
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ động kinh ở bệnh nhân sau đột quỵ trên lều
lượt xem 2
download

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ động kinh ở bệnh nhân sau đột quỵ trên lều" được nghiên cứu với mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tiên lượng cơn động kinh ở bệnh nhân sau đột quỵ trên lều; Phân tích một số yếu tố nguy cơ cơn động kinh ở bệnh nhân sau đột quỵ trên lều.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ động kinh ở bệnh nhân sau đột quỵ trên lều
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 -------------------------------------------------------- LÊ ĐÌNH AN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ ĐỘNG KINH Ở BỆNH NHÂN SAU ĐỘT QUỴ TRÊN LỀU Ngành: Khoa học thần kinh Mã số: 9720158 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Hà Nội – 2024
- Công trình được hoàn thành tại: VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 Người hướng dẫn khoa học: 1. TS NGUYỄN HỒNG QUÂN 2. TS NGÔ TIẾN TUẤN Phản biện: Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại: Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược Lâm sàng 108. Vào hồi giờ ngày tháng năm 20..... Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam 2. Thư viện Viện NCKH Y Dược lâm sàng 108
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đột quỵ là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây động kinh, chiếm 10% trong tổng số nguyên nhân động kinh. Động kinh sau đột quỵ (ĐKSĐQ) làm tăng nguy cơ tử vong, giảm chất lượng cuộc sống, giảm khả năng phục hồi chức năng sau đột quỵ. Điều trị kéo dài thuốc chống động kinh cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ tái phát. Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ động kinh sau đột quỵ dao động khoảng 2,5-17%. Phần lớn các nghiên cứu đều cho thấy các tổn thương của vùng trên lều, đặc biệt là vỏ não, là yếu tố nguy cơ gây động kinh sau đột quỵ, đồng thời có một số yếu tố khác như chảy máu não, chuyển dạng chảy máu trong nhồi máu não, mức độ tổn thương não nặng lúc khởi phát đột quỵ cũng làm tăng nguy cơ động kinh sau đột quỵ Tại Việt Nam, có rất ít nghiên cứu mô tả các đặc điểm động kinh sau đột quỵ, chủ yếu là đánh giá các cơn động kinh muộn. Hiện chưa có nghiên cứu nào về cơn động kinh sớm cũng như xác định các yếu tố nguy cơ gây động kinh sau đột quỵ trên lều, vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài này với mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tiên lượng cơn động kinh ở bệnh nhân sau đột quỵ trên lều. 2. Phân tích một số yếu tố nguy cơ cơn động kinh ở bệnh nhân sau đột quỵ trên lều. CHƯƠNG 1. : TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Động kinh và chẩn đoán động kinh sau đột quỵ. 1.1.1. Các khái niệm - Đột quỵ: Theo định nghĩa của WHO, đột quỵ được định nghĩa bởi tình trạng triệu chứng lâm sàng tiến triển nhanh của suy giảm chức
- 2 năng não (cục bộ hoặc toàn thể), kéo dài hơn 24 giờ hoặc dẫn đến tử vong mà không có nguyên nhân nào khác ngoài mạch máu - Động kinh. + Cơn động kinh (seizure) (CĐK) được định nghĩa là “một sự kiện thoáng qua của các dấu hiệu và/hay các triệu chứng do các hoạt động thần kinh quá mức bất thường hay đồng bộ của não bộ” + Bệnh động kinh (epilepsy) là một quá trình bệnh lý mạn tính đặc trưng bởi sự tái diễn các CĐK không do kích thích. Năm 2014, Liên đoàn chống ĐK quốc tế đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán xác định bệnh ĐK là một bệnh lý mạn tính đặc trưng bởi ít nhất một trong các tiêu chuẩn: - Khi có ít nhất 2 CĐK không do kích thích xảy ra cách nhau trên 24 giờ, không liên quan đến bất cứ một tổn thương não cấp tính hay rối loạn chuyển hóa nào. - Khi có một CĐK không do kích thích xảy ra và nguy cơ tái phát sau cơn thứ hai xảy ra trong 10 năm sau đó là ít nhất 60% (đối với các nguyên nhân bao gồm chấn thương sọ não có tổn thương nội sọ, sau phẫu thuật sọ não, đột quỵ…). - Được chẩn đoán mắc một hội chứng ĐK (epilepsy syndrome) + Động kinh sau đột quỵ (ĐKSĐQ). ĐKSĐQ được phân chia thành hai loại dựa vào thời điểm khởi phát (Holtkamp, Beghi et al. 2017) : + CĐK sớm còn gọi là CĐK triệu chứng (early seizure) (CĐKS): là tình trạng CĐK ghi nhận trong vòng 7 ngày sau ĐQ. Các triệu chứng của CĐKS thường cấp tính, và xuất hiện nhiều nhất trong vòng 24 giờ đầu sau ĐQ + CĐK muộn hay cơn không do kích thích (Late seizure - CĐKM): CĐK xảy ra sau ngày thứ 7 của ĐQ. Theo định nghĩa về ĐK của ILAE
- 3 năm 2014, CĐKM được coi là cơn động kinh có nguồn gốc từ xa hoặc cơn không do kích thích và cũng được gọi là Post Stroke Epilepsy. 1.1.2. Cơ chế Hiện nay các giả thuyết chính được chấp nhận rộng rãi cho cơ chế của CĐKS, bao gồm: tổn thương hàng rào máu não (blood-brain barrier-BBB), rối loạn chức năng kênh ion, mất cân bằng dẫn truyền thần kinh, nồng độ cortisol huyết thanh tăng cao, lắng đọng hemosiderin. Các tổn thương ở não trong CĐKM có tính chất dài hạn hơn so với những tổn thương có tính nhất thời gây nên CĐKS. Nhiều cơ chế được gây CĐKM như viêm mạn tính, tăng sinh các tế bào hình sao, thay đổi cấu trúc của mạng lưới tế bào não, tăng sinh mạch, thoái hóa sợi trục, hình thành synap mới, độ dẻo của khớp thần kinh bị thay đổi hoặc thay đổi huyết động khu vực, rối loạn về gen. 1.2. Lâm sàng, cận lâm sàng và tiên lượng ĐKSĐQ. 1.2.1. Lâm sàng. Tần suất các dạng CĐKSĐQ không có nhiều sự khác biệt giữa CĐKS và CĐKM, với các cơn cục bộ chiếm ưu thế (bao gồm cục bộ có/không có khiếm khuyết nhận thức, và cơn cục bộ thứ phát toàn thể 2 bên. Các nghiên cứu về lâm sàng của ĐK sau đột quỵ cho thấy, các dấu hiệu về cơn vận động cục bộ được ghi nhận sớm nhất. Xét về tần suất, cơn co giật-co cứng cục bộ tiến triển 2 bên được ghi nhận nhiều nhất; tiếp đến là CĐK cục bộ vắng hoặc không vắng ý thức. 1.2.2. Cận lâm sàng. Điện não đồ (EEG) là phương tiện hỗ trợ chẩn đoán lâm sàng các rối loạn thần kinh nhưng đặc biệt phù hợp với những người bị ĐK. EEG thường quy được chỉ định để chẩn đoán CĐK và có thể hỗ trợ lựa chọn các phương án điều trị bằng thuốc chống ĐK. Các dấu hiệu bất
- 4 thường trên EEG chủ yếu là: (1) hoạt động chậm (khu trú hoặc toàn thể), (2) phóng lực chu kỳ (periodic discharge) và (3) hoạt động dạng ĐK (epileptiforme activity) trên EEG. Bênh cạnh đó, một số phương tiện chẩn đoán hình ảnh như MRI/CT tưới máu cũng đóng vai trò nhất định. Các dấu hiệu như tăng tưới máu hoặc không thấy tổn thương trên xung DWI giúp phân biệt được tổn thương sau ĐQ và ĐKSĐQ. 1.2.3. Tiên lượng của ĐKSĐQ Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy cả CĐKS và CĐKM đều ảnh hưởng xấu đến khả năng phục hồi, chất lượng sống và tỷ lệ tử vong của BN sau ĐQ. 1.3. Các yếu tố nguy cơ của ĐKSĐQ. 1.3.1. Cơn động kinh sớm sau ĐQ. Tuổi thấp hơn là yếu tố nguy cơ được ghi nhận ở nhiều nghiên cứu (Aiwansoba et al; Goswami et al; Ma et al). Theo J.Phan, tuổi cao liên quan đến thể tích vỏ não thu nhỏ và sự giảm tính kích thích, từ đó tăng ngưỡng gây ĐK. Giới tính, và các yếu tố như hút thuốc lá và lạm dụng rượu thường được đưa vào phân tích, tuy nhiên kết quả từ các nghiên cứu không đồng nhất, và dữ liệu từ các phân tích gộp chưa cho thấy sự tác động của các yếu tố này. Trong các yếu tố về tiền sử và bệnh kèm: các yếu tố tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn nhịp tim, rối loạn lipid thường được đề cập. Trong đó, THA được nhiều nghiên cứu đánh giá hơn cả. Đến nay, các nghiên cứu vẫn còn chưa thống nhất về tác động của các yếu tố này đến nguy cơ CĐKS.
- 5 Đặc điểm tổn thương ĐQ được nhiều nghiên cứu đánh giá. Trong đó mức độ nặng ĐQ, tổn thương liên quan vỏ não, tổn thương xuất huyết não, tổn thương lan rộng được cho là làm tăng nguy cơ CĐKS. 1.3.2. Cơn động kinh muộn sau ĐQ. Một số nghiên cứu cũng cho thấy tuổi cao là yếu tố tăng nguy cơ đối với CĐKM (Chi (2018), Burn (1997). Về giới, Roivainen (2013) lại ghi nhận nam giới có tỷ lệ CĐKM cao hơn. Trong khi đó nghiên cứu Mehta (2018) lại chưa ghi nhận ảnh hưởng rõ rệt của yếu tố này. Về yếu tố tiền sử và bệnh kèm, một số nghiên cứu ghi nhận các yếu tố liên quan đến tăng nguy cơ CĐKM bao gồm: tiền sử rối loạn nhịp tim (Tanaka (2015), THA (J.Phan (2022), lạm dụng rượu và thuốc lá (Conrad (2013),Chen (2022), đái tháo đường, suy thận, rối loạn điện giải (Mehta (2018). Nhóm yếu tố đặc điểm đột quỵ não ghi nhận sự tác động đáng kể nhất đến CĐKM qua các nghiên cứu. Galovic (2018) phát triển mô hình dự báo các yếu tố tiên lượng CĐKM cho thấy, tổn thương liên quan vỏ não là 1 trong các yếu tố tiên lượng độc lập, làm tăng 4,2 lần (p=0,003) nguy cơ CĐKM. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Gồm 1061 bệnh nhân chẩn đoán đột quỵ não trên lều theo tiêu chuẩn của WHO, khám tại Khoa Nội Thần kinh và khoa Đột quỵ, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ 01/01/2018-31/12/2022 và Trung tâm đột quỵ, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ từ 01/01/2020-31/12/2022. 2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân - Được chẩn đoán xác định đột quỵ não theo tiêu chuẩn WHO - Trên 18 tuổi. - Đột quỵ vùng trên lều.
- 6 - Đồng ý tham gia nghiên cứu. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân có tiền sử co giật hoặc động kinh trước đó. - Có tổn thương vùng tiểu não và thân não kết hợp, hoặc có tổn thương chảy máu dưới nhện. - Bệnh nhân có tổn thương não do các nguyên nhân khác. - Đang mắc các bệnh toàn thân nặng như nhiễm khuẩn huyết, ung thư, suy thận, các rối loạn chuyển hóa trầm trọng. Nghiện rượu hoặc ró rối loạn tâm thần. - BN không được theo dõi hoặc tử vong trong vòng 3 tháng kể từ khi xảy ra đột quỵ. 2.1.3. Cỡ mẫu nghiên cứu Sử dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu tiến cứu, mô tả có theo dõi dọc. 2 𝑍1− 𝛼 𝑃(1 − 𝑃) 2 𝑛= ⅆ2 Trong đó: n là cỡ mẫu tối thiểu 2 𝑍1− 𝛼 là giá trị từ phân bố chuẩn, với mức thống kê bằng 5% thì có giá trị 2 1,96 p là tỷ lệ ước đoán CĐK muộn, theo các nghiên cứu trước đây là 10% (Zou, Wu et al. 2015) d là mức sai số chấp nhận được là 0,02 Áp dụng vào ta được n ≥ 865 BN. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Quy trình nghiên cứu - Lựa chọn bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn chọn bệnh. - Thu thập các thông tin tại thời điểm vào viện, bao gồm: đặc điểm
- 7 chung, tiền sử bệnh liên quan, lối sống, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ĐKSĐQ và ĐQ. - Các thông tin về mức hồi phục, tử vong, các đặc điểm về cơn ĐKSĐQ tại thời điểm ra viện đối với tất cả BN, 6 tháng đến 1 năm sau ra viện, hoặc khi có nghi ngờ có CĐK được BN hay người nhà báo cáo và thời điểm chốt số liệu nghiên cứu 31/12/2022. 2.2.2. Các tiêu chí đánh giá và theo dõi - Thông tin nhân khẩu học: tuổi, giới. - Khai thác tiền sử các yếu tố liên quan, bao gồm: tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch, lối sống, tiền sử ĐQ… - Đặc điểm ĐQ: dạng tổn thương, vị trí, kích thước, điểm Glassgow, NIHSS, mRS, TOAST… - Đặc điểm cơn ĐKSĐQ: thời gian, phân loại, số cơn, loại cơn… - Đặc điểm điện não đồ: các biến đổi bệnh lý ngoài cơn, trong cơn. - Đặc điểm về xét nghiệm: công thức máu, sinh hóa máu, siêu âm tim, điện tim, CT/MRI sọ não 2.2.3. Phương tiện nghiên cứu - Điện não đồ video của hãng Nippon model EEG 200, điện não đồ NeuroWerk EEG36 Sigma. - Máy cộng hưởng từ 1,5 hoặc 3Tesla, máy CT scan 16 dãy. - Các máy sinh hóa, huyết học hiện có tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. 2.2.4. Phương pháp thống kê Số liệu thu thập theo phiếu điều tra và nhập dữ liệu vào phần mềm EpiData Entry, version 3.1. và được xử lý theo chương trình SPSS, 20.0. Mô tả biến định tính dưới dạng trung bình và độ lệch chuẩn, biến định tính dưới dạng tỷ lệ. Phân tích đơn biến với kiểm định Chi-bình
- 8 phương (định tính) hoặc T-test (định lượng). Mô hình hồi quy đa biến Logistic đánh giá yếu tố liên quan đến ĐKSĐQ, kết quả biểu diễn dưới dạng OR và KTC95%. Khi có nhiều mô hình đa biến, mô hình nào có điểm AIC thấp nhất được lựa chọn. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá lâm sàng, cận lâm sàng và tiên lượng của ĐKSĐQ . - Đánh giá các yếu tố nguy cơ ĐKSĐQ. 2.4. Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu đã được sự đồng ý của Hội đồng xét duyệt đề tài nghiên cứu, theo quyết định số 320/QĐ- V108 ngày 01/09/2016, sự chấp thuận của Ban giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 , sự đồng ý của Ban giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ và người tham gia nghiên cứu là tự nguyện, thông tin cá nhân đã được mã hóa và số liệu chỉ được sử dụng cho riêng nghiên cứu này. 2.5. Sơ đồ nghiên cứu
- 9 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ 3.1. Lâm sàng, cận lâm sàng, tiên lượng của ĐKSĐQ 3.1.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng CĐKS Bảng 3.1. Phân bố BN có CĐK sớm theo loại CĐK. Loại cơn n (%) Tổng n (%) Toàn thể 42 42 (68,9) Không giảm ý thức 14 (73,7) Cục bộ 19 (31,1) Giảm ý thức 5 (26,3) Tổng 61 61 (100) Nhận xét: Cơn lâm sàng thường gặp là vận động và cục bộ.
- 10 Biểu đồ 3.1. Ngày khởi phát cơn động kinh sớm. Nhận xét: Ngày đầu tiên có tỷ lệ khởi phát CĐKS cao nhất (15/61 BN). Bảng 3.2. Phân bố BN có cơn động kinh sớm theo tuổi và giới của BN Có Không p, OR Tổng Các chỉ số CĐKS CĐKS (KTC n (%) n (%) n (%) 95%) Giới Nam 47 (6,6) 661 (93,4) 708 (100) >0,05 Nữ 14 (4,0) 339 (96.0) 353 (100) Nhóm tuổi
- 11 3.1.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng CĐKM 40 31 30 Số BN 20 10 4 4 4 2 0 1 năm 2 năm 3 năm 4 năm 5 năm Biểu đồ 3.4. Thời gian khởi phát động kinh muộn Nhận xét: Cơn CĐKM xuất hiện ở 41/1061 BN ĐQ trong đó 17/41 (41,5%) BN khởi phát ĐK muộn trong 6 tháng đầu sau đột quỵ và tính trong năm đầu thì có 31/41 (75,6%) BN khởi phát ĐK muộn. Bảng 3.9. Phân bố động kinh muộn theo loại cơn Loại cơn (n, %) Loại cơn Còn ý thức Giảm ý thức Toàn thể Vận động 0 23 (56,1) Cục bộ Vận động 11(26,8) 0 Không vận động 6 (14,6) 1(2,4) Tổng 17 24 Nhận xét: BN khởi phát với triệu chứng vận động là chủ yếu. Bảng 3.11. Phân bố BN động kinh muộn theo tuổi và giới Không Các chỉ Có CĐKM Tổng p, OR CĐKM số n (%) n (%) (KTC 95%) n (%) Giới Nam 30 (4,2) 678 (95,8) 708 (100) > 0,05 Nữ 11 (3,1) 342 (96,9) 353 (100)
- 12 Nhóm tuổi < 65 20 (2,5) 767 (94,9) 787 (100) < 0,001 1,69 ≥ 65 21 (7,5) 253 (96,8) 274 (100) (0,89-3,2) Tổng 41 (5,7) 1020 (94,3) 1061 (100) ̅ ± SD 𝑋 63,8 ±10,9 57,1 ± 10,7 57,4 ±10,8 > 0,05 Nhận xét: Sự khác biệt của nhóm tuổi trên và dưới 65 có ý nghĩa. 11% 32% Phải Trái 57% 2 bên Biểu đồ 3.7. Vị trí sóng bất thường trên điện não đồ video và kéo dài. Nhận xét: Trên EEG video hoặc kéo dài, sóng điện não bất thường hay gặp chủ yếu bán cầu não trái chiếm 57%. 10 8 8 Số BN 6 4 3 3 2 1 1 0 0 Chậm Nhọn Gai Đa nhọn Đa gai Nhọn Loại sóng bất thường trên EEG sóng Biểu đồ 3.8. Dạng sóng bất thường trên điện não đồ video và kéo dài
- 13 Nhận xét: Các loại sóng bất thường hay gặp là sóng chậm, nhọn và đa nhọn. 10 9 9 Số bệnh nhân 8 6 4 2 2 1 0 Trán Đỉnh Thái dương Chẩm Thùy não có sóng bất thường Biểu đồ 3.9. Vị trí sóng EEG bất thường theo phân thùy. Nhận xét: Hay gặp tổn thương thùy thái dương và thùy đỉnh.. 3.1.3. Tiên lượng của ĐKSĐQ Bảng 3.20. Mối liên quan giữa động kinh sớm và thang điểm Rankin sửa đổi tại các thời điểm Thời điểm CĐKS OR (KTC 95%); mRS Có Không p Lúc ra viện mRS < 3 13 370 2,17 (1,16- 4,06) mRS ≥ 3 48 630 < 0,05 Sau 6 tháng mRS < 3 21 519 2,06 (1,19 – đến 1 năm mRS ≥ 3 40 481 3,54), < 0,05 Lúc kết thúc mRS < 3 23 572 1,92 (1,10- 3,34) nghiên cứu mRS ≥ 3 31 402 < 0,05 Nhận xét: ĐKS làm tăng tỷ lệ chậm hồi phục ở nhóm bệnh nhân có cơn ĐKS ở cả ba thời điểm lúc ra viện, sau 6 tháng đến 1 năm và khi kết thúc nghiên cứu.
- 14 Bảng 3.22. Mối liên quan giữa động kinh muộn và thang điểm Rankin sửa đổi. Thời điểm ĐK muộn OR (KTC 95%); mRS Có Không p Lúc ra viện mRS < 3 8 375 2,40 (1,10-5,25) mRS ≥ 3 33 645 0.029 Sau 6 tháng mRS < 3 16 524 1,65 (0,87 -3,13) đến 1 năm mRS ≥ 3 25 496 > 0,05 Lúc kết thúc mRS < 3 18 577 1,80 (0,96 -3,38) nghiên cứu mRS ≥ 3 23 410 > 0,05 Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa khi theo dõi dọc nhóm có và không có động kinh muộn. 3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến ĐKSĐQ. 3.2.1. Một số yếu tố liên quan đến CĐKS. Bảng 3.23. Mối liên quan của động kinh sớm và một số đặc điểm chung Đơn biến Đa biến Đặc điểm OR (KTC95%), p OR (KTC95%), p Giới: Nữ 0,97 (0,96 - 1,01), > 0,05 0,55 (0,29 - 1,00), > 0,05 Tuổi: Cao hơn 1,03 (1,01 - 1,04), < 0,01 1,64 (1,16 - 2,33), < 0,01 BMI: Cao hơn 1,14 (0,99 – 1,31), >0,05 0,71 (0,47 – 1,06), > 0,05 Nhận xét: Phân tích đơn biến và đa biến của nhóm tuổi cho thấy tuổi càng cao, tỷ lệ CĐKS càng tăng gấp 1,64 lần với p < 0,01, có ý nghĩa thống kê. Bảng 3.24. Mối liên quan của động kinh sớm sau đột quỵ trên lều với một số yếu tố nguy cơ đột quỵ. Đơn biến Đa biến Bệnh kèm OR (KTC95%), p OR (KTC95%), p
- 15 Rối loạn nhịp tim 1,10 (1,03 – 1,19), < 0,01 1,04 (0,97 - 1,12), > 0,05 Đột quỵ cũ 1,27 (1,23 – 1,31), 0,005 0,97 (0,96 – 0,98), < 0,001 giảm 1 điểm NIHSS tăng 1,01 (1,00 – 1,02), 0,05 1,03 (1,01 – 1,06), < 0,01 Cholesterol 0,73 (0,56 - 0,95), < 0,05 1,59, (0,91 – 2,79), >0,05
- 16 LDL- 0,38 (0,24 - 0,6), < 0,001 0,26 (0,12 – 0,53), 65 1,05 (1,02 – 1,07),
- 17 Rối loạn nhịp 7,73 (3,3 – 18,12), 4,25 (1,47 - 12,29), < 0,01 tim < 0,001 Đột quỵ cũ 22,2(10,1 –48,9), < 0,001 18,3 (8,2 – 40,5), < 0,001 Tăng 1 yếu tố nguy cơ 2,72 (1,91 – 3,88), < 0,001 Nhận xét: Tuổi >65; rối loạn nhịp tim, đột quỵ não cũ và tăng 1 yếu tố nguy cơ là những yếu tố tiên lượng độc lập ảnh hưởng đến CĐKM. Bảng 3.30. Mối liên quan của động kinh muộn với điểm Glasgow và NIHSS Đơn biến Đa biến Đặc điểm OR (KTC95%), p OR (KTC95%), p Glasgow 1,06 (1,02 – 1,09), > 0,05 1,08 (1,04- 1,12), 0,01 giảm NIHSS 0,99 (0,97 - 1,01), > 0,05 0,97 (0,94- 0,99),
- 18 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 4.1. Lâm sàng, cận lâm sàng và tiên lượng ĐKSĐQ 4.1.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tiên lượng CĐKS. Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên 1061 BN ĐQ, ghi nhận khởi phát CĐKS ở 61 BN (chiếm 5,7%). Về tuổi, nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 61,5± 12,3, trong đó BN cao tuổi nhất 81 tuổi, thấp nhất 30 tuổi. Về giới tính, nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận nam giới chiếm ưu thể với 77% trường hợp BN. Về tiền sử bệnh kèm, THA chiếm tỷ lệ cao nhất với 68,9%. Tỷ lệ thừa cân/béo phì của nhóm nghiên cứu là 6,6%. Đa số BN trong nghiên cứu là cơn toàn thể với 68,9% trường hợp. Trong nhóm BN biểu hiện cơn CĐKS cục bộ, 73,7% BN không có suy giảm ý thức và 26,3% có suy giảm ý thức kèm theo Trong các cơn dạng toàn thể, đa số trường hợp thứ phát toàn thể hoá kiểu từ cơn cục bộ. Về thời điểm khởi phát, cơn CĐKS trong 24 giờ đầu chiếm tỷ lệ cao nhất với 24,6% BN. Tỷ lệ này có xu hướng giảm dần trong các ngày sau đó và thấp nhất ở ngày thứ 7 với 1,6% trường hợp. Trên phim CT- MRI sọ não, về vị trí tổn thương ở 1 bên bán cầu chiếm đa số với 87,5% trường hợp, trong đó ưu thế ở bán cầu não trái (65,3%). Về vùng tổn thương, vùng dưới vỏ chiếm đa số với 68,9% trường hợp, tổn thương liên quan đến vỏ não chiếm 31,1%, như vậy tỷ lệ tổn thương liên quan vỏ não/dưới vỏ khoảng 1/3,2. EEG tiêu chuẩn đo trong 20 phút, được thực hiện trên 54 bệnh nhân có nghi ngờ CĐKS. Kết quả EEG của nhóm bệnh nhân chưa cho thấy tín hiệu bất thường nghi ngờ CĐK. Về ảnh hưởng đến tiên lượng, chúng tôi ghi nhận CĐKS làm giảm khả năng hồi phục của BN sau ĐQ. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận kết quả tương đồng với các tác giả Arntz và cộng sự (2013); Tao Xu

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Cải cách thể chế chính trị Trung Quốc từ 2012 đến nay
27 p |
62 |
3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động dạy học trực tuyến ở các trường đại học trong bối cảnh hiện nay
30 p |
62 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp môi trường tại Việt Nam
27 p |
62 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lý luận văn học: Cổ mẫu trong Mo Mường
38 p |
54 |
2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ miền nguồn chiến tranh trong tiếng Anh và tiếng Việt
28 p |
52 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nghiên cứu đối chiếu thành ngữ bốn thành tố Hàn - Việt (bình diện ngữ nghĩa xã hội, văn hóa)
27 p |
66 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Du lịch: Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh Bạc Liêu
27 p |
33 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ thể hiện nhân vật trẻ em trong một số bộ truyện tranh thiếu nhi tiếng Việt và tiếng Anh theo phương pháp phân tích diễn ngôn đa phương thức
27 p |
31 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý thực tập tốt nghiệp của sinh viên các chương trình liên kết đào tạo quốc tế tại các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam
31 p |
54 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vật lý: Tính chất điện tử và các đặc trưng tiếp xúc trong cấu trúc xếp lớp van der Waals dựa trên MA2Z4 (M = kim loại chuyển tiếp; A = Si, Ge; Z = N, P)
54 p |
58 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Phát triển năng lực dạy học tích hợp cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học thông qua các chủ đề sinh học trong học phần Phương pháp dạy học Tự nhiên và Xã hội
61 p |
55 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị: Năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Quảng Bình
27 p |
57 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quốc tế học: Hợp tác Việt Nam - Indonesia về phân định biển (1978-2023)
27 p |
56 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu ngôn ngữ thể hiện vai trò của người mẹ trong các blog làm mẹ tiếng Anh và tiếng Việt
27 p |
58 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý khoa học và công nghệ: Chính sách thúc đẩy sự phát triển của loại hình doanh nghiệp spin-off trong các trường đại học
26 p |
56 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Thực thi chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện người Khmer vùng Đồng bằng sông Cửu Long
30 p |
59 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Thu hút FDI vào các tỉnh ven biển của Việt Nam trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
26 p |
59 |
1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Xu hướng sáng tạo nội dung đa phương tiện trên báo điện tử Việt Nam
27 p |
63 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
