Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vi sinh vật học: Phân lập, tuyển chọn, nhận diện vi khuẩn nội sinh và vi khuẩn vùng rễ cây mía (Saccharum spp L.) trồng trên đất xám tỉnh Tây Ninh
lượt xem 3
download
Mục tiêu chính của luận án là phân lập, nhận diện, tuyển chọn các dòng vi khuẩn nội sinh và vùng rễ cây mía có khả năng cố định đạm, hòa tan lân có thể sử dụng cho cây mía trồng ở tỉnh Tây Ninh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vi sinh vật học: Phân lập, tuyển chọn, nhận diện vi khuẩn nội sinh và vi khuẩn vùng rễ cây mía (Saccharum spp L.) trồng trên đất xám tỉnh Tây Ninh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Vi sinh vật học Mã ngành: 62 42 01 07 TÊN NCS: HOÀNG MINH TÂM TÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN, NHẬN DIỆN VI KHUẨN NỘI SINH VÀ VI KHUẨN VÙNG RỄ CÂY MÍA (Saccharum spp L.) TRỒNG TRÊN ĐẤT XÁM TỈNH TÂY NINH Cần Thơ, 2021
- CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Người hướng dẫn chính: GS.TS. Cao Ngọc Điệp Người hướng dẫn phụ: PGS.TS. Nguyễn Bảo Toàn Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Trường Họp tại: Phòng Bảo Vệ Luận Án Tiến Sĩ, Lầu 2 - Nhà Điều Hành, Trường Đại Học Cần Thơ. Vào lúc 14 giờ ngày 20 tháng 11 năm 2020 Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Hữu Hiệp Phản biện 2: PGS. TS. Phan Thị Phượng Trang Phản biện 3: PGS. TS. Phan Thị Phượng Trang Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ. Thư viện Quốc gia Việt Nam.
- DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1. Hoang M.T. and N.D. Cao, 2017. Isolation and Identification of Rhizospheric Bacteria in Sugarcane (Saccharum spp. L.) Cultivated on Acrisols of Tay Ninh Province, Vietnam. International Journal of Innovations in Engineering and Technology (IJIET), 8(2): 323- 335. 2. Hoang M.T. and N.D. Cao, 2017. Isolation and characterization of endophytic bacteria isolated from the sugarcane cultivated on acrisols of Tay Ninh province,Vietnam. International Journal of Innovations in Engineering and Technology (IJIET), 8(3): 222-236. 3. Hoang M.T. , N.T. Dang and N.D. Cao, 2020. Functional and molecular characterization of plant growth promoting bacteria associated with sugarcane cultivated in Tay Ninh Province, Vietnam. GSC Biological and Pharmaceutical Sciences, 2020, 11(02): 265–277. 1
- CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1. Tính cấp thiết của nghiên cứu Trong công nghiệp sản xuất đường, đường mía hiện chiếm trên 60% tổng sản lượng đường thô của toàn thế giới. Ở Việt Nam, cây mía có thể được trồng khắp cả nước. Trong đó, Tây Ninh là một trong những tỉnh có diện tích trồng mía lớn của Việt Nam. Phần lớn đất trồng mía của tỉnh Tây Ninh là đất xám trên nền phù sa cổ có đặc tính nghèo dinh dưỡng. Để duy trì sản lượng cao, người trồng mía thường sử dụng một lượng lớn phân hóa học, đặc biệt là phân đạm. Việc sử dụng quá nhiều phân hóa học cũng như các chất bảo vệ thực vật không những làm tăng chi phí sản xuất mà còn gây bất lợi đối với cây trồng, ảnh hưởng đến hệ sinh thái, môi trường và sức khỏe con người. Chính vì thế, việc nghiên cứu, khai thác và ứng dụng các vi khuẩn có lợi, có khả năng thúc đẩy tăng trưởng thực vật giảm sự lệ thuộc của sản xuất mía vào phân bón hóa học là cần thiết. Do vậy, đề tài nghiên cứu thuộc luận án tiến sĩ “Phân lập, tuyển chọn, nhận diện vi khuẩn nội sinh và vi khuẩn vùng rễ cây mía (Saccharum spp L.) trồng trên đất xám tỉnh Tây Ninh” đã được thực hiện nhằm tìm kiếm những dòng vi khuẩn bản địa có khả năng bổ sung nguồn dinh dưỡng N và P cho cây mía. 2
- 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của luận án là phân lập, nhận diện, tuyển chọn các dòng vi khuẩn nội sinh và vùng rễ cây mía có khả năng cố định đạm, hòa tan lân có thể sử dụng cho cây mía trồng ở tỉnh Tây Ninh 3. Phát hiện mới và ý nghĩa của luận án Luận án đã phân lập được có 422 dòng vi khuẩn có cả hai khả năng cố định đạm và hoà tan lân. Trong số đó, 36 dòng vi khuẩn có đặc tính tốt đã được định danh dựa trên trình tự gene 16S rRNA. Dòng CT4bd (tương đồng 99,76% với Serratia oryzae) cùng với TPD3b (Tương đồng 96% với Bacillus subtilis) có hiệu quả thay thế 25% phân hóa học N và P trên khía cạnh năng suất mía và làm tăng 14% chữ đường khi thử nghiệm trên cây mía trồng ở quy mô ngoài đồng. Đặc biệt, dòng vi khuẩn CT4bd nội sinh thân cây mía được nhận diện như là vi khuẩn Serratia oryzae sp. nov., một loài mới được phát hiện nội sinh cây lúa trồng ở Trung Quốc và công bố lần đầu vào năm 2017 bởi Zhang và cộng sự (2017). 3
- CHƯƠNG 2. QUAN TÀI LIỆU Nhìn chung, đất trồng mía ở tỉnh Tây Ninh là đất xám bạc màu. Trong đó, đất xám trên phù sa cổ có diện tích lớn nhất nhưng lại nghèo dinh dưỡng nhất. Hai loại đất xám còn lại là đất xám có tầng loang lổ gley và đất xám gley do có sự phân bố ở địa hình trũng, đọng nước nên hàm lượng mùn và đạm đều đạt mức khá hơn. Năm 2018, năng suất mía bình quân của tỉnh Tây Ninh đạt khoảng 77,18 tấn/ha, cao hơn so với năng suất bình quân của cả nước. Sản lượng mía của tỉnh Tây Ninh đạt 1.132.011 tấn, chiếm 6,7% của cả nước và chiếm 62% của Đông Nam Bộ. Vì phần lớn tài nguyên đất của tỉnh Tây Ninh là đất xám có dinh dưỡng thấp hoặc mất cân đối, do vậy trong canh tác nông lâm nghiệp trên đất xám, cần phải đầu tư phân bón để đạt được năng suất cao. Việc tăng năng suất dựa trên phân hoá học sẽ làm gia tăng giá thành sản xuất, giảm năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu, đồng thời gây ra nhiều tác hại cho môi trường và sức khoẻ con người. Như vậy, hạn chế cơ bản nhất trong sản xuất mía đường hiện nay là vấn đề liên quan đến phân bón, đặc biệt là phân N, P hóa học. Do vậy, đối với mục tiêu sản xuất đường mía bền vững, Tây Ninh cần thiết phải cân nhắc các biện pháp tăng cường nghiên cứu và khai 4
- thác ứng dụng của các vi khuẩn thúc đẩy tăng trưởng thực vật liên kết với cây mía nhằm giảm thiểu giá thành sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu, đồng thời giảm tác hại cho môi trường và sức khoẻ con người. Vi khuẩn liên kết thực vật (Plant Associated Bacteria – PAB) có thể được phân thành 3 nhóm: vi khuẩn đất vùng rễ, vi khuẩn biểu sinh rễ và vi khuẩn nội sinh tùy theo vị trí cư trú; hoặc được chia làm 2 nhóm: PAB gây bệnh và PAB có lợi tùy theo tác động của chúng lên vật chủ. Đối với nhóm PAB có lợi, lợi ích chủ yếu của chúng là khả năng thúc đẩy sự tăng trưởng của cây chủ. Các vi khuẩn thúc đẩy tăng trưởng thực vật (Plant Growth Promoting Bacteria - PGPB) còn có thể được chia ra thành một nhóm nhỏ hơn, gọi là “PGPB-kiểm soát sinh học”, bao gồm các lợi khuẩn có khả năng làm tăng cường sự khỏe mạnh của cây. Khi các PGPB sống trong vùng rễ cây, chúng được gọi tên là “vi khuẩn vùng rễ thúc đẩy tăng trưởng thực vật” (Plant Growth Promoting Rhizobacteria - PGPR) Cơ chế thúc đẩy sự tăng trưởng thực vật có thể tóm tắt theo sơ đồ sau: 5
- Hình 2.1: Sơ đồ về các cơ chế thúc đẩy tăng trưởng thực vật của vi khuẩn (Gupta et al., 2015) Vi khuẩn liên kết với cây mía, rất đa dạng, được phân lập từ vùng rễ, kẽ gian bào hay nội mô của các cây mía trồng tại nhiều nước trên thế giới. Các vi khuẩn này thuộc các chi: Azospirillum, Azotobacter, Herbaspirillum, Bacillus, Burkholderia, Pseudomonas, Rhizobium, Gluconacetobacter… Hiện nay, ngày càng có nhiều công bố mới về vi khuẩn thúc đẩy tăng trưởng thực vật liên kết với cây mía trồng tại các nước trên thế giới và trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, nhưng hầu hết các công bố này đều không nêu rõ thành phần đất thu mẫu hoặc thực nghiệm. Về tình hình nghiên cứu cơ bản trên vi khuẩn liên kết cây mía trồng trên đất xám, có một số công bố liên quan đến chủ đề, chủ yếu đến từ Brazil và Việt Nam. Các vi khuẩn thúc đẩy tăng trưởng thực vật liên kết với cây mía trồng trên đất xám ở Brazil phổ biến thuộc các chi Pantoea, Burkholderia, Pseudomonas, Enterobacter, Klebsiella. 6
- Kết quả phân tích mật số của nghiên cứu trên cho thấy số lượng vi khuẩn trong đất vùng rễ cao gấp 20 lần so với bên trong rễ. Mật số vi khuẩn nội sinh rễ cao hơn hàng nghìn lần so với vi khuẩn nội sinh thân. Ở Việt Nam, kết quả hai nghiên cứu phân lập vi khuẩn cố định đạm hòa tan lân ở đất xám vùng Đồng Nai cho thấy các vi khuẩn này thuộc các chi: Bacillus, Sphingomonas, Raoultella, Achromobacter và Klebsiella. Phương pháp nghiên cứu vi khuẩn liên kết (vi khuẩn nội sinh và vi khuẩn vùng rễ) cây mía bao gồm phương pháp phân lập, xác định đặc tính và nhận diện. Tùy vào sự tương tác và mức độ tương tác của vi khuẩn với cây chủ mà có phương pháp xử lý mẫu khác nhau. Môi trường phân lập và đánh giá khả năng cố định đạm đối với các vi khuẩn cố định đạm là môi trường lỏng, bán đặc hay đặc không chứa nitrogen như NFb và JNFb, LGI và LGI-P, JMV, Baz và Bac, Burk’s. Môi trường phân đánh giá khả năng hòa tan lân của vi khuẩn cố định đạm là môi trường chứa phosphate không tan như Pikovskaya, NBRIP, NBRIP-BPB, GELP. Xác định khả năng kích thích tăng trưởng thực vật của vi khuẩn thông qua định lượng hàm lượng N, IAA và P2O5 được tạo ra trong môi trường nuôi cấy bằng phương pháp quang phổ so màu. Nhận diện vi khuẩn cố định đạm, hòa tan lân bằng phương pháp truyền thống như nhuộm Gram, quan sát hình thái kết hợp 7
- phương pháp sinh học phân tử sử dụng marker gene 16SRNA. Nghiên cứu về hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng thực vật của các vi khuẩn liên kết trên cây mía chủ yếu ở ba hình thức: (1) sử dụng vi khuẩn được phân lập từ cây mía chủng trở lại cho cây mía, (2) sử dụng vi khuẩn được phân lập từ cây trồng khác để chủng cho cây mía, (3) sử dụng vi khuẩn được phân lập từ cây mía để chủng cho cây trồng khác. Tuy nhiên, phần này chỉ lược khảo tài liệu liên quan đến hình thức (1) và (2). Kết quả của các thử nghiệm này cho thấy, vi khuẩn sử được dụng riêng lẻ hay kết hợp có khả năng kích thích tăng trưởng, kháng bệnh, tăng trọng lượng tươi, trọng lượng khô, tăng năng suất ở cây mía, giảm đáng kể lượng phân hóa học sử dụng trong sản xuất mía. Tác động của các vi khuẩn thúc đẩy tăng trưởng thực vật được cho rằng có hiệu quả tốt nhất khi sử dụng vi khuẩn được phân lập từ cây mía chủng trở lại cho cây mía trồng trên đất bản địa. Đối tượng được chủng vi khuẩn là hom mía hoặc cây mía con in vitro. Quy mô thử nghiệm là mía được trồng trong nhà lưới, trong chậu và ngoài đồng. 8
- CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 3.1 Thu thập, xử lý và chuẩn bị mẫu Nguyên tắc và phương pháp thu thập xử lý mẫu đất và mẫu cây mía dựa theo sự hướng dẫn của “Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng” (Viện Thổ nhưỡng Nông Hóa, 1998), TCVN 7538 - 2:2005 của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Cao Ngọc Điệp, 2011. Theo đó, có tổng cộng 135 mẫu cây mía và đất bao quanh rễ đã được thu thập từ 41 ruộng mía trồng trên đất xám thuộc 7 huyện cuả tỉnh Tây Ninh. Cây mía đang ở giai đoạn tăng trưởng mạnh, khoảng 6 tháng tuổi, sinh trưởng tốt, không sâu bệnh. Mười sáu mẫu đất sau khảo nghiệm hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng cấy mía trồng ngoài đồng tương ứng với 16 nghiệm thức khác nhau về thành phần phân bón và vi khuẩn bổ sung cũng được thu thập. 3.2. Phân tích một số chỉ tiêu dinh dưỡng của đất Các chỉ tiêu phân tích và phương pháp sử dụng bao gồm: pHH2O, chất hữu cơ tổng số được phân tích theo phương pháp Walkley-Black, đạm tổng số đươc phân tích phương pháp Kjendahl), và lân dễ tiêu được chiết rút theo phương pháp Bray 2 (Viện thổ nhưỡng nông hóa, 1998). 3.3. Xác định mật số vi khuẩn cố định đạm, hoà tan lân trong đất vùng rễ cây mía và sự tương quan với các chỉ tiêu dinh dưỡng đất 9
- Mật số vi khuẩn được xác định thực hiện theo phương pháp đếm sống nhỏ giọt (Drop Plate Counts) do Hoben và Somasegaran (1982) đề xuất và được mô tả bởi Cao Ngọc Điệp (2011). Tương quan và hồi quy tuyến tính đơn (Simple Linear Regression Analysis) giữa mật số vi khuẩn cố định đạm, mật số vi khuẩn hòa tan lân với các chỉ tiêu dinh dưỡng đất được thực hiện nhờ Microsoft excel 2010. 3.4. Phân lập và bảo quản các dòng vi khuẩn có khả năng cố định đạm và hòa tan lân từ đất vùng rễ cây mía Phương pháp phân lập theo mô tả của Cao Ngọc Điệp, 2011. Chuẩn bị dịch khuẩn từ mẫu đất vùng rễ thu được (phần 3.1). Môi trường phân lập vi khuẩn có hai khả năng cố định đạm và hòa tan lân là Burk’s không N và hoặc NBRIP. Phương pháp phân lập là cấy ria. Các dòng vi khuẩn phát triển trên môi trường Burk’s và NBRIP có hai khả năng cố định đạm và hòa tan lân. Mỗi dòng thuần được lưu trữ theo phương pháp được mô tả bởi Nguyễn Đức Lượng và cộng sự, 2003; Trần Linh Thước và cộng sự, 2001). 3.5. Phân lập và bảo quản các dòng vi khuẩn có khả năng cố định đạm và hòa tan lân nội sinh trong cây mía Phương pháp phân lập theo mô tả của Cao Ngọc Điệp, 2011. Khử trùng bề mặt bằng cồn 700 theo sau bởi calcium hypochloride 2,5%. Kiểm tra hiệu quả khử 10
- trùng mẫu bằng cách trải nước rửa mẫu cuối (spread plate method) trên đĩa thạch chứa môi trrường TYGA (trypton-yeast extract - glucose - agar). Dịch chiết ly trích từ mô mía và được chủng vào môi trường LGI không đạm bán đặc. Dùng que cấy lấy một vòng dịch trong lớp màng mỏng này và cấy ria sang đĩa Petri chứa môi trường LGI đặc. Các khuẩn lạc được cấy chuyền cho đến khi thuần. Cấy chuyền các dòng thuần thu được sang đĩa môi trường NBRIP đặc cho mục đích chọn dòng có khả năng hòa tan lân. Mỗi dòng thuần được lưu trữ theo phương pháp được mô tả bởi Nguyễn Đức Lượng và cộng sự, (2003); Trần Linh Thước và cộng sự, (2001). 3.6. Mô tả hình thái khuẩn lạc và đặc điểm tế bào của các dòng vi khuẩn thu được Hình thái khuẩn lạc được xác định bao gồm: kích thước, màu sắc, hình dạng, độ nổi, dạng bìa. Hình dạng tế bào và khả năng chuyển động của vi khuẩn được xác định bằng phương pháp giọt ép dưới kính hiển vi quang học ở độ phóng đại 400 – 1.000 lần (Cao Ngọc Điệp, 2011). Phương pháp nhuộm Gram được thực hiện trên mẫu vi khuẩn qua nuôi cấy trong vòng 24 giờ theo mô tả của Nguyễn Đức Lượng và cộng sự, (2003). 11
- Chụp ảnh hiển vi điện tử quét (Scanning Electron Microscopes - SEM) và nhuộm Gram vi khuẩn được thực hiện giới hạn trong các dòng có đặc tính tốt. 3.7. Định lượng khả năng cố định đạm, hòa tan lân và sản xuất IAA in vitro của các dòng vi khuẩn thu được Nuôi cấy vi khuẩn phân lập được trên môi trường Burk lỏng không đạm cho mục đích định lượng NH4+ và IAA, và môi trường NBRIP lỏng cho nuôi mục đích định lượng phosphate hoà tan (Cao Ngọc Điệp, 2011). Dịch khuẩn được thu sau mỗi 2 ngày nuôi cấy cho định lượng NH4+ va IAA và sau mỗi 5 ngày nuôi cấy cho định lượng phosphate hòa tan bằng phương pháp so màu quang phổ ở các bước sóng 640 nm đối với NH4+, 882 nm đối với IAA và 530 nm đối với P2O5 tương ứng (Gordon and Weber, 1951; Murphy and Riley, 1962; Solarzano, 1969). 3.8. Định tính khả năng sản xuất siderophore của một số dòng vi khuẩn Thí nghiệm này được giới hạn ở các dòng vi khuẩn có kết quả định lượng NH4+, P2O5 và IAA tốt. Thuốc thử được dùng để kiểm tra sự có mặt của siderophore là Chrome Azurol Sulfonate (CAS) do Schwyn và Neilands, 1987 đề xuất. Quy trình thực hiện được mô tả bởi Chaitanya et al., 2014. 3.9. Định danh một số dòng vi khuẩn có đặc tính tốt bằng phương pháp sinh học phân tử 12
- Từ kết quả khảo sát các khả năng thúc đẩy tăng trưởng thực vật in vitro của các vi khuẩn đất vùng rễ và vi khuẩn nội sinh cây mía những dòng nổi trội được chọn để giải trình tự gene 16S rRNA và định danh. Phần thí nghiệm này bao gồm các kỹ thuật sinh học phân tử như tách chiết DNA, PCR với cặp mồi 8F và 1492R đối với khuẩn đất vùng rễ, với cặp mồi p515FPL và p13B đối với vi khuẩn nội sinh, và giải trình tự gene 16S RNA bằng phương pháp Sanger bởi công ty First BASE Laboratories Sdn Bhd (Malaysia). Các công cụ tin sinh học đã sử dụng cho việc xác định tên loài và xây dựng cây phả hệ (phylogeny tree) gồm có BLASTn (nucleotide BLAST) của NCBI và phần mềm MEGA X (Molecular Evolution Genetics Analysis Ver. X). 3.10. Đánh giá khả năng thúc đẩy tăng trưởng thực vật của các vi khuẩn vùng rễ và vi khuẩn nội sinh trên cây mía con trồng trong điều kiện nhà lưới Vật liệu thí nghiệm là các cây mía con in vitro thuộc giống VN85-1859 đã được tạo ra bằng phương pháp nhân giống vô tính từ đỉnh sinh trưởng (Ramanand et al., 2007; Ramanand and Lal, 2004). Các dòng PGPB là các dòng có khả năng cố định đạm, hòa tan lân và sinh IAA tốt sau khi định danh. Mật số tế bào đạt 1,5x108 tế bào/mL, tương đương chuẩn 13
- McFarland 0,5 (Ventorino et al., 2016) sau để chủng cho các cây mía con sạch khuẩn nêu trên. Phương pháp chủng cây mía con in vitro với dịch khuẩn được mô tả bởi Reis et al., (1999). Các cây mía sau khi chủng vi khuẩn được trồng trong bình Leonard có sẳn 300 mL dung dịch nuôi cây là môi trường MS 1/10. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên. Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Các bình trồng cây được đặt trong nhà lưới, bình cách bình 5 cm. Chế độ chiếu sáng tự nhiên. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng thực vật của vi khuẩn lên cây mía con trồng trong điều kiện nhà lưới bao gồm: số lá, chiều cao cây, chiều dài rễ, khối lượng tươi và khối lượng khô. Số liệu được thu thập vào 90 ngày sau khi trồng. Các số liệu định lượng được kiểm định thống kê và trắc nghiệm phân hạng bằng phần mềm SPSS 20.0 với độ tin cậy 95%. 3.11. Đánh giá khả năng thúc đẩy tăng trưởng thực vật của các vi khuẩn vùng rễ và vi khuẩn nội sinh trên cây mía trồng trong chậu và ngoài đồng Vật liệu xuất phát của cả 2 thí nghiệm trong chậu và ngoài đồng đều là hom của cây mía giống K95-156. 14
- Vi khuẩn được sử dụng để chủng cho mía là 2 dòng vi khuẩn cho kết quả tốt nhất trên sự tăng trưởng của cây mía ở thí nghiệm 3.10. Dịch vi khuẩn được chuẩn bị như phần 3,10. Phương pháp chủng hom mía với dịch khuẩn theo mô tả của Cruz et al., (2012). Áp dụng 5 mức bón phân đạm và lân cho thí nghiệm trồng cây trong chậu. (F0): không N và không P; (F1): 25% N và 25% P; (F2): 50% N và 50% P; (F3): 75% N và 75% P; (F4) 100% N và 100% P. Trong thí nghiệm ngoài đồng, có 4 mức phân bón N và P được áp dụng, kế thừa kết quả của thí nghiệm trong chậu. Mức phân bón được sử dụng theo khuyến cáo của Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Mía đường Thành Thành Công, cho mia trồng trên đất xám. Đối với thí nghiệm trong chậu, hom mía sau khi chủng dịch khuẩn và hom đối chứng (không chủng vi khuẩn) được trồng vào trong các chậu nhựa có kích thước 40 x 30 x 20 cm3 chứa sẵn 20 dm3 đất lấy từ khu khu thí nghiệm C1-TSX thuộc Trung tâm này. Các chậu cây được bố trí theo kiểu lô chính phụ (Split-Plot Design) (Gomez and Gomez, 1984) (Hình 3.1). 15
- (F0): không N và không P; (F1): 25% N và 25% P; (F2): 50% N và 50% P; (F3): 75% N và 75% P; (F4) 100% N và 100% P. (B0): không chủng vi khuẩn; (B1): vi khuẩn nội sinh; (B2): vi khuẩn vùng rễ; (B3): tổ hợp vi khuẩn nội sinh và vi khuẩn vùng rễ. Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm trồng mía trong chậu theo kiểu lô chính phụ Các chậu được đặt tại khu thí nghiệm C1-TSX thuộc Trung tâm. Kết quả thúc đẩy tăng trưởng thực vật của các vi khuẩn trên cây mía trồng trong chậu đã được đánh giá khi sau 180 ngày trồng. Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm: số lóng, chiều cao thân, đường kính thân (cm), năng suất mía (tấn/ha), độ Brix, chữ đường (CCS %) và năng suất đường (tấn/ha). Thí nghiệm ngoài đồng cũng được bố trí theo kiểu lô chính phụ, với 4 lần lặp (Hình 3.2). Yếu tố phân bón giảm còn 4 mức: (F0): không N và không P; (F1): 50% N và 50% P; (F2): 75% N và 75% P; (F3): 100% N và 100% P, ứng với 4 lô chính. Diện tích mỗi lô phụ 16
- (ô thí nghiệm) là 42 m2; bên trong có 2 hàng mía. Mỗi hàng dài 15m và cách nhau 1,5 m. Rạch hàng sâu khoảng 30 cm. (F0): không N và không P; (F1): 50% N và 50% P; (F2): 75% N và 75% P; (F3): 100% N và 100% P.(B0): không chủng vi khuẩn; (B1): vi khuẩn nội sinh; (B2): vi khuẩn vùng rễ; (B3): tổ hợp vi khuẩn nội sinh và vi khuẩn vùng rễ. Hình 3. 2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm trồng mía ngoài đồng theo kiểu lô phụ Kết quả thúc đẩy tăng trưởng thực vật của các vi khuẩn trên cây mía trồng ngoài đồng đã được đánh giá sau 12 tháng trồng. Các tiêu chí đánh giá: số lóng, chiều cao thân (cm), năng suất mía thực tế (tấn/ha), độ Brix (%), chữ lượng đường (CCS %) và năng suất đường (tấn/ha). Số liệu định lượng được kiểm định thống kê và trắc nghiệm phân hạng theo phương pháp LSD áp dụng 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 179 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 175 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 198 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 135 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 170 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn