intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu kết quả của phẫu thuật cố định thể thủy tinh nhân tạo vào thành củng mạc có sử dụng đèn soi nội nhãn

Chia sẻ: Co Ti Thanh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:28

17
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án là Mô tả đặc điểm lâm sàng của những mắt mất thể thủy tinh và cấu trúc bao sau. Đánh giá kết quả của phẫu thuật cố định thể thủy tinh nhân tạo vào thành củng mạc có sử dụng đèn soi nội nhãn. Phân tích các yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu kết quả của phẫu thuật cố định thể thủy tinh nhân tạo vào thành củng mạc có sử dụng đèn soi nội nhãn

  1. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trên những bệnh nhân mất thể thủy tinh, không còn cấu trúc bao sau  hoặc cấu trúc bao sau không còn khả năng đỡ thể thủy tinh nhân tạo, phẫu   thuật   cố   định   thể   thủy   tinh   nhân   tạo   vào   thành   củng   mạc   với   vị   trí   càngcủa thể thủy tinh nhân tạo đặt trong rãnh thể mi,là vị trí gần với vị trí   giải phẫu tự nhiên của thể thủy tinh, giúp khôi phục cấu trúc sinh lý của   nhãn cầu, do vậy cho kết quả giải phẫu cũng như kết quả thị lực tốt nhất. Sử  dụng đèn soi nội nhãn là phương thức duy nhất để  tiếp cận các   cấu trúc ở ngoại vi của bán phần sau nhãn cầu như rãnh thể  mi, đặc biệt  trong những điều kiện như  trong các bệnh lý bán phần trước như  giác   mạc mờ  đục, đồng tử  co nhỏ, bất thường thể thủy tinh, giúp phẫu thuật  viên có thể  quan sát và thực hiện các phẫu thuật nội nhãn dễ dàng, chính   xác hơn, nâng cao chất lượng phẫu thuật và hiệu quả  điều trị  đối với   bệnh nhân. Vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề  tài  “Nghiên cứu kết quả   của phẫu thuật cố định thể thủy tinh nhân tạo vào thành củng mạc có   sử  dụng đènsoi nội nhãn”nhằm nâng cao tính chính xác của phẫu thuật,  hạn chế biến chứng sau phẫu thuật từ đó nâng cao hiệu quả điều trị, tối   ưu hóa thị lực cho bệnh nhân với các mục tiêu sau: 1. Mô tả đặc điểmlâm sàng của những mắt mất thể thủy tinh và cấu   trúc bao sau. 2. Đánh giá kết quả  của phẫu thuật cố  định thể  thủy tinh nhân tạo   vào thành củng mạc có sử dụng đèn soi nội nhãn. 3. Phân tích các yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật. 2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN: ­ Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt nam đánh giá tổng thể  về  kết   quả của phẫu thuật cố định thể thủy tinh nhân tạo vào thành củng mạc có   sử dụng đèn soi nội nhãn. ­ Nghiên cứu bổ sung, giúp hiểu sâu hơn về các đặc điểm lâm sàng   và các nguyên nhân gây mất thể  thủy tinh và mất cấu trúc bao sau của  thể thủy tinh. - Nghiên cứu áp dụng phương tiện hiện đại hiện nay trong nhãn khoa   là nội soi nhãn cầu vào phương pháp cố  định thể  thủy tinh nhân tạo vào  thành củng mạc giúp có tỷ lệ thành công cao, giảm tỷ lệ biến chứng.
  2. ­ Kỹ  thuật khâu dấu chỉ  cố  định trong lòng củng mạc trong nghiên   cứu giúp giảm tỷ lệ thấp nhất của biến chứng lộ chỉ sau ph ẫu thu ật, vi ệc   sử  dụng chỉ  10/0 poly propylene rất thông dụng trong nhãn khoa giúp các   bệnh viện tuyến dưới dễ dàng tiếp cận với kỹ thuật khâu dấu chỉ này. 3. BỐ CỤC LUẬN ÁN Luận   án   gồm   131   trang,   g ồm   4   ch ương.   Đặt   vấn   đề   (2   trang),   Chươ ng   1:   Tổng   quan   (38   trang),   Ch ương   2:   Đối   tượng   và   phươ ng   pháp  nghiên  cứu  (17  trang),  Chương  3:  Kết quả   nghiên  cứu (39  trang),  Chương 4: Bàn luận (32 trang), K ết lu ận và đóng góp mới của luận án  và hướng nghiên cứu tiếp (3 trang). Ngoài ra còn có: phần tài liệu tham khảo, phụ  lục, bảng, biểu đồ,  hình ảnh minh họa kết quả của phương pháp điều trị. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Ứng dụng đèn soi nội nhãntrong nhãn khoa Đèn soi nội nhãn được ứng dụng trong phẫu thuật bán phần sau nhờ 2  ưu điểm: Thứ nhất, thiết bị này cho phép quan sát bán phần sau khi có bất  thường ở bán phần trước gây che lấp tầm nhìn phía sau như sẹo đục giác  mạc, xuất huyết tiền phòng, co đồng tử, đục thủy tinh thể  hay đục bao   thủy tinh thể. Thứ hai là đèn soi nội nhãn cầu có khả năng quan sát được   các cấu trúc nội nhãn mà các thiết bị  khác không làm được, như  mặt sau  mống mắt, rãnh thể  mi, thể  mi, vùng pars plana và võng mạc  ở  ngoại vi  xa. Chỉ địnhcủa đèn soi nội nhãn *  Bệnh  lý   cần   can  thiệp   bán  phần   sau  nhãn  cầu  có   kèm   các  tổn   thương cản trở  sự  quan sát bằng kính hiển vi không tiếp xúc:  Phù giác  mạc, đục giác mạc. Các tổn thương liên quan giác mạc, mống măt, tiền   phòng: dính mống mắt, hội chứng giác mạc, mống mắt, xuất huyết tiền   phòng. Mắt đã phẫu thuật đặt TTT nhân tạo kẹt mống mắt, các rối loạn   do bờ  TTT nhân tạo. Các bệnh lý thể  thủy tinh: đục TTT, đục dưới bao  
  3. sau TTT do cortisone. Các bất thường trong phẫu thuật như: Vết thương   khí trong tiền phòng, lệch TTT, lệch TTT nhân tạo. * Điều trị các bệnh lý nhãn cầu: Bong võng mạc nguyên phát có rách  võng mạc chu biên. Chấn thương. Viêm nội nhãn. Chấn thương rách củng   mạc có kẹt dịch kính. Giác mạc nhỏ, không có thể thủy tinh, lệch thể hủy   tinh nhân tạo. Glôcôm khó điều trị. 2. Phương pháp cố định thể thủy tinh nhân tạo vào thành củng mạc Năm 2003, Hội nhãn khoa Mỹ đã tổng kết các phương pháp đặt TTT  nhân tạo trên những bệnh nhân không có TTT và kết luận: đặt TTT nhân  tạo cố định củng mạc là phương pháp an toàn và hiệu quả. * Lựa chọn thể thủy tinh nhân tạo cố định củng mạc ­Tổng đường kính TTT nhân tạo phải từ 12.5 đến 13mm:  ­ Đường kính phần quang học của TTT nhân tạo phải từ 6mm hoặc rộng   hơn. ­ Càng TTT nhân tạo: Góc giữa càng và phần quang học của TTT  nhân tạo khoảng 10 độ giúp cho TTT nhân tạo sau khi cố định có vị trí gần  với vị trí giải phẫu của TTT, nên có lỗ  trên càng TTT nhân tạo cho phép   xuyên chỉ treo qua đó cố định chỉ treo và TTT nhân tạo. Các   mẫu   TTT   nhân   tạo   hậu   phòng   thường   được   sử   dụng:   Alcon   CZ70BD(Alcon, Fort Worth, Texas), Bausch and Lomb 6190B (Bausch and  Lomb, San Dimas, California), có một lỗ trên càng TTT nhân tạo. * Tính công suất thể thủy tinh nhân tạo cố định củng mạc Công thức tính công suất TTT nhân tạo Hằng số sử dụng cho công thức SRK liên quan đến nhiều yếu tố như  vị trí đặt TTT nhân tạo, kỹ thuật thực hiện, lựa chọn kiểu TTT nhân tạo.  Công thức này (P=A­2.5L­0.9K) có chỉ số  A được biết sẵn cho từng loại   TTT nhân tạo nên dễ  sử  dụng. Khi TTT nhân tạo đặt đúng rãnh thể  mi,  việc giảm công suất TTT nhân tạo xuống 0.5 D được các tác giả khuyến  cáo nên áp dụng. * Chỉ cố định thể thủy tinh nhân tạo vào củng mạc Chất liệu chỉ  cố  định được dùng là chất liệu polypropylene do thời   gian  ổn định lâu trong nhãn cầu. Tùy theo kỹ  thuật lựa chọn mỗi tác giả  sử dụng kim liền chỉ với hình thái khác nhau như kim thẳng, kim cong tuy   nhiên vẫn cùng chất liệu polypropylene. * Kỹ thuật cố định thể thủy tinh nhân tạo vào thành củng mạc
  4. Trước khi tiến hành cố định TTT nhân tạo vào thành củng mạc, nên   tiến hành phẫu thuật cắt dịch kính, để  tránh co kéo dịch kính, dịch kính   nên được cắt sạch  ở  xung quanh vùng xuyên kim thông qua đường rìa  củng mạc hoặc vùng pars plana.  Kỹ thuật cố định TTT nhân tạo vào thành củng mạc được thực hiện  qua các bước chính sau: Lựa chọn vị trí đặt chỉ cố định,vị trí lựa chọn tùy thuộc số lượng vị trí  cố  định, tuy nhiên thường có tính chất đối xứng và thường tránh kinh   tuyến3 ­ 9h do có vòng động mạc lớn của thể mi, dễ gây biến chứng xuất   huyết.   Vị  trí đặt chỉ  cách rìa từ  0.75­ 1mm. Đặt chỉ  cố  định tại vị  trí lựa chọn.  Buộc chỉ  cố  định vào càng và đưaTTT nhân tạo vào nội nhãn. Khâu cố  định chỉ cố định càng TTT nhân tạo vào thành củng mạc. * Các phương pháp dấu nút chỉ cố định thể thủy tinh nhân tạo Đặt nút chỉ trên bề mặt củng mạc. Bao phủ nút chỉ bằng miếng ghép  giác mạc sinh học. Bao phủ nốt chỉ bởi miếng ghép sinh học Fascia lata   hoặc Dura mater. Bao phủ  bởi vạt củng mạc. Tạo n ốt ch ỉ liên tục xoay   nào nội nhãn. Tạo rãnh sát vùng rìa, đặt nốt chỉ  kép tại 2 hoặc 4 vị  trí   rạch. Dấu chỉ  trong hầm củng mạc có hoặc không có bóc tách kết mạc.  Dấu nút chỉ  cố  định tự  thân trong lòng củng mạc. Dấu chỉ  cố  định thể  thủy tinh nhân tạo vào củng mạc theo chữ Z. * Kỹ thuật xuyên kim đặt chỉ cố định + Kỹ thuật đặt chỉ cố định xuyên kim từ trong nhãn cầu ra ngoài nhãn  cầu: kỹ thuật này ít làm biến dạng nhãn cầu, nhưng do vùng xuyên kim bị  che lấp, không quan sát rõ vị  trí xuyên kim nên có thể  đâm kim vào thân  thể mi, tua thể mi… gây xuất huyết.  + Kỹ thuật xuyên kim từ ngoài nhãn cầu vào trong nhãn cầu được mô   tả  lần đầu bởi Lewis (1991).  Ưu điểm của phương pháp này là xác định   chính xác vị  trí đặt chỉ cố định để  xuyên kim nên khả năng đặt chính xác  vào rãnh thể mi rất cao.  * Các kỹ thuật buộc chỉ vào càng thể thủy tinh nhân tạo + Kỹ thuật buộc chỉ kiểu thòng lọng: thường được áp dụng trong các  trường hợp càng TTT nhân tạo không có lỗ trên càng, các phẫu thuật viên  thường dùng dụng cụ kẹp đầu càng cho dẹt, khi đặt thòng lọng sẽ không   bị tuột chỉ. + Kỹ  thuật xuyên chỉ  qua lỗ  trên càng TTT nhân tạo: Phương pháp   xuyên chỉ  cố  định qua lỗ  trên càng TTT nhân tạo để  buộc chỉ  tạo nốt chỉ  theo kỹ thuật vòng xoắn và tạo nút chỉ liên tục kiểu thòng lọng.
  5. Hình 1.1. Luồn nút chỉ liên tục kiểu thòng lọng * Sử dụng đèn nội soi nhãn cầu trong cố định thể thủy tinh nhân tạo   vào rãnh thể mi. Những tiến bộ  của đèn soi nhãn nội cầu trong những năm cho phép  phẫu thuật viên quan sát được những vùng không quan sát được nằm phía  sau mống mắt đặc biệt vùng rãnh thể  mi, đánh giá một cách chính xác   những nguyên nhân dẫn đến lệch TTT nhân tạo sau phẫu thuật, đèn nội   soi cho phép phẫu thuật viên biết chính xác kim có xuyên qua đúng rãnh  thể  mi hay không, đồng thời kiểm soát tốt các biến chứng có thể  xảy ra   trong phẫu thuật như xuất huyết, bong hắc mạc… Hình 1.2: Xuyên chỉ qua kim 30G và đầu nội soi vào nhãn cầu Hình 1.3: Các bước dấu nút chỉ cố định trong lòng củng mạc *Biến chứng của các phương pháp đặt thể  thủy tinh nhân tạo hậu   phòng trên bệnh nhân không có thể thủy tinh. Phù hoàng điểm dạng nang, viêm nội nhãn, xuất huyết dịch kính, lệch   thể  thủy tinh nhân tạo, bong võng mạc, xuất huyết hắc mạc, lộ  chỉ  cố  định thể thủy tinh nhân tạo. CHƯƠNG 2
  6. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại khoa Chấn thương, Bệnh viện Mắt   Trung ương từ tháng 12 năm 2010 đến tháng 12 năm 2015. 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn Bệnh nhân trên 5 tuổi đã được phẫu thuật lấy TTT trong bao hoặc   mất TTT và cấu trúc bao sau do các nguyên nhân khác, đến khám và điều  trị tại khoa Chấn thương Bệnh viện Mắt Trung  ương, có thị  lực tăng với  chỉnh kính tối đa. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân đang mắt các bệnh lý cấp tính về  mắt như: viêm kết mạc, viêm túi lệ, bệnh có nguy cơ chảy máu, nhãn cầu   bắt đầu teo, tổn thương hoàng điểm, teo thị  thần kinh, bong võng mạc  chưa điều trị phẫu thuật, bệnh tim mạch, bệnh hệ thống, tiểu đường… 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Đây là nghiên cứu tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng, theo dõi dọc, không  có nhóm đối chứng. Bệnh nhân được nghiên cứu theo dõi từ khi đến nhập  viện, ra viện và sau khi ra viện tại các thời điểm: ra viện, 1tháng, 3 tháng,  6 tháng, 1 năm. Các dữ  liệu được thu thập theo mẫu bệnh án nghiên cứu   riêng. 2.2.2. Cỡ mẫu Kính thước mẫu được xác định bằng công thức Z1­ /2 (hệ số tin cậy) = 1.96 khi   = 0,05; p: tỷ lệ thành công của phẫu   thuật,ước tính p=90%. €: sai số mong muốn, chọn € =0,1. Từ   công   thức   tính   ra   được   cỡ   mẫu   trong   nghiên   cứu:   n~92   mắt.  Chúng tôi chọn 103 mắt của bệnh nhân với đủ  tiêu chuẩn lựa chọn đưa   vào nghiên cứu, thời gian theo dõi tối thiểu là 12 tháng. 2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu 2.2.3.1. Đánh   giá   đặc   điểm   lâm   sàng   của   bênh   nhân   trước   phẫu thuật a) Phần hỏi bệnh
  7. Ghi nhận về tuổi, giới, nghề nghiệp, địa chỉ  và số  điện thoại liên lạc  của bệnh nhân.Hỏi bệnh sử: lý do đến khám và điều trị.Các bệnh lý toàn   thân, tại mắt liên quan đến bệnh lý TTT dẫn đến không còn TTT Các phẫu   thuật đã được thực hiện thuật trước đó, ở đâu? thời gian bao lâu?, diễn biến  sau những lần điều trị trước đây? (có thể tham khảo thông qua bệnh án cũ  nếu có). b) Phần khám mắt * Khám chức năng: Khám thị lực không kính và bệnh nhân được thử  kính tối đa để  tiên lượng mức độ  tăng thị  lực sau phẫu thuật, đo thị  lực   bằng bảng thị  lực Snellen.Nhãn áp: Nhãn áp được đo bằng nhãn áp kế  Maclakop, đếm tế bào nội mô giác mạc * Khám thực thể:Đánh giá tình trạng giác mạc, mống mắt, đồng tử,  chân mống mắt, mức độ  rách, thủng mống mắt, thoái hóa, khuyết mống  mắt, tiền phòng.Soi đáy mắt đánh giá tình trạng dịch kính võng mạc. Các   xét nghiệm chức năng. 2.2.3.2. Kỹ thuật mổ áp dụng trong nghiên cứu Đặt đinh nước tiền phòng hoặc đinh nước qua trocar 23G tại vị  trí  pars plana cách vùng rìa 3.5 mm tại kinh tuyến 8h30 với măt phải, kinh  tuyến 4h30 với mắt trái để  giữ  áp lực nhãn cầu  ổn định trong quá trình  phẫu thuật.Mở kết mạc theo kinh tuyến ngang hai vị trí đối xứng 2h và 8h  hoặc 4h và 10h.Cầm máu củng mạc ở vị trí bộc lộ kết mạc. + Rạch củng mạc tạo rãnh sâu ½ chiều dày (dùng dao 15 độ hoặc dao  lam) thường vuông góc với vùng rìa giác mạc tại vị  trí cầm máu cách rìa  giác củng mạc 1mm hai phía đối xứng 180 độ tại vị trí mở kết mạc và đã   cầm máu.Rạch giác mạc rìa phía trên kích thước 3mm vào tiền phòng, cắt   sạch dịch kính trước còn sót (nếu có), bơm chất nhầy vào tiền phòng bảo   vệ nội mô giác mạc. + Luồn chỉ 10/0 poly­propylene vào kim 30G, Chỉ 10/0 poly propylene   hai đầu kim được cắt ở giữa, luồn từng đầu không có kim của sợi chỉ đã   cắt vào lòng kim 30G từ phía đầu mũi kim về phía đốc kim (hình vẽ). Hình 1.4. Luồn chỉ treo vào kim 30G
  8. + Dùng đèn nội soi nhãn cầu quan sát rãnh thể mi, đầu nội soi đi vào   nhãn   cầu   qua   vị   trí   rạch   giác   mạc   rìa   phía   trên.   Phẫu   thuật   viên   di  chuyển hướng đèn nội soi chiếu vào vùng rãnh thể  mi tương  ứng với   vùng củng mạc rìa đã tạo rãnh trong khi tay còn lại xuyên kim đã luồn   chỉ 10/0 từ ngoài vào trong nhãn cầu qua đường rạch củng mạc cách rìa  1mm. Quan sát dưới đèn nội soi nội nhãn, thấy đầu kim đi vào nhãn cầu   xuyên qua rãnh thể  mi, phẫu thuật viên có thể  chỉnh hướng xuyên kim  để  kim xuyên chính xác vào đúng rãnh thể  mi.Rút đầu nội soi nội nhãn   khỏi nhãn cầu, dùng hook kéo đầu chỉ  ra ngoài qua mép rạch giác mạc   phía trên, phẫu thuật viên lặp lại quá trình đặt nút chỉ với phía đối diện. + Buộc chỉ treo vào TTT nhân tạo theo kỹ thuật nút chỉ liên tục (hình vẽ). Luồn quai chỉ vào lỗ trên càng TTT nhân tạo CZ70BD, rút lên và vòng  qua đầu mút càng TTT nhân tạo, sau đó kéo chỉ cố định TTT nhân tạo thì  quai chỉ sẽ được buộc chặt vào càng TTT nhân tạo.  Hình 1.5. Nút chỉ thòng lọng liên tục ở càng TTTNT +Rạch rộng giác mạc, đưa TTT nhân tạo vào trong hậu phòng.Cố  định càng TTT nhân tạo vào thành củng mạc bằng mũi chỉ  liên tục bằng  chính sợi chỉ  buộc càng TTT nhân tạo, dấu mũi chỉ  vào trong chiều dày  củng mạc. + Khâu kết mạc che phủ.Khâu giác mạc một hoặc hai mũi chỉ poly –   propylene   10/0,   bơmphù   mép   mổ   giác   mạc   phía   trên   kết   thúc   phẫu  thuật.Ghi nhận các diễn biến bất thường trong phẫu thuật. 2.2.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu chính 2.2.4.1. Các chỉ  số  về  đặc điểm bệnh nhân trước phẫu thuật:Phân bố  bệnh nhân theo nhóm tuổi, Giới tính, nghề  nghiệp, nguyên nhất và thời  gian mất bao sau của thể thủy tinh, các loại, số lần phẫu thuật trước đó,   đặc điểm thị lực của bệnh nhân chưa chỉnh kính và chỉnh kính tối đa trước  phẫu thuật. Đặc điểm nhãn áp, khúc xạ của bệnh nhân trước phẫu thuật.  Các tổn thương của nhãn cầu trước phẫu thuật: giác mạc, mống mắt, dịch   kính, võng mạc. 2.2.4.2Các chỉ tiêu nghiêncứu chính đánh giá kết quả điều trị bao gồm
  9. *Đánh giá sự biến đổi thị lực chỉnh kính tốt nhất sau phẫu thuật :  Sự biến đổi thị lực được đánh giá theo thị lực tăng, giảm, hay giữ nguyên   so với trước phẫu thuật. Thị lực tăng • Thị lực ≥ 20/200: Tăng ít nhất 1 hàng theo bảng thị lực Snellen •Thị lực từ ĐNT 1m đến 20/200: Thị lực tăng từ trên 20/400 trở lên • Thị lực 
  10. mép mổ giác mạc, xuất huyết tiền phòng, xuất huyết dịch kính, phản ứng  viêm sau mổ, viêm nội nhãn, tăng nhãn áp. + Biến chứng muộn:Biến chứng liên quan đến nút chỉ, viêm màng bồ  đào, tăng nhãn áp. *Đánh giá kết quả chung của phẫu thuật + Tốt: TTT nhân tạo tạo cân, không có biến chứng trong và sau  phẫu thuật.Th ị lực b ằng hoặc tăng hơn so với thị lực ch ỉnh kính tối đa   trướ c phẫu thuật. + Khá: TTT nhân tạo cân hoặc lệch nhẹ, xuất hiện cầu chỉ lỏng dưới   kết mạc, thị  lực tăng. Nhưng kém thị  lực chỉnh kính tối đa trước phẫu   thuật. + Thất bại: TTT nhân tạo lệch vừa hoặc nhiều, lộ nút chỉ cố định kết   mạc, có biến chứng trong hoặc sau phẫu thuật.Thị  lực không tăng hoặc   giảm. * Đánh giá các yếu tố  liên quan  ảnh hưởng đến kết quả  của phẫu   thuật + Các yếu tố liên quan đến kết quả thị lực sau phẫu thuật. + Các yếu tố liên quan đến kết quả giải phẫu sau phẫu thuật. + Các yếu tố liên quan đến biến chứng trong và sau phẫu thuật. 2.3. Xử lý số liệu Xử lý số liệu: Các số liệu được thống kê và xử lý theo các phép toán  thống kê y học, phần mềm SPSS 16.0. 2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu y học Nghiên cứu tuân thủ các qui tắc đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học   của Bộ Y tế và được hội đồng Đạo đức bệnh viện Mắt TƯ thông qua cho  phép thực hiện. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân trước phẫu thuật cố định thể  thủy tinh nhân tạo 3.1.1. Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trên 94 bệnh nhân gồm 103 mắt. Chúng  tôi phân tích các đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu trên. 3.1.1.1. Nhóm tuổi Bệnh nhân mất TTT chủ yếu ở độ tuổi lao động, phân bố khá đồng đều   ở 3 nhóm tuổi từ 15­30 tuổi, 30­45 tuổi, 45­60 tuổi (23,4­27,7% với p > 0,05). 
  11. Nhóm trẻ  em và người già bị  mất TTT chiếm tỷ  lệ  thấp hơn (14,9% và   10,6%). 3.1.1.2. Giới tính Trong số  94 bệnh nhân, đa số  bệnh nhân là nam giới, chiếm 79,8%   (p 0,05). 3.1.1.5. Nguyên nhân mất bao sau và thể thủy tinh Nguyên nhân chủ yếu mất thể thủy tinh là chấn thương (80,6%), trong   đó chấn thương đụng dập chiếm 35,9% và chấn thương xuyên là 44,7%.   Nguyên nhân thường gặp tiếp theo là những bệnh lý TTT bẩm sinh, chiếm  16,5%. 3.1.1.6. Thời gian mất bao sau và thể thủy tinh  Phần lớn số mắt có thời gian mất bao sau và TTT từ 1­3 tháng, chiếm   56,3% (p 
  12. 8/103 mắt (7,8%). Những phẫu thuật khác như  phẫu thuật cắt dịch kính  kết hợp lấy TTT và dị vật nội nhãn trên mắt chấn thương, cắt dịch kính   mủ và cắt thể thủy tinh phẫu thuật bong võng mạc có hoặc không có bơm   dầu nội nhãn, đã tháo dầu chiếm tỷ lệ nhỏ trong nhóm nghiên cứu (6,8%).
  13. 3.1.2. Đặc điểm về chức năng 3.1.2.1. Đặc điểm thị lực trước phẫu thuật  Trước phẫu thuật, thị lực chưa chỉnh kính đa số dưới 20/400 (82,5%).  Sau khi chỉnh kính tối đa, thị lực trước mổ cải thiện đáng kể, chỉ còn 4,9%   số  mắt có thị  lực kém (dưới 20/400), có tới 47,6% số  mắt có thị  lực trên  20/200, 14,6% số mắt có thị lực trên 20/60. Biểu đồ 3.1 Đặc điểm thị lực trước phẫu thuật 3.1.2.2. Độ loạn thị trước phẫu thuật Chỉ  96/103 mắt đo được khúc xạ  trước phẫu thuật nên độ  loạn thị  giác mạc trước mổ được phân tích trên 96 mắt. Độ  loạn thị  trung bình trước phẫu thuật: 1.13 ± 1,11 (min: 0; max:   6,25) Đa số số mắt có độ loạn thị dưới 1 Diop, chiếm 45,6%. 3.1.2.3. Đặc điểm nhãn áp trước phẫu thuật Phần lớn số mắt có nhãn áp trong giới hạn bình thường với 95,8% số  mắt có nhãn áp dưới 21mmHg(98 mắt), nhãn áp trung bình trước phẫu  thuật là 17,6 ± 2,45 mmHg (min: 14 mmHg; max: 32 mmHg). Ch ỉ có 3 mắt  có nhãn áp > 25 mmHg (2,9%). 3.1.2.4. Đặc điểm về giải phẫu trước mổ Những mắt trong nhóm nghiên cứu có nhiều tổn thương phối hợp   như  sẹo giác mạc (52,3%); 13,6% số  mắt đã được khâu củng mạc; tổn   thương mống mắt các dạng chiếm đến 59,2%, bất thường đồng tử 60,2%.  Số mắt có tổn thương võng mạc các hình thái khác nhau là 36,9%. 3.2.1. Kết quả thị lực 3.2.1.1. Kết quả thị lực tại thời điểm ra viện Ở  thời điểm mới ra viện số  mắt có thị  lực chưa chỉnh kính dưới   20/400  chiếm 18/103 mắt (17,5%), sau phẫu thuật 1 tháng không còn mắt   nào có thị  lực dưới 20/400, trong khi đó số  mắt có thị  lực tốt (>20/600)  tăng từ 9,7% lên 24,3%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p 
  14. Ra  Thời  Trướ viện  1  3  6  12 tháng điểm c PT kính  tháng tháng tháng lỗ Thị lực  Số  Số  Số  Số  Số  Số  chỉnh  % % % % % % lượng lượng lượng lượng lượng lượng kính =20/25 1 1,0 1 1,0 1 1,0 1 1,0 Total 103 100,0 103 100,0 103 100,0 103 100,0 103 100,0 103 100,0 Ở thời điểm ra viện, có 28,2% số mắt có thị lực chỉnh kính tối đa tốt   hơn 20/60, sau phẫu thuật 1 tháng tỷ  lệ  này tăng lên 41,7%, cao hơn một  cách có ý nghĩa thống kê. Chỉ số  này tiếp tục tăng một cách có ý nghĩa  ở  tháng thứ 3 (48,6%) ­ p 
  15. Sau phẫu thuật 12 tháng 0.56±0.31  (1.3 ­ 0.1) 3.2.1.3. Kết quả khúc xạ tồn dư sau phẫu thuật  Trong số 96 mắt đo được khúc xạ, độ  loạn thị  dao động rất lớn. Số  mắt có độ loạn thị ≤ 1 Diop chiếm đa số. Trước phẫu thuật, có 65,6% số  mắt có độ loạn thị ≤ 1 Diop, 18,8% số mắt có độ loạn thị dao động từ 1­2  Diop. Sau phẫu thuật 1 tháng, độ loạn thị  nhìn chung tăng lên, số mắt có  độ  loạn thị ≤ 1 Diop giảm còn 47,9%, trong khi đó số mắt có độ  loạn thị  từ  1 ­ 2 Diop tăng lên 28,1%, số  loạn thị cao hơn 2 Diop cũng tăng lên so  với các con số  tương  ứng trước phẫu thuật (p  0,05). 3.2.1.4. Kết quả thị lực chung ở thời điểm theo dõi cuối cùng so với chỉnh   kính tối đa trước phẫu thuật Biểu đồ 3.3. Kết quả thị lực chung ở thời điểm theo dõi cuối cùng Ở thời điểm 12 tháng sau phẫu thuật có 93,2% số mắt có thị lực tăng  so với thị  lực chỉnh kính tốt nhất trước phẫu thuật 7/103 mắt thị  lực sau   phẫu thuật không tăng, không có mắt nào giảm thị lực. 3.2.2. Kết quả nhãn áp Từ  6 tháng trở đi không còn mắt nào trong nhóm nghiên cứu có nhãn   áp không điều chỉnh. Sự khác biệt nhãn áp trước và sau phẫu thuật ở  các   thời điểm theo dõi không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). 3.2.3. Kết quả giải phẫu 3.2.3.1. Kết quả tình trạng thể thủy tinh nhân tạo trên lâm sàng Tình trạng cân chỉnh của TTT nhân tạo được đánh giá trên lâm sàng ở  tất cả các thời điểm theo dõi sau phẫu thuật. Tỷ lệ TTT nhân tạo cân đối  khi khám trên lâm sàng khá ổn định ở các thời điểm (p > 0,05).  3.2.3.2. Tình trạng thể thủy tinh nhân tạo trên siêu âm bán phần trước
  16. Độ   lệch   TTT   nhân   tạo   trung   bình   của   103   mắt   là   0,37±   1,48mm.  Trong đó nhóm lệch TTT nhân tạo các mức độ có độ lệch trung bình sau 6   tháng theo dõi là 2,14mm. Mắt có TTT nhân tạo nghiêng trên siêu âm bán   phần trước có giá trị 9o. Độ nghiêng TTT nhân tạo trung bình của cả nhóm   nghiên cứu là 0,88 ± 3,4 độ. 3.2.3.3. Kết quả tình trạng nút chỉ  Nhìn chung, tỷ  lệ  giấu chỉ tốt rất cao (96,1 – 99%). Sau 1 tháng có 1  mắt lộ chỉ (1%) và ở  thời điểm sau 12 tháng theo dõi chỉ  co 3/103 mắt lộ  chỉ (2,9%). Hiện tượng lỏng cầu chỉ xuất hiện với tỷ lệ rất thấp, ch ỉ  ở 1   mắt từ tháng thứ 3 trở đi (1%). 3.2.4. Mật độ tế bào nội mô Có 55 mắt trong nghiên cứu đếm được số  tế  bào nội mô. Trong số  đó, 53 mắt có số tế bào nội mô trên 2000 TB/mm 2 ở cả 2 thời điểm trước  phẫu thuật và sau phẫu thuật 6 tháng. Số mắt có mật độ tế bào nội mô >  2500 giảm từ  45,5% (trước phẫu thuật) xuống 41,8% (6 tháng sau phẫu  thuật), tuy vậy sự khác biệt mật độ tế bào nội mô trước và sau phẫu thuật   không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). 3.2.5. Đanh gia kêt qua chung cua phâu thuât ́ ́ ́ ̉ ̉ ̃ ̣ Bảng 3.3: Mức độ thành công của phẫu thuật  Kết quả phẫu thuật Số mắt % Tốt 97 94,18% Khá 3 2,91% Thất bại 3 2,91% Tổng 103 100,0 Sau 12 tháng, trong số 103 mắt được phẫu thuật, có 3 mắt lộ chỉ  được cho là thất bại mặc dù thị  lực vẫn tăng sau phẫu thuật, tuy nhiên   đầu chỉ chưa lộ khỏi kết mạc nên chưa có xử trí gì thêm. Tỷ lệ thành công  trong nghiên cứu của chúng tôi là 94,18%. Sự  khác biệt với nhóm thành  công và thất bại có ý nghĩa thống kê vớip 
  17. 3.3.2. Biến chứng sau phẫu thuật Tỷ  lệ  biến chứng sau sớm sau phẫu thuật là 10%, giảm dần  ở  các  thời điểm theo dõi. Biến chứng sớm bao gồm xuất huyết dịch kính, bong   hắc mạc, tăng nhãn áp, lộ chỉ treo ở tháng thứ nhất sau phẫu thuật. 3.4. Các yếu tố liên quan đến kết quả phẫu thuật 3.4.1. Liên quan giữa tổn thương giác mạc và khúc xạ  trụ  trước và  sau phẫu thuật Ở tất cả các thời điểm, tổn thương giác mạc có ảnh hưởng lên chỉ số  khúc xạ trụ. Nhóm tổn thương giác mạc trung tâm có độ loạn thị trước và   sau phẫu thuật sao hơn nhóm giác mạc bình thường và có tổn thương giác   mạc ngoại vi. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p  0,05). Tuy vậy từ  tháng thứ  3 trở đi thị  lực chỉnh kính  ở  nhóm chấn thương đụng giập cao   hơn rõ rệt nhóm chấn thương xuyên (p 0,05). Nhóm bệnh nhân có thời gian mất TTT và bao sau trên 12  tháng chủ  yếu là những trường hợp lấy TTT trong bao điều trị  các bất   thường bẩm sinh của TTT.  3.4.2.3. Số lần phẫu thuật, loại phẫu thuạt trước đó Số  lần phẫu thuật trước đó không  ảnh hưởng đến thị  lực sau phẫu  thuật  ở  các thời điểm (p>0,05).Thị  lực chỉnh kính  ở  nhóm đã phẫu thuật  cắt dịch kính + cắt TTT có hoặc không khâu củng giác mạc và nhóm đã   phẫu thuật lấy TTT trong bao cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm đã   được phẫu thuật cắt dịch kính điều trị bong võng mạc, viêm mủ nội nhãn,   dị vật nội nhãn kết hợp với lấy TTT. Sự khác biệt thị lực chỉnh kính ở cả  hai nhóm có ý nghĩa thống kê  ở  tất cả  các thời điểm theo dõi sau phẫu   thuật (p 
  18. Nhóm có sẹo giác mạc trung tâm có thị  lực kém hơn nhóm mắt có  giác mạc bình thường hoặc sẹo giác mạc ngoại vi ở tất cả các thời điểm   theo dõi với p
  19. Địa chỉ 0,026 Nghề nghiệp 0,639 Tổn   thương   giác   mạc   ảnh   hưởng   rất   rõ   lên   thị   lực   sau   mổ   (p    0,05). 3.4.3.2. Tổn thương giác mạc. Nhóm có sẹo giác mạc trung tâm có tỷ lệ  TTT nhân tạo nghiêng lệch được đánh giá trên lâm sàng cao hơn nhóm còn   lại (giác mạc trong và tổn thương giác mạc rìa), với p 
  20. ảnh hưởng đến tỷ lệ biến chứng gặp trong phẫu thuật cố định TTT nhân   tạo(p>0,05). CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân trước phẫu thuật cố   định thể  thủy tinh nhân tạo 4.1.1. Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu Nhóm nghiên cứu gồm 94 bệnh nhân, trong đó nam giới chiếm đa số  với 75/94 bệnh nhân (chiếm 79,8%). Hơn nữa có đến 85,1% số bệnh nhân  sống ở nông thôn, 62,8% trong số họ làm ruộng hoặc công nhân. Thời   gian   không   có   TTT   trung   bình   của   nhóm   nghiên   cứu   là   21,9   tháng. Phần lớn số  mắt trong nghiên cứu được đặt TTT nhân tạo thì 2  trong vòng 3 tháng kể  từ  khi phẫu thuật lấy TTT trước đây (56,3%), sau  12 tháng chỉ có 20,4% số mắt, nhóm này chủ yếu trên những bệnh nhân đã   phẫu thuật lấy TTT đục bẩm sinh.  Đa số  bệnh nhân trong nghiên cứu này đã trải qua 1 lần phẫu thuật   trước đó (86,4%), chỉ có 10 mắt đã phẫu thuật 2 lần và 4 mắt phẫu thuật   trên 2 lần. Phần lớn số  mắt đã được phẫu thuật cắt dịch kính và TTT  chiếm 41,7%. Trên những mắt có chấn thương có tổn thương củng giác  mạc có thể phối hợp với phẫu thuật khâu củng mạc/giác mạc trong cùng  một thì (30,1%). Có 14/103 mắt đã phẫu thuật lấy TTT trong bao trước đó,  chủ yếu trên những trẻ đã mổ lấy TTT điều trị đục TTT bẩm sinh.  4.1.2. Đặc điểm lâm sàng nhóm nghiên cứu trước phẫu thuật cố định  thể thủy tinh 4.1.2.1. Đặc điểm thị lực trước phẫu thuật cố định thể thủy tinh nhân   tạo Trước phẫu thuật, thị lực chưa chỉnh kính đa số dưới 20/400 (82,5%).  Sau khi chỉnh kính tối đa, thị lực trước mổ cải thiện đáng kể, chỉ còn 5,8%   số  mắt có thị  lực kém (dưới 20/400), có tới 14,6% số  mắt có thị  lực trên   20/60. Tương tự thị lực logMAR trước phẫu thuật trước và sau chỉnh kính  tối đa có sự thay đổi rõ rệt, giảm từ 1,73 xuống còn 0,94, (p 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2