intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu tạo hình vật xốp trong điều trị dị tật miệng niệu đạo thấp ở trẻ em

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu tạo hình vật xốp trong điều trị dị tật miệng niệu đạo thấp ở trẻ em" được nghiên cứu với mục tiêu là: Phân tích đặc điểm của nhóm bệnh nhi trong nghiên cứu về hình thái dị tật miệng niệu đạo thấp, quá trình phẫu thuật; Đánh giá kết quả, biến chứng sau phẫu thuật điều trị dị tật miệng niệu đạo thấp có sử dụng kỹ thuật tạo hình vật xốp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu tạo hình vật xốp trong điều trị dị tật miệng niệu đạo thấp ở trẻ em

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHAN XUÂN CẢNH NGHIÊN CỨU TẠO HÌNH VẬT XỐP TRONG ĐIỀU TRỊ DỊ TẬT MIỆNG NIỆU ĐẠO THẤP Ở TRẺ EM CHUYÊN NGÀNH: Ngoại thận và tiết niệu MÃ SỐ: 62720126 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2022
  2. Công trình được hoàn thành tại: Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS TS. LÊ TẤN SƠN Phản biện 1: ………………………………………… Phản biện 2: ………………………………………… Phản biện 3: ………………………………………… Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Vào hồi giờ ngày tháng năm 202 Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: -Thư viện Quốc gia Việt Nam -Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM -Thư viện Đại học Y Dược TP. HCM
  3. 1 GIỚI THIỆU LUẬN ÁN Lý do và tính cấp thiết của đề tài Miệng niệu đạo thấp là một dị tật bẩm sinh hay gặp ở trẻ em. Tỉ lệ mắc phải hiện nay là 1/250 trẻ trai sinh còn sống. Dị tật này gồm 3 thương tổn chính: miệng niệu đạo lạc chỗ mở ra ở bụng dương vật, cong dương vật, thiếu da ở phía bụng dương vật. Sau phẫu tích da và cân nông về đến gốc dương vật, nếu dương vật cong nhẹ (< 30o) thì dùng kỹ thuật khâu gấp bao trắng vùng lưng dương vật để sửa tật cong. Tuy nhiên, khâu gấp bao trắng vùng lưng có thể làm ngắn dương vật, cong tái phát, cảm giác tê vùng quy đầu khi cương. Cho nên, tìm kiếm một kỹ thuật mới để thay thế khâu gấp bao trắng vùng lưng dương vật trong các trường hợp cong dương vật nhẹ là cần thiết, nhằm hạn chế nhược điểm của kỹ thuật này về sau. Mặc dù ống niệu đạo mới trong các kỹ thuật tạo hình có dùng sàn niệu đạo đều được che phủ thêm bằng các nguồn mô kế cận nhưng tỉ lệ rò niệu đạo sau mổ vẫn còn từ 10 - 20%. Điều này có nghĩa là 10 - 20% số bệnh nhi này phải được phẫu thuật lại vì rò niệu đạo. Cho nên nghiên cứu tìm thêm nguồn mô khác để che phủ bảo vệ cho ống niệu đạo mới, góp phần hạn chế rò niệu đạo sau mổ đến mức thấp nhất là vấn đề cần thiết. Trong dị tật MNĐT, phần niệu đạo từ vị trí chia đôi vật xốp về phía quy đầu không được vật xốp bao phủ đầy đủ như giải
  4. 2 phẫu bình thường của niệu đạo mà mô vật xốp này chia đôi (dạng chữ Y) nằm hai bên sàn niệu đạo và liên tục về phía quy đầu. Năm 2000, Beaudoin và Yerkes giới thiệu kỹ thuật tạo hình vật xốp và che phủ qua ống niệu đạo mới giúp tái tạo niệu đạo về gần cấu trúc giải phẫu bình thường. Điều này, giúp giảm thấp tỉ lệ rò niệu đạo sau mổ và sửa được tật cong dương vật nhẹ. Từ thực tế trên, tôi thấy cần thiết tiến hành nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tạo hình vật xốp trong phẫu thuật MNĐT ở trẻ em Việt Nam, để chứng minh hiệu quả của kỹ thuật này trong sửa tật cong dương vật nhẹ và hạn chế rò niệu đạo sau mổ. Mục tiêu nghiên cứu 1- Phân tích đặc điểm của nhóm bệnh nhi trong nghiên cứu về hình thái dị tật miệng niệu đạo thấp, quá trình phẫu thuật. 2- Đánh giá kết quả, biến chứng sau phẫu thuật điều trị dị tật miệng niệu đạo thấp có sử dụng kỹ thuật tạo hình vật xốp. Nhưng đóng góp mới của luận án Hiện tại chưa có nghiên cứu nào về kỹ thuật tạo hình vật xốp trong phẫu thuật MNĐT ở trẻ em Việt Nam cho đến nay. Đây là nghiên cứu can thiệp không nhóm chứng với kết quả tốt sau mổ. Cho thấy hiệu quả của kỹ thuật trong góp phần hạn chế rò niệu đạo sau mổ và sửa được tật cong dương vật thể nhẹ mà không cần khâu gấp bao trắng vùng lưng dương vật. Với tính đơn giản của kỹ thuật có thể ứng dụng trong phẫu thuật MNĐT thể thân dương vật gần gốc hoặc thân dương
  5. 3 vật xa gốc. Hoặc MNĐT thể giữa (phân loại theo MNĐT lạc chỗ) khi mà có thể phẫu tích được mô vật xốp ở hai bên sàn niệu đạo và che phủ qua niệu đạo mới, góp phần tái tạo lại cấu trúc giải phẫu bình thường của niệu đạo. Bố cục của luận án Luận án gồm có 129 trang: phần đặt vấn đề 3 trang, tổng quan tài liệu 31 trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 20 trang, kết quả nghiên cứu 31 trang, bàn luận 41 trang, kết luận và kiến nghị 3 trang. Có 45 bảng, 21 biểu đồ, 1 sơ đồ, 51 hình, 124 tài liệu tham khảo (27 tiếng Việt, 107 tiếng nước ngoài). Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.3. Giải phẫu học dương vật có miệng niệu đạo thấp 1.3.1. Bất thường miệng niệu đạo Miệng niệu đạo lạc chỗ có thể mở ra ở bất kỳ vị trí nào ở bụng dương vật từ quy đầu cho đến tận bìu, tầng sinh môn. Miệng niệu đạo có thể khác nhau về hình dạng, kích thước. 1.3.2. Cong dương vật Cong dương vật là hiện tượng bình thường trong quá trình hình thành niệu đạo dương vật. Nếu quá trình phát triển niệu đạo dừng lại thì tật cong sẽ xuất hiện. Nguyên nhân cong là do bất thường của những cấu trúc ở vùng bụng DV như da, cân nông, cân sâu, vật xốp, sàn niệu đạo, bao trắng, vật hang. Cong dương vật có thể gây đau khi cương. Cong dương vật cùng với những bất thường về miệng niệu đạo, bao quy đầu,
  6. 4 quy đầu dẹt và khiếm thiếu da ở vùng bụng DV có thể gây ảnh hưởng tâm lý cho trẻ nếu không được phẫu thuật. Ngoài ra, cong DV cũng gây trở ngại trong quan hệ tình dục và gây vô sinh. 1.3.3. Khiếm khuyết về da, các cấu trúc vùng bụng dương vật - Da bao quy đầu thừa ở mặt lưng và thiếu ở mặt bụng. - Quy đầu dạng bẹt mở ra ở mặt bụng dương vật. - Một đoạn niệu đạo bị khuyết và được thay thế bằng sàn niệu đạo mở ra từ miệng niệu đạo lạc chỗ đến quy đầu. - Có khi một đoạn niệu đạo bị thiểu sản không được vật xốp che phủ, da DV che phủ đoạn niệu đạo này rất mỏng. - Ở 2 bên sàn niệu đạo, vật xốp chia đôi từ phía sau miệng niệu đạo lạc chỗ rẽ quạt sang 2 bên kéo dài về phía quy đầu. Hình 1.5. Giải phẫu miệng niệu đạo thấp “Nguồn Mouriquand P., 2010” 1.6. Phân loại miệng niệu đạo thấp 1.6.2. Phân loại theo vị trí chia đôi của vật xốp Mouriquand (2004) phân loại MNĐT theo vị trí chia đôi của vật xốp và có đề cập đến cong dương vật.
  7. 5 -Thể quy đầu với miệng niệu đạo nằm ở quy đầu phía sau vị trí bình thường, có thể kèm với đoạn niệu đạo xa gốc DV giảm sản. -Thể chia đôi của vật xốp ở đoạn niệu đạo xa gốc dương vật có thể đi kèm với cong dương vật thể nhẹ hoặc không. -Thể chia đôi của vật xốp ở đoạn niệu đạo gần gốc dương vật có thể đi kèm với cong dương vật thể nặng -Thể đã phẫu thuật nhiều lần nhưng thất bại: DV có nhiều mô sẹo, hẹp niệu đạo, rò niệu đạo, cong dương vật tái phát…. 1.7. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 1.7.1.2. Phân độ cong dương vật *Theo phân loại của Lindgren và Reda (1998). - Cong thể nhẹ: khi dương vật cong < 30o - Cong thể nặng: khi dương vật cong ≥ 30o * Hội Niệu Nhi Hoa Kỳ (1999) phân độ cong dương vật như sau: - Cong dương vật < 10o: có thể không cần can thiệp - Cong dương vật thể nhẹ (100 ≤ cong < 30o ): khi cong từ 20o – 30o cần can thiệp thủ thuật để sửa cong - Cong dương vật thể trung bình (cong từ 30o- 45o) - Cong dương vật nặng (cong > 450 ) 1.7.1.5. Kỹ thuật làm thẳng dương vật khi dương vật cong < 300 *Can thiệp vùng bụng dương vật (làm dài bên ngắn) Kỹ thuật tạo hình vật xốp Nghiên cứu của Beaudoin, Yerkes: đoạn niệu đạo lành ở gần gốc dương vật được lớp vật xốp bao bọc đầy đủ, ở đoạn niệu
  8. 6 đạo khiếm khuyết về phía quy đầu lớp vật xốp chia nhánh (dạng chữ Y) nằm ở hai bên của sàn niệu đạo liên tục với rãnh quy đầu. Phẫu tích mô vật xốp ở hai bên sàn niệu đạo khỏi lớp bao trắng bên dưới. Sau đó, mô vật xốp này được khâu khép lại với nhau ở đường giữa trên nền ống niệu đạo vừa tạo hình. Kỹ thuật tạo hình vật xốp giúp tái tạo lại cấu trúc giải phẫu bình thường của niệu đạo mới và sửa được tật cong dương vật nhẹ. Theo Dodat kỹ thuật tiến hành bằng cách rạch 2 bên ở bờ phía trong (nhánh chữ Y) của lớp vật xốp đến bao trắng bên dưới và liên tục đến cánh quy đầu để phẫu tích, rồi khâu khép vật xốp ở 2 bên lại với nhau ở đường giữa thành dạng chữ I (hình 1.14). a b Hình 1.14. Nguyên lý sử cong dương vật khi tạo hình vật xốp (a) khâu khép vật xốp, (b) dương vật thẳng “Nguồn: Dodat, 2003” 1.7.3. Các lớp mô che phủ ống niệu đạo sau tạo hình 1.7.3.4. Lớp mô vật xốp Năm 2000, Yerker và Beaudoin giới thiệu kỹ thuật phẫu tích mô vật xốp ngay ở 2 bên sàn niệu đạo. Sau đó, khâu mô vật xốp 2 bên che phủ qua ống niệu đạo vừa tạo hình kiểu Y thành I
  9. 7 để thêm lớp bảo vệ và phục hồi lại cấu trúc giải phẫu “gần” bình thường cho niệu đạo mới nhằm hạn chế rò niệu đạo. Hayashi (năm 2011), nhuộm hoá mô miễn dịch, đã khẳng định lớp mô 2 bên sàn niệu đạo có cấu trúc giống mô vật xốp với các xoang mạch giàu mạch máu, mô cơ trơn, thần kinh. Bhat (năm 2014) phân loại mô vật xốp thành 3 nhóm, “kém phát triển” khi lớp mô này mỏng và dạng dải sợi, “phát triển” khi lớp mô này tương đối dày và có mạch máu, “phát triển tốt” khi lớp mô này dày, chắc chắn và nhô hơn so với mô vật xốp tự nhiên sau khi tạo hình che phủ qua NĐ mới. Tạo hình vật xốp Hình 1.26. Tạo hình mô vật xốp và che phủ niệu đạo mới “Nguồn: Snodgrass, 2005” Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu can thiệp không nhóm chứng 2.2. Đối tương nghiên cứu 2.2.4. Tiêu chuẩn chọn mẫu: 3 tiêu chuẩn - Bệnh nhi có miệng niệu đạo thấp thể giữa (theo phân loại miệng
  10. 8 niệu đạo lạc chỗ). Hoặc phân loại theo Mouriquand với vị trí chia đôi vật xốp: MNĐT thể xa gốc DV hoặc thể gần gốc dương vật. - Bệnh nhi có cong dương vật nhẹ: phẫu tích da, cân nông về gốc DV, gây cương nhân tạo kiểm tra mà DV còn 10o ≤ cong < 30o . - Phẫu tích được mô vật xốp ở 2 bên sàn niệu đạo che phủ qua ống niệu đạo mới. 2.2.5. Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhi MNĐT nhưng đã được phẫu thuật trước đó. - Bệnh nhi còn cong dương vật ≥ 300 sau khi đã phẫu tích da và cân nông về gốc dương vật (chọn phương pháp để sửa tật cong). - Bệnh nhi không phẫu tích được mô vật xốp hai bên sàn niệu đạo - Không được theo dõi và tái khám ít nhất 6 tháng sau mổ. 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.3.1. Thời gian nghiên cứu: Từ 01/12/2016 đến 31/3/2019. 2.3.2. Địa điểm nghiên cứu Khoa Ngoại thận Tiết niệu, Bệnh viện Nhi Đồng 1. 2.4. Cỡ mẫu - Cỡ mẫu ước tính cho độ cong dương vật trung bình mà kỹ thuật tạo hình vật xốp sửa được. (𝐙α + 𝐙β)2 . 𝜎 2 𝐧= δ2 +Các nghiên cứu chỉ nêu chung là kỹ thuật tạo hình vật xốp này sửa được cong DV nhẹ hoặc độ cong DV sửa được
  11. 9 độ cong trung bình mà kỹ thuật tạo hình vật xốp sửa được 14,6 ± 30. Và chọn các giá trị sau để áp dụng cho công thức. Với sai sót α = 0,05 (xác xuất sai lầm loại I) thì Zα = 1,96 Với sai sót β = 0,1 (xác xuất sai lầm loại II) thì Zβ = 1,28 σ: độ lệch chuẩn của độ cong dương vật trung bình mà kỹ thuật tạo hình vật xốp sửa được (trường hợp này là 30) δ: sai số mong muốn khi đo độ cong dương vật (10) Vì vậy, chúng tôi có cỡ mẫu cần thu thập là n = 95 trường hợp. 2.6. Phương pháp và công cụ đo lường thu thập số liệu 2.6.3. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả sau mổ Theo quan điểm của Snodgrass, Lingdren, Bologna về các biến chứng sau mổ MNĐT và độ cong dương vật. Chúng tôi theo dõi tái khám, ghi nhận các biến chứng và đánh giá kết quả lúc 6 tháng sau phẫu thuật. 2.6.3.1.Tiêu chuẩn đánh giá kết quả tạo hình niệu đạo -Tốt: khi miệng niệu đạo ở đỉnh QĐ, không hẹp miệng NĐ hoặc hẹp niệu đạo, không rò niệu đạo, không có sẹo xấu -Khá: hẹp miệng NĐ nhưng nong thành công, rò NĐ tự lành, sẹo xấu, không có các biến chứng cần phải phẫu thuật lại. -Xấu: khi có các biến chứng cần phải phẫu thuật lại như rò niệu đạo, hẹp NĐ, hẹp miệng NĐ, tụt miệng NĐ, túi thừa NĐ. Điều trị tạo hình niệu đạo thành công (tốt): tiêu chuẩn khá/tốt. Điều trị tạo hình niệu đạo thất bại (kém): tiêu chuẩn xấu. 2.6.3.2.Tiêu chuẩn đánh giá kết quả điều trị cong dương vật - Tốt: dương vật thẳng trục hoặc cong < 100, không xoay.
  12. 10 - Khá: 100≤ dương vật cong < 200 - Xấu: dương vật cong ≥ 200 Điều trị cong dương vật thành công (tốt): tiêu chuẩn tốt/ khá Điều trị cong dương vật thất bại (kém): khi đạt tiêu chuẩn xấu. 2.6.3.3. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả phẫu thuật thành công -Tốt: tạo hình NĐ và điều trị cong DV đều đạt “tốt” hoặc “khá”. -Kém: tạo hình niệu đạo hoặc sửa cong DV có kết quả “kém”. 2.8. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu - Nhập số liệu và xử lý bằng phần mềm Excel, SPSS20.0 2.9. Đạo đức trong nghiên cứu - Hội Đồng Đạo Đức Trong Nghiên Cứu Y Sinh Học ĐHYD TP.HCM, quyết định số 469/ĐHYD-HĐ ngày 26/12/2016. - Đề tài được Bệnh Viện Nhi Đồng 1 xét duyệt thực hiện, quyết định số 176/BB-BVNĐ1 ngày 31/3/2017. Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong thời gian nghiên cứu tại bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 01/12 /2016 đến 31/3/2019, chúng tôi có 122 trẻ MNĐT thể giữa có cong DV nhẹ được tạo hình niệu đạo. Sau đó, tạo hình vật xốp để thêm lớp bảo vệ niệu đạo mới và sửa cong dương vật nhẹ. 3.1. Đặc điểm nhóm bệnh nhi 3.1.1. Tuổi Trong số 122 bệnh nhi, tuổi trung vị là 3 (3 đến 6) tuổi. 3.1.4. Phân loại miệng niệu đạo thấp theo chia đôi vật xốp Nhóm MNĐT thân dương vật gần gốc 72 trẻ (59%) cao
  13. 11 hơn nhóm MNĐT thân dương vật xa gốc 50 trẻ (41%). 3.1.7. Độ rộng quy đầu Trung vị của độ rộng quy đầu là 14(13 đến 15) mm 3.1.9. Tình trạng quy đầu nhỏ Nhóm trẻ có quy đầu nhỏ chiếm 42 trẻ (34,4%), nhóm trẻ có quy đầu bình thường chiếm 80 trẻ (65,6%) 3.1.16. Đoạn niệu đạo mỏng không có vật xốp che phủ Ghi nhận có 52 trẻ chiếm 42,6% có đoạn niệu đạo mỏng. Trung vị chiều dài của đoạn niệu đạo này là 3 (2 đến 7,2 ) mm. 3.1.19. Chiều dài đoạn niệu đạo khiếm khuyết; từ miệng niệu đạo lạc chỗ đến đỉnh QĐ và chỗ chia đôi vật xốp đến đỉnh QĐ Bảng 3.12. Chiều dài đoạn niệu đạo khiếm khuyết Từ miệng niệu Từ chỗ chia đôi p đạo lạc chỗ đến vật xốp đến đỉnh quy đầu đỉnh quy đầu Chiều dài đoạn niệu 0,001 * đạo khiếm khuyết 20 (15 – 23,3) mm 20 (20 - 25) mm Báo cáo trung vị và khoảng tứ vị vì số liệu bị lệch Nhận xét: chiều dài đoạn niệu đạo khiếm khuyết; từ miệng NĐ lạc chỗ đến đỉnh QĐ và từ chỗ chia đôi VX đến đỉnh QĐ khác nhau có ý nghĩa thống kê (*phép kiểm Mann-Whitney). 3.1.29. Chiều dài đoạn niệu đạo tạo hình Trung vị chiều dài đoạn niệu đạo tạo hình 19 (18,4 - 24) mm. 3.1.33. Đặc điểm mô vật xốp Nhóm trẻ có vật xốp “phát triển” là 66 trẻ (54,1%) nhiều hơn
  14. 12 nhóm trẻ có vật xốp “kém phát triển” là 56 trẻ (45,9%). 3.1.34. Liên quan phát triển của vật xốp và bề rộng quy đầu Bảng 3.22. Phát triển của mô vật xốp và bề rộng quy đầu Phát triển của mô vật xốp p Phát triển Kém phát triển Quy đầu nhỏ Có 6 (14,3%) 36 (85,7%) *< 0,001 Không 60 (75%) 20 (25%) Bề rộng quy đầu (mm) 14,5 (14 -15) 13 (12-14) **
  15. 13 Nhận xét: Kỹ thuật tạo hình vật xốp có hiệu quả trong sửa tật cong dương vật nhẹ với độ cong dương vật trung bình sửa được là 14,1 ± 2,40 với p = 0,001 (phép kiểm T với mẫu bắt cặp). 3.1.51. Thời gian theo dõi sau mổ Thời gian theo dõi sau mổ 17,7 ± 5,9 (6 và 28 tháng). 3.2. Đánh giá kết quả, biến chứng sau phẫu thuật 3.2.2. Biến chứng trong thời gian theo dõi sau mổ đến 6 tháng Bảng 3.34. Biến chứng trong thời gian theo dõi Thời gian theo dõi 1 tuần 1 tháng 3 tháng 6 tháng Biến chứng Rò niệu đạo 11 (9,1%) 11 (9,1%) 8 (6,6%) 8(6,6%) Tụt miệng NĐ 2 (1,6%) 2 (1,6%) 2 (1,6%) 2 (1,6%) Hẹp miệng NĐ 5 (4,1%) 0 0 0 Hẹp niệu đạo 0 0 0 0 Túi thừa niệu đạo 0 0 0 0 Cong DV ≥ 100 0 0 0 0 n (%) 122 122 122 122 (100%) (100%) (100%) (100%) Nhận xét: Trong 122 trường hợp được theo dõi sau mổ có -Trong 11 trẻ rò niệu đạo sau mổ, có 3 trẻ rò niệu đạo tự lành khi theo dõi đến tháng 3 sau mổ, 8 rò niệu đạo không lành. - 02 trẻ tụt miệng miệng NĐ xuất hiện sớm sau mổ. - 05 trẻ có hẹp miệng niệu đạo được phát hiện và xử trí sớm nên đến tháng thứ nhất sau mổ không còn hẹp miệng niệu đạo.
  16. 14 - Các biến chứng hẹp niệu đạo, túi thừa niệu đạo, cong dương vật ≥ 100 không ghi nhận trong thời gian theo dõi. 3.2.4. Liên quan quy đầu nhỏ và biến chứng trên niệu đạo Bảng 3.36. Quy đầu nhỏ và biến chứng trên niệu đạo Tình trạng quy đầu nhỏ Tổng Có Không Có 7 3 10 Biến chứng (70%) (30%) trên niệu Không 35 77 112 đạo (31,3%) (68,8%) 42 80 122 p = 0,03 với phép kiểm Fisher Nhận xét: Biến chứng trên niệu đạo ở nhóm QĐ nhỏ nhiều hơn nhóm không có QĐ nhỏ có ý nghĩa thống kê, p = 0,03. 3.2.9. Biến chứng trên niệu đạo và phát triển của vật xốp Bảng 3.41. Biến chứng trên niệu đạo và phát triển của vật xốp Phát triển của vật xốp Tổng Phát triển Kém phát triển Có 1 9 10 Biến (10%) (90%) chứng trên Không 65 47 112 niệu đạo (58%) (42%) 66 56 122
  17. 15 p < 0,001 với phép kiểm Fisher Nhận xét: Biến chứng trên niệu đạo xảy ra ở nhóm trẻ có vật xốp “kém phát triển” nhiều hơn ở nhóm trẻ có vật xốp “phát triển” có ý nghĩa thống kê với p
  18. 16 Theo Baskin, Snodgrass, Bush, quy đầu nhỏ là khi bề rộng quy đầu < 14 mm. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 34,4% số trẻ có quy đầu nhỏ (biểu đồ 3.4) với trung vị của độ rộng quy đầu là 14 (13-15) mm (biểu đồ 3.3) và trẻ ở nhóm tuổi càng lớn (7-15 tuổi) thì độ rộng quy đầu sẽ càng tăng (bảng 3.5). Năm 2015, Bush và Snodgrass nghiên cứu 490 trẻ MNĐT (từ 2 tháng đến 10 tuổi) thấy có 17% số trẻ kèm theo tình trạng quy đầu nhỏ, với bề rộng quy đầu trung bình 15 mm (10 mm -27 mm), và không có sự liên quan giữa tuổi của trẻ trong nghiên cứu với sự gia tăng kích thước của quy đầu. 4.1.9. Đoạn niệu đạo mỏng không có vật xốp che phủ Chúng tôi nhận thấy 42,6% trẻ có đoạn niệu đạo mỏng không có vật xốp bao phủ, đoạn niệu đạo mỏng này kéo dài từ vị trí miệng NĐ lạc chỗ đến chỗ chia đôi vật xốp (biểu đồ 3.5) với trung vị chiều dài đoạn niệu đạo này là 3 (2 đến 7,2) mm. Theo Mouriquand, Baskin, Alonso đoạn niệu đạo mỏng không có vật xốp bao phủ là một khiếm khuyết giải phẫu thường gặp trong dị tật MNĐT. Đoạn niệu đạo mỏng này không có tác dụng để tạo hình niệu đạo mới nên phải cắt bỏ đoạn này về đến chỗ vị trí chia đôi vật xốp. 4.1.10. Chiều dài đoạn niệu đạo khiếm khuyết Chúng tôi thấy trung vị chiều dài đoạn niệu đạo khiếm khuyết đo từ vị trí chia đôi vật xốp đến đỉnh quy đầu là 20 (20- 25) mm dài hơn chiều dài đoạn niệu đạo khiếm khuyết đo từ vị trí miệng niệu đạo lạc chỗ đến đỉnh quy đầu 20 (15-23,3) mm
  19. 17 (bảng 3.12). Chúng ta có thể đo chiều dài đoạn niệu đạo khiếm khuyết thật sự (vị trí chia đôi vật xốp đến đỉnh quy đầu) bằng chiều dài đoạn NĐ mỏng không có vật xốp che phủ cộng với chiều dài đoạn NĐ khiếm khuyết từ miệng niệu đạo lạc chỗ đến đỉnh quy đầu. Trên lâm sàng nên xác định đoạn NĐ khiếm khuyết đo từ vị trí chia đôi vật xốp đến đỉnh quy đầu là phù hợp hơn. Vì đây chính là chiều dài đoạn niệu đạo cần tạo hình 4.1.19. Đặc điểm mô vật xốp Yerkes và Beaudoin (năm 2000) ghi nhận có cấu trúc mô vật xốp ở hai bên sàn niệu đạo và có thể sử dụng lớp mô này để che phủ ống niệu đạo mới. Theo Mouriquand về đại thể mô vật xốp dạng hình chữ Y hoặc rẽ quạt, bắt đầu từ chỗ chia đôi vật xốp hướng sang 2 bên về phía quy đầu. Hayashi (năm 2011), bằng phương pháp nhuộm hoá mô miễn dịch, đã khẳng định lớp mô hai bên sàn niệu đạo có cấu trúc giống mô vật xốp. Chúng tôi dựa vào ghi nhận của Hayashi và Bhat phân loại đặc điểm mô vật xốp thành 3 nhóm; “phát triển” khi lớp mô này dày, chắc chắn, có cấu trúc mạch máu và tương đương kích thước với mô vật xốp tự nhiên sau khi tạo hình che phủ qua niệu đạo mới; “kém phát triển” khi lớp mô này mỏng, ít cấu trúc mạch máu và kích thước nhỏ hơn mô vật xốp tự nhiên sau khi tạo hình che phủ qua niệu đạo mới; “không rõ ràng” khi lớp mô này mỏng, dễ rách và không thể phẫu tích để che phủ qua ống niệu đạo mới. Đặc điểm mô vật xốp với bề rộng quy đầu, quy đầu nhỏ
  20. 18 Nhóm trẻ có mô vật xốp “phát triển” chiếm 54,1%, nhóm trẻ có mô vật xốp “kém phát triển” chiếm 45,9% (bảng 3.21). Chúng tôi nhận thấy có liên quan giữa sự phát triển của mô vật xốp và bề rộng QĐ. Nhóm trẻ có mô VX “kém phát triển” kèm theo quy đầu nhỏ chiếm tỉ lệ nhiều hơn so với nhóm trẻ có mô VX “phát triển” đi kèm quy đầu nhỏ (85,7% so với 14,3%). Bề rộng QĐ ở nhóm trẻ có vật xốp “phát triển” là 14,5 mm lớn hơn ở nhóm trẻ có mô vật xốp “kém phát triển” 13 mm (bảng 3.22). Trong phôi thai học của dương vật, nội bì phát triển thành ống niệu đạo, trung bì phát triển thành vật xốp và quy đầu, còn ngoại bì phát triển thành da và bao quy đầu. Quy đầu nhỏ là chỉ dấu của tình trạng thiếu hụt hoặc kém nhạy với testosterone ở trẻ mắc dị tật MNĐT. Điều này có thể lý giải tình trạng quy đầu nhỏ hay đi kèm với vật xốp “kém phát triển” và bề rộng quy đầu ở nhóm vật xốp “kém phát triển” thường sẽ nhỏ hơn bề rộng quy đầu ở nhóm vật xốp “phát triển” ở nhóm trẻ trong nghiên cứu. 4.1.21. Độ cong dương vật sau khi tạo hình vật xốp Trong 122 trẻ, độ cong dương vật sau khi tạo hình vật xốp là 3,9 ± 1,40, nhỏ nhât là 1o và lớn nhất là 9o (biểu đồ 3.14). Theo Hiệp hội Niệu nhi Hoa Kỳ (năm 1999), cong dương vật < 10o có thể không cần sửa tật cong. Như vậy, kết quả sửa cong dương vật của chúng tôi sau khi tạo hình vật xốp là chấp nhận được. Độ cong dương vật trung bình mà kỹ thuật tạo hình vật xốp có thể sửa được là 14,1 ± 2,4o (bảng 3.26). Dodat cho rằng kỹ thuật tạo hình vật xốp sửa được cong
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
39=>0