ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC<br />
<br />
CHU HỒNG THẮNG<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP<br />
Ở NGƯỜI NÙNG TRƯỞNG THÀNH TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN<br />
VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CAN THIỆP<br />
<br />
Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và TCYT<br />
Mã số: 62.72.01.64<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC<br />
<br />
Thái Nguyên, năm 2017<br />
<br />
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH<br />
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br />
1. PGS.TS Dương Hồng Thái<br />
2. TS Trịnh Văn Hùng<br />
<br />
Phản biện 1: ...................................................................<br />
........................................................................................<br />
Phản biện 2: ...................................................................<br />
........................................................................................<br />
Phản biện 3: ..................................................................<br />
........................................................................................<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án<br />
cấp Đại học tại Trường Đại học Y dược – Đại học Thái Nguyên<br />
Vào hồi ............... giờ, ngày ........ tháng ........ năm 20........<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
Thư viện Quốc gia<br />
Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên<br />
Thư viện Trường Đại học Y dược Thái Nguyên<br />
<br />
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC<br />
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN<br />
1. Chu Hồng Thắng, Dương Hồng Thái, Trịnh Văn Hùng (2015),<br />
"Một số nguy cơ tăng huyết áp ở người Nùng trưởng thành<br />
tại Thái Nguyên", Tạp chí Y học thực hành, số 2 (950), tr.6771.<br />
2. Chu Hồng Thắng, Dương Hồng Thái, Trịnh Văn Hùng (2015),<br />
"Huy động cộng đồng truyền thông thay đổi hành vi dự<br />
phòng tăng huyết áp cho người Nùng ở xã Văn Hán huyện<br />
Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên", Tạp chí Y học thực hành, số 2<br />
(952), tr.98-103<br />
3. Chu Hồng Thắng, Dương Hồng Thái, Trịnh Văn Hùng (2016),<br />
"Dịch tễ học tăng huyết áp ở người dân tộc Nùng tại tỉnh<br />
Thái Nguyên năm 2012", Tạp chí Y học thực hành, số 9<br />
(1022), tr.184-187.<br />
<br />
1<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tăng huyết áp là bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt<br />
Nam. Tăng huyết áp là mối đe dọa rất lớn đối với sức khoẻ của con<br />
người, là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu trong bệnh<br />
tim mạch. Theo Tổ chức Y tế thế giới, trên thế giới tỷ lệ mắc tăng<br />
huyết áp khoảng 10 - 15% dân số và ước tính đến 2025 vào khoảng<br />
29%. Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của công nghiệp hoá, đô thị<br />
hoá, tỷ lệ bệnh tăng huyết áp cũng ngày một tăng cao. Nghiên cứu<br />
của Viện Tim mạch Việt Nam tại cộng đồng cho thấy sự gia tăng<br />
tăng huyết áp ở người từ 25 tuổi trở lên trong cộng đồng tăng từ<br />
11,7% năm 1992, lên 16,3% năm 2002 (ở 4 tỉnh phía Bắc) và 27,2%<br />
năm 2008 (cả nước), cao ngang hàng với các nước trên thế giới. Theo<br />
Tổ chức Y tế thế giới, khống chế được những yếu tố nguy cơ này có<br />
thể làm giảm được 80% tăng huyết áp. Can thiệp càng sớm vào quá<br />
trình phát triển tăng huyết áp thì càng ít tốn kém và hiệu quả cao.<br />
Người Nùng là một trong 53 dân tộc ít người ở Việt Nam.<br />
Người Nùng có những nét văn hóa riêng, có nhiều phong tục tập<br />
quán trong đó còn có những tập quán không tốt cho sức khỏe, ảnh<br />
hưởng đến THA. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp ở người<br />
dân tộc Nùng khá cao (tới 25,5% người cao tuổi).Vấn đề tăng huyết<br />
áp của người dân tộc Nùng có thể khác với người kinh và người dân<br />
tộc thiểu số khác bởi các yếu tố văn hóa như phong tục tập quán lối<br />
sống liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe không. Vậy thực trạng tăng<br />
huyết áp của người Nùng trưởng thành ở tỉnh Thái Nguyên hiện nay<br />
ra sao? Yếu tố nào là nguy cơ tăng huyết áp của người Nùng ở Thái<br />
Nguyên? Và giải pháp nào để phòng chống tăng huyết áp cho người<br />
Nùng ở Thái Nguyên? Do đó, nghiên cứu đáp ứng 3 mục tiêu sau:<br />
<br />
2<br />
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:<br />
1- Xác định tỷ lệ tăng huyết áp ở người Nùng trưởng thành<br />
(25-64 tuổi) tại tỉnh Thái Nguyên năm 2012.<br />
2- Xác định một số yếu tố nguy cơ tăng huyết áp ở người Nùng<br />
trưởng thành (25-64 tuổi) tại tỉnh Thái Nguyên.<br />
3- Đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp phòng chống<br />
tăng huyết áp ở người Nùng trưởng thành (25-64 tuổi) tại một xã của<br />
huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.<br />
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br />
1. Là nghiên cứu đầu tiên về dịch tễ học tăng huyết áp ở người<br />
Nùng trưởng thành ở miền núi phía Bắc. Với kết quả cho thấy tỉ lệ<br />
tăng huyết áp của người Nùng trưởng thành là 18,7%, nhưng 70,%<br />
mức độ nhẹ. Phân bố tăng huyết áp: 30,6% lứa tuổi 55-64, 20,4%<br />
nam giới, 16,9% nữ; 32,0% công chức viên chức, 20,2% trình độ từ<br />
tiểu học trở xuống. Một số yếu tố nguy cơ tăng huyết áp ở người<br />
Nùng trưởng thành (25- 64 tuổi) tại tỉnh Thái Nguyên: Người Nùng<br />
có những yếu tố nguy cơ cao như thói quen uống nhiều rượu<br />
OR=2,04 (1,28-3,25), ăn mặn OR=4,2 (2,46 - 7,21), nước chấm mặn<br />
OR = 1,59 (1,03 - 2,47), thích ăn nhiều mỡ OR=8,8 (5,4-14,4), ăn<br />
nhiều thức ăn xào, rán OR = 1,53 (1,01 - 2,31), hút thuốc lá OR=2,19<br />
(1,33 - 3,64).<br />
2. Đề xuất được một số giải pháp can thiệp phòng chống THA<br />
ở người Nùng trưởng thành tại xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh<br />
Thái Nguyên. Ý kiến chung của cộng đồng là: Giải pháp can thiệp<br />
đạt hiệu quả cao, có ý nghĩa, dễ thực hiện và có khả năng thực hiện<br />
cũng như duy trì bền vững. Kết quả thực hiện một số giải pháp can<br />
thiệp:<br />
<br />