BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO – BỘ QUỐC PHÒNG<br />
HỌC VIỆN QUÂN Y<br />
<br />
PHẠM TÙNG LÂM<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG,<br />
SỨC KHỎE- BỆNH NGHỀ NGHIỆP<br />
VÀ KẾT QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP<br />
TẠI NHÀ MÁY ĐÓNG TÀU HẠ LONG<br />
<br />
Chuyên ngành : Vệ sinh xã hội học và Tổ chức y tế<br />
Mã số<br />
: 62 72 01 64<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC<br />
<br />
HÀ NỘI – 2013<br />
<br />
CÔNG TRÌNH NÀY ĐƯỢC HOÀN THIỆN TẠI<br />
HỌC VIỆN QUÂN Y<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
PGS. TS. Phạm Ngọc Châu<br />
TS. Trần Văn Tuấn<br />
<br />
Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Liễu<br />
<br />
Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Khắc Hải<br />
<br />
Phản biện 3: PGS.TS Lê Trần Ngoan<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp<br />
trường, họp tại Học viện Quân y vào hồi 8 giờ 30 phút, ngày 19<br />
tháng 2 năm 2013<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
- Thư viện Quốc gia.<br />
- Thư viện Học viện Quân y.<br />
<br />
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ<br />
ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN<br />
<br />
1. Phạm Tùng Lâm, Phạm Ngọc Châu, Trần Văn Tuấn và<br />
cs (2012), “Nghiên cứu đặc điểm bệnh bụi phổi silic ở công<br />
nhân đóng tàu Hạ Long năm 2010”, Tạp chí Y học Việt Nam,<br />
tập 396 (1), tr. 43-46.<br />
2. Phạm Tùng Lâm, Phạm Ngọc Châu, Trần Văn Tuấn và<br />
cs (2012), “Nghiên cứu đặc điểm điếc nghề nghiệp ở công<br />
nhân đóng tàu Hạ Long năm 2010”, Tạp chí Y học Việt Nam,<br />
tập 396 (1), tr. 79-82.<br />
3. Phạm Tùng Lâm, Phạm Ngọc Châu, Trần Văn Tuấn và<br />
cs (2013), “Nghiên cứu đặc điểm môi trường lao động của<br />
công nhân nhà máy đóng tàu Hạ Long năm 2009”, Tạp chí Y<br />
học Việt Nam, tập 401 (1), tr. 5-9.<br />
<br />
1<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nhà máy đóng tàu Hạ Long là thành viên của Tổng công ty công<br />
nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (VINASHIN). Nhà máy có 25 nhà xưởng<br />
và bãi lắp ráp trên một diện tích 180.000m 2 cùng hệ thống máy móc<br />
thiết bị hiện đại. Trong những năm qua, nhà máy đã xuất xưởng hàng<br />
trăm tàu các loại tàu vận tải biển siêu trường siêu trọng phục vụ cho<br />
nền kinh tế và quốc phòng của đất nước. Đội ngũ cán bộ công nhân<br />
viên chức nhà máy hơn 2000 người, trong đó công nhân lao động<br />
trực tiếp hơn 1.800 người.<br />
Để đáp ứng với yêu cầu của công việc, vấn đề công tác an toàn vệ<br />
sinh lao động (AT-VSLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN) luôn được<br />
đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, trong những năm qua công nhân vẫn<br />
phải làm việc trong những điều kiện lao động có yếu tố nguy hại, ở<br />
ngoài trời, trong các hầm tàu… Các yếu tố nguy hại trên tác động<br />
thường xuyên lên sức khoẻ của công nhân đóng tàu vận tải biển.<br />
Ở hầu hết các công đoạn sửa chữa và đóng tàu đều tồn tại các yếu<br />
tố bất lợi có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Công đoạn làm<br />
sạch bề mặt vật liệu bằng xỉ hoặc mạt kim loại, cát hoặc thủ công đều<br />
phát sinh bụi có khả năng gây bệnh bụi phổi và các bệnh đường hô<br />
hấp khác, bệnh về mắt, da. Công đoạn phun sơn, hàn và cắt hơi phát<br />
sinh các loại hơi khí độc hại như hơi dung môi, khói hàn, khói kim<br />
loại nặng và nhiều loại hóa chất khác. Phá dỡ và sửa chữa có thể phải<br />
tiếp xúc với bụi amiăng hoặc bông thủy tinh.<br />
Ngoài ra, công nhân còn phải tiếp xúc với tiếng ồn và rung<br />
chuyển, bức xạ và nhiều tư thế lao động bất lợi. Chính vì vậy, việc<br />
đánh giá môi trường, điều kiện lao động và xác định ảnh hưởng của<br />
các yếu tố bất lợi đến sức khỏe của người lao động là vấn đề cần<br />
thiết. Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, đề tài được tiến hành<br />
nhằm các mục tiêu sau:<br />
<br />
2<br />
<br />
1. Mô tả đặc điểm một số yếu tố bất lợi trong môi trường lao<br />
động của công nhân đóng tàu vận tải biển tại nhà máy đóng tàu<br />
Hạ Long năm 2009.<br />
2. Đánh giá thực trạng sức khoẻ và bệnh nghề nghiệp của công<br />
nhân đóng tàu vận tải biển tại nhà máy đóng tàu Hạ Long.<br />
3. Kết quả áp dụng và sự chấp nhận một số loại khẩu trang và<br />
nút tai phòng chống bụi và tiếng ồn cho công nhân đóng tàu.<br />
Những đóng góp mới của luận án:<br />
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đóng góp cho công tác chăm sóc<br />
sức khỏe công nhân ngành công nghiệp đóng tàu, một ngành mới<br />
đang trên đà phát triển.<br />
Luận án cung cấp những số liệu phản ánh trung thực môi trường<br />
lao động (có 81,6% số mẫu đo nhiệt độ không khí, 64,6% số mẫu đo<br />
chỉ số WBGT và 86,6% mẫu đo tiếng ồn vượt giới hạn cho phép của<br />
TCVSLĐ; hàm lượng bụi toàn phần ở hầu hết các phân xưởng đóng<br />
tàu cao hơn mức cho phép của TCVSLĐ từ 3- 4 lần. Tỷ lệ silic tự do<br />
trong bụi hô hấp dao động từ 3,2% đến 27,2%), tỷ lệ bệnh tật, tình<br />
trạng sức khỏe ở người lao động trực tiếp với sự khác biệt đáng kể so<br />
với nhóm đối chứng là lao động gián tiếp.<br />
Luận án đã lựa chọn và khuyến cáo nhà máy đóng tàu nên dùng<br />
phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp với nhân trắc người Việt Nam là<br />
khẩu trang SP52 và nút tai 3S của Đài Loan trong quá trình lao động.<br />
Bố cục của luận án:<br />
- Nội dung của luận án được trình bày trong 131 trang, gồm 4<br />
chương chính; đặt vấn đề 2 trang; Chương 1- Tổng quan 32 trang (1<br />
sơ đồ); Chương 2- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 18 trang (6<br />
bảng, 1 sơ đồ); Chương 3- Kết quả nghiên cứu 47 trang (50 bảng, 12<br />
biểu đồ); Chương 4- Bàn luận 29 trang; Kết luận 2 trang; Kiến nghị 1<br />
trang. Tham khảo 157 tài liệu (42 tài liệu tiếng Việt và 115 tài liệu<br />
tiếng Anh) và phụ lục.<br />
<br />