Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Tư tưởng triết học của Albert Einstein
lượt xem 8
download
Thông qua nghiên cứu, luận án này nhằm khái quát, hệ thống tư tưởng triết học đồng thời đánh giá ý nghĩa lịch sử tư tưởng triết học của A. Einstein theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Tư tưởng triết học của Albert Einstein
- 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRẦN LĂNG TOM TĂT LUÂN AN TIÊN SI ́ ́ ̣ ́ ́ ̃ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA ALBERT EINSTEIN Chuyên ngành: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC Mã số: 62.22.80.01 Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐINH NGỌC THẠCH
- 2 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2014 Công trinh hoan thanh tai: Trương Đai hoc Khoa hoc xa hôi va Nhân văn – ̀ ̀ ̀ ̣ ̀ ̣ ̣ ̣ ̃ ̣ ̀ ̣ ̣ Đai hoc Quôc gia TP.HCM ́ Cán bô hương dân khoa hoc: ̣ ́ ̃ ̣ PGS.TS. Đinh Ngọc Thạch ̣ ̉ ̣ ̣ ̣ Cán bô phan biên đôc lâp: 1. PGS.TS. Trân Nguyên Việt ̀ 2. PGS.TS. Trịnh Doãn Chính Cán bô phan biên Hôi đông châm luân an câp Trườ ̣ ̉ ̣ ̣ ̀ ́ ̣ ́ ́ ng: 1. PGS.TS. Trương Văn Chung 2. PGS.TS. Trần Nguyên Việt 3. PGS.TS. Lương Minh Cừ Luân an được bao vê trươc Hôi đông châm luân an tiên si câp Trườ ̣ ́ ̉ ̣ ́ ̣ ̀ ́ ̣ ́ ́ ̃ ́ ̣ ng tai Trương Đai hoc Khoa hoc xa hôi va Nhân văn – Đai hoc Quôc gia TP.HCM. ̀ ̣ ̣ ̣ ̃ ̣ ̀ ̣ ̣ ́ Thơi gian: … giờ ̀ …… ngay …… thang …… năm 2014 ̀ ́ ́ ̉ ̀ ̣ ̣ ́ ̣ Co thê tim đoc luân an tai: Thư viên Khoa hoc Tông hợp TP.HCM ̣ ̣ ̉ Thư viên Trung tâm Đai hoc Quôc gia TP.HCM ̣ ̣ ̣ ́ Thư viên Trương Đai hoc Khoa hoc xa hôi va Nhân văn – Đai hoc ̣ ̀ ̣ ̣ ̣ ̃ ̣ ̀ ̣ ̣ Quôc gia TP.HCM. ́
- 3 NHỮNG CÔNG BỐ KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN 1. Albert Einstein: Giáo dục tư duy độc lập – Tư tưởng và ý nghĩa, Tạp chí Khoa học Xã hội, Viện Phát triển bền vững Vùng Nam Bộ, số 7 (2011), tr. 1 6. 2. Albert Einstein – Nhà khoa học yêu chuộng hòa bình,, Tạp chí Triết học, Viện Khoa học Xã Hội Việt Nam, số 8 (2011), tr. 8389. 3. Quan niệm của Albert Einstein về con người và ý nghĩa cuộc sống, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, số 5 (2011), tr. 6165. 4. Vũ trụ hài hòa hay quan niệm về Thượng đế của Albert Einstein, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Phú Yên, số 2 (2013), tr. 8388. 5. Đạo vũ trụ của Albert Einstein, Tạp chí Khoa học Xã hội, Viện Phát triển bền vững Vùng Nam Bộ, số 1 (2013), tr. 6 10.
- 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Albert Einstein (A. Einstein), nhà vật lý học vĩ đại nhất của nhân loại, người phát minh ra thuyết tương đối và hình thành vũ trụ học hiện đại, đồng thời góp phần khai sinh thuyết lượng tử. Thuyết tương đối và thuyết lượng tử là hai trụ cột làm nên cuộc cách mạng trong vật lý học thế kỷ XX. A. Einstein không chỉ là nhà vật lý học kiệt xuất, mà còn là nhà triết học nổi tiếng bởi những đóng góp quan trọng của ông trong việc tạo dựng cơ sở khoa học tự nhiên cho các tư tưởng triết học đúng đắn về thế giới vật chất, về vận động, tính tương đối và thống nhất của không thời gian, tính thống nhất vật chất của thế giới. Những phát minh vĩ đại của ông còn khẳng định khả năng to lớn của trí tuệ con người có thể đi sâu phản ánh bản chất và những quy luật vận động phức tạp của thực tại khách quan. Với những tài liệu đã được công bố do chính ông viết hoặc những tác giả khác viết về ông, thông qua những thư từ trao đổi giữa ông và nhiều người khác chúng ta thấy rằng, ngoài một nhà khoa học vĩ đại, A. Einstein còn là một nhà triết học với những tư tưởng có tính chất đặc biệt. Tư tưởng triết học của A. Einstein bao quát nhiều lĩnh vực quan trọng; tư duy và hành động của ông đã kiến giải nhiều vấn đề mang tính thời đại. Chính điều đó làm cho tư tưởng triết học của A. Einstein có sức cuốn hút đối với nhiều người. Do vậy, việc nghiên cứu tư tưởng triết học của một nhà khoa học thiên tài mà ở nước ta từ trước đến nay mới chỉ được biết về mặt khoa học, chưa được biết nhiều và có hệ thống về mặt triết học, là vấn đề vô cùng cần thiết. Chính lẽ đó, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Tư tưởng triết học của Albert Einstein”. Thông qua nghiên cứu, luận án này nhằm khái quát, hệ thống tư tưởng triết học đồng thời đánh giá ý nghĩa lịch sử tư tưởng triết học của A. Einstein theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
- 5 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Trên thế giới, đã có những công trình nghiên cứu về A. Einstein với nhiều góc độ khác nhau. Tổng quan lịch sử nghiên cứu đề tài, trong phạm vi luận án này, chúng tôi tạm chia thành 3 mảng chính như sau: 2.1. Những công trình, tư liệu nghiên cứu tiểu sử Albert Einstein Đã có nhiều công trình và tư liệu về A. Einstein dưới dạng tiểu sử danh nhân được xuất bản thành sách hoặc phổ biến thông qua các trang mạng toàn cầu. Một trong những trang mạng tương đối đầy đủ dữ liệu về A. Einstein có địa chỉ tại www.alberteinstein.info của The Hebrew University of Jerusalem b ằng tiếng Anh và tiếng Do Thái đã sưu tập tất cả những tư liệu liên quan đến A. Einstein bao gồm tiểu sử, hoạt động, công trình khoa học, tư tưởng, hình ảnh và thư tín… Đây là nguồn tham khảo quan trọng cho những ai quan tâm đến cuộc đời và sự nghiệp của A. Einstein. Ở mảng này, trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã được tiếp cận một số công trình, tư liệu chủ yếu sau đây: A. Foelsing đã có tác phẩm “Albert Einstein Nhà bác học vĩ đại của nhân loại”, xuất bản năm 1993, nhân năm Vật lý thế giới. Là tác phẩm đồ sộ với gần 1000 trang in, A. Foelsing đã tổng hợp, chọn lọc và giới thiệu tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp của A. Einstein một cách chi tiết và đầy đủ. Tác phẩm giúp cho người đọc có cái nhìn tổng quan về A. Einstein từ những năm tháng trẻ tuổi đến sự thành đạt trong khoa học và ảnh hưởng lớn lao của nhà bác học vĩ đại của nhân loại. F. MacDonald với tác phẩm “Albert Einstein”; Mã Quan Phục với tác phẩm “Albert Einstein con người vĩ đại”. Đây là những ấn phẩm danh nhân, đề cập đến A. Einstein từ cuộc đời, sự nghiệp, thuyết tương đối và những ảnh hưởng của ông đối với thời đại. Cũng dưới hình thức phổ biến kiến thức trong loạt sách danh nhân, R. Downs đã xuất bản “Những tác phẩm biến đổi thế giới”. Nguyễn Thế Tài, một kỹ sư, nhà nghiên cứu khoa học người Việt tại Bỉ. Sau khi xem triển lãm về A. Einstein với chủ đề “A. Einstein, một cái nhìn khác” vào đầu
- 6 tháng 02 năm 2006 tại Bruxelles đánh dấu năm 2005 nhân kỷ niệm 100 năm ra đời của thuyết tương đối, Nguyễn Thế Tài đã xuất bản khảo cứu “Albert Einstein, nhà bác học đam mê và chân thật”. Tác phẩm đã đề cập đến cuộc đời, sự nghiệp khoa học, tư tưởng triết học và giá trị của A. Einstein đối với hôm nay. Với 230 trang sách, Nguyễn Thế Tài đã dành 3 chương quan trọng: tư tưởng chính trị, quan niệm vũ trụ, triết học tôn giáo để khắc họa đầy đủ và sâu sắc những đóng góp khoa học và tư tưởng của A. Einstein. Với sự khâm phục dành cho nhà bác học vĩ đại, Nguyễn Thế Tài cũng đã viết một số bài báo trên các trang mạng và khẳng định rằng, A. Einstein là nhà bác học vĩ đại với những tư tưởng có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống hôm nay. Hưởng ứng Năm Vật lý thế giới (2005) do Liên Hợp quốc phát động, nhân 100 năm A. Einstein công bố thuyết tương đối, Hội thảo “Vật lý học, văn hoá và phát triển” đã được tổ chức tại Thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam) từ 31/7/2005 đến 01/8/2005. Gần 100 đại biểu là các nhà khoa học và nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ đã tham dự Hội thảo với những tham luận khoa học v ề v ật lý học, về tư tưởng của A. Einstein. Những tham luận tại Hội thảo đã được xuất bản thành sách “Einstein dấu ấn trăm năm” (2006). Những nhà nghiên cứu, nhà văn hóa Việt Nam đã đánh giá cao những thành tựu về khoa học và tư tưởng của A. Einstein. Những thành tựu đó có tính chất bước ngoặt, thể hiện tính cách mạng và là những đóng góp quan trọng của A. Einstein đối với lịch sử khoa học và tư tưởng của nhân loại. Giá trị về nhân cách, đạo đức và nhân văn từ tư tưởng của A. Einstein được các nhà nghiên cứu đánh giá là mẫu mực đối với cuộc sống và sự sáng tạo trong khoa học. Chung quy, đối với những công trình, tư liệu dưới dạng tiểu sử đã giúp cho người nghiên cứu đề tài có nhiều thông tin và cứ liệu về cuộc đời và sự nghiệp của A. Einstein để đối chiếu, so sánh, hệ thống, phân tích và đánh giá làm cơ sở cho việc nghiên cứu tư tưởng triết học của A. Einstein một cách toàn diện, có hệ thống.
- 7 2.2. Những công trình nghiên cứu về vật lý học của Albert Einstein Nhà vật lý vĩ đại người Đức, người góp phần khai sinh ra cơ học lượng tử, tác giả của nguyên lý bất định nổi tiếng, đã được nhận giải thưởng Nobel năm 1932 W. Heisenberg, đã có loạt bài giảng về “Vật lý và triết học” được đọc tại Đại học St. Andrews (Scotland) và xuất bản thành sách năm 1958 với nhan đề “Vật lý và triết học”. Năm 2009, sách của W. Heisenberg đã được dịch sang tiếng Việt và Nhà xuất bản Tri thức phát hành tại Việt Nam với tên gọi: “Vật lý và triết họcCuộc cách mạng trong khoa học hiện đại”. Nhà vật lý lý thuyết có ảnh hưởng lớn hiện nay, S. Hawking, đã có hai cuốn sách bán chạy nhất trên toàn thế giới. Trong mỗi cuốn ông đã dành cho thuyết tương đối cũng như bản thân A. Einstein vị trí trang trọng về mặt phổ biến kiến thức và nhận định, đánh giá ý nghĩa tư tưởng triết học. Hai cuốn sách đó là: “Lược sử thời gian” và “Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ”. Trong “Lược sử thời gian”, S. Hawking đã trình bày những vấn đề căn bản của vật lý học như: bức tranh vũ trụ, không gian và thời gian, vũ trụ giãn nở, nguyên lý bất định, các hạt cơ bản và các lực trong tự nhiên, lỗ đen, lỗ sâu đục và lý thuyết thống nhất của vật lý học… B. Greene, giáo sư vật lý của Đại học Colombia, Mỹ đã viết và xuất bản cuốn “Giai điệu dây và bản giao hưởng vũ trụ”. Cuốn sách được phát hành với hy vọng độc giả không được đào tạo chuyên sâu về vật lý và toán học có thể tiếp cận được. Người đọc tìm thấy trong cuốn sách này sự cô đọng của những kiến thức vật lý hiện đại như thuyết tương đối hẹp, thuyết tương đối mở rộng và cơ học lượng tử. A. Aczel đã ví phương trình E = mc 2 của A. Einstein là “Phương trình của Chúa” trong tác phẩm “Câu chuyện về Phương trình thâu tóm cả vũ trụ”. Qua tác phẩm này, A. Aczel đã đánh giá ý nghĩa lịch sử và ảnh hưởng cũng như nền tảng của “phương trình kỳ dị” đối với khoa học hiện tại và tương lai. F. Capra, giáo sư vật lý tại các đại học và viện nghiên cứu danh tiếng của Mỹ và Anh đã xuất
- 8 bản cuốn “Đạo của vật lý”. F. Capra đã trình bày một cách khúc chiết các vấn đề vật lý và các nền đạo học phương Đông như Ấn giáo, Phật giáo, Lão giáo. Vật lý học và tư tưởng của A. Einstein còn hấp dẫn với cô gái sinh năm 1986 ở Berlin. Năm 17 tuổi, S. Camejo đã viết cuốn sách “Thế giới lượng tử kỳ bí”. Sách đã đề cập những vấn đề liên quan đến A. Einstein và các công trình khoa học của ông một cách sáng sủa. Về ánh sáng và vật chất, nguồn gốc của lượng tử, hiệu ứng quang điện, nguyên lý bất định của W. Heisenberg, cuộc tranh luận N. Bohr A. Einstein, phương trình E. Schrodinger, nghịch lý EPR… đã được S. Camejo trình bày và luận giải một cách ngắn gọn, dễ hiểu, giúp người đọc có những hiểu biết nhất định về thuyết tương đối và vật lý học của A. Einstein. Đối thoại giữa M. Ricard và Trịnh Xuân Thuận về những vấn đề liên quan đến tâm linh, Phật giáo, triết học và vật lý là nội dung căn bản của tác phẩm “Cái vô hạn trong lòng bàn tay Từ Big bang đến Giác ngộ”. Với những nội dung được trình bày: Tồn tại và không tồn tại, những vấn đề về thời gian, ngữ pháp của vũ trụ… thông qua hình thức đối thoại, Trịnh Xuân Thuận và M. Ricard đã đề cập đến A. Einstein và thuyết tương đối cả ở phương diện vật lý cũng như triết học. Trong quá trình nghiên cứu khoa học, Trịnh Xuân Thuận ngưỡng mộ và đánh giá cao những cống hiến vật lý học và tư tưởng triết học của A. Einstein. Với những tác phẩm như: “Những con đường của ánh sáng” và “Trò chuyện với nhà vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận”, cùng một số tác phẩm khác đã xuất bản ở ngoài nước… Trịnh Xuân Thuận đã nhận định và đánh giá ý nghĩa to lớn của học thuyết, tư tưởng của A. Einstein và ảnh hưởng của A. Einstein đối với khoa học và cuộc sống hiện đại. Ở Việt Nam, từ những năm 30 của thế kỷ XX, thuyết tương đối của A. Einstein đã được phổ biến. Trong những năm gần đây, có nhiều tác phẩm giới thiệu về cuộc đời và công trình khoa học của A. Einstein trong lĩnh vực vật lý; một số tác giả đã có những bài báo, cuốn sách phân tích tư tưởng triết học của A.
- 9 Einstein. Nguyễn Ngọc Giao đã dành chương 3 trong quyển sách “Hạt cơ bản và vũ trụ” để trình bày quan niệm về không gian, vật chất và vận động theo quan điểm của A. Einstein. Nguyễn Xuân Chánh với tác phẩm “A. Einstein và khoa học công nghệ hiện đại xung quanh ta”, đã đề cấp đến giá trị của thuyết tương đối, hiệu ứng quang điện, công thức E = mc2… của A. Einstein và giá trị thực tế của nó đối với khoa học và đời sống. Hai tác giả Nguyễn Cảnh Lâm và Minh Đức đã xuất bản tác phẩm “Những người khám phá thế giới bí ẩn A. Einstein và S. Freud”; sách đề cập đến hai nhà khoa học và tư tưởng đã sáng tạo ra hai ngành khoa học mới: vũ trụ học và phân tâm học. Nhóm các tác giả Đặng Mộng Lân, Đoàn Nhượng và Phạm Văn Thiều có tác phẩm “Albert Einstein và sự tiến triển của vật lý học hiện đại”. Sách đã được biên soạn và dịch thuật giới thiệu những vấn đề chính liên quan đến thuyết tương đối và tư tưởng của A. Einstein. Với 406 trang, sách đã trình bày những nội dung vật lý và triết học gắn liền với A. Einstein như: A. Einstein từ năm kỳ diệu (1905) cho đến lý thuyết trường thống nhất, ý nghĩa triết học của lý thuyết tương đối, kiểm tra thực nghiệm lý thuyết tương đối, vũ trụ học hiện đại từ A. Einstein cho đến ngày nay, vật lý học trong kỷ nguyên mới. Là một tác phẩm dịch thuật và tổng hợp, “Albert Einstein và sự tiến triển của vật lý học hiện đại” đã giúp cho người đọc có tầm nhìn đầy đủ về thuyết tương đối cũng như ý nghĩa triết học có được từ thuyết tương đối của A. Einstein. Năm 2008, nhân sinh nhật lần thứ 150 (18582008) của M. Planck ng ười đã khai sinh ra thuyết lượng tử, một kỷ yếu về ông: “Max Planck người khai sáng thuyết lượng tử”, đã được xuất bản tại Việt Nam, trong đó có một số bài viết về A. Einstein và thuyết tương đối. Thông qua quyển sách này, người đọc được cung cấp những thông tin, tư liệu liên quan đến hai trụ cột của nền vật lý hiện đại đầu thế kỷ XX: thuyết tương đối và thuyết lượng tử. Nhìn chung, những tư liệu và công trình về vật lý học và thuyết tương đối có ý nghĩa quan trọng đối với đề tài luận án. Thông qua việc khảo cứu, giúp
- 10 cho người thực hiện đề tài nắm bắt được những nội dung quan trọng về vai trò, vị trí của thuyết tương đối trong sự phát triển của vật lý học cũng như giá trị của nó trong việc định hình tư tưởng triết học của A. Einstein dưới góc độ bản thể luận và nhận thức luận. 2.3. Những công trình, tư liệu về tư tưởng triết học của A. Einstein Một trong những công trình nghiên cứu tương đối sớm về A. Einstein đó là “Einstein: cuộc sống và thời đại” của F. Frank xuất bản năm 1947. Với tác phẩm này, F. Frank đã nghiên cứu rất công phu về cuộc đời và sự nghiệp và tác động của những công trình vật lý của A. Einstein cùng với sự tiến triển của vật lý học hiện đại. Đặc biệt, F. Frank đã sớm đề cập đến ý nghĩa triết học của thuyết tương đối của A. Einstein. Thông qua công trình này, F. Frank đã gợi mở hướng nghiên cứu về A. Einstein với tư cách là nhà triết học khoa học có tư tưởng nhân văn sâu sắc. Năm 1949, P. Schilpp xuất bản tác phẩm “Albert Einstein – Nhà triết học khoa học”. Đây là một trong những quyển sách đầu tiên nghiên cứu về A. Einstein với tư cách là nhà triết học. Thông qua tác phẩm, P. Schilpp đã giới thiệu, nhận định và đánh giá tư tưởng triết học của A. Einstein. Nhà triết học D. Howard đã gọi A. Einstein là nhà triết học khoa học và có nhiều công trình nghiên cứu về A. Einstein. Tiêu biểu như “Albert Einstein nhà triết học khoa học” và “Albert Einstein và sự phát triển của triết học khoa học thế kỷ XX” . D. Howard đã đánh giá những thành tựu vật lý có ý nghĩa triết học của A. Einstein cũng như sự ảnh hưởng của các nhà triết học trước đó là E. Mach, J. Poincaré, S. Mill, R. Avenarius, K. Pearson, R. Dedekind, D. Hume đối với việc hình thành tư tưởng triết học của A. Einstein. S. Thorpe đã đánh giá cao phương pháp tư duy của A. Einstein qua tác phẩm “Tư duy như Einstein”. Cuốn sách gồm 11 chương và 2 phụ lục, hai chương đầu giới thiệu khái quát về A. Einstein và nguyên tắc tư duy của ông. Đánh giá những ảnh hưởng của A. Einstein đối với thế kỷ XXI, nhóm các tác giả
- 11 P. Galison, G. Holton và S. Schweber đã biên tập và xuất bản cuốn sách “A. Einstein for the 21st Century: His Legacy in Science, Aart, and Modern Culture”, do Nhà xuất bản Đại học Princeton ấn hành năm 2008. Cuốn sách tổng hợp những bài viết về khoa học, nghệ thuật và văn hóa hiện đại dưới tác động của học thuyết và tư tưởng của A. Einstein cũng như sức lan tỏa của học thuyết A. Einstein đối với thế kỷ XXI. Gần đây, W. Isaacson nhà báo Mỹ, Tổng giám đốc điều hành của CNN và Tổng biên tập Tạp chí Time, chuyên viết về tiểu sử các nhân vật nổi tiếng đã công bố tác phẩm “Einstein cuộc đời và vũ trụ”. Trong cuốn sách này, W. Isaacson đã lược sử, đánh giá những đóng góp quan trọng của A. Einstein đối với vũ trụ học. Theo W. Isaacson, lý thuyết của A. Einstein đã có những tác động đối với thế giới quan và nhận thức luận của con người về vũ trụ. Cuốn sách được giáo sư vật lý B. Greene của Đại học Colombia, Mỹ (tác giả của sách “Giai điệu dây và bản giao hưởng vũ trụ”) nhận xét: Isaacson đã mô tả bức tranh trọn vẹn về A. Einstein một cách chính xác và khoa học. Isaacson giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc về cuộc sống, tâm hồn, và sự nghiệp khoa học của một nhân vật đã thay đổi toàn bộ quan điểm của chúng ta về vũ trụ. Thật vậy, với “Einstein cuộc đời và vũ trụ”, W. Isaacson đã trình bày và đánh giá toàn bộ cuộc đời của A. Einstein gắn với những sự kiện và thành tựu; đây là nguồn tư liệu có ý nghĩa, góp phần quan trọng để chúng tôi hoàn thành đề tài này. Tác giả có đóng góp lớn trong việc nghiên cứu cuộc đời và sự sáng tạo của A. Einstein với tư cách là nhà vật lý, nhà tư tưởng là Nguyễn Xuân Xanh với tác phẩm “Einstein” (2007). Sau khi xuất bản, sách đã được các học giả khen ngợi là tác phẩm nghiên cứu công phu nhất về cuộc đời và sự nghiệp của A. Einstein được xuất bản ở Việt Nam. Thông qua tác phẩm này, Nguyễn Xuân Xanh đã tổng hợp những tư liệu phong phú về cuộc đời và sự nghiệp của A. Einstein, trong đó đề cập khá sâu sắc đến tư tưởng triết học và giá trị nhân văn của A. Einstein. Đặc biệt, Nguyễn Xuân Xanh đã dành hai chương cuối cùng của
- 12 quyển sách (chương 9 và 10) có tên gọi “Einstein – Con người giải phóng”, nhận định và đánh giá tư tưởng triết học dưới góc độ bản thể luận, nhận thức luận cũng như tư duy độc lập và sáng tạo của A. Einstein. PGS.TS. Nguyễn Tấn Hùng có loạt bài nghiên cứu về A. Einstein đăng trên các tạp chí trong nước như: “Quan niệm về sự bất tử của con người” (Tạp chí Tâm lý học, số 10, 2002), “Quan điểm của A. Anhxtanh về quan hệ giữa tôn giáo và khoa học” (Tạp chí Lý luận chính trị, số 3, 2003), “A. Anhxtanh Nhà khoa học, nhà triết học” (Tạp chí Triết học, số 4, 2003), “Quan niệm của A. Einstein về con người, động cơ, mục đích và ý nghĩa của cuộc sống” (Tạp chí Nghiên cứu con người, số 3, 2003). Thông qua các bài báo, Nguyễn Tấn Hùng đã trình bày và bước đầu đánh giá A. Einstein trên nhiều phương diện: con người, khoa học và tôn giáo, giá trị nhân văn và tư tưởng triết học; gợi mở hướng nghiên cứu về A. Einstein với tư cách là một nhà triết học một vấn đề còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Bùi Văn Mưa với luận án tiến sĩ “Triết học và Bức tranh vật lý học về thế giới”, đã được in thành sách, đi sâu phân tích bức tranh vật lý học về thế giới trong lịch sử phát triển của nó; trong đó đã đề cập đến bức tranh vật lý học về thế giới và ý nghĩa triết học của học thuyết A. Einstein. Tổng quan lịch sử nghiên cứu đề tài, chúng tôi nhận thấy rằng, đã có nhiều công trình về A. Einstein ở trong và ngoài nước tập trung nghiên cứu, đánh giá về A. Einstein ở nhiều góc độ: cuộc đời và sự nghiệp của một nhà khoa học vĩ đại; nhà vật lý học với những phát minh làm thay đổi thế giới; nhà triết học, với những tư tưởng, quan điểm có ý nghĩa đối với lịch sử triết học. Tư tưởng triết học của A. Einstein đã được các tác giả phân tích và đánh giá trên các mặt sau: Ý nghĩa triết học của thuyết tương đối. Tư tưởng bản thể luận và nhận thức luận. Tư tưởng tôn giáo và mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo.
- 13 Giá trị nhân văn trong tư tưởng của A. Einstein. Từ những công trình đã xuất bản về A. Einstein, chúng tôi nhận thấy rằng các tác giả đã nghiên cứu và có đánh giá hầu hết những khía cạnh triết học trong học thuyết và tư tưởng của nhà khoa học, nhà triết học A. Einstein. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu, phân tích một cách đầy đủ và có tính hệ thống về tư tưởng triết học của A. Einstein. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu tư tưởng triết học của A. Einstein một cách khái quát và có hệ thống trên các phương diện: tư tưởng bản thể luận, tư tưởng nhận thức luận, vấn đề nhân sinh quan; từ đó rút ra những giá trị và đóng góp của A. Einstein đối với sự phát triển tư tưởng triết học của nhân loại. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án có nhiệm vụ: Trình bày những điều kiện, tiền đề hình thành tư tưởng triết học A. Einstein; khái quát và hệ thống tư tưởng triết học của A. Einstein trên các phương diện: bản thể luận, nhận thức luận, vấn đề nhân sinh quan; đánh giá ý nghĩa lịch sử tư tưởng triết học của A. Einstein. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, cách tiếp cận hệ thống cấu trúc trong nghiên cứu đề tài. Trên cơ sở lý luận chung, nghiên cứu đề tài này, chúng tôi còn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: phân tích tổng hợp, logic lịch sử, phương pháp hệ thống cấu trúc, khái quát hóa hệ thống hóa và các phương pháp khác... 5. Những đóng góp mới và ý nghĩa của luận án 5.1. Những đóng góp mới của luận án
- 14 Luận án đã trình bày một cách có hệ thống và tương đối đầy đủ về tư tưởng triết học của A. Einstein trên các mặt: bản thể luận, nhận thức luận, vấn đề nhân sinh quan, mà từ trước đến nay ở nước ta chưa có một công trình nào thực hiện. Luận án đã phân tích và rút ra ý nghĩa triết học của những phát minh trong lĩnh vực vật lý học của A. Einstein, như thuyết tương đối nói chung, không thời gian, vận động, công thức E = mc2, tính thống nhất vật chất trong thế giới vi mô…mở ra khả năng vận dụng những thành tựu trong lĩnh vực khoa học này vào nghiên cứu và phát triển triết học. Luận án đã chứng minh tư tưởng nhân văn của A. Einstein với quan điểm về ý nghĩa cuộc sống, chủ nghĩa hòa bình, giáo dục tư duy độc lập; tinh thần quả cảm trong khoa học và lối sống giản dị của nhà khoa học vĩ đại, là mẫu mực về quan niệm sống, là tấm gương sáng để mọi người noi theo. 5.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án Về lý luận: Luận án góp phần làm sáng tỏ những quan điểm về bản thể luận, nhận thức luận, nhân sinh quan của A. Einstein theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Về thực tiễn: Luận án là cơ sở để thúc đẩy việc nghiên cứu tư tưởng triết học của A. Einstein ở Việt Nam trong thời gian đến. Tư tưởng nhân văn của A. Einstein góp phần giáo dục lòng yêu chuộng hòa bình, lòng tự trọng và sáng tạo trong nghiên cứu và học tập, rèn luyện kỹ năng sống cho mọi người nói chung và thế hệ trẻ nói riêng. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy triết học trong các trường đại học và cao đẳng. Luận án sau khi hoàn thành và bảo vệ cấp cơ sở đào tạo có thể được xuất bản thành sách phục vụ cho việc tham khảo trong giảng dạy và học tập. 6. Kết cấu của Luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 3 chương, 9 tiết.
- 15 NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA ALBERT EINSTEIN Nghiên cứu về A. Einstein, chúng ta thấy rằng tư tưởng triết học của A. Einstein xuất phát từ: điều kiện lịch sử, tiền đề khoa học tự nhiên, tiền đề tư tưởng lý luận và tư duy độc lập của Albert Einstein. Mỗi điều kiện, tiền đề có vị trí riêng tạo nên chỉnh thể vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn trong quá trình hình thành và phát triển tư tưởng triết học của A. Einstein. 1.1. Điều kiện lịch sử hình thành tư tưởng triết học của Albert Einstein 1.1.1. Tình hình nước Đức cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Nước Đức vào những năm cuối thế kỷ XIX có một nền kinh tế phát triển vô cùng thuận lợi. Sau chiến tranh Pháp – Phổ (1870 1871), nước Đức được bồi thường 5 tỷ fran và làm chủ Alsace và Lorraine, hai vùng đất giàu có về tài nguyên, khoáng sản. Nguồn tài chính và tài nguyên có được nhờ chiến tranh là điều kiện quan trọng để Đức xây dựng và phát triển một nền kinh tế hiện đại. Sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nước Đức với xu hướng chuyển dần từ tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa đế quốc với tính chất điển hình; những hạn chế, khuyết tật của mô hình kinh tế cũng dần dần xuất hiện. Đó chính là điều kiện quan trọng, các tác động mạnh mẽ đối với A. Einstein dưới góc độ tư tưởng về việc cần thiết phải hướng tới và xây dựng một xã hội tốt đẹp, mang tính nhân văn. 1.1.2. Chính trị xã hội nước Đức cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế cùng với những biến động về chính trị xã hội ở nước Đức vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là nguyên nhân trực tiếp của đường lối chính trị, quân sự, ngoại giao mang bản chất hiếu chiến và
- 16 xâm lược. Đó cũng là hệ quả thảm khốc mà thế giới phải gánh chịu từ hai cuộc đại chiến thế giới do nước Đức quân phiệt và phát xít phát động. Chiến tranh với những hậu quả đã làm cho A. Einstein nhận diện đúng bản chất của nó và có thái độ hết sức rõ ràng trong việc chống chiến tranh. Sống trong lòng chủ nghĩa tư bản nên ông đã hiểu rõ những khiếm khuyết về kinh tế và giáo dục của xã hội tư bản để từ đó ông hướng đến một nền giáo dục nhân bản, vì sự phát triển của con người. Từ tiền đề chính trị xã hội với những nét đặc trưng như vậy là cơ sở quan trọng hình thành tư tưởng nhân văn của A. Einstein. 1.2. Những tiền đề hình thành tư tưởng triết học của Albert Einstein 1.2.1. Tiền đề khoa học tự nhiên Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, lĩnh vực vật lý học đã xuất hiện những thành tựu mới như: W. Röntgen phát hiện ra tia X, A. Becquerel phát hiện ra hiện tượng phóng xạ, J. Thomson phát hiện ra điện tử và chứng minh điện tử là một trong những thành phần cấu tạo nên nguyên tử …Những phát minh đó đã tác động mạnh mẽ đến bản thể luận và nhận thức luận triết học , đòi hỏi nhận thức luận phải có tư duy khác, trên cơ sở những khám phá của vật lý học hiện đại. Thuyết tương đối của A. Einstein mang bản chất cách mạng về thế giới vật chất với tất cả sự khác biệt, đã đem lại cho con người những thay đổi lớn lao trong nhận thức khoa học và cải tạo thế giới. Chính những tiền đề khoa học tự nhiên là cơ sở quan trọng hình thành tư tưởng bản thể luận, nhận thức luận trong triết học của A. Einstein. 1.2.2. Tiền đề tư tưởng và lý luận Tư tưởng triết học của A. Einstein có cội nguồn từ việc say mê triết học và sử dụng những nguyên lý triết học phục vụ cho khoa học của ông. A. Einstein sớm quan tâm đến các tác phẩm triết học của B. Spinoza, I. Kant, A. Shopenhauer… Trong thời gian ở Thụy Sĩ, A. Einstein đã say mê tìm và đọc nhận thức luận của D. Hume, E. Mach. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, để giải
- 17 quyết những vướng mắc khi lý giải những đột phá trong lĩnh vực vật lý học, A. Einstein đã sử dụng triết học làm nền tảng cho khoa học. Việc tiếp nhận những giá trị tư tưởng của những người đi trước có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành tư tưởng của A. Einstein. Ông đã đánh giá cao và kế thừa được những giá trị trong các học thuyết triết học, kể cả triết học duy tâm chủ quan, vốn là đối tượng phê phán và bác bỏ của chủ nghĩa duy vật biện chứng; nhưng A. Einstein đã có cách nhìn khác, thấy được mặt hợp lý và đã vận dụng được tư tưởng của các nhà triết học này vào sự phát triển thuyết tương đối. Có thể khẳng định rằng, quan điểm của A. Einstein về Thượng đế, về mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo nói riêng và tư tưởng triết học nói chung xuất phát trực tiếp từ những tiền đề tư tưởng và lý luận như đã trình bày. 1.3. Tư duy độc lập của Albert Einstein Tư duy độc lập và sáng tạo của A. Einstein thể hiện qua phương tiện tư duy mạnh mẽ “tự do nội tâm”. Theo ông, chỉ có tự do nội tâm con người mới có thể hành động độc lập và tạo ra những thành quả mang dấu ấn cá nhân hữu ích nhất và thành quả này sẽ góp phần mang lại ích lợi cho cộng đồng, như có một “bàn tay vô hình” xúi giục họ làm điều đó. A. Einstein chủ trương con người cần có tự do nội tâm, cần phát huy tính độc lập trong sáng tạo, nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập. Tư duy độc lập và sáng tạo của A. Einstein đã trở thành nhân cách của ông; nhân cách đó đã mang lại cho nhân loại những giá trị khoa học và tư tưởng triết học có giá trị. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Cùng với những điều kiện lịch sử cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là giai đoạn nở rộ của những phát minh khoa học, đặt con người trước những thách thức về sự hiểu biết và cải tạo thế giới. Những phát minh trong lĩnh vực vật lý học đã tạo ra một cuộc khủng hoảng thật sự trong khoa h ọc; tuy nhiên, nó đã góp phần chỉ ra sự giới hạn trong nhận thức của con người, cần ph ải có phương pháp mới để khắc phục và nhận thức thế giới khách quan một cách phù hợp.
- 18 Kế thừa tư tưởng trước đó, tiếp cận giá trị khoa học đương thời, cùng với “tư duy mới”, thành tựu trong khoa học và tư tưởng của A. Einstein góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng trong vật lý học và triết học đầu thế kỷ XX. Đó chính là cơ sở cho sự hình thành tư tưởng triết học của A . Einstein dưới góc độ bản thể luận và nhận thức luận. Việc đánh giá đúng tính chất của thời đại, cùng sự sáng tạo của một nhân vật vĩ đại sẽ giúp chúng ta có quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử để nhận diện và đánh giá đúng tư tưởng triết học của A. Einstein và ý nghĩa của tư tưởng ấy trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chương 2 NỘI DUNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA ALBERT EINSTEIN Đối với triết học, A. Einstein đã có những đóng góp ý nghĩa. Tư tưởng triết học của ông góp phần giải quyết vấn đề cơ bản của triết học và được thể hiện trên nhiều phương diện. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ khái quát và đánh giá tư tưởng triết học của A. Einstein ở ba nội dung cơ bản: tư tưởng bản thể luận, tư tưởng nhận thức luận và vấn đề nhân sinh quan. 2.1. Tư tưởng của Albert Einstein về bản thể luận Trên thế giới, một số nhà lịch sử, nhà triết học, nhà nghiên cứu đã xem A. Einstein là nhà triết học thông qua những công trình vật lý, những bài nói, những bài viết cũng như ngay chính đời sống rất riêng tư và đặc biệt của ông. Tư tưởng của A. Einstein về bản thể luận được thể hiện thông qua những phát hiện và quan điểm của ông về cấu trúc, hình thức tồn tại và sự thống nhất của thế giới vật chất. 2.1.1. Quan điểm của Albert Einstein về cấu trúc của vật chất Cùng với những thành tựu đạt được trong vật lý học, hóa học, triết học đầu thế kỷ XX, A. Einstein đã có những đóng góp dưới góc độ vật lý học và triết học thông qua những quan điểm mới mẻ về cấu trúc của vật chất. Quan điểm
- 19 của A. Einstein về cấu trúc của vật chất, theo chúng tôi thể hiện ở hai vấn đề nổi bật: bản chất của ánh sáng và mối quan hệ giữa khối lượng và năng lượng. Bằng quan niệm tính chất lưỡng tính của ánh sáng, bức tranh vật lý học về thế giới của A. Einstein luôn mang tính tương đối và ông đã chỉ cho chúng ta chỉ có một cái tuyệt đối đó là tốc độ ánh sáng. Mọi thứ khác đều nằm trong giới hạn tốc độ lớn nhất này. Với công thức E = mc2, thuyết tương đối hẹp của A. Einstein đã mở ra một chân trời mới của khoa học có ý nghĩa triết học dưới góc độ bản thể luận. Trên cơ sở các định luật về bảo toàn khối lượng và năng lượng, mối quan hệ giữa năng lượng và khối lượng đã góp phần khẳng định tính đúng đắn của chủ nghĩa duy vật biện chứng: vật chất không sinh ra, cũng không mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác. 2.1.2. Quan điểm của Albert Einstein về không thời gian Không gian và thời gian hay các hình thức tồn tại của vật chất được A. Einstein trình bày trong thuyết tương đối. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của học thuyết là tính chất cách mạng trong quan điểm của A. Einstein về không gian và thời gian. Không gian của A. Einstein khác một cách sâu sắc với không gian của I. Newton. Không gian I. Newton tĩnh và bất động. Đó chỉ là cái sân khấu thụ động nơi diễn ra các tấn kịch của vũ trụ với diễn viên là các hành tinh, các ngôi sao và các thiên hà. Với quan điểm mới, A. Einstein đã cho không gian một vai diễn. Không gian đã vứt bỏ tính thụ động của mình và trở nên động. Nó có thể co, giãn, biến dạng hoặc xoắn lại tùy theo lực hấp dẫn. Bản thể luận triết học trong quan niệm về các hình thức tồn tại của vật chất theo thuyết tương đối của A. Einstein ở tính chất mới mẻ và đúng đắn của nó: tính tương đối của không gian và thời gian và một chiều mới do A. Einstein phát hiện: không thời gian. 2.1.3. Quan điểm của Albert Einstein về sự thống nhất của thế giới Theo quan điểm của chủ nghĩa MarxLenin, quan niệm về sự thống nhất thế giới của A. Einstein thể hiện tính duy vật và biện chứng. Ông đã trực tiếp
- 20 hoặc gián tiếp thừa nhận thế giới là vật chất, không do ai sáng tạo ra cũng không thể bị tiêu diệt; tồn tại khách quan và độc lập với nhận thức của con người. A.Einstein luôn đặt sự đa dạng trong thống nhất để nghiên cứu, nhận thức và ông xem sự thống nhất có được dựa trên sự chi phối của các quy luật tự nhiên. Trong một cuộc trò chuyện với R. Tagore vào năm 1930, A. Einstein đã nói: “Có hai khái niệm khác nhau về bản chất của vũ trụ: Thế giới là một sự hài hòa phụ thuộc vào con người. Thế giới là một thực thể không phụ thuộc vào nhân tố con người”. Quan niệm của A. Einstein cho thấy, vũ trụ luôn hài hòa vì cuộc sống tươi đẹp của con người. Mặt khác, thế giới là một thực thể độc lập với con người; do vậy, vũ trụ sẽ không có chỗ cho một Thượng đế được sản sinh từ cảm giác của con người chi phối mọi hoạt động. 2.2. Tư tưởng của Albert Einstein về nhận thức luận Khảo cứu về tư tưởng của A. Einstein, chúng ta nhận thấy rằng đối với nhận thức luận, ông đã có những đóng góp giá trị qua thuyết thực tại và con đường nhận thức thế giới khách quan. 2.2.1. Thuyết thực tại của Albert Einstein Với thuyết thực tại, A. Einstein quan niệm rằng có một sự thực tồn tại độc lập với khả năng quan sát của chúng ta. Để nhận thức chân lý khách quan, A. Einstein đã xuất phát từ thực tại vật lý, ông tin rằng mọi tri thức đạt được đều có cơ sở khoa học và phải được kiểm chứng mà không chấp nhận bất kỳ sự ngẫu nhiên, may rủi. Chân lý đạt được trong nhận thức của A. Einstein là phức hợp của trực giác, lý tính và của cả kinh nghiệm thực tiễn. Bằng trực giác và trải nghiệm khoa học, coi trọng khả năng thấu triệt của tư duy lý tính, song ông không xem thường nhận thức kinh nghiệm. Nhận thức luận của A. Einstein không phải là chủ nghĩa duy lý hay chủ nghĩa kinh nghiệm mà chính ông đã kết
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 305 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 267 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 177 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn