Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên
lượt xem 7
download
Luận án "Mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên" được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm hiểu thực trạng trải nghiệm chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên; Nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau về mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên (tương quan, khả năng tác động trực tiếp, khả năng tác động gián tiếp qua biến trung gian).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI -------------------- ĐOÀN VŨ THỊ HƢỜNG MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÁNH NIỆM VÀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC Ở THANH NIÊN Ngành: Tâm lý học Mã số: 9.31.04.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI - 2023
- Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam h ớn dẫn khoa học: PGS.TS. Phan Thị Mai Hƣơng Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Hữu Thụ Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Đức Sơn Phản biện 3: PGS.TS. Đinh Hùng Tuấn Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, tại: Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Vào hồi …. giờ, ngày …. tháng …. năm 20…. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Khoa học xã hội
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Chánh niệm (còn được gọi là Chú tâm) có nguồn gốc từ Phật giáo truyền thống và liên quan đến thiền định. Ngày nay, chánh niệm đã trở thành một lĩnh vực kiến thức phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng trong các môi trường đa dạng như sức khỏe, giáo dục, nghề nghiệp và phát triển tổ chức [230]. Từ góc độ thưc tiễn, các nghiên cứu cho thấy chánh niệm có vai trò tích cực đối với cuộc sống con người. Đối với sức khỏe, chánh niệm được xem như một phương pháp điều trị hiệu quả cho một số rối loạn tâm thần [135]. Đã có những bằng chứng bước đầu cho thấy can thiệp dựa trên chánh niệm là công cụ thúc đẩy kết quả tích cực và lành mạnh, chẳng hạn như chánh niệm có liên quan tích cực đến các cấu trúc tâm trí như sức sống, sự hài lòng cuộc sống, chất lượng mối quan hệ giữa các cá nhân [63]. Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng chánh niệm không chỉ làm giảm đau buồn hay những trạng thái tiêu cực [159][174][181][229] mà còn có thể làm gia tăng cảm nhận hạnh phúc [63][75] [98][171]. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học vẫn tập trung nhiều hơn vào tìm hiểu vai trò của chánh niệm trong việc loại bỏ các thói quen không thích ứng và thoát khỏi trạng thái tâm trí tiêu cực, thay vì trau dồi hành vi thích ứng và trạng thái tâm trí tích cực (Garland và cộng sự, 2015 [232]). Từ góc độ khoa học, khái niệm chánh niệm hiện nay đã trở nên được mở rộng và điều chỉnh theo những cách khá đa dạng và các nghiên cứu tâm lý học đã chỉ ra sự chưa thống nhất về khái niệm cũng như cấu trúc của chánh niệm (Coffey và cộng sự 2010). Dù cách hiểu chánh niệm khác nhau, là một đặc điểm ổn định đối với một số người hay một trạng thái nhất thời đối với những người khác, thì đó vẫn là một phẩm chất vốn 1
- có của con người, có thể được đào tạo, phát triển để các cá nhân có được kỹ năng có thể mang lại chất lượng trong cách họ tập trung chú ý đến suy nghĩ, hành động và trạng thái cảm xúc [231]. Cùng với sự đa dạng về khái niệm, thì sự phát triển các ứng dụng về chánh niệm trong thực tiễn ngày nay có thể vượt khỏi khuôn khổ của khái niệm chánh niệm Phật giáo, đặt ra vấn đề về việc cần thúc đẩy các nghiên cứu về bản chất của chánh niệm, phân biệt các khái niệm chánh niệm khác nhau để xác định hiệu quả của chánh niệm chung (Phan-Le và cộng sự, 2022) . Dù chánh niệm và vai trò của chánh niệm đối với cuộc sống lành mạnh của con người được quan tâm nghiên cứu trên thế giới, nhưng tại Việt Nam, những nghiên cứu về chủ đề này còn giới hạn. Trên thực tế, những nghiên cứu về hạnh phúc và các yếu tố liên quan đến hạnh phúc con người ở nước ta đã được tiến hành trên nhiều đối tượng khác nhau [18][40] nhưng trong số các yếu tố được tìm hiểu chưa có mặt chánh niệm. Đặc biệt, việc tìm hiểu mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc trên thanh niên vẫn còn là khoảng trống. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi: (1) Chánh niệm có cấu trúc và hiện trạng như thế nào trên mẫu thanh niên nói chung và thanh niên tăng ni? (2) Chánh niệm có mối quan hệ như thế nào với cảm nhận hạnh phúc và nếu có tác động thì theo cơ chế nào? (3) Thực hành chánh niệm có khiến thanh niên cảm thấy hạnh phúc hơn không? Việc trả lời các câu này không chỉ góp phần chỉ ra diện mạo của chánh niệm trên mẫu thanh niên, mà còn góp phần cung cấp bằng chứng thực tiễn cho vai trò của chánh niệm đối với hạnh phúc của thanh niên ở Việt Nam. Vì thế, đề tài luận án: “Mố quan hệ ữa chánh n ệm và cảm nhận hạnh phúc ở thanh n ên” được thực hiện để giải đáp cho các câu hỏi đặt ra. Đó là những lý do để tác giả chọn nghiên cứu đề tài này. 2
- 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích n h ên cứu Nghiên cứu lý luận, thực tiễn về mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên nhằm cung cấp những bằng chứng và cơ sở khoa học về vai trò của chánh niệm đối với cảm nhận hạnh phúc ở lứa tuổi thanh niên. Qua đó, đề xuất một số kiến nghị liên quan đến thực hành chánh niệm trên giới trẻ. 2.2. h ệm vụ n h ên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên. - Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên. - Tìm hiểu thực trạng trải nghiệm chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên. - Nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau về mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên (tương quan, khả năng tác động trực tiếp, khả năng tác động gián tiếp qua biến trung gian). - Tổ chức thực nghiệm nghiên cứu tác động theo thời gian của chánh niệm đến cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đố t ợn n h ên cứu Thực trạng chánh niệm, cảm nhận hạnh phúc và mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên. 3.2. Phạm v n h ên cứu Nghiên cứu được thực hiện trong một số phạm vi như sau: - Phạm vi về nội dung nghiên cứu: + Chánh niệm là khái niệm đa chiều, đa cấu trúc và không có sự thống nhất giữa các nhà học giả. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chánh niệm 3
- được tiếp cận từ góc độ Phật giáo và tâm lý học để hình thành các nội dung cơ bản của chánh niệm, từ đó xác định cấu trúc chánh niệm trên mẫu thanh niên Việt Nam. + Cảm nhận hạnh phúc là khái niệm đa chiều và không có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu hạnh phúc tiếp cận từ quan điểm hạnh phúc chủ quan của Diener. + Mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc có thể là quan hệ đa chiều và tương hỗ, nhưng trong nghiên cứu này, với hệ thống lý thuyết đã xác định, chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu tác động 1 chiều của chánh niệm đến cảm nhận hạnh phúc mà không nghiên cứu tác động ở chiều ngược lại. Phạm vi về không gian: Luận án tiến hành nghiên cứu về mối liên hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên, đối tượng khảo sát chính là thanh niên bình thường (mẫu 1), mẫu tăng ni sinh viên tại học Viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh là mẫu so sánh ở một số chiều cạnh so với mẫu chung (mẫu 2), khách thể tham gia thực nghiệm thực hành chánh niệm trong 8 tuần (mẫu 3). Địa bàn nghiên cứu giới hạn trong phạm vi một số điểm tại thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Phạm vi về thời gian: Luận án tiến hành thu thập dữ liệu và thực nghiệm về mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc của thanh niên trong thời gian từ năm 2019 đến năm 2021. Phạm vi về khách thể nghiên cứu: Tuổi thanh niên nằm trong khoảng tuổi từ 16-35 tuổi. Tuy nhiên, với nội dung nghiên cứu đề cập đến chánh niệm là phạm trù liên quan đến trải nghiệm, nên chúng tôi giới hạn khách thể nghiên cứu là những thanh niên trưởng thành, tuổi từ 18- 35. 4
- 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Quan đ ểm ph ơn pháp luận Nghiên cứu được thực hiện dựa trên một số nguyên tắc phương pháp luận trong nghiên cứu tâm lý học như sau: Nguyên tắc hoạt động: Đời sống của con người thể hiện qua những hoạt động gắn liền với các hiện tượng tâm lý đi cùng. Hiện tượng tâm lý của con người nảy sinh trong quá trình tham gia các hoạt động. Chánh niệm, một mặt là một hiện tượng/trạng thái tâm lý, một mặt là phương pháp thực tập đem lại sự chú tâm, định tĩnh trong quá trình tham gia hoạt động sống. Trong khi đó, cảm nhận hạnh phúc về cuộc sống cũng nảy sinh trong quá trình họ tham gia các hoạt động. Vì thế mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc cũng được nghiên cứu trong bối cảnh hoạt động sống cảu con người. Nguyên tắc hệ thống: Hệ thống là một tổng thể phức hợp gồm nhiều bộ phận và các bộ phận này có mối liên quan, gắn kết và tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy, tất cả các sự vật hiện tượng trong cùng hệ thống đều có mối liên hệ với nhau; sự biến động của cái này không chỉ là sự thay đổi ở chính nó mà còn tác động và ảnh hưởng đến cái khác. Nguyên tắc hệ thống nhìn nhận hiện tượng tâm lý của con người được đặt trong một hệ thống và nó chịu sự chi phối và tác động qua lại của đa dạng các yếu tố trong hệ thống đó. Ở đây, nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên dưới tác động của hệ thống và tìm ra một số yếu tố tác động trong mối quan hệ hệ này. 4.2. Ph ơn pháp n h ên cứu Các phương pháp nghiên cứu sau đây đã được sử dụng trong nghiên cứu này để đạt được các mục đích đề ra. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 5
- - Phương pháp phỏng vấn sâu - Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp thống kê toán học 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 5.1. Đón óp về mặt lý luận Luận án đã tổng quan các nghiên cứu về mối quan hệ của chánh niệm với cảm nhận hạnh phúc, qua đó xác định được xu hướng nghiên cứu trên thế giới về lĩnh vực này góp phần đưa ra bức tranh chung về vấn đề đang rất được quan tâm hiện nay trên thế giới nhưng vẫn còn hạn chế ở Việt Nam. Dựa trên hệ thống hóa các luận điểm lý thuyết cũng như nghiên cứu thực tiễn và thực hành chánh niệm Phật giáo của các tác giả trên thế giới và Việt Nam về chủ đề có liên quan, luận án đã xây dựng mô hình lý thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên, góp phần làm sáng tỏ vai trò của chánh niệm đối với việc làm gia tăng cảm nhận hạnh phúc. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra cấu trúc 3 thành phần của chánh niệm trên mẫu thanh niên, ở cả các nhà sư, cũng như mẫu bình thường trong độ tuổi thanh niên. Đây là kết quả mới chưa được phát hiện trước đó, là đóng góp có giá trị về mặt lý luận. 5.2. Đón óp về mặt thực t ễn Mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên là chủ đề chưa được nghiên cứu thực hiện tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu về chủ đề này trên mẫu các nhà sư trong độ tuổi thanh niên là khá ít được tiến hành ở cả thế giới và Việt Nam. Vì thế, kết quả nghiên cứu phần nào cung cấp các thông tin mới có giá trị về chủ đề nghiên cứu trên khách thể nghiên cứu này bên cạnh mẫu thanh niên bình thường. 6
- Thang đo chánh niệm được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu lý luận về chánh niệm, đã được kiểm chứng và cho thấy độ tin cậy cũng như độ hiệu lực hội tụ và phân biệt của nó, là đóng góp mới bước đầu trong hệ thống các thang đo lường về chánh niệm ở Việt Nam. Nghiên cứu thực tiễn cả trên bình diện nghiên cứu cắt ngang và nghiên cứu dọc đã chứng minh rằng chánh niệm có thể làm tăng cảm nhận hạnh phúc và an lạc cho thanh niên. Kết quả này là đóng góp mới cung cấp bằng chứng khoa học cho vai trò của thiền chánh niệm đối với cảm nhận hạnh phúc trên mẫu nghiên cứu ở Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý n hĩa về mặt lý luận Các luận điểm, luận cứ trong nghiên cứu về chánh niệm, cảm nhận hạnh phúc và mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên được phân tích, tổng hợp, đặc biệt là cách tiếp cận về khái niệm, cấu trúc và đánh giá, đo lường đã được bàn đến cũng như lý luận về mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên cũng được trình bày là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này cùng chủ đề. Đồng thời, những kết quả này có ý nghĩa lý luận, đóng góp vào hệ thống các nghiên cứu về cấu trúc của chánh niệm cũng như vai trò của nó đối với cảm nhận hạnh phúc trên mẫu thanh niên Việt Nam. 6.2. Ý n hĩa về mặt thực t ễn Nghiên cứu thực tiễn của đề tài đã đưa ra những bằng chứng khoa học về mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên. Nghiên cứu cho thấy chánh niệm tác động đến hạnh phúc con người theo hai hướng trực tiếp và gián tiếp. Mô hình này cần được kiểm chứng nhân rộng hơn trong tương lai theo các nhóm đối tượng khác nhau. Bên cạnh đó, cấu trúc chánh niệm 3 khía cạnh được phát hiện trong nghiên cứu này là cơ sở quan trọng về vấn đề này trong các 7
- nghiên cứu tiếp theo về chủ đề này. Do đó, chúng có ý nghĩa là tài liệu tham khảo và sử dụng trong công tác nghiên cứu khoa học cho những ai quan tâm. Các phát hiện trong nghiên cứu thực tiễn của đề tài không chỉ là cơ sở để so sánh đối chiếu với các kết quả nghiên cứu trước đó và nghiên cứu tương lai mà còn có thể giúp đưa ra một số gợi ý hữu ích nhằm tăng cường áp dụng chánh niệm trong việc đem lại hạnh phúc cho con người. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn, là cơ sở để xây dựng các chương trình thực hành chánh niệm cho thanh niên. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục công trình đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận án bao gồm 04 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên Chương 2: Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên. 8
- CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÁNH NIỆM VÀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC Ở THANH NIÊN 1.1. Tổng quan nghiên cứu về chánh niệm Chánh niệm vốn là thuật ngữ xuất phát từ triết lý Phật giáo phương Đông cách đây hơn 2500 năm, nhưng ngày nay, phong trào nghiên cứu và thực tập thiền chánh niệm khá phổ biến ở Mỹ, các nước phương Tây và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: (1) Sức khỏe tâm thần và hạnh phúc; (2) Thay đổi hành vi; (3) Thần kinh/nhận thức; (4) Yếu tố đạo đức của chánh niệm; (5) Đo lường khái niệm chánh niệm 1.2. Tổng quan nghiên cứu về hạnh phúc và các yếu tố ảnh hƣởng đến cảm nhận hạnh phúc con ngƣời (1) Nhận diện các nghiên cứu chính về hạnh phúc từ góc nhìn tâm lý học (2) Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc con người: Có rất nhiều những nghiên cứu bàn đến các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc con người nói chung và lứa tuổi thanh niên nói riêng, ở đây tạm chia thành hai nhóm: - Nhóm các yếu tố vật chất ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc con người gồm có 2 mảng. Thứ nhất, theo chủ nghĩa duy vật, họ cho rằng của cải tài sản, tiền bạc; thu nhập... là những thứ đem lại hạnh phúc cho con người. Thứ hai, những người theo chủ nghĩa khoái lạc hay chủ nghĩa thụ hưởng thường cho rằng hạnh phúc của con người hoàn toàn phụ thuộc vào 9
- cảm giác của họ do các yếu tố vật chất hay dục lạc đem đến, và những trải nghiệm tích cực, niềm vui là rất có ích cho con người. - Nhóm các yếu tố thuộc về tinh thần ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc con người có thể có rất nhiều tùy theo cảm nhận riêng của mỗi người. Trong nghiên cứu này nêu lên 3 nhóm yếu tố thuộc về tinh thần ảnh hưởng đến hạnh phúc của con người như: Tính khí – tính cách và sự lạc quan; Lòng tự trọng; Lòng biết ơn và sự cảm kích. 1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc (1) Tình hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa chánh niệm với đời sống tâm lý con người nói chúng và thanh niên nói riêng gồm có hai nội dung như sau: - Chánh niệm làm giảm căng thẳng và điều hòa cảm xúc - Chánh niệm tác động đến sức khỏe thể chất và tâm thần. (2) Nghiên cứu về mối quan hệ trực tiếp giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc (3) Nghiên cứu về các biến trung gian trong mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc Tiểu kết chƣơng 1 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc của con người nói chung và thanh niên nói riêng được nhiều sự quan tâm bởi các nhà khoa học trên thế giới, tuy nhiên tại Việt Nam chủ đề này còn rất mới mẻ. Tổng quan nghiên cứu về lĩnh vực này bàn đến một số vấn đề được tóm lược như sau: Thứ nhất, giới thiệu tổng quan các nghiên cứu về chánh niệm cho thấy tính đa dạng của nó trong các lĩnh vực mà nó có liên quan. Dù xuất phát từ Phật giáo nhưng ứng dụng của nó trong đời sống xã hội có phạm vi rất rộng. Ít nhất, 4 lĩnh vực nghiên cứu chánh niệm đã được giới thiệu 10
- gồm: chánh niệm và sức khỏe tâm thần, hạnh phúc; chánh niệm và thay đổi hành vi, điều chỉnh cảm xúc; chánh niệm và khoa học thần kinh, nhận thức; cuối cùng, chánh niệm và các yếu tố đạo đức. Các kết quả không chỉ có ý nghĩa ứng dụng, mà có cả ý nghĩa học thuật. Thứ hai, bên cạnh rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hạnh phúc con người, thì chánh niệm như một yếu tố tinh thần cũng thể hiện vai trò của mình đối với đời sống cảm xúc nói chung, với cảm nhận hạnh phúc con người nói riêng. Chánh niệm không chỉ trực tiếp khiến con người sống với cảm xúc vui vẻ tích cực hơn, mà còn có thể điều chỉnh trạng thái cảm xúc, giảm stress, giảm đau buồn. Chánh niệm tác động đến sức khỏe thể chất và tâm thần của con người. Thứ ba, chánh niệm có thể trực tiếp tác động đến cảm nhận hạnh phúc và có thể gián tiếp tác động đến hạnh phúc thông qua các biến trung gian như nhận thức rõ về bản thân, điều chỉnh cảm xúc, buông xả… CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÁNH NIỆM VÀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC Ở THANH NIÊN 2.1. Lý luận về chánh niệm Lý luận về chánh niệm được trình bày thành 2 mục: Khái niệm chành niệm và cấu trúc của chánh niệm (1) Khá n ệm chánh n ệm: Có rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về chánh niệm với nhiều lĩnh vực khác nhau, tựu trung lại gồm hai nhóm: - Khái niệm chánh niệm từ góc nhìn Phật giáo - Khái niệm chánh niệm từ góc nhìn tâm lý học Tổng hợp các quan điểm từ hai góc nhìn trên, có thể rút ra khái niệm chánh niệm như sau: Chánh niệm là trạng thái tâm lý tập trung nhận biết 11
- rõ (đối tượng), giúp tâm an tịnh và không bị phân tâm, giao động trước mọi sự vật hiện tượng trong từng khoảnh khắc ở thời điểm hiện tại. (2) Cấu trúc của chánh n ệm: cũng được trình bày ở hai hướng: theo quan điểm Phật giáo và theo góc nhìn tâm lý học. - Cấu trúc chánh niệm theo quan điểm Phật giáo: Đối tượng của chánh niệm có thể có nhiều, ở đây tựu trung lại 4 nhóm đối tượng, gồm: chánh niệm trên thân (thân thể), trên các cảm thọ (cảm xúc), trên tâm (tâm hồn) và trên pháp (nhận thức). - Cấu trúc chánh niệm theo quan điểm của khoa học tâm lý: cấu trúc của chánh niệm khá đa dạng, có thể gồm 1 thành phần duy nhất, nhưng cũng có thể gồm nhiều thành phần. 2.2. Cơ sở lý luận về cảm nhận hạnh phúc (1) Khá n ệm cảm nhận hạnh phúc Cảm nhận hạnh phúc là một khái niệm đề cập đến tính chủ quan của hạnh phúc. Vì vậy, có nhiều cách hiểu khác nhau về cảm nhận hạnh phúc. Tổng hợp những quan điểm, trong nghiên cứu của mình, chúng tôi chọn khái niệm cảm nhận hạnh phúc như sau: Cảm nhận hạnh phúc là trạng thái tích cực mang tính chủ quan của mỗi người về cuộc sống của mình. (2) Cấu trúc cảm nhận hạnh phúc - Cấu trúc cảm nhận hạnh phúc chủ quan của Diener: bao gồm cả hai thành phần là hạnh phúc cảm xúc (Affective well-being) và nhận thức (Cognitive well-being). - Cấu trúc cảm nhận hạnh phúc bản chất của Ryff (1995): cảm nhận hạnh phúc bản chất bao gồm 6 yếu tố như sau: Tự Chấp nhận, Mối quan hệ tích cực với người khác, Tự chủ, Làm chủ môi trường, Mục đích sống, Phát triển cá nhân. 12
- - Cấu trúc cảm nhận hạnh phúc phụ thuộc của Keyes: cảm nhận hạnh phúc gồm có 3 thành tố: hạnh phúc cảm xúc, hạnh phúc tâm lý và hạnh phúc xã hội. 2.3. Những luận điểm lý thuyết về mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên (1) Khái niệm thanh niên và một số đặc điểm tâm lý của thanh niên - Khái niệm thanh niên - Một số đặc điểm tâm lý của thanh niên (2) Mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên - Khái niệm mối quan hệ - Khái niệm mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc (3) Mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên - Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc Để hình thành mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc, chúng tôi dựa trên các kết quả nghiên cứu đã được thực hiện về chủ đề này và cơ sở lý luận về chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc như sau: Thứ nhất, triết lý Phật giáo truyền thống cho rằng chánh niệm có thể làm giảm bớt đau khổ, mang lại niềm an vui trong cuộc sống Thứ hai, bằng chứng về hiệu quả của các chương trình can thiệp dựa trên chánh niệm có thể làm giảm các trạng thái tiêu cực Thứ ba, các bằng chứng từ nghiên cứu thực tiễn ở nước ngoài đã cho thấy chánh niệm có thể gia tăng cảm nhận hạnh phúc 13
- - Xây dựng mô hình lý thuyết về mối quan hệ chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc: đơn giản hóa qua 4 mô hình với các cấp độ tổng quát và cụ thể như sau: Mô hình 1: Mô hình tổng quát về tác động của chánh niệm đến CNHP CHÁNH CẢM NHẬN NIỆM HẠNH PHÚC Mô hình 2: Mối quan hệ giữa các thành phần CN và CNHP CHÁNH NIỆM CẢM NHẬN HẠNH PHÚC Thành phần 1 Cảm xúc tích cực Thành phần 2 Cảm xúc tiêu cực Thành phần 3 Hài lòng cuộc sống Mô hình nghiên cứu 3: Mô hình biến trung gian giữa chánh niệm và hạnh phúc Trung gian a b c’ Cảm nhận hạnh Chánh niệ m phúc Mô hình nghiên cứu 4: Thực nghiệm về tác động của chánh niệm đến CNHP Thực hành Thực hành chánh niệm chánh niệm Cảm nhận 14 Cảm nhận Cảm nhận Hạnh phúc T2 Hạnh phúc T3 Hạnh phúc T1
- Tiểu kết chƣơng 2 Chương này đã hệ thống hóa các lý thuyết về cảm nhận hạnh phúc, chánh niệm và mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên. Đối với chánh niệm, chương này đã nêu lên khái niệm và cấu trúc của chánh niệm từ góc độ Phật giáo và từ góc nhìn khoa học tâm lý. Trải qua chiều dài lịch sử, chánh niệm, vốn có nguồn gốc từ Phật giáo phương Đông, đến nay, đã được phổ biến rộng rãi ở phương Tây, và tồn tại nhiều quan điểm khác nhau (như một trạng thái, như một nét nhân cách và như một phương pháp thực hành). Chánh niệm cũng có cấu trúc khác nhau giữa các học giả: một thành phần duy nhất, hai, ba hoặc đa thành phần. Đối với cảm nhận hạnh phúc, chương này đã đề cập đến sự đa dạng các khái niệm về hạnh phúc, CNHP cũng như đã hệ thống hóa các lý thuyết nghiên cứu về hạnh phúc: hạnh phúc chủ quan của Diener, hạnh phúc bản chất của Ryff và hạnh phúc phụ thuộc của Keyes. Trong luận án này, chọn lý thuyết hạnh phúc chủ quan của Diener làm nền tảng. Từ việc xác định lý thuyết về chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc, từ đó, luận án đã chọn những quan điểm lý thuyết phù hợp để xây dựng mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên. Bốn mô hình về mối quan hệ này từ tổng quát đến cụ thể đã được xây dựng, có thể định hướng cho nghiên cứu thực tiễn trong việc xây dựng bộ công cụ, thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu để đạt được mục tiêu nghiên cứu. CHƢƠNG 3 TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương này đã trình bày chi tiết về thiết kế nghiên cứu, cách thức tổ chức nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu cụ thể. 3.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng thiết kế hỗn hợp với 3 nghiên cứu độc lập, kết hợp định lượng và định tính, trong đó chủ yếu là nghiên cứu định lượng. 15
- Mẫu nghiên cứu là tăng ni sinh viên và thanh niên trưởng thành nói chung. 3.2. Tổ chức nghiên cứu Đề tài luận án được tổ chức thành hai giai đoạn nghiên cứu lý luân và nghiên cứu thực tiễn. Nghiên cứu thực tiễn đã sử dụng các thiết kế điều tra chọn mẫu (trên 2 mẫu) và thực nghiệm. 475 khách thể tham gia khảo sát (312 thanh niên - mẫu 1 và 163 Tăng ni - mẫu 2) trên 3 địa bàn tỉnh thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Bà rịa - Vũng Tàu và 24 nghiệm thể đã tham gia chuơng trình thực nghiệm thực tập chánh niệm trong vòng 8 tuần lễ. 3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài luận án đã sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu và phân tích khác nhau. Dữ liệu định lượng thu được từ bộ công cụ đã được thực hiện kiểm định, đảm bảo độ tin cậy, độ hiệu lực, phân bố chuẩn được xác nhận và dùng để phân tích dữ liệu. Các phép phân tích thống kê: Phân tích thống kê mô tả, so sánh, tương quan, hồi quy tuyến tính, phân tích biến trung gian đã được trình bày. CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÁNH NIỆM VỚI CẢM NHẬN HẠNH PHÚC Ở THANH NIÊN Phần 1: Kết quả nghiên cứu khảo sát 475 khách thể cho thấy một số điểm nổi bật như sau: 4.1. Thực trạng chánh niệm ở thanh niên Phân tích thực trạng trải nghiệm chánh niệm ở thanh niên gồm: phân tích các thành phần chánh niệm; Tương quan giữa các thành phần của chánh niệm; Thực trạng chánh niệm qua các thành phần chánh niệm và 16
- so sánh sự khác biệt của các biến nhân khẩu xã hội để tìm ra yếu tố làm nên sự khác biệt này. (1) Các thành phần chánh niệm (2 mẫu): các thành phần chánh niệm ở hai mẫu nghiên cứu có sự giao nhau nhưng không hoàn toàn giống hệt nhau. Việc đặt tên các thành phần (Tỉnh thức, tâm an và không phân tâm) mang tính tương đối. Nó cũng cho thấy sự không hoàn toàn đồng nhất về khái niệm chánh niệm trên hai đối tượng này, nhưng nhìn chung, những thành tố cơ bản của chánh niệm của thanh niên đã được phát hiện trên mẫu nghiên cứu. (2) Tương quan giữa các thành phần của chánh niệm (2 mẫu) Từ kết quả phân tích tương quan giữa các thành phần chánh niệm trên hai mẫu, có thể thấy một số điểm sau: Tỉnh thức và không phân tâm trên cả hai mẫu đều có hệ số tương quan ở mức vừa phải cho thấy tính độc lập tương đối của chúng trên cả hai mẫu; Trên mẫu 2, tỉnh thức và tâm an có tương quan khá mạnh, nhưng ở mẫu 1, hai thành phần có tương quan khá mạnh lại là tâm an và không phân tâm. (3) Mô tả thực trạng chánh niệm ở thanh niên (mẫu 1) - Khi phân tích thực trạng trải nghiệm chánh niệm tổng hợp cũng như 3 thành phần chánh niệm ở thanh niên, kết quả cho thấy giới thanh niên phần lớn ở cả 2 mẫu đều có sự trải nghiệm chánh niệm ở mức khá, mẫu 2 có phần trội hơn. Tuy nhiên, trong đó, có những người thực tập thường xuyên nhưng cũng không thiếu những người ít trải nghiệm ở cả ba thành phần chánh niệm. Xét về các thành phần chánh niệm, cả hai mẫu thanh niên đều có khả năng tỉnh thức cao hơn so với hai thành phần Tâm an và không phân tâm. (4) so sánh chánh niệm của thanh niên theo một số lát cắt: Khi phân tích kết quả trải nghiệm chánh niệm theo một số đặc điểm nhân khẩu xã hội cho thấy đa số là không có sự khác biệt rõ nét về điểm trung bình trải 17
- nghiệm chánh niệm giữa các nhóm; chỉ có nhóm tuổi và nhóm trình độ học vấn có sự khác biệt rõ ràng và có ý nghĩa thống kê. Từ sự khác biệt đó đi đến kết luận: người thực tập chánh niệm ở lứa tuổi càng lớn thì có nhiều trải nghiệm chánh niệm hơn những người ít tuổi và ngược lại. Đồng thời, người có trình độ học vấn cao cũng có điểm trung bình trải nghiệm chánh niệm cao hơn ở thành phần tâm an, còn ở các thành phần khác thì sự khác biệt không đáng kể và không có ý nghĩa thống kê. 4.2. Thực trạng cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên - Phân tích thực trạng cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên dựa trên trạng thái cảm xúc (cảm xúc tích cực, CX tiêu cực và độ chênh lệch CX); mức độ hài lòng cuộc sống cho thấy phần lớn đều có hạnh phúc và hài lòng cuộc sống, điểm đạt ở mức khá. - Khi so sánh về đặc điểm nhân khẩu xã hội, mức độ hài lòng cuộc sống và cảm nhận hạnh phúc của giới thanh niên dường như không có sự khác biệt về giới tính, nghề nghiệp, tôn giáo… nhưng có sự khác biệt và chịu ảnh hưởng đặc điểm của nhóm tuổi. Đặc biệt, nhóm tuổi từ 25 đến 29 có cảm nhận hạnh phúc và sự hài lòng cuộc sống cao nhất và cao hơn hẳn 2 nhóm tuổi còn lại. ` 4.3. Mối quan hệ giữa chánh niệm và cảm nhận hạnh phúc ở thanh niên (1) T ơn quan ữa chánh n ệm và cảm nhận hạnh phúc - Kết quả cho thấy chánh niệm tổng hợp và các thành phần chánh niệm đều có mối quan hệ chặt chẽ với cảm nhận hạnh phúc cũng như các trạng thái của hạnh phúc. Với hệ số tương quan khá cao cho thấy chúng có mối quan hệ khá chặt chẽ vơi nhau, trong đó, chánh niệm và các thành phần của nó có mối tương quan thuận chiều với hạnh phúc, cảm xúc tích cực, độ chênh lệch cảm xúc nhưng lại tương quan nghịch với cảm xúc tiêu cực. Điều này cho thấy, khi giới thanh niên trải nghiệm chánh niệm 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 312 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 291 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 187 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 254 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 207 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó
32 p | 164 | 6
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn