intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Mối liên hệ giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế: trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: Cuahapbia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

33
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là mục tiêu của đề tài là đánh giá mối liên hệ giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế ở các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trên địa bàn quận Sơn Trà; qua đó đưa ra những gợi ý về công tác kế toán - thuế của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Mối liên hệ giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế: trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUỲNH THỊ NHÃ THI MỐI LIÊN HỆ GIỮA LỢI NHUẬN KẾ TOÁN VÀ THU NHẬP CHỊU THUẾ: TRƢỜNG HỢP CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số: 8.34.03.01 Đà Nẵng - 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣ ƣ ng n o ọ : PGS TS Nguyễn Công P ƣơng Phản biện 1: PGS.TS. Đoàn Ngọc Phi Anh Phản biện 2: PGS.TS. Trần Thị Cẩm Thanh Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 15 tháng 11 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết củ đề tài Mục tiêu của doanh nghiệp chính là lợi nhuận và để doanh nghiệp có được thông tin cũng như quản trị các thông tin để phục vụ cho mục tiêu lợi nhuận thì doanh nghiệp sử dụng đến hệ thống kế toán. Mục tiêu của nhà nước là quản lý và điều tiết xã hội và nhà nước dùng công cụ thuế để thực hiện mục tiêu này. Thông qua hệ thống thuế, Nhà nước định hướng nền kinh tế, đảm bảo công bằng xã hội và tạo nguồn thu cho ngân sách quốc gia. Có thể nhận thấy mục tiêu của kế toán và thuế là không giống nhau. Mỗi hệ thống lại được quy định về cách thức tính toán, xử lý dựa vào hành lang pháp lý khác nhau. Từ đó dẫn đến cách thức đo lường cũng có sự khác biệt, mà ở đây có thể nói đến lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế. Để đánh giá sự khác biệt trong việc đo lường lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế cũng như tìm ra mối liên hệ của giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn quận Sơn Trà do Chi cục Thuế khu vực Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn quản lý tôi xin chọn đề tài: “Mối liên hệ giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế: trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là đánh giá mối liên hệ giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế ở các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trên địa bàn quận Sơn Trà; qua đó đưa ra những gợi ý về công tác kế toán - thuế của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
  4. 2 3. Đố tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu được xác định trong đề tài là mối liên hệ giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế. Cụ thể, đề tài xem xét mối liên hệ giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế trên phương diện lý thuyết thông qua phân tích các nguyên tắc đo lường lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế; và trên phương diện thực tế thông qua đánh giá so sánh giữa tỷ suất thuế thực tế và tỷ suất thuế danh nghĩa mà các doanh nghiệp áp dụng. Phạm vi nghiên cứu Luận văn phân tích mối liên hệ giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn quận Sơn Trà trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018. 4. P ƣơng p áp ng ên ứu Phương pháp thu thập số liệu Luận văn sử dụng thông tin số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính và tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp qua các năm 2016 đến năm 2018 do các doanh nghiệp nộp qua hệ thống cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế. Ngoài ra, các thông tin khác sử dụng trong luận văn được thu thập từ các văn bản quy phạm pháp luật, báo chí, tạp chí và các bài báo khoa học đã được công bố. Phương pháp phân tích Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích chủ yếu là phương pháp định lượng. Đề tài nghiên cứu về mối liên hệ giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn quận Sơn Trà vì vậy phương pháp phân tích định lượng được vận dụng để tính toán
  5. 3 tỷ suất thuế thực tế dựa vào số liệu báo cáo về lợi nhuận và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp trên địa bàn. Trên cơ sở đó, sử dụng thêm một số phương pháp phân tích khác để đánh giá mối liên hệ giữa các thuộc tính của doanh nghiệp với mức độ liên hệ giữa đo lường lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế. Bên cạnh đó, phân tích định tính được sử dụng để phân tích nguyên tắc đo lường lợi nhuận kế toán, thu nhập chịu thuế từ đó đánh giá mối liên hệ giữa đo lường lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, các danh mục các bảng biểu, hình vẽ và tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn gồm bốn chương: - Chương 1: Cơ sở lý thuyết về mối liên hệ giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế - Chương 2: Thiết kế nghiên cứu - Chương 3: Kết quả nghiên cứu - Chương 4: Nhận xét kết quả nghiên cứu và hàm ý 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
  6. 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA LỢI NHUẬN KẾ TOÁN VÀ THU NHẬP CHỊU THUẾ 1.1. Mục tiêu, yêu cầu của kế toán và thuế 1.1.1. Mục tiêu của kế toán Mục tiêu của kế toán là cung cấp những thông tin trung thực, hợp lý về tình hình tài chính của doanh nghiệp cho các đối tượng có quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp từ đó có cơ sở để họ ra các quyết định kinh tế và đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. 1.1.2. Yêu cầu của kế toán Các yêu cầu cơ bản đối với kế toán theo Chuẩn mực kế toán số 01 – Chuẩn mực chung (Bộ Tài chính, 2002): - Trung thực. - Đầy đủ. - Kịp thời. - Dễ hiểu. - Có thể so sánh. Tất cả các yêu cầu này cần được thực hiện một cách đồng bộ để đảm bảo về chất lượng của thông tin và số liệu kế toán, từ đó có thể giúp cho người sử dụng có thể đưa ra các quyết định đúng đắn và phù hợp nhất. 1.1.3. Mục tiêu của thuế Thuế là một khoản đóng góp có tính chất bắt buộc và không mang tính hoàn trả trực tiếp của các pháp nhân và thể nhân cho Nhà nước nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước. Mục tiêu của thuế là tạo nguồn thu chính và chủ yếu cho Ngân sách Nhà nước, giúp Nhà nước điều chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý và định hướng phát triển kinh tế và góp phần đảm bảo sự
  7. 5 bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh và công bằng xã hội 1.1.4. Yêu cầu của hệ thống thuế Để đảm bảo các mục tiêu của thuế, hệ thống thuế cần đảm bảo yêu cầu về tính công bằng, hiệu quả lâu dài, đáng tin cậy, thuận lợi và kinh tế (James and Nobes, 1978). 1.2. Thực trạng hài hòa giữa chính sách thuế và hệ thống kế toán 1.2.1. Sự hài hòa trong xu hướng nền kinh tế toàn cầu hóa 1.2.2. Sự hài hòa giữa chính sách thuế và hệ thống kế toán ở Việt Nam 1.3. Đo lƣ ng lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế 1.3.1. Đo lường lợi nhuận kế toán trước thuế “Lợi nhuận kế toán trước thuế là lợi nhuận (hoặc lỗ) của một kỳ, trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, được xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán” (Bộ Tài chính, 2005). Lợi nhuận kế toán trước thuế xác định bằng công thức sau: Tổng lợi nhuận Lợi nhuận thuần từ kế toán trước = hoạt động kinh + Lợi nhuận khác thuế doanh Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định lợi nhuận kế toán là doanh thu và chi phí. Vì vậy các nguyên tắc kế toán chi phối việc đo lường lợi nhuận kế toán là các nguyên tắc liên quan đến việc xác định doanh thu và chi phí. 1.3.2. Đo lường thu nhập chịu thuế “Thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của một kỳ được xác định theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, là cơ sở để tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp” (Bộ Tài
  8. 6 chính, 2005). Tại Điều 2, Thông tư số 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Điều 4, Thông tư số 78/2014/TT-BTC quy định như sau: “Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác”. Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau: Thu nhập Chi phí Các khoản thu = Doanh thu - + chịu thuế được trừ nhập khác 1.4. Phân tích mối liên hệ giữ đo lƣ ng lợi nhuận kế toán và đo lƣ ng thu nhập chịu thuế 1.4.1. Mối liên hệ thông qua các nguyên tắc đo lường a) Phân tích các nguyên tắc lý thuyết (quy định) đo lường về lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế Cả lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế đều được xác định thông qua việc xác định được doanh thu và chi phí. Chính vì vậy để phân tích về đo lường lợi nhuận kế toán trước thuế và thu nhập chịu thuế chính là phân tích và so sánh về các nguyên tắc đo lường doanh thu và chi phí theo quy định của kế toán và thuế. Nguyên tắc đo lường doanh thu và chi phí theo kế toán và thuế được trình bày tóm tắt trong Bảng 1.3 (trong luận văn toàn cuốn). b) Mối liên hệ thể hiện cụ thể thông qua công thức tính thu nhập chịu thuế xuất phát từ lợi nhuận kế toán Theo quy định trong tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp thì: Lợi nhuận kế toán trước thuế ± Các khoản điều chỉnh tăng/giảm lợi nhuận = Thu nhập chịu thuế Theo lý thuyết, sự khác biệt giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế được thể hiện qua các mục tăng, giảm lợi nhuận (trích
  9. 7 từ tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp): c) Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là là thuế thu nhập mà doanh nghiệp sẽ phải nộp lại hoặc được hoàn trong tương lai. Có thể hình dung một cách dễ hiểu hơn thì đó chính là khoản thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phát sinh nhưng bị hoãn lại đến kỳ kế toán sau. Do sự khác nhau về nguyên tắc, cơ sở ghi nhận giữa thuế và kế toán nên giá trị của một khoản mục khi xác định theo nguyên tắc của thuế và kế toán cũng có thể có sự khác biệt. Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được ghi nhận chính là phần chênh lệch giữa Cơ sở tính thuế và Giá trị ghi sổ nhân với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế thu nhập (Giá trị ghi Cơ sở tính Thuế suất doanh nghiệp = sổ của tài - thuế của tài x thuế hoãn lại sản, nợ sản, nợ) TNDN Nếu trong một kỳ kế toán có phát sinh chênh lệch tạm thời thì sẽ dẫn đến chênh lệch giữa số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được tính theo chế độ kế toán. Từ đó cho thấy nếu trong kỳ kế toán không phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại có nghĩa là không có sự chênh lệch tạm thời giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế. 1.4.2. Mối liên hệ thông qua tỷ suất thuế thực tế Phân tích mối liên hệ thực tế giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế có thể được thực hiện thông qua so sánh tỷ suất thuế thực tế (effective tax rate – ETR) với tỷ suất thuế danh nghĩa (statutory tax rate – STR) (ví dụ xem nghiên cứu của tác giả Tran, 1999). So sánh này phản ánh tổng hợp chênh lệch giữa đo lường lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế.
  10. 8 Tỷ suất thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế là tỷ số (%) giữa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận kế toán trước thuế. Chi phí thuế TNDN ETR = x 100% Lợi nhuận kế toán trước thuế STR là tỷ suất thuế danh nghĩa (theo quy định của luật thuế TNDN, hiện tại tỷ suất thuế danh nghĩa là 20%). Thuế TNDN phải nộp (hay còn gọi là thuế TNDN hiện hành) STR = Thu nhập tính thuế Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau: Các khoản Thu nhập Thu nhập Thu nhập lỗ được kết = - được + tính thuế chịu thuế chuyển theo miễn thuế quy định Mối liên hệ giữa ETR và STR như sau: (TNCT/ tính thuế + Chênh lệch tạm thời chịu thuế) ETR = x STR Lợi nhuận kế toán trước thuế Từ công thức trên và phân tích về thuế hoãn lại có thể thấy nếu thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán trước thuế có mối liên hệ chặt chẽ, chênh lệch tạm thời càng nhỏ thì ETR sẽ ít có sự chênh lệch với STR. Hay nói cách khác, chênh lệch giữa ETR và STR là do chênh lệch tạm thời. Khi doanh nghiệp vận dụng các nguyên tắc kế toán trong đo lường lợi nhuận kế toán tương đồng hoặc gần với các nguyên tắc đo lường thu nhập chịu thuế, chênh lệch tạm thời là nhỏ. Từ đó lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế báo cáo trong thực tế là có mối liên hệ chặt chẽ. Ngược lại thì có sự tách rời.
  11. 9 CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Thực trạng mối liên hệ giữa đo lường lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn quận Sơn Trà như thế nào? Câu hỏi 2: Mức độ của mối liên hệ giữa đo lường lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế có phụ thuộc vào các thuộc tính của doanh nghiệp hay không? 2.2. Đặ đ ểm các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Quận Sơn Trà và t u t ập dữ liệu 2.2.1. Đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn quận Sơn Trà a. Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ Trong 5 năm gần đây (2015-2019), số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tăng đáng kể. Năm 2015, toàn quận có 1.889 doanh nghiệp, đến thời đểm 31/12/2019 đã phát triển lên 3.466 doanh nghiệp, tăng hơn 1,8 lần. Các doanh nghiệp trên địa bàn quận Sơn Trà phần lớn có đặc điểm: - Doanh nghiệp kinh doanh nhỏ lẻ, hình thức sản xuất kinh doanh còn chưa đa dạng. - Quy mô doanh nghiệp nhỏ, chủ yếu hoạt động ở các lĩnh vực về du lịch, dịch vụ, bán lẻ, xây dựng; số vốn đầu tư thấp; lao động ít. - Công tác kế toán, công tác báo cáo thuế chưa được chủ doanh nghiệp coi trọng, đa số là kế toán dịch vụ thuê ngoài. b. Thu thuế TNDN của doanh nghiệp vừa và nhỏ
  12. 10 Số thuế thu nhập doanh nghiệp thu ngân sách qua các năm từ 2015 đến 2019 tăng trưởng đáng kể, năm 2019 thuế thu nhập doanh nghiệp thu được là 55.095 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng so năm 2015 là 28,37%. c. Tình hình quản lý thuế doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn quận Sơn Trà của Chi cục Thuế khu vực Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn Tính đến ngày 31/3/2020, Chi cục Thuế khu vực Sơn Trà – Ngũ Hành Sơn đang quản lý 3.521 doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, nguồn vốn, số lượng lao động, doanh thu thấp. Trong tổng thể các doanh nghiệp đang quản lý có thể thấy được phân thành 4 nhóm theo loại hình doanh nghiệp, 4 nhóm theo quy mô vốn và 5 nhóm theo ngành nghề lĩnh vực hoạt động, thể hiện qua biểu đồ tại Hình 2.2, 2.3, 2.4 (trong luận văn toàn cuốn). 2.2.2. Chọn mẫu và nguồn thu thập số liệu Trong số hơn 500 doanh nghiệp có phát sinh lợi nhuận trong ba năm từ năm 2016 đến năm 2018 trên địa bàn quận Sơn Trà, tác giả thực hiện chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng không đồng nhất, quy mô mẫu là 150 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này có phát sinh lợi nhuận kế toán trước thuế, thu nhập chịu thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp liên tục trong ba năm, từ năm 2016 đến 2018. Từ năm 2016 đến năm 2018, các doanh nghiệp trên đều nộp thuế với mức thuế suất 20%, không có doanh nghiệp nào có ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Thu thập các dữ liệu thứ cấp từ Báo cáo tài chính và Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của 150 doanh nghiệp nói trên gồm các số liệu: lợi nhuận kế toán trước thuế, thu nhập chịu
  13. 11 thuế, tổng số thuế phải nộp, thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. Dữ liệu liên quan thu thập từ 150 doanh nghiệp mẫu cho thấy, trong ba năm từ năm 2016 đến năm 2018, không có doanh nghiệp nào báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. 2.3. P ƣơng p áp đo lƣ ng mối liên hệ 2.3.1. Phương pháp đánh giá mối liên hệ giữa đo lường lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế Đánh giá mối liên hệ giữa đo lường lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế theo hai chỉ tiêu sau: a) Chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế - C ên lệ = T u n ập ịu t uế - LNKT trƣ t uế - Tỷ lệ ên lệ = C ên lệ /LNKT trƣ t uế b) Tỷ suất thuế thực tế (ETR) Tỷ suất thuế danh nghĩa (STR): Thuế TNDN phải nộp (hay còn gọi là thuế TNDN hiện hành) STR = Thu nhập tính thuế Tỷ suất thuế thực tế (ETR): ETR = Chi phí thuế TNDN/Lợi nhuận kế toán trước thuế Hoặc: (TNCT/tính thuế + Chênh lệch tạm thời chịu thuế) ETR = x STR Lợi nhuận kế toán trước thuế Tính toán ETR trên cơ sở các số liệu đã thu thập được và thực hiện mô tả, phân tích so sánh ETR với STR từ đó có nhận xét, đánh giá về mối liên hệ trong đo lường giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán. Nếu giá trị của ETR và STR có sự chênh lệch càng lớn, mối liên hệ giữa đo lường lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế thể hiện sự tách rời, còn ngược lại thì có sự gắn kết.
  14. 12 2.3.2. Kỹ thuật phân tích Để đánh giá mối liên hệ giữa đo lường lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế, phân tích thống kê mô tả được sử dụng; tiến hành so sánh và phân tích các dữ liệu đã thu thập và tính toán bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệp, tỷ suất thuế thực tế, tỷ suất thuế danh nghĩa của 150 doanh nghiệp mẫu. Để đo lường mối liên hệ giữa các thuộc tính của doanh nghiệp với mức độ liên hệ giữa đo lường lợi nhuận kế toán trước thuế và thu nhập chịu thuế, tác giả thực hiện phân tích kiểm định ANOVA – one way giữa các nhóm loại hình doanh nghiệp, quy mô vốn công ty, ngành nghề để có thể đánh giá có sự khác biệt giữa các những đối tượng khác nhau của cùng một thuộc tính với mối liên hệ giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế hay không. Sau khi lựa chọn 3 thuộc tính của doanh nghiệp là loại hình kinh tế, quy mô vốn điều lệ, nhóm ngành kinh doanh, thực hiện lượng hóa 3 thuộc tính này theo Bảng 2.3 (trong luận văn toàn cuốn). Từ những thuộc tính của doanh nghiệp mẫu và bảng quy ước lượng hóa sẽ lượng hóa các thuộc tính thành các biến giả của từng doanh nghiệp mẫu để phục vụ cho việc kiểm định ANOVA – one way.
  15. 13 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thống kê mô tả các giá trị của m u nghiên cứu Bảng 3.1 (trong luận văn toàn cuốn) trình bày các phân tích thống kê mô tả giữa doanh thu, lợi nhuận kế toán trước thuế, thu nhập chịu thuế, thu nhập tính thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp (hiện hành) qua ba năm từ 2016 đế 2018. Trong đó, doanh thu, lợi nhuận kế toán trước thuế, thu nhập chịu thuế, thu nhập tính thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp có giá trị trung bình tăng qua từng năm. Giá trị trung bình của thu nhập chịu thuế và thu nhập tính thuế trong từng năm là tương đương nhau, điều đó cho thấy các doanh nghiệp ít phát sinh các khoản thu nhập được miễn thuế, điều này phù hợp với địa bàn quận Sơn Trà là địa bàn không có ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp và các doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động ở các ngành nghề không có ưu đãi về thuế. Trong cả ba năm, giá trị trung bình của lợi nhuận kế toán trước thuế luôn thấp hơn giá trị trung bình của thu nhập tính thuế; điều đó cho thấy các doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận kế toán thấp (để nộp thuế thấp), sau đó bị điều chỉnh lợi nhuận kế toán khi thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên mức độ chênh lệch giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán trước thuế là không lớn. Bảng 3.2, 3.3, 3.4 (trong luận văn toàn cuốn) thể hiện giá trị trung bình của lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế theo từng thuộc tính của doanh nghiệp. Qua đó cho thấy lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế đối với các thuộc tính của doanh nghiệp đều có giá trị tương đương nhau.
  16. 14 3.2. So sánh chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế Bảng 3 5 T ống ê mô tả ên lện g ữ lợ n uận ế toán trƣ t uế và t u n ập ịu t uế ủ á o n ng ệp Đơn vị tính: triệu đồng G á trị G á trị G á trị Số Độ lệ Cá b ến ng ên ứu n ỏ l n trung lƣợng uẩn n ất n ất bình Chênh lệch năm 2016 61 0,03 972,26 34,7733 128,6292 Tỷ lệ chênh lệch năm 2016 61 0,00 3,60 0,4267 0,7662 Chênh lệch năm 2017 50 0,00 394,05 27,0098 67,8897 Tỷ lệ chênh lệch năm 2017 50 0,00 0,89 0,1224 0,1871 Chênh lệch năm 2018 54 0,00 636,43 34,1885 95,5768 Tỷ lệ chênh lệch năm 2018 54 0,00 3,57 0,3639 0,7432 Chú thích: - Chênh lệch là hiệu giữa TNCT và LNKT trước thuế. - Tỷ lệ chênh lệch là thương giữa chênh lệch với LNKT trước thuế. Bảng 3.5 cho thấy trong số 150 doanh nghiệp mẫu thì trong 3 năm đều xuất hiện các doanh nghiệp có sự chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán trước thuế và thu nhập chịu thuế, trong đó năm 2016 số lượng doanh nghiệp có chênh lệch cao nhất trong 3 năm với tỷ lệ 40,67% (61 doanh nghiệp có chênh lệch trong số 150 doanh nghiệp mẫu nghiên cứu). Mức trung bình của chênh lệch và tương đối năm 2016 cũng cao nhất trong 3 năm. Chênh lệch qua các năm chỉ phát sinh số dương cho thấy thu nhập chịu thuế luôn cao hơn lợi nhuận kế toán trước thuế.
  17. 15 Mặc dù có những doanh nghiệp phát sinh chênh lệch lớn và tỷ lệ chênh lệch rất cao nhưng qua số liệu về số lượng doanh nghiệp phát sinh chênh lệch được trình bày trong Bảng 3.5 thì tỷ lệ các doanh nghiệp có phát sinh chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán trước thuế và thu nhập chịu thuế cao nhất chỉ ở mức 40,67% (năm 2016). Có nghĩa là không quá một nửa số doanh nghiệp có phát sinh chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán trước thuế và thu nhập chịu thuế. Từ đó có thể đưa ra nhận xét là đo lường lợi nhuận kế toán trước thuế và thu nhập có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Cụ thể các doanh nghiệp mẫu là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa có xu hướng dựa vào quy định của luật thuế để vận hành hệ thống kế toán trong doanh nghiệp, chính vì vậy là hơn 50% số doanh nghiệp mẫu được chọn không phát sinh chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế qua 3 năm. Đối với các doanh nghiệp nghiên cứu có phát sinh chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán trước thuế và thu nhập chịu thuế thì qua số liệu đã tính toán cho thấy lợi nhuận kế toán trước thuế luôn thấp hơn thu nhập chịu thuế. Nguyên nhân có thể là do doanh nghiệp phát sinh các khoản điều chỉnh tăng lợi nhuận khi thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Bảng 3 6 So sán số l ệu về o n t u bìn quân và phí bình quân trên BCTC và TKQT thuế TNDN năm 2016-2018 Đơn vị tính: triệu đồng Số l ệu từ TKQT t uế Số l ệu từ BCTC Năm TNDN DTBQ CPBQ DTBQ CPBQ 2016 18.377 18.264 18.377 18.250 2017 20.607 20.485 20.607 20.477 2018 23.283 23.140 23.283 23.128 Bảng 3.6 cho thấy, doanh thu bình quân trên BCTC và trên Tờ
  18. 16 khai quyết toán thuế TNDN là bằng nhau ở cả 3 năm từ 2016 đến 2018. Tuy nhiên chi phí bình quân trên BCTC luôn cao hơn chi phí bình quân trên Tờ khai quyết toán thuế TNDN. Điều này đã dẫn đến TNCT luôn cao hơn so với LNKT trước thuế. Khi đối chiếu với tờ khai quyết toán thuế TNDN thì hầu hết đối với các doanh nghiệp có phát sinh chênh lệch giữa LNKT và TNCT là do phát sinh các khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. Vì thế chi phí xác định theo quy định kế toán luôn cao hơn so với quy định của luật thuế. Tuy nhiên trên BCTC của doanh nghiệp không phát sinh thuế hoãn lại có nghĩa là chênh lệch giữa LNKT trước thuế và TNCT trong trường hợp này là chênh lệch tạm thời bằng 0. Từ đó có thể đưa ra nhận xét chênh lệch giữa LNKT trước thuế và TNCT của các doanh nghiệp này liên quan đến các khoản chi phí không được trừ theo quy định của luật thuế như các khoản chi không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp hoặc các khoản chi không theo hợp lý theo quy định. 3.3. So sánh tỷ suất thuế thực tế (ETR) và tỷ suất thuế n ng ĩ (STR) Bảng 3.7 (trong luận văn toàn cuốn) cho thấy các phân tích thống kê mô tả giữa mức tỷ suất danh nghĩa (STR) và mức tỷ suất thực tế (ETR) trong số 150 doanh nghiệp mẫu qua các năm từ 2016 đến 2018. Theo đó, STR không thay đổi qua 3 năm và bằng 20%. ETR bình quân các năm 2016 đến 2018 lần lượt là 23,5%; 20,75% và 22,59%. ETR thấp nhất qua các năm 2016 đến 2018 đều là 20%, bằng mức tỷ suất danh nghĩa theo quy định của luật thuế. Từ đó cho thấy chi phí thực tế của thuế thu nhập doanh nghiệp được trả bởi các doanh nghiệp đang nghiên cứu luôn bằng hoặc cao hơn chi phí thuế phải trả theo quy định của luật thuế. Không có phát sinh
  19. 17 thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại, đồng thời với các số liệu ETR tính toán ra luôn lớn hơn hoặc bằng STR thì có thể suy ra thu nhập chịu thuế luôn lớn hơn hoặc bằng lợi nhuận kế toán. Có nghĩa là có các khoản điều chỉnh tăng lợi nhuận kế toán khi tính thu nhập chịu thuế. 3.4. Mối liên hệ giữ đo lƣ ng lợi nhuận kế toán trƣ c thuế và thu nhập chịu thuế theo các thuộc tính của doanh nghiệp 3.4.1. Theo loại hình kinh tế Mục tiêu của phân tích này là đánh giá xem có mối liên hệ giữa lợi nhuận kế toán trước thuế và thu nhập chịu thuế theo loại hình kinh tế hay không. Để đánh giá nội dung này sử dụng kỹ thuật phân tích phương sai một chiều ANOVA one-way để đánh giá sự khác biệt giữa các nhóm ngành và ETR. Trước khi kiểm định có sự khác biệt giữa các nhóm loại hình kinh tế với tỷ suất thuế thực tế ETR qua các năm hay không thì cần kiểm tra Levene test để kiểm định phương sai giữa các nhóm loại hình kinh tế có bằng nhau hay không. + Kiểm định phương sai bằng nhau giữa 04 nhóm loại hình kinh tế Bảng 3.8 (trong luận văn toàn cuốn) cho kết quả phương sai của tỷ suất thuế thực tế giữa 04 nhóm loại hình kinh tế của năm 2018 là bằng nhau, tiếp tục xem kết quả kiểm định ANOVA one – way để đánh giá sự khác biệt giữa tỷ suất thuế thực tế ETR với các nhóm loại hình kinh tế năm 2018. Đồng thời Bảng 3.8 cho kết quả phương sai của tỷ suất thuế thực tế ETR giữa 04 nhóm loại hình kinh tế của năm 2016 và năm 2017 là khác nhau, tiếp tục xem kết quả của kiểm định Welch để đánh giá sự khác biệt giữa tỷ suất thuế thực tế ETR
  20. 18 với các nhóm loại hinh kinh tế năm 2016 và năm 2017. + Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm loại hình kinh tế với tỷ suất thuế thực tế ETR Bảng 3.9 (trong luận văn toàn cuốn) cho kết quả không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa loại hình kinh tế của doanh nghiệp với tỷ suất thuế thực tế ETR trong năm 2018. Bảng 3.10 (trong luận văn toàn cuốn) cho kết quả không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa loại hình kinh tế của doanh nghiệp với tỷ suất thuế thực tế ETR trong các năm 2016 và 2017. Từ kết quả trên có thể kết luận không có mối liên hệ giữa lợi nhuận kế toán trước thuế và thu nhập chịu thuế theo thuộc tính loại hình kinh tế. 3.4.2. Theo quy mô vốn điều lệ Tương tự như cách phân tích và đánh giá tại Mục 3.4.1, cho kết quả không có mối liên hệ lợi nhuận kế toán trước thuế và thu nhập chịu thuế theo thuộc tính quy mô vốn điều lệ. 3.4.3. Theo nhóm ngành Tương tự như cách phân tích và đánh giá tại Mục 3.4.1, cho kết quả không có mối liên hệ lợi nhuận kế toán trước thuế và thu nhập chịu thuế theo thuộc tính nhóm ngành nghề.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2