intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số cytokine, nồng độ kẽm huyết thanh ở bệnh nhân trứng cá thông thường mức độ vừa và nặng được điều trị bằng isotretinoin kết hợp kẽm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Nghiên cứu một số cytokine, nồng độ kẽm huyết thanh ở bệnh nhân trứng cá thông thường mức độ vừa và nặng được điều trị bằng isotretinoin kết hợp kẽm" được hoàn thành với mục tiêu nhằm khảo sát một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng bệnh trứng cá thông thường mức độ vừa đến nặng tại Bệnh viện Bạch Mai; Xác định nồng độ IL-1α, IL-1β, IL-8, IL-12 và kẽm huyết thanh ở bệnh nhân trứng cá thông thường mức độ vừa và nặng trước và sau điều trị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu một số cytokine, nồng độ kẽm huyết thanh ở bệnh nhân trứng cá thông thường mức độ vừa và nặng được điều trị bằng isotretinoin kết hợp kẽm

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 -------------------------------------------------------- NGUYỄN NGỌC OANH NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CYTOKINE, NỒNG ĐỘ KẼM HUYẾT THANH Ở BỆNH NHÂN TRỨNG CÁ THÔNG THƯỜNG MỨC ĐỘ VỪA VÀ NẶNG ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG ISOTRETINOIN KẾT HỢP KẼM Ngành/Chuyên ngành: Nội khoa/ Da liễu Mã số: 9720107 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Hà Nội – 2024
  2. Công trình được hoàn thành tại Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108 Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Bùi Thị Vân 2. TS. Phạm Thị Minh Phương Phản biện: 1. 2. 3. Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại: Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược Lâm sàng 108. Vào hồi giờ ngày tháng năm 20..... Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam 2. Thư viện Viện NCKH Y Dược lâm sàng 108
  3. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh trứng cá thông thường (TCTT) là một trong những rối loạn về da phổ biến nhất, ảnh hưởng đến khoảng 9,4% dân số toàn cầu. Trong sinh bệnh học TCTT, phản ứng viêm xuất hiện từ rất sớm, trước khi thương tổn lâm sàng là nhân trứng cá hình thành và là yếu tố khởi động trong cơ chế bệnh sinh trứng cá. Trong đó, sự thay đổi nồng độ các cytokine tiền viêm IL-1α, IL-1β, IL-8, IL-12 và kẽm huyết thanh được ghi nhận có liên quan mật thiết đến sự khởi phát và mức độ nặng của bệnh. Isotretinoin hiện là thuốc có tác dụng mạnh nhất trong điều trị trứng cá, song một số bệnh nhân phải ngưng điều trị sớm do gặp phải các tác dụng phụ là khô môi, khô da, bong vảy da... Một điều thú vị là đa số các tác dụng phụ của isotretinoin lại trùng lặp với các triệu chứng lâm sàng khi thiếu kẽm. Thế giới đã có một số nghiên cứu cắt ngang khảo sát sự thay đổi nồng độ các cytokine và kẽm huyết thanh với bệnh TCTT. Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu xác định thay đổi nồng độ các cytokine IL-1, IL-8, IL-12, kẽm huyết thanh và hiệu quả điều trị bệnh TCTT bằng isotretinoin kết hợp kẽm. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số cytokine, nồng độ kẽm huyết thanh ở bệnh nhân trứng cá thông thường mức độ vừa và nặng được điều trị bằng isotretinoin kết hợp kẽm” nhằm những mục tiêu sau: 1. Khảo sát một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng bệnh trứng cá thông thường mức độ vừa đến nặng tại Bệnh viện Bạch Mai. 2. Xác định nồng độ IL-1α, IL-1β, IL-8, IL-12 và kẽm huyết thanh ở bệnh nhân trứng cá thông thường mức độ vừa và nặng trước và sau điều trị. 3. Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh trứng cá thông thường mức độ vừa và nặng bằng isotretinoin kết hợp kẽm đường uống.
  4. 2 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Xác định được sự thay đổi nồng độ cytokine huyết thanh: Trước điều trị, nồng độ IL-12 của bệnh nhân TCTT vừa và nặng tăng cao hơn nhóm người khỏe (NNK), các IL-1α, IL-1β, IL-8 không tăng; có mối tương quan thuận giữa nồng độ IL-1α với IL-1β và IL-8, giữa nồng độ IL-1β với IL-12. Nồng độ IL-1α, IL-1β, IL-8 và IL-12 sau điều trị (ghép cặp) đều giảm hơn so với trước điều trị. - Xác định được sự thay đổi nồng độ kẽm huyết thanh: Trước điều trị, nồng độ kẽm huyết thanh ở bệnh nhân TCTT mức độ vừa và nặng thấp hơn NNK và có liên quan với mức độ bệnh. Sau điều trị, nồng độ kẽm tăng hơn NNK và NNC tăng cao hơn NĐC. - Hiệu quả điều trị bệnh TCTT mức độ vừa và nặng của phác đồ isotretinoin kết hợp kẽm (rất tốt 44,4%, tốt 55,6%) tốt hơn phác đồ sử dụng isotretinoin đơn thuần (rất tốt 20%, tốt 80%). Nhóm thiếu kẽm của NNC (18 bệnh nhân) có kết quả tốt hơn nhóm thiếu kẽm của NĐC (16 bệnh nhân). Chất lượng cuộc sống của NNC (18,96 còn 0,72) giảm tốt hơn NĐC (17,78 còn 1,76). Tác dụng phụ gặp ở 2 nhóm là tương đương nhau, chủ yếu là khô môi, khô da. Riêng hiện tượng bùng phát bệnh của NĐC cao hơn NNC sau 1 và 2 tháng điều trị. CẤU TRÚC LUẬN ÁN - Luận án gồm 121 trang (không kể tài liệu tham khảo và phụ lục), cấu trúc gồm 6 phần: Đặt vấn đề (2 trang), Tổng quan (30 trang), Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (23 trang), Kết quả nghiên cứu (34 trang), Bàn luận (30 trang), Kết luận (1 trang), Kiến nghị (1 trang). - Luận án có 47 bảng, 11 biểu đồ, 6 hình, 136 tài liệu tham khảo với 10 tài liệu tiếng Việt và 126 tài liệu tiếng Anh.
  5. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về bệnh TCTT 1.1.1. Sinh bệnh học TCTT Sinh bệnh học TCTT liên quan đến 4 yếu tố: sự tăng tiết bã nhờn, sừng hóa cổ nang lông, vai trò của C. acnes và phản ứng viêm. C. acnes là một loại vi khuẩn thường trú ở da bình thường, nhưng có vai trò kích hoạt các phản ứng viêm bằng việc gắn vào các thụ thể TLR2 và TLR4 trên bề mặt của tế bào biểu mô sừng, C. acnes kích thích bạch cầu đơn nhân, đại thực bào, tế bào biểu mô sừng và các tế bào khác sản xuất IL-1α, IL1-β, IL-6, IL-8, IL-12, TNF-α, MMPs... thu hút bạch cầu đoạn trung tính, dẫn đến vỡ nang lông, khởi động và/hoặc thúc đẩy phản ứng viêm. 1.1.2. Đặc điểm lâm sàng bệnh TCTT Bệnh TCTT tập trung nhiều ở các vùng da có mật độ tuyến bã nhiều là vùng mặt, ngực, lưng, đặc trưng bởi sự đa dạng hình thái thương tổn với các loại thương tổn không viêm (nhân đầu trắng, nhân đầu đen), thương tổn viêm (sẩn đỏ, mụn mủ, cục, nang) cùng với các thương tổn thứ phát như dát tăng/ giảm sắc tố, ban đỏ sau viêm, sẹo mụn... Chẩn đoán bệnh TCTT chủ yếu dựa vào lâm sàng với các thương tổn cơ bản đặc trưng. Có nhiều cách phân loại mụn trứng cá, trong đó chủ yếu dùng theo phân loại Lehmann dựa trên số lượng thương tổn: - Mức độ nhẹ: 5 cục/nang, hoặc tổng số thương tổn >125. 1.1.3. Các yếu tố liên quan đến bệnh TCTT
  6. 4 - Tuổi: bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tỷ lệ lưu hành ở người trưởng thành cao tới 64% ở độ tuổi 20 – 29, và 43% ở độ tuổi 30 – 39. - Giới tính: nữ giới bị bệnh trứng cá nhiều hơn nam giới nhưng các hình thái lâm sàng biểu hiện ở nam giới nặng hơn so với nữ. - Yếu tố gia đình: người có tiền sử gia đình bị bệnh trứng cá có liên quan đến sự xuất hiện sớm của bệnh, làm gia tăng số tổn thương tái phát và gây khó khăn trong điều trị. - Chế độ ăn: sữa và thức ăn giàu chất bột, đường làm gia tăng nồng độ insulin và IGF‐1, kích thích sự tổng hợp lipid của tuyến bã. - Rối loạn nội tiết: hội chứng buồng trứng đa nang, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh liên quan với bệnh trứng cá. - Yếu tố chủng tộc: bệnh trứng cá xuất hiện ở tất cả mọi người trên thế giới, thuộc mọi chủng tộc và mọi loại da khác nhau. - Yếu tố tâm lý: stress ảnh hưởng lên hoạt động của tuyến bã, làm bùng phát mụn trứng cá. - Yếu tố môi trường, thuốc, mỹ phẩm, các tác động cơ học đều có liên quan đến sự phát sinh, phát triển mụn trứng cá. 1.2. Vai trò của IL-1α, IL-1β, IL-8, IL-12 và kẽm trong bệnh TCTT 1.2.1. Vai trò của IL-1α, IL-1β, IL-8 và IL-12 trong bệnh TCTT Bệnh trứng cá là bệnh lý viêm được điều hòa bất thường bởi hệ thống miễn dịch bẩm sinh. Vi khuẩn C. acnes kích hoạt các tế bào đơn nhân, đại thực bào, bạch cầu đoạn trung tính và các tế bào khác bằng cách tương tác với TLR2 và TLR4. Sự tương tác này sản xuất các cytokine gây viêm bao gồm TNF-α, IL-1α, IL-1β, IL-8 và IL-12. Hoạt hóa IL-1 xảy ra trước tăng sản xung quanh nang lông chưa mắc bệnh và đây là yếu tố thúc đẩy hoạt hóa tế bào sừng. IL-1 có 2 dạng là IL-1α (159 acid amin) và IL-1β (153 acid amin) cùng gắn vào
  7. 5 một loại thụ thể tế bào (IL-1R1) và có hoạt tính sinh học tương đương nhau, được biểu hiện ở hầu hết các tế bào. IL-8 làm tăng thu nhận bạch cầu đoạn trung tính, phóng thích các men tiêu thể và gây ra sự phá vỡ biểu mô trong nang lông – tuyến bã, tăng cường phản ứng viêm. IL-12 có tác dụng thúc đẩy chuyển dạng tế bào Th0 thành tế bào Th1, từ tế bào Th1 tiết ra IL-2, TNF-α, IFN-γ, CD40, TGF-β, từ đó thúc đẩy đáp ứng viêm qua tế bào. IL-12 được sản xuất quá mức dẫn đến biểu hiện defensins – một peptide kháng khuẩn có liên quan đến sự phát triển của các tổn thương do mụn trứng cá. 1.2.2. Vai trò của kẽm trong bệnh TCTT 1.2.2.1. Vai trò của kẽm với cơ thể Kẽm là một trong những vi chất cần thiết cho cơ thể, có mặt ở tất cả các cơ quan, tế bào, dịch thể và chất tiết. Khoảng 70% kẽm lưu thông ở dạng liên kết với albumin trong huyết thanh. Nồng độ kẽm huyết thanh bình thường: 80 – 120µg/dl. Ngưỡng phát hiện thiếu kẽm: nồng độ kẽm huyết thanh (buổi sáng):
  8. 6 IL-1, IL-8, IL-12 và TNF-α dẫn đến tình trạng viêm mụn trứng cá. Sự ức chế biểu hiện bề mặt TLR2 của tế bào sừng có thể là một trong những cơ chế chống viêm của muối kẽm trong bệnh trứng cá. Kẽm làm giảm phản ứng viêm với vi khuẩn: khi C. acnes xâm nhập vào lỗ nang lông bị bít tắc có thể gây phản ứng viêm mạnh, cấp tính khiến mụn trứng cá đỏ và đau. Ngoài ra, kẽm còn hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh, giúp cơ thể tăng cường hấp thu các vitamin A và E, tăng cường miễn dịch và nhanh lành sẹo. Kẽm có khả năng giảm viêm tốt, nên việc bổ sung lượng vi chất kẽm cần thiết trong điều trị bệnh trứng cá giúp hạn chế phần nào tác dụng phụ của isotretioin trên thực hành lâm sàng, giúp cải thiện đáp ứng điều trị, rút ngắn thời gian điều trị và hạn chế tái phát. 1.4. Nghiên cứu về các cytokine (IL-1α, IL-1β, IL-8, IL-12), kẽm huyết thanh và isotretinoin trong bệnh TCTT 1.4.1. Trên thế giới Nghiên cứu về các cytokine IL-1α, IL-1β, IL-8 và IL-12: Wang và cộng sự (2018) lượng tử 11 cytokine liên quan đến các loại T hỗ trợ (Th) khác nhau. Kết quả mức độ biểu hiện mRNA của 8 cytokine trong đó có 2 cytokine IL-8 và IL-1β có biểu hiện mRNA cao và nồng độ protein tăng trong vùng da tổn thương do trứng cá so với vùng da không tổn thương. Nghiên cứu về kẽm: Kahssay và cộng sự (2017) báo cáo tỷ lệ thiếu kẽm cao hơn ở bệnh nhân mụn trứng cá trong bệnh viện. Nghiên cứu về isotretinoin và isotretinoin kết hợp kẽm: Salah (2022) so sánh sơ bộ về tính an toàn và hiệu quả của việc kết hợp kẽm đường uống với isotretinoin toàn thân liều thấp ở bệnh nhân TCTT. 60 bệnh nhân bị TCTT mức độ vừa, nặng theo phân loại GAGS, chia làm 2 nhóm: 1 nhóm dùng kẽm với liều 1mg/kg/ngày kết hợp ISO liều thấp (0,25mg/kg/ngày); nhóm còn lại dùng ISO liều tiêu chuẩn
  9. 7 (0,5mg/kg/ngày). Điều trị liên tục trong 5 tháng và theo dõi 2 năm sau điều trị, kết quả không có sự khác biệt đáng kể trong việc giảm số lượng thương tổn, điểm GAGS, tỷ lệ hài lòng và tỷ lệ tái phát giữa 2 nhóm. Tần suất tác dụng phụ liên quan đến điều trị là 20% ở nhóm dùng kẽm và ISO liều thấp, giảm có ý nghĩa thống kê so với 76,7% ở nhóm dùng ISO liều chuẩn. 1.4.2. Tại Việt Nam Châu Văn Trở và Nguyễn Việt Thanh Phúc (2019) báo cáo kết quả định lượng nồng độ IL-8 trong huyết thanh bằng ELISA của bệnh nhân TCTT cao hơn so với nhóm chứng (p
  10. 8 2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh - Mục tiêu 1: Bệnh nhân TCTT mức độ vừa và nặng, chấp thuận tham gia nghiên cứu. - Mục tiêu 2 và 3: Bệnh nhân TCTT mức độ vừa và nặng, tuổi từ 18, chấp thuận tham gia nghiên cứu và tuân thủ điều trị. 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ - Mục tiêu 1: Bệnh nhân TCTT mức độ nhẹ, mắc các thể bệnh trứng cá khác; bệnh nhân không đủ năng lực hành vi trả lời các câu hỏi trong nghiên cứu, không chấp thuận tham gia nghiên cứu. - Mục tiêu 2 và 3: Bệnh nhân đang hoặc đã sử dụng ISO, kẽm và các sản phẩm chứa kẽm trong vòng 3 tháng trước khi khám. Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn, dị ứng, đang mắc các bệnh da liễu khác ảnh hưởng đến yếu tố viêm và nồng độ kẽm như vảy nến, rụng tóc... Bệnh nhân thuộc nhóm các đối tượng có nguy cơ cao thiếu kẽm: viêm ruột mạn tính, hội chứng kém hấp thu, người ăn chay trường, nghiện rượu... Bệnh nhân đang hoặc đã sử dụng những loại thuốc có ảnh hưởng nồng độ kẽm huyết thanh trong 3 tháng trước khi khám: thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị ung thư, natri polyphotphate, acid phytic… Bệnh nhân có chống chỉ định với kẽm: bệnh nhân có tiền sử dị ứng với các thuốc có chứa kẽm, quá mẫn với bất kỳ thành phần nào trong viên kẽm. Bệnh nhân có tình trạng không thích hợp để điều trị ISO đường uống như: mang thai, tăng men gan, tăng mỡ máu, tiền sử trầm cảm, tiền sử dị ứng ISO, suy giảm miễn dịch... Bệnh nhân không tuân thủ quy trình điều trị. 2.2. Vật liệu nghiên cứu Isotretinoin viên 20mg, kẽm acetate viên 20mg, sữa rửa mặt Cetaphil gentle skin cleanser, kem dưỡng Cetaphil moisturizing cream, Thiết bị, vật tư xét nghiệm định lượng các cytokine IL-1α, IL- 1β, IL-8, IL-12, kẽm huyết thanh, phân tích tế bào máu và các yếu tố sinh
  11. 9 hóa. Phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu, phiếu thu thập số liệu nghiên cứu, tờ hướng dẫn tuân thủ điều trị với isotretinoin. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu Mục tiêu 1: tiến cứu, mô tả cắt ngang. Mục tiêu 2: tiến cứu, mô tả cắt ngang có đối chứng so sánh. Mục tiêu 3: tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng có đối chứng so sánh. 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu - Mục tiêu 1: mẫu thuận tiện - Mục tiêu 2: Nhóm bệnh: 90 bệnh nhân TCTT mức độ vừa và nặng (gồm 45 bệnh nhân NNC và 45 bệnh nhân NĐC của mục tiêu 3). NNK: 45 người khỏe tương đồng về tuổi và giới với nhóm bệnh. - Mục tiêu 3: 90 bệnh nhân TCTT mức độ vừa và nặng chia làm 2 nhóm: 45 bệnh nhân NNC và 45 bệnh nhân NĐC. 2.3.3. Các bước tiến hành - Mục tiêu 1: Tiếp nhận, khám và tuyển chọn bệnh nhân, thu thập dữ liệu nghiên cứu. - Mục tiêu 2: nhóm 90 người bệnh TCTT mức độ vừa và nặng theo phân loại Lehmann từ các bệnh nhân của mục tiêu 1 được lấy máu làm xét nghiệm trước điều trị và sau 4 tháng điều trị (tổng phân tích tế bào máu, ure, creatinin, AST, ALT, cholesterol, TG, HDL-c, LDL-c, IL-1α, IL-1β, IL-8, IL-12, kẽm huyết thanh). Nhóm 90 người khoẻ mạnh được lấy máu xét nghiệm định lượng IL-1α, IL-1β, IL-8, IL-12, kẽm huyết thanh một lần vào thời điểm tham gia nghiên cứu. Các mẫu xét nghiệm có giá trị nồng độ cytokine dưới giới hạn phát hiện được quy đổi bằng cách lấy giá trị thấp nhất có thể phát hiện được chia cho 2. Tỷ lệ phát hiện các mẫu cytokine định lượng được cũng được đánh giá để đảm bảo tính chính xác.
  12. 10 - Mục tiêu 3: 90 người bệnh của mục tiêu 2 được chia đều ngẫu nhiên vào nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng và tiến hành điều trị trong 4 tháng. Các bệnh nhân đều không được sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm hay bất cứ loại thuốc uống nào làm thay đổi nồng độ và kẽm huyết thanh trong thời gian 4 tháng điều trị. Bệnh nhân cũng không được sử dụng thuốc bôi, mỹ phẩm nào gây ảnh hưởng đến tiến triển của bệnh TCTT (ví dụ các sản phẩm có adapalen, salicylic acid, benzoyl peroxide…). Đánh giá kết quả điều trị sau 1, 2, 3, 4 tháng gồm: kết quả lâm sàng (số thương tổn không viêm, thương tổn viêm, điểm GAGS, mức độ bệnh, điểm DLQI), tác dụng phụ và chất lượng cuộc sống. 2.3.7. Xử lý số liệu Số liệu được thu thập, nhập và xử lý trên phần mềm thống kê IBM SPSS statistics 29.0. 2.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Bạch Mai: khoa Da liễu, Trung tâm Huyết học và Truyền máu, khoa Hóa sinh, khoa Vi sinh. Khoa Sinh hóa, Viện 69 Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bộ môn Miễn dịch, Học viện Quân Y. - Thời gian nghiên cứu: tháng 08/2022 đến tháng 05/2023. 2.5. Đạo đức nghiên cứu Nghiên cứu của chúng tôi đảm bảo các quy định về đạo đức trong nghiên cứu, được sự chấp thuận của Bệnh viện Bạch Mai và các cơ sở nghiên cứu là Khoa Sinh hóa, Viện 69 Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ môn Miễn dịch, Học viện Quân Y. Các bệnh nhân tham gia nghiên cứu đều được giải thích rõ về tình trạng bệnh của mình, về thuốc điều trị, tác dụng và tác dụng phụ khi dùng thuốc. Bệnh nhân tự nguyện ký cam kết chấp thuận tham gia
  13. 11 nghiên cứu, có quyền dừng bất cứ lúc nào với bất kỳ lí do gì và không có sự ép buộc nào. Những bệnh nhân trứng cá thông thường không đủ điều kiện nghiên cứu được kê đơn điều trị bằng các thuốc điều trị trứng cá toàn thân và tại chỗ khác. Các bệnh nhân đều được giữ bí mật về các thông tin cá nhân và liên quan. Các kết quả nghiên cứu liên quan đến cá nhân sẽ được tôn trọng, đảm bảo không bị tiết lộ. Nghiên cứu chỉ nhằm phục vụ cho mục đích khoa học, ngoài ra không có mục đích nào khác. Sơ đồ nghiên cứu:
  14. 12 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng bệnh TCTT mức độ vừa và nặng 60,6% 17,5% 19,0% 2,9% 15 - 18 tuổi 18 - 24 tuổi 25 - 29 tuổi 30 - 49 tuổi Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh TCTT theo độ tuổi (n = 137) Nhận xét: Trong 137 bệnh nhân TCTT mức độ vừa và nặng, độ tuổi có tỷ lệ trứng cá cao nhất là từ 18 – 24 chiếm 60,6%. Không có tiền sử gia đình 23,4% Có tiền sử gia đình 76,6% Biểu đồ 3.4. Phân bố bệnh TCTT theo yếu tố gia đình (n = 137) Nhận xét: Trong 137 bệnh nhân TCTT, 76,6% có tiền sử gia đình bị trứng cá, chỉ 23,4% không có tiền sử gia đình có người bị trứng cá. Thói quen thức khuya 74,5% Thói quen cạy nặn mụn 70,1% Thói quen ăn đồ ngọt 68,6% Căng thẳng tâm lý 60,6% Thời tiết nóng ẩm 56,9% Đeo khẩu trang 35,8% Mỹ phẩm trang điểm (nữ) 43,7% Thuốc bôi có corticoid 8,8% Chu kỳ kinh nguyệt (nữ) 63,2% Biểu đồ 3.5. Một số yếu tố làm nặng bệnh TCTT (n = 137) Nhận xét: Các yếu tố làm nặng thêm bệnh TCTT hay gặp: thức khuya (74,5%), ăn đồ ngọt (68,6%), căng thẳng stress (60,6%).
  15. 13 3.2. Nồng độ các cytokine (IL-1α, IL-1β, IL-8, IL-12) và kẽm huyết thanh ở bệnh nhân TCTT mức độ vừa và nặng, so sánh trước – sau điều trị Bảng 3.10. Nồng độ các cytokine huyết thanh của nhóm bệnh trước điều trị với nhóm người khỏe Cytokine Nhóm bệnh (n=90) NNK (n=45) p (pg/ml) (TV(KTV)) (TV(KTV)) IL-1α 0,092 (0,021–0,421) 0,092 (0,021–0,092) 0,109 IL-1β 1,655 (0,812–6,175) 0,812 (0,812–4,939) 0,182 IL-8 0,225 (0,070–0,758) 0,225 (0,070–0,225) 0,336 IL-12 207,570 (1,421–380,979) 114,798 (1,421–242,539) 0,024 Nhận xét: Nồng độ IL-12 huyết thanh ở bệnh nhân TCTT mức độ vừa, nặng cao hơn nhóm người khỏe có ý nghĩa thống kê (p
  16. 14 Bảng 3.16. So sánh ghép cặp thay đổi nồng độ trước – sau điều trị ở NNC và NĐC trên những bệnh nhân định lượng được IL-1α trước điều trị Trước điều trị Sau điều trị Nhóm p* TV(KTV) TV(KTV) NNC (n = 19) 0,769 (0,198–3,057) 0,092 (0,089–0,210) < 0,001 NĐC (n = 15) 1,066 (0,308–3,635) 0,092 (0,092–0,433) 0,003 pNNC-NĐC** 0,319 Nhận xét: Nồng độ IL-1α huyết thanh của NNC và NĐC sau điều trị (ghép cặp) đều thấp hơn so với trước điều trị, với p
  17. 15 Bảng 3.19. So sánh ghép cặp thay đổi nồng độ trước – sau điều trị ở NNC và NĐC trên những bệnh nhân định lượng được IL-12 trước điều trị Trước điều trị Sau điều trị Nhóm p* TV(KTV) TV(KTV) 319,827 1,421 NNC (n = 33) < 0,001 (210,338 – 473,003) (0,723 – 4,027) 237,638 1,421 NĐC (n = 30) < 0,001 (167,853 – 403,370) (1,072 – 3,955) pNNC-NĐC** 0,900 Nhận xét: Nồng độ IL-12 huyết thanh của NNC và NĐC sau điều trị (ghép cặp) đều thấp hơn so với trước điều trị, với p0,05. Nồng độ kẽm huyết thanh ở cả 2 nhóm đều thấp hơn nhóm người khỏe có ý nghĩa thống kê, với p
  18. 16 Bảng 3.24. Nồng độ kẽm huyết thanh trước và sau điều trị của NNC và NĐC Trước điều trị Sau điều trị Nhóm ̅ ̅ p (𝐗 ± SD) (𝐗 ± SD) NNC (n = 45) 0,69 ± 0,12 1,01 ± 0,19 < 0,001 NĐC (n = 45) 0,70 ± 0,11 0,81 ± 0,25 0,009 Nhận xét: Nồng độ kẽm huyết thanh sau điều trị của NNC và NĐC đều cao hơn có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị, với p
  19. 17 Sau 3 NNC (n=45) 1 (2,2) 44 (97,8) 0 0 0,008 tháng NĐC (n=45) 0 37 (82,2) 8 (17,8) 0 20 Sau 4 NNC (n=45) 25 (55,6) 0 0 (44,4) 0,013 tháng NĐC (n=45) 9 (20,0) 36 (80,0) 0 0 Nhận xét: Mức độ bệnh của NNC và NĐC khác biệt có ý nghĩa thống kê ở tháng thứ 3 và thứ 4 sau điều trị, đều với p
  20. 18 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN NGHIÊN CỨU 4.1. Một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng bệnh TCTT mức độ vừa đến nặng 4.1.1. Một số yếu tố liên quan của bệnh TCTT - Tuổi bệnh nhân: độ tuổi gặp bệnh trứng cá nhiều nhất trong nghiênc cứu của chúng tôi là từ 18 – 24 chiếm 60,6%, tương đồng với báo cáo của tác giả Dương Thị Lan, Thái Thị Diệu Vân, Shen Y. - Giới: tỷ lệ nữ/nam là 1,7/1 63,5% bệnh nhân là nữ, 36,5% là nam, tương tự kết quả của tác giả Dương Thị Lan, Phương Quỳnh Hoa, Skroza và cộng sự. - Yếu tố gia đình: Tỷ lệ bệnh nhân TCTT có liên quan đến yếu tố gia đình trong nghiên cứu của chúng tôi là 76,6%, cao hơn so với báo cáo của tác giả Dương Thị Lan với tỷ lệ 45,2% và tác giả Phương Quỳnh Hoa với 47,3% bệnh nhân có tiền sử mụn trứng cá gia đình, tương đồng tác giả Thái Thị Diệu Vân với tỷ lệ 70%. - Một số yếu tố làm nặng bệnh TCTT: thói quen thức khuya (74,5%), thói quen cạy nặn mụn (70,1%), thói quen ăn đồ ngọt (68,6%), chu kỳ kinh nguyệt (63,2%), căng thẳng tâm lý (60,6%) và thời tiết nóng ẩm (56,9%). Các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ và tâm lý được ghi nhận nhiều nhất, phù hợp với tác giả Phương Quỳnh Hoa 71,4% người bệnh có thói quen thức khuya, tác giả Thái Thị Diệu Vân với 61,7% người bệnh thường xuyên ở trạng thái căng thẳng. - Vị trí thương tổn: 100% bệnh nhân có thương tổn ở mặt, 35% lưng, 21,2% ngực và 14,6% mặt ngoài cánh tay. Tại vùng mặt, 100% có trứng cá ở má, kế đến là trán (70,1%), mũi và cằm có tỷ lệ ít hơn,phù hợp với nghiên cứu Dương Thị Lan, Phạm Thị Bích Na, Khunger. - Các loại thương tổn gặp trong bệnh TCTT và mức độ bệnh: bệnh nhân trên lâm sàng đều có đa hình thái thương tổn: cao nhất là
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2