intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu nồng độ TNF- α và Il-6 huyết tương ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:30

18
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này với 2 mục tiêu: Khảo sát nồng độ TNF-α và IL-6 huyết tương ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ. Tìm mối liên quan giữa nồng độ TNF-α và IL-6 huyết tương với một số đặc điểm bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ. Đánh giá biến đổi nồng độ TNF-α và IL-6 sau 1 cuộc lọc sử dụng phương thức thẩm tách siêu lọc bù dịch trực tiếp và biến đổi một số kết quả điều trị lọc máu sau 9 tháng. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y học: Nghiên cứu nồng độ TNF- α và Il-6 huyết tương ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y NGUYỄN ĐỨC LỘC NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ TNF­ α VÀ IL­6 HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN THẬN NHÂN TẠO CHU KỲ Chuyên ngành: Nội khoa Mã số: 9720107 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
  2. HÀ NỘI – 2018 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: HỌC VIỆN QUÂN Y Người hướng dẫn khoa học:  1. PGS.TS. Hà Hoàng Kiệm 2. PGS.TS. Vũ Xuân Nghĩa Phản biện 1:   PGS.TS. Lê Thu Hà  Phản biện 2:   PGS.TS. Vũ Quang Huy  Phản biện 3:   PGS.TS. Văn Đình Hoa Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường  họp tại: Học viện Quân Y vào hồi..... giờ..... ngày..... tháng..... năm.......... Có thể tìm hiểu luận án tại:  ­ Thư viện Quốc Gia Việt Nam. ­ Thư viện Học viện Quân Y 
  3. 1 GIỚI THIỆU LUẬN ÁN ĐẶT VẤN ĐỀ Tỷ  lệ  suy thận mạn trên thế  giới ngày càng gia tăng làm tăng  gánh nặng chi phí điều trị và giảm chất lượng cuộc sống. Mặc dù đã   có rất nhiều tiến bộ trong điều trị bảo tồn cũng như điều trị thay thế  thận suy, nhưng tỷ  lệ  tử  vong  ở  bệnh nhân (BN) lọc máu chu kỳ  vẫn cao, đáng lưu ý tỷ lệ tử vong do nguyên nhân tim mạch. Những   yếu tố nguy cơ tim mạch truyền thống vẫn có ở BN lọc máu chu kỳ  nhưng không đủ để giải thích nguyên nhân tử vong cao. Gần đây các  nghiên cứu cho thấy sự có mặt của hội chứng suy dinh dưỡng, viêm  và   xơ   vữa   động   mạch   (Malnutrition­inflammationatherosclerosis   syndrome ­ MIA) có tương quan chặt chẽ với các biến cố tim mạch  và tỷ lệ tử vong ở BN suy thận mạn giai đoạn cuối, trong đó yếu tố  viêm đóng vai trò trung tâm, trong đó TNF­α  và IL­6 là hai cytokin   tiền viêm đại diện cho cytokin viêm. Các bằng chứng cho thấy kỹ thuật thận nhân tạo kích thích sản  sinh cytokin viêm do bất tương hợp của màng sinh học và dây lọc…  nên sau lọc nồng độ  các cytokin có thể  tăng hơn so với trước lọc.   Thận nhân tạo chu kỳ chỉ lọc được các chất có trọng lượng phân tử  nhỏ  và nước, chính các chất có trọng lượng phân tử  trung bình và   lớn là một tác nhân kích thích các tế bào CD14 và CD16 sản sinh ra   TNF­α  và IL­6. Phương thức thẩm tách siêu lọc máu bù dịch trực  tiếp (HDF­online) đã được các nghiên cứu chứng minh làm giảm các  chất có trọng lượng phân tử trung bình và làm giảm các tế tào CD14,  CD16, làm giảm được TNF­α, IL­6. Một số nghiên cứu cho thấy lọc  máu  hoàn  toàn  bằng   phương  pháp  HDF­online   sau  3­6  tháng  làm   giảm được các cytokin TNF­α và IL­6 huyết tương. Mặc dù TNF­α  và IL­6 là hai chất có trọng lượng phân tử lớn và phương thức HDF­
  4. 2 online có thể lọc được hai chất này nhưng do thời gian bán hủy quá  ngắn đặc biệt là TNF­α nên khả năng này có lẽ không lớn. Vấn đề  đặt ra trong một cuộc lọc với phương thức HDF­online các cytokin   mà cụ thể là TNF­α và IL­6 biến đổi như  thế nào. Với những lý do   trên, nhóm nghiên cứu thực hiện đề  tài: “Nghiên cứu nồng độ  TNF­ α và IL­6 huyết tương ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ”. 1. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện ở bệnh nhân điều trị thận nhân tạo   chu kỳ tại Khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện An sinh, với 2 mục tiêu: ­ Khảo sát nồng độ  TNF­α  và IL6 huyết tương  ở  bệnh nhân   thận nhân tạo chu kỳ. Tìm mối liên quan giữa nồng độ  TNF­α  và  IL6 huyết tương với một số đặc điểm bệnh nhân thận nhân tạo chu  kỳ. ­ Đánh giá biến đổi nồng độ TNF­α và IL­6 sau một cuộc lọc sử  dụng phương thức thẩm tách siêu lọc bù dịch trực tiếp và biến đổi  một số kết quả điều trị lọc máu sau 9 tháng.  2. Tính cấp thiết đề tài Suy thận mạn tính ­ điều trị lọc máu chu kỳ  đang là một trong   những bệnh lý có xu hướng gia tăng, một gánh nặng cho ngành y tế  trên thế  giới cũng như   ở  Việt Nam. Việc đánh giá các khía cạnh   khác nhau của suy thận mạn tính, điều trị  lọc máu chu kỳ, trong đó  có viêm, là rất cần thiết nhằm mục đích cải thiện chất lượng cuộc   sống của BN và nâng cao chất lượng điều trị lọc máu chu kỳ. Tăng   nồng độ các cytokin viêm trong máu là hậu quả  của quá trình viêm,   ngược lại khi các cytokin viêm tăng trong máu gây tổn thương tế bào  nội mạc mạch máu, tăng vữa xơ động mạch làm tăng dị hóa gây suy  dinh dưỡng. Các cytokin viêm tăng trong máu ở bệnh nhân suy thận   mạn mang ý nghĩa tiêu cực hơn là tích cực. Nhiều nghiên cứu trên 
  5. 3 thế giới đã được tiến hành để xác định nồng độ của TNF­α, và IL­6  ở  bệnh nhân suy thận mạn tính và hiệu quả  lọc của HDF­online   trong việc giảm TNF­α, và IL­6 trong huyết tương  ở bệnh nhân lọc  máu chu kỳ,  cho kết  quả  rất  khả  quan.  Tuy  nhiên hiện chưa  có  nghiên cứu nào tại Việt Nam đánh giá kết quả  lọc của HDF­online  với giảm TNF­α, và IL­6 trong huyết tương bệnh nhân thận nhân  tạo chu kỳ. Nghiên cứu của chúng tôi xác định được nồng độ TNF­α  và IL6 huyết tương  ở  người khỏe mạnh bình thường và  ở  bệnh   nhân thận nhân tạo chu kỳ, tìm mối liên quan giữa nồng độ  TNF­α  và IL6 huyết tương với một số đặc điểm bệnh nhân thận nhân tạo   chu kỳ và cho thấy hiệu quả lọc TNF­α và IL6 sau một cuộc lọc sử  dụng phương thức thẩm tách siêu lọc bù dịch trực tiếp nên có giá trị  khoa học và thực tiễn. 3. Những đóng góp mới của luận án Luận án đưa ra số liệu của nồng độ  TNF­α, IL­6: BN TNTCK   có nồng độ TNF­α  huyết tương là 750,2 (590,4 ­920,3 pg/ml), nồng   độ  IL­6 huyết tương là 9,9 (8,5 ­12,4 pg/ml). Có 65,4% bệnh nhân  lọc máu chu kỳ tăng nồng độ TNF­α huyết tương, 43,9% bệnh nhân  tăng   IL­6   và   có   33,6%   bệnh   nhân   tăng   cả   TNF­α   và   IL­6   huyết   tương. Tìm được một số mối liên quan của TNF­α, IL­6 với đặc điểm   lâm sàng: Có mối tương quan thuận mức độ  vừa giữa nồng độ IL­6   với TNF­α huyết tương và thời gian lọc máu với r lần lượt là 0,24  và 0,46, p  0,05. Nồng độ IL­6 trung bình nhóm bệnh  nhân thiếu máu cao hơn nhóm bệnh nhân không thiếu máu, p 
  6. 4 máu. Không có mối liên quan giữa TNF­α, IL­6 huyết tương với   nồng độ  albumin, phosphor, PTH, ure, acid uric, cholesterol máu và  creatinine máu ở nhóm bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ. Luận án cho thấy lọc máu bằng phương pháp HDF­online có tác  dụng giảm nồng độ  TNF­α, IL­6 huyết tương, trong khi lọc máu  bằng HD thông thường không có tác dụng này: Tỷ  lệ  giảm TNF­α  huyết tương trung bình sau cuộc lọc HDF­online là 48%, IL­6 trung   bình là 29,6%. Hệ  số thanh thải TNF­α huyết tương trung bình sau  cuộc lọc HDF­online là 5,2 ml/phút, của IL­6 là 2,6 ml/phút. Các chỉ  số này đều cao hơn nhóm bệnh nhân lọc HD thông thường, p 
  7. 5 pháp để  điều trị  thay thế  thận: Chạy thận nhân tạo (hemodialysis),  thẩm phân phúc mạc và ghép thận. Chạy thận nhân tạo là quá trình lọc máu diễn ra ở ngoài cơ thể  để lấy ra khỏi máu các sản phẩm cặn bã và nước dư thừa, dựa trên   hai cơ chế cơ bản là khuyếch tán và siêu lọc. Các giới hạn của điều   trị  thay thế  thận: Chỉ  có thể  thay thế  phần nào chức năng thận tự  nhiên. Chạy thận thông thường không đạt hiệu quả  tối  ưu vì lọc   máu Low Flux (khuếch tán), chủ  yếu loại bỏ  phân tử  nhỏ  do sự  chênh lệch nồng độ, lọc máu High Flux (khuếch tán với đối lưu tối  thiểu), cho phép loại bỏ phân tử trung bình, tuy nhiên số lượng giới   hạn. HDF online là kỹ thuật lọc máu kết hợp hai cơ chế khuếch tán  và đối lưu, sử dụng màng lọc high­flux với dịch thay thế được pha   chế  bên trong máy (không sử  dụng dịch thay thế  đóng túi như  lọc  máu thường qui), từ  online với hàm ý dịch lấy trực tiếp từ  đường   dịch lọc. So với máy thận nhân tạo kinh điển, máy HDF online có  thêm hệ thống lọc nước thứ cấp để tạo ra dịch thay thế vô trùng với   số lượng lớn và bơm để kiểm soát lượng dịch xuất nhập. Hệ thống  lọc nước gồm 3 (hoặc 4) quả lọc lắp nối tiếp nhau để  tạo ra dịch  lọc vô trùng đưa trực tiếp vào máu làm dịch thay thế. Điều kiện  chạy HDF–online: nước bù phải siêu tinh khiết – đạt chuẩn, màng  lọc HF, vận tốc máu ≥ 250 ml/phút. *   Phân  loại   các  phương   thức   điều  trị   HDF   căn  cứ   vào   việc   truyền dịch bù: + Pha loãng sau màng:  tiêu biểu cho việc  lọc máu hiệu quả  nhất, tốc độ siêu lọc bằng 25­30% vận tốc máu hiệu quả.
  8. 6 + Pha loãng trước màng: dịch bù pha loãng máu trước khi đi qua  màng lọc và trước khi rút nước của huyết tương bởi siêu lọc, giảm  nguy cơ cô đặc máu. * Các thông số đánh giá lọc máu tối ưu: + Độ thanh thải từng phần của urê (Kt/V): Kt/V = Ln (Co/Ct) + Tỷ lệ giảm urê sau lọc máu (URR): URR (%) = (Co – Ct)/Co + Theo NKF­DOQI khuyến cáo: để  đạt được chất lượng của  một cuộc lọc máu thì URR phải ≥ 64% và Kt/V ≥ 1.2 + Tỉ lệ phần trăm giảm chất A sau buổi lọc (PRA%): PRA (%) = (C0­Ct)/C0 + Độ thanh thải A (Kd): Kd = Qf ×  [1 – ln(C(T)/C(0)) / ln(1 + QfT/V(T))] 1.2. Quá trình viêm ở bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ Năm 1999 Stenvinkel P. và CS trong một nghiên cứu cho thấy   khi có phối hợp ba yếu tố suy dinh dưỡng, viêm, vữa xơ động mạch  thì có liên quan mạnh với biến cố tim mạch và tỉ lệ tử vong do bệnh  tim mạch và tỉ lệ tử vong chung  ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ. Xuất  phát từ  nghiên cứu này, các tác giả  đã đưa ra một hội chứng bao   gồm suy dinh dưỡng, viêm và xơ  vữa động mạch được gọi là hội   chứng   MIA   (Malnutrition­inflammationatherosclerosis   syndrome)   ở  bệnh nhân BTM. Từ đó cho đến nay, có nhiều nghiên cứu cũng đã đi  sâu nghiên cứu về  hội chứng MIA và đặc biệt là vai trò tiên lượng   của hội chứng MIA  ở  bệnh nhân bệnh thận mạn. Các nghiên cứu  đều cho thấy rằng tỉ  lệ  trên biến cố  tim mạch và tỉ  lệ  tử  vong  ở  bệnh nhân lọc máu chu kỳ tương quan thuận với sự có mặt của số  thành tố MIA. Nếu bệnh nhân có cả ba thành tố của hội chứng MIA  
  9. 7 thì tỉ lệ tử vong tăng gấp 13­15 lần và biến cố tim mạch tăng gấp 3­ 5 lần. Trong hội chứng MIA thì thành tố  viêm đóng vai trò trung tâm.   Viêm ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ có thể do 3 nhóm nguyên nhân:   + Do giảm mức lọc cầu thận làm giảm thanh thải các cytokin,   do quá tải thể  tích, do stress oxy hóa, do giảm các chất chống oxy  hóa.  + Các bệnh lý đi kèm như  nhiễm virus, viêm gan siêu vi B, C,   HIV, bệnh lupus ban đỏ hệ thống.    + Nhóm liên quan đến nguyên nhân lọc máu chu kỳ  như  phơi  nhiễm với bộ lọc, bất dung nạp màng sinh học, nhiễm bẩn dịch lọc,   các dị nguyên của đường dẫn máu, catheter tĩnh mạch trung tâm… Viêm  ở  bệnh nhân lọc máu chu kỳ  biểu hiện bằng tăng các  cytokine trong máu. Các nghiên cứu ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ cho   thấy tăng nồng độ CRP, tăng IL 6, tăng TNF­α, tăng IL 8… TNF­α ở người bao gồm 157 amino acid, các gen của TNF­α là  gen đơn, kích thước khoảng 3 kilo base (kb). Nguồn gốc tổng hợp   chính là từ tế bào bạch cầu đơn nhân lớn, đại thực bào hoạt hóa.  Interleukin 6 (IL­6) là một interleukin hoạt động như cả viêm và   chống viêm cytokine. Ở con người, nó được mã hóa bởi các IL6 gen.  IL­6 được tiết ra bởi các tế bào T và đại thực bào để kích thích phản   ứng miễn dịch.  1.3.  Những   nghiên  cứu  trong  và  ngoài   nước   về   điều  trị   tăng  TNF­α và IL6 huyết tương ở bệnh thận nhân tạo chu kỳ Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về tình trạng viêm và các   marker viêm  ở  bệnh nhân thận nhân tạo chu kỳ. Nghiên cứu của  Gupta J và cộng sự  (2012) trên 3939 đối tượng có suy giảm chức  năng thận cho thấy tăng nồng độ các cytokine viêm trong đó có IL­6,  TNF­α liên quan đến giảm mức lọc cầu thận.
  10. 8 Pencak P. và cộng sự (cs) năm 2013 đã nghiên cứu mối liên quan  giữa vữa xơ mạch vành, động mạch chủ bụng với một số cytokine   tiền viêm trong đó có TNF­α, và IL­6  ở 104 bệnh nhân lọc máu chu  kỳ  và 14 người khỏe mạnh. Kết quả  cho thấy nồng độ  TNF­α, và  IL­6 nhóm bệnh nhân tăng so với nhóm chứng, có mối liên quan giữa   tình trạng vữa xơ mạch máu với tăng nồng độ TNF­α, và IL­6 huyết   thanh bệnh nhân lọc máu chu kỳ. Ngay từ  khi HDF­online được đưa vào sử  dụng cho BN thận  nhân tạo chu kỳ, các nghiên cứu về  hiệu quả  lọc sạch các chất   được công bố, đặc biệt là những chất có phân tử  lượng trung bình   và sự lắng đọng các chất đó gây bệnh lý ảnh hưởng nhiều đến chất   lượng cuộc sống của bệnh nhân thận nhân tạo. Nghiên cứu của  Panichi   V.   và   cs   (2006),   Pedrini   L.A.   và   cs   (2011)   đã   chứng   tỏ  phương pháp HDF­online làm giảm các cytokin viêm sau 1 thời gian   sử  dụng phương pháp này, HDF­online làm giảm số  lượng tế  bào  CD14 và CD16 (các tế  bào tiết TNF và IL­6). Tuy nhiên, phương   pháp HD thông thường thì nồng độ các cytokin viêm không thay đổi   hoặc tăng hơn. Tại Việt Nam, có một số nghiên cứu về tình trạng viêm ở bệnh  nhân bệnh thận mạn tính, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu về  nồng độ  TNF­α, và IL­6  ở  bệnh nhân bệnh thận mạn, cũng như  bệnh nhân suy thận mạn tính thận nhân tạo chu kỳ. Nghiên cứu của   Nguyễn Văn  Tuấn  về  nồng   độ  CRP  và   TGF­beta  huyết   thanh  ở  bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính cho thấy bệnh nhân bệnh thận   mạn tính có nồng độ  hs­CRP và TGF­beta1 huyết thanh cao hơn   nhóm chứng người bình thường, p 
  11. 9 flux. Hiệu quả  của phương thức lọc máu ngắt quãng HDF­online  cũng được thể hiện trên biến đổi các chỉ số lâm sàng, dấu hiệu lâm  sàng, một số  chỉ  số  điện thần kinh cơ   ở  BN thận nhân tạo chu kỳ  trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hải năm 2014.  Như  vậy, các nghiên cứu về  nồng độ  của TNF­α, và IL­6 trên   thế giới có nhiều, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu tại Việt Nam.   Hơn nữa, chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam đánh giá kết quả lọc   của HDF­online với giảm TNF­α, và IL­6 trong huyết tương bệnh  nhân thận nhân tạo chu kỳ. Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu tiến cứu, mô tả  cắt ngang có đối chứng theo dõi  dọc nhóm bệnh nhân nghiên cứu, bao gồm 138 đối tượng gồm 107   bệnh nhân điều trị  thận nhân tạo chu kỳ  tại Khoa Thận nhân tạo,  Bệnh viện An sinh từ  tháng 2/2014 đến tháng 2/2017 và 31 người  khỏe mạnh tương đồng về giới và tuổi thuộc nhóm tham chiếu. Tiêu chuẩn chọn đối tượng thuộc nhóm tham chiếu: + Người trưởng thành khỏe mạnh, tuổi ≥ 18. + Không có tiền sử bệnh thận – tiết niệu. + Tương đồng tuổi và giới với bệnh nhân + Đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: + Bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ. + Thời gian lọc máu chu kỳ ≥ 3 tháng. + Nguyên nhân gây suy thận mạn gồm: viêm cầu thận mạn,   tăng huyết áp và đái tháo đường, thận đa nang.
  12. 10 + Tuổi của bệnh nhân ≥ 18. + BN đều được lọc máu bằng một loại quả  lọc có hệ  số  siêu  lọc thấp lọc thận 3 lần/tuần, mỗi lần 4 giờ. + BN không mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính như: lao, viêm  phổi … + Bệnh nhân hợp tác, tham gia nghiên cứu. * Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nhóm tham chiếu: + Dư cân, béo phì. + Thói quen uống rượu bia. + Phụ nữ có thai hoặc cho con bú. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân thuộc nhóm nghiên cứu: + Suy tim mạn tính nặng (độ III theo phân loại của NYHA). + Suy gan nặng. + Mắc ung thư giai đoạn cuối kèm theo. + Đang mắc các bệnh cấp tính như: nhiễm khuẩn, nhồi máu cơ  tim, suy tim cấp, đột quị não… +   Khó   khăn   trong   thực   hiện   đường   vào   mạch   máu   làm   ảnh   hưởng đến chất lượng lọc máu. + Bệnh nhân có tình trạng bệnh lý đòi hỏi chế độ  lọc đặc biệt   như phù phổi cấp, nồng độ K+ máu cao phải lọc máu cấp cứu. + Bệnh nhân nghi ngờ  mắc bệnh ngoại khoa, hoặc bệnh nhân  đã có can thiệp phẫu thuật trong 1 tháng. + Không hợp tác nghiên cứu hoặc đang điều trị bị tử vong hoặc  chuyển cơ sở khác điều trị. ­ Trong 107 bệnh nhân TNT chu kỳ  theo phương thức HD sử  dụng màng lọc có hệ  số siêu lọc thấp, chúng tôi giải thích ưu điểm   của phương thức HDF­online, trong đó có 47 bệnh nhân xin được sử  dụng phương thức HDF­online xen kẽ với HD.
  13. 11 ­  Để  phục vụ  cho mục tiêu 1:  107 bệnh nhân được lấy máu  ngay trước kỳ lọc sử dụng màng lọc lần đầu tiên . ­  Để  phục vụ  cho mục tiêu 2:   Ngay sau khi lấy máu cho mục   tiêu 1 gồm 47 BN được sử dụng phương thức HDF­online (PN1) và   60 BN TNT thông thường (PN2) có tuổi và giới tương đồng làm đối   chứng, kết thúc cuộc lọc được lấy máu phục vụ cho mục tiêu 2. 2.2. Quy trình thực hiện * Nhóm tham chiếu: người đến khám sức khỏe tổng quát tại  bệnh viện An Sinh được phân loại bình thường, khỏe mạnh. Thực   hiện  các  xét  nghiệm   sinh  hóa,  định  lượng  TNF­α,   và   IL­6 huyết   tương. * Nhóm bệnh: + Biện pháp can thiệp với mỗi phân nhóm: ­ Phân nhóm 1 (PN1): gồm 47 bệnh nhân . Các bệnh nhân được lọc máu theo chế độ  lọc máu thường qui   trước đó. Được giải thích và đồng ý lọc HDF­online xen kẽ . . Sử dụng quả lọc HF 80S. ­ Phân nhóm 2 (PN2): gồm 60 bệnh nhân . Các bệnh nhân được lọc máu theo chế độ  lọc máu thường qui   với màng lọc Low flux, không lọc HDF­online. . Sử dụng quả lọc Polyflux 6L (Gambro) hoặc FX8 (Fresenius) ­ Theo dõi nhóm bệnh nhân nghiên cứu sau 9 tháng lọc máu một   số chỉ số như: BMI, huyết áp, bạch cầu, hemoglobin, Albumin máu,  tỷ lệ các tai biến xảy ra trong quá trình lọc máu… + Qui trình lấy máu xét nghiệm: ­ Lấy mẫu máu trước lọc: Lấy máu qua kim chọc đường động  mạch ngay trước khi kết nối với máy thận.
  14. 12 ­ Lấy mẫu máu sau lọc: Tiến hành theo phương pháp lấy máu  dòng chậm (slow flow) để tránh ảnh hưởng của hiện tượng trộn lẫn  máu ĐM và TM tại lỗ thông. ­ Thực hiện các xét nghiệm sinh hóa cơ  bản kèm định lượng   TNF­α, và IL­6 huyết tương. 2.3. Định lượng IL­6 và TNF­α  huyết tương Định lượng TNF­α, và IL­6 huyết tương theo hướng dẫn của   nhà   sản   xuất.   Đọc   kết   quả   ELISA   bằng   máy   BECKMAN­ COULTER­DTX 880 của Hoa kỳ, kết nối hệ  thống vi tính tại D3   trung tâm nghiên cứu sinh Y ­ Dược học – HVQY. Nồng độ IL­6 và  TNF­α huyết tương được biểu thị bằng đơn vị pg/ml hoặc ng/L. 2.4. Xử lý và phân tích số liệu Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y học bằng   chương trình phần mềm Epi­info 3.5.1 (phiên bản chạy trên Win,   năm 2008) và SPSS 17. + Biến số định tính: trình bày dưới dạng tần số  và tỷ  lệ  phần   trăm. + Biến số  định lượng: trình bày dưới dạng trung bình và độ  lệch chuẩn (nếu phân phối chuẩn) hoặc bằng trung vị và tứ phân vị  (nếu phân phối không chuẩn). + Đối với các biến số  định lượng phân phối chuẩn: sử  dụng   phép kiểm "t" và phép kiểm ANOVA Tính hệ số tương quan r của các thông số: │r│ ≥ 0,7: tương quan rất chặt chẽ. 0,5 ≤│r│
  15. 13 r (+): tương quan thuận. r (­): tương quan nghịch. 2.5. Vấn đề đạo đức trong 8nghiên cứu Thực hiện không vi phạm đạo đức nghiên cứu Các phương pháp xét nghiệm và biện pháp điều trị thực hiện vì  quyền lợi bệnh nhân. Các xét nghiệm thực hiện theo chỉ định nêu trong khuyến cáo. Tôn trọng ý kiến của đối tượng nghiên cứu, có quyền từ chối. Các số liệu thu thập chính xác, trung thực và bí mật.
  16. 14 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu
  17. 15 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu ­ Đặc điểm về giới: Nhóm tham chiếu (n = 31): 38,7% nam, 61,3% nữ. Nhóm bệnh (n = 107): 39,2% nam, 60,8% nữ. ­ Đặc điểm về  tuổi: Tuổi trung bình nhóm bệnh là 53,4 ± 17,2  tuổi, nhóm tham chiếu là 53,5 ± 12,6 tuổi. ­ Nguyên nhân suy thận mạn chủ yếu là do viêm cầu thận mạn   với 42%, tiếp đến là tăng huyết áp (34,6%), đái tháo đường (15,9%)  và bệnh thận đa nang (7,5%). ­ Thời gian lọc máu trung bình là 69,7 tháng. Gần 1/2 bệnh nhân  trong nghiên cứu (48,6%) có thời gian lọc máu từ 5­
  18. 16 3.2. Đặc điểm nồng độ TNF­α , IL­6 ở nhóm nghiên cứu Bảng 3.1. Nồng độ TNF­α, IL­6 ở nhóm bệnh và nhóm tham chiếu Nhóm bệnh Nhóm chứng Chỉ tiêu p (n = 107) (n = 31) TNF­α Trung vị 750,2 355,4 (ng/L) Tứ   phân  590,4 ­ 920,3 254,9 ­ 405,1
  19. 17 ­ Không có mối liên quan giữa TNF­α, IL­6 huyết tương với   nồng độ  albumin, phospho, PTH, ure, acid uric, cholesterol máu và   creatinine máu ở nhóm BN thận nhân tạo chu kỳ. 3.3. Biến đổi nồng độ  TNF­α , IL­6 huyết tương sau cuộc lọc   HDF­OL Bảng 3.2. So sánh nồng độ TNF­α, IL­6 sau cuộc lọc Chỉ tiêu PN1 (n = 47) PN2 (n = 60) P Trước  745,2  772,3  > 0,05 TNF­ lọc (573,7 – 888,3) (611,5 ­ 924,1) α 321,2  754,6  Sau lọc  0,05 IL­6 lọc (ng/L) Sau lọc 7,1 (5,6 ­ 11,0) 9,5 (8,1 ­ 12,4)  0,05). Sau cuộc lọc HDF­online,   nồng độ TNF­α và IL­6 giảm hơn so với trước cuộc lọc có ý nghĩa   với   p  0,05. Bảng 3.3. Biến đổi nồng độ  TNF­α, IL­6 theo 2 phương thức lọc   máu theo chỉ số PR TNF­α và IL­6 PN1 PN2 Chỉ số p (n = 47) (n = 60) Trung vị 48,0 ­2,4 RR­ TNF­α (tứ phân vị) (33,0 ­ 64,5) (­9,5 ­ 3,2)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2