1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Tính cấp thiết của đề tài<br />
Diện tích trồng và sản lượng rau của Việt Nam tăng lên hàng năm, đến năm<br />
2007 diện tích rau đạt 910 nghìn ha, sản lượng đạt 10,969 tấn (đứng thứ 5 châuÁ)<br />
(Cục Trồng trọt, 2007) [8]. Tuy nhiên, việc sản xuất rau đã và đang gặp nhiều khó<br />
khăn, một trong những khó khăn lớn đó là sự phá hại của các loài sâu bệnh hại<br />
rau. Vì vậy, việc phòng trừ sâu bệnh hại rau luôn là mối quan tâm hàng đầu của<br />
nghề trồng rau (Phạm Bình Quyền, 1994) [28].<br />
Việc lạm dụng thuốc hoá học trong phòng trừ sâu hại rau đã làm phá vỡ<br />
cân bằng sinh thái tự nhiên, làm tăng tính chống thuốc của nhiều loài dịch hại;<br />
Một số loài sâu hại thứ yếu trở thành chủ yếu khó phòng trừ như ruồi đục lá<br />
thuộc họ ruồi Agromizydae, bộ 2 cánh Diptera (Hà Quang Hùng, 2002) [17].<br />
Nước ta nằm trong vùng phân bố của các loài ruồi đục lá này, chúng là<br />
nhóm dịch hại rất phổ biến ở Việt Nam, hầu như trên các loại rau trồng quanh<br />
năm ở các địa phương đều bắt gặp triệu chứng gây hại của nhóm ruồi đục lá<br />
(Trần Thị Thiên An, 2000) [1]. Song, đây là nhóm dịch hại còn khá mới mẻ ở<br />
nước ta nên việc xác định thành phần cũng như sự phân bố, gây hại trong phổ ký<br />
chủ của chúng để nắm vững đối tượng gây hại cho mùa màng là một yêu cầu<br />
cấp thiết. Bên cạnh đó, tập đoàn thiên địch đặc biệt là lực lượng ong ký của<br />
chúng rất đa dạng và phong phú. Việc tìm hiểu thành phần, mức độ chuyên tính<br />
và diễn biến số lượng của các sinh vật có ích này rất có ý nghĩa trong việc đề<br />
xuất biện pháp quản lý tổng hợp đối với các loài ruồi đục lá, góp phần làm giảm<br />
việc lạm dụng thuốc hóa học trong phòng trừ chúng, từ đó làm giảm số lượng<br />
người bị ngộ độc do sử dụng rau. Chúng tôi thực hiện đề tài: “Thành phần ruồi<br />
đục lá họ Agromyzidae, đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài ruồi đục lá lớn<br />
Chromatomyia horticola (Goureau) trên cây dưa chuột ở Hà Nội và biện pháp<br />
phòng chống”.<br />
Mục đích của đề tài<br />
Nghiên cứu về thành phần và sự phân bố của nhóm ruồi đục lá họ<br />
Agromyzidae trên đồng ruộng, thấy được quy luật phát sinh gây hại của nhóm<br />
côn trùng này trên một số ký chủ chính. Đi sâu tìm hiểu đặc điểm sinh học và<br />
sinh thái học của loài ruồi và ong ký sinh chính làm cơ sở khoa học cho việc xây<br />
dựng biện pháp phòng chống có hiệu quả loài gây hại chính trên cây dưa chuột ở<br />
vùng nghiên cứu.<br />
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br />
- Đề tài nghiên cứu chuyên sâu về loài ruồi đục lá lớn C. horticola hại trên<br />
cây dưa chuột và loài ong ký sinh chính P. phaseoli trên ruồi đục lá rau. Cung<br />
cấp các dẫn liệu khoa học mới về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và yếu tố<br />
<br />
2<br />
<br />
ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của loài ruồi đục lá lớn C. horticola và<br />
ong ký sinh chúng P. phaseoli trên dưa chuột tại Hà Nội và phụ cận.<br />
- Từ kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài ruồi<br />
đục lá lớn C. horticola gây hại cây dưa chuột, đề xuất các biện pháp phòng<br />
chống chúng trên cây dưa chuột vừa đạt hiệu quả kinh tế và môi trường, vừa phù<br />
hợp với trình độ canh tác của nông dân.<br />
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu là loài ruồi đục lá lớn C. horticola, loài ruồi đục lá<br />
phổ biến L. sativae (Diptera: Agromyzidae)) và loài ong ký sinh của chúng P.<br />
phaseoli trên cây dưa chuột tại Hà Nội và vùng phụ cận.<br />
- Tập trung nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và các yếu tố ảnh<br />
hưởng đến sự phát sinh, phát triển của loài ruồi đục lá chủ yếu và ong ký sinh<br />
chúng trên cây dưa chuột; Xây dựng và thực hiện một số biện pháp phòng chống<br />
loài ruồi đục lá chủ yếu gây hại cây dưa chuột theo hướng tổng hợp ở vùng<br />
nghiên cứu.<br />
Những đóng góp mới của đề tài<br />
- Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu tương đối hệ thống về loài<br />
ruồi đục lá lớn C. horticola gây hại trên dưa chuột tại Hà Nội và phụ cận.<br />
- Cung cấp thêm các dẫn liệu khoa học mới về đặc điểm hình thái, sinh<br />
học, sinh thái của loài ruồi đục lá lớn C. horticola và ong ký sinh P. phaseoli.<br />
Bố cục luận án<br />
Luận án được trình bày trên 132 trang, gồm phần mở đầu, phần nội dung<br />
có 3 chương với 35 bảng số liệu, 28 hình. Phần tài liệu tham khảo gồm 133 tài<br />
liệu tham khảo, trong đó có 32 tài liệu tiếng Việt, 101 tài liệu tiếng Anh. Phần<br />
phụ lục dẫn các kết quả theo dõi thí nghiệm, số liệu phân tích thống kê.<br />
CHƯƠNG 1<br />
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU<br />
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài<br />
Điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm thuận lợi cho nhiều loại rau quả<br />
phát triển, cũng là điều kiện tốt để nhiều loại sâu hại phát triển, đặc biệt là trong<br />
điều kiện thâm canh phát triển sản xuất rau quả. Đây cũng là khó khăn trong<br />
việc tìm ra các biện pháp phòng chống sâu hại có hiệu quả nhưng phải đảm bảo<br />
sự an toàn của các loại thực phẩm rau quả nói chung và dưa chuột nói riêng.<br />
Ruồi đục lá ngoằn ngoèo là những loài côn trùng ngoại lai co sức tàn phá<br />
rất mạnh. Ở Việt Nam, trước những năm cuối thế kỷ XX, các loài côn trùng này<br />
hầu như chưa xuất hiện đáng kể. Nhưng sau đó không lâu, ruồi đục lá đã trở<br />
thành đối tượng đáng chú ý lan tỏa khắp 3 miền của nước ta. Việc phòng chống<br />
<br />
3<br />
<br />
các loài ruồi đục lá gặp phải không ít khó khăn do chúng dễ thích nghi với môi<br />
trường sống mới, nhanh quen các loại thuốc hóa học trừ sâu (Anderson et al,<br />
2002) [35]. Tuy nhiên, những nghiên cứu về chúng còn rất lẻ tẻ, chưa tập trung.<br />
1.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu<br />
1.2.1.Kết quả nghiên cứu về ruồi đục lá rau<br />
1.2.1.1. Lịch sử phát hiện<br />
Ruồi đục lá Liriomyza thuộc họ Agromyzidae bộ 2 cánh Diptera. Tên<br />
gọi chung là giòi đục lá rau, đậu ...(tiếng Anh gọi là Leafminer). Trên thế<br />
giới, Liriomyza được phát hiện từ năm 1894 với trên 300 loài, trong đó có 23<br />
loài gây hại trong nông nghiệp (Spencer K. A., 1989) [111]. Ruồi đục lá L.<br />
sativae lần đầu tiên được phát hiện gây hại trên lá cỏ Linh lăng (Medictalic<br />
sativa) ở Argentina. Trước những năm 1970, L. sativae chưa từng xuất hiện ở<br />
Châu Á (Nguyễn Thị Minh Ngọc, 2004) [24], đến năm 1992 nó xuất hiện ở<br />
Thái Lan và được tìm thấy ở Hải Nam - Trung Quốc năm 1993. Lần đầu tiên<br />
phát hiện ra ruồi đục lá gây hại ở Việt Nam vào năm 1994.<br />
1.2.1.2. Thành phần, sự phân bố, ký chủ và mức độ gây hại của một số loài<br />
ruồi đục lá<br />
Trên thế giới, hiện nay đã ghi nhận có hơn 300 loài ruồi đục lá thuộc giống<br />
Liriomyza, trong đó có 5 loài rất phổ biến là L. strigata, L. bryoniae, L. trifolii, L.<br />
huidobrensis và L. sativae (Spencer K. A., 1973)[109]. Riêng ở các nước vùng<br />
Đông Nam Á có 3 loài L. trifolii (phân bố hẹp), L. sativae (phân bố chủ yếu ở<br />
đồng bằng), L. huidobrensis (phân bố chủ yếu ở cao nguyên) đã phát triển thành<br />
dịch hại quan trọng trên nhiều vùng trồng rau và hoa [103], [100]. Chúng là các<br />
loài gây hại nguy hiểm trên nhiều loại cây trồng khác nhau và là môi giới truyền<br />
các bệnh virus, vi khuẩn cho cây (Zhao Y. X. et al., 2000) [133], có tính kháng<br />
cao với nhiều loại thuốc trừ sâu và là đối tượng khó phòng trừ [51], [104], [112].<br />
Ở Việt Nam, có 7 loài ruồi đục lá trong giống Liriomyza là L. sativae, L.<br />
huidobrensis, L. chinensis, L. bryoniae, Liriomyza sp., L. trifolii và C. horticola.<br />
Trong đó, C. horticola lần đầu tiên phát hiện gây hại ở Việt Nam trên 40 loại rau<br />
màu và cỏ dại (Hà Quang Hùng (2001), Nguyễn Thị Nhung và Phạm Văn Lầm<br />
(2002), Anderson et al. (2002), Anderson et al. (2006), Hosfvang et al. (2005),<br />
Thang (1999), Tran et al. (2005a), Dang Thi Dung, Ho Thi Thu Giang (2007)).<br />
Chúng gây hại trên nhiều loại cây trồng như cây họ đậu, dưa chuột, khoai tây và<br />
một số cây cảnh.<br />
1.2.1.3. Đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái chính của một số loài ruồi<br />
đục lá phổ biến<br />
Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài ruồi đục lá C. horticola đã được 1<br />
số tác giả nghiên cứu về vòng đời, ảnh hưởng của nhiệt độ, thức ăn đến thời gian<br />
<br />
4<br />
<br />
phát dục, thời gian sống, tính toán được nhiệt độ khởi điểm phát dục. Xác định<br />
được thành phần ký chủ cũng như thành phần thiên địch, nhất là tập đoàn ong ký<br />
sinh và đưa ra 1 số biện pháp phòng trừ hiệu quả đối với chúng (Spencer, 1973;<br />
Arpaia et al., 2001; Sivapragasam et al., 1992; Gustavo et al., 2007; Takayuki et<br />
al., 2006; Tsutomu et al., 2004 - 2008.....). Ở Việt Nam chưa có kết quả nghiên<br />
cứu chuyên sâu về đặc điểm sinh học, sinh thái của loài ruồi đục lá này.<br />
1.2.1.4. Biện pháp phòng trừ ruồi đục lá rau<br />
Biện pháp được sử dụng để phòng trừ ruồi đục lá chủ yếu vẫn là biện<br />
pháp hóa học, các nhóm thuốc được sử dụng nhiều là Cryromazine 0,03%,<br />
Diflubenzuron 0,1%, Vertimec 1,8EC, Padan 95SP, Ofatox 400EC, Polytrin P<br />
440EC, Dipterex 90SP (Lê Thị Kim Oanh (2003); Parrella et al. (1984); Nguyễn<br />
Văn Viên và Nguyễn Văn Đĩnh (2001);....). Khi biện pháp hóa học trở lên kém<br />
hiệu quả thì biện pháp sinh học sẽ được các nhà nghiên cứu quan tâm. Trong đó,<br />
nhóm ong ký sinh được quan tâm nhiều nhất với thành phần loài phong phú và<br />
khả năng ký sinh cao có thể kiểm soát được biến động số lượng quần thể ruồi<br />
đục lá trên đồng ruộng (Johnson et al.(1980); Murphy et al. (1999); Trần Thị<br />
Thiên An, (2007)). Ngoài ra còn có thể sử dụng biện pháp canh tác kỹ thuật hay<br />
cơ giới vật lý để phòng trừ ruồi đục lá hại rau.<br />
1.2.2. Kết quả nghiên cứu về ong ký sinh ruồi đục lá<br />
Khi nghiên cứu về ký sinh của ruồi đục lá các tác giả cho biết nhóm này có<br />
thành phần loài rất phong phú, số lượng loài tùy thuộc theo mỗi nước. Tại châu<br />
Á, có 41 loài ong ký sinh trên các loài ruồi đục lá thuộc 4 họ khác nhau<br />
(Shepard (1998); Waterhouse et al. (1987)). Tại Việt Nam, có 18 loài ong ký<br />
sinh giòi của ruồi đục lá thuộc các họ Braconidae, Eulophidae, Encyrtidae,<br />
Eucoinidae, Scelionidae (Trần Thị Thiên An (2007); Tran Dang Hoa et al.<br />
(2005b); Hà Quang Hùng (2002); Lê Ngọc Anh và Đặng Thị Dung (2006);..... ).<br />
Các tác giả cũng đã đi sâu nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và nhân nuôi<br />
thả ra đồng ruộng một số loài ong, khi kết hợp với sử dụng thuốc hóa học phòng<br />
trừ ruồi đục lá hợp lý bước đầu đã kiểm soát được quần thể ruồi đục lá trên đồng<br />
ruộng (Hà Quang Hùng (1998, 2002); Khuất Đăng Long (2010); Trần Thị Thiên<br />
An (2007); Murphy S. T. (1999); Trumble J. T., Toscano N. C. (1983)). Hiện<br />
nay, có khoảng 23 loài ong ký sinh đang được bảo vệ và nhân nuôi trong chương<br />
trình phòng trừ sinh học các loài ruồi đục lá. Tuy nhiên, việc nhân nuôi và thả<br />
các loài ong ký sinh ruồi đục lá sau một thời gian sử dụng đã đạt hiệu quả thấp<br />
do tỷ lệ ong cái ở những thế hệ sau giảm dần chỉ còn khoảng 30 – 40% dẫn đến<br />
chi phí phòng trừ cao hơn rất nhiều so với biện pháp phun thuốc hóa học đơn<br />
thuần (Collins D.W. (1999)). Vì vậy, biện pháp đến nay vẫn được sử dụng chủ<br />
<br />
5<br />
<br />
yếu và được các nhà khoa học khuyến cáo là kết hợp bảo vệ ong ký sinh với các<br />
biện pháp khác để giảm thiểu đến mức thấp nhất việc sử dụng thuốc hóa học<br />
trong phòng chống ruồi đục lá Liriomyza spp.<br />
CHƯƠNG 2<br />
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu<br />
2.1.1. Thời gian nghiên cứu<br />
Tiến hành nghiên cứu liên tục trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2011.<br />
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu<br />
- Bộ môn Côn trùng, khoa Nông học, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.<br />
- Bộ môn Bảo vệ thực vật, khoa Kỹ thuật nông nghiệp, trường Cao đẳng<br />
Cộng đồng Hà Tây.<br />
- Vùng chuyên canh rau Gia Lâm - Hà Nội và Văn Giang - Hưng Yên<br />
2.2. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu<br />
Cây trồng: Cà chua, đậu rau, dưa chuột, hành, cải cúc, bí xanh<br />
Thuốc trừ sâu: Regent 800WG (0,2%); Confidor 100 SL (0,1%);<br />
Vertimec 1,8EC (0,125%); Dantotsu 16WSG (0,03%); Success 25SC (0,15%);<br />
Sucure 10EC (0,15%), thuốc trừ sâu thảo mộc Nimbecidine 0,03EC.<br />
2.3. Nội dung nghiên cứu<br />
- Nghiên cứu thành phần, sự phân bố và chu chuyển của nhóm ruồi đục lá<br />
trong phổ thức ăn của chúng qua các mùa trong năm.<br />
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của loài ruồi đục<br />
lá lớn Chromatomyia horticola.<br />
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái học của loài ong ký<br />
sinh có triển vọng Phaedrotoma phaseoli.<br />
- Nghiên cứu biện pháp phòng chống loài ruồi đục lá gây hại chính trên<br />
cây dưa chuột một cách hợp lý.<br />
2.4. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.4.1. Điều tra thành phần, diễn biến số lượng của loài ruồi đục lá và thiên<br />
địch của chúng trong phổ thức ăn và trên cây dưa chuột<br />
Để thu thập được thành phần ruồi đục lá và thiên địch của chúng cũng<br />
như việc điều tra diễn biến mật độ ruồi được tiến hành điều tra theo phương<br />
pháp của Phạm Văn Lầm (1997) [21], các mẫu thu thập được từ ngoài đồng tiếp<br />
tục được nhân nuôi trong phòng thí nghiệm để thu ruồi và ong trưởng thành.<br />
Xác định thành phần ruồi và ong ký sinh chúng, xác định mật độ ruồi đục lá và<br />
tỷ lệ bị ký sinh của chúng.<br />
Các mẫu ruồi đục lá và ký sinh được ngâm mẫu bảo quản để giám định tên<br />
khoa học. Việc giám định mẫu ruồi đục lá dựa vào khóa phân loại của Spencer,<br />
K.A., 1973 [109]. Giám định mẫu ong ký sinh dựa vào khóa phân loại của Yu D.S,<br />
Van Achterberg C., Horstmann K. (2005) [132].<br />
<br />