BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ Y TẾ<br />
<br />
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƢƠNG<br />
-----------------*-------------------<br />
<br />
NGUYỄN BÍCH NGỌC<br />
<br />
CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN ALZHEIMER,<br />
NGƢỜI CHĂM SÓC VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ<br />
BIỆN PHÁP CAN THIỆP KHÔNG DÙNG THUỐC<br />
<br />
Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế<br />
Mã số: 62.72.01.64<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC<br />
<br />
HÀ NỘI – 2014<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại:<br />
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƢƠNG<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
1. PGS.TS Đỗ Thị Khánh Hỷ<br />
2. TS Nguyễn Thị Thùy Dƣơng<br />
<br />
Phản biện 1: PGS.TS Phạm Văn Thao (Học viện Quân Y)<br />
Phản biện 2: GS.TS Nguyễn Xuân Nghiên (Bệnh viện Bạch Mai)<br />
Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Công Hoan (Trƣờng Đại học Y Hà Nội)<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại<br />
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương,<br />
vào hồi ...... giờ .... , ngày ..... tháng ..... năm 2014<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
- Thư viện Quốc gia<br />
- Thư viện Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương<br />
<br />
CÁC CHỮ VIẾT TẮT<br />
<br />
AD:<br />
<br />
Bệnh Alzheimer (Alzheimer’s Disease)<br />
<br />
ADL:<br />
<br />
Đánh giá hoạt động hàng ngày (Activities of Daily Living)<br />
<br />
BVLKTƯ: Bệnh viện Lão khoa Trung ương<br />
DSM- IV- TR: Sách chẩn đoán và thống kê các bệnh rối loạn tâm thần, Xuất bản lần<br />
thứ tư, Bản hiệu đính (Diagnostic and Statistical Manual of Mental<br />
Disorders, Fourth Edition, Text Revision)<br />
IADL:<br />
<br />
Đánh giá hoạt động hàng ngày có sử dụng dụng cụ phương tiện<br />
(Instrumental Activities of Daily Living scale)<br />
<br />
ICD-10:<br />
<br />
Phân loại bệnh tật quốc tế, phiên bản 10 (International Classification of<br />
Diseases, 10th revision)<br />
<br />
MMSE:<br />
<br />
Đánh giá tình trạng tâm trí thu gọn (Mini Mental State Exam)<br />
<br />
NINCDS-ADRDA: Viện quốc gia về đột quỵ và các rối loạn thần kinh, giao tiếp Bệnh Alzheimer và các rối loạn liên quan (National Institute of<br />
Neurological and Communicative Disorders and Stroke - Alzheimer’s<br />
Disease and Related Disorders Association)<br />
QOL:<br />
<br />
Chất lượng cuộc sống (Quality of Life)<br />
<br />
QOL-AD:<br />
<br />
Chất lượng cuộc sống trong bệnh Alzheimer<br />
(Quality of Life–Alzheimer’s Disease)<br />
<br />
NPI:<br />
<br />
Bản kiểm Đánh giá trạng thái tâm thần kinh<br />
(NeuroPsychiatric Inventory)<br />
<br />
SSTT:<br />
<br />
Sa sút trí tuệ<br />
<br />
WHO:<br />
<br />
Tổ chức Y tế Thế giới – TCYTTG (World Health Organization)<br />
<br />
1<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Theo nhận định của TCYTTG (WHO), dân số thế giới đang bị “già hoá”.<br />
Toàn thế giới có khoảng 600 triệu người từ 60 tuổi trở lên. Số lượng người cao<br />
tuổi sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025 và đạt xấp xỉ 3 tỷ người năm 2050. Hơn<br />
một nửa số người cao tuổi của thế giới sống ở Châu Á. Số liệu điều tra biến<br />
động dân số và kế hoạch hóa gia đình 1/4/2012 của Tổng cục Thống kê cho<br />
thấy tỷ trọng dân số từ 60 tuổi trở lên của Việt Nam là 10,2% tổng số dân, dân<br />
số từ 65 tuổi trở lên là 7,1%. Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn được<br />
gọi là “thời kỳ già hóa dân số”. Thời gian để Việt Nam chuyển đổi từ cơ cấu<br />
dân số “đang già hóa” sang “dân số già” sẽ ngắn hơn nhiều so với nhiều quốc<br />
gia khác, chỉ khoảng 20 năm.<br />
Tuổi già làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh mạn tính và thoái hóa, trong<br />
đó có sa sút trí tuệ mà bệnh Alzheimer chiếm 50 - 70%. Nó thật sự là thảm họa<br />
đối với người cao tuổi, không những do tỷ lệ mắc bệnh cao ở nhóm tuổi này,<br />
mà còn do bệnh gây ảnh hưởng lớn và lâu dài về mọi mặt cho bệnh nhân, gia<br />
đình và xã hội, làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, người chăm<br />
sóc. Để góp phần giảm bớt gánh nặng này, ngoài các nghiên cứu về dịch tễ,<br />
các thuốc chữa bệnh thì các phương pháp không dùng thuốc, chất lượng cuộc<br />
sống (CLCS) và vấn đề chăm sóc bệnh nhân Alzheimer được tiến hành nghiên<br />
cứu ở nhiều vùng trên thế giới. Tại Việt Nam, sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer<br />
cũng bắt đầu được y học và xã hội quan tâm. Một số nghiên cứu đã được tiến<br />
hành để tìm hiểu tỷ lệ mắc bệnh, các yếu tố nguy cơ, tiêu chuẩn sàng lọc và<br />
chẩn đoán sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer tại Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng đề<br />
tài nghiên cứu về bệnh này còn hạn chế, chủ yếu tập trung vào nghiên cứu lâm<br />
sàng, chưa có đề tài nào về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer,<br />
người chăm sóc cũng như các biện pháp điều trị hỗ trợ. Vì vậy, đề tài này được<br />
tiến hành nhằm mục tiêu:<br />
1. Mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer điều trị<br />
tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương từ tháng 1/2011 đến tháng 6/2013 và<br />
gánh nặng chăm sóc, chất lượng cuộc sống của người chăm sóc họ.<br />
2. Đánh giá hiệu quả của một số biện pháp can thiệp không dùng thuốc nhằm<br />
nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer và người chăm<br />
sóc họ.<br />
2. Những đóng góp mới của luận án<br />
Đây là công trình nghiên cứu có hệ thống đầu tiên về thực trạng chất lượng<br />
cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer, gánh nặng và chất lượng cuộc sống liên<br />
quan đến sức khỏe của người chăm sóc họ và đánh giá hiệu quả của một số<br />
biện pháp can thiệp không dùng thuốc.<br />
Các thang điểm đánh giá của quốc tế đã được Việt hóa và áp dụng đánh giá<br />
thành công cho bệnh nhân, người chăm sóc. Có thể ứng dụng các bộ công cụ<br />
này để đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, gánh nặng chăm sóc<br />
<br />
2<br />
<br />
trong chương trình quản lý chăm sóc bệnh nhân Alzheimer. Luận án đã nghiên<br />
cứu được 120 bệnh nhân Alzheimer có nhiều biểu hiện rối loạn tư duy, cảm<br />
xúc và hành vi, có chất lượng cuộc sống chỉ đạt khoảng 50% so với mức tốt và<br />
liên quan mật thiết đến nhiều yếu tố thuộc về tình trạng của bệnh. Kết quả<br />
nghiên cứu đã lượng hóa được chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer,<br />
gánh nặng chăm sóc, chất lượng cuộc sống của người chăm sóc và các yếu tố<br />
liên quan.<br />
Luận án đã chứng minh được hiệu quả rõ rệt của các biện pháp can thiệp<br />
không dùng thuốc đối với bệnh nhân Alzheimer và người chăm sóc họ. Các<br />
biện pháp can thiệp không dùng thuốc được áp dụng trong luận án tương đối<br />
đơn giản, dễ thực hiện nhưng hiệu quả và có thể chuyển giao để áp dụng rộng<br />
rãi vào thực tế để chăm sóc điều trị bệnh nhân Alzheimer và triển khai các<br />
nghiên cứu sâu rộng hơn.<br />
Kết quả nghiên cứu của luận án đóng góp mới cho sự nghiên cứu người già<br />
đặc biệt trong sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer nói riêng, đóng góp tư liệu cho<br />
việc hoạch định chính sách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi nói chung trong<br />
đó có bệnh nhân Alzheimer đang ngày nhiều ở Việt Nam.<br />
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án<br />
Ý nghĩa khoa học: Luận án sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả qua quan sát<br />
hàng loạt các ca bệnh và nghiên cứu can thiệp có nhóm chứng, so sánh trước<br />
sau phù hợp với vấn đề, mục tiêu nghiên cứu. Phương pháp thu thập thông tin<br />
phong phú, đảm bảo độ chính xác với bộ câu hỏi chuẩn đã được thử nghiệm và<br />
đánh giá độ tin cậy nội tại, sử dụng đồng thời nhiều công cụ và nghiệm pháp<br />
đánh giá nên tăng được tính chính xác. Số liệu được xứ lý thống kê toán phù<br />
hợp, kết quả thu được có độ tin cậy cao. Luận án đã nêu được thực trạng chất<br />
lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer và người chăm sóc họ, chứng minh<br />
được hiệu quả của các biện pháp can thiệp không dùng thuốc đối với bệnh<br />
nhân Alzheimervà người chăm sóc họ.<br />
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của luận án đã cung cấp bằng chứng về thực<br />
trạng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer, gánh nặng chăm sóc,<br />
chất lượng cuộc sống của người chăm sóc và hiệu quả rõ rệt của các biện pháp<br />
can thiệp không dùng thuốc giúp các nhà lập kế hoạch và hoạch định chính<br />
sách chăm sóc sức khỏe bệnh nhân Alzheimer, hỗ trợ người chăm sóc nói<br />
riêng và người cao tuổi nói chung cũng như áp dụng mô hình can thiệp cho các<br />
tuyến và tại cộng đồng.<br />
4. Bố cục của luận án:<br />
Nội dung chính của luận án được trình bày trên 140 trang và được chia ra:<br />
Đặt vấn đề: 2 trang, Chương 1. Tổng quan: 31 trang, Chương 2. Đối tượng và<br />
phương pháp nghiên cứu: 27 trang, Chương 3. Kết quả nghiên cứu: 40 trang,<br />
Chương 4. Bàn luận: 37 trang, Kết luận: 2 trang, Kiến nghị: 1 trang. Luận án<br />
gồm 34 bảng, 7 biểu đồ, 2 sơ đồ, 1 hình minh họa, 153 tài liệu tham khảo (17<br />
tài liệu tiếng Việt và 136 tài liệu tiếng Anh được cập nhật đến năm 2013),<br />
<br />