 5.2 8.0 1.4 3.8 Cố tình nhịn ăn để gây mệt, gây N 118 25 28 27 15 4 bệnh, giảm cân không đúng 2.04 1.354 % 55.4 11.7 13.1 12.7 7.0 cách để làm hại mình 5 N 188 12 5 4 4 1.23 0.753
  18. 16 Cố tình ăn chất không tiêu hóa % 88.3 5.6 2.3 1.9 1.9 được Cố tình không vệ sinh cá nhân N 180 17 8 3 5 6 1.29 0.807 % 84.5 8.0 3.8 1.4 2.3 Cố tình làm hành động khác gây N 149 23 21 10 10 hại cho cơ thể (ví dụ không mang áo mưa khi trời mưa để 7 1.63 1.132 làm mình bệnh, cố tình tham gia % 70.0 10.8 9.9 4.7 4.7 giao thông lạng lách nguy hiểm và không đội mũ bảo hiểm…) Từ chối sự giúp đỡ trong tình N 127 40 18 17 11 8 huống cần thiết để làm hại bản 1.80 1.197 % 59.6 18.8 8.5 8.0 5.2 thân ĐTB chung 1.51 Kết quả nghiên cứu thống kê ở bảng 3.7 cho thấy, so với hành vi tự làm hại cơ thể chính mình thì ĐTB chung của hành vi bỏ bê bản thân thấp hơn với ĐTB là 1.51 chủ yếu thể hiện từ mức không bao giờ đến hiếm khi. Kế quả thống kê cũng cho thấy nữ VTN có xu hướng thực hiện hầu hết các hành vi bỏ bê bản thân có ĐTB cao hơn so với nam VTN. 3.1.2.3. Biểu hiện gây tổn hại tâm lý có thể quan sát được Bảng 3.4. Biểu hiện gây tổn hại tâm lý có thể quan sát được của vị thành niên (Quy ước mức độ: 1 = Không bao giờ; 2 = Hiếm khi; 3 = Thỉnh thoảng; 4 = Thường xuyên; 5 = Rất thường xuyên) TT Biểu hiện 1 2 3 4 5 ĐTB ĐLC Thể hiện sự bi quan về bản thân N 66 37 45 31 34 1 2.67 1.449 (bản thân không có giá trị) % 31.0 17.4 21.1 14.6 16.0 Thể hiện sự bi quan về cuộc sống N 93 43 34 21 22 2 2.23 1.370 (cuộc đời không đáng để sống) % 43.7 20.2 16.0 9.9 10.3 Cho phép người khác nói lời sỉ N 139 32 19 13 10 3 nhục, hành hạ mình vì mình 1.70 1.151 % 65.3 15.0 8.9 6.1 4.7 không quan tâm Thể hiện các hành đồng cho thấy N 101 44 27 19 22 tất cả lỗi là do mình làm ra nên 4 2.14 1.370 mình đáng nhận những gì tồi tệ % 47.4 20.7 12.7 8.9 10.3 nhất Không thực hiện trách nhiệm với N 139 32 15 17 10 5 bản thân, với bạn bè, với gia đình 1.72 1.180 % 65.3 15.0 7.0 8.0 4.7 vì mình không xứng đáng ĐTB 2.09 Tóm lại, so với các hành vi tự làm hại chính cơ thể mình và hành vi bỏ bê bản thân thì biểu hiện của các suy nghĩ làm tổn hại tâm lý của VTN có mức độ biểu hiện cao hơn, trong đó đáng lưu ý là những biểu hiện bi quan về bản thân, về cuộc sống và mặc cảm tội lỗi. 3.1.3. Phương thức thực hiện hành vi tự huỷ hoại Tiếp đến có 34.3% VTN không để ý về thời gian thực hiện, 7.1% bất cứ khi nào rảnh và 2.8% mỗi tháng chọn 1, 2 ngày cố định để thực hiện, có 14 VNT tương đương 6.6% có ý kiến
  19. 17 khác, bao gồm: thực hiện vào buổi tối, thực hiện khi bố mẹ không có nhà, thực hiện sau khi bị ba mẹ la mắng, đánh đập. Kết quả khảo sát cho thấy 40.8% hành vi tự hủy hoại đã bắt đầu thực hiện từ 2 năm trước và 30% là thực hiện từ 1 năm trở lại đây. Đáng chú ý là có 7.5% từ rất lâu và không nhớ rõ. Có đến 73.7% VTN thực hiện tại nhà, 34.7% các em thực hiện hành vi tự hủy hoại tại góc tối, vắng, nhà vệ sinh. 82.6% VTN ở các đô thị phía Nam, Việt Nam thực hiện một mình, chủ yếu nguyên nhân là muốn che dấu hành vi này. Có 3.8% thực hiện khi xem clip trên Internet, bắt trước theo các trào lưu, hiện tượng trên mạng xã hội. Đồng thời, cũng có 3.8% thực hiện cùng bạn bè. Chỉ có 3.8%, tức là 8 em trong 213 VTN đã tìm đến chuyên gia tâm lý để được trợ giúp, đây là một con số quá thấp. Cuối cùng, đáng lưu ý nhất là có 5.2% cho rằng muốn thực hiện thêm nhiều lần, làm đau cơ thể hơn nữa. 3.1.4. Tự đánh giá về mức độ nghiêm trọng của việc thực hiện hành vi tự huỷ hoại Kết quả thống kê ở bảng 3.18 cho thấy có đến 40.4% tự đánh giá là không nghiêm trọng (không để lại tổn thương, dấu vết trên cơ thể). Tiếp đến, 29.6% cho rằng ít nghiêm trọng (tổn thương mất đi sau vài ngày, không để lại tổn hại trên cơ thể). Tiếp theo, 16.9% cho rằng nghiêm trọng (để lại vết thương nhưng cá nhân tự chăm sóc vết thương và bản thân được, để lại sẹo), 6.6% rất nghiêm trọng (nhập viện cấp cứu, để lại hậu quả lâu dài về mặt tâm lý và tinh thần), 1.4% khá nghiêm trọng (cần sự trợ giúp y tế). 3.1.5. Mối liên hệ giữa các kiểu hành vi tự hủy hoại bản thân với nhận thức, cảm xúc của VTN khi thực hiện hành vi tự huỷ 3.1.5.1. Mối liên hệ giữa các kiểu hành vi tự hủy hoại bản thân với nhận thức của vị thành niên về hành vi tự huỷ hoại Kết quả phân tích tương quan Pearson ở bảng trên cho thấy, có mối liên hệ theo chiều thuận có ý nghĩa thống kê giữa nhận thức về hành vi tự huỷ hoại với việc thực hiện các hành vi tự hại bản thân, bỏ bê bản thân và tổn tại tâm lý bản thân, với p < 0,05, trừ hai biểu hiện “Tôi cho rằng để khẳng định bản thân, tôi cần thực hiện tự huỷ hoại để chứng minh sự đặc biệt với bạn bè” và “Cách tốt nhất để trở nên đặc biệt là tự huỷ hoại” được xác lập không có tương quan với các kiểu hành vi tự huỷ hoại ở vị thành niên, với tất cả trị số p > 0,05 (hai biểu hiện này thuộc về tự nhận thức bản thân liên quan đến hành vi tự huỷ hoại). Điều này cho thấy trong công tác phòng ngừa hành vi tự huỷ hoại bản thân cần quan tâm đến việc tìm hiểu và điều chỉnh nhận thức cho các em. 3.1.5.2. Mối liên hệ giữa các kiểu hành vi tự hủy hoại bản thân với cảm xúc trước, trong và sau khi thực hiện hành vi này ở vị thành niên Mối quan hệ giữa kiểu hành vi tự huỷ hoại với các cảm xúc cho thấy, với kiểu hành vi tổn hại tâm lý thì có mối tương quan mạnh với cảm xúc cô đơn trước khi thực hiện hành vi (r = 0,544) và cảm xúc chán ghét trong khi thực hiện hành vi (r = 0,461) là thể hiện cao hơn các mối liên hệ khác. Cảm xúc sau khi thực hiện hành vi tự huỷ hoại tương quan yếu với các kiểu hành vi tự huỷ hoại, đáng chú ý nhất là tương quan giữa hành vi bỏ bê bản thân với cảm xúc thích thú (r = 0,272). Kết quả nghiên cứu này là minh chứng cho các biện pháp chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho vị thành niên, đặc biệt là những chiến lược phòng ngừa hành vi tự huỷ hoại ở khía cạnh cần có những biện pháp nâng đỡ cảm xúc cho vị thành niên hay sơ cứu tâm lý để tránh những cảm xúc tiêu cực thúc đẩy VTN thực hiện hành vi tự huỷ hoại. 3.2. Kết quả nghiên cứu về mức độ hành vi tự huỷ hoại Kết quả nghiên cứu ở bảng cho thấy ĐTB của hành vi tự hủy hoại của VTN ở đô thị phía Nam, Việt Nam là 74.1 rơi vào mức trung bình dựa trên mức điểm đã xác lập.
  20. 18 Bảng 3.5. ĐTB chung của hành vi tự hủy hoại Tổng điểm Tổng điểm ĐTB ĐLC nhỏ nhất lớn nhất 51 150 74.1 22.44 Từ kết quả tổng điểm, luận án phân tích dữ liệu thành các mức độ khác nhau trên thang điểm đã xác lập: 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tự huỷ hoại Kết quả tự đánh giá và kết quả phỏng vấn cho thấy có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến hành vi tự hủy hoại của VTN, trong đó tập trung ở yếu tố gia đình, nhà trường và bản thân VTN. Có 79 VTN (37,1%) cho rằng yếu tố “thất vọng về bản thân” là yếu tố thúc đẩy bản thân mình thực hiện hành vi tự hủy hoại; “tôi muốn mọi người trong gia đình hiểu nỗi đau của tôi” có đến 77 VTN (36,2%); “tôi không rõ vì sao, chỉ muốn làm vậy” có đến 123 VTN (57,7%) tự đánh giá là có. Có thể minh chứng một số dữ liệu phỏng vấn chuyên gia như sau: Theo CG10: “Trẻ tự làm đau mình để xoa dịu đi cảm giác bị bất công khi không nhận được những đòi hỏi về mặt tinh thần ví dụ như cha mẹ kiểm soát quá mức kỳ vọng cao, thách thức trẻ khi trẻ bày tỏ về cảm xúc,… Khi quá ổn thương, trẻ cảm thấy nỗi đau cơ thể dễ chịu hơn nỗi đau tinh thần, trẻ có những khó khăn về mặt tâm lý nhưng không thể bộc lộ thành lời hoặc không thể chia sẻ cùng với những người khác. Giữa nỗi đau thực thể, quan sát được, biết rõ nguyên nhân với nỗi đau tâm lý không thể nhìn thấy, không thể gọi tên trẻ sẽ chọn giải thích nỗi đau bằng thực thể. Trẻ bị thôi thúc thực hiện hành vi tự hoại nhưng không có chủ định làm đau bản thân. Khi cơn lo âu xuất hiện, trẻ sẽ bắt đầu tự làm đau bản thân mình để di dời sự chú ý ra khỏi cơn lo âu. Bản thân trẻ không thể kiểm soát hành vi của mình, mặc dù có che chắn cho vị trí trẻ thường làm đau thì trẻ cũng sẽ thực hiện hành vi ở vị trí khác”. Theo CG11: “Trẻ gặp những tổn thương, trải nghiệm đau khổ trong quá khứ (bạo hành, bắt nạt, lạm dụng tình dục, ...). Khi gặp các khó khăn hoặc tổn thương này trẻ lại không có người để chia sẻ, tâm sự, không thể diễn đạt những đau khổ thành lời. Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp tự hủy hoại vì thiếu sự quan tâm, yêu thương của gia đình, thiếu hệ thống hỗ trợ, nâng đỡ tinh thần.” Theo CG06: “Một trường hợp gia đình vu oan cho em lấy cắp tiền mặc dù là em đã nói mình không có lấy tuy nhiên bố mẹ và các thành viên trong gia đình vẫn không tin em. Sự việc kéo dài khoảng 8 tháng và em luôn nghĩ là mọi người vẫn không tin tưởng mình, không ai thương mình và đối xử không công bằng với mình. Một trường hợp khác là buồn và tuyệt vọng vì người bà thân yêu của mình qua đời vì covid-19. Bạn chưa chấp nhận được sự thật này nên có hành vi tự hoại bản thân. (tình huống này có sự đồng thuận chia sẻ từ VTN)”. CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI BẢN THÂN CỦA VỊ THÀNH NIÊN Ở ĐÔ THỊ PHÍA NAM, VIỆT NAM 4.1. Cơ sở đề xuất biện pháp phòng ngừa hành vi tự huỷ hoại của vị thành niên ở đô thị phía Nam, Việt Nam 4.1.1. Cơ sở pháp lý Cơ sở pháp lý của việc đề xuất các biện pháp phòng ngừa hành vi tự huỷ hoại cho VTN ở đô thị phía Nam, Việt Nam: Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020” (gọi tắt là Đề án 1501). Bộ GD và ĐT về việc ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2