intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu căn nguyên nhiễm trùng tiết niệu sau ghép thận và một số yếu tố liên quan đến rối loạn chức năng thận ghép

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu căn nguyên nhiễm trùng tiết niệu sau ghép thận và một số yếu tố liên quan đến rối loạn chức năng thận ghép" được nghiên cứu với mục tiêu xác định một số căn nguyên vi sinh gây nhiễm trùng tiết niệu ở bệnh nhân ghép thận.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu căn nguyên nhiễm trùng tiết niệu sau ghép thận và một số yếu tố liên quan đến rối loạn chức năng thận ghép

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 HỒ TRUNG HIẾU NGHIÊN CỨU CĂN NGUYÊN NHIỄM TRÙNG TIẾT NIỆU SAU GHÉP THẬN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN RỐI LOẠN CHỨC NĂNG THẬN GHÉP Chuyên ngành: Gây mê hồi sức Mã số: 972 01 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Hà Nội – 2024
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Bùi Tiến Sĩ 2. PGS. TS. Trần Hồng Nghị Phản biện 1: ………………………………………………………… Phản biện 2: ………………………………………………………… Phản biện 3: ………………………………………………………… Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Viện họp tại: Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược Lâm sàng 108. Vào hồi giờ ngày tháng năm 2024. Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc Gia 2. Thư viện Viện nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108
  3. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân gây bệnh phổ biến của những người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch và là một trong những nguyên nhân gây tử vong cho bệnh nhân sau ghép thận [5]. Theo ước tính của Hiệp hội thận học Hoa Kỳ (The American Society of Nephrology - ASN), tỷ lệ nhiễm trùng trong 3 năm đầu sau ghép thận là 45% [6]. Đồng thời tình trạng nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chức năng thận ghép, thải ghép và thậm chí là tử vong [7]. Nhiễm trùng tiết niệu, bao gồm nhiễm trùng tiết niệu không triệu chứng, nhiễm trùng tiết niệu có triệu chứng , là các dạng nhiễm trùng phổ biến nhất sau ghép thận [8] Rối loạn chức năng thận ghép là tình trạng mất dần chức năng thận, tiến triển trong một hoặc nhiều năm sau khi ghép thận, trước đây được gọi là bệnh thận ghép mạn tính và hiện nay là bệnh xơ hóa mô kẽ và teo ống thận trong phân loại Banff [10], [11]. Về mặt lâm sàng, bệnh thường được chẩn đoán bằng nồng độ creatinine huyết thanh tăng chậm, tăng protein niệu và tăng huyết áp trầm trọng hơn. Để đánh giá tình trạng nhiễm trùng tiết niệu của bệnh nhân sau ghép thận, xác định căn nguyên nhiễm trùng tiết niệu, cũng như tìm hiểu rõ hơn về tác động của các yếu tố liên quan đến rối loạn chức năng thận ghép chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu căn nguyên nhiễm trùng tiết niệu sau ghép thận và một số yếu tố liên quan đến rối loạn chức năng thận ghép” nhằm các mục tiêu như sau: 1. Xác định một số căn nguyên vi sinh gây nhiễm trùng tiết niệu ở bệnh nhân ghép thận. 2. Đánh giá một số yếu tố liên quan đến rối loạn chức năng thận sau ghép giai đoạn hồi sức và trong 12 tháng đầu.
  4. 2 Chương 1: TỔNG QUAN 1.1. Đại cương về ghép thận 1.1.1. Gây mê hồi sức trong ghép thận Điều trị hồi sức sau ghép thận là giai đoạn quan trọng giúp phục hồi chức năng thận, phòng tránh và điều trị các biến chứng góp phần nâng cao hiệu quả của phương pháp ghép thận [5]. 1.1.4.1. Biến chứng sớm sau ghép thận 1.1.4.2. Biến chứng muộn sau ghép thận * Biến chứng ngoại khoa Hẹp niệu quản thận ghép; Trào ngược bàng quang - niệu quản thận ghép và viêm bể thận cấp; Sỏi thận; Hẹp động mạch thận ghép; * Biến chứng nội khoa Biến chứng liên quan đến sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, bệnh cũ tái phát, bệnh thận mới phát sinh, nhiễm trùng, biến chứng tim mạch, bệnh lý ác tính, biến chứng đường tiêu hóa, biến chứng trên gan và tụy, biến chứng da, biến chứng cơ xương khớp, biến chứng thần kinh, biến chứng về máu [5]; Nhiễm trùng sau ghép thận; Thận ghép chậm chức năng (DGF - delayed graft function); Thải ghép tối cấp (hyperacute rejection); Thải ghép cấp (acute rejection); Thải ghép mạn tính (chronic rejection); Đái tháo đường mới khởi phát sau ghép tạng (NODAT - New onset diabetes after transplantation): Biến chứng tim mạch sau ghép thận;Biến chứng tăng acid uric máu (Gout). 1.1.5. Theo dõi và điều trị sau ghép thận 1.1.5.1. Điều trị dẫn nhập Sử dụng kháng thụ thể IL-2 (IL2-RA) làm tác nhân trong điều trị dẫn nhập khởi đầu [5] 1.1.5.2. Điều trị ức chế miễn dịch duy trì + Tacrolimus + Mycophenolate mofetil + Prednisone + Cyclosporin A + Mycophenolate mofetil + Prednisone + Cyclosporin A + Azathioprine + Prednisone + Tacrolimus + Azathioprine + Prednisone 1.1.5.3. Điều trị thải ghép * Thải ghép tối cấp Điều trị: giải pháp duy nhất là cắt bỏ thận ghép . * Thải ghép cấp
  5. 3 Điều trị bằng Corticoid liều tấn công (250mg - 500mg/ngày × 3 ngày liên tiếp). * Thải ghép mạn tính Điều trị thải ghép mạn tính bằng các phương pháp: giảm liều, ngừng CNI hoặc đề nghị thay thế CNI bằng mTORi. 1.2. Nhiễm trùng tiết niệu sau ghép thận 1.2.1. Khái niệm Nhiễm trùng tiết niệu khi cấy nước tiểu dương tính ≥ 105 CFU/mL (CFU - đơn vị hình thành khuẩn lạc) với không quá 2 loài vi sinh vật gây bệnh [47]. 1.2.2. Phân loại Nhiễm trùng tiết niệu không triệu chứng, nhiễm trùng tiết niệu có triệu chứng và nhiễm trùng tiết niệu phức tạp. 1.2.3. Các căn nguyên nhiễm trùng tiết niệu Vi khuẩn, virus, và nấm, nhưng nhiễm trùng tiết niệu căn nguyên do vi khuẩn và virus vẫn chiếm đa số [49]. Các vi khuẩn phân lập chiếm ưu thế là Escherichia coli (31,5%), Enterococcus (10,5%) [52]. Một nghiên cứu cho thấy nhiễm trùng tiết niệu chủ yếu do Escherichia coli (28,4%), Pseudomonas aeruginosa (14,9%) và Enterobacter cloacae ở những người ghép thận [49]. Nấm Candida glabrata/albicans, Adenovirus, bệnh lao cũng phải được đưa vào chẩn đoán phân biệt, nhiễm trùng Pseudomonas và Staphylococcus thường xuất hiện nhiều nhất trong tháng đầu tiên, Enterococcus và E. coli được phát hiện sau đó [53]. 1.2.4. Các yếu tố liên quan nhiễm trùng tiết niệu sau ghép * Nguy cơ có nguồn gốc từ người cho * Yếu tố nhân chủng học Bệnh nhân ghép tạng nữ đã được báo cáo trong nhiều nghiên cứu là có nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn nam giới sau ghép thận [8], [66], [67]. 1.3. Rối loạn chức năng thận ghép 1.3.1. Khái niệm Rối loạn chức năng thận ghép là tình trạng mất dần chức năng thận ghép trong một hoặc nhiều năm sau ghép thận [12]. Trên lâm sàng, rối loạn chức năng thận ghép được định nghĩa là sự gia tăng creatinin huyết thanh 15% so với ban đầu (giá trị nền) [68]. 1.3.2. Phân loại * Rối loạn chức năng thận ghép cấp, mạn tính
  6. 4 * Rối loạn chức năng thận ghép sớm, muộn * Rối loạn chức năng thận ghép theo nguyên nhân. 1.3.3. Các phương pháp đánh giá chức năng thận ghép Chức năng của thận ghép thường được đo bằng nồng độ creatinin huyết thanh và mức lọc cầu thận (GFR) liên quan [81]. 1.3.4. Các yếu tố liên quan rối loạn chức năng thận ghép 1.3.4.1. Các yếu tố liên quan trước ghép * Yếu tố từ người cho * Yếu tố người nhận 1.3.4.2. Yếu tố liên quan sau ghép thận * Thải ghép * Thuốc ức chế calcineurin (CNI) gây độc cho thận * Tăng huyết áp sau ghép * Tỷ lệ bệnh mắc kèm cao hơn ở bệnh nhân béo phì * Mối liên quan giữa nhiễm trùng và chức năng thận ghép 1.4. Một số nghiên cứu trên thế giới và trong nước về nhiễm trùng tiết niệu và rối loạn chức năng thận ghép ở bệnh nhân sau ghép thận 1.4.1. Nghiên cứu trên thế giới * Nghiên cứu về nhiễm trùng tiết niệu sau ghép thận Nghiên cứu của Praveen Kumar Etta (2019) [21], cho thấy các vi khuẩn gram âm đóng góp tới 60%–90% là các căn nguyên gây nhiễm trùng tiết niệu ở bệnh nhân sau ghép thận; mầm bệnh quan trọng bao gồm E. coli (phổ biến nhất), Pseudomonas , Enterobacter , Klebsiella và Proteus. Theo nghiên cứu của P. Meena và cộng sự (2021) [110], sau ghép thận nhiễm trùng tiết niệu nhiều nhất ở trong tháng đầu tiên do liên quan đến stent tiết niệu và ống thông tiểu, dẫn lưu hố thận ghép. * Nghiên cứu về rối loạn chức năng thận ghép Nghiên cứu của M. Boratyńska và cộng sự (2014), trong 10 năm theo dõi, rối loạn chức năng ghép thận phát triển ở 43,1% bệnh nhân. Protein niệu, nồng độ creatinin huyết thanh >1,5 mg/dL vào tháng thứ 12 và 24, và nhiễm CMV được xác định là những yếu tố tiến triển của rối loạn chức năng thận ghép mạn tính (chronic allograft dysfunction – CAD) đây là nguyên nhân phổ biến nhất của rối loạn chức năng thận ghép và mất thận ghép [111].
  7. 5 Nghiên cứu của Jeffery T. Fletcher và cộng sự (2009) về loạn chức năng thận ghép mạn tính là nguyên nhân hàng đầu làm mất thận ghép, có cả nguyên nhân của người cho và người nhận cho việc này, và có khả năng nó phản ánh sự kết hợp của cả tổn thương miễn dịch và không miễn dịch xảy ra tích lũy theo thời gian [112]. 1.4.2. Nghiên cứu tại Việt Nam Nghiên cứu của Trần Văn Hinh và Bùi Văn Mạnh (2012), tại Bệnh viện Quân y 103 từ năm 1992 đến 2012 với 98 bệnh nhân ghép thận cho thấy nhiễm trùng tiết niệu chiếm 14,28%, trong đó 9/14 ca nhiễm trùng ngay trong 3 tháng đầu sau ghép [114]. Nghiên cứu của Thái Minh Sâm và cộng sự (2021) [115], đã nghiên cứu 208 trường hợp ghép thận từ người cho thận sống từ 01/01/2016 đến 31/05/2018, phân tích kết quả ghép thận trong 1 năm sau ghép với biến chứng nhiễm khuẩn thường gặp trong năm đầu là nhiễm trùng đường tiết niệu với 5,77%. Nghiên cứu của Nguyễn Anh Thư và cộng sự (2022), tại bệnh viện Bạch Mai, trong số 81 bệnh nhân nghiên cứu, có 31 bệnh nhân có tình trạng nhiễm BK virus (38,3%). Trong đó, có 20 bệnh nhân nhiễm BK virus niệu đơn thuần (24,7%) và 11 bệnh nhân nhiễm BK virus máu (14,6%). Có 4 (trên tổng 28) bệnh nhân có kết quả sinh thiết thận là bệnh thận BK virus. Tình trạng nhiễm BK virus có liên quan đến việc sử dụng Tacrolimus liều trên 7 ng/ml, mức lọc cầu thận thấp và tình trạng mất chức năng thận ghép của bệnh nhân nghiên cứu.[75]. Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu gồm 94 bệnh nhân ghép thận lần đầu và theo dõi ngoại trú tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (BVTWQĐ108) thời gian từ 12/2019 đến 12/2022. 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân vào nhóm nghiên cứu - Bệnh nhân ghép thận lần đầu sau đó theo dõi ngoại trú tại BVTWQĐ108. - Bệnh nhân ≥ 18 tuổi. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân khỏi nhóm nghiên cứu - Bệnh nhân không có đủ hồ sơ theo dõi tại BV TWQĐ108 - Bệnh nhân hoặc người nhà từ chối tham gia nghiên cứu. 2.1.3. Tiêu chuẩn đưa ra khỏi nghiên cứu
  8. 6 - Bệnh nhân tử vong do các nguyên nhân rõ ràng không liên quan đến thận ghép trong thời gian nghiên cứu. - Bệnh nhân chuyển theo dõi ngoại trú sang các bệnh viện khác. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả có theo dõi dọc. 2.2.2. Phương pháp lấy mẫu: thuận tiện 2.2.3. Phương tiện nghiên cứu 2.2.4. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu đánh giá 2.2.4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 2.2.4.2. Mục tiêu 1: Căn nguyên nhiễm trùng tiết niệu sau ghép * Nội dung 1: Xác định tình trạng nhiễm trùng tiết niệu do vi khuẩn của bệnh nhân sau ghép thận vào các lần tái khám hàng tháng, lấy kết quả cấy nước tiểu theo các khoảng thời gian: từ giai đoạn Hồi sức đến 1 tháng (Hồi sức-T1); từ 1 tháng đến 3 tháng (T1- T3); từ 3 tháng đến 6 tháng (T3-T6); từ 6 tháng đến 9 tháng (T6- T9); từ 9 tháng đến 12 tháng (T12) sau ghép thận. - Xác định căn nguyên vi sinh gây nhiễm trùng tiết niệu theo kết quả cấy nước tiểu tại các các giai đoạn (Hồi sức-T1; T1-T12). - Điều trị kháng sinh theo hướng dẫn của kháng sinh đồ đối với từng trường hợp cụ thể. Điều chỉnh liều ức chế miễn dịch phù hợp. * Nội dung 2: Xác định tình trạng nhiễm trùng tiết niệu do virus của bệnh nhân sau ghép thận, lấy kết quả xét nghiệm sinh học phân tử (Real-time PCR) khi BN có các biểu hiện của nhiễm trùng tiết niệu mà đã được loại trừ các nguyên nhân khác đồng thời làm xét nghiệm Real-time PCR tầm soát thường quy mẫu máu và nước tiểu 3 tháng 1 lần theo các mốc thời gian: tại thời điểm Hồi sức; 1 tháng sau ghép (T1), tại thời điểm 3 tháng sau ghép (T3), tại thời điểm 6 tháng sau ghép (T6), tại thời điểm 9 tháng sau ghép (T9), tại thời điểm 12 tháng sau ghép thận (T12). - Xác định chủng loại virus mắc phải theo kết quả xét nghiệm Real – time PCR tại các thời điểm (Hồi sức, T1, T3, T6, T9, T12). 2.2.4.3. Mục tiêu 2: Một số yếu tố liên quan đến rối loạn chức năng thận ghép * Nội dung 1: Đánh giá các yếu tố liên quan trước ghép, khi ghép - Phân tích yếu tố liên quan của người cho đối với chức năng thận - Phân tích phương pháp điều trị trước ghép đối với chức năng thận - Phân tích mối liên quan tuổi tác đối với chức năng thận ghép.
  9. 7 - Phân tích mối liên quan tương thích HLA đối với chức năng thận - Phân tích các đặc điểm trong khi phẫu thuật, thời gian điều trị * Nội dung 2: Đánh giá các yếu tố liên quan sau ghép - Phân tích các bệnh lý kèm theo liên quan đến chức năng thận - Phân tích yếu tố liên quan giữa các loại thuốc ức chế miễn dịch đối với chức năng thận ghép. - Phân tích yếu tố liên quan giữa nhiễm khuẩn và chức năng thận - Phân tích yếu tố liên quan giữa nhiễm virus 2.2.4.4. Các chỉ tiêu đánh giá * Thông tin chung: * Các chỉ tiêu đánh giá 2.2.5. Cách thức tiến hành nghiên cứu * Các bước tiến hành - Các phác đồ điều trị thường quy sau ghép thận: • Điều trị hồi sức sau ghép thận * Hồi sức tuần hoàn: * Hồi sức thận ghép • Điều trị ức chế miễn dịch * Điều trị dẫn nhập - Basilizimab (Simulect) + Thuốc ức chế thụ thể IL -2 * Phác đồ ức chế miễn dịch duy trì được sử dụng: + Tacrolimus + Mycophenolate mofetil + Prednisone + Cyclosporin A + Mycophenolate mofetil + Prednisone + Cyclosporin A + Azathioprine + Prednisone + Tacrolimus + Azathioprine + Prednisone • Điều trị thải ghép * Xét nghiệm vi sinh * Xét nghiệm sinh học phân tử: 2.2.6. Định nghĩa các biến số, tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu 2.2.6.1. Định nghĩa các biến số 2.2.6.2. Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu 2.2.7. Phân tích và xử lý số liệu Phân tích trên phần mềm SPSS 26.0 (SPSS Inc., Chicago, IL, USA). Căn nguyên nhiễm trùng tiết niệu được biểu thị bằng tần suất và tỉ lệ%. Mối liên quan đến rối loạn chức năng thận ghép được phân tích bằng phương pháp hồi qui logic chia làm 2 bước đơn biến và đa biến. Giá trị p < 0,05 được coi là có ý nghĩa.
  10. 8 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 3.1. 1. Tuổi, giới, chiều cao, cân nặng, BMI Bảng 3.1. Phân bố theo độ tuổi tại thời điểm ghép thận Đối tượng NC (n = 94) Tuổi (năm) n % ≤ 30 51 54,3 31 - 40 10 10,6 41 - 50 15 16,0 51 - 60 10 10,6 � > 60 8 8,5 Trung bình (𝑋𝑋 ± SD) 42,24 ± 12,57 Min - Max 19 - 68 Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu (NC) là 42,24 ± 12,57 tuổi. Nhóm tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ cao nhất (54,3%), tuổi thấp nhất là 19 tuổi và tuổi cao nhất là 68 tuổi. Nữ (n=24), 25,5% Nam (n=70), 74,5% Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới tính (n=94) Nam giới chiếm 74,5%; nữ giới chiếm 25,5% trong nhóm đối tượng nghiên cứu, tỷ lệ nam/nữ: 70/24 = 2,92. Bảng 3.2. Đặc điểm chiều cao, cân nặng, chỉ số khối cơ thể � 𝑋𝑋 ± SD Đối tượng NC (n=94) Đặc điểm Cân nặng (kg) 56,52 ± 9,02 Chiều cao (m) 1,63 ± 0,07 2 BMI (kg/m ) 21,0 ± 2,80 Đối tượng NC có chỉ số khối cơ thể (BMI) trung bình là 21 ± 2,80 kg/m2.
  11. 9 3.1.2. Nguyên nhân suy thận mạn tính, phương pháp điều trị trước ghép 4,3% Viêm cầu thận (n=70) 2,1% 1,1% 5,3% 9,6% 3,2% Tăng huyết áp (n=9) Viêm thận kẽ (n=4) 74,5% Bệnh Lupus (n=2) Bệnh thận IgA (n=1) Khác (n=3) Biểu đồ 3.2. Nguyên nhân suy thận mạn (n=94) Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy thận mạn tính là viêm cầu thận 74,5%. Tăng huyết áp là nguyên nhân thứ 2 gây ra suy thận mạn với 9,6%. 9,6% 2,1% Lọc máu (n=83) Lọc màng bụng (n=2) 88,3% Nội khoa bảo tồn (n=9) Biểu đồ 3.3. Phương pháp điều trị trước ghép (n=94) Phương pháp điều trị trước ghép chủ yếu là lọc máu trước ghép chiếm 88,3% (83/94BN), tỷ lệ bệnh nhân nội khoa bảo tồn chiếm 9,6% (9/94BN). 90 80 70 Người cho 60 50 Người nhận 45 41 40 30 32 33 20 16 19 1 1 10 0 A B O AB Biểu đồ 3.4. Hoà hợp nhóm máu giữa người cho và người nhận
  12. 10 1,1% 12,8% 3,2% Hoà hợp lớp 1 (n=12) Hoà hợp lớp 2 (n=3) 83% Hoà hợp cả 2 lớp (n=78) Không hoà hợp (n=1) Biểu đồ 3.5. Mức độ hoà hợp HLA theo lớp (n=94) Đối với hòa hợp theo kháng nguyên mức độ hòa hợp HLA thấp 0/6 gặp: 1,1%. Mức độ hòa hợp HLA 3/6 chiếm tỷ lệ cao nhất 54,3%. 3.1.6. Đặc điểm trong khi phẫu thuật ghép thận 3.1.7. Đặc điểm giai đoạn nằm Hồi sức tích cực (ICU) sau ghép thận Bảng 3.10. Diễn biến sau phẫu thuật trong giai đoạn hồi sức Đặc điểm Giá trị (N=94) Hô hấp Thời gian thở máy sau mổ (giờ), Trung vị (IQR) 5,7 (4,6 – 12,9) Thời gian thở oxy sau khi cai thở máy (giờ), Trung 12,5 (6,5 - 18,2) vị (IQR) Đặt lại NKQ, tần số (tỷ lệ %) 1 (1,06) Tuần hoàn Sử dụng thuốc vận mạch/tăng co bóp cơ tim Dùng Dopamin (≥ 5µg/kg/ph), tần số (tỷ lệ %) 36 (38,3) Kết hợp 2 loại, tần số (tỷ lệ %) 3 (3,19) Kết hợp 3 loại, tần số (tỷ lệ %) 7 (7,44) Tăng HA sau mổ, phải dùng thuốc hạ áp, tần số (tỷ 75 (79,7) lệ %) Dùng Loxen, tần số (tỷ lệ %) 15 (15,9) Dùng Amlor, tần số (tỷ lệ %) 60 (63,8) Thời gian xuất hiện tăng HA (giờ), trung vị (IQR) 6,8 (0,9 - 36,9) Thời gian tăng HA (giờ), trung vị (IQR) 4,0 (1,2 - 7,0) Tăng HA độ I, tần số (tỷ lệ %) 20 (21,2) Tăng HA độ II, tần số (tỷ lệ %) 55 (58,5) Truyền máu sau mổ, tần số (tỷ lệ %) 13 (13,8) Khối HC, tần số (tỷ lệ %) 5 (5,3) Khối HC và TC, tần số (tỷ lệ %) 3 (3,2) Bảng 3.11. Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch
  13. 11 Liệu pháp ức chế miễn dịch Giá trị (N=94) Dùng Prednisolone sau phẫu thuật, tần số (tỷ lệ %) 94 (100) Dùng Tacrolimus sau phẫu thuật, tần số (tỷ lệ %) 93 (98,9) Dùng Cyclosporin A sau phẫu thuật, tần số (tỷ lệ %) 1 (1,06) Dùng Cellcept sau phẫu thuật, tần số (tỷ lệ %) 88 (93,6) Dùng Myfortic sau phẫu thuật, tần số (tỷ lệ %) 6 (6,38) Kết hợp Tacrolimus + Cellcept + Prednisolone, tần 87 (92,5) số (tỷ lệ %) Liệu pháp dẫn nhập Dùng ATG sau phẫu thuật, tần số (tỷ lệ %) 8 (8,51) Dùng Basiliximab sau phẫu thuật, tần số (tỷ lệ %) 85 (91,5) Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu đều được sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch sau phẫu thuật với Prednisolone (100%). 98,9% bệnh nhân trong nghiên cứu sử dụng thuốc Tacrolimus sau phẫu thuật. Bảng 3.12. Đặc điểm huyết áp, cân nặng, thân nhiệt Đặc điểm T.Bình Min Max SD Huyết áp tâm thu (mmHg) 142,64 110 180 14,31 Huyết áp tâm trương (mmHg) 81,30 60 107 8,45 Cân nặng (Kg) 54,76 35 79 8,76 Thân nhiệt ( oC) 36,5 36 37,8 0,27 Bảng 3.13. Lượng nước tiểu trong 24h đầu sau ghép tại Hồi sức (n=94) Lượng nước tiểu 24h đầu Số BN Tỷ lệ % < 3000ml 20 21,3 3000 – 5000ml 56 59,6 5000 – 7000ml 17 18,1 > 7000ml 1 1,06
  14. 12 15 13,712,613,511,3 9,4 9,2 9,8 8,6 8 9,2 10 7,8 8,5 7,5 7,2 6,7 7,4 ml/Kg/h 5 0 Trung vị Biểu đồ 3.6. Lượng nước tiểu sau phẫu thuật theo ngày (ml/kg/h) Lượng nước tiểu của bệnh nhân được theo dõi hàng ngày cho tới khi bệnh nhân ra viện chuyển sang theo dõi ngoại trú. Thể tích nước tiểu trung vị sau 24 giờ đầu là 13,7 ml/kg/h, lớn nhất có thể đạt tới 32,2 ml/kg/h. 50 700 698,3 26,2 524,7 500 30 mmol/L mmol/L 300 23,6 112,1 107,5 103,4 102,5 101,8 10 143.8 8,6 7,4 6,7 6,2 6,1 5,6 100 -10 N0 (n=94) N1 (n=94) N2 (n=94) N3 (n=94) N4 (n=94) N5 (n=94) N6 (n=94) N7 (n=94) -100 Ure Creatinin Biểu đồ 3.7. Nồng độ Ure, Creatinin máu trung vị lúc phẫu thuật và hồi sức 40% 36,2% 30% 26,6% 20% 10% 11,7% 11,7% 10,6% 11,7% 0% Thải ghép Tăng huyết Rối loạn Rối loạn NODAT Nhiễm cấp (n=11) áp (n=25) Lipid máu Acid Uric (n=10) trùng tiết (n=11) (n=34) niệu (n=11) Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ các biến chứng sau ghép thận (n=94)
  15. 13 Biến chứng phổ biến nhất sau ghép thận là rối loạn Acid Uric (36,2%). Có 10BN (10,6%) đái tháo đường khởi phát sau ghép 3.2. Căn nguyên nhiễm trùng tiết niệu sau ghép thận 3.2.2. Đặc điểm nhiễm trùng tiết niệu theo thời gian Bảng 3.16. Tỷ lệ các đợt nhiễm trùng tiết niệu trong năm đầu sau ghép Các đợt nhiễm Bệnh nhân nhiễm Các giai đoạn sau ghép trùng tiết niệu trùng tiết niệu p n (%) n (%) Hồi sức – 1 tháng 76 (74,5) 22 (59,4) 1 tháng – 3 tháng 11 (11,7) 9 (24,3) 3 tháng – 6 tháng 6 (5,8) 3 (8,1) < 0,05 6 tháng – 9 tháng 5 (4,9) 2 (5,4) 9 tháng – 12 tháng 4 (3,7) 1 (1,27) Tổng 102 (100) 37 (100) Trong thời gian nằm hồi sức sau ghép đến 1 tháng sau ghép thận là khoảng thời gian bệnh nhân nhiễm trùng tiết niệu cao nhất trong năm đầu 3.2.3. Căn nguyên nhiễm trùng tiết niệu Bảng 3.17. Các căn nguyên vi sinh gây nhiễm trùng tiết niệu theo các giai đoạn Thời Tác điểm Hồi sức- T1-T3 T3-T6 T6-T9 T9-T12 nhân T1 gây bệnh(n=102) (n; %) n % n % n % n % n % Vi khuẩn Gram (-) Escherichia coli (47; 46) 29 38,2 7 63,6 5 83,3 4 80 2 50 Acinetobacter johnsoni (2; 1,2) 2 2,6 - - - - - - - - Enterobacter cloacae (8; 7,8) 6 7,9 2 18,2 - - - - - - Klebsiella pneumonia (16; 15,6) 14 18,4 1 9,1 1 16,7 - - - - Proteus mirabilis (2; 1,9) 2 2,6 - - - - - - - - Psoeudomonas Putida (2; 1,9) 2 2,6 - - - - - - - - Vi khuẩn Gram (+) Enterococus Faecalis (19; 18,6) 16 21 1 9,1 - - 1 20 1 25 Staphylococus hominis (2; 1,9) 2 2,6 - - - - - - - Streptococus agalactiae (2; 1,9) 2 2,6 - - - - - - - Virus Adenovirrus (2; 1,9) 1 1,3 - - - - - - 1 25 Tổng 76 100 11 100 6 100 5 100 4 100
  16. 14 45 38,2% 40 35 30 25 21% 18,4% 20 15 7,9% 10 5 2,6% 2,6% 2,6% 2,6% 2,6% 1,3% 0 Biểu đồ 3.10. So sánh tỷ lệ các căn nguyên vi sinh gây nhiễm trùng tiết niệu trong giai đoạn hồi sức đến 1 tháng sau ghép thận Trong giai đoạn từ hồi sức sau ghép đến 1 tháng (T1), căn nguyên gây ra nhiễm trùng tiết niệu cao nhất là vi khuẩn Gram (-) Escherichia coli (38,2%). Nguyên nhân gây nhiễm trùng tiết niệu thấp nhất là virus Adenovirus (1,3%). 90 83,3% 80% 85 80 75 70 63,3% 65 60 Tỷ lệ nhiễm 55 50% 50 45 40 35 25% 25% 30 25 18,2% 20% 20 15 9,1% 9,1% 10 1,67% 5 0 Escherichia coli Enterobacter Klebsiella Enterococus Adenovirrus cloacae pneumonia Faecalis Từ 1-3 tháng Từ 3-6 tháng Từ 6-9 tháng Từ 9-12 tháng Biểu đồ 3.11. So sánh tỷ lệ các căn nguyên nhiễm trùng tiết niệu trong giai đoạn từ đến 12 tháng sau ghép thận 1 Trong giai đoạn từ 1 – 3 tháng sau ghép, căn nguyên gây ra nhiễm trùng tiết niệu cao nhất là vi khuẩn Gram (-) Escherichia coli (63,3%).
  17. 15 3.2.4. Đặc điểm kháng sinh đồ 100% 76,9% 92,3% 100 % 100 % 76,9% 80% 69,2% 69,2% 46,2% 60% 38,5% 30,8% 30,8% 40% 23,1% 23,1% 7,7% 7,7% 7,7% 15,4% 20% 7,… 0% Trung gian Đề kháng Nhạy cảm Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ nhạy cảm của các chủng vi khuẩn Escherichia coli với các loại kháng sinh 100% 83,3% 80% 66,7% 60% 50% 50% 50% 40% 33,3% 33.3% 16,7% 16,7% 20% 16,7% 16,7% 0% Trung gian Đề kháng Nhạy cảm Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ nhạy cảm của các chủng vi khuẩn Klebsiella pneumonia với các loại kháng sinh 100% 100 % 100 % 100 % 100% 80% 66,7% 66,7% 60% 33,3% 40% 20% 0% Trung gian Đề kháng Nhạy cảm Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ nhạy cảm của các chủng vi khuẩn Proteus mirabilis với các loại kháng sinh
  18. 16 3.2.5. Một số yếu tố liên quan với nhiễm trùng tiết niệu sau ghép thận Bảng 3.2.0. Phân tích đơn biến một số yếu tố liên quan nhiễm trùng tiết niệu BN nhiễm trùng tiết niệu n (%) Các yếu tố liên quan Có Không p (n= 37) (n= 57) Người cho Sống 36 (97,3) 54 (94,7) Người cho > 0,05 Chết não 1 (2,7) 3 (5,3) Nam 10 (27) 43 (75,4) Giới tính < 0,01 Nữ 27 (73) 14 (24,6) ≥ 60 0 (0) 2 (3,5) Tuổi > 0,05 < 60 37 (100) 55 (96,5) Người nhận Nam 20 (54,1) 50 (87,7) Giới tính < 0,01 Nữ 17 (45,9) 7 (12,3) ≥ 60 1 (2,7) 11 (19,3) Tuổi > 0,05 < 60 36 (97,3) 46 (80,7) ≥ 25 11 (29,7) 12 (21,1) BMI (kg/m2) > 0,05 < 25 26 (70,3) 45 (78,9) Thời gian lọc máu ≥ 12 17 (45,9) 26 (45,6) > 0,05 (tháng) < 12 20 (54,1) 31 (54,4) Nhiễm trùng trước Có 7 (18,9) 12 (21,1) > 0,05 ghép Không 30 (81,1) 45 (78,9) Biến chứng tiết niệu Có 27 (72,9) 22 (38,6) < 0,01 sau ghép Không 10 (27,1) 35 (61,4) Hai nhóm khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) là giới tính người cho thận là nữ, giới tính người ghép thận là nữ, và có biến chứng tiết niệu sau ghép thận. Bảng 3.21. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm trùng tiết niệu của bệnh nhân sau ghép thận (phân tích đơn biến) Tỷ suất chênh – OR Các yếu tố liên quan (khoảng tin cậy 95%) p Người cho nữ 4,22 (1,64 – 10,85) < 0,01 Người nhận nữ 7,30 (2,62 - 20,31) < 0,01 Có biến chứng tiết niệu sau ghép 0,028 (0,021 – 0,340) < 0,01
  19. 17 Có 3 yếu tố liên quan được xác định đối với nhiễm trùng tiết niệu của bệnh nhân sau ghép thận trong năm đầu tiên trong nghiên cứu này là: Có biến chứng tiết niệu sau ghép thận; Người cho giới tính nữ; và Người nhận giới tính nữ là yếu tố liên quan cao nhất (OR = 7,30; p < 0,01). Bảng 3.22. Một số yếu tố liên quan độc lập của nhiễm trùng tiết niệu của bệnh nhân sau ghép thận (phân tích đa biến) Tỷ suất chênh – OR Các yếu tố liên quan (khoảng tin cậy 95%) p Người cho nữ 1,05 (0,24 – 4,47) > 0,05 Người nhận nữ 4,905 (1,716 – 14,021) < 0,01 Có biến chứng tiết niệu sau ghép 0,019 (0,001 – 0,320) < 0,01 3.3 Một số yếu tố liên quan rối loạn chức năng thận ghép 3.3.1. Tỷ lệ rối loạn chức năng thận ghép theo thời gian 25,5% 35 30 17% 25 11,7% 12,8% 20 14,8% 15 10 5 0 Hồi sức - T1 T1-T3 T3-T6 T6-T9 T9-T12 (n=11) (n=24) (n=16) (n=12) (n=11) Các giai đoạn sau ghép thận Biểu đồ 3.16. Tỷ lệ rối loạn chức năng thận ghép qua các giai đoạn (n=94)
  20. 18 3.3.2. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn chức năng thận ghép của BN ghép thận 12 tháng trong năm đầu tiên Bảng 3.24. Phân tích đơn biến một số yếu tố liên quan trước ghép đến rối loạn chức năng thận ghép BN rối loạn chức năng thận ghép Các yếu tố liên quan trước n (%) ghép Có Không p (n= 49) (n= 45) Người cho Sống 47 (95,9) 43 (95,5) Người cho > 0,05 Chết não 2 (4,1) 2 (44,5) Nam 17 (34,7) 36 (80) Giới tính < 0,01 Nữ 32 (65,3) 9 (20) ≥ 60 2 (4,1) 0 (0) Tuổi > 0,05 < 60 47 (95,9) 45 (100) Hoà hợp HLA ≥3 35 (71,4) 32 (71,1) > 0,05 (điểm) 0,05 Khôngtươngthích 2 (4,1) 2 (4,5) Người nhận Nam 28 (57,1) 42 (83,3) Giới tính < 0,01 Nữ 21 (42,9) 3 (16,7) ≥ 60 11 (22,4) 1 (2) Tuổi < 0,01 < 60 38 (77,6) 44 (98) Thời gian lọc máu ≥ 12 28 (62,2) 15 (33,3) < 0,05 (tháng) < 12 21 (37,8) 30 (66,7) Nhiễm virus trước Có 45 (91,8) 41 (91,1) > 0,05 ghép Không 4 (8,2) 4 (8,9) Nhiễm vi khuẩn Có 11 (22,4) 8 (17,8) > 0,05 trước ghép Không 38 (77,6) 37 (82,2) Hai nhóm khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) về giới tính người cho, giới tính người nhận, tuổi của người nhận, và thời gian lọc máu trước ghép.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2