Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y tế công cộng: Nghiên cứu điều kiện lao động, tình trạng sức khỏe và hiệu quả biện pháp huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho công nhân may công nghiệp tại Hưng Yên
lượt xem 10
download
Luận án được nghiên cứu với mục tiêu nhằm Mô tả thực trạng điều kiện lao động, sức khỏe của nữ công nhân may công nghiệp tại Hưng Yên, năm 2013; Đánh giá hiệu quả biện pháp huấn luyện an toàn - vệ sinh lao động cho nữ công nhân may công nghiệp tại Công ty may Minh Anh năm 2014-2015.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Y tế công cộng: Nghiên cứu điều kiện lao động, tình trạng sức khỏe và hiệu quả biện pháp huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho công nhân may công nghiệp tại Hưng Yên
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG -------*------- BÙI HOÀI NAM NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG, TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE VÀ HIỆU QUẢ BIỆN PHÁP HUẤN LUYỆN AN TOÀN-VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO CÔNG NHÂN MAY CÔNG NGHIỆP TẠI HƯNG YÊN Chuyên ngành: Y tế công cộng Mã số: 62.72.03.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG HÀ NỘI - 2017
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AT-VSLĐ : An toàn - vệ sinh lao động BLĐTBXH : Bộ Lao động thương binh xã hội BNN : Bệnh nghề nghiệp BYT : Bộ Y tế CP : Cổ phần CSHQ : Chỉ số hiệu quả ĐKLĐ : Điều kiện lao động HQCT : Hiệu quả can thiệp ILO : Tổ chức Lao động quốc tế NSDLĐ : Người sử dụng lao động NLĐ : Người lao động TCVSLĐ : Tiêu chuẩn vệ sinh lao động TMH : Bệnh tai-mũi-họng TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TNLĐ : Tai nạn lao động RHM : Bệnh răng-hàm-mặt
- 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngành may là ngành nghề sử dụng lao động nhiều nhất tại Việt Nam, người lao động chủ yếu là nữ lao động trẻ từ các vùng nông thôn nghèo lên thành thị làm việc. Trong thời gian qua cũng có rất nhiều các nghiên cứu đưa ra những giải pháp nhằm giúp bảo vệ sức khỏe công nhân may như giảm thiểu các yếu tố có hại trong môi trường, thiết kế ghế ngồi chống đau-mỏi lưng, khẩu trang chống bụi, tập thể dục giữa giờ để nâng cao sức khỏe… Tuy nhiên, công tác huấn luyện an toàn-vệ sinh lao động cho người lao động còn mang tính chất đối phó, chưa thực sự được quan tâm đúng mức về tài liệu, phương pháp và thời lượng huấn luyện, đặc biệt là thiếu tài liệu huấn luyện riêng cho công nhân may. Do người lao động thiếu kiến thức về an toàn - vệ sinh lao động, dẫn đến tỷ lệ ốm đau, bệnh tật, tai nạn lao động vẫn không ngừng gia tăng. Qua điều tra về kiến thức/thực hành của người lao động ở một số công ty may công nghiệp về hiểu biết bệnh và phòng ngừa bệnh hô hấp thì tỷ lệ người lao động không đạt yêu cầu chiếm tới khoảng 40%. Vì vậy người lao động cần phải được trang bị đầy đủ các kiến thức/thực hành về an toàn - vệ sinh lao động khi vào nghề, định kỳ huấn luyện hàng năm. Với những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với 2 mục tiêu sau: 1).Mô tả thực trạng điều kiện lao động, sức khỏe của nữ công nhân may công nghiệp tại Hưng Yên, năm 2013; 2).Đánh giá hiệu quả biện pháp huấn luyện an toàn - vệ sinh lao động cho nữ công nhân may công nghiệp tại Công ty may Minh Anh năm 2014-2015. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 1. Đánh giá được tổng thể thực trạng về: (1)Điều kiện lao động (môi trường lao động, điều kiện nhà xưởng, trang thiết bị, tổ
- 2 chức lao động…), (2)Tình trạng sức khỏe, các yếu tố ảnh hưởng do điều kiện lao động may công nghiệp và (3)Kiến thức/thực hành đúng về AT-VSLĐ trong phòng ngừa tai nạn và bệnh nghề nghiệp của công nhân thuộc công ty may có vốn 100% tư nhân và công ty may cổ phần nhà nước. 2. Một trong những sản phẩm của Luận án là bộ tài liệu đã được nhóm nghiên cứu biên soạn phù hợp cho công nhân may công nghiệp dùng để huấn luyện kiến thức/thực hành AT-VSLĐ, poster thông tin/hình ảnh về AT-VSLĐ được treo tại nhà xưởng dùng tuyên truyền kiến thức/thực hành AT-VSLĐ cho công nhân may về hiểu biết và cách phòng ngừa các tai nạn, bệnh tật do nghề nghiệp đặc thù may (hiện nay ngành may mới chỉ có các tài liệu về hướng dẫn thiết kế egonomi, hướng dẫn luật lao động…, nhưng chưa có tài liệu huấn luyện kiến thức/thực hành AT-VSLĐ riêng cho công nhân may). Và sẽ là kết quả đóng góp mới nếu như sau này được áp dụng rộng rãi dùng huấn luyện cho công nhân may. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Luận án gồm 132 trang bao gồm: phần đặt vấn đề (2 trang), chương 1-Tổng quan tài liệu (38 trang), chương 2-Đối tượng, địa điểm và phương pháp nghiên cứu (22 trang), chương 3-Kết quả nghiên cứu (35 trang), chương 4-Bàn luận (32 trang), phần kết luận (2 trang), khuyến nghị (1 trang). Tài liệu tham khảo có 136 tài liệu, trong đó có 79 tài liệu trong nước và 57 tài liệu ngoài nước, có 44 tài liệu từ 2011 trở lại đây. Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG, TÌNH HÌNH SỨC KHỎE VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE CÔNG NHÂN MAY CÔNG NGHIỆP.
- 3 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm về điều kiện lao động, sức khỏe và yếu tố ảnh hưởng sức khỏe: Điều kiện lao động (ĐKLĐ) là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kinh tế, kỹ thuật được biểu hiện thông qua các công cụ, phương tiện lao động và sự sắp xếp, bố trí chúng trong không gian và thời gian, sự tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với người lao động (NLĐ) tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động. Môi trường lao động là một thành tố của ĐKLĐ, là môi trường trong đó diễn ra quá trình lao động bao gồm: các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, tâm lý xã hội, rủi ro nguy hiểm phát sinh bởi các yếu tố công nghệ, máy móc thiết bị; nguyên, nhiên liệu; nhà xưởng, tổ chức sản xuất, điều kiện tự nhiên, khí hậu, yếu tố kinh tế-xã hội… Stress lao động: Toàn bộ những điều kiện lao động và yêu cầu bên ngoài đối với hệ thống lao động tác động xấu đến tình trạng tâm lý và (hoặc) sinh lý của con người. Mệt mỏi trong lao động: Các biểu hiện toàn thân hay cục bộ không mang tính bệnh học do căng thẳng của lao động. Có khả năng phục hồi hoàn toàn khi nghỉ ngơi. 1.1.2. Điều kiện lao động tại các công ty may công nghiệp ở Việt Nam: Công đoạn may chiếm một vị trí rất quan trọng trong quá trình sản xuất, nhiệm vụ chính của công đoạn này là từ nhiều chi tiết bán thành phẩm lắp ráp thành sản phẩm duy nhất (sản phẩm hoàn thiện). Các máy móc đều là thiết bị bán tự động và chạy bằng điện. Đặc điểm của may công nghiệp theo dây chuyền, mỗi công đoạn, vị trí trong chuyền được phân công công việc cụ thể cho NLĐ để chuyên môn hóa.
- 4 1.1.3.Tình hình sức khỏe người lao động, bệnh tật và tai nạn lao động may công nghiệp: Các kết quả đề tài nghiên cứu tình hình sức khỏe, bệnh tật và tai nạn lao động (TNLĐ) may công nghiệp cho thấy: Sức khoẻ của công nhân may công nghiệp chủ yếu vẫn là sức khoẻ loại I, II, III, sức khỏe loại IV và V chiếm
- 5 1.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG: (1).Biện pháp chính sách quản lý chung về AT-VSLĐ; (2).Biện pháp huấn luyện, tuyên truyền giáo dục AT-VSLĐ; (3). Biện pháp công nghệ, cải thiện ĐKLĐ; (4). Biện pháp phương tiện bảo vệ cá nhân; (5). Biện pháp quản lý, chăm sóc sức khỏe. Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NC 2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NC 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: - Điều kiện lao động Công ty TNHH Minh Anh và Công ty Cổ phần Tiên Hưng. - Nữ lao động may công nghiệp tại Công ty TNHH Minh Anh và Công ty Cổ phần Tiên Hưng. + Tiêu chí lựa chọn đối tượng nghiên cứu mô tả: (1) Là nữ công nhân có thâm niên công tác ≥12 tháng; (2)Làm việc trực tiếp và cùng ngồi làm việc trong 1 xưởng may; (3)Đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu. + Tiêu chí lựa chọn đối tượng nghiên cứu can thiệp: lựa chọn toàn bộ đối tượng lao động nữ đã tham gia vào nghiên cứu mô tả ở trên. Trường hợp bị mất đối tượng nghiên cứu thì bổ sung thêm đối tượng nữ công nhân khác phải đảm bảo tiêu chí lựa chọn ở thiết kế mô tả ở trên. 2.1.2. Thời gian nghiên cứu: tiến hành từ 6/2013 đến 12/2015 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu: Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Minh Anh, Khu Công nghiệp Phố Nối B, xã Nghĩa Hiệp, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên (địa điểm can thiệp). Và Công ty Cổ phần Tiên Hưng - QL 38B, Thị Trấn Vương, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên (địa điểm so sánh). +Cách chọn địa điểm nghiên cứu: Chọn chủ đích 2 công ty may công nghiệp ở trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, tương đương nhau về qui mô lớn, dây chuyền khép kín, hiện đại, có lắp đặt giàn mát bằng hơi nước trong nhà xưởng.
- 6 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, CỠ MẪU, CHỌN MẪU, BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU, KỸ THUẬT THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN. 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Áp dụng thiết kế nghiên cứu dịch tễ học mô tả cắt ngang có phân tích và thiết kế nghiên cứu can thiệp có nhóm so sánh. Kết hợp NC định lượng và định tính. 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu điều tra: 2.2.2.1. Thiết kế cắt ngang mô tả: * Cỡ mẫu điều tra và khám sức khỏe: - Công thức tính cỡ mẫu: pxq 2 n= Z (1-α) ----------- Trong đó: d2 + Z: Hệ số tin cậy (95%) = 1,96; + p: Tỷ lệ người ốm đau nghỉ việc, chọn p= 61% (p=0,61) (theo báo cáo số liệu thống kê của Trung tâm Y tế Dệt May năm 2012). + q=1-p = 1-0,61=0,39 + d: sai số ước lượng chọn d=0,05; + Cỡ mẫu tính được là n= 365 dự phòng 10% bỏ cuộc, nên cỡ mẫu là 401 người, làm tròn là n=400. Nghiên cứu được tiến hành tại 2 công ty may do vậy n=2*400=800 người. Trên thực tế đã khảo sát 800 nữ công nhân may. Cách chọn mẫu: tiến hành lựa chọn nữ công nhân may ở trong một xưởng may chính của mỗi công ty đến khi mỗi công ty lấy đủ 400 nữ công nhân nhưng phải đảm bảo 3 tiêu chí lựa chọn đối tượng đã nêu ở mục đối tượng nghiên cứu thì sẽ dừng lại. * Cỡ mẫu đo đạc môi trường lao động trong nhà xưởng: Vị trí đo đạc các yếu tố trong môi trường lao động được thực hiện theo thường qui kỹ thuật của Viện Y học Lao động và
- 7 Vệ sinh môi trường, Bộ Y tế - 2002 và tiêu chuẩn Việt Nam 5508-1991 TCVN Không khí vùng làm việc vi khí hậu giá trị cho phép, phương pháp đo và đánh giá nhanh. 2.2.2.2. Thiết kế can thiệp: * Cỡ mẫu can thiệp: - Công thức tính cỡ mẫu can thiệp: 2 {𝑧1−𝛼 √2𝑃̅ (1 − 𝑃̅ ) + 𝑧1−𝛽 √𝑃1 (1 − 𝑃1 ) + 𝑃2 (1 − 𝑃2 )} 𝑛1 = 𝑛2 = (𝑃1 −𝑃2 )2 Trong đó: 𝑃̅ = (𝑃1 + 𝑃2 )/2 + P1 là kết quả giả định nhóm so sánh:55% nữ công nhân có kiến thức tốt trở lên và tuân thủ đúng các qui định AT-VSLĐ. + P2 là kết quả kỳ vọng nhóm can thiệp: 69% nữ công nhân có kiến thức tốt trở lên và thực hành đúng các qui định AT- VSLĐ. + α =0,01 là sai lầm loại 1 + β =0,01 là sai lầm loại 2 Cỡ mẫu n1=n2=367 người, thực tế làm tròn 400 người. Vậy cỡ mẫu của nhóm can thiệp n1= 400 người và nhóm so sánh n2=400 người. * Cỡ mẫu phỏng vấn sâu: Lựa chọn đại điện cán bộ các phòng có liên quan như tổ chức hành chính, an toàn, y tế. Vì vậy, mỗi địa điểm nghiên cứu sẽ phỏng vấn 3 cán bộ gồm tổ chức hành chính, cán bộ an toàn lao động và cán bộ y tế. 2.2.3. Nội dung nghiên cứu: 2.2.3.1. Nội dung nghiên cứu của mục tiêu 1: + Điều kiện lao động: bao gồm môi trường lao động may công nghiệp; Tổ chức lao động may công nghiệp; Điều kiện về nhà xưởng, thiết bị máy móc sản xuất...
- 8 + Nghiên cứu thực trạng sức khỏe, bệnh tật và các yếu tố liên quan gây ảnh hưởng sức khỏe cho nữ công nhân may công nghiệp tại 2 công ty địa điểm nghiên cứu. 2.2.3.2. Nội dung nghiên cứu của mục tiêu 2 400 nữ công nhân công ty TNHH Minh Anh đã tham gia nghiên cứu được lựa chọn để huấn luyện AT-VSLĐ, còn 400 nữ công nhân công ty cổ phần Tiên Hưng làm nhóm so sánh (đối chứng). * Nội dung can thiệp: -Nghiên cứu thực trạng kiến thức, thực hành AT-VSLĐ - Biên soạn tài liệu huấn luyện; sổ tay, poster treo tường về kiến thức cơ bản về AT-VSLĐ và các nội dung liên quan đến may công nghiệp và biện pháp phòng ngừa, một số biển báo các mối nguy hiểm gây tai nạn liên quan đến may công nghiệp. -Triển khai huấn luyện và đánh giá kiến thức, thực hành đúng AT-VSLĐ ở nhóm can thiệp 2.2.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu + Biến độc lập: Điều kiện lao động bao gồm môi trường lao động, tổ chức lao động, thiết bị máy móc, nhà xưởng… + Các biến trung gian là: Kiến thức/thực hành AT-VSLĐ phòng tránh bệnh tật và TNLĐ… + Biến phụ thuộc là: Sức khỏe NLĐ; TNLĐ… 2.2.5. Phương pháp, kỹ thuật thu thập thông tin Phương pháp, kỹ thuật thu thập thập thông tin về ĐKLĐ là quan sát, đo đạc môi trường và điều tra. Phương pháp, kỹ thuật thu thập thập thông tin về sức khỏe là khám và điều tra.Thu thập thông tin về kiến thức/thực hành AT-VSLĐ là điều tra. Đánh giá sau can thiệp: chỉ số hiệu quả sau can thiệp (CSHQ) và đánh giá hiệu quả can thiệp (HQCT): so sánh giữa nhóm can thiệp với nhóm so sánh.
- 9 + Công thức tính Chỉ số hiệu quả (sau can thiệp): CSHQ (%) = P1 – P2 / P1 + Công thức tính hiệu quả can thiệp: HQCT= (HQCTCT –HQCTSS) 2.2.6. Phương pháp phân tích số liệu và xử lý thông tin: - Số liệu đo đạc môi trường lao động được nhập và tính tỷ lệ phần trăm mẫu đo đạt/chưa đạt TCVSLĐ trên phần mềm excel. - Số liệu điều tra bằng phiếu hỏi và phiếu khám sức khỏe được nhập trên phần mềm epidata 3.1 và phân tích trên phần mềm SPSS 21.0 2.3. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC CỦA NGHIÊN CỨU: Tuân thủ theo qui định về xét duyệt đạo đức trong nghiên cứu y sinh học của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. 2.4. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU, SAI SỐ VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC: Sai số do nhớ lại trong điều tra, đánh giá thực hành AT-VSLĐ không dùng biện pháp quan sát mà dùng đánh giá qua phiếu hỏi. Chương 3- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG, TÌNH HÌNH SỨC KHỎE VÀ CÁC YÊU TỐ ẢNH HƯỞNG 3.1.1. Điều kiện lao động 3.1.1.1. Các yếu tố có hại trong môi trường lao động - Vi khí hậu: số mẫu đo nhiệt độ đều nằm trong giới hạn TCVSLĐ; số mẫu độ ẩm vượt TCVSLĐ chiếm 14,3%, các vị trí này vượt TCVSLĐ từ 0,2-1,3%; số mẫu đo tốc độ gió thấp hơn giới hạn dưới của TCVSLĐ chiếm 26,9%, các vị trí này thấp hơn giới hạn dưới của TCVSLĐ từ 0,03-0,1m/s.
- 10 - Ánh sáng: số mẫu đo cường độ chiếu sáng không đạt TCVSLĐ chiếm 41,3%, các vị trí này thiếu sáng so với TCVSLĐ từ 80-140lux. - Tiếng ồn: số mẫu đo cường độ tiếng ồn vượt TCVSLĐ chiếm 7,9%, các vị trí vượt ở mức áp âm chung so với TCVSLĐ từ 0,2-0,7dBA. - Bụi và Thán khí (CO2): số mẫu đo bụi hô hấp, bụi toàn phần và CO2 đều đạt và nằm trong giới hạn TCVSLĐ. Cả 2 địa điểm có các yếu tố trong môi trường đo được đều tương đương nhau. 3.1.1.2. Điều kiện nhà xưởng, thiết bị và bố trí, tổ chức lao động: Qua khảo sát thực địa cho thấy về cơ bản cách bố trí sắp xếp tổ chức lao động và điều kiện nhà xưởng ở cả 2 công ty may đều tương đồng nhau: Thời gian lao động chủ yếu của NLĐ là 8 tiếng và thời gian nghỉ giữa ca là 30 phút. Điều kiện nhà xưởng: NLĐ đánh giá tốt về điều kiện vệ sinh nhà xưởng sạch sẽ, kích thước máy móc vừa tầm với vóc dáng NLĐ và có qui định nội qui vận hành máy móc tại vị trí làm việc. Chỉ có khoảng 41% NLĐ ở cả 2 địa điểm cho rằng diện tích nhà xưởng bình thường. 3.1.1.3. Tư thế lao động: Qua kết quả điều tra thấy số công nhân làm việc ở tư thế ngồi trong dây chuyền may chiếm tới 93,5%, tư thế khác chỉ chiếm 6,5%. 3.1.1.4. Đánh giá cảm quan về môi trường lao động và gánh nặng lao động: Kết quả điều tra và đánh giá về nhịp độ lao động, cường độ, tính chất công việc, cảm giác mệt mỏi và yêu thích công việc ở 800 nữ công nhân cho thấy có 65,9% ở địa điểm nghiên cứu cho rằng nhịp độ lao động là nhanh; 36,2% số nữ công nhân cảm nhận tính chất công việc ở đây là đơn điệu; cảm nhận về cường độ lao động công việc may thì có 15,3%
- 11 NLĐ cảm nhận rằng mức độ là nặng nhọc; Tỷ lệ nữ công nhân cảm giác thấy mệt mỏi sau ca làm việc chiếm 21,9%; 3.1.2. TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE ĐỐI TƯỢNG NC: 3.1.2.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu: - Nhóm tuổi đời của 800 đối nghiên cứu ở 2 địa điểm tập trung chủ yếu là 20-40 tuổi. Nhóm 20-29 tuổi chiếm 53,3%; Nhóm 30-40 tuổi chiếm 38,9%; Còn nhóm tuổi 40 chỉ chiếm dưới 5%. - Nhóm tuổi nghề của 800 đối tượng nghiên cứu ở 2 địa điểm tập trung chủ yếu 2 nhóm tuổi nghề 1-
- 12 các bệnh về tai-mũi-họng (TMH) (xấp xỉ tương đương nhau), phụ khoa, các bệnh về tiêu hóa, các bệnh cơ xương khớp, thần kinh-tâm thần… Được thể hiện ở hình 3.1 dưới đây Hình 3.1. Tình hình bệnh tật nữ công nhân may công nghiệp ở 2 địa điểm 3.1.2.3. Đánh giá cảm quan của NLĐ về một số triệu chứng bệnh tật sau ca lao động: Triệu chứng bệnh ngứa ngạt mũi chiếm cao nhất 24,4%, mờ mắt (20,8%), đau đầu (14,0%). Các triệu chứng đau mỏi cao nhất là đau mỏi lưng (41,9%), đau mỏi cổ (33,8%), đau mỏi vai (23,1%), tê mỏi tay (8,3%), đau mỏi bàn chân (8,0%), đau cột sống thắt lưng (6,5%). 3.1.2.4. Mối liên quan giữa tình trạng đau mỏi và triệu chứng bệnh với yếu tố có hại trong môi trường lao động: 3.1.2.4.1. Mối liên quan giữa triệu chứng bệnh với yếu tố có hại trong môi trường lao động
- 13 Bảng 3.2. Ảnh hưởng của môi trường lao động có tiếng ồn tới triệu chứng đau đầu sau ca lao động ở 800 nữ công nhân Cảm nhận của NLĐ về Đau đầu OR; CI95% tiếng ồn trong MTLĐ Có Không p Có ồn 82 186 7,12 (4,56-11,13) Không ồn 31 501
- 14 điểm nghiên cứu có mối liên quan đến môi trường làm việc có bụi. 3.1.2.4.2. Ảnh hưởng của cường độ, nhịp độ, tính chất công việc tới các triệu chứng đau sau lao động Bảng 3.5. Ảnh hưởng của cường độ lao động tới tình trạng đau, mỏi, tê nhức cuối ngày làm việc ở 800 nữ công nhân Cảm nhận của NLĐ Đau mỏi cổ Đau mỏi Đau mỏi Đau mỏi vai về điều kiện lao lưng CSTL động Có Không Có Không Có Không Có Không Nặng nhọc 82 40 100 22 18 104 55 67 Không Cường nặng nhọc 188 490 235 443 34 644 130 548 độ lao động OR 5,34 8,56 3,27 3,46 CI95% (3,53-8,08) (5,26-13,95) (1,78-6,02) (2,30-5,18) p
- 15 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của tính chất công việc tới tình trạng đau, mỏi, tê nhức cuối ngày làm việc ở 800 nữ công nhân Cảm nhận Đau mỏi cổ Đau mỏi Đau mỏi vai Tê mỏi tay Tê mỏi bàn của NLĐ về lưng chân điều kiện Có Không Có Không Có Không Có Không Có Không lao động Đơn 166 124 194 96 108 182 45 245 40 250 điệu Tính Không chất đơn 104 406 141 369 77 433 21 489 24 486 công điệu việc OR 5,22 5,28 3,33 4,27 3,24 CI95% (3,80-7,17) (3,87-7,22) (2,37-4,68) (2,49-7,34) (1,91-5,49) p
- 16 VSLĐ và (2)Poster tuyên truyền kiến thức/thực hành AT- VSLĐ cho công nhân may được treo tại nhà xưởng. 3.2.2. Đánh giá hiệu quả can thiệp về kiến thức, thực 3.2.2.1. Đánh giá hiệu quả can thiệp về kiến thức AT-VSLĐ: Bảng 3.8. Đánh giá hiệu quả can thiệp về kiến thức qui định quyền và nghĩa vụ NLĐ Kiến thức AT-VSLĐ Trước Sau CSHQ HQCT Số Số (%) (%) tốt % % (chỉ số (hiệu quả lượng lượng hiệu quả) can thiệp) Nhóm CT 79 19,8 321 80,3 305,5 Qui định Nhóm SS 136 34,0 142 35,5 4,4 nghĩa vụ 301,1 t=-3,983 t= 35,37 NLĐ t, p p
- 17 Yếu tố có hại Nhóm CT 55 13,8 314 78,5 468,8 Nhóm SS 166 41,5 174 43,5 4,8 463,9 t=-13,259 t= 37,03 t, p p
- 18 Bảng 3.11. Đánh giá hiệu quả can thiệp thực hành đúng AT- VSLĐ về nguy cơ TNLĐ, các yếu tố có hại, vệ sinh thiết bị máy móc, biển báo Thực hiện đúng các qui Trước Sau CSHQ HQCT định AT-VSLĐ SL % SL % (%) (%) Nhóm CT 124 31,0 388 97,0 212,9 Thực hiện Nhóm SS 148 37,0 242 60,5 63,5 đúng các 149,3 t= -2,706 t= 4,98 biển báo t, p p0,05 Thực hiện Nhóm CT 184 46,0 361 90,3 96,3 đúng khi Nhóm SS 209 52,3 265 66,3 26,7 69,5 máy móc t=2,608 t= 8,77 t, p xảy ra sự cố p
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 313 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 191 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 281 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 273 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 157 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 225 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 188 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 64 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 215 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 126 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 10 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 29 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 175 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn