intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

19
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các dục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN THỊ THU HƢƠNG NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số: 834 03 01 Đà Nẵng - Năm 2020
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS.TRƢƠNG BÁ THANH Phản biện 1: PGS.TS. Đoàn Ngọc Phi Anh Phản biện 2: PGS.TS. Trần Thị Cẩm Thanh Luận văn đã đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kế toán họp tại Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 14 tháng 11 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng  Thƣ viện trƣờng Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học của tỉnh Quảng Bình. Trong quá trình hình thành và phát triển, thành phố Đồng Hới đã và đang đóng vai trò hết sức quan trọng cho việc phát triển kinh tế của tỉnh. Đây thực sự là nơi có nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ và vững chắc. Sự phát triển của các DNSX trên địa bàn thành phố Đồng Hới trong những năm qua đã góp phần tạo ra giá trị sản xuất ngành công nghiệp, dịch vụ tăng vƣợt bậc qua các năm. Sự phát triển của các DNSX trên địa bàn tỉnh chịu tác động của các nhóm nhân tố khác nahu, những nhân tố có thể kiểm soát đƣợc hoặc vƣợt ngoài tầm kiểm soát của DNSX có tác động rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó, việc xác định và phát huy các nhân tố có lợi cũng nhƣ hạn chế những bất lợi từ các nhân tố nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho các DNSX phát triển nhanh, bền vững, tăng cƣờng sức cạnh tranh trên thị trƣờng, tạo thêm nhiều việc làm cho ngƣời lao động, đóng góp nhiều hơn nữa cho ngân sách nhà nƣớc là việc làm cần thiết. Vì những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” làm để tài luận văn nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
  4. 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi không gian: Doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. + Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp sử dụng trong nghiên cứu là phƣơng pháp hỗ hợp, tức là kết hợp giữa phƣơng pháp nghiên cứu định tính và phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về mặt khoa học: Kết quả nghiên cứu của luận văn thông qua phƣơng pháp phân tích hồi quy dữ liệu đã ƣớc lƣợng mô hình nghiên cứu và xác định đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến HQHĐ của các DNSX trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình và trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp giúp tăng cƣờng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Về mặt thực tiễn: Luận văn sẽ cung cấp cho chủ các DNSX trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình những giải pháp khả thi, hữu hiệu, góp phần nâng cao hiệu quả SXKD; khắc phục những hạn chế, bất cập trong việc nâng cao HQKD của những doanh nghiệp này. Luận văn khi đã hoàn thành có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý của các DNSX trên địa bàn thành phố
  5. 3 Đồng Hới. Luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo cho giảng viên và học viên trong các trƣờng đại học thuộc khối kinh tế. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc kết cấu thành 04 chƣơng, bao gồm: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất. Chƣơng 2: Thiết kế nghiên cứu. Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu. Chƣơng 4: Hàm ý chính sách và kiến nghị.
  6. 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. KHÁI QUÁT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1.1. Các khái niệm a. Doanh nghiệp Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tài sản và tên riêng, có trụ sở giao dịch ổn định, đƣợc cấp giấy đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động kinh doanh trên trị trƣờng (Theo mục 7 điều 1 chƣơng 1 luật doanh nghiệp 2014). b. Doanh nghiệp sản xuất DNSX là những DN sử dụng nguồn lực, tƣ liệu sản xuất kết hợp với ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trƣờng. c. Hiệu quả hoạt động Theo giáo trình Phân tích tài chính của tác giả Trƣơng Bá Thanh, Trƣờng Đại học kinh tế Đà Nẵng: “HQKD là xem xét hiệu quả sử dụng toàn bộ các phương tiện kinh doanh trong quá trình sản xuất, tiêu thụ. HQKD thể hiện sự tương quan giữa kết quả đầu ra với các nguồn lực đầu vào sử dụng trong quá trình HĐKD của DN”. 1.1.2. Đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp sản xuất + Quyết định sản xuất của doanh nghiệp dựa trên những câu hỏi mà DN đặt ra nhƣ: “Sản xuất cái gì? Sản xuất nhƣ thế nào? Sản xuất cho ai? Làm thế nào để tối ƣu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết để làm ra sản phẩm?”
  7. 5 + Chi phí sản xuất là các chi phí phát sinh trong quá trình SX, bao gồm: chi phí nguyên vật liệu chính và phụ; nhiên liêu, chi phí nhân công trực tiếp sản xuất; chi phí khấu hao máy móc nhà xƣởng; chi phí năng lƣợng; chi phí khá dùng chung phục vụ sản xuất. + Quy trình sản xuất là một chuỗi các công việc đƣợc thực hiện theo thứ tự để tạo ra sản phẩm trên cơ sở kết hợp: nguyên vật liệu; nhân công; máy móc thiết bị; năng lƣợng và các yếu tố khác. + Giá thành sản phẩm là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa dùng để tạo ra lƣợng sản phẩm hoàn thành, kết tinh trong sản phẩm hoàn thành. 1.1.3. Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Kết quả (lợi nhuận, doanh thu,…) Hiệu quả = Phƣơng tiện (chi phí, tài sản, doanh thu, vốn chủ sở hữu 1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.2.1. Quy mô doanh nghiệp “Quy mô của DN có thể đƣợc hiểu là tổng doanh thu, tổng giá trị tài sản và nguồn vốn, số lƣợng công nhân và ngƣời lao động, DN có quy mô lớn sẽ có điều kiện thuận lợi về uy tín, thƣơng hiệu, sức mạnh tài chính nên có khả năng tiếp cận với nguồn vốn tốt hơn (ví dụ nhƣ dễ dàng huy động vốn từ các nhà đầu tƣ hơn, mức vay cao hơn, lãi suất vay thấp hơn). Những doanh nghiệp này với sức mạnh về tài chính, tài sản và khả năng quản lý sẽ dễ dàng khai thác lợi thế theo quy mô nhằm tối thiểu hóa chi phí đầu vào và gia tăng hiệu quả đầu ra.
  8. 6 1.2.2. Hệ thống chính sách, pháp lý a. Chính sách vĩ mô của Chính phủ Chính sách là tổng thể các quan điểm, tƣ tƣởng, các giải pháp và các công cụ mà Nhà nƣớc sử dụng để tác động lên các chủ thể KT-XH nhằm giải quyết vấn đề nhằm thực hiện các mục tiêu nhất định. Nhân tố này đƣợc kiểm chứng trong nghiên cứu của Zeitun, R., & Tian, G. G. (2007) và Schiantarelli, F., & Sembenelli, A. (1999). Theo đó, nhân tố này ảnh hƣởng đến lợi nhuận và môi trƣờng cạnh tranh của các công ty ở Ý và Vƣơng quốc Anh. Các nhà nghiên cứu này đã tìm ra mối quan hệ tích cực giữa chính sách vĩ mô và hiệu suất DN. b. Chính sách hỗ trợ của địa phương Chính sách hỗ trợ của địa phƣơng đối với các DNSX chịu sự ảnh hƣởng của chính sách chung của Chính phủ. Song trên thực tế khi triển khai thì các chính sách đó lại bị lồng ghép với các chƣơng trình hành động khác. Điều này gây khó khăn cho các DNSX trong việc tiếp cận và hƣởng lợi từ các chính sách của Chính phủ. Chính quyền các cấp ở địa phƣơng hiện vẫn khó khăn trong việc xây 40 dựng các chính sách đồng bộ, có hiệu quả đối với các DNSX. 1.2.3. Cơ cấu vốn Bất kỳ DN nào khi tiến hành SXKD đòi hỏi phải có vốn, DN phải bố trí nguồn tài trợ hợp lý cho nhu cầu vốn đó. Có nhiều nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn của DN nhƣ: Nguồn vốn chủ sở hữu, vay ngắn hạn, vay dài hạn ngân hàng, phát hành trái phiếu… Cơ cấu tài chính có ảnh hƣởng đến lợi nhuận dành cho chủ sở hữu nên công ty cần thiết phải hoạch định cơ cấu vốn mục tiêu.
  9. 7 Cơ cấu vốn mục tiêu là sự kết hợp hài hòa giữa nợ và VCSH trong tổng nguồn vốn của công ty theo mục tiêu đề ra. Hoạch định chính sách cơ cấu vốn liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. 1.2.4. Năng lực quản trị tài chính Quản trị tài chính DN có vai trò to lớn trong HĐKD của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động thƣờng nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn và dài hạn cho HĐKD thƣờng xuyên của DN cũng nhƣ đầu tƣ phát triển. Vai trò của nhà quản trị tài chính là phải xác định đúng đắn các nhu cầu về vốn cho HĐKD của DN trong từng thời kỳ, chủ động lựa chọn các hình thức và phƣơng pháp huy động vốn đảm bảo DN hoạt động nhịp nhàng và liên tục với chi phí huy động vốn ở mức thấp nhất. Hiệu quả HĐKD phụ thuộc lớn vào việc tổ chức sử dụng vốn. 1.2.5. Lao động Trong các nguồn lực của DN thì nguồn lực con ngƣời là quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong sự tăng trƣởng và phát triển của các DN. Một doanh nghiệp cho dù có nhiều lợi thế về vốn, máy móc kỹ thuật hiện đại nhƣng không có những con ngƣời có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực thì khó có khả năng có thể đạt đƣợc sự phát triển nhƣ mong muốn. Nguồn nhân lực với yếu tố hàng đầu là trí tuệ có ƣu thế nổi bật ở chỗ nó không bị cạn kiệt nếu biết bồi dƣỡng, khai thác và sử dụng hợp lý còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố có hạn và chỉ phát huy đƣợc tác dụng khi kết hợp với nguồn nhân lực một cách có hiệu quả. Vì vậy, có thể nói lực lƣơng lao động
  10. 8 và chất lƣợng đội ngũ lao động là một tiêu chí để đánh giá sức mạnh của DN. CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1.1. Phƣơng pháp phân tích Mục tiêu 1: Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để tóm tắt, trình bày dữ liệu về: Giới tính, tuổi, trình độ đào tạo, vị trí việc làm, thời gian tìm đƣợc việc làm, thu nhập hiện tại liên quan đến đối tƣợng khảo sát. Mục tiêu 2: (1) Sử dụng hệ số Cronbach’s alpha để đánh giá độtin cậy của thang đo; (2) Mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) đƣợc sử dụng nhằm xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả HĐKD của DN sản xuất. Sau đó kiểm định các nhân tố ảnh hƣởng đến mô hình. Mục tiêu 3: Dựa vào kết quả phân tích mục tiêu 1 và 2, tham khảo tài liệu, ý kiến chuyên gia để đƣa ra giải pháp nâng cao hiệu quả HĐKD của DN sản xuất. 2.1.2. Qui trình nghiên cứu Bƣớc 1: Xây dựng thang đo. Bƣớc 2: Nghiên cứu định tính. Bƣớc 3: Nghiên cứu định lƣợng. 2.2. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2.2.1. Cơ sở xây dựng các giả thuyết nghiên cứu Hầu hết các nghiên cứu của Zeitun, R., & Tian, G. G. (2007), Margaritis, D., & Psillaki, M. (2007); Pouraghajan, A., và
  11. 9 cộng sự (2012); Pervan, M., & Višić, J. (2012); G Gleason, K. C., Mathur, L. K., & Mathur, I. (2000) đều nhận thấy QMDN có tác động tích cực và đáng kể đến hiệu quả của DN, tức quy mô càng lớn thì DN càng đƣợc HQKD cao. Ngƣợc lại, nhiều nhà nghiên cứu khác nhƣ Durand & Coeuderoy (2001), và Tzelepis, D., & Skuras, D. (2004). lại nhận thấy không có ảnh hƣởng đáng kể giữa quy mô với hiệu quả của DN. Giả thuyết H1: Quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng cùng chiều với hiệu quả kinh doanh của các DNSX. Nhân tố này đƣợc kiểm chứng trong nghiên cứu của Zeitun, R., & Tian, G. G. (2007), và Schiantarelli, F., & Sembenelli, A. (1999). Theo đó, nhân tố này ảnh hƣởng đến lợi nhuận và môi trƣờng cạnh tranh của các công ty ở Ý và Vƣơng quốc Anh. Các nhà nghiên cứu này đã tìm ra mối quan hệ tích cực giữa chính sách vĩ mô và hiệu suất doanh nghiệp. Giả thuyết H2: Hệ thống chính sách, pháp lý có ảnh hưởng cùng chiều với hiệu quả kinh doanh của các DNSX. Cũng giống nghiên cứu Zeitun, R., & Tian, G. G. (2007), một nghiên cứu khác của Schiantarelli, F., & Sembenelli, A. (1999) đã đề cập đến ảnh hƣởng của cơ cấu nợ kỳ hạn đến lợi nhuận của các công ty ở Ý và Vƣơng quốc Anh. Họ tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa nợ ngắn hạn đến hiệu suất DN. Có thể nói việc lựa chọn cơ cấu nợ có thể có ảnh hƣởng đến cả hiệu suất DN. Do vậy trong nhân tố cấu trúc nguồn vốn tác giả sẽ xem xét ảnh hƣởng ảnh hƣởng cơ cấu nợ kỳ hạn tới HQKD của DN. Giả thuyết H3: Cơ cấu vốn có ảnh hưởng cùng chiều với hiệu quả kinh doanh của các DNSX.
  12. 10 Nghiên cứu của Siminica, M., Circiumaru, D., & Simion, D. (2012) cho thấy phạm vi của vốn đầu tƣ, phạm vi của nhu cầu vốn lƣu động, số ngày vòng quay vốn lƣu động, tỷ lệ nhu cầu vốn lƣu động, kỳ thu tiền bình quân có ảnh hƣởng tích cực đến HQKD của doanh nghiệp. Giả thuyết H4: Năng lực quản trị tài chính có ảnh hưởng cùng chiều với hiệu quả kinh doanh của các DNSX. Theo quan điểm của Hewitt, T., & Wield, D. (1992), nếu một doanh nghiệp có lực lƣợng lao động có kỹ năng và đƣợc đào tạo tốt có thể tạo ra hiệu quả SXKD cao hơn. Giả thuyết H5: Lao động chất lượng cao có ảnh hưởng cùng chiều với hiệu quả kinh doanh của các DNSX. 2.2.2. Xây dựng phiếu khảo sát a. Xây dựng thang đo và bảng khảo sát Biến phụ thuộc Trên cơ sở lý thuyết đã nêu ở Chƣơng 1, kết hợp với ý kiến của các chuyên gia, tác giả lựa chọn sử dụng trong nghiên cứu để đánh giá HQKD của các DNSX là đánh giá của các chủ DN về việc đánh giá HQHĐ kinh doanh của DN. Biến độc lập Trong phần 1.2, tác giả đã trình bày về các nhân tố ảnh hƣởng đến HQKD của DNSX. Dƣới đây là tổng hợp của tác giả và mã hóa các biến để đƣa vào mô hình. b. Khảo sát chuyên gia Thang đo đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này dựa vào lý thuyết và các nghiên cứu đã đƣợc thực hiện trong nƣớc và trên thế giới. Và cũng đã thảo luận tham khảo ý kiến của các chuyên gia bao
  13. 11 gồm: giảng viên các khoa, giảng viên các trƣờng Đại học trên địa bàn Quảng Bình, Đà Nẵng liên quan đến lĩnh vực kế toán, tài chính và kinh tế; nhừng nhà quản trị doanh nghệp SX trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Họ là những chuyên gia có cái nhìn một cách bao quát đến hiệu quả hoạt động của các DNSX. Và từ đó đã đƣa ra đƣợc kết quả khảo sát sơ bộ từ các chuyên gia. Sau khi phát phiếu thăm dò khảo sát ý kiến các chuyên gia (10 chuyên gia: bao gồm chủ các DNSX, giảng viên nghiên cứu về lĩnh vực hiệu quả hoạt động của DN, về các nhân tố mà tác giả dự kiến sẽ đƣa vào mô hình. 2.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Mô hình nghiên cứu: HQHĐi,t = β0 + β1QMDNi,t + β2CSPLi,t + β3CCVOi,t + β4NLQTi,t + β5CLLĐi,t Trong đó: HQHĐ: Biến phụ thuộc, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố Đồng Hới. Các biến độc lập: - QMDN: Quy mô doanh nghiệp. - CSPL: Chính sách pháp lý - CCVO: Cơ cấu vốn - NLQT: Năng lực quản trị tài chính. - CLLĐ: Chất lƣợng lao động - α là hằng số; - β là hệ số biến giải thíchh. 2.4. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 2.4.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu a. Sơ cấp: Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập bằng cách phát phiếu
  14. 12 khảo sát cho các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Sử dụng thang đo 5 mức độ để đo lƣờng mức độ tự đánh giá của các doanh nghiệp (1 = hoàn toàn không đồng ý → 5 = hoàn toàn đồng ý). Phƣơng pháp chọn mẫu đƣợc lựa chọn là phƣơng pháp thuận tiện. Tác giả điều tra khoảng 300 doanh nghiệp sản xuất nhiều lĩnh vực khác nhau trên địa bàn Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. b. Thứ cấp: Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các nguồn sau: Niên giám thống kê của cục Thống kê, cục Thuế, các thông tin từ hiệp hội doanh nghiệp. 2.4.2. Mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu Nghiên cứu này sử dụng số liệu thu thập từ các BCTC của các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Đồng Hới từ năm 2017-2019 và dữ liệu sơ cấp từ kết quả thu hồi phiếu khảo sát. Mẫu nghiên cứu là 300 doanh nghiệp trong số hơn 1.000 doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố Đồng Hới. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng liên quan đến cả mặt quy mô không gian và thời gian. 2.4.3. Xử lý dữ liệu nghiên cứu - Thống kê mô tả dữ liệu. - Phân tích tƣơng quan giữa các biến trong mô hình. - Phân tích hồi quy. CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. KẾT QUẢ THỐNG KÊ MẪU NGHIÊN CỨU Kết quả thống kê mẫu nghiên cứu thể hiện ở bảng dƣới đây:
  15. 13 Bảng 3.1 Thống kê các đặc tính của mẫu nghiên cứu Đặc điểm Tần suất Tỷ lệ % 1.Giới tính N = 285 100% Nam 195 68% Nữ 90 32% 2. Độ tuổi N = 285 100% Dƣới 35 tuổi 41 14,4% Từ 35 đến dƣới 45 tuổi 126 44,2% Trên 45 tuổi 118 41,4% 3. Kinh nghiệm làm việc N = 285 100% Dƣới 5 năm 40 14% Từ 5 đến dƣới 10 năm 87 30,5% Trên 10 năm 158 55,5% 4. Trình độ N = 285 100% Dƣới đại học 10 3,5% Đại học 195 68,4% Sau đại học 80 28,1% Nguồn nh m tác giả tổng hợp 3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG 3.2.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha a. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến quy mô doanh nghiệp Thang đo nhân tố quy mô doanh nghiệp có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,878>0,6. Nhƣ vậy có thể kết luận đảm bảo độ tin cậy của thang đo này. Hệ số tƣơng quan biến tổng của tất cả biến quan sát đều lớn hơn 0,3; và hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả biến quan sát
  16. 14 đều lơn hơn 0,6. Từ đó để đảm bảo độ tin cậy cho thang đo. Không loại bỏ biến quan sát nào của nhân tố quy mô doanh nghiệp. b. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo biến hệ thống chính sách pháp lý Thang đo hệ thống chính sách pháp lý có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,887> 0,6. Nhƣ vậy có thể đảm bảo độ tin cậy của thang đo. c. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo cơ cấu vốn Thang đo nhân tố cơ cấu vốn có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,741>0,6. Nhƣ vậy có thể kết luận đảm bảo độ tin cậy của thang đo này. Hệ số tƣơng quan biến tổng của tất cả biến quan sát đều lớn hơn 0,3; và hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả biến quan sát đều lơn hơn 0,6. Từ đó để đảm bảo độ tin cậy cho thang đo. Không loại bỏ biến quan sát nào của nhân tố cơ cấu vốn. d. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo năng lực quản trị tài chính Thang đo nhân tố Năng lực quản trị tài chính quan có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,899>0,6. Nhƣ vậy có thể kết luận đảm bảo độ tin cậy của thang đo này. Hệ số tƣơng quan biến tổng của tất cả biến quan sát đều lớn hơn 0,3; và hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả biến quan sát đều lơn hơn 0,6. Từ đó để đảm bảo độ tin cậy cho thang đo. Không loại bỏ biến quan sát nào của nhân tố Năng lực quản trị tài chính. e. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo lao động Thang đo nhân tố lao động có hệ số Cronbach’s Alpha là
  17. 15 0,903>0,6. Nhƣ vậy có thể kết luận đảm bảo độ tin cậy của thang đo này. Hệ số tƣơng quan biến tổng của tất cả biến quan sát đều lớn hơn 0,3; và hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả biến quan sát đều lơn hơn 0,6. Từ đó để đảm bảo độ tin cậy cho thang đo. Không loại bỏ biến quan sát nào của nhân tố lao động. f. Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s alpha cho thang đo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình Qua số liệu bảng 3.7, thang đo nhân tố hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp sản xuất đây là biến phụ thuộc, hệ số Cronbach’s Alpha là 0,935>0,6. Nhƣ vậy có thể kết luận đảm bảo độ tin cậy của thang đo này. Tóm lại, qua kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha ta thấy 5 thành phần thang đo về đánh giá nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp sản xuất và yếu tố phụ thuộc đều có độ tin cậy lớn hơn 0,6 nên đề tin cậy để sử dụng. Điều đó cho thấy thang đo đƣợc xây dựng có ý nghĩa trong thống kê và đạt hệ số tin cậy cần thiết, đƣợc tiếp tục đƣa vào phân tích nhân tố khám phá EFA. 3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA a. Phân tích khám phá EFA cho biến độc lập Bảng 3.8: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s của các nhân tố độc lập Hệ số KMO 0,809 Kiểm định Bartlett's Approx. Chi-Square 3854,573 df 276 Sig. 0,000
  18. 16 Nguồn: tổng hợp của tác giả, 2020 Dựa vào Bảng 3.8, có giá trị KMO là 0,809> 0,5 và giá trị Sig của kiểm định Bartlett’s bằng 0,000 < 0,05 cho thấy các biến có tƣơng quan với nhau nên mô hình là phù hợp để đƣa vào phân tích nhân tố khám phá. Dựa vào ma trận xoay nhân tố khi chạy EFA ở bảng 3.9 có 22 biến còn lại đƣợc trích thành 5 nhân tố và không có biến nào bị loại. 3.2.3. Phân tích khám phá EFA cho biến phụ thuộc Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA với KMO bằng 0,897> 0,5 và kiểm định Bartlett’s có sig bằng 0,000 < 0,05 nên có thể khẳng định dữ liệu phù hợp để phân tích nhân tố. (Bảng 3.11) Bảng 3.11: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett’s của biến phụ thuộc Hệ số KMO 0,897 Kiểm định Bartlett's Approx. Chi-Square 1216,577 df 10 Sig. 0,000 Nguồn: tổng hợp tác giả, 2020 Phân tích đã rút trích từ 5 thang đo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thành một nhân tố chính có Eigenvalue bằng 3,975 và tổng phƣơng sai trích là 79,501% >50%. (Bảng 3.12) 3.3. PHÂN TÍCH HỒI QUY 3.3.1. Phƣơng trình hồi quy tuyến tính Phƣơng trình hồi qui tuyến tính đa biến của nghiên cứu này có dạng: Mô hình nghiên cứu:
  19. 17 HQHĐi,t = β0 + β1QMDNi,t + β2CSPLi,t + β3CCVOi,t + β4NLQTi,t + β5CLLĐi,t Trong đó: HQHĐ: Biến phụ thuộc, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố Đồng Hới, đo lƣờng bằng tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE). Các biến độc lập: - QMDN: Quy mô doanh nghiệp. - CSPL: Chính sách pháp lý - CCVO: Cơ cấu vốn - NLQT: Năng lực quản trị tài chính - CLLĐ: Chất lƣợng lao động - β0 ; β1 ; β2 ; β3 ; β4 ; β5 ; β6: Hệ số hồi quy Mô hình hồi quy sẽ tìm ra các nhân tố độc lập có tác động tới nhân tố phụ thuộc. Đồng thời mô hình cũng mô tả mức độ tác động nhƣ thế nào qua đó giúp ta dự đoán đƣợc giá trị của nhân tố phụ thuộc. 3.3.2. Kết quả ƣớc lƣợng hồi quy Thông qua kết quả trên bảng 3.14, tất cả giá trị Sig của các nhân tố đều nhỏ hơn 5%. Kết quả hồi qui cho thấy cả 5 nhân tố độc lập đều ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất. Trong đó, nhân tố chất lƣợng lao động tác động mạnh nhất, tiếp đến là nhân tố là nhân tố quy mô doanh nghiệp, năng lực quản trị tài chính , cơ cấu vốn và cuối cùng tác động ít nhất đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất là nhân tố hệ thống cơ cở pháp lý.
  20. 18 3.4. KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THIẾT CẦN THIẾT TRONG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH HỒI QUY 3.4.1. Kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến Bảng 3.16: Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến Đa cộng tuyến Nhân tố Tolerance VIF Hằng số F_NLQT 1,000 1,000 F_CCVO 1,000 1,000 F_CLLD 1,000 1,000 F_QMDN 1,000 1,000 F_CSPL 1,000 1,000 Nguồn: tổng hợp của tác giả, 2020 Kết quả kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến của mô hình cho thấy hệ số phóng đại phƣơng sai VIF của các nhân tố đƣợc đƣa vào mô hình này đều có giá trị < 5 nên không có hiện tƣợng đa cộng tuyến. (Bảng 3.16) 3.4.2. Giả thuyết hiện tƣợng tự tƣơng quan Nhƣ vậy, cần phải kiểm định và khắc phục hiện tƣợng này. Bảng 3.17: Kiểm định hiện tượng tự tương quan R2 Mô Sai số chuẩn của ƣớc Durbin- R R2 điều hình lƣợng Watson chỉnh 1 0,651a 0,577 0,566 0,73107051 1,615 Nguồn: tổng hợp của tác giả, 2020 Với kết quả tính toán, thống kê Durbin – Watson là 1,615
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1