intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Tuyển chọn định hướng thể thao cho vận động viên điền kinh trẻ cự ly trung bình - dài lứa tuổi 13 - 15

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:27

98
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu: Lựa chọn hệ thống tiêu chí ứng dụng trong tuyển chọn VĐV điền kinh trẻ cự ly trung bình - dài lứa tuổi 13 - 15. Đồng thời xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn cho từng lứa tuổi và giới tính. Từ đó định hướng các VĐV tập luyện theo nội dung môn chuyên sâu hẹp, cũng như đánh giá hiệu quả công tác tuyển chọn định hướng góp phần nâng cao hiệu quả công tác đào tạo VĐV điền kinh trẻ cự ly trung bình - dài ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Tuyển chọn định hướng thể thao cho vận động viên điền kinh trẻ cự ly trung bình - dài lứa tuổi 13 - 15

  1. 1
  2. 2 A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tuyển chọn tài năng thể  thao được phát triển cùng với sự  phát triển   của thể  thao thành tích cao, là một bộ  phận cấu thành quan trọng của thể  thao thành tích cao. Tuyển chọn và huấn luyện ban đầu chính là việc lựa   chọn những VĐV có khả  năng thích  ứng với LVĐ huấn luyện  ở  cấp độ  cao hơn. Bên cạnh đó việc tuyển chọn định hướng thể  thao cho các môn  điền kinh, và VĐV trẻ  cự ly trung bình ­ dài, tập luyện và thi đấu một cự  ly phù hợp nào đó cho các giai đoạn huấn luyện tiếp theo. Đặc biệt đạt   thành tích thể thao cao ở môn chuyên sâu, lại chưa được các nhà khoa học,  các HLV nghiên cứu, quan tâm. Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn  đề tài: “Tuyển chọn định hướng thể thao cho vận động viên điền kinh  trẻ cự ly trung bình ­ dài lứa tuổi 13 ­ 15”. Mục đích nghiên cứu: Lựa chọn hệ  thống tiêu chí  ứng dụng trong   tuyển chọn VĐV điền kinh trẻ cự ly trung bình ­ dài lứa tuổi 13 ­ 15. Đồng  thời xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn cho từng lứa tuổi và giới tính. Từ đó  định hướng các VĐV tập luyện theo nội dung môn chuyên sâu hẹp, cũng  như đánh giá hiệu quả công tác tuyển chọn định hướng góp phần nâng cao  hiệu quả công tác đào tạo VĐV điền kinh trẻ cự ly trung bình ­ dài ở Việt   Nam. Mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu 1: Thực trạng công tác tuyển chọn định hướng thể thao cho   VĐV điền kinh trẻ cự ly trung bình ­ dài lứa tuổi 13 ­ 15 tại các đơn vị.  Mục tiêu 2:  Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn định hướng thể  thao   cho VĐV điền kinh trẻ cự ly trung bình ­ dài lứa tuổi 13 ­ 15. Mục tiêu 3:  Kiểm nghiệm và đánh giá hiệu quả  hệ  thống chỉ  tiêu,   tiêu chuẩn tuyển chọn định hướng thể  thao cho VĐV điền kinh trẻ  cự  ly   trung bình ­ dài lứa tuổi 13 ­ 15. 2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 1. Đánh giá được thực trạng công tác tuyển chọn định hướng thể thao   cho VĐV điền kinh trẻ  cự  ly trung bình ­ dài lứa tuổi 13 ­ 15 của một số  đơn vị  (Hà Nội, Bộ  Công An, Yên Bái, Hải Dương) hiện nay chưa có sự  đồng nhất và còn tồn tại nhiều hạn chế. 
  3. 3 2  Luận án đã lựa chọn được hệ thống tiêu chí tuyển chọn định hướng  VĐV điền kinh chạy cự ly trung bình ­ dài lứa tuổi 13 ­ 15 bao gồm: 04 tiêu   chí hình thái, 09 tiêu chí thể lực và 10 tiêu chí chức năng. Trên cơ sở đó xây  dựng được bảng phân loại, bảng điểm và bảng điểm tổng hợp tuyển chọn   định hướng VĐV chạy cự ly trung bình ­ dài cho từng độ tuổi từ 13 ­ 15 có   tính đến tỷ trọng ảnh hưởng. 3. Luận án đã tiến hành kiểm nghiệm và đánh giá hiệu quả hệ thống  chỉ tiêu, tiêu chuẩn tuyển chọn định hướng thể thao cho VĐV điền kinh trẻ  cự ly trung bình ­ dài lứa tuổi 13 ­ 15 theo 6 nhóm VĐV theo các tiêu chí đã   lựa chọn. Kết quả kiểm nghiệm sau 02 năm cho thấy là hoàn toàn phù hợp   với thực tế, hiệu quả tuyển chọn được nâng lên, thành tích thể  thao được  cải thiện đánh kể. 3. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Luận án được trình bày trong  149  trang A4 bao gồm: Mở  đầu (03  trang); Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (46 trang);  Chương 2:  Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu (22 trang) ; Chương 3: Kết  quả  nghiên cứu và bàn luận (73 trang); phần kết luận và kiến nghị  (3  trang), danh mục các công trình nghiên cứu đã công bố  (01 trang). Trong   luận án có 38 bảng trong luận án, 20 bảng ở phụ lục 5, 01 sơ đồ, 06 biểu   đồ, 05 hình. Ngoài ra, luận án đã sử  dụng 85 tài liệu tham khảo, trong đó:  có 58 tài liệu bằng tiếng Việt, 13 tài liệu bằng tiếng Nga, 02 tài liệu bằng  tiếng Anh, 12 tài liệu bằng tiếng Trung và phần phụ lục. B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU   1.1. Tuyển chọn định hướng TT trong quy trình huấn luyện nhiều  năm Dựa trên kết quả phân tích và tổng hợp các luận điểm đều cho rằng,  việc xác định tính thích  ứng thể  thao là một quá trình lâu dài của tuyển   chọn. Vì vậy, đào tạo và bồi dưỡng lâu dài có định hướng cho các VĐV từ  trẻ đến cấp cao là một quá trình phức tạp, chất lượng của nó được quyết   định bởi một loạt các yếu tố. Một trong những yếu tố  đó là tuyển chọn  được các VĐV có năng khiếu và định hướng tập luyện theo nội dung phù  hợp cho các VĐV. Kết quả phân tích và tổng hợp, luận án đã xác định lứa tuổi 13 ­ 15 là  giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu luận  
  4. 4 án tiến hành định hướng ban đầu các cự  ly tập luyện và thi đấu cho các   VĐV. Sang giai đoạn chuyên môn hóa sâu (16 ­ 18 tuổi), các VĐV đáp ứng  với nội dung của chương trình huấn luyện đặt ra và phát huy thành tích   của bản thân.  1.2.   Các   quan  điểm   về   tuyển  chọn   thể   thao   trong  quá   trình   huấn   luyện nhiều năm Kết quả phân tích và tổng hợp các quan điểm của các tác giả trong và  ngoài nước cho thấy: Có 03 quan điểm mang tính định hướng của các công  trình nghiên cứu lớn trong việc xây dựng cơ sở lý luận cho tuyển chọn và  dự báo tài năng thể thao: Quan điểm thứ  nhất:  Sự  thích hợp với nghề  nghiệp hoặc với môn  thể  thao nào đó của mỗi cá nhân được xác định bằng cách phát hiện và   đánh giá những đặc tính và phẩm chất tương đối ổn định của cá nhân đó,  tức là năng khiếu thể thao. Quan điểm thứ hai: Khả năng và loại hình của từng cá thể là những  chỉ số cơ bản trong tuyển chọn và dự báo triển vọng của VĐV trẻ trong  các môn thể thao. Quan điểm thứ ba: Việc tuyển chọn và dự báo tài năng thể thao là một  quá trình liên tục nhiều năm và nhiều lần trong suốt quá trình đào tạo VĐV.  Bản chất của quá trình này chính là việc xác định và đánh giá khả năng phù  hợp tập luyện cho từng loại hình hoạt động riêng biệt. 1.3. Thời kỳ phát triển của khoa học tuyển chọn và các giai đoạn  tuyển chọn thể thao Thời kỳ thứ nhất chiếm thời gian trong khoảng từ những năm 60 đến  cuối những năm 80 của thế kỷ 20. Đã hình thành nên lý thuyết tuyển chọn  thể thao, với những khái niệm cơ bản như “tuyển chọn”, “dự báo”, “năng  khiếu”, “tài năng”. Thời kỳ  thứ  hai là thời kỳ  quan trọng hơn, được xác lập từ  những   năm 80 đến nay, với sự  ra đời của hàng loạt các công trình nghiên cứu  mang tính phương pháp luận, và những nghiên cứu chỉ  dẫn cụ  thể  trong   tuyển chọn và dự  báo. Chính vào thời kỳ  này, hàng loạt các khái niệm  mang tính cụ  thể  hơn cũng được xuất hiện như: “tuyển chọn thể  thao”,   “khả năng phù hợp tập luyện”, “định hướng thể thao”... Việc so sánh hệ thống các giai đoạn tuyển chọn thể thao của các tác  giả  khác nhau được  Vôncốp. V.M, Philin. V.P (1983)  đưa ra gồm 4 giai 
  5. 5 đoạn:  Tuyển chọn sơ  bộ,  kiểm tra sâu (tuyển chọn lần thứ  hai),  tuyển   chọn định hướng thể thao, tuyển chọn cho đội tuyển. 1.4. Đặc điểm các giai đoạn huấn luyện VĐV chạy trung bình ­ dài Giai đoạn huấn luyện ban đầu (9 ­ 11 tuổi) Nhiệm vụ  chủ  yếu: Phát triển các tố  chất thể  lực và huấn luyện thể  lực thông qua tập luyện các môn thể thao (các môn bóng, thể dục, điền kinh).  Giai đoạn chuyên môn hóa ban đầu (từ 13 ­ 15 tuổi) Nhiệm vụ chủ yếu: Phát triển sức bền và sức nhanh trên nền huấn luyện  nhiều môn điền kinh, đạt tiêu chuẩn VĐV cấp III, II trong chạy trung bình. Giai đoạn chuyên môn hóa sâu (từ 16 ­ 18 tuổi)  Nhiệm vụ  chủ  yếu: Phát triển sức bền chung, chuyên môn và đạt  thành tích VĐV cấp I trong chạy cự ly trung bình. Giai đoạn hoàn thiện thể thao (từ 19 tuổi trở lên) Nhiệm vụ của giai đoạn này là đạt được thành tích thể  thao cao trên  cự ly thi đấu lựa chọn. 1.5. Đặc điểm tâm ­ sinh lý lứa tuổi 13 ­ 15  Trong quá trình sống và phát triển, cơ  thể  con người có những biến  đổi đa dạng về cấu tạo, chức năng và tâm lý dưới tác động của các yếu tố  di truyền và môi trường sống. Vì vậy, tập luyện thể thao sẽ có ảnh hưởng  tốt tới cơ  thể  người tập nếu như những hoạt động tập luyện đó phù hợp  với đặc điểm lứa tuổi, giới tính và trình độ  tập luyện của đối tượng. Do  đó, việc nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm tâm ­ sinh lý của đối tượng tập  luyện có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đóng góp tích cực vào việc nâng cao   thành tích của VĐV điền kinh nói chung và của VĐV chạy trung bình ­ dài  lứa tuổi 13 ­ 15 nói riêng.  1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến thành tích chạy cự ly trung bình ­ dài  Thành tích thể  thao nói chung và thành tích của các VĐV chạy cự  ly   trung bình ­ dài nói riêng phụ  thuộc rất nhiều vào các yếu tố  chính: Hình   thái, chức năng (tuần hoàn, hô hấp, tâm lý), thể  lực, kỹ  chiến thuật.  Tuy   nhiên đối với các VĐV chạy cự ly trung bình ­ dài, yếu tố thể thể lực (sức  bền tốc độ, sức mạnh bền), chức năng cơ thể là những yếu tố ảnh hưởng  trực tiếp đến thành tích của VĐV. Các yếu tố  khác (hình thái, kỹ  chiến  thuật),  ảnh hưởng không nhiều mà chỉ  hỗ  trợ  cho quá trình đạt thành tích  cao của VĐV.  1.7. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan Tổng hợp các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy:  Luận án đã bổ sung một số tiêu chí hình thái, một số tiêu chí chức năng của 
  6. 6 hệ  hô hấp, hệ  tim mạch, hệ  thần kinh ­ tâm lý để   ứng dụng trong tuyển   chọn VĐV điền kinh trẻ cự ly trung bình ­ dài. Hướng nghiên cứu của luận  án lựa chọn là không trùng lắp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Đồng   thời, các công trình nghiên cứu của các tác giả  đã hoàn thành là cơ  sở  lý  luận và thực tiễn quan trọng để  giải quyết các nhiệm vụ  nghiên cứu mà  đề tài đặt ra.  Kết luận chương: Tuyển chọn phải được xem xét một cách tổng thể dưới góc độ tâm lý,  sinh lý, sư phạm, y học với nhiều phương pháp đa dạng. Song đối với bất kỳ  môn thể thao nào, tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động mang tính đặc thù mà  các tiêu chí xác định đều phải bao gồm 3 nhóm sau:  Tình trạng sức khoẻ (qua kiểm tra y học) Khả năng chức phận của các cơ quan nội tạng của VĐV Các chỉ số đánh giá các trình độ phát triển thể lực Qua những vấn đề  đã được trình bày chúng ta thấy rằng: Có nhiều  dạng   tuyển  chọn   VĐV   như   tuyển  chọn   tự   phát,   tuyển  chọn   theo   kinh   nghiệm và tuyển chọn VĐV xuất phát từ  các cơ sở  khoa học để  xác định  rõ khả năng của các VĐV trẻ cho một môn thể thao nào đó. Trong đó: Tuyển chọn thể thao là một vấn đề rất rộng bao gồm nhiều mặt: Kinh   tế, xã hội, triết học, đạo đức, sư  phạm, tâm lý, sinh lý, y học và quản lý.  Việc đánh giá khả năng năng lực của các VĐV trẻ cần được tiến hành theo  một hệ thống các chỉ số thông tin khách quan nhất. Định hướng thể  thao  là  hình   thức   tổ   chức   sử   dụng   hệ   thống   các  phương pháp cho phép xác định, ghi nhận xu hướng chuyên môn hóa của   vận động viên trẻ trong một nội dung hay một môn thể thao cụ thể. Như vậy có thể thấy, nhiệm vụ trọng tâm của định hướng thể thao là   lựa chọn một dạng hoạt động phù hợp cho mỗi VĐV, còn nhiệm vụ  của   tuyển chọn thể thao là việc lựa chọn được những đặc điểm thích ứng của  cơ thể trẻ xuất phát từ chính những yêu cầu của môn thể thao đó. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:  Hệ  thống tiêu chí tuyển chọn định  hướng thể thao cho VĐV điền kinh trẻ chạy cự ly trung bình ­ dài lứa tuổi   13 ­ 15. 2.1.2. Khách thể nghiên cứu
  7. 7 Đối tượng khảo sát của luận án: Là 170 VĐV điền kinh lứa tuổi từ  13 ­ 15 của một số trung tâm TDTT có đào tạo VĐV chạy cự ly trung bình  ­ dài  ở  Miền Bắc: Hà Nội, Bộ  Công An, Yên Bái, Hải Dương. Trong đó:  Lứa tuổi 13 gồm có 58 VĐV (30 nam, 28 nữ), lứa tuổi 14 có 58 VĐV (30  nam, 28 nữ), lứa tuổi 15 có 54 VĐV (28 nam , 26 nữ). Đối tượng phỏng vấn của luận án: 36 HLV, chuyên gia, các nhà quản  lý  thể   thao  của  Hà  Nội,  Bộ  Công  An,  Yên  Bái,  Hải  Dương,  19  HLV,   chuyên gia, các nhà quản lý thể thao của Trung tâm Huấn luyện Quốc gia I,  Trung tâm TDTT các tỉnh phía Bắc. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. 2. Phương pháp phỏng vấn tọa đàm. 3. Phương pháp kiểm tra sư phạm. 4. Phương pháp kiểm tra y sinh. 5. Phương pháp toán học thống kê. 2.3. Tổ chức nghiên cứu 2.3.1.Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 09/2009 đến tháng 06/2013 và  được chia thành 3 giai đoạn nghiên cứu trình bày cụ thể trong luận án.  2.3.2. Địa điểm nghiên cứu: Luận án được tiến hành nghiên cứu tại:  Viện Khoa học TDTT, trường Đại học TDTT Bắc Ninh, 04 tỉnh, thành phố  có khách thể  nghiên cứu  ở  Miền Bắc gồm các đơn vị: Hà Nội, Bộ  Công  An, Yên Bái, Hải Dương. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1.  Thực trạng công tác tuyển chọn định hướng thể  thao cho VĐV  điền kinh trẻ cự ly trung bình ­ dài lứa tuổi 13 ­ 15 tại các đơn vị 3.1.1. Thực trạng các hình thức tuyển chọn định hướng  thể  thao   cho VĐV điền kinh trẻ cự ly trung bình ­ dài lứa tuổi 13 ­ 15 tại các đơn   vị Kết quả  nghiên cứu cơ  sở  lý luận và khảo sát thực tiễn cho thấy,  ở  nước ta đang tồn tại ba hình thức tuyển chọn VĐV cơ bản gồm: Tuyển chọn theo kinh nghiệm Tuyển chọn theo mô hình Tuyển chọn theo khoa học Qua khảo sát thực tế  nhiều năm về  công tác tuyển chọn VĐV tại các  đơn vị  nói chung, cũng như  quá trình tuyển chọn định hướng thể  thao cho 
  8. 8 VĐV điền kinh trẻ cự ly trung bình ­ dài lứa tuổi 13 ­ 15 . Luận án tiến hành  phỏng vấn gián tiếp bằng phiếu hỏi (phụ lục 1) 36 HLV, các nhà quản lý thể  thao ở các trung tâm, các trường năng khiếu TDTT ở các đơn vị trong phạm vi  nghiên cứu : Hà Nội, Bộ Công An, Yên Bái, Hải Dương. Nội dung phỏng vấn  liên quan đến mức độ ưu tiên khi sử dụng các hình thức trong  tuyển chọn định  hướng thể thao cho VĐV điền kinh trẻ cự ly trung bình ­ dài lứa tuổi 13 ­ 15 tại  đơn vị mình trong những năm qua. Kết quả phỏng vấn được tổng hợp và trình  bày tại bảng 3.1. Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn thực trạng các hình thức tuyển chọn  định hướng thể thao cho VĐV điền kinh trẻ cự ly trung bình ­ dài lứa  tuổi 13 ­ 15 tại các đơn vị Mức độ ưu tiên sử dụng Không  Các hình thức tuyển chọn  Thường  Không sử  Đơn vị thường  cơ bản xuyên dụng xuyên n % n % n % Tuyển chọn theo kinh nghiệm 8 72.73 2 18.18 1 9.09 Hà Nội Tuyển chọn theo mô hình 4 36.36 5 45.45 2 18.18 (n = 11) Tuyển chọn theo khoa học 3 27.27 6 54.55 2 18.18 Tuyển chọn theo kinh nghiệm 7 70  2 20 1 10 Bộ CA Tuyển chọn theo mô hình 2 20  5 50  3 30 (n = 10) Tuyển chọn theo khoa học 3 30  5 50  2 20  Tuyển chọn theo kinh nghiệm 5 71.43 2 28.57 0 0  Yên Bái  Tuyển chọn theo mô hình 2 28.57 2 28.57 4 42.86 (n = 7) Tuyển chọn theo khoa học 0 0  2 28.57 5 71.43 Hải  Tuyển chọn theo kinh nghiệm 6 75   1 12.5 1 12.5 Dương Tuyển chọn theo mô hình 2 25  2 25  4 50  (n = 8) Tuyển chọn theo khoa học 0 0  2 25  5 75   Từ  kết quả   ở  bảng 3.1 cho thấy: Trong quá trình  tuyển   chọn  định  hướng thể thao cho VĐV điền kinh trẻ cự ly trung bình ­ dài lứa tuổi 13 ­  15, các hình thức được ưu tiên sử dụng tại các đơn vị là khác nhau cụ thể: Đa phần hình thức tuyển chọn theo kinh nghiệm được các HLV, các  chuyên gia, các nhà quản lý thể thao ở các đơn vị thì mức độ thường xuyên sử  dụng chiếm tỷ  lệ  cao: cao nhất đơn vị  Hải Dương chiếm tỷ  lệ  75 (%), và  thấp nhất là Bộ Công An 70 (%). Mặt khác, tuyển chọn theo mô hình và theo  khoa học được các HLV trả  lời về mức độ  ưu tiên không thường xuyên sử  dụng chiếm tỷ lệ 45.45 ­ 54.55 (%) ở đơn vị Hà Nội và Bộ Công An. Mức độ 
  9. 9 ưu tiên không sử  dụng  ở  hai đơn vị  này chiếm tỷ  lệ  thấp từ  9.09 ­ 30 (%).   Ngược lại  ở  hai đơn vị  Yên Bái, Hải Dương tuyển chọn theo mô hình và   tuyển chọn theo khoa học, khi được hỏi thì đa số  các HLV đều trả  lời ít và   không sử dụng, đặc biệt là hình thức tuyển chọn theo khoa học chiếm tỷ lệ  cao từ 71.43 ­ 75 (%). Hai hình thức trên hầu hết các đơn vị  sử dụng đều ở  mức độ thấp chủ yếu là mang tính chất tham khảo chiếm tỷ lệ thấp từ 20 ­   36.36 (%). Đây cũng là thực trạng chung trong công tác tuyển chọn VĐV điền   kinh nói chung và tuyển chọn VĐV chạy cự  ly trung bình ­ dài nói riêng. Vì  vậy để nâng cao chất lượng, nhất thiết các HLV, các nhà quản lý thể thao nên  ứng dụng các hình thức tuyển chọn tiên tiến, khoa học. Chỉ  có như  vậy thì  hiệu quả trong tuyển chọn mới được cải thiện, thành tích thể thao mới được   nâng lên.  3.1.2. Thực trạng các tiêu chí được sử  dụng trong tuyển chọn định   hướng thể thao cho VĐV điền kinh trẻ cự ly trung bình ­  dài lứa tuổi 13 ­ 15 Để  có thể  xác định được thực trạng các tiêu chí sử  dụng trong quá  trình tuyển chọn định hướng thể thao cho VĐV điền kinh trẻ cự ly trung bình ­  dài lứa tuổi 13 ­ 15, luận án tiến hành phỏng vấn gián tiếp bằng phiếu hỏi   (phụ lục 1) 36 HLV, các chuyên gia, các nhà quản lý TDTT tại các đơn vị  như:  Hà Nội;  Bộ  Công An; Yên Bái; Hải Dương. Nội dung phỏng vấn   được đánh giá ở các mức: Thường xuyên sử dụng, không thường xuyên và  không sử dụng. Kết quả phỏng vấn được trình bày cụ thể từ bảng 3.2 đến  bảng 3.5 trong luận án.  Kết quả thu được từ bảng 3.2 đến bảng 3.5 cho thấy, ở tất cả các tiêu  chí luận án đưa ra phỏng vấn tại các đơn vị đều nhận được ý kiến tán đồng ở  mức thường xuyên sử dụng vẫn còn phân tán chưa đồng nhất, tập trung. Các   tiêu chí sử dụng trong quá trình tuyển chọn chưa phản ánh toàn diện, chưa thể  hiện tính chi phối tới thành tích, các tiêu chí chức năng cơ thể ít hoặc không sử  dụng trong quá trình tuyển chọn tại các đơn vị.  3.1.3. Thực trạng các phương pháp và tiêu chuẩn sử  dụng trong   tuyển chọn định hướng thể thao cho VĐV điền kinh trẻ cự ly trung bình ­   dài lứa tuổi 13 ­ 15  tại các đơn vị   Dựa trên cơ sở lý luận công tác tuyển chọn khoa học, qua tham khảo  các tài liệu chuyên môn, đồng thời qua khảo sát và theo dõi quá trình tuyển  chọn tại một số  đơn vị  các năm trước đây. Luận án tổng hợp được 04   phương pháp tuyển chọn cơ bản nhất để tiến hành phỏng vấn bằng phiếu   hỏi (phụ lục 1) 36 HLV, chuyên gia đang làm công tác quản lý, huấn luyện   tại các đơn vị  Hà Nội, Bộ Công An, Yên Bái, Hải Dương thông qua phiếu 
  10. 10 hỏi về mức độ sử dụng các phương pháp trong tuyển chọn định hướng thể  thao cho VĐV điền kinh trẻ cự ly trung bình ­ dài lứa tuổi 13 ­ 15. Kết quả  phỏng vấn về  mức độ  sử  dụng các phương pháp tuyển chọn, được tổng   hợp và trình bày cụ thể tại bảng 3.6 trong luận án.  Từ kết quả ở bảng 3.6 ta thấy: Hầu hết các HLV, các nhà quản lý ở  các đơn vị đều lựa chọn các phương pháp tuyển chọn cơ bản dễ thực hiện   đó là:  Phương   pháp   tuyển   chọn   theo   đặc   điểm   hình   thái,   phương   pháp  tuyển chọn theo tố  chất thể  lực, tỷ  lệ  sử  dụng hai phương pháp trên khá   cao đạt từ  63.64 ­ 87.5 (%).  Phương pháp  tuyển chọn theo lý thuyết di truyền và phương pháp  tuyển chọn theo y sinh học, hầu hết các đơn vị kể  cả đơn vị  có điều kiện  cơ sở vật chất, cũng như điều kiện tiếp cận khoa học như Hà Nội, hay Bộ  Công An đều ít sử dụng tỷ lệ còn thấp đạt từ  10 ­ 30 (%),  còn hai đơn vị  Yên Bái, Hải Dương thì hầu như không thường xuyên hoặc không sử dụng  hai phương pháp này. 3.1.4. Thực trạng kết quả tuyển chọn định hướng thể thao cho VĐV   điền kinh trẻ cự ly trung bình ­ dài lứa tuổi 13 ­ 15 tại các đơn vị Sau khi phân loại VĐV theo 4 nhóm, luận án tiến hành xác định hệ số  tuyển chọn thông qua công thức toán học thống kê (mục 2.2.5). Kết quả  nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.7.  Bảng 3.7. Hiệu quả tuyển chọn định hướng TT cho VĐV điền kinh trẻ  chạy  cự ly trung bình ­ dài lứa tuổi 13 ­ 15 tại một số đơn vị từ năm  2005 ­ 2009 Số VĐV  Hiệu  Số  Số  chuyển  Số  Hiệu  quả  VĐV  VĐV  Hệ số  Tổng  tuyến,  VĐV  quả  tuyển  thải  thải  tuyển  Đơn vị số  giữ lại,  giữ  tuyển  chọn  loại  loại  chọn  VĐV bổ sung  nhầm  chọn  ban  đúng sai  P (%) hàng  (IV) St (%) đầu S0  (II) (III) năm (I) (%) Hà Nội 105 18 65 11 11 62.07 27.62 27.62 Yên  76 11 47 9 9 55.0 26.32 26.32 Bái Hải  88 13 56 10 9 59.09 26.14 25  Dương Bộ  92 17 53 11 11 60.71 30.43 30.43 Công 
  11. 11 An Kết quả  bảng 3.7 cho thấy: Hiệu quả  tuyển chọn VĐV tốt nhất là  đơn vị Hà Nội cũng chỉ đạt 62.07 (%), tiếp đến là Bộ Công An 60.71 (%),   Hải Dương 59.09 (%) và thấp nhất là đơn vị Yên Bái 55.0 (%). Đây là một  thực trạng vẫn đang tồn tại trong công tác tuyển chọn VĐV chạy cự  ly  trung bình ­ dài hiện nay tại các đơn vị. Vì vậy, cần có những nghiên cứu  khoa học cho tuyển chọn định hướng nhằm nâng cao hiệu quả  tuyển chọn  VĐV chạy cự  ly trung bình ­ dài nói riêng và hiệu quả  tuyển chọn đào tạo   VĐV các môn điền kinh và các môn thể thao nói chung.  3.1.5. Bàn luận Hình thức tuyển chọn theo kinh nghiệm được đa số các đơn vị sử dụng,  hình thức này chủ  yếu dựa trên kinh nghiệm bản thân của HLV để  tuyển  chọn. Đây cũng là một thực trạng chung trong công tác tuyển chọn VĐV các  môn hiện nay ở Việt Nam nói chung và cự ly trung bình ­ dài nói riêng.  Hình thức tuyển chọn theo mô hình và tuyển chọn khoa học là 02 hình  thức được đặc biệt ưu tiên ứng dụng ở các nước có nền thể thao phát triển   như: Nga, Đức, Pháp, Anh… Ở Việt Nam do điều kiện cơ sở vật chất còn  thiếu thốn, đội ngũ HLV không có điều kiện tiếp cận với khoa học công  nghệ. Vì vậy làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tuyển chọn và đào tạo  VĐV.   Thực trạng các tiêu chí tuyển chọn Trên cơ sở kết quả phỏng vấn các HLV, luận án đã xác định được các  tiêu chí được các đơn vị   ứng dụng trong tuyển chọn VĐV chạy cự  ly trung  bình ­ dài. Các tiêu chí  ứng dụng hiện nay là tương đối đa dạng và phong  phú phản ánh được 3 yếu tố cấu thành trình độ  tập luyện của VĐV gồm:  Hình thái, chức năng và thể  lực. Tuy nhiên, các tiêu chí chức năng rất quan  trọng trong tuyển chọn định hướng thể  thao cho VĐV điền kinh trẻ  cự  ly  trung bình ­ dài lứa tuổi 13 ­ 15 lại chưa được quan tâm chú trọng. Các tiêu  chí như: DTS tương đối (ml/kg), VO2max tương đối (ml/kg/min), thương  số   hô   hấp   (mmol/l),   chỉ   số   oxy   mạch   (ml/mạch),   Hb   (g/l),   Bla   max   (mmol/l), Qsmax (ml), Qsmax/Qstĩnh (ml)...là những tiêu chí có độ  tin cậy  và tính thông báo cao lại rất ít được quan tâm.  Thực trạng các phương pháp tuyển chọn Hiện nay,  ở  hầu hết các đơn vị  vẫn sử  dụng phương pháp tuyển  chọn theo đặc điểm hình thái và tố  chất thể  lực. Đây là hai phương pháp  chủ  đạo trong tuyển chọn VĐV hiện nay với tỷ  lệ  người sử  dụng cao từ  63.64   ­   87.5   (%)   số   người   được   hỏi   có   sử   dụng   hai   phương   pháp   này. 
  12. 12 Phương pháp tuyển chọn khoa học thông qua sự  biến đổi của các chỉ  số  y   sinh học ít được sử  dụng trong thực tế  tuyển chọn định hướng VĐV điền  kinh trẻ chạy cự ly trung bình ­ dài lứa tuổi 13 ­ 15.  Thực trạng kết quả tuyển chọn Kết quả tuyển chọn của các đơn vị mà luận án tiến hành nghiên cứu còn  hạn chế, thông qua hiệu quả tuyển chọn St và hiệu quả tuyển chọn ban đầu   S0  còn thấp. Hiệu quả tuyển chọn St đạt từ  55 ­ 62.07 (%) và S 0  đạt 26.14 ­  30.43 (%). Hiệu quả tuyển chọn này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của   các tác giả  như  Nguyễn   Thiệt   Tình   (1997),   Nguyễn   Thế   Truyền,   Trần  Quốc Tuấn (2001 ­ 2002); Phạm Cẩm Hùng (2002) đạt từ  75 ­ 81 (%);  Phạm Văn Cao (2013) đạt từ 90 ­ 92.3 (%). Có thể  nhận định rằng, việc kiểm tra, tuyển chọn vẫn chưa có một  hệ  thống khoa học, hoàn chỉnh. Điều kiện cơ  sở  vật chất, trang thiết bị  còn thiếu thốn, tuyển chọn vẫn chủ  yếu dựa vào kinh nghiệm của HLV.   Do vậy, để đạt được thành tích các môn điền kinh, cũng như thành tích cự  ly trung bình ­ dài   nói riêng, các nhà quản lý thể  thao, các HLV cần bổ  sung và  ứng dụng khoa học công nghệ  trong quá trình tuyển chọn và đào  tạo VĐV, đặc biệt là bổ  sung các phương pháp y sinh học. Việc tuyển  chọn khoa học và đúng đắn sẽ  giúp tìm ra được người tài, tránh lãng phí  thời gian và tiền bạc cho ngành TDTT nước nhà. 3.2. Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn định hướng thể  thao cho VĐV  điền kinh trẻ cự ly trung bình ­ dài lứa tuổi 13 ­ 15 3.2.1. Nghiên cứu lựa chọn các tiêu chí tuyển chọn định hướng   thể thao cho VĐV điền kinh trẻ cự ly trung bình ­ dài lứa tuổi 13 ­ 15 Sau khi thực hiện đầy đủ  trình tự  các bước, luận án đã tổng hợp   được 63 chỉ tiêu: 15 tiêu chí hình thái, 33 tiêu chí chức năng, 15 tiêu chí thể  lực. Thông qua phỏng vấn các HLV, chuyên gia, các nhà quản lý thể  thao  (bảng 3.8 trong luận án), xác định độ  tin cậy và tính thông báo (bảng 3.9,   bảng 3.10 trong luận án). Kết quả đã lựa chọn được 23 tiêu chí đặc trưng   trong tuyển chọn định hướng thể  thao cho VĐV điền kinh trẻ  cự  ly trung  bình ­ dài lứa tuổi 13 ­ 15. Các nhóm tiêu chí đặc trưng cụ thể như sau: 04 tiêu chí hình thái: Chỉ số BMI (kg/m2), dài chân A/chiều cao đứng  (%), dài chân H ­ dài chân C (cm), dài gân Achille (cm).  10 tiêu chí chức năng:  Hệ  hô hấp gồm 4 chỉ  tiêu: DTS tương đối (ml/kg/), VO2max tương  đối (ml/kg/min), thương số hô hấp, tiêu chí oxy mạch (ml/mạch).
  13. 13 Hệ huyết học gồm 2 chỉ tiêu: Hb (g/l), Bla max (mmol/l). Hệ tim mạch gồm 2 chỉ tiêu: Qsmax (ml), Qsmax/Qstĩnh. Hệ  thần kinh ­ tâm  lý gồm 2  chỉ  tiêu:  Test soát vòng hở  Landont  (bít/s), phản xạ đơn (ms). 09 tiêu chí thể  lực:  Chạy 30m TĐC (s), chạy 100m XPT (s), 600m  (s), chạy 800m (s), 1500m (min), 3000m (min), 5000m (min), bật xa 3 bước   tại chỗ (m), bật xa 10 bước tại chỗ (m).  3.2.2. Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn định hướng thể  thao cho   VĐV điền kinh trẻ cự ly trung bình ­ dài lứa tuổi 13 ­ 15 Để  xây dựng được tiêu chuẩn tuyển chọn định hướng thể  thao cho  VĐV điền kinh trẻ cự ly trung bình ­ dài lứa tuổi 13 ­ 15, luận án tiến hành   theo các bước sau: Bước 1. Kiểm tra kết quả lập test trên đối tượng nghiên cứu. Bước 2. So sánh kết quả kiểm tra  ở các độ  tuổi và khảo sát tính đại  diện của số trung bình và phân bố chuẩn của tập hợp mẫu. Bước 3. Xây dựng tiêu chuẩn phân loại. Bước 4. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá theo điểm. Bước 5. Xây dựng bảng điểm tuyển chọn tổng hợp. Bước 6. Xây dựng bảng điểm tổng hợp tuyển chọn định hướng VĐV  chạy cự ly trung bình ­ dài lứa tuổi 13 ­ 15 có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng. Từ kết quả kiểm tra (bảng 3.11) trên tổng số 170 VĐV điền kinh trẻ  lứa tuổi từ 13 ­ 15 của một số trung tâm TDTT có đào tạo VĐV chạy cự ly   trung bình ­ dài ở Miền Bắc bao gồm: Hà Nội, Bộ Công An, Yên Bái, Hải   Dương, trong đó:  Ở  lứa tuổi 13 gồm có 58 VĐV (30 nam, 28 nữ),  ở  lứa  tuổi 14 có 58 VĐV (30 nam, 28 nữ), ở lứa tuổi 15 có 54 VĐV (28 nam, 26   nữ). Luận án đã tiến hành so sánh kết quả kiểm tra  ở các độ tuổi và khảo  sát tính đại diện của số  trung bình và phân bố  chuẩn của tập hợp mẫu   (bảng 3.12). Từ  kết quả  so sánh, luận án xây dựng tiêu chuẩn phân loại  thành 5 m ức theo quy t ắc  ± 2  đ ượ c trình bày từ   bảng 3.13 đến 3.15 xây  dựng bảng điểm quy đổi theo thang độ C được trình bày từ bảng 3.16 đến  3.18 trong luận án. Luận án đã xây dựng bảng điểm tuyển chọn tổng hợp   được trình bày ở bảng 3.19. Bảng 3.19. Bảng điểm tổng hợp tuyển chọn định hướng thể  thao cho VĐV điền kinh trẻ cự ly trung bình dài lứa tuổi 13 – 15 Phân loại Tổng điểm
  14. 14 Tốt ≥ 198 Khá 154 ­ 197 Trung bình 110 ­ 153 Yếu 66 ­ 109 Kém
  15. 15 Kết quả bảng 3.23 cho thấy, các nhóm yếu tố thành phần đều có tác  động đến thành tích thi đấu của VĐV điền kinh chạy cự ly trung bình ­ dài  lứa tuổi 13 ­ 15. Tuy nhiên, mức độ   ảnh hưởng của mỗi nhóm yếu tố  có  khác nhau: Yếu tố hình thài có ảnh hưởng thấp nhất tiếp đến là nhóm yếu  tố chức năng và cao nhất là nhóm yếu tố thể lực ở cả 3 độ tuổi, giới tính.  Song có thể  nói rằng, nhóm yếu tố  thể  lực và nhóm yếu tố  chức năng có   tác động lên thành tích thi đấu về cơ bản khác nhau không nhiều. Kết quả  này cho thấy để  có thành tích tốt trong thi đấu cũng như  hiệu quả  trong   công tác tuyển chọn định hướng cần hết sức quan tâm phát triển cả  2  nhóm yếu tố  nói trên. Riêng nhóm yếu tố  hình thái mức độ   ảnh hưởng   không nhiều tới thành tích thi đấu,  ở  lứa tuổi càng lớn thì mức độ   ảnh  hưởng càng thấp (lứa tuổi  13 nam, 12.1%, nữ  13.2%, lứa tuổi 15 nam   9.2%, nữ 9.6%). Đây là cơ sở để luận án có thể tiến hành phân nhóm tuyển   chọn định hướng thể thao cho VĐV điền kinh trẻ cự ly trung bình ­ dài lứa  tuổi 13 ­ 15, chỉ phân nhóm dựa trên các nhóm các yếu tố chức năng và thể  lực, mà không cần quan tâm nhiều tới các yếu tố hình thái. Từ kết quả nghiên cứu nêu trên, luận án xác định được tổng điểm tối   đa của các yếu tố  thành phần  ở  từng giới tính của đối tượng nghiên cứu.   Kết quả được trình bày tại bảng 3.24. Bảng 3.24. Tổng điểm tuyển chọn định hướng VĐV chạy cự ly  trung bình ­ dài theo tỷ trọng ảnh hưởng của từng nhóm yếu tố  thành phần Lứa  Giới  Điểm đạt tuổi tính Hình thái Chức năng Thể lực Tổng điểm Nam 12.1 29.5 40.1 81.7 13 Nữ 13.2 29 39.3 81.5 Nam 10.5 30.8 43.3 84.6 14 Nữ 11.1 29.7 41.9 82.7 Nam 9.2 31.5 43.9 84.6 15 Nữ 9.6 30.4 43.1 83.1 Kết quả thu được tại bảng 3.24 cho thấy, tổng điểm của các yếu tố  thành phần tới thành tích thi đấu có xu hướng tăng dần theo độ tuổi và giới  tính, của nam cao hơn nữ  (nam từ  81.7 đến 84.46 điểm, nữ  từ  81.5 đến  83.1 điểm). Ở cả 3 độ tuổi tổng điểm của các yếu tố thành phần đều nhỏ 
  16. 16 hơn 100, điều đó chứng tỏ  để  đem lại hiệu quả  cho quá trình tuyển chọn   định hướng, vẫn còn có sự tác động của các yếu tố thành phần khác nữa. Xây dựng bảng điểm quy đổi của các yếu tố  thành phần trong  tuyển   chọn định hướng thể thao cho VĐV điền kinh trẻ cự ly trung bình ­ dài lứa   tuổi 13 ­ 15.  Quá trình nghiên cứu, luận án đã xác định được 22 tiêu chí ứng dụng  trong tuyển chọn định hướng và được sử dụng phân chia thành 3 nhóm yếu   tố thành phần như sau: Hình thái 3 chỉ tiêu, chức năng 10 chỉ tiêu, thể lực 9   chỉ tiêu. Mỗi tiêu chí được tính theo thang điểm 10. Do vậy tổng điểm tối   đa của các nhóm yếu tố như sau: Yếu tố hình thái là 30 điểm, yếu tố chức  năng 100 điểm, yếu tố thể lực là 90 điểm. Căn cứ vào tổng điểm tối đa theo thang điểm 10 và theo tỷ trọng ảnh  hưởng của từng yếu tố thành phần, luận án xây dựng bảng điểm quy đổi   cho từng nhóm tuổi và giới tính của VĐV chạy cự ly trung bình ­ dài. Kết  quả được trình bày ở bảng 3.25, (bảng 3.26, bảng 3.27 trong luận án). Bảng 3.25. Bảng điểm quy đổi của các nhóm yếu tố thành phần trong  tuyển chọn định hướng thể thao cho VĐV điền kinh trẻ cự ly trung  bình ­ dài lứa tuổi 13 có tính đến tỷ trọng ảnh hưởng tương ứng Kết quả quy đổi Hình thái Chức năng Thể lực TT Giới  Tổng  Tổng  Tổng  Điểm  Điểm  điểm theo  Điểm  điểm theo  điểm theo  tính quy  quy  thang độ  quy đổi thang độ  thang độ  đổi đổi 10 10 10 Nam 12.1 29.5 40.1 1 30 100 90 Nữ 13.2 29 39.3 Nam 10.89 26.55 36.09 2 27 90 81 Nữ 11.88 26.1 35.37 Nam 9.68 23.6 38.5 3 24 80 72 Nữ 10.56 23.2 37.7 Nam 8.47 20.65 28.07 4 21 70 63 Nữ 9.24 20.3 27.51 Nam 7.26 17.7 36.9 5 18 60 54 Nữ 7.92 17.4 36.1 Nam 6.05 14.75 20.05 6 15 50 45 Nữ 6.6 14.5 19.65 7 Nam 12 4.84 40 11.8 36 35.3
  17. 17 Nữ 5.28 11.6 34.5 Nam 3.63 8.85 12.03 8 9 30 27 Nữ 3.96 8.7 11.79 Nam 2.42 5.9 33.7 9 6 20 18 Nữ 2.64 5.8 32.9 Nam 1.21 2.95 4.01 10 3 10 9 Nữ 1.32 2.9 3.93 Xây dựng bảng điểm tổng hợp tuyển chọn định hướng thể  thao cho   VĐV điền kinh trẻ  cự  ly trung bình ­ dài lứa tuổi 13 ­ 15 có tính tới tỷ   trọng ảnh hưởng của các yếu tố thành phần. Từ  kết quả  đã nghiên cứu, luận án tiến hành xây dựng bảng điểm  tổng hợp tuyển chọn định hướng thể  thao cho VĐV điền kinh trẻ  cự  ly   trung bình ­ dài lứa tuổi 13 ­ 15 có tính tới tỷ trọng ảnh hưởng theo 5 mức  độ: Tốt, khá, trung bình, yếu và kém. Kết quả  được trình bày tại bảng  3.28. Bảng 3.28. Bảng xếp loại tổng hợp điểm trong tuyển chọn định  hướng thể thao cho VĐV điền kinh trẻ cự ly trung bình ­ dài lứa tuổi  13 ­ 15 theo tỷ trọng ảnh hưởng Lứa tuổi 13 Lứa tuổi 14 Lứa tuổi 15 Nam  Nữ  Nam  Nữ  Nam  Nữ  Xếp loại (điểm  (điểm  (điểm  (điểm  (điểm  (điểm  tối đa là  tối đa là  tối đa là  tối đa là  tối đa là  tối đa là  81.7) 81.5) 84.6) 82.7) 84.6) 83.1) Tốt 73.53 73.35 76.14 74.43 76.14 74.79 Khá 57.19 57.05 59.22 57.89 59.22 58.17 Trung bình 40.85 40.75 42.3 41.35 42.3 41.55 Yếu 24.51 24.45 25.38 24.81 25.38 24.93 Kém 24.5 24.44 25.37 24.8 25.37 24.92 Qua kết quả  bảng 3.28 bảng xếp loại tổng hợp có tính tới tỷ  trọng  ảnh hưởng của các yếu tố  thành phần trong tuyển chọn định hướng thể  thao cho VĐV điền kinh trẻ  cự  ly trung bình ­ dài lứa tuổi 13 ­ 15 . Đồng  thời đây cũng là phương pháp tuyển chọn quan trọng giúp các HLV đánh  giá chính xác mức độ ảnh hưởng của các tiêu chí đối với thành tích của các  
  18. 18 VĐV. Từ đó tuyển chọn định hướng VĐV phù hợp với từng cự ly cụ thể,   sẽ nâng cao chất lượng đào tạo, huấn luyện tại đơn vị mình. 3.2.3. Bàn luận So sánh với các công trình khoa học của các tác giả khác: Với tác giả Trịnh toán (2013) về "Xác định quan hệ giữa thành tích thi  đấu với chức năng sinh lý, tố chất thể lực, kỹ chiến thuật của VĐV chạy  cự ly trung bình ở lứa tuổi 16 ­ 18".  Với tác giả  Nguyễn Tuấn Anh (2001), "Mô hình hóa các tiêu chí thể  lực chuyên môn đặc trưng của VĐV chạy 800m Việt Nam".Với tác giả  Bạch Quốc Ninh (1999), “Xác định một số  tiêu chuẩn nhằm định hướng  thể  thao cho VĐV trẻ  trong chạy cự  ly trung bình và dài của Hà Tây lứa  tuổi 15 ­ 16”. Với tác giả Nguyễn Đại Dương (1993), “Tuyển chọn và định hướng  thể thao cho trẻ em và thiếu niên chuyên sâu chạy sức bền”. Các tác giả  đi sâu nghiên cứu về  mối tương quan cũng như  sự   ảnh  hưởng của các chỉ số tới thành tích thi đấu của VĐV chạy cự ly trung bình  lứa tuổi 16 ­ 18, đánh giá trình độ  tập luyện của VĐV  ở  VĐV cấp cao  chạy 800m, đi sâu xác định các tiêu chí tuyển chọn VĐV hay phân tích   những đặc điểm lứa tuổi và những mức độ cần thiết của sự phát triển các  tố chất thể lực của trình độ đào tạo, chức năng, hình thái của những VĐV  trẻ.  Điểm mới của luận án so với các công trình đã công bố  của các tác   giả  là: Đã lựa chọn được 23 chỉ  tiêu, các tiêu chí đều đảm bao đô tin cây ̉ ̣ ̣   ́ ̀ ́ ́ tính từ 0.809 ­ 0.964). Đặc biệt bổ sung các  (co r > 0.60) va tinh thông bao (r tiêu chí về chức năng. Các tiêu chí đều có ỹ nghĩa, phản ánh toàn diện các  đặc điểm hình thái, chức năng, và tố  chất thể  lực trong tuyển chọn. Sử  dụng các phương tiện hiện đại trong nghiên cứu.  Luận án đã xây dựng tiêu  chuẩn tuyển chọn theo điểm (thang độ  C,  xây dựng tiêu chuân phân lỏ ại   các tiêu  chí theo 5 mức và bảng tổng hợp tiêu chuẩn tuyển chọn  định  hướng thể thao cho VĐV điền kinh trẻ cự ly trung bình ­ dài lứa tuổi 13 ­  15  theo 5 mức). Đồng thời luận án còn xây dựng bảng tiêu chuẩn tuyển   chọn theo điểm và bảng điểm tổng hợp có tính đến tỷ  trọng  ảnh hưởng   của các yếu tố hình thái, chức năng và thể lực.
  19. 19 3.3. Kiểm nghiệm và đánh giá hiệu quả  hệ  thống chỉ  tiêu, tiêu chuẩn  tuyển chọn định hướng thể  thao cho VĐV điền kinh trẻ  cự  ly trung  bình ­ dài lứa tuổi 13 ­ 15 3.3.1.  Ứng dụng tiêu chuẩn phân loại để  phân nhóm tuyển chọn   định hướng TT  cho VĐV điền kinh trẻ  cự  ly trung bình ­ dài lứa tuổi   13 ­ 15         Từ kết quả kiểm tra thành tích của các VĐV, đối chiếu kết quả kiểm  tra của từng VĐV so với bảng tiêu chuẩn phân loại từ bảng 3.13 đến bảng  3.15 (mục 3.2.2.3 trong luận án) tương ứng lứa tuổi 13 đến 15. Trên cơ sở  đó luận án đã phân loại được các VĐV theo các tiêu chuẩn đã xây dựng   theo 05 mức (tốt, khá, trung bình, yếu, kém). Mặt khác căn cứ vào việc xác  định tỷ  trọng  ảnh hưởng của các nhóm tiêu chí với thành tích của VĐV  (mục 3.2.2.6). Luận án tiến hành phân nhóm tuyển chọn định hướng theo  02 nhóm chỉ  tiêu: chức năng và thể  lực. Riêng các VĐV đạt kết quả  xếp   loại của tiêu chí chức năng và thể  lực dưới mức trung bình thì luận án  không tuyển chọn và bị loại. Kết quả phân nhóm trình bày tại bảng 3.29. Bảng 3.29. Bảng phân nhóm tuyển chọn định hướng thể thao cho  VĐV điền kinh trẻ cự ly trung bình ­ dài lứa tuổi 13 ­ 15  Số lượng VĐV Giới  Xếp loại  Xếp loại  Nhóm Lứa  Lứa  Lứa  tính chức năng thể lực tuổi 13 tuổi 14  tuổi  15 Nam 4 4 4 T ốt Tốt 1. Nữ 3 3 3 T ốt Tốt Nam 5 5 4 T ốt Khá 3. Nữ 5 4 4 T ốt Khá Nam 5 5 5 Khá Tốt 5. Nữ 4 5 4 Khá Tốt Nam 5 5 5 Khá Khá 7. Nữ 5 5 5 Khá Khá Nam 5 5 5 Khá Trung bình 9. Nữ 6 5 5 Khá Trung bình Nam 6 6 5 Trung bình Khá 11. Nữ 5 6 5 Trung bình Khá ∑ 58 58 54
  20. 20 Căn   cứ   vào   bản   phân   nhóm   (bảng   3.29),   luận   án   tiến   hành   định  hướng ban đầu về các cự ly tập luyện và thi đấu cho các nhóm như sau: Nhóm 1 gồm những VĐV xếp loại tốt ở cả tiêu chí chức năng và thể  lực, nhóm này sẽ  định hướng tập luyện và thi đấu  ở  cả  cự ly trung bình ­  dài. Nhóm 2 gồm những VĐV xếp loại khá  ở  các tiêu chí thể  lực và xếp  loại tốt ở các tiêu chí chức năng, nhóm này sẽ định hướng tập luyện và thi   đấu  ở cự ly dài từ  ≥ 3000m. Nhóm 3 gồm những VĐV xếp loại tốt  ở các   tiêu chí thể lực và xếp loại khá ở các tiêu chí chức năng, nhóm này sẽ định   hướng tập luyện và thi đấu  ở  cự  ly trung bình 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1