Tóm tắt luận án Tiến sĩ Triết học: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay
lượt xem 5
download
Luận án phân tích để làm rõ thực trạng của việc giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay; từ đó đưa ra một số quan điểm và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS ở đây.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Triết học: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài VH tạo nên diện mạo đặc thù của mỗi một DT. Khi nhắc đến một DT nào người ta thường nghĩ đến nền VH của DT đó, cũng như muốn tìm hiểu một DT nào, cách tốt nhất là tìm hiểu nền VH của họ, vì nó là hồn cốt của DT, là nét đặc trưng căn bản để phân biệt DT này với DT khác. BSVH của mỗi DT chính là cái cốt lõi, đặc trưng, bản chất nhất của VHDT, nó là bản chất, linh hồn, cốt cách, bản lĩnh của một DT. Do đó, giữ được BSVH thì DT còn, mất BSVH thì có thể DT đó mất vĩnh viễn. Chính vì vậy Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chủ trương xây dựng nền VH Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc DT - thực chất, đó là xây dựng, phát triển, giữ gìn BSDT Việt Nam, trong đó có BSVH các DT. Ngày nay, xã hội hiện đại với toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, phát triển khoa học - công nghệ, kinh tế thị trường... đang tác động nhiều tới BSVHDT nói chung, BSVH tộc người nói riêng. BSVH các DTTS cũng đang đứng trước những thách thức, có nguy cơ mai một, lệch lạc, mờ nhạt... Nhiều yếu tố không lành mạnh thâm nhập vào nhận thức và cuộc sống vốn trong lành của đồng bào các DTTS, tạo nên sự lai tạp trong cách nghĩ, lối sống của đồng bào, có xu hướng làm mờ nhạt và mất đi BSVH truyền thống vốn có của các DTTS. Vùng Đông Bắc Việt Nam là vùng đất sinh sống của hơn hai mươi DT, chủ yếu là các DTTS không nằm ngoài xu thế chung của cả nước. BSVH của đồng bào các DTTS nơi đây vô cùng phong phú, đa dạng về các sắc thái biểu hiện thông qua các giá trị VH vật thể và VH phi vật thể nhưng đều chứa đựng những giá trị VH đặc trưng, cốt lõi tồn tại lâu đời trong lịch sử như tinh thần đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau; lối sống giản dị, mộc mạc, chân tình, hài hòa với con người, với thiên nhiên núi rừng Đông Bắc; sự sáng tạo, cần cù, chịu khó trong lao động, sự thích ứng cao với thiên nhiên có phần khắc nghiệt và luôn biết cách đảm bảo sự cân bằng tâm lý... Những giá trị VH này đã tạo nên cốt cách, bản lĩnh của cả cộng đồng các DTTS vùng Đông Bắc, giúp cho đồng bào tồn tại, phát triển bền vững trong lịch sử. Bối cảnh và các điều kiện của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nhất là quá trình phát triển kinh tế thị trường và xây dựng xã hội hiện đại ở nước ta hiện nay một mặt đã tạo ra những điều kiện thuận lợi cho đồng bào các DTTS tiếp tục duy trì, tồn tại, phát triển các giá trị VH theo hướng hiện đại, mặt khác cũng làm cho các giá trị VH đó bị pha tạp, biến đổi thậm chí mai một, mất dần BSVHDT như một thách thức lớn. Tình hình đó đang đặt ra vấn đề bức xúc hiện nay là làm thế nào để hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường, xây dựng xã hội hiện đại để phát triển nhanh mà vẫn giữ gìn và phát huy được BSVH các DTTS; làm thế nào để giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc một cách hiệu quả để biến sức mạnh VH vùng Đông Bắc vào sức mạnh chung của sự phát triển đất nước; giải pháp nào để có thể nâng cao hiệu quả việc giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc góp phần đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi
- 2 mới? Vấn đề này có ý nghĩa thiết thực đối với sự phát triển vùng Đông Bắc nói riêng và cả nước nói chung, bởi “VH thực sự là nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc” Với lý do đó, nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án Tiến sĩ triết học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Mục đích của luận án Trên cơ sở lý luận về giữ gìn và phát huy BSVH, luận án phân tích để làm rõ thực trạng của việc giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay; từ đó đưa ra một số quan điểm và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS ở đây. - Nhiệm vụ nghiên cứu + Khái quát tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và xác định những vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết. + Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận về BSVH các DTTS và việc giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc Việt Nam. + Phân tích làm rõ thực trạng của việc giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay, chỉ ra nguyên nhân của thực trạng đó và xác định những vấn đề đặt ra đối với việc giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay + Đề xuất quan điểm và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của việc giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: + Luận án nghiên cứu việc giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc nước ta trong thời kỳ đổi mới, khi Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. + Vùng Đông Bắc theo sự phân chia của Tổng cục Thống kê gồm 10 tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Yên Bái, Lào Cai, Bắc Giang, Phú Thọ. Tuy nhiên, luận án chỉ nghiên cứu BSVH các DTTS ở 6 tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Kạn vì ở đó đậm nét các BSVH vùng này. + BSVH các DTTS vùng Đông Bắc được thể hiện hết sức đa dạng. Trong khuôn khổ một luận án tiến sĩ, luận án chỉ tập trung nghiên cứu BSVH đó ở một số khía cạnh của VH vật thể và VH phi vật thể; chủ thể, nội dung, cách thức giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS.
- 3 + Trong các Văn kiện của Đảng và Nhà nước ta, thuật ngữ “dân tộc” được sử dụng với cả nghĩa rộng để chỉ DT quốc gia (nation) và cả nghĩa hẹp để chỉ tộc người (ethnic). Trong luận án này, thuật ngữ các DTTS được sử dụng đồng nghĩa với khái niệm tộc người (ethnic) - tức là theo cách gọi chung ở nước ta hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận. Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về việc giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS trong chiến lược phát triển kinh - tế xã hội của cả nước nói chung, DTTS vùng Đông Bắc nói riêng. Luận án kế thừa kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học, tài liệu tổng kết thực tiễn của cơ quan Đảng, Nhà nước và địa phương liên quan đến đề tài. - Phương pháp nghiên cứu. Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: lịch sử và logic, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, so sánh, lý luận gắn với thực tiễn, tham quan, quan sát thực tế…, cụ thể: Luận án sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật để nhìn nhận sự vật, hiện tượng VH, BSVH vùng Đông Bắc ở trạng thái vận động, phát triển; giữa các hiện tượng VH có mối quan hệ biện chứng với nhau; các sự vật, hiện vật VH đều phải rất cụ thể và chúng tồn tại trong điều kiện lịch sử nhất định. Phương pháp duy vật lịch sử được sử dụng để nghiên cứu các hiện tượng VH, BSVH trong mối quan hệ với tồn tại xã hội và nó chịu sự tác động, quy định bởi tồn tại xã hội. Phương pháp kết hợp phân tích và tổng hợp được sử dụng để làm rõ các khái niệm ở chương 2 như khái niệm VH, BSVH, BSVH các DTTS.... Các phương pháp phân tích - tổng hợp, lịch sử và logic, so sánh còn được sử dụng trong việc đánh giá về thực trạng giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc hiện nay. Phương pháp tham quan, quan sát thực tế các bảo tàng, các lễ hội, một số địa bàn vùng đồng bào các DTTS sinh sống. Luận án sử dụng tư liệu thực tế, thu thập thông tin, số liệu của các địa phương vùng Đông Bắc, cụ thể số liệu của 6 tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang để phân tích, khái quát thực trạng giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS ở đây. 5. Đóng góp mới của luận án - Từ góc độ triết học, luận án đã tiếp cận, nghiên cứu VH, BSVH, BSVH các
- 4 DTTS vùng Đông Bắc không chỉ dưới dạng hình thức biểu hiện, mà ở các tầng lớp bên trong của chúng, như phương thức sống và phương thức lao động sáng tạo ra các giá trị VH. - Từ cách tiếp cận và nghiên cứu đó, luận án đã khái quát được thành công và hạn chế trong giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc; Xác định được nguyên nhân của thành công và hạn chế của việc giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc. - Luận án đã đưa ra được một số quan điểm hợp lý và những giải pháp cụ thể, khả thi để nâng cao hiệu quả giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc trong bối cảnh và điều kiện hiện nay. 6. Ý nghĩa của luận án - Ý nghĩa lý luận: + Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú và sâu hơn lý luận về giữ gìn, phát huy BSVHDT, đặc biệt là của các DTTS vùng Đông Bắc Việt Nam. + Cung cấp cơ sở khoa học cho công tác hoạch định chiến lược, chính sách phát triển VH ở đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc nước ta. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận án là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành và các trường Đại học, Cao đẳng ở nước ta. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận án được kết cấu thành 4 chương với 10 tiết. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Nghiên cứu về VH, BSVH, BSVH các DTTS * Tình hình nghiên cứu về VH. VH là lĩnh vực hoạt động rộng lớn của xã hội, nó cũng là lĩnh vực khoa học cơ bản của khoa học xã hội và nhân văn. Nghiên cứu về VH đã được đề cập từ xa xưa trong lịch sử khoa học nhân loại. Cho đến ngày nay, VH vẫn là đề tài vừa cơ bản vừa cấp thiết tiếp tục được các nhà khoa học, các nhà hoạt động VH, các tổ chức quốc tế nghiên cứu, mổ xẻ dưới nhiều góc độ khác nhau. Trước hết, nghiên cứu VH là nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản, chung nhất, xác định bản chất, cấu trúc và đặc điểm của VH. Có công trình thì tiếp cận VH theo nghĩa hẹp, chỉ bao gồm các giá trị tinh thần, có công trình thì tiếp cận VH theo nghĩa rộng, bao gồm
- 5 các hoạt động sáng tạo của con người và kết quả của hoạt động sáng tạo đó là các giá trị vật chất và tinh thần. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau: “Văn hóa nguyên thủy” của E.B.Tylor; “Khái niệm và quan niệm về văn hóa” của tác giả Trần Độ; “Văn hóa và đổi mới” của Phạm Văn Đồng; “Văn hóa, một số vấn đề lý luận” của tác giả Trường Lưu; “Văn hóa và phát triển” của tác giả Đỗ Huy. Tóm lại, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động VH trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có sự nhận diện VH là khác nhau về độ rộng hẹp của vấn đề, về giới hạn phạm trù của các hệ thống, lĩnh vực VH; về thành tố, cấu trúc, đặc trưng của VH, về mối quan hệ giữa VH học với các khoa học khác, chứ không phải khác nhau về cái gốc, cái nền, cái tổng quát, cái đại thể của VH. * Tình hình nghiên cứu về BSVH. Tiêu biểu là một số công trình sau: “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” của tác giả Trần Ngọc Thêm; “Bản sắc văn hóa Việt Nam” của Phan Ngọc; “Văn hóa, phát huy bản sắc và hội nhập” của tác giả Nguyễn Văn Huyên; Công trình “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc - vai trò của nghiên cứu và giáo dục” bao gồm nhiều bài viết của nhiều tác giả đề cập đến vấn đề VH và BSVHDT; “Bản sắc văn hóa dân tộc” của tác giả Hồ Bá Thâm; sách “Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa Việt Nam, mấy vấn đề lý luận và thực tiễn” tác giả Thành Duy… Tất cả các bài viết, các công trình khoa học đã phân tích khá sâu sắc và toàn diện về bản chất, nội dung, vai trò, vị trí của BSVH, những vấn đề phải đối mặt của BSVH trong bối cảnh toàn cầu hóa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Qua đó, cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định và tổ chức triển khai các nội dung trong quan điểm, đường lối, chính sách phát triển VH của Đảng và Nhà nước ta. * Tình hình nghiên cứu về BSVH các DTTS. Tiêu biểu là các công trình sau: “Thai, kadai và indonesiens” của P.K.Benedct; “Mấy nhận xét về lý luận và thực tiễn một chuyến đi thăm các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc và Việt Bắc” của A.G.Haudricourt; “Socio-economic Overview of the Northern Mountain Region and the Project and poverty reduction in the Northern Mountain Region of Vietnam” của Neil Jamieson; “Rethinking Approaches to Ethenic Minority Develoment, the case of Vietnam”của Neil Jamieson; “Một số vấn đề về phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số” của tập thể các tác giả; “Tìm hiểu văn hóa vùng các dân tộc thiểu số” của tác giả Lò Giàng Páo; “Sắc thái văn hóa địa phương và tộc người trong chiến lược phát triển đất nước ” của nhà xuất bản Khoa học xã hội; “Xu hướng biến đổi cấu trúc văn hóa vùng ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam” của tác giả Lại Phi Hùng.... Các công trình nghiên cứu đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về VH các DTTS, đặc trưng
- 6 VH vùng các DTTS thông qua các sắc thái biểu hiện của nó như ngôn ngữ, tín ngưỡng tôn giáo, phong tục tập quán, VH nghệ thuật, tri thức bản địa đến việc ăn, mặc, ở, đi lại.... Dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì các sắc thái VH này đang có xu hướng biến đổi theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Do đó, không chỉ riêng các nhà khoa học mà cả các nhà quản lý xã hội từ trung ương đến địa phương cũng quan tâm để tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục những biểu hiện tiêu cực, phát huy mặt tích cực trong VH các DTTS. Các sách, bài viết, luận án, luận văn đã đi sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá BSVH các DTTS vùng Đông Bắc từ rất nhiều góc tiếp cận khác nhau làm cho kho tàng VH của các DTTS vùng Đông Bắc trở nên ngày càng phong phú, có giá trị hơn. Bên cạnh những cuốn sách có tính chất sưu tầm, biên soạn, ghi chép lại một cách hệ thống các giá trị VH của các DTTS ở mức độ khái quát ở phạm vi rộng hơn như VH vùng, miền thì còn có những cuốn sách, luận án nghiên cứu chuyên sâu, phân tích những giá trị VH đậm đà bản sắc của một DTTS thuộc phạm vi một tỉnh. Đặc biệt, có những công trình nghiên cứu đã đề cập đến sự biến đổi của BSVH các DTTS dưới tác động của quá trình hội nhập. Từ đó, cung cấp cơ sở khoa học cho việc khẳng định tầm quan trọng và sự cần thiết phải đề ra những giải pháp giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS trong quá trình phát triển hiện nay. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc cũng được các nhà khoa học đề cập đến ở những mức độ khác nhau. Có công trình nghiên cứu nhằm bảo tồn, giữ gìn và phát huy một sắc thái biểu hiện nào đó của BSVHDT, có công trình thì nghiên cứu nhằm giữ gìn và phát huy BSVH của một DTTS cụ thể ở một tỉnh thuộc vùng Ðông Bắc. Tiêu biểu là công trình “Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển ngôn ngữ văn hóa một số dân tộc thiểu số ở Việt Bắc” do Nguyễn Văn Lộc (chủ biên); Cuốn sách “Phát triển bền vững văn hóa tộc người trong quá trình hội nhập ở vùng Ðông Bắc” do Vương Xuân Tình - Trần Hồng Hạnh (chủ biên); “Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tộc người Tày ở Thái Nguyên hiện nay”, luận án tiến sĩ Triết học của Nguyễn Thị Nội; “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày trong điều kiện kinh tế thị trường ở một số tỉnh Đông Bắc Việt Nam hiện nay”, luận án tiến sĩ Triết học của Lê Thị Kim Hưng… Các sách, bài viết, luận án, luận văn đã đi sâu nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng giữ gìn và phát huy BSVHDT ở các góc độ khác nhau như: DT học, triết học,VH học. Từ đó, cung cấp cơ sở khoa học cho việc khẳng định tầm quan trọng và sự cần thiết phải đề ra những giải pháp giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS trong quá trình phát triển hiện nay.
- 7 Đối với vùng Đông Bắc, các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu thực trạng giữ gìn và phát huy BSVHDT thông qua một sắc thái cụ thể nào đó hoặc nghiên cứu thực trạng giữ gìn và phát huy BSVH của một tộc người ở một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc như Tày, Mông, Dao. Đồng thời các tác giả cũng đã đưa ra những giải pháp cho việc giữ gìn và phát huy BSVH của các DT này trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay. 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra đối với luận án - Đánh giá tình hình nghiên cứu. Giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS nói chung và BSVH các DTTS vùng Đông Bắc nói riêng cũng đã được đề cập đến trong nhiều công trình khoa học, những luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ. Tuy nhiên, có công trình thì nghiên cứu việc giữ gìn và phát huy BSVHDT trong mối quan hệ với phát triển kinh tế, các công trình khác thì nghiên cứu việc giữ gìn và phát huy BSVH trong một phạm vi hẹp đó là của một tộc người cụ thể hoặc một sắc thái nào đó trong BSVH của các DTTS ở vùng Đông Bắc nước ta. Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích thực trạng cũng như xu hướng biến đổi của BSVH các DTTS mà chưa đi vào vấn đề cụ thể là giữ gìn và phát huy cái gì, giữ gìn và phát huy như thế nào BSVH đó. Việc nghiên cứu giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS ở vùng Đông Bắc nước ta chưa có công trình nào đề cập một cách trực tiếp, hệ thống, chuyên sâu, nhất là nghiên cứu từ chuyên ngành Triết học. - Những vấn đề đặt ra đối với luận án. Tình hình nghiên cứu trên đã đặt ra cho luận án một số vấn đề cần tiếp tục và giải quyết sau: Thứ nhất, nghiên cứu lý luận về VH, BSVH, BSVH các DTTS trên cơ sở thực tiễn mới. Cụ thể, luận án sẽ phải làm sáng tỏ quan niệm về BSVHDT nói chung, BSVH các DTTS nói riêng; quan niệm về giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS nhằm làm cơ sở lý luận cho việc giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu của luận án. Thứ hai, tác giả nghiên cứu những đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội truyền thống góp phần tạo nên BSVH của đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc, nghiên cứu sự đa dạng trong BSVH của đồng bào các DTTS thông qua các giá trị VH vật thể và các giá trị VH phi vật thể. Từ đó chỉ ra những đặc trưng cơ bản trong BSVH các DTTS vùng Đông Bắc. Tác giả cũng nghiên cứu, làm rõ quan niệm về giữ gìn, phát huy và sự thống nhất giữa giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS trên cả ba phương diện: chủ thể, nội dung, cách thức giữ gìn và phát huy. Thứ ba, phân tích thực trạng giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc nước ta hiện nay theo hai hướng thành tựu và hạn chế. Đánh giá thành tựu và hạn chế tập trung chủ yếu vào các giá trị VH vật thể và các giá trị VH phi vật thể. Từ đó,
- 8 tác giả chỉ ra nguyên nhân của thực trạng và những vẫn đề đặt ra đối với việc giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc nước ta. Thứ tư, luận án đưa ra một số quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS ở vùng này trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập khu vực và quốc tế. Tiểu kết chương 1 Luận án đã khái quát được một số công trình nghiên cứu của các tác giả thuộc các lĩnh vực khác nhau về bản chất, đặc trưng của VH, BSVH. Tuy có sự nhận diện VH là khác nhau về độ rộng hẹp của vấn đề, về thành tố, cấu trúc, đặc trưng của VH nhưng không có sự khác nhau về cái gốc, cái nền, cái tổng quát, cái đại thể của VH. Luận án cũng đã trình bày được một số công trình của các tác giả đi sâu vào phân tích, mổ xẻ những biến động trong BSVH dưới tác động của quá trình mở của và hội nhập. Qua đó, các tác giả cũng đề xuất những giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS - sức mạnh nội sinh để các DTTS tồn tại và phát triển. CHƯƠNG 2 LÝ LUẬN VỀ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM 2.1. Bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số 2.1.1. Văn hóa và bản sắc văn hóa Qua rất nhiều định nghĩa về VH, khái quát lại khái niệm “văn hóa” được quy về hai cách hiểu chính: theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng là toàn bộ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử thông qua quá trình hoạt động thực tiễn nhằm thỏa mãn những nhu cầu nhất định của con người. Theo nghĩa hẹp, VH chỉ một mặt, một lĩnh vực của đời sống xã hội, đó là đời sống tinh thần của xã hội, phân biệt đời sống VH với đời sống vật chất như kinh tế. Mỗi định nghĩa VH đều có tính hợp lý bởi đó là phạm trù rộng lớn mà nhà khoa học khai thác nó trong các góc độ khác nhau nhưng nó giúp người ta hình dung được thế nào là VH, VH gồm những gì. Sự khác biệt là do cách tiếp cận, mục tiêu nghiên cứu. Nhưng tất cả đều thống nhất trên những vấn đề chung nhất, căn bản nhất được thể hiện ở các đặc trưng sau: Thứ nhất, VH là đặc trưng riêng có của con người, là sản phẩm do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử lâu dài của mình, do đó, VH mang đậm “tính người”. Thứ hai, VH là những gì có giá trị.
- 9 Thứ ba, VH vừa có tính ổn định bền vững vừa có tính biến đổi, phát triển vì VH luôn được giữ gìn, kế thừa và sáng tạo. Thứ tư, VH có tính giai cấp, có tính DT và nhân loại. VH như phân tích ở trên là phạm trù rộng lớn, phức tạp, có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Mỗi định nghĩa đều có lý của nó. Trong luận án này, để thuận lợi cho việc nghiên cứu, giải quyết các nhiệm vụ, thực hiện mục đích luận án đề ra, Nghiên cứu sinh lựa chọn cách hiểu VH theo cách chia VH vật thể và VH phi vật thể. VH vật thể là dạng VH biểu hiện dưới dạng vật thể hữu hình mà ta có thể nhận biết được bằng xúc giác. Bao gồm các sản phẩm vật chất do con người làm ra nhằm phục vụ nhu cầu vật chất của con người. Theo nghĩa đó, VH vật thể bao gồm: Nhà ở; trang phục; ẩm thực; công cụ lao động, sản xuất, sinh hoạt. VH phi vật thể là dạng VH biểu hiện dưới dạng phi vật thể, vô hình. Bao gồm các sản phẩm do con người làm ra thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người. Theo nghĩa này, VH phi vật thể bao gồm: Ngôn ngữ; tôn giáo; phong tục tập quán; lễ hội; nghệ thuật (âm nhạc, hội họa, vũ điệu, văn chương, sân khấu…); tri thức dân gian; lối tư duy, suy nghĩ, hành vi (ứng xử). Về bản sắc văn hóa Theo Từ điển Tiếng Việt do viện Ngôn ngữ thuộc Viện khoa học xã hội Việt Nam ấn hành thì bản sắc chỉ “màu sắc, tính chất riêng tạo thành đặc điểm chính”. Như vậy, với cách hiểu đó, bản sắc chính là dấu hiệu để phân biệt sự vật này với sự vật khác. Thuật ngữ bản sắc thường được gắn với VH. BSVH là hệ thống các giá trị đặc trưng, bản chất của một nền VH được hình thành, tồn tại, phát triển trong lịch sử và được biểu hiện thông qua nhiều sắc thái VH, là những nét đặc thù, độc đáo, dấu hiệu để nhận biết một nền VH và phân biệt với nền VH khác. Cấu trúc của BSVH gồm các giá trị bản chất, đặc trưng tồn tại ở tầng diện trong cùng, tầng diện sâu nhất của BSVH. Sự tồn tại của nó được biểu hiện thông qua thế giới quan và nhân sinh quan. Tầng diện bên ngoài đó là các sắc thái VH. Tầng diện này thể hiện sự phong phú, đa dạng, sự biến đổi của BSVH trong đời sống xã hội. Các sắc thái VH này được thể hiện thông qua các giá trị VH vật thể (nhà ở, trang phục, ẩm thực, tư liệu sinh hoạt, lao động) và VH phi vật thể (ngôn ngữ, phong tục tập quán, lễ hội, tín ngưỡng tôn giáo, nghệ thuật…). Yếu tố cốt lõi tạo nên BSVH đó là hệ thống các giá trị, mà cụ thể đó là các giá trị VH truyền thống. Các giá trị này vừa mang tính đặc trưng, bản chất cho một nền VH vừa mang tính độc đáo, riêng biệt, đặc thù để phân biệt một nền VH này với một nền VH khác.
- 10 Tóm lại, trong bất cứ một nền VH nào đều có những giá trị đặc trưng, cốt lõi (gọi là BSVH) được hình thành trong quá trình lịch sử, trải qua thời gian, những giá trị đó vừa thể hiện sự đậm đà bản sắc vừa thể hiện sự tiên tiến, vừa mang đậm tính cách của chủ thể sáng tạo ra nó vừa chứa đựng những giá trị chung của nhân loại. BSVH khi gắn với chủ thể của nó (BSVHDT) thường được biểu hiện qua những giá trị VH vật thể (nhà ở; trang phục; ẩm thực; công cụ lao động, sản xuất, sinh hoạt) và VH phi vật thể (ngôn ngữ; tín ngưỡng, tôn giáo; phong tục tập quán; lễ hội; nghệ thuật (âm nhạc, hội họa, vũ điệu, văn chương, sân khấu…); tri thức dân gian; lối tư duy, suy nghĩ, hành vi (ứng xử)) 2.1.2. Những vấn đề cơ bản của bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số “Dân tộc” ở đây được hiểu theo hai nghĩa chính là DT quốc gia (nation) và tộc người (ethnic). Từ hai cấp độ của khái niệm DT, có thể hiểu VHDT theo hai cấp độ khác nhau. Cấp độ thứ nhất, VHDT là VH của DT - quốc gia. Cấp độ thứ hai, VHDT là VH của DT - tộc người. Dưới góc độ nghiên cứu của đề tài, luận án chủ yếu xem xét khái niệm DT, VHDT ở phạm vi tộc người (ethnic) và VH tộc người nhưng luôn được đặt trong mối quan hệ với DT - quốc gia (nation) vì giữa chúng có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ. BSVH các DTTS là hệ thống các giá trị đặc trưng, bản chất, cô đọng nhất, bền vững nhất, tinh túy nhất của DT - tộc người thiểu số cụ thể, được DT sáng tạo ra trong lịch sử, là những nét độc đáo, riêng biệt của mỗi DT, làm cho DT này không thể lẫn với DT khác và góp phần làm phong phú, đa dạng nền VH của cả cộng đồng DT (quốc gia). 2.2. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc 2.2.1. Bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc 2.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, dân cư vùng Đông Bắc tạo nên bản sắc văn hóa * Đặc điểm tự nhiên: Môi trường tự nhiên vùng Đông Bắc rất đa dạng, ở đây vừa có núi cao, sông lớn, có vùng thấp, vùng cao, các cánh đồng, có thung lũng, có biên giới quốc gia. Do đó, vùng này có gần đủ các yếu tố mang tính đại diện cho cả nước. Sự đa dạng về địa hình cũng là một yếu tố tạo nên sự đa dạng trong phân bố dân cư của vùng Đông Bắc. * Đặc điểm dân cư, tộc người. Các DTTS ở Đông bắc phân bố xen kẽ lẫn nhau, tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có nơi có sự phân bố tập trung theo làng, bản. Có xã chủ yếu là người Tày, hoặc người Nùng, người H’Mông, người Dao.... Một đặc điểm rất rõ nét đó là do hoàn cảnh lịch sử và hoàn cảnh sống nên ở vùng Đông Bắc xuất hiện sự phân bố dân cư theo vùng. Cụ thể, vùng thung lũng là địa vực cư trú chủ yếu của người Tày, người Nùng. Vùng rẻo giữa và rẻo cao là địa vực cư trú chủ yếu của người H’Mông, người Dao. Còn các DT khác thì xen kẽ nhau
- 11 cả ở hai vùng. Chính đặc điểm này đã tạo nên vùng Đông Bắc với hai vùng VH tiêu biểu đó là VH Tày - Nùng đặc trưng cho VH vùng thung lũng, VH H’Mông - Dao đặc trưng cho VH vùng cao. 2.2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội truyền thống Kinh tế truyền thống của đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc là nền kinh tế tự cấp, tự túc, nguồn sống chính là trồng trọt. Vùng thấp trồng lúa nước, vùng cao trồng lúa nương và ngô. Chăn nuôi và nghề thủ công tương đối phát triển nhưng chưa tách thành nghề riêng. Với môi trường tự nhiên là rừng núi nên kinh tế hái lượm và săn bắn vẫn giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống của đồng bào. Hệ thống công cụ lao động, sản xuất của đồng bào chủ yếu là công cụ thủ công, thô sơ, giản đơn như công cụ chặt phá gồm có dao, rìu, búa, … chủ yếu để khai phá đất hoang thành ruộng và phát rừng làm nương; công cụ làm đất như cày, bừa, cuốc, mai, gậy chọc lỗ; công cụ thu hoạch như hái (ruộng), hép (nương); công cụ vận chuyển có gùi, đôi sọt cùng với chiếc đòn. Chính môi trường tự nhiên cũng như đặc điểm kinh tế - xã hội trên là cơ sở để nảy sinh, tồn tại và phát triển một nền VH đa dạng giàu bản sắc của đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc. 2.2.1.3. Những biểu hiện chủ yếu của bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc * Những biểu hiện của BSVH trong VH vật thể. Các giá trị VH vật thể của đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc được sáng tạo bắt nguồn từ cơ sở tồn tại xã hội, đó chính là điều kiện địa lý, môi trường tự nhiên vùng Đông Bắc có những yếu tố đan xen, vừa có núi cao, sông dài, vừa có những thung lũng với những cánh đồng màu mỡ…. Tất cả các giá trị VH vật thể được tạo nên từ đó có sự kết hợp giữa các nguyên vật liệu có sẵn trong thiên nhiên với sự chăm chỉ, cần cù, khéo léo của đôi bàn tay và sự sáng tạo, giàu trí tưởng tượng của khối óc để tạo nên những ngôi nhà với những nét kiến trúc độc đáo, những bộ trang phục với kiểu dáng và những họa tiết hoa văn đặc sắc, những món ăn với cách chế biến tinh xảo và đặc biệt là hệ thống công cụ lao động, sản xuất độc đáo phù hợp với từng điều kiện địa hình khác nhau, thể hiện khả năng ứng phó với môi trường tự nhiên một cách linh hoạt. * Những biểu hiện của BSVH trong VH phi vật thể. VH phi vật thể của các DTTS vùng Đông Bắc được thể hiện thông qua ngôn ngữ, tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán, lễ hội, tri thức bản địa và nghệ thuật dân gian. Những giá trị sáng tạo đó thể hiện mối quan hệ của các DTTS vùng Đông Bắc với xã hội thông qua các phong tục tập quán, lễ hội; với nhân sinh quan thông qua các nghi lễ vòng đời người; với vũ trụ và thế giới tự nhiên đã được siêu nhiên hóa thông
- 12 qua các loại hình tín ngưỡng tôn giáo; với lý tưởng thẩm mỹ thông qua các sáng tạo VH nghệ thuật. 2.2.1.4. Những đặc trưng cơ bản của bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc. Thứ nhất, VH các DTTS vùng Đông Bắc thể hiện thế giới quan thần bí, sơ khai, tín ngưỡng vạn vật hữu linh ăn sâu, bám rễ vào mọi khía cạnh của đời sống. Thứ hai, VH các DTTS vùng Đông Bắc luôn đề cao đời sống tinh thần, sống đoàn kết, hài hòa, tình nghĩa. Thứ ba, VH các DTTS vùng Đông Bắc đề cao đức tính cần cù, thông minh, sáng tạo và khả năng thích ứng với môi trường tự nhiên khắc nghiệt. Thứ tư, VH các DTTS vùng Đông Bắc thể hiện cách tư duy tự nhiên, chân thật, phản ánh một lối sống giản dị, mộc mạc. 2.2.2. Thực chất của việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc 2.2.2.1. Lý luận về giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Theo Từ điển Tiếng Việt thì giữ gìn là “giữ cho được nguyên vẹn, không bị mất mát, tổn hại”. Song song với giữ gìn là phải chống lại sự tác động có hại từ các yếu tố bên ngoài. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì giữ gìn được thực hiện cả ở hai trạng thái, đó là giữ gìn nguyên gốc và giữ gìn có chọn lọc, bổ sung và phát triển. Phát huy đúng nghĩa của nó là làm cho những cái vốn có trong một sự vật, hiện tượng được sống dậy, được vận động, được phong phú thêm, mạnh thêm; các yếu tố vốn có trong sự vật, hiện tượng, quá trình tác động lẫn nhau và lan tỏa sang sự vật, hiện tượng, quá trình khác, làm cho chúng sống động, mạnh mẽ hơn. Theo nghĩa tích cực thì, phát huy là “làm cho cái hay, cái tốt tỏa tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm”. Thực chất của phát huy là thúc đẩy cái hay, cái tốt cho nảy nở nhiều hơn trở thành nền tảng, động lực của quá trình phát triển. Như vậy, giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS là hai mặt thống nhất của quá trình vận động. Giữ gìn luôn là tiền đề, điều kiện để phát huy. Phát huy là hình thức tốt nhất để giữ gìn và nâng chất lượng của giữ gìn từ giữ cho nguyên vẹn thành giữ cho nảy nở, phát triển. Giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS là một quá trình thống nhất và biện chứng. Không thể giữ gìn để phát huy, mà giữ gìn và phát huy là công việc song song, đồng thời. Trong luận án, việc giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc được tiến hành song song, đồng thời, đó là khơi dậy, huy động tất cả các
- 13 giá trị trong BSVH các DTTS để làm cho chúng tạo điều kiện cho các giá trị VH đó được nở rộ, làm phong phú nền VH. 2.2.2.2. Chủ thể, nội dung, cách thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Chủ thể giữ gìn và phát huy: Giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc là một quá trình được thực hiện bởi các chủ thể Đảng, chính quyền nhà nước, hệ thống chính trị ở các địa phương; các cơ quan làm công tác VH, các cơ sở giáo dục (nhà trường) và chính đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc với những nội dung và cách thức phù hợp. Nội dung, cách thức giữ gìn và phát huy: Các giá trị VH vật thể: Nội dung giữ gìn và phát huy được thực hiện ở các biểu hiện của BSVH các DTTS vùng Đông Bắc như: Nhà ở truyền thống; trang phục truyền thống; ẩm thực truyền thống; công cụ lao động, sản xuất, sinh hoạt. Giữ gìn và phát huy các giá trị VH vật thể của các DTTS vùng Đông Bắc được thực hiện thông qua các cách thức cơ bản như: Giữ gìn thông qua hệ thống bảo tồn, bảo tàng chuyên nghiệp; ngày càng được đầu tư về cơ sở vật chất và sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật hiện đại; phục dựng, ghi lại, lưu giữ, phổ biến thông qua các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại; phục dựng, tái tạo, giữ gìn, phát huy thông qua xây dựng những mô hình làng VH, làng VH du lịch cộng đồng do chính đồng bào các DTTS giữ gìn trong đời sống của mỗi gia đình, dòng họ, làng bản với không gian VH chân thực. Các giá trị VH phi vật thể: Như ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội, tri thức bản địa và nghệ thuật dân gian cũng cần được nhận diện, giữ gìn và phát huy một cách tích cực. Cách thức giữ gìn và phát huy BSVH phi vật thể của các DTTS vùng Đông Bắc nước ta được thực hiện cả ở trạng thái tĩnh và trạng thái động. Ở trạng thái tĩnh là giữ chúng trong sách vở, các ghi chép, mô tả trong các băng hình (video), băng tiếng (audio), ảnh (photo album). Tất cả các giá trị VH phi vật thể này có thể lưu giữ trong các kho lưu trữ, các viện bảo tàng, các viện nghiên cứu, trung tâm thư viện, trung tâm VH ở trung ương và địa phương. Ở trạng thái động là bảo tồn các giá trị VH phi vật thể đó ngay trong chính đời sống cộng đồng. Cộng đồng chính là môi trường không chỉ sản sinh ra các hiện tượng VH phi vật thể mà còn là nơi tốt nhất bảo tồn, làm giàu thêm và phát huy nó trong đời sống xã hội. 2.3. Những yếu tố tác động đến việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số. Giữ gìn và phát huy BSVHDT nói chung và BSVH các DTTS vùng Đông Bắc nói riêng đều chịu sự tác động bởi các yếu tố khách quan và chủ quan. Tuy nhiên, đối với bối cảnh hiện nay, việc giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS chịu sự tác động trực tiếp nhất của
- 14 những yếu tố khách quan đó là sự phát triển của nền kinh tế thị trường, của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Trong đó, nền kinh tế thị trường là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Tác động tích cực: Tính chủ động, sáng tạo, độc lập trong suy nghĩ và hành động của đồng bào các DTTS được nâng cao; sự giao lưu VH làm cho các yếu tố VH lạc hậu bị loại bỏ, các yếu tố VH đậm đà bản sắc tiếp tục được khẳng định, được bổ sung và phát triển; nhiều giá trị VH đậm đà bản sắc được quảng bá, giới thiệu khắp các vùng miền trong và ngoài nước thông qua phát triển kinh tế du lịch; Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, tạo điều kiện cho đồng bào các DTTS được sáng tạo và hưởng thụ các giá trị VH. Tác động tiêu cực: Trong nền kinh tế thị trường, với mục đích lợi nhuận đã làm cho một bộ phận đồng bào các DTTS tha hóa, biến chất đi ngược lại với bản tính hiền lành, lương thiện, thật thà, chất phác vốn có; đồng bào mải chăm lo phát triển kinh tế, thu lợi nhuận mà dần dần lãng quên việc thực hành các giá trị VH truyền thống; trước sự kích của cái mới mẻ, đặc biệt giới thanh niên nhanh chóng tiếp cận và du nhập những yếu tố phản VH mà dần dần từ bỏ các giá trị VH truyền thống tốt đẹp của DT mình; trước sự ồ ạt của hàng hóa công nghiệp, đồng bào đã không còn mặn mà với những sản phẩm truyền thống và dần làm mai một nhiều ngành nghề truyền thống…. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cũng có sự tác động hai mặt đến việc giữ gìn, phát huy BSVHDT nói chung và BSVH các DTTS vùng Đông Bắc nói riêng. Tuy nhiên, đối với vùng Đông Bắc, sự tác động này chưa diễn ra trên diện rộng khắp các vùng miền mà chủ yếu diễn ra ở các khu vực thành thị và các vùng giáp ranh, còn vùng sâu, vùng xa, vùng xa xôi hẻo lánh có địa hình phức tạp, giao thông chia cắt, điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn ít bị tác động hơn. Tiểu kết chương 2 BSVH các DTTS vùng Đông Bắc vô cùng phong phú, đa dạng và độc đáo được quy định bởi những đặc điểm về điều kiện địa lý, môi trường tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử và điều kiện kinh tế - xã hội vùng miền núi. Sự phong phú, đa dạng trong BSVH các DTTS vùng Đông Bắc được thể hiện qua các sắc thái VH vật thể (kiến trúc nhà ở truyền thống, trang phục, ẩm thực) và VH phi vật thể (ngôn ngữ, phong tục tập quán, lễ hội, tri thức bản địa và nghệ thuật dân gian). Trong sự phong phú, đa dạng là những giá trị đặc trưng, bản chất, cốt lõi, những giá trị chung tiềm ẩn sâu trong các sắc thái VH đó. Quá trình giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc được thực hiện nhằm giữ gìn, phát huy những giá trị cốt lõi, bản chất, những cái làm nên sức mạnh nội sinh để các DTTS nơi đây tồn tại và phát triển. Cách thức giữ gìn và phát huy các giá trị VH vật thể và các giá trị VH phi vật thể được thực hiện cả ở hai trạng thái tĩnh và trạng thái động. Quá trình giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS chịu sự tác động bởi các yếu tố khách quan và chủ quan. Song sự tác động của yếu tố kinh tế thị trường là trực tiếp và mạnh mẽ nhất.
- 15 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM 3.1. Thành tựu của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc 3.1.1. Thành tựu của việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể Các giá trị VH vật thể (nhà ở, trang phục, ẩm thực truyền thống) của đồng bào các DTTS vẫn tiếp tục được lưu giữ, duy trì và phát huy trong chính đời sống của đồng bào. Đó là sự thể hiện ý thức giữ gìn BSVH - ý thức tự hào DT của đồng bào các DTTS. Giữ gìn bản sắc đó cũng là điều kiện để phát huy sự sáng tạo, cần cù, khéo léo, lý tưởng thẩm mỹ trong thiết kế kiến trúc nhà ở, trong may trang phục với hình dáng và họa tiết độc đáo, trong những món ăn giản dị có nguồn gốc từ tự nhiên nhưng rất giàu dinh dưỡng. Sự giữ gìn và phát huy được thực hiện ở nội dung là các giá trị VH vật thể, nhưng ẩn sau đó là giữ gìn và duy trì một lối sống giản dị, hòa đồng với thiên nhiên, làm cho con người luôn bình dị, tư tưởng cởi mở, lạc quan tin yêu vào cuộc sống. Các giá trị VH vật thể của đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc không những được giữ gìn mà còn được cải biến, bổ sung, phát triển cho phù hợp hơn với xã hội hiện đại, điều đó góp phần tạo nên sợi dây bền chặt gắn quá khứ với hiện tại và tương lai trong đời sống VH của đồng bào DTTS vùng Đông Bắc. 3.1.2.Thành tựu của việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể Các giá trị VH phi vật thể của đồng bào các DTTS được giữ gìn và phát huy thông qua việc giữ gìn ngôn ngữ DT; phong tục, tập quán; tín ngưỡng, tôn giáo; lễ hội và nghệ thuật dân gian. Các giá trị VH này đang được duy trì thực hiện và phát huy trong đời sống tinh thần của đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc. Các giá trị VH truyền thống tạo nên BSVH của các DTTS vùng Đông Bắc đang được giữ gìn và phát huy nhờ vào sự nỗ lực của các cấp ban ngành, chính quyền địa phương và sự tham gia nhiệt tình từ phía đồng bào các DTTS. Ngành VH và các chính quyền các cấp cũng thay đổi phương thức hoạt động, từ cách làm thay “áp đặt” sang cách khuyến khích đồng bào chủ động, tích cực tổ chức, thực hiện các hoạt động VH truyền thống tại cộng đồng trong không gian VH do chính đồng bào tạo nên. Trong các hoạt động VH, vai trò tự quản của cộng đồng được phát huy thông qua các già làng, nghệ nhân…. Người dân ở các bản làng, thôn xóm đã nâng cao lòng tự hào, tự tôn về giá trị truyền thống của DT mình, tham gia ngày càng nhiều hơn vào các hoạt động giữ gìn giá trị truyền thống. Nhờ những nỗ lực đó, BSVH được khơi dậy, phát huy, tinh thần yêu quê hương đất nước, tinh thần đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong cộng đồng các DT, truyền thống cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất, sự tuân thủ các quy định nghiêm
- 16 ngặt của bản làng, thôn xóm, tính tổ chức kỷ luật khá cao trong gia đình, trong sinh hoạt tại cộng đồng, nhiều hủ tục bị đẩy lùi nhường chỗ cho những yếu tố VH mới tiến bộ nảy nở và phát triển…. Những giá trị tốt đẹp đó đang được khơi dậy, lan tỏa và phát huy tác dụng trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào các DTTS nói riêng và của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung. 3.2. Hạn chế của giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc 3.2.1. Hạn chế của việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể Mặc dù được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, ban ngành chuyên môn và chính quyền địa phương trong việc đa dạng hóa các hình thức giữ gìn, phát huy các giá trị VH vật thể (nhà cửa, trang phục, ẩm thực truyền thống) nhưng các giá trị VH này vẫn đang dần vắng bóng và có nguy cơ biến mất theo thời gian và sự ra đi của các thế hệ người già. Đặc biệt ở các vùng thành thị và vùng ráp ranh thành thị, vùng nông thôn phát triển thì các giá trị VH vật thể trên hầu như không còn tồn tại trong đời sống mà đâu đó chỉ còn tồn tại trong kí ức của những người già với sự tiếc nuối về những gì đã biến mất. Tuy nhiên, đối với các thế hệ sau, thế hệ con cháu của họ thì lại không muốn được duy trì, phục dựng lại ngôi nhà truyền thống, trang phục truyền thống, ẩm thực truyền thống, bởi theo lý giải của họ, một phần là do sự khan hiếm về nguyên liệu, một phần là do sự bất tiện trong sinh hoạt, trong lao động sản xuất và sự thay đổi thẩm mỹ trong giới trẻ so với thời trước. Chính vì thế mà họ dần lãng quên, từ chối tiếp nhận và duy trì các giá trị văn hóa vật thể mà cha ông để lại, thay vào đó là sự tiếp nhận các yếu tố mới gắn với điều kiện kinh tế hiện đại. Thậm chí, vì lợi nhuận kinh tế, nhiều gia đình đã bán đi ngôi nhà truyền thống của cha ông để lại. Nhận thức và hành động như vậy đã thường xuyên tác động vào nhận thức của giới trẻ, do đó giới trẻ DTTS ngày càng không hiểu, không quý trọng các giá trị VH vật thể của cha ông. Không biết ngôi nhà truyền thống, trang phục truyền thống hay món ăn truyền thống của DT mình như thế nào, giá trị tiềm ẩn ra sao…. Đây chính là dấu hiệu mất dần cội nguồn. Như vậy, với nhịp sống thời hội nhập, phát triển kinh tế thị trường mà nhiều yếu tố trong VH truyền thống của đồng bào các DTTS dần mai một, đi vào lãng quên. Đối với người cao tuổi, đó là cảm giác nuối tiếc nhưng đối với thế hệ trẻ thì họ xem đó là sự tất yếu trong quá trình phát triển nên không có ý thức giữ gìn, bảo lưu hoặc nếu có cũng là sự cách tân theo trào lưu mới nên không còn gìn giữ được nét đậm đà bản sắc trong kho tàng VH của đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc. 3.2.2. Hạn chế của việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể Bên cạnh những thành tựu đạt được, cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường, của toàn cấu hóa và hội nhập quốc tế mà nhiều giá trị VH phi vật thể bị mai một, mất mát (biểu hiện ở nhiều sắc thái như: ngôn ngữ, phong tục
- 17 tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội và nghệ thuật dân gian) với những mức độ khác nhau ở các phương thức biểu hiện khác nhau của BSVHDT. Nhìn chung, BSVH các DTTS vùng Đông Bắc đang có những vấn đề giữ gìn, phát huy rất phức tạp. Đó là sự mai một dần những giá trị VH truyền thống do sự tiếp nhận cái mới một cách ồ ạt - hệ quả của quá trình giao lưu, tiếp xúc và hội nhập. Cũng chính do quá trình này mà hiện tượng Kinh hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở vùng Đông Bắc, mạnh nhất là ở khu vực thành phố, thị trấn và những vùng giáp ranh. Giao lưu, tiếp xúc là tốt khi biết học hỏi những giá trị tốt đẹp của DT khác để bổ sung và làm mới nền VH của DT mình, để cải biến những hủ tục, lạc hậu đưa DT mình phát triển đi lên nhưng cũng chính giao lưu, tiếp xúc đã làm cho một bộ phận đồng bào các DTTS tự ti, mặc cảm từ đó chối bỏ những giá trị truyền thống tốt đẹp của DT mình để chạy theo cái mới, thậm chí tiếp nhận cả những cái phản động, tiêu cực, phản tiến bộ…. Biểu hiện này đang hủy hoại, làm nghèo đi nền VH, đời sống tinh thần của các DTTS, làm mai một nhiều giá trị VH truyền thống của DTTS nói riêng và nền VH Việt Nam nói chung. Như vậy, nền kinh tế thị trường với sự mở cửa hội nhập đã tác động mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc. Nhiều giá trị truyền thống bị biến dạng, lai tạp, giới trẻ quay lưng lại với giá trị truyền thống để chạy theo cái mới, làm mai một, mất dần BSVHDT. 3.3. Nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra đối với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc 3.3.1. Nguyên nhân của thực trạng giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc 3.3.1.1. Nguyên nhân của thành tựu * Nguyên nhân khách quan Giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu quan trọng, điều đó bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan đó là sự phát triển của kinh tế - xã hội. Với sự phát triển đó đã tạo ra những điều kiện vật chất tốt hơn cho việc giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS. * Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS được biểu hiện rõ trong các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, trong Hiến pháp và Pháp luật của Nhà nước. Thứ hai, hệ thống chính trị cơ sở đã có nhiều nỗ lực trong việc cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc thông qua nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Thứ ba, sự phát huy vai trò chủ động, tích cực, tự giác của đồng bào các DTTS với tư cách là chủ thể của nền VH.
- 18 3.3.1.2. Nguyên nhân của hạn chế * Nguyên nhân khách quan Những hạn chế của việc giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc trong những năm qua bắt nguồn từ những nguyên nhân khách quan đó là sự tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. * Nguyên nhân chủ quan Thứ nhất, nhận thức chưa đầy đủ của các cấp, ban ngành từ trung ương đến địa phương và bản thân đồng bào các DTTS về việc giữ gìn, phát huy BSVHDT. Thứ hai, hoạt động kém hiệu quả của các chủ thể trong việc giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS. 3.3.2. Một số vấn đề đặt ra 3.3.2.1. Khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Trong đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước luôn thể hiện chủ trương phát triển VH vùng đồng bào các DTTS. Trong các chương trình mục tiêu quốc gia về VH, trong các đề án bảo tồn, phát huy di sản VH vật thể, phi vật thể của các DTTS, luôn đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện. Tuy nhiên, khi thực tiễn giải quyết lại gặp nhiều vướng mắc, không đạt được hiệu quả như mong muốn, chưa tương xứng với sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào các DTTS. 3.3.2.2. Những bất cập giữa yêu cầu phát triển kinh tế với yêu cầu giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Với chủ trương, chính sách phát triển kinh tế là chủ yếu, trọng tâm, chính sách phát triển VH các DTTS vùng Đông Bắc ít được chú ý và đề cập đến, đã tạo ra một sự chênh lệch khá lớn trong yêu cầu phát triển kinh tế với yêu cầu phát triển VH, trong đó có giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS. 3.3.3.3. Mâu thuẫn giữa hiện đại và truyền thống trong quá trình giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc Tất cả những yếu tố VH mới xuất hiện trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đang lan tỏa, xâm nhập vào trong đời sống của đồng bào các DTTS, nó va chạm với các yếu tố VH truyền thống tạo nên sự mâu thuẫn giữa yếu tố mới với yếu tố cũ, đan xen, đấu tranh và phủ định lẫn nhau. Nếu tiếp nhận hoàn toàn cái mới thì cái truyền thống sẽ bị đẩy lùi vào quá khứ. Nếu đóng của, khép mình, chối bỏ, phủ nhận cái hiện đại thì bản thân đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc sẽ rơi vào lạc hậu, chậm phát triển. Điều này đã tạo ra sự mâu thuẫn trong quá trình trình giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc.
- 19 Tiểu kết chương 3 Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng với sự nỗ lực của chính quyền địa phương và bản thân đồng bào các DTTS, nên công tác giữ gìn, phát huy BSVH các DTTSvùng Đông Bắc đã đạt được những thành tựu nhất định, góp phần bảo lưu, gìn giữ nhiều giá trị VH tốt đẹp, góp phần xây dựng nền VH Việt Nam tiên tiến, đậm đà BSDT. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác giữ gìn, phát huy cũng gặp phải những vướng mắc, những hạn chế nhất định do những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trước thực trạng đó, các chủ thể giữ gìn, phát huy cần nhận thức được những vấn đề đặt ra cần giải quyết để có những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS vùng Đông Bắc. CHƯƠNG 4 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM 4.1. Một số quan điểm nâng cao hiệu quả giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc 4.1.1. Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số theo nguyên tắc thống nhất trong đa dạng và tiên tiến hóa nền văn hóa Việt Nam Cái riêng phong phú, đa dạng của nền VH các DTTS đã được thống nhất bởi cái chung của nền VH Việt Nam. Do đó, luôn phải quán triệt quan điểm giữ gìn và phát huy cái riêng luôn phải dựa trên nguyên tắc thống nhất trong đa dạng. Ngoài ra, còn phải đảm bảo nguyên tắc tiên tiến hóa nền VH Việt Nam. Tiên tiến hóa nền VH Việt Nam là đảm bảo nền VH Việt Nam không rơi vào trì trệ, lạc hậu, kìm hãm sự phát triển. Đồng thời, trong quá trình tiếp xúc, giao thoa với các nền VH khác cần chủ động, tích cực tiếp thu những giá trị VH mới, cải biến nó phù hợp với VHDT để tạo nên một nền VH Việt Nam tiên tiến, đậm đà BSDT. 4.1.2. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số gắn với nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Giữ gìn và phát huy BSVH gắn với nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các DTTS vùng Đông Bắc là hai nhiệm vụ, hai mục tiêu gắn kết, bổ trợ lẫn nhau để tạo nên sự phát triển bền vững. Giữ gìn và phát huy BSVH các DTTS là điều kiện, là nguồn vốn cho sự phát triển kinh tế nhằm nâng cao đời sống vật chất, đời sống tinh thần cho đồng bào. Khi đời sống vật chất và tinh thần được nâng cao thì cũng là điều kiện để giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS được tốt hơn.
- 20 4.1.3. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số bằng việc phát huy vai trò chủ thể của đồng bào dân tộc thiểu số Các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cần có những biện pháp cụ thể để tuyên truyền, giáo dục cho đồng bào nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn, phát huy BSVH của DT và vai trò chủ thể chính thuộc về đồng bào các DTTS, bởi họ chính là chủ nhân của nền VH do họ cùng cộng đồng sáng tạo ra đồng thời họ chính là chủ thể duy trì, thực hành và hưởng thụ các giá trị VH giàu bản sắc đó. Cần giúp họ nhận ra vấn đề BSVH của họ được duy trì, gìn giữ, phát huy trong cuộc sống và được trao truyền qua các thế hệ là phụ thuộc chính vào sự tham gia tích cực của bản thân đồng bào, không nên có thái độ và tâm lý dựa dẫm, ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của nhà nước. Nhà nước chỉ tạo điều kiện giúp đỡ về cơ sở vật chất, tinh thần và nguồn lực, kỹ thuật. Mọi sự giúp đỡ đó chỉ phát huy tác dụng khi được đồng bào chủ động tiếp nhận và biến thành những hành động cụ thể. 4.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Đông Bắc 4.2.1. Nâng cao và đa dạng hóa hình thức, nội dung giáo dục, tuyên truyền về việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Các cấp ban ngành, cơ quan chuyên môn tại địa phương cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền nhằm giáo dục cho đồng bào các DTTS hiểu về BSVHDT mình. Có thể nói, đây là giải pháp quan trọng nhất trong số các giải pháp. Bởi lẽ, khi nói đến việc giữ gìn, phát huy BSVH các DTTS thì chủ thể của nó không ai khác chính là con người có ý thức. Nếu không có nhận thức đúng, không hiểu được giá trị độc đáo của BSVHDT mình thì sẽ không có những hành động đúng và có thể xảy ra theo hai xu hướng cực đoan, đó là coi VH truyền thống là lạc hậu, là cổ hủ, là mê tín dị đoan - là sản phẩm của xã hội cũ nên chối bỏ, phủ nhận, đoạn tuyệt với nó, tiếp nhận cái mới lạ trong quá trình giao lưu - hội nhập dẫn đến mất gốc, mất bản sắc. Xu hướng thứ hai đó là coi trọng tất cả những gì trong VH truyền thống là tốt nên khư khư bảo vệ, giữ gìn nguyên xi, kể cả nó lỗi thời, lạc hậu, cản trở, kìm hãm sự phát triển. Do đó, rất cần sự tuyên truyền, giáo dục của các cấp ban ngành, chính quyền địa phương, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác VH ở cơ sở qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: Thứ nhất, thông qua phương tiện thông tin đại chúng; Thứ hai, thông qua hệ thống giáo dục quốc dân; Thứ ba, tuyên truyền thông qua các hoạt động VH ở địa phương; Thứ tư, thông qua thiết chế gia đình, dòng họ, bản làng. 4.2.2. Xây dựng đội ngũ làm công tác văn hóa đáp ứng yêu cầu giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Trước tiên, cần phải làm nghiêm túc hơn nữa khâu tuyển chọn. Cần có kế hoạch ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nghiên cứu VH các DTTS. Với nguồn cán bộ VH tại cơ sở không qua đào tạo chính quy mà được luân chuyển từ vị trí khác
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 305 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 181 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 175 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 198 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 135 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 170 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn