intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu giải phẫu các động mạch cấp máu cho ngón chân I và II trên xác người Việt Nam trưởng thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

18
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu giải phẫu các động mạch cấp máu cho ngón chân I và II trên xác người Việt Nam trưởng thành" được nghiên cứu với mục tiêu là: Mô tả đặc điểm giải phẫu các động mạch cấp máu cho ngón chân I và mặt trong ngón chân II trên xác của người Việt Nam trưởng thành; Khảo sát đặc điểm giải phẫu mạch xuyên động mạch mu đốt bàn chân I.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu giải phẫu các động mạch cấp máu cho ngón chân I và II trên xác người Việt Nam trưởng thành

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y NGUYỄN TRỌNG NGHĨA NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU CÁC ĐỘNG MẠCH CẤP MÁU CHO NGÓN CHÂN I VÀ II TRÊN XÁC NGƯỜI VIỆT NAM TRƯỞNG THÀNH Ngành : Khoa học y sinh Mã số : 9720101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI - 2023
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y Người hướng dẫn khoa học 1. PGS.TS Trần Ngọc Anh 2. PGS.TS Lê Văn Đoàn Phản biện 1: PGS. TS Nguyễn Xuân Thùy Phản biện 2: GS. TS Nguyễn Văn Ba Phản biện 3: PGS. TS Ngô Xuân Khoa Luận án được bảo vệ trước Hội đồng cấp trường vào hồi:…giờ…phút …ngày…tháng…năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc Gia 2. Thư viện Học viện Quân y 3. ………………………….
  3. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bàn tay và chân có điểm tương đồng lớn. Việc tái tạo chức năng, thẩm mỹ của bàn tay khuyết tật hoặc di chứng chấn thương luôn là thách thức với các nhà phẫu thuật bàn tay, chấn thương chỉnh hình và tạo hình. Hiện nay phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất trong tái tạo ngón tay là cấy ghép toàn bộ hoặc một phần mô ngón chân hoặc ghép kết hợp. Ngoài ra, vạt động mạch mu đốt bàn chân I, vạt da mu chân, vạt ngón chân thứ hai, vạt quấn quanh ngón và các vạt mô khác cũng được sử dụng nhiều. Động mạch mu đốt bàn chân I hay động mạch mu chân là cuống nuôi của dạng vạt này. Trong phẫu thuật, việc tìm đúng bó mạch nuôi, phân nhánh và chi phối của cuống mạch để phẫu tích được bó mạch an toàn là chìa khóa thành công của kĩ thuật chuyển ghép vạt. Do đó, xuất phát từ yêu cầu cần cung cấp thêm thông tin tham khảo cho các nhà phẫu thuật, góp phần bổ sung về giải phẫu các dạng biến đổi của động mạch cấp máu cho ngón chân I và II trên xác người Việt Nam trưởng thành nên chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu giải phẫu các động mạch cấp máu cho ngón chân I và II trên xác người Việt Nam trưởng thành” với hai mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm giải phẫu các động mạch cấp máu cho ngón chân I và mặt trong ngón chân II trên xác của người Việt Nam trưởng thành. 2. Khảo sát đặc điểm giải phẫu mạch xuyên động mạch mu đốt bàn chân I. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Mô tả đặc điểm giải phẫu các động mạch cấp máu cho ngón chân I và mặt trong ngón chân II trên xác của người Việt Nam trưởng
  4. 2 thành. Khảo sát giải phẫu mạch xuyên động mạch mu đốt bàn chân I: Xác định được số lượng, vị trí, kích thước, hướng đi của mạch xuyên động mạch mu đốt bàn chân I. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Luận án bao gồm 132 trang bao gồm: Đặt vấn đề: 2 trang; Chương 1. Tổng quan: 37 trang; Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 16 trang; Chương 3. Kết quả nghiên cứu: 43 trang; Chương 4. Bàn luận: 32 trang; Kết luận: 2 trang). Luận án có 37 hình ảnh, 55 bảng. Tham khảo 113 tài liệu. Ba bài báo có liên quan trực tiếp đến đề tài đã được công bố. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Giải phẫu các động mạch cấp máu cho ngón chân thứ I và mặt trong ngón chân thứ II 1.1.1. Động mạch mu chân Động mạch mu chân là tiếp theo ĐM chày trước, bắt đầu từ dưới mạc hãm gân duỗi đi xuống mu chân theo một đường từ giữa hai mắt cá chân, đến đầu gần khoang gian cốt bàn chân I thì chia thành 2 nhánh tận là ĐM mu đốt bàn chân thứ I và ĐM gan chân sâu. Động mạch cổ chân ngoài, ĐM cổ chân trong và ĐM cung là các ĐM nhánh của ĐM mu chân. Một số nghiên cứu về ĐM mu chân: Theo cuốn Giải Phẫu Người của Trịnh Văn Minh (2010), có một số trường hợp ĐM chày trước rất nhỏ, tận hết ở một phần ba dưới cẳng chân; nhánh xuyên của ĐM mác rất to, phân nhánh và làm thay đổi nhiệm vụ của ĐM mu chân. Năm 1993, Yamada T. nghiên cứu trên 30 bàn chân, nguyên ủy ĐM mu chân được xác định có 3 dạng. Năm 1998, theo Strauch B. ĐM mu chân có một số dạng bất thường. Sawant S.P. (2013), phát
  5. 3 hiện thấy tồn tại hai ĐM mu chân cùng đi tới khoang gian cốt 1. Nghiên cứu của Kim J. W. (2015), ĐM mu chân có thể được phân thành 3 loại theo vị trí. 1.1.2. Động mạch gan chân Động mạch gan đốt bàn chân I tách ra từ chỗ tiếp nối giữa cung ĐM gan chân và ĐM gan chân sâu. Cung ĐM gan chân là sự tiếp tục của ĐM gan chân ngoài, còn ĐM gan chân sâu là một nhánh tận của ĐM mu chân. 1.1.3. Động mạch mu đốt bàn chân I và các nhánh mạch xuyên 1.1.3.1. Động mạch mu đốt bàn chân I Thông thường tách ra từ ĐM mu chân, sau khi ĐM mu chân tách nhánh xuyên xuống gan chân rồi chạy xuống dưới, đi trên hoặc dưới cơ gian cốt mu chân 1 để về kẽ ngón chân I- II. Đến gần khớp bàn ngón, ĐM mu đốt bàn chân I tách ra một nhánh xuyên đi xuống sâu, tiếp nối với ĐM gan đốt bàn chân I, sau đó nó tách ra hai ĐM mu ngón chân I ngoài, mu ngón chân II trong để nuôi dưỡng cho hai mặt mu chân của ngón I – II. Theo Nguyễn Huy Phan (1999), ĐM mu đốt bàn chân I có thể có những dạng khác nhau. Theo tác giả Gilbert (1976), ĐM mu đốt bàn chân I có 3 dạng cơ bản cấp máu cho ngón chân I- II. 1.1.3.2. Các nhánh mạch xuyên Định nghĩa vạt mạch xuyên: Mạch xuyên trực tiếp là mạch chỉ xuyên qua cân sâu sau khi tách ra từ mạch chính. Mạch xuyên gián tiếp sẽ chạy xuyên qua tổ chức giải phẫu đặc biệt trước khi xuyên qua cân sâu. Nguyên ủy và số lượng mạch xuyên: Giải phẫu ĐM xuyên đã được Koshima I. nghiên cứu năm 1989 và ngày càng phát triển. Tất cả đều cho thấy các nhánh mạch xuyên đều xuất phát từ ĐM mu
  6. 4 đốt bàn chân I. Số lượng: 2-5 nhánh xuyên có nguyên ủy từ ĐM mu đốt bàn chân I. Kích thước mạch xuyên: Theo Koshima I. (2010), ĐK mạch xuyên 0,3-0,8 mm là phân lớp đường kính mạch có thể thực hiện kĩ thuật siêu vi phẫu làm vạt tại chỗ hoặc vạt rời. Koshima I. (2019), ĐK mạch xuyên nhỏ hơn 0,3mm. Yeo C. J. (2014), ĐK mạch xuyên nằm trong khoảng từ 0,5-0,7mm. Alphen N.A. (2015), ĐK mạch xuyên từ 0,2 đến 0,8 mm (trung bình 0,4 mm). Vị trí mạch xuyên: Nghiên cứu của Yeo C. J. năm 2014, cho thấy mạch xuyên da ở xa nhất giữa các nền của xương bàn; Theo Alphen N. A. (2016), mạch xuyên lớn nhất thường được tìm thấy khoảng nửa xa của động mạch mu đốt bàn. Phân vùng cấp máu mạch xuyên: Năm 1987, Taylor G. I đã chia vùng da cơ thể thành 40 vùng giải phẫu cấp máu cho da với hơn 400 nhánh xuyên có đường kính trên 0,5 mm. Theo Munhoz A. M., Weerd L. D., angiosome là một khối ba chiều gồm da và mô dưới da được cấp máu bởi chung một nguồn mạch. 1.1.4. Động mạch mu ngón chân Sau khi tách ra từ ĐM mu đốt bàn, ĐM mu ngón chân I ngoài chạy dọc theo cạnh bên ngoài của ngón chân I và phân nhánh nuôi cho ngón chân I, tận hết ở đầu ngón chân. ĐM mu ngón chân I trong thường là một nhánh của ĐM mu đốt bàn chân I tách ra ở phía trên khớp bàn ngón, chạy vắt ngang qua xương ngón I, chạy dọc mặt trong của ngón chân I, cấp máu cho mặt trong ngón chân I. Giữa hai ĐM mu ngón chân trong và ngoài, giữa các ĐM mu ngón chân và gan ngón chân có nhiều vòng nối xung quanh ngón. ĐM cấp máu cho ngón chân thứ hai có cấu tạo tương tự như ĐM cấp máu cho ngón chân cái.
  7. 5 1.1.5. Những nghiên cứu giải phẫu mạch máu ở bàn chân ở Việt Nam Việc nghiên cứu giải phẫu mạch máu liên quan tới chuyển ngón chân ở người Việt còn rất hạn chế. Chúng tôi thấy mới có một công trình gần đây của Trần Ngọc Anh và cộng sự 2017 (30 bàn chân của 18 xác bảo quản trong fomalin). 1.2. Các phương pháp khảo sát động mạch 1.2.1. Kỹ thuật phẫu tích 1.2.2. Kỹ thuật làm tiêu bản ăn mòn 1.2.3. Kỹ thuật siêu âm Doppler mạch máu 1.2.4. Các kĩ thuật chụp mạch Kỹ thuật chụp X Quang có tiêm thuốc cản quang trên xác Chụp mạch số hóa xóa nền (Digital Subtraction Angiography-DSA) Chụp cộng hưởng từ mạch (Vascular Magnetic Resonance Imaging) Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính (Computer Tomographic Angiography) 1.3. Ứng dụng giải phẫu động mạch cấp máu cho ngón chân I và II của bàn chân trong phẫu thuật tạo hình 1.3.1. Ứng dụng giải phẫu động mạch cấp máu cho ngón chân I và II trong kĩ thuật chuyển ngón Wang W. (1983) thực hiện kĩ thuật chuyển ngón thường lấy động mạch mu chân làm cuống mạch nuôi của vạt ngón chân vì kích thước mạch máu 2-3mm đủ làm nguồn nuôi. Cobbett đã thực hiện một chuyển ngón tay cái của con người vào năm 1969, và Gu. Y. D theo sau với việc chuyển ngón chân thứ hai. Khái niệm và cách đặt tên của siêu vi phẫu được thành lập ở Nhật Bản báo cáo bởi Koshima I. (2010). 1.3.2. Một số dạng vạt chuyển ngón mới được cải tiến hiện nay Nhờ có kính hiển vi điện tử và dụng cụ vi phẫu nên giờ đây
  8. 6 Wang Z. T. (2016) và Mujica J. V. (2021) có thể nối những mối mạch nhỏ 0,3mm với sự giúp đỡ kính hiển vi phóng đại 20 lần và chỉ vi phẫu 12.0. Ona I. R. D. (2018) và Yin Y. (2020) đã báo cáo kỹ thuật vi phẫu kép đồng thời trong một lần mổ chuyển từ ngón chân thứ I và ngón chân thứ II tái tạo ngón tay. Zengtao W. tái tạo ngón tay thay thế bằng cách chuyển vi phẫu kép từ hai vạt nửa ngón chân cái bằng việc sử dụng các hai bên vạt da xương ở móng tự do để tạo tái tạo đầu xa ngón dài. Hong M.K. (2021), kỹ thuật chuyển vạt tự do che phủ búp ngón tay được cải tiến rất nhiều. 1.3.3. Phẫu thuật tạo hình vạt che phủ huyết hổng vùng ngón chân cái Vạt ngược dòng cuống ngoại vi của động mạch mu đốt bàn chân I có nguồn cung cấp động mạch đáng tin cậy vì động mạch mu đốt bàn chân I cho ra nhiều nhánh xuyên da để cung cấp đủ động mạch cho da đối xứng và nó tiếp với động mạch gan chân thông qua các nhánh nối Ozkaya O. (2018). Vạt múp ngón chân được ứng dụng làm vạt vi phẫu tự do che phủ khuyết hổng đầu múp ngón tay. Cheng L. F. (2019), sử dụng kĩ thuật vi phẫu bóc tách được vạt múp ngón chân (kích thước mạch vùng này thường nhỏ dễ co thắt 0,3mm- 0,8mm) che phủ khuyết hổng đầu xa xương bàn ngón chân cái lộ gân và xương. CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Tiêu bản bàn chân: 50 bàn chân từ 25 xác hiến của người Việt Nam trưởng thành không có bất thường về cấu trúc bàn chân, được bảo quản tại Bộ môn Giải phẫu – Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Tiêu chuẩn lựa chọn tiêu bản:
  9. 7 - Tuổi lúc chết trên 18 tuổi. - Bàn chân không có một trong các biểu hiện: cong vẹo hoặc dập nát, sẹo, khuyết thiếu tổ chức. - Bàn chân được xử lý và bảo quản tốt, không mủn nát, các cấu trúc bàn chân vẫn được giữ tốt. Tiêu chuẩn loại trừ: - Những xác có bàn chân do xử lý không đạt hoặc có chất lượng kém có thể làm ảnh hưởng đến kết quả đo đạc. - Các xác trong quá trình phẫu tích bị rách, đứt các nhánh mạch máu, các cấu trúc cơ vùng bàn chân. - Những xác có bất thường vùng bàn chân như u mạch máu ..., đã phẫu tích hoặc đã phẫu thuật vùng bàn chân ảnh hưởng đến động mạch mu chân, động mạch mu đốt bàn chân I, động mạch ngón chân, động mạch gan chân sâu. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phẫu tích trực tiếp trên các tiêu bản bàn chân đã được ướp formalin tại phòng thực tập của Bộ môn Giải phẫu – Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Phương pháp phẫu tích theo phương pháp kinh điển, bộc lộ cuống mạch đến những nhánh nhỏ nhất có thể phẫu tích được, kĩ thuật bóc tách được tiến hành theo Lisowski F.P. (2004). Cách tính kích thước mạch máu: Đường kính tròn = 2D/3,1416 x1,18 Trong đó: • D là nửa chu vi của động mạch. • 1,18 là tỷ lệ co mạch khi xác được bảo quản trong formol Các mạch máu, nhánh mạch được đo phải có đường kính tối thiểu 0,2mm. Chiều dài tương đối của các mạch máu được tính từ
  10. 8 nguyên ủy đến chỗ chia nhánh lớn đầu tiên. Để xác định và đối chiếu nguyên ủy của mạch máu, chúng tôi dựa vào các mốc cố định. Đo kích thước các mạch máu khi ở tư thế trung bình, bàn chân vuông góc với cẳng chân. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu Số lượng xác chân phải và trái bằng nhau, đều là 25 chân mỗi bên. Giới tính của xác gần tương đương nhau, ở nam là 24 chân (48%), nữ là 26 chân (52%). Tuổi trung bình của xác trong nghiên cứu là 66.24 ± 14.48 tuổi, thấp nhất là 33 tuổi và cao nhất là 87 tuổi. Chiều dài đường chuẩn 13.21 ± 1.03 cm, dài nhất là 15 cm và ngắn nhất là 10,30 cm. 3.2. Đặc điểm giải phẫu động mạch cấp máu cho ngón chân I- II 3.2.1. Động mạch mu chân 3.2.1.1. Đặc điểm nguyên ủy động mạch mu chân Động mạch mu chân xuất phát từ động mạch chày trước (49/50), ĐM gan chân sâu (1/50) và không có trường hợp nào xuất phát từ nhánh xuyên ĐM mác. 3.2.1.2. Đặc điểm chiều dài động mạch mu chân Bảng 3.4:Liên quan chiều dài động mạch mu chân với nguyên ủy Chiều dài động mạch 𝑥 ± SD Min Max Nguyên ủy (cm) (cm) (cm) Động mạch chày trước (n=49) 7,66 ± 1,11 5,70 9,70 Nhánh xuyên động mạch mác (n=0) Khác (động mạch gan chân sâu) 5,16 (n=1)
  11. 9 Tổng (n=50) 7,61 ± 1,16 5,16 9,70 Chiều dài ĐM mu chân trung bình là 7,61 ± 1,16 cm, ngắn nhất là 5,16 cm, dài nhất là 9,70 cm. Chiều dài trung bình các ĐM mu chân xuất phát từ ĐM chày trước (7,66 cm) dài hơn đáng kể so với chiều dài của ĐM mu chân duy nhất xuất phát từ ĐM gan chân sâu (5,16 cm). 3.2.1.3. Đặc điểm đường kính động mạch mu chân Bảng 3.7: Đường kính nguyên ủy, đường kính tận của động mạch mu chân hai bên Động mạch mu chân Bàn Giá trị Đường kính nguyên Đường kính tận chân ủy (mm) (mm) Phải 𝑥 ± SD 3,78 ± 0,58 2,83 ± 0,64 (n=25) Min 2,34 1,30 Max 4,50 3,82 Trái 𝑥 ± SD 3,71 ± 0,80 3,00 ± 0,65 (n=25) Min 1,30 0,95 Max 5,15 3,80 P 0,662 0,237 Tổng 𝑥 ± SD 3,74 ± 0,69 2,92 ± 0,64 (n=50) Min 1,30 0,95 Max 5,15 3,82 Đường kính nguyên ủy trung bình ĐM mu chân là 3,74 ± 0,69 mm, lớn nhất là 5,15 mm nhỏ nhất 1,30 mm. Đường kính tận trung bình của ĐM mu chân 2,92 ± 0,64 mm, lớn nhất là 3,82 mm, nhỏ nhất 0,95 mm.
  12. 10 3.2.2. Động mạch mu đốt bàn chân I 3.2.2.1. Đặc điểm nguyên ủy động mạch mu đốt bàn chân I Động mạch mu đốt bàn chân I đa số xuất phát từ ĐM mu chân (48/50 chân), tỷ lệ xuất phát từ ĐM gan chân sâu là 1/50 chân và cung ĐM gan chân là 1/50 chân. 3.2.2.2. Đặc điểm chiều dài động mạch mu đốt bàn chân I và khoảng cách đến khớp bàn ngón chân I Koảng cách (KC) trung bình từ nguyên ủy ĐM mu đốt bàn chân I đến khớp bàn ngón chân I là 34,18 ± 20,03 mm, dài nhất là 59,73 mm và ngắn nhất là 3,76 mm. KC từ nguyên ủy động mạch mu đốt bàn ngón chân I đến khớp bàn ngón chân I tập trung nhiều ở khoảng 40 – 60 mm cách khớp bàn ngón chân I. Bảng 3.11: Liên quan chiều dài động mạch mu đốt bàn chân I với nguyên ủy Chiều dài động mạch 𝑥 ± SD (cm) Min Max Nguyên ủy (cm) (cm) Động mạch mu chân (n=48) 5,47 ± 0,83 3,70 7,13 Động mạch gan chân sâu (n=1) 4,70 Cung ĐM gan chân (n=1) 4,89 Tổng (n=50) 5,44 ± 0,83 3,70 7,13 Chiều dài trung bình ĐM mu đốt bàn chân I là 5,44 ± 0,83 cm, dài nhất là 7,13 cm, ngắn nhất là 3,70 cm. Chiều dài ĐM mu đốt bàn chân I xuất phát từ ĐM mu chân có xu hướng dài hơn các ĐM xuất phát từ ĐM gan chân sâu hay cung ĐM gan chân. 3.2.2.3. Đặc điểm đường kính động mạch mu đốt bàn chân I Đường kính nguyên ủy ĐM mu đốt bàn chân I là 1,84 ± 0,36 mm, đường kính nhỏ nhất 1,07 mm và lớn nhất là 3,08 mm. Đường kính nguyên ủy ĐM mu đốt bàn chân I tách ra từ ĐM mu chân có
  13. 11 phần cao hơn 2 ĐM tách ra từ ĐM gan chân sâu hay cung ĐM gan chân. Đường kính tận là 1,54 ± 0,35 mm, đường kính nhỏ nhất là 0,80 mm và lớn nhất là 2,75 mm. Đường kính tận ĐM mu đốt bàn chân I tách ra từ ĐM mu chân có phần cao hơn 2 ĐM tách ra từ ĐM gan chân sâu hay cung ĐM gan chân. 3.2.2.4. Đặc điểm liên quan với cơ liên cốt 1 của động mạch mu đốt bàn chân I Bảng 3.13. Các dạng đường đi của động mạch mu đốt bàn chân I (8%) (92%) (0%) Dạng đường đi của ĐM mu đốt bàn chân I chủ yếu là dạng B, chiếm 46/50 chân (92%). Dạng A có 4/50 chân (8%). Dạng C của ĐM mu đốt bàn chân I không có trường hợp nào. 3.2.3. Động mạch gan chân sâu 3.2.3.1. Đặc điểm nguyên ủy động mạch gan chân sâu Đa số ĐM gan chân sâu xuất phát từ ĐM mu chân. Nguyên ủy của ĐM gan chân sâu có 49/50 trường hợp xuất phát từ ĐM mu chân, có 1 trường hợp xuất phát từ cung ĐM gan chân.
  14. 12 3.2.3.2. Đặc điểm chiều dài động mạch gan chân sâu và khoảng cách nguyên ủy đến khớp bàn ngón chân I Bảng 3.14: Liên quan giữa chiều dài với nguyên ủy của động mạch gan chân sâu Chiều dài động mạch 𝑥 ± SD Min Max Nguyên ủy (mm) (mm) (mm) Động mạch mu chân (n=49) 12,10 ±3,46 6,90 22,60 Cung động mạch gan chân (n=1) 16 Động mạch khác (n=0) Tổng (n=50) 12,18 ±3,47 6,90 22,60 Chiều dài trung bình ĐM gan chân sâu là 12,18 ± 3,47 mm, ngắn nhất là 6,90 mm, dài nhất là 22,60 mm. Khoảng cách nguyên ủy ĐM gan chân sâu đến khớp bàn ngón chân I trung bình là 34,28 ± 21,15 mm, ngắn nhất là 3,83 mm, dài nhất là 67,11 mm. 3.2.3.3. Đặc điểm đường kính động mạch gan chân sâu Đường kính nguyên ủy trung bình ĐM gan chân sâu là 1,68 ± 0,43 mm, đường kính tận trung bình ĐM gan chân sâu là 1,61 ± 0,41 mm. 3.2.4. Động mạch gan đốt bàn chân I 3.2.4.1. Đặc điểm nguyên ủy ĐM gan đốt bàn chân I có nguyên ủy khá đa dạng, 64% từ ĐM gan chân sâu, 20% từ cung ĐM gan chân và 16% từ các ĐM khác.
  15. 13 3.2.3.2. Đặc điểm chiều dài Đường kính nguyên ủy ĐM gan đốt bàn chân I trung bình là 1,40 ± 0,32 mm, lớn nhất là 2,14 mm và nhỏ nhất là 0,78 mm. Đường kính tận ĐM gan đốt bàn chân I trung bình là 1,20 ± 0,31 mm, lớn nhất là 4,81 mm, nhỏ nhất 0,7 mm. 3.2.5. Cung động mạch gan chân 3.2.5.1. Đặc điểm nguyên ủy cung động mạch gan chân 100% cung ĐM gan chân hình thành bởi ĐM gan chân ngoài nối với ĐM gan chân sâu. Chiều dài cung ĐM gan chân sâu trung bình là 38,9 ± 5,5 mm, ngắn nhất 25 mm, dài nhất 48 mm. Đường kính nguyên ủy trung bình là 2,23 ± 1,94 mm, nhỏ nhất 1,07 mm, lớn nhất 15,40 mm. Đường kính tại vị trí nối động mạch gan chân sâu 1,74 ± 0,40 mm, nhỏ nhất 0,9 mm, lớn nhất 2,86 mm. 3.2.6. Đặc điểm các động mạch ngón chân trong khoang gian cốt 1 Đường kính trung bình của các động mạch ngón chân trong khoang gian cốt 1 đều tương đối nhỏ < 1 mm. Không có sự khác biệt giữa 2 giới p đều > 0,05. 3.3. Đặc điểm giải phẫu nhánh xuyên từ động mạch mu đốt bàn chân I 3.3.1. Số lượng nhánh xuyên từ động mạch mu đốt bàn chân I Có 140 nhánh xuyên trong nghiên cứu và nhiều nhất 7 nhánh xuyên trên 1 tiêu bản và ít nhất là 1 nhánh xuyên trên 1 tiêu bản, tỉ lệ trung bình là 2,8 nhánh xuyên trên 1 tiêu bản. 3.3.2. Đặc điểm kích thước của các nhánh xuyên Chiều dài trung bình của các nhánh xuyên là 4,92 ± 3,59 mm, ngắn nhất là 0,35 mm và dài nhất là 36 mm. Không có sự khác biệt chiều dài nhánh xuyên giữa 2 giới và giữa 2 bên chân.
  16. 14 Đường kính nguyên ủy trung bình của các nhánh xuyên là 0,48 ± 0,23 mm, đường kính lớn nhất là 1,05 mm, nhỏ nhất là 0,08 mm. Đường kính tận ra da của nhánh xuyên là 0,46 ± 0,22 mm, đường kính lớn nhất là 1,02 mm, đường kính nhỏ nhất là 0,08 mm. 3.3.3.Đặc điểm phân loại nhánh xuyên Bảng 3.35: Tỷ lệ các loại mạch xuyên Loại mạch Mạch xuyên Mạch xuyên cơ - Tổng xuyên da da n 106 34 140 % 75,71% 24,29% 100% 140 nhánh xuyên có 106 nhánh xuyên da chiếm 75,71%. Nhánh xuyên cơ – da chiếm 24,29% (34/140 nhánh). Không có loại nhánh xuyên cơ (0/140 nhánh). 3.3.4. Phân bố đường kính nhánh xuyên của động mạch mu đốt bàn chân I Đường kính nguyên ủy các nhánh xuyên gặp nhiều nhất ở khoảng từ 0,2 đến 0,3 mm và khoảng từ 0,5 đến 0,6 mm. Đường kính tận của các nhánh xuyên nhiều nhất ở khoảng từ 0,3 đến 0,4 mm. Phân lớp đường kính nguyên ủy và đường kính tận các nhánh xuyên da thành 3 phân lớp đường kính < 0,3 mm; 0,3-0,8 mm và > 0,8 mm. Kết quả tập trung chủ yếu phân nhóm 2 (0,3 - 0,8 mm) chiếm 96 (68,6%) và 93 (65,7%).
  17. 15 Bảng 3.40. Liên quan phân lớp đường kính nguyên ủy với loại mạch xuyên da Loại mạch Mạch xuyên Mạch Tổng Phân lớp da xuyên cơ – (n, %) p đường kính (n, %) da nguyên ủy (n, %) Nhóm 1(0,8 13(9,3%) 3 (2,1%) 16 (11,4%) (*) mm) Tổng 106(75,7%) 34 (24,3%) 140 (100%) Cả 2 loại nhánh xuyên da và xuyên cơ – da ta thấy nhóm 2 (0,3-0,8 mm) chiếm tỷ lệ cao nhất 76 nhánh xuyên (54,3%), 20 nhánh xuyên cơ-da (14,3%), tuy nhiên phép kiểm ꭓ2 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ các phân nhóm đường kính nguyên ủy với loại mạch xuyên. Phân lớp nhóm 2 (0,3-0,8 mm) chiểm tỷ lệ cao nhất 93/140 (66,5%), và nhánh xuyên da chiếm tỷ lệ cao nhất 106/140 (75,7%). Không có sự khác biệt về tỷ lệ giữa phân lớp đường kính nhánh xuyên và phân loại nhánh xuyên. Chiều dài mạch xuyên là 4,92 ± 3,59 mm, dài nhất 36 mm, ngắn nhất 0,35mm.
  18. 16 Bảng 3.44: Khoảng cách giữa nguyên ủy nhánh xuyên tới khớp bàn ngón chân I và khoảng cách giữa các nhánh xuyên Khoảng cách giữa Khoảng cách giữa nguyên Giá trị các nhánh xuyên ủy với khớp bàn ngón chân I (n=90) (n=140) 𝑥 ± SD (mm) 12,97 ± 9,05 22,30 ± 14,54 Min (mm) 0,62 1,31 Max (mm) 48,12 59,30 Khoảng cách giữa cách mạch xuyên là 12,97 ± 9,05 mm, dài nhất 48,12 mm, ngắn nhất 0,62 mm; khoảng cách giữa nguyên ủy mạch xuyên tới khớp bàn ngón I là 22,30 ± 14,54 mm, dài nhất 59,30 mm, ngắn nhất 1,31 mm. Trong phạm vi bán kính 50 mm, tâm là khớp bàn ngón chân I, có 135 nhánh xuyên trên tổng số 140 nhánh xuyên của động mạch mu đốt bàn chân I, chiếm 96 %, trong đó có 95 mạch có đường kính từ 0,3 mm - 0,8 mm, chiếm 67,86%. Như vậy trong phạm vi bán kính 50 mm tâm là khớp bàn ngón chân I chúng tôi luôn tìm thấy ít nhất 1 nhánh xuyên của động mạch mu đốt bàn chân I và tỷ lệ 67,86% gặp nhánh xuyên có đường kính từ 0,3 mm - 0,8 mm. CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm các tiêu bản trong mẫu nghiên cứu Độ tuổi trung bình của các xác ướp formol trung bình là 66,24 ± 14,48 tuổi, độ tuổi nhỏ nhất là 33 tuổi và lớn nhất là 87 tuổi. Như vậy tất cả các tiêu bản trong nghiên cứu của chúng tôi đều trên 18 tuổi. Ở độ tuổi này cấu trúc giải phẫu bàn chân cũng như các vùng khác trên cơ thể đã phát triển đầy đủ và gần như không có sự biến đổi về hình thái. Giới tính của các mẫu nghiên cứu xác ướp formol có tỷ lệ nam và nữ tương đương nhau (48% nam và 52% nữ). Tỷ lệ chân
  19. 17 bên trái và bên phải của các mẫu nghiên cứu trên xác ướp formol là ngang bằng nhau. 4.2. Đặc điểm giải phẫu động mạch cấp máu cho ngón chân I và mặt trong ngón chân II 4.2.1. Đặc điểm giải phẫu động mạch mu chân Tỷ lệ phát hiện ĐM mu chân là 100%, tuy nhiên có 01 tiêu bản chiếm 2% ĐM mu chân rất nhỏ, sau khi đi xuống mu chân thì phân nhánh và kết thúc sớm ở 1/3 trên của mu bàn chân, có thể coi đây là 1 trường hợp vắng mặt của động mạch mu chân (chúng chỉ cấp máu cho một vùng nhỏ phía trên của mu chân). Kết quả trùng khớp với hầu hết các tác giả Yamada T. 53,3%, Vijayalakshmi S. 56%, Kulkarni V. 15%, Rajeshwari M.S. 54,7%, Sawant S.P. 96% Bên cạnh đó, các tác giả Sawant S.P. (2013), Vijayalakshmi S. (2011), Hemamalini H. (2021) đề cập tới là có 2 động mạch mu chân. Đây là một dạng biến đổi về cấp máu thường gặp, tỉ lệ biến đổi này 2% - 2,5% và liên quan với chủng tộc Ấn Độ. Đường kính nguyên ủy của động mạch mu chân trong nghiên cứu của chúng tôi 3,74 ± 0,69 (mm) lớn hơn so với kết quả của các tác giả Kim J.W. (2015) là 1,5 - 2 mm và đường kính của chúng tôi gần với tác giả người Nepal Gautam A. (2020) là 4 ± 0,00 mm và Ấn Độ Kulkarni V. (2012) là 3,31 ± 0,00 mm, liệu chúng ta có đặt ra câu hỏi chủng tộc châu Á có kích cỡ mạch máu lớn hơn. Nhưng sự khác biệt này không lớn và có thể là do khác biệt về chủng tộc, để khẳng định cần có một nghiên cứu trên cỡ mẫu lớn hơn, đa dạng về chủng tộc hơn và có sự thống nhất về cách thức đo đạc đường kính nguyên ủy của động mạch hơn. Nghiên cứu của chúng tôi chiều dài trung bình của động mạch mu chân là 7,61 ± 1,16 cm. Chiều dài trung bình của động
  20. 18 mạch mu chân ở nam dài hơn ở nữ. Kết quả của chúng tôi là gần giống với Gupta C. (2018) báo cáo chiều dài động mạch mu chân trung bình là 7,8 cm. Nghiên cứu về chiều dài động mạch mu chân giúp cho các nhà phẫu thuật tính toán độ dài cuống vạt chủ động trong phương án tạo hình. Độ dài cuống mạch nuôi khá thích hợp với kỹ thuật cấy chuyển. Nếu cần thiết còn có thể kéo dài cuống đó bằng cách lấy mạch lên trên cổ chân. Các mạch máu có kích thước đường kính khá lớn dễ dàng nối bằng kỹ thuật vi phẫu. 4.2.2. Động mạch mu đốt bàn chân I Động mạch mu đốt bàn chân I có nguyên ủy từ ba nguồn, từ động mạch mu chân ở 48 trường hợp ( chiếm 96%); 1 trường hợp từ động mạch gan chân sâu ( chiếm 2%); 1 trường hợp từ cung động mạch gan chân ( chiếm 2%), đây chính là trường hợp động mạch mu chân rất ngắn và nhỏ. Tất cả các động mạch mu đốt bàn chân I đều có mặt trong tất cả các trường hợp nghiên cứu của chúng tôi, điều này tương tự với dữ liệu của Yeo C.J. (2014) trong nghiên cứu dân cư Singapore, và cũng tương tự Amuti T. (2019) nghiên cứu người da đen ở Kenya. Tuy nhiên, ngược lại, trong dân số Hoa Kỳ, Upton J. (1998) nhận thấy rằng động mạch mu đốt bàn chân I có 9% trường hợp vắng mặt, trong khi Kulkarni V. 2012 tìm thấy rằng động mạch mu đốt bàn chân I vắng mặt trong 33,3% trường hợp trong dân số Ấn Độ. Trong một nghiên cứu khác của Ấn Độ, Awari P.S. (2017) nhận thấy rằng động mạch mu đốt bàn chân I không có ở 8% bàn chân, Chúng ta nhận thấy nghiên cứu của Kulkarni V. và Awari P.S. khác nhau dù cùng là người Ấn Độ. Do đó, chúng tôi cho rằng cần có nghiên cứu lớn đa trung tâm để có thống kê đầy đủ và rõ ràng về sự khác nhau giải phẫu động mạch mu đốt bàn chân I ở các chủng tộc trên thế giới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2