Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hiệu quả kết hợp dẫn lưu định vị và bơm Alteplase trong điều trị chảy máu não tự phát trên lều
lượt xem 2
download
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu hiệu quả kết hợp dẫn lưu định vị và bơm Alteplase trong điều trị chảy máu não tự phát trên lều" được nghiên cứu với mục tiêu: Mô tả diễn biến lâm sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính chảy máu não tự phát trên lều được dẫn lưu định vị kết hợp bơm Alteplase; Đánh giá kết quả và một số yếu tố liên quan của dẫn lưu định vị kết hợp bơm Alteplase trong điều trị chảy máu não tự phát trên lều.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu hiệu quả kết hợp dẫn lưu định vị và bơm Alteplase trong điều trị chảy máu não tự phát trên lều
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y ĐẶNG HOÀI LÂN NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KẾT HỢP DẪN LƯU ĐỊNH VỊ VÀ BƠM ALTEPLASE TRONG ĐIỀU TRỊ CHẢY MÁU NÃO TỰ PHÁT TRÊN LỀU Ngành : Ngoại khoa Mã số : 9 72 01 04 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
- HÀ NỘI - 2024 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Vũ Văn Hòe 2. TS. Nguyễn Trọng Yên Phản biện 1: PGS. TS. Kiều Đình Hùng Phản biện 2: PGS. TS. Trần Công Hoan Phản biện 3: PGS. TS. Bùi Ngọc Tiến Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại Học viện Quân Y vào hồi: giờ ngày tháng năm 2024 Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia
- 2. Thư viện Học viện Quân y
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Chảy máu não tự phát (CMNTP) là sự thoát mạch tự phát, cấp tính của máu vào nhu mô não, không do chấn thương. Khoảng 78 - 88% chảy máu não (CMN) bắt nguồn từ vỡ tự phát các tiểu động mạch bị tổn thương do tăng huyết áp mạn tính hoặc bệnh thoái hóa mạch máu não dạng bột, còn gọi là CMN nguyên phát. Bệnh lý này có tỷ lệ tử vong, tàn phế cao; trong đó, vị trí trên lều chiếm ưu thế hơn hẳn so với dưới lều, chiếm 80 - 90%. Về chẩn đoán, cắt lớp vi tính (CLVT) là tiêu chuẩn vàng. Tuy nhiên, về điều trị, hiện chưa có phương pháp nào chứng minh được hiệu quả ưu thế trong việc cải thiện tỷ lệ tử vong cũng như phục hồi chức năng (PHCN) thần kinh sau CMNTP. Trong đó, phẫu thuật (PT) với phương pháp chủ yếu là mở sọ có thể mang lại các lợi ích như ngăn ngừa và dự phòng các tổn thương thần kinh thứ phát do tăng áp lực nội sọ, do hiệu ứng đè ép của khối máu tụ (KMT)... Tuy nhiên, PT mở sọ lại có nguy cơ gây tổn thương não thứ phát, để lại các di chứng do chính PT gây ra. Cuối những năm 1980 của thế kỷ XX, với sự ra đời của các phương tiện hiện đại như kính vi phẫu, định vị thần kinh, nội soi… Các kỹ thuật trong phẫu thuật CMNTP trên lều đã dịch chuyển sang hướng áp dụng các phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (PTXLTT). Trong đó, kết quả PT dẫn lưu KMT định vị kết hợp bơm chất tiêu sợi huyết điều trị CMNTP trên lều, qua các thử nghiệm MISTIE, MISTIE III…, mặc dù còn một số vấn đề chưa được như kỳ vọng song được đánh giá là phương pháp có khả năng giúp làm giảm tỷ lệ tử vong và góp phần mang lại kết quả PHCN tốt cho người bệnh (NB). Tại Việt Nam, PT này chỉ mới được áp dụng tại một số Bệnh viện. Tuy nhiên, các báo cáo mới chỉ dừng lại thông báo kết quả sớm sau PT.
- 2 Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả kết hợp dẫn lưu định vị và bơm Alteplase trong điều trị chảy máu não tự phát trên lều”, nhằm hai mục tiêu: 1. Mô tả diễn biến lâm sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính chảy máu não tự phát trên lều được dẫn lưu định vị kết hợp bơm Alteplase. 2. Đánh giá kết quả và một số yếu tố liên quan của dẫn lưu định vị kết hợp bơm Alteplase trong điều trị chảy máu não tự phát trên lều. Những đóng góp mới của luận án Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam đánh giá hiệu quả của một loại PTXLTT điều trị CMNTP trên lều. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng: 1. Phương pháp điều trị này là một lựa chọn an toàn và hiệu quả trong việc làm giảm thể tích KMT, qua đó có khả năng làm giảm tỷ lệ tử vong và góp phần mang lại kết quả PHCN thần kinh cho NB. 2. Nghiên cứu góp phần đưa ra các yếu tố tiên lượng (YTTL) kết quả điều trị (tình trạng tử vong trong 30 ngày sau khởi phát và khả năng PHCN sau 12 tháng); điều này sẽ giúp các bác sĩ có những tác động tích cực vào các yếu tố để nâng cao hơn nữa hiệu quả điều trị CMNTP trên lều nói chung, cũng như PT nói riêng. Bố cục của luận án Luận án gồm 126 trang (chưa kể tài liệu tham khảo và phụ lục) trong đó: Đặt vấn đề: 02 trang; Chương 1: Tổng quan 32 trang; Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 24 trang; Chương 3: Kết quả nghiên cứu 29 trang; Chương 4: Bàn luận 35 trang; Kết luận 02 trang; Hạn chế của nghiên cứu: 01 trang; Kiến nghị: 01 trang. Luận án có 32 bảng, 24 hình, 11 biểu đồ và 143 tài liệu tham khảo (14 tài liệu tiếng Việt và 129 tài liệu tiếng Anh). CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Sinh lý bệnh chảy máu não tự phát
- 3 Sinh lý bệnh CMNTP có liên quan mật thiết đến tổn thương các mạch máu nhỏ mạn tính. Hai dạng chính của tổn thương động mạch nhỏ trong CMNTP là tổn thương động mạch nhỏ do THA và bệnh thoái hóa mạch máu não dạng bột. Chảy máu não (CMN) được chia làm ba giai đoạn: hình thành KMT; khối máu tụ lan rộng và phù não. Trước đây người ta nghĩ rằng CMN là một quá trình đơn pha, nó sẽ nhanh chóng dừng lại ngay sau khi chảy máu do các mô xung quanh chèn ép vào và do quá trình đông máu. Tuy nhiên, những nghiên cứu hình ảnh học cho thấy CMN tiếp tục lan rộng sau khởi phát. Sau khi động mạch vỡ sẽ hoạt hóa hàng loạt các yếu tố đông máu tạo ra một lượng lớn Thrombin, giải phóng các Cytokine, phá vỡ hàng rào máu não. Bên cạnh đó, hồng cầu bị phân hủy sẽ giải phóng ra sắt góp phần làm tổn thương hàng rào máu não và các gốc tự do gây tổn thương tế bào nội mạc mạch máu dẫn đến phù não. Vì vậy, việc làm giảm thể tích KMT, về lý thuyết có thể ngăn chặn vòng xoắn bệnh lý gây tổn thương não tiến triển sau chảy máu não nhằm cải thiện tiên lượng NB. 1.2. Lâm sàng, cắt lớp vi tính chảy máu não tự phát trên lều Triệu chứng lâm sàng chung: đột ngột thấy yếu, liệt, tê mặt - tay - chân ở một bên cơ thể; mất nói, nói khó hoặc không hiểu lời nói; đau đầu kèm theo buồn nôn; rối loạn tri giác; huyết áp tăng kịch phát, rối loạn nhịp thở, sốt … Cắt lớp vi tính (CLVT) là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được áp dụng thường quy cho các CMNTP trên lều. CLVT không những giúp xác định chẩn đoán mà còn đánh giá chính xác vị trí CMN, kích thước KMT. Bên cạnh đó, CLVT còn xác định các tổn thương do CMNTP gây ra như: phù nề tổ chức não xung quanh, các dấu hiệu của hiệu ứng khối (hình dạng não thất, sự dịch chuyển đường giữa, tình trạng các bể đáy sọ…).
- 4 1.3. Điều trị chảy máu não tự phát trên lều Điều trị nội khoa bao gồm nhiều nội dung, với các mục tiêu cụ thể: kiểm soát huyết áp, cầm máu, điều chỉnh rối loạn đông máu, điều trị hồi sức tích cực, dự phòng các biến chứng và PHCN. Mặc dù vai trò của PT mở sọ để điều trị cho người bệnh CMNTP trên lều vẫn còn chưa thống nhất, nhưng việc sử dụng PT mở sọ lấy máu tụ là phương pháp phổ biến nhất được áp dụng ở hầu hết các Trung tâm. Tuy nhiên hai nghiên cứu lớn về PT mở sọ là STICH I và II không cho thấy kết quả thuận lợi về tỷ lệ PHCN hoặc tử vong của nhóm PT so với điều trị bảo tồn. Thay vào đó, việc sử dụng các phương pháp PTXLTT (MIS - Minimally Invasive Surgery) tiếp cận KMT về lý thuyết gây ít tổn thương não lành hơn trong suốt quá trình lấy máu tụ. 1.4. Dẫn lưu định vị kết hợp bơm tiêu sợi huyết Ưu điểm PT dẫn lưu KMT định vị là loại PTXLTT đơn giản, dễ thực hiện, thời gian ngắn, ông dẫn lưu được đặt vào KMT có kích thước nhỏ 12 - 14 Fr đầu tròn, nhẵn, mềm nên có thể tránh được tối đa những tổn thương cơ học với nhu mô và mạch máu não khi đi qua nhu mô não lành vào KMT. Tuy nhiên, mức độ giảm áp của PT này kém hơn so với PT mở sọ truyền thống trong những trường hợp KMT thể tích lớn do không loại trừ hoàn toàn ngay được KMT. Chính vì vậy, PT chọc hút, dẫn lưu KMT không thích hợp với CMNTP chưa ổn định hoặc nguy cơ thoát vị não ở giai đoạn sớm. Để tăng hiệu quả dẫn lưu KMT, phần máu tụ còn lại sau PT chọc hút được giải phóng bằng cách kết hợp bơm thuốc tiêu sợi huyết trong khoảng thời gian nhất định. Các chất này có tác dụng thúc đẩy làm tan nhanh KMT và qua đó tăng hiệu quả dẫn lưu ra ngoài. Trong các chất tiêu sợi huyết được sử dụng cho phương pháp điều trị này, rt-PA, với biệt dược là Alteplase, là chất hoạt hóa plasminogen mô tái tổ hợp, Rt-PA có bản chất là enzym tự nhiên, được tạo ra từ khả
- 5 năng đáp ứng của tế bào biểu mô khi thành mạch bị tổn thương. Chất này có khả năng chuyển plasminogen thành plasmin. Ưu điểm của Alteplase so với các thuốc tiêu sợi huyết khác là có tác dụng chọn lọc đối với fibrin, do vậy tác dụng chuyên biệt trên huyết khối. 1.5. Các yếu tố tiên lượng hiệu quả điều trị chảy máu não tự phát Mục đích ban đầu của các thang điểm tiên lượng, ví dụ ICH score, là nhằm chuẩn hóa các quy trình để đưa ra quyết định lâm sàng. Tuy nhiên, điểm ICH dường như đã đánh giá quá cao tỷ lệ tử vong ngay cả khi có can thiệp PT hay không. Mặt khác, kết quả của nghiên cứu MISTIE III cho thấy các giá trị ngưỡng giảm thể tích KMT có tương quan thuận với cải thiện PHCN và tỷ lệ tử vong sau CMNTP. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, các nghiên cứu về mô hình tiên lượng tử vong trong 30 ngày và PHCN cho người bệnh CMNTP điều trị bằng PT được quan tâm hơn, đặc biệt là các biến liên quan đến kết quả đạt được sau PT. CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu: gồm 80 người bệnh CMNTP trên lều được PT dẫn lưu dưới hướng dẫn của định vị kết hợp bơm chất tiêu sợi huyết Alteplase vào KMT tại Bệnh viện TƯQĐ 108 từ tháng 02 năm 2017 đến tháng 6 năm 2020. 2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn 1- Người bệnh được chẩn đoán là CMNTP trên lều dựa trên thăm khám lâm sàng và CLVT. 2- Tuổi từ 18 đến 80. 3- Tri giác trước PT theo thang điểm GCS > 5. 4- Huyết áp tâm thu ≤ 180 mmHg, ổn định trong vòng 6 giờ trước PT. 5- Thể tích KMT lúc nhập viện ≥ 30 ml.
- 6 6- Có thông tin đầy đủ (hành chính, tiền sử, bệnh sử, lâm sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính) và được theo dõi đầy đủ theo quy trình từ lúc vào viện cho đến khi kết thúc nghiên cứu. 7- Gia đình NB và NB (nếu ý thức được) đồng ý tự nguyện tham gia vào nghiên cứu. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 1- Người bệnh được chẩn đoán là CMN trên lều được xác định nguyên nhân do vỡ dị dạng mạch (phình mạch não, dị dạng động - tĩnh mạch não), huyết khối xoang tĩnh mạch não, u não, rối loạn chức năng đông chảy máu… 2- Người bệnh không PT hoặc PT bằng các phương pháp khác như: mở sọ giải áp có hoặc không có lấy máu tụ; nội soi lấy máu tụ; chọc hút, dẫn lưu không sử dụng định vị hoặc không kết hợp bơm chất tiêu sợi huyết. 3- Người bệnh được PT chọc hút, dẫn lưu kết hợp bơm chất tiêu sợi huyết Alteplase nhưng không theo hết quá trình điều trị do nhiều nguyên nhân khác nhau (gia đình NB không đồng ý tiếp tục dùng Alteplase, xin về trong quá trình điều trị; xuất hiện RL đông máu trong quá trình điều trị…). 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: can thiệp tiến cứu, mô tả cắt ngang, theo dõi dọc, không đối chứng. 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu Được tính theo công thức: x p (1-p)/ Cỡ mẫu tối thiểu cần có tính theo công thức là 77 trường hợp. Nghiên cứu của chúng tôi có 80 người bệnh (n= 80). 2.2.3. Các bước tiến hành - Chẩn đoán CMNTP trên lều dựa vào lâm sàng và CLVT. - Theo dõi và đánh giá các biến chứng sau PT.
- 7 - Bơm Alteplase vào KMT sau PT. - Theo dõi và đánh giá các biến chứng sau bơm Alteplase. - Điều trị nội khoa và PHCN. - Đánh giá kết quả ra viện, biến cố tử vong trong 30 ngày, PHCN sau 12 tháng tính từ lúc khởi phát. - Tổng kết, xử lý số liệu, viết luận án. 2.3. Phương tiện và quy trình nghiên cứu 2.3.1. Trang thiết bị, vật tư và thuốc phục vụ nghiên cứu Trang thiết bị chẩn đoán: máy chụp CLVT 16 dãy, 32 dãy; hệ thống nghiên cứu, phân tích hình ảnh chuyên dụng. Trang thiết bị PT: bộ dụng cụ PT sọ não, Catheter dẫn lưu 12 Fr, hệ thống máy định vị Navigation S7 (hãng Medtronic, Mỹ). Thuốc tiêu sợi huyết: Thuốc rt-PA, biệt dược là Actilyse ® (Boehringer Ingelheim, Đức); đóng ống 50 mg Alteplase. 2.3.2. Quy trình nghiên cứu Quy trình PT dẫn lưu định vị Lựa chọn NB cho PT dựa vào các tiêu chí của nghiên cứu MISTIE III có cải biên, là các trường hợp CMNTP trên lều có: - Tuổi từ 18 đến 80. - Tri giác trước PT theo thang điểm GCS > 5. - Thể tích KMT lúc nhập viện ≥ 30 ml. - Chảy máu não thất kèm theo có điểm Graeb < 9. - Thời gian PT sau 12 giờ tính từ khi khởi phát. Các bước PT Bước 1: Xác định quỹ đạo dẫn lưu tối ưu trên máy định vị. Bước 2: Thiết lập định vị trong PT. Bước 3: Rạch da và khoan sọ theo vị trí đã đánh dấu. Bước 4: Đặt dẫn lưu vào KMT. Bước 5: Hút máu tụ tại bàn PT. Quy trình bơm Alteplase vào KMT
- 8 Lựa chọn NB cho việc kết hợp bơm Alteplase: - Đầu và các lỗ bên của dẫn lưu nằm trong KMT. - Thể tích KMT còn lại sau PT ≥ 20 ml. Quy trình bơm Alteplase: dùng bơm tiêm chứa 1 mg/ml Alteplase bơm vào trước, sau đó bơm tiếp 3 ml dung dịch Natriclorua 0,9% để đẩy thuốc vào KMT, khóa dẫn lưu trong vòng 60 phút để đủ thời gian tương tác của thuốc và KMT, sau đó mở để chảy tự nhiên. Dừng bơm Alteplase khi có một trong các điều kiện sau: 1- Thể tích KMT còn lại < 20 ml. 2- Đã bơm đủ 09 liều Alteplase. 3- Dẫn lưu không hoạt động khi nằm ngoài KMT. 4- Dẫn lưu không hoạt động trong 2 liều Alteplase liên tiếp. 5- Có biến chứng chảy máu mới. Rút dẫn lưu: Sau khi đóng dẫn lưu trong vòng một giờ sau liều Alteplase cuối cùng thì mở tự nhiên trong 24 - 36 giờ trước khi rút. Quy trình theo dõi, xử trí biến chứng sau PT và bơm Alteplase Các phim chụp CLVT sọ não sau PT được bác sĩ CĐHA cùng PTV trực tiếp đánh giá và so sánh với các phim CLVT trước đó. 2.4. Biến số nghiên cứu 2.4.1. Biến số đặc điểm chung: tuổi, giới, các yếu tố nguy cơ, thời gian vào viện, thời gian khởi phát đến PT, triệu chứng lâm sàng… 2.4.2. Các biến diễn biến lâm sàng: các dấu hiệu sinh tồn gồm mạch (lần/phút), huyết áp (tối đa/tối thiểu mmHg), nhiệt độ (°C); tình trạng tri giác được tính theo thang điểm hôn mê Glasgow (GCS) được đánh giá tại các thời điểm: vào viện, trước PT, cùng thời điểm trong ngày (từ ngày 1 đến ngày 5 sau PT), thời điểm ra viện.
- 9 2.4.3. Các biến diễn biến cắt lớp vi tính: vị trí, vùng chảy máu, thể tích KMT (theo công thức của Broderick J.P.); mức độ CMNT (theo thang điểm Graeb); mức độ ĐĐĐG (theo Hoàng Đức Kiệt) được đánh giá tại năm thời điểm: lúc vào viện, trước PT, sau PT, sau kết thúc bơm Alteplase và rút dẫn lưu. 2.4.4. Các biến kết quả điều trị Kết quả trong PT dẫn lưu định vị: điểm chọc dẫn lưu, đặt dẫn lưu não thất ra ngoài, thể tích máu tụ hút được tại bàn PT (ml)… Các đặc điểm cắt lớp vi tính sau khi đặt dẫn lưu định vị: vị trí đầu dẫn lưu, thể tích KMT còn lại, ĐĐĐG, điểm Graeb sau PT. Các bất thường trên CLVT sau PT: tràn khí não, chảy máu xung quanh dẫn lưu, chảy máu KMT tăng lên, CMNT tăng lên. Đặc điểm bơm Alteplase sau PT: thời gian từ sau PT đến lần bơm Alteplase đầu tiên (giờ), số lần bơm Alteplase. Các đặc điểm CLVT sau kết thúc bơm Alteplase: thể tích KMT còn lại, ĐĐĐG, điểm Graeb, chảy máu xung quanh dẫn lưu, chảy máu KMT tăng lên, CMNT tăng lên, nhồi máu não. Các biến chứng trong quá trình điều trị và theo dõi: nhiễm khuẩn não - màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết… Kết quả ra viện: ngày nằm viện, GCS ra viện. 2.4.5. Các biến kết quả theo dõi - Tử vong trong 30 ngày sau khởi phát (sống/tử vong). - Ở thời điểm 12 tháng, thang điểm mRS được chia làm 2 mức độ: tốt (với mRS từ 0 - 3) và xấu (với mRS từ 4 - 6). 2.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: Số liệu nghiên cứu thu thập được xử lý và phân tích trên phần mềm thống kê SPSS 26.0. 2.6. Đạo đức nghiên cứu: Các nguyên tắc về y đức được đảm bảo thực hiện nghiêm túc. Tất cả các thông tin về NB được bảo mật. Người bệnh có thể rút khỏi nghiên cứu vào bất kì thời điểm nào.
- 10 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu - 80 người bệnh CMNTP trên lều gồm 64 nam (80%) và 16 nữ (20%). Nhóm tuổi phổ biến từ 40 - 69 có 63 NB (78,7%). Tuổi trung bình nhóm nghiên cứu là 55,6 ± 11,4 tuổi; tuổi trung bình của nữ cao hơn nam (65 so với 53,3 tuổi) có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). - Có 78,7% NB có tiền sử THA, đái tháo đường (ĐTĐ) chiếm 17,5%. - Tỷ lệ nghiện rượu và thuốc lá cao lần lượt là 32,5% và 12,5%. - 100% người bệnh CMNTP trên lều có tiểu cầu ≥ 100 G/l, các xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu và đông máu (Prothrombin, APTT, Fibrinogen) trong giới hạn cho phép PT. 3.2. Diễn biến lâm sàng và hình ảnh cắt lớp vi tính 3.2.1. Đặc điểm dấu hiệu sinh tồn và rối loạn tri giác trước PT Bảng 3.4. Mạch, huyết áp, nhiệt độ lúc vào viện và trước PT Thời điểm Vào viện Trước PT Dấu hiệu ± SD ± SD p* sinh tồn (n=80) min - max min - max Mạch (lần/phút) 88,0 ± 17,9 92,5 ± 18,5 0,068 HATT (mmHg) 162,8 ± 25,4 148,6 ± 17,7 < 0,001 HATTr (mmHg) 94,7 ± 17,1 88,5 ± 14,0 0,013 Nhiệt độ (°C) 37,0 ± 0,6 37,4 ± 0,8 < 0,001 Bảng 3.5. Rối loạn tri giác lúc vào viện và trước PT Thời điểm Vào viện Trước PT GCS n (%) n (%) 6 - 8 điểm 27 (33,8) 32 (40,0) 9 - 12 điểm 44 (55,0) 48 (60,0) 13 - 15 điểm 9 (11,2) 0 (0,0) Tổng 80 (100,0) 80 (100,0) ± SD (min - max) 9,8 ± 2,1 (6 - 14) 8,9 ± 1,5 (6 - 12)
- 11 p* 0,000 3.2.2. Diễn biến dấu hiệu sinh tồn và rối loạn tri giác - Tình trạng mạch có xu hướng tăng ở thời điểm trước PT và ngày thứ nhất sau PT (ở nhóm người bệnh GCS ≤ 8 điểm) so với lúc vào viện. Tuy nhiên tình trạng mạch ổn định dần từ ngày thứ hai sau PT đến lúc kết thúc theo dõi. - Tình trạng sốt của NB tăng dần từ lúc nhập viện đến trước thời điểm PT (p < 0,001) phù hợp với diễn tiến của bệnh. Theo dõi nhiệt độ 5 ngày sau PT, quan sát thấy không có sự khác biệt với thời điểm trước PT. - Tại thời điểm vào viện, HATT và HATTr của NB tăng cao và giảm dần đến thời điểm trước PT (p < 0,05) dưới tác động của các biện pháp điều chỉnh huyết động. Sau PT, tình trạng huyết áp có xu hướng ổn định dần. - Diễn biến RL tri giác theo GCS của NB có xu hướng giảm từ lúc vào viện cho đến thời điểm trước PT cho thấy tình trạng xấu đi theo diễn biến của bệnh. Sau PT, tình trạng tri giác của BN cải thiện dần cho đến lúc ra viện. 3.2.3. Diễn biến hình ảnh cắt lớp vi tính Bảng 3.6. Đặc điểm cắt lớp vi tính trước PT Số NB Đặc điểm cắt lớp vi tính trước PT Tỉ lệ (%) (n = 80) Bán cầu trái 42 52,5 Bên chảy máu Bán cầu phải 38 47,5 Hạch nền - đồi thị 59 73,7 Vùng chảy máu Thùy não 21 26,3 Máu vào não thất 57 71,3 - Thể tích KMT trung bình trước PT là 71,9 ml. - Đè đẩy đường giữa trung bình trước PT là 10,6 mm. - CMNT đánh giá bằng điểm Graeb 0 - 4 chiếm 72,5%.
- 12 Diễn biến cắt lớp vi tính trong quá trình điều trị - Thể tích KMT trước PT tăng không đáng kể so với lúc vào viện (p > 0,05); tuy nhiên thể tích KMT tại các thời điểm sau PT giảm so với trước PT có ý nghĩa thống kê p < 0,001. - ĐĐĐG trước PT tăng so với lúc vào viện (p < 0,01) và giảm so với các thời điểm sau PT có ý nghĩa thống kê p < 0,001. - CMNT theo thang điểm Graeb trước PT tăng so với lúc vào viện và giảm so với các thời điểm sau PT không có ý nghĩa thống kê. 3.3. Kết quả điều trị 3.3.1. Kết quả điều trị phẫu thuật Bảng 3.9. Kết quả trong PT Số NB Đặc điểm CLVT sau PT Tỉ lệ (%) (n = 80) Nằm giữa 75 93,7 Vị trí dẫn lưu so với KMT KMT Nằm rìa KMT 5 6,3 Tràn khí não 7 8,7 Chảy máu xung quanh dẫn lưu 5 6,3 Thể tích KMT tăng lên 1 1,3 CMNT (điểm Graeb) tăng lên 7 8,7 43,9 ± 18,2 (20,0 - Thể tích KMT (ml) ± SD (min - max) 143,8) ĐĐĐG (mm) ± SD (min - max) 7,6 ± 2,9 (0,0 - 15,9) Điểm Graeb (điểm) ± SD (min - max) 2,7 ± 2,3 (0 - 7) Bảng 3.10. Đặc điểm cắt lớp vi tính sau PT Số NB Tỉ lệ Đặc điểm trong PT (n = 80) (%) Vùng trán đỉnh 57 71,3 Vị trí điểm vào của dẫn Vùng đỉnh chẩm 11 13,7 lưu (entry point) Vùng thái dương đỉnh 12 15,0 Thể tích máu tụ hút được trong PT (ml) ± SD 40,1 ± 23,8 Thời gian PT (phút) ± SD 64,3 ± 13,8
- 13 3.3.2. Kết quả bơm Alteplase Bảng 3.11. Đặc điểm bơm Alteplase sau PT Bảng 3.12. Đặc điểm cắt lớp vi tính sau kết thúc bơm Alteplase Đặc điểm trên CLVT Đặc điểm bơm Alteplase sau PT Số NB Tỉ lệ (%) sau kết thúc bơm Alteplase (n = 80) Thời gian từ sau PT đến bơm Alteplase lần đầu 18,3 ± 9,7 Thể tích KMT - max) (giờ) ± SD (min < 20 ml 48(2,7 - 47,8) 60,0 Số lần bơm Alteplase (lần) ± SD≥ 20 ml 32 ± 1,5 (1 - 7) 40,0 2,9 Thể tích KMT (ml) ± SD 23,9 ± 24,6 ĐĐĐG (mm) ± SD 5,6 ± 3,5 Điểm Graeb (điểm) ± SD 1,9 ± 1,9 Chảy máu xung quanh dẫn lưu 2 2,5 Chảy máu KMT tăng lên 4 5,0 Chảy máu não thất tăng lên 4 5,0 Nhồi máu não 2 2,5 3.3.3. Kết quả khác trong quá trình điều trị Các biến chứng trong quá trình điều trị và theo dõi gồm: viêm phổi có 10%; nhiễm khuẩn não - màng não có 1,3%; nhiễm khuẩn huyết có 3,8%; phù não tiến triển được MSGA có 1,3%; giãn não thất mạn tính được đặt dẫn lưu não thất ổ bụng có 3,8%. Bảng 3.15. Kết quả ra viện Đặc điểm ra viện Ngày nằm viện (ngày) ± SD (min - max) 14,8 ± 5,7 (2 - 29) GCS ra viện (điểm) ± SD (min - max) 10,9 ± 3,4 (3 - 15) 3.3.4. Kết quả theo dõi 3.3.4.1. Tử vong trong vòng 30 ngày và nguyên nhân Tử vong trong 30 ngày là 16/80 NB chiếm 20%; nguyên nhân do biến chứng thần kinh là 8,8% và do nội khoa là 11,2%. 3.3.4.2. Kết quả theo dõi xa
- 14 Thang điểm mRS tại các thời điểm theo dõi 3; 6; 12 tháng đạt tốt (0-3) và xấu (4-6) có tỷ lệ tương đương nhau là 50%. 3.4. Các yếu tố liên quan tử vong trong 30 ngày 3.4.1. Mô hình hồi quy đơn biến liên quan đến tử vong 30 ngày Bảng 3.11. Mối liên quan giữa đặc điểm chung và tử vong 30 ngày Biến OR 95% CI p* Tuổi (năm) 0,994 0,947 - 1,043 0,809 Tiền sử THA 0,213 0,039 - 1,177 0,076 Tiền sử ĐTĐ 9,000 2,618 - 30,935
- 15 3.4.2. Mô hình hồi quy đa biến liên quan đến tử vong 30 ngày Bảng 3.23. Phân tích hồi quy logistic đa biến tiên lượng tử vong Các biến ở bước cuối Hệ số 95% CI p* OR cùng B Dưới Trên - 2,58 0,00 0,076 0,01 0,510 Glucose > 11,1 mmol/l 8 1 Thể tích KMT (ml) 0,038 0,00 1,039 1,01 1,068 trước PT 9 0 0,715 0,002 2,044 1,30 3,205 Điểm Graeb ra viện 3 2,965 0,04 19,391 1,11 337,14 Chảy máu tái phát 2 5 Hằng số - 4,26 Độ chính xác chung là 91,3% 3.5. Các yếu tố liên quan phục hồi chức năng thời điểm 12 tháng 3.5.1. Mô hình hồi quy đơn biến liên quan đến PHCN 3.5.1.1. Đặc điểm chung trước PT liên quan PHCN Bảng 3.24. Mối liên quan giữa đặc điểm chung trước PT và PHCN Tốt Xấu Biến OR 95% CI p* (n1= 40) (n2= 40) Tuổi ≥ 65 (%) 1,602 - 4 (10) 15(37,5) 5,400 0,007 18,204 Giới tính nữ (%) 1,122 - 4 (10) 12 (30) 3,857 0,032 13,258 THA (%) 29 0,707 - 34 (85) 2,149 0,177 (72,5) 6,530 10 0,854 - ĐTĐ (%) 4 (5) 3,000 0,087 (12,5) 10,54
- 16 GCS trước PT ≤ 9 19 33 1,870 - 5,211 0,002 (%) (47,5) (82,5) 14,520 Bảng 3.25. Mối liên quan giữa cắt lớp vi tính trước PT và PHCN Biến Tốt Xấu OR 95% CI p* (n1= 40) (n2= 40) Thể tích KMT 0,996 - trước PT > 60 67,3±24,0 76,5±28,0 1,014 0,124 1,033 ml (%) ĐĐĐG trước PT 2,999 - 13 (32,5) 32 (80,0) 8,308 0,001 > 10 mm (%) 23,012 CMNT trước 0,879 - 25 (62,5) 32 (80) 2,400 0,088 PT (%) 6,556 Graeb (điểm) 0,988 - 2,3±2,3 3,3±2,7 1,184 0,067 trước PT 1,419 Bảng 3.26. Mối liên quan giữa cắt lớp vi tính ra viện và PHCN Tốt Xấu Biến OR 95% CI p* (n1= 40) (n2= 40) Thể tích KMT 1,149 - còn lại ≥ 20 11 (27,5) 21 (52,5) 2,914 0,024 7,393 ml (%) ĐĐĐG 1,029 - > 10 mm ra 4,7±2,5 6,6±4,1 1,197 0,020 1,393 viện (%) Graeb (điểm) 0,998 - 1,5±1,7 2,3±1,9 1,294 0,052 ra viện 1,677 3.5.2. Mô hình hồi quy đa biến liên quan đến phục hồi chức năng Bảng 3.27. Phân tích hồi quy logistic đa biến tiên lượng PHCN xấu Các biến ở bước Hệ số B p* OR 95% CI cuối cùng
- 17 Tuổi ≥ 65 tuổi (%) 2,296 0,006 9,933 1,960 - 50,331 GCS trước PT ≤ 9 1,698 0,012 5,462 1,442 - 20,695 điểm (%) ĐĐĐG trước PT > 2,873 0,001 17,692 3,850 - 81,315 10 mm (%) Thể tích KMT còn lại 2,185 0,005 8,888 1,965 - 40,204 ≥ 20 ml (%) Hằng số - 4115 Độ chính xác chung là 78,8% CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 4.1.1. Đặc điểm về tuổi, giới tính và tiên lượng Kết quả nghiên cứu ghi nhận không có mối liên quan giữa tuổi và tình trạng tử vong 30 ngày, tuy nhiên lại có liên quan giữa tuổi (≥ 65 tuổi) trong phân tích đơn biến (OR = 5,400; 95% CI = 1,602 - 18,204; p = 0,007) và mô hình đa biến (OR = 9,933; 95% CI = 1,960 - 50,331; p = 0,006) đến PHCN thời điểm 12 tháng. Kết quả này là do lựa chọn NB PT của chúng tôi giới hạn tuổi ≤ 80. Tỷ lệ NB nam/nữ là 4/1. Các nghiên cứu khác cũng cho kết quả tỷ lệ nam nhiều hơn nữ như Hanley D.F. và Cs (2019) có tỷ lệ nam/nữ là 159/91 ~ 1,7/1; Yang X. và Cs (2021) là 180/62 ~ 2,9/1. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có sự liên quan giữa giới tính (nữ) trong phân tích đơn biến (OR = 3,857; 95% CI = 1,122 - 13,258; p = 0,032) đến PHCN xấu ở thời điểm 12 tháng. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Zhang K. và Cs cũng cho thấy giới có liên quan đến kết quả PHCN (p = 0,023).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 291 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 188 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 280 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 254 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 224 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 208 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó
32 p | 164 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mức lọc cầu thận bằng Cystatin C huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường và đái tháo đường típ 2
38 p | 95 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 29 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn