Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn: Tư tưởng triết học chính trị của Niccolò Machiavelli trong tác phẩm Quân vương
lượt xem 2
download
Mục tiêu của đề tài "Tư tưởng triết học chính trị của Niccolò Machiavelli trong tác phẩm Quân vương" là phân tích làm rõ tư tưởng triết học chính trị trong tác phẩm Quân vương để thấy được tầm ảnh hưởng của N.Machiavelli và những giá trị thời đại của tác phẩm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn: Tư tưởng triết học chính trị của Niccolò Machiavelli trong tác phẩm Quân vương
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRẦN QUỐC HUY TÖ TÖÔÛNG TRIEÁT HOÏC CHÍNH TRÒ CUÛA NICCOLOØ MACHIAVELLI TRONG TAÙC PHAÅM QUAÂN VÖÔNG Chuyên ngành: TRIẾT HỌC Mã số: 60.22.80 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN Đà Nẵng- Năm 2013
- Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ HỮU ÁI Phản biện 1: TS. Trần Ngọc Ánh Phản biện 2: PGS.TS. Hồ Tấn Sáng Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn thạc sĩ Khoa học xã hội nhân văn họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 07 tháng 06 năm 2013 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử là một dòng chảy bất tận từ quá khứ đến tương lai. Trong dòng chảy đó, thời đại văn hóa Phục hưng như một điểm nhấn, một bước ngoặt và có một vị trí đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển của văn hóa phương Tây, qua đó, nó tác động đến diện mạo phần còn lại của thế giới. Bước qua cánh cửa hẹp “đen tối” của Đêm trường Trung cổ, văn hóa Phục hưng đã mang lại những giá trị tinh thần to lớn và góp công xây dựng những tiền đề cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản sau này. Bằng lưỡi gươm chính trị và gông cùm của thần quyền và thế quyền trong thời kỳ Trung cổ, thân phận con người đã trở nên nhỏ bé, và nó như được cởi trói bằng chủ nghĩa nhân văn Phục hưng mà N.Machiavelli là người đã có những đóng góp quan trọng, trước hết đó là nghệ thuật trị nước. Khi nhắc tới N.Machiavelli người ta thường biết đến ông với tư cách là nhà triết học, văn học, sử học và quan trọng hơn là một chính trị gia nổi tiếng của Italia thời Phục hưng. Những tư tưởng của N.Machiavelli được thể hiện rõ trong các tác phẩm như Quân vương (1513), Những bài thuyết giảng (1513), Về nghệ thuật quân sự (1520), trong đó Quân vương trở thành tên gọi căm thù nhất đối với giới chức sắc tôn giáo trong nhiều thế kỷ. Là một người đứng trên quan điểm nhân văn trong buổi đầu của thời đại Phục hưng, N.Machiavelli đã đặc biệt chú ý đến những phương tiện phát triển và nâng cao vị trí của con người trong các quan hệ cộng đồng. Chủ nghĩa nhân văn trong quan điểm của N.Machiavelli không đơn giản là tự do tư tưởng thế tục mà còn là các phương diện chính trị - xã hội, công dân, giáo dục, sinh hoạt, đạo đức, đặc biệt là nghệ thuật trị nước của bậc đế vương như chính ông đã đề dẫn trong tác phẩm Quân vương rằng: “Bậc quân vương phải học hỏi từ bản tính của dã thú, biết kết hợp sức mạnh của sư tử với sự tinh ranh của cáo. Sư tử không thể
- 2 bảo vệ mình tránh các cạm bẫy, còn cáo thì lại không thể chống lại sói. Vì thế, cần phải là cáo để nhận ra những cạm bẫy và là sư tử để dọa cáo”. Với nhiều quan điểm mới trong buổi đầu của thời kỳ Phục hưng, N.Machiavelli đã đối lập với hệ tư tưởng tôn giáo - phong kiến, chính vì vậy học thuyết của ông đã tìm được sự hưởng ứng rộng rãi trong xã hội đương thời. Cũng như đa số các nhà khoa học thời kỳ Phục hưng, N.Machiavelli đã tìm cho mình một con đường mới khi tiếp cận tới một quan điểm chính trị phi chuẩn mực, chống lại những ảnh hưởng của truyền thống Cơ đốc giáo và chế độ phong kiến đương thời. N.Machiavelli đã đi vào phân tích các hoạt động chính trị như nó vốn có, hay các hoạt động chính trị thường ngày. Ông là người đầu tiên nghiên cứu một cách khách quan chính trị học và phương thức cầm quyền như chúng được thể hiện trong thực tế. Điều này càng có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay khi các quốc gia nói chung, Việt Nam nói riêng đang đẩy mạnh việc xây dựng một nhà nước pháp quyền trong bối cảnh mà cả kinh tế, văn hóa và chính trị giữa các quốc gia đang xích lại gần nhau hơn trong thế giới phẳng. Với những vấn đề đặt ra như trên, chúng tôi đã đi sâu vào nghiên cứu tác phẩm Quân vương của N.Machiavelli trong đó tập trung vào nghệ thuật mà ông đề cập tới. Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài “Tư tưởng triết học chính trị của Niccolò Machiavelli trong tác phẩm Quân vương” làm đề tài luận văn thạc sĩ Triết học. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của luận văn là phân tích làm rõ tư tưởng triết học chính trị trong tác phẩm Quân vương để thấy được tầm ảnh hưởng của N.Machiavelli và những giá trị thời đại của tác phẩm. Để thực hiện được mục tiêu ấy, luận văn sẽ giải quyết những nhiệm vụ sau: Phân tích làm rõ những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, tư tưởng cho sự ra đời của tác phẩm Quân Vương; Phân tích làm rõ tư tưởng triết học chính trị trong tác phẩm Quân Vương của Machiavelli;
- 3 Chỉ ra những giá trị mang tính thời đại và hạn chế của tư tưởng triết học chính trị Machiavelli qua tác phẩm Quân Vương. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung phân tích tư tưởng về chính trị của N. Machiavelli trong tác phẩm Quân Vương. Để thực hiện được mục tiêu ấy, luận văn sẽ giải quyết những nhiệm vụ sau đây: Quan niệm của Niccolò Machiavelli về thời cơ; Quan niệm của Niccolò Machiavelli về sự ra đời của nhà nước và phương thức thực hiện quyền lực chính trị của nhà nước; Quan niệm của Niccolò Machiavelli về quan hệ giữa đạo đức với chính trị trong phẩm chất của một quân vương; Giá trị thời đại của tác phẩm Quân Vương 4. Phương pháp nghiên cứu Trên lập trường thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, và chủ trương đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Luận văn được thực hiện dựa trên nguyên tắc về sự thống nhất giữa triết học và lịch sử triết học. Đồng thời, sử dụng các phương pháp nghiên cứu lịch sử triết học như phân tích và so sánh, phân tích và tổng hợp, khái quát hóa và trừu tượng hóa, lịch sử và lôgíc. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 4 tiết. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Trên thế giới, sáng tạo và giá trị của văn học, nghệ thuật, kiến trúc, triết học, chính trị thời kỳ Phục hưng nói chung và thân thế sự nghiệp của Niccolò Machiavelli nói riêng được nghiên cứu sâu rộng. Ở đây chúng tôi chỉ trình bày khái quát những tư liệu cơ bản liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Vũ Đình Phòng và Lê Duy Hòa. Những luận thuyết nổi tiếng thế giới (Nxb Văn hóa thông tin. Tp Hồ Chí Minh 2003) đã bước đầu
- 4 giới thiệu khái quát nhất về thân thế và sự nghiệp của Machiavelli cũng như các biến cố lịch sử của Italia giai đoạn này. - TS. Đỗ Minh Hợp, TS. Nguyễn Thanh, TS. Nguyễn Anh Tuấn. Đại cương lịch sử triết học phương Tây (Nxb Văn hóa thông tin. Tp Hồ Chí Minh 2006) bước đầu trình bày về tư tưởng N.Machiavelli trên cơ sở xâu chuỗi các vấn đề để chỉ ra các đặc điểm của tư duy NMachiavelli: chủ nghĩa hiện thực về chính trị liên hệ mật thiết với chủ nghĩa bi quan về nhân học; quan điểm mới về đức hạnh của quốc vương là người quản lý có hiệu quả nhà nước và tự giác chống lại số phận; quay lại các “nguyên tắc” như là điều kiện để phục hồi và đổi mới đời sống chính trị. - Giáo trình lịch sử các học thuyết chính trị, của Đại học quốc gia Hà Nội, 2002. xem toàn bộ lý thuyết của N. Machiavelli hầu như là một phần căn bản của thời đại, thời đại phục hưng: đã tách việc nghiên cứu lý luận chính trị ra khỏi giáo điều và luận lý tôn giáo; người xây dựng khoa học về chính trị như một khoa học điều hành nhà nước trên nền tảng của pháp quyền; tính cách mạng mà học thuyết của N. Machiavelli để lại cho hậu thế là sự phê phán chế độ phong kiến, ủng hộ nhà nước cộng hòa với những nguyên tắc tự do và bình đẳng. CHƯƠNG 1 NHỮNG TIỀN ĐỀ LỊCH SỬ VÀ LÝ LUẬN CHO SỰ RA ĐỜI TÁC PHẨM QUÂN VƯƠNG 1.1. KHÁI QUÁT VỀ THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP VÀ TRƯỚC TÁC 1.1.1. Thân thế, sự nghiệp của Niccolò Machiavelli Niccolò Machiavelli sinh ngày 03 tháng 05 năm 1469 và mất ngày 21 tháng 06 năm 1527 tại thành phố Florence, Italia. Bởi điều kiện lịch sử đương thời nên hậu thế có rất ít thông tin về tuổi thanh xuân của Machiavelli nhưng từ các tác phẩm mà ông để lại cho hậu thế thì một điều chắc chắn rằng ông đã được thừa hưởng nền giáo dục về văn hóa, lịch sử Hy Lạp và La Mã một giai đoạn phát triển rực rỡ mà sau này Các
- 5 Mác đã khái quát lên rằng: không có các cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và đế chế La Mã thì không có châu Âu hiện đại. Trong suốt 14 năm phụng sự nền cộng hòa Florence, Machiavelli đã có dịp tiếp xúc với nhiều chính khách nổi tiếng và chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử. Ông đã tiếp kiến nữ bá tức Catenrina Sforza (năm 1499), vua Luois XII nước Pháp (trong các năm 1500, 1504, 1501 và 1511), Cesare Borgia (vào các năm 1502 và 1503), Pandolfo Petrucci (vào các năm 1503 và 1504), Giáo hoàng Julius II (vào các năm 1503 và 1506), và hoàng đế Maximilian II (từ năm 1507 và 1508). Cơ duyên này giúp ông có cái nhìn tham chiếu về các vấn đề chính trị hiện thực và xây dựng nên nhiều nguyên lý cho chính trị học hiện đại, và chính những nhân vật nổi tiếng được ông tiếp xúc trở thành những tấm gương và bài học trong quá trình phân tích thực tiễn, tổng kết lý luận. Giáo hoàng Clement VII mắc mưu kẻ thù và thành Rome bị quân đội Tin lành của Đức cướp phá. Sự cố này đã khiến cho người dân Florence làm cuộc lật đổ nhà Medici vào năm 1527. Machiavelli, người suốt đời ủng hộ và bảo vệ nền cộng hòa Florence, lại một lần nữa không gặp may vì bị nghi ngờ cấu kết với nhà Medici. Tuy nhiên, ông không phải tiếp tục chứng kiến định mệnh trớ trêu của mình bởi ông qua đời sau một trận ốm vào tháng 6 năm 1527. Machiavelli không để lại cho hậu thế thật nhiều các pho sách đồ sộ và trên nhiều lĩnh vực mà cả cuộc đời đầy trải nghiệm chính trường và thông sử châu Âu ông chỉ để lại vài sáng tác thơ ca và ba vở hài kịch, cùng các tác phẩm, Luận bàn về Livy (1513), Quân Vương (1513). Những năm sau đó ông viết nhiều thể loại khác, trong đó có Mandragola (1518) – đã có lúc được coi là hài kịch hay nhất viết bằng tiếng Ý; Binh pháp (1521) – một cuộc đối thoại về chiến lược quân sự kết hợp với những phương thức hành binh xưa cũ và những kinh nghiệm của riêng ông; Lịch sử Florence (1525), là câu chuyện về thành phố nơi ông sinh ra.
- 6 Quân vương là tác phẩm nổi tiếng nhất của Machiavelli nhưng không được xuất bản khi ông còn sống mặc dù được lưu hành rộng rãi dưới hình thức các bản chép tay. Năm 1532, với sự cho phép của Giáo hoàng Clement VII Quân Vương được xuất bản lần đầu tiên và trong vòng 20 năm sau đó, tác phẩm này đã được tái bản bằng tiếng Italia tới 7 lần. Đối với các học giả nghiên cứu về chính trị học thì tác phẩm Quân Vương vẫn nguyên vẹn quyền năng cuốn hút say mê đến ngây ngất tâm trí và không thể lơ đễnh gạt bỏ nó được. Cuốn sách nhỏ nhưng chứa đựng những vấn đề của thời đại: Những nguyên lý của chính trị học; Quyền lực chính trị; Nghệ thuật lãnh đạo; Thể chế chính trị; Tác phẩm đầu tiên phân tích về sự lãnh đạo của các lãnh tụ chính trị cũng như xác lập tính độc lập của chính trị với thần học; tiêu biểu cho lối bình luận sắc sảo về tâm lý học và nghệ thuật lãnh đạo. 1.1.2. Những nội dung cơ bản của tác phẩm Quân Vương Ngoài phần đề tặng, tác phẩm có 26 chủ đề. 1.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ, CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ ĐỀ LÝ LUẬN CỦA TÁC PHẨM QUÂN VƯƠNG – THUẬT TRỊ NƯỚC 1.2.1. Điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội Xét về bản chất kinh tế, đây là thời kỳ quá độ của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. ở Tây Âu đây là thời kỳ tích luỹ tư bản được mở rộng, trong nông nghiệp phương thức canh tác được cải tiến như luân canh, dùng cày có bánh xe, sử dụng phân bón, đầm lầy được tát cạn, rừng rậm được khai phá nên diện tích canh tác được mở rộng, sản lượng tăng. Tô hiện vật là hình thức thu địa tô phổ biến lúc bấy giờ, làm cho các hiện vật của lãnh chúa phong kiến trở nên dư thừa, nảy sinh nhu cầu trao đổi, mua bán để lấy tiền một phương tiện cất trữ, bảo quản và trao đổi thuận tiện hơn. Vì vậy, bản thân sự phát triển của các lãnh chúa cũng ủng hộ và tạo điều kiện cho sự ra đời ngày càng nhiều, càng phát triển của các thành thị. Sự xuất hiện của các trường đại học ở giai đoạn này biểu hiện xu thế hoạt động độc lập, thoát khỏi sự kiểm soát của giáo hội và trở thành
- 7 trung tâm văn hóa, khoa học, nơi truyền bá những tưởng tiến bộ. Tiêu biểu cho các trường đại học giai đoạn này là trường đại học Xoocbon, Tuludo, Oocleang ở Pháp; OxFord, Cambridge ở Anh; Napoli, Palecmo ở Ý… Thế kỷ XV – XVI đánh dấu sự chuyển biến to lớn của xã hội Tây Âu. Do đòi hỏi của thực tiễn sản xuất vật chất, các ngành khoa học tự nhiên bắt đầu phát triển và đây cũng là thời kỳ gặt hái bội thu về các thành tựu khoa học kỹ thuật như sử dụng năng lượng nước, dệt, khai mỏ, luyện kim, chế tạo vũ khí, in ấn, hàng hải. Trên cơ sở của sức sản xuất, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành. Giai cấp tư sản ngày càng khẳng định vị trí của nó trong xã hội phong kiến. Nhưng trong giai đoạn này quan hệ sản xuất phong kiến chưa sụp đổ hẳn, quan hệ sản xuất tư sản chủ nghĩa được hình thành nhưng chưa được củng cố vững chắc. Chủ nghĩa nhân văn là tinh thần cơ bản của thời kỳ này, nghệ thuật không những phải diễn đạt một cách trung thực thực tế mà còn góp phần cải thiện và làm hoàn hảo tấm gương của tự nhiên. Thời kỳ này bên cạnh xác định mối quan hệ nghệ thuật với thiên nhiên những câu hỏi về nghệ thuật với con người và xã hội như bản chất của cái đẹp, cái đẹp trong tương quan với thời đại xã hội đang lên, những hiểu biết về giá trị con người, tôn vinh vai trò vị trí con người được khám phá và phát triển mạnh. 1.2.2. Bối cảnh lịch sử - xã hội Italia Thế kỷ XI - XII ở khắp Châu Âu diễn ra sự giải phóng các đô thị khỏi sự giám sát của các lãnh chúa phong kiến tạo thành một cuộc cách mạng đô thi. Trong quá trình đấu tranh chống lại giới cầm quyền chóp bu có đặc lợi đặc quyền, những người thị dân Italia hình thành cộng đồng đoàn kết – công xã (communa). Cấu trúc quyền lực của các Công xã bao gồm: Cơ quan tối cao của công xã là hội nghị toàn thể của những người thị dân; hội đồng chấp chính phụ trách những công việc trước mắt. Quan chấp chính được bầu theo các quận của thành phố. Tuy nhiên quan chấp chính ở thời kỳ này thường là đại diện của giới quý tộc phong kiến đô thị. Cơ sở kinh tế của các thành phố Italia là liên minh phân xưởng của thợ thủ công và thương gia. Các phân xưởng thể hiện là sự liên hiệp
- 8 nghề nghiệp tự quản, các thành viên có quyền ưu tiên về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ấy trong thành phố và vùng lân cận. Nhưng chính quyền nhân dân dựa trên nền tảng kinh tế phân xưởng đang hình thành, và bao hàm trong đó nhưng mâu thẫn và xu thế vượt ra khỏi tầm giải quyết thời đại đó, mâu thuẫn về sở hữu, mâu thuẫn về chính trị, xu thế của sự phân hóa giàu nghèo, sự lớn mạnh của phân xưởng này là kết quả của quá trình thôn tính chiếm hữu các công xưởng khác. Cuộc đấu tranh của công nhân ngày càng tăng lên và đi liền với quá trình đàn áp các cuộc nổi dậy, sự xuất hiện của các đảng chính trị tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau càng làm suy giảm sự thống nhất của các công xã. Ở Italia Phục hưng không phải là sự thức tỉnh thiên hướng dân tộc mà là sự thức tỉnh thiên hướng chung của nhân loại đối với công dân hóa tự do. Cũng như tại nhà nước - thị thành cổ đại việc giáo dục chính trị cho nhân dân là những tập quán tốt đẹp của tổ tiên, sự tiếp thu truyền thống chính trị, pháp lí cổ đại như là một phần của sự tiếp tục của mảnh đất dân tộc đã sản sinh ra thời cổ đại 1.2.3. Tiền đề lý luận Tư tưởng của những nhà triết học vĩ đại vào thời cổ đại như Socrate, Platon, Aristotle mới hình thành nên tên tuổi nổi bật của những nhà triết học thời kỳ Phục hưng như Niccolò Machiavelli và của thời kỳ Khai sáng sau này như Ph.Bacon, R.Descartes, T.Hobbes. Socrates (469 – 399 TCN), nhà triết học đã tạo nên “bước ngoặt lịch sử vĩ đại” đối với triết học Hy Lạp cổ đại, được xem “là người đầu tiên trong lịch sử tư tưởng chính trị Châu Âu đã hình thành quan điểm về quan hệ khế ước giữa nhà nước và công dân của mình”. Socrates cho rằng luật pháp chính là nền tảng của nhà nước. Ông kịch liệt phê phán nền bạo chính, coi đó là chế độ không có pháp luật, độc đoán và dã man. Theo Socartes “Sự trung thành tuyệt đối của công dân đối với nhà nước – thành thị và luật pháp của mình là xuất phát điểm trong toàn bộ quan điểm chính trị - xã hội của Socrates”. Từ việc vận dụng những quan điểm
- 9 đạo đức duy lý vào chính trị, Socrate đã chủ trương trao quyền điều hành quốc gia vào tay những người xứng đáng, có tri thức, có năng lực. Platon (427 – 347 TCN) tác giả của ba tác phẩm luận bàn đến triết học chính trị: Chính khách (Statesmen), Luật pháp (Laws, 360 TCN), Nền cộng hòa (Republic, 360 TCN). Trong tác phẩm Nền cộng hòa, thông qua cuộc đối thoại giữa Thrasymachus và Socrates – người thầy nổi tiếng của ông, Platon cho rằng nhà nước phát sinh từ những nhu cầu của loài người. Như vậy, Platon là một trong những nhà triết học đầu tiên đưa ra quan điểm về nguồn gốc tự nhiên của nhà nước. Platon chủ trương xây dựng một nhà nước lý tưởng tuyệt đối với quyền tối thượng của pháp luật, mọi công dân trong nhà nước đều phải tuân thủ, phục tùng pháp luật.Trong học thuyết của mình, ông luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức, tri thức và lý tưởng cho nhà cai trị. Aristotle (384 - 322 TCN) Trong lịch sử phát triển Aristotle cũng được xem là người đầu tiên trình bày về sự phân loại quyền lực khi phân tách quyền lực nhà nước ra thành ba bộ phận: cơ quan tư vấn pháp lý cho hoạt động nhà nước, tòa thị chính và cơ quan xét xử. Aristotle đặc biệt nhấn mạnh vai trò của pháp luật đối với sự tồn tại của nhà nước. Trong quan niệm của Aristotle, pháp luật đồng nhất với sự công bằng; nhà nước nào không cai trị bằng pháp luật thì không có kỷ cương nhà nước; pháp luật mang trong mình và bộc lộ rõ bản chất của nhà nước. Bởi lẽ các quyền chung của công dân được thể chế bằng pháp luật, nhiệm vụ của pháp luật chính là “trợ giúp” các công dân thỏa mãn quyền lợi của mình. Nhiệm vụ triết học cũng không kém phần quan của trọng thời kỳ này là xây dựng và củng cố cơ sở lý luận cho sự hợp nhất thần quyền và thế quyền để phục vụ cho sự bành trướng của Giáo hội La Mã cùng chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến nên các nhà thần học cũng đã ít nhiều phải bàn đến nhà nước và pháp luật ở những góc độ nhất định. Tiêu biểu nhất là Thomas Aquinas (1225 - 1274), với hệ thống siêu hình học được thừa nhận như học thuyết chính thức của giáo hội.
- 10 CHƯƠNG 2 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ TRONG TÁC PHẨM QUÂN VƯƠNG VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA NÓ 2.1. QUAN NIỆM CỦA NICCOLÒ MACHIAVELLI VỀ THỜI CƠ Trong tiết này chúng tôi tìm hiểu và nêu lên quan điểm của N. Machiavelli về thời cơ, và các chất liệu hay nói cách khác là các dấu hiệu của một thời cơ đã chín muồi. Trong đó, có thể thấy một cách đầy đủ quan niệm của N. Machiavelli về vai trò của thời cơ trong quá trình xác lập và thực thi quyền lực chính trị, cũng như các chất liệu của thời cơ và mối quan hệ của các chất liệu đó. Cũng từ đây, chúng ta thấy đươc N.Machiavelli là người đầu tiên tổng kết và khái quát toàn diện lý luận thời cơ. Cái căn bản nhất của chính trị là việc tổ chức chính quyền, thực thi quyền lực nhà nước, sự tham gia của nhân dân vào công việc nhà nước, nhiệm vụ của nhà nước, và hơn hết là sự liên quan đến vận mệnh của hàng triệu con người. Cho nên, việc giải quyết những vấn đề chính trị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Để thực thi quyền lực chính trị không thể không đề cập đến vai trò của việc giành và giữ chính quyền. Để giành được chính quyền trong quan điểm của N.Machiavelli là sự tổng hợp của nhiều phương cách khác, trong đó việc chớp lấy thời cơ có vị trí rất quan trọng. Thời cơ là tiền đề để quân đội phát huy sức mạnh, giảm đi thương vong và giành thắng lợi triệt để, là cơ sở để hiện thực hóa phương pháp di dân trong quá trình trị vì, là chất liệu cần thiết để hiện thực hóa các ước vọng. Quân Vương tác phẩm sớm nhất trong triết học chính trị bàn đến lý luận về thời cơ một cách hoàn chỉnh với đầy đủ các nội hàm cơ bản của khái niệm này. N.Machiavelli quan niệm: “Thời cơ đem đến cho họ những chất liệu cần thiết để có thể hiện thực hóa các ước vọng” [19, tr. 64] vậy “chất liệu” là yếu tố để tạo nên thời cơ phải là những chất liệu
- 11 cần thiết, và như thế nào là chất liệu cần thiết? Chất liệu cần thiết là những chất liệu nào? Chất liệu thứ nhất của thời cơ: Nguyên tắc xuyên suốt trong quan niệm của Machiavelli khi bàn đến vai trò của nhân dân đó là “quân vương cần phải tranh thủ được cảm tình và sự ủng hộ của dân chúng. Nếu không được lòng dân, quân vương sẽ bị bỏ rơi khi hoạn nạn”. [19, tr. 91] Đi ngược lại với các yêu cầu này đều tạo nên sự bất ổn và khi người dân do bị đè nén, áp bức, bóc lột đưa đến sự bất mãn đối với tầng lớp cai trị chính là lúc xuất hiện chất liệu đầu tiên của thời cơ đến. Phác thảo về một thiết chế tạo dựng được lòng tin của dân, ông chủ trương: Điều khiến quân vương bị thù ghét nhất đó là lòng tham, sự lạm dụng quyền lực kết hợp với lòng tham đưa đến sự chiếm đoạt tài sản của thần dân; Làm cho dân sợ hay làm cho dân yêu trong thực thi quyền lực chính trị? Ông chủ trương về phía quân vương phải làm cho dân sợ, dân sợ là nền tảng để duy trì quyền lực, cũng cố niềm tin trong quần chúng nhân dân, và những gì thuộc về quân vương mới chính là nền tảng để xây dựng và thực thi quyền lực; - Quân vương thường bị khinh miệt vì tính khí thất thường, phù phiếm, yếu mềm, hèn nhát và thiếu quyết đoán, do vậy muốn làm cho dân tin, cần phải khắc phục các biểu hiện này và không ngừng cũng cố niềm tin cho nhân dân bởi giành được niềm tin rất khó nhưng duy trì được niềm tin đó còn khó hơn gấp bội phần; Machiavelli quan niệm sử dụng bạo lực như một điều kiện tất yếu để đảm bảo chiến thắng. Tuy nhiên, trong mối quan hệ với nhân dân ông luôn nhất quán với phương thức đo lòng dân và lợi ích nhân dân; Quân vương phải đặt dân chúng dưới sự che chở của mình. Bởi con người thường hay cảm kích hơn khi nhận được ân sủng từ những kẻ mà họ cho rằng lẽ ra đã đối xử ác với họ cho nên trong mọi quyết định khi tránh một bất lợi này thường phải đối diện với một thế bất lợi khác cho nên biết lựa chọn bất lợi nhỏ nhất như là một giải pháp tốt nhất
- 12 Chất liệu thứ hai của thời cơ: Ở chất liệu này được đặc trưng bởi tính chất trung gian, dao động, ngả nghiêng của các giai cấp, giai tầng trong xã hội. Tính chất, kết cấu xã hội và mâu thuẫn thời đại đó được đặc trưng bởi các giai cấp cơ bản là địa chủ, giai cấp nông dân và tầng lớp tư sản tư sản đang hình thành phát triển, mặc dù chưa khẳng định được vị thế của mình nhưng đã có sự ảnh hướng rất lớn đến sự phát triển của xã hội giai đoạn này. Thực tế lịch sử đó đưa đến sự đấu tranh giải quyết mâu thuẫn hình thành nên các chính thể hoặc là chế độ quân chủ, thể chế tự do hoặc tình trạng vô chính phủ. Trong một xã hội có các giai cấp lập trường quan điểm và lợi ích không giống nhau. Lợi ích của giai cấp với tính cách là sự vươn lên thành lợi ích nhà nước thì trong xã hội đó luôn là sự tước đi hoặc là hạn chế lợi ích của giai cấp khác. Từ thực tiễn lịch sử này N. Machiavelli khẳng định thứ nhất cho tính chất trung gian dao động: Chung quy lại mọi vấn đề là biểu hiện tập trung của kinh tế, trong đó lợi ích kinh tế là mục đích hướng tới của mọi quá trình đồng thời là động lực thúc đẩy con người và các giai cấp. Chính điều này khi xem xét tính chất dao động, ngả nghiêng của lập trường giai cấp trong mọi quyết định của họ, N.Machiavelli khẳng định từ nhãn quan quan hiện thực – nhãn quan lợi ích: Từ trong nội tại xã hội và cách thức tổ chức của nó giai đoạn lịch sử này cũng đã bao hàm trong đó tính chất dao động ngả nghiêng của lập trường giai cấp, kết hợp với lối phân tích trên cơ sở nắm rõ căn tính của con người N. Machiavelli vạch ra giềng mối thứ ba của vấn đề: Trong thời kỳ mà xã hội thực hiện sự quá độ ở đó sự đan xen, đan cài cái mới với cái cũ, cái tiến bộ với cái lạc hậu thì thực hiện chức năng chuyên chính giai cấp bằng giáo dục, thuyết phục và vũ lực, trong đó vũ lực như một lựa chọn tất yếu. Chính vì điều này mà vai trò của quân đội ngày càng lớn và tiềm ẩn khả năng quân đội tiếm quyền và dao động lập trường.
- 13 Khi xem xét các giác độ của sự dao động ngả nghiêng ở N.Machiavelli có sự gắn kết chặt chẽ với không gian và thời gian hình thành nhà nước. Những quốc gia mới thành lập là kết quả của quá trình chinh phạt thì đi liền với quá trình đó là hậu quả đau thương cho dân chúng, và nhưng quốc gia hình thành là kết quả của quá trình sáp nhập các vương quốc mà đưa đến sự khác biệt về địa lý, ngôn ngữ, phong tục và luật lệ thì đều tiềm ẩn các nguy cơ hình thành nên tầng lớp dao động, ngả nghiêng. Sự khác biệt về văn hóa, sự va chạm của các nền văn hóa là điều mà chúng ta dễ dàng thấy được trong lịch sử hiện nay. Ngay trong một quốc gia các vùng miền cũng tiềm ẩn nguy cơ này bởi bất đồng ngôn ngữ, trong tục, tập quán. Chất liệu thứ ba của thời cơ: Khi động cơ cho sự phát triển lụi tàn, mọi sáng tạo, cũng như mọi cải cách đều bị khước từ là điều mà N. Machiavelli đã thấu hiểu khi xem xét các thiết chế xã hội tồn tại trong thời kỳ xã hội phong kiến đang trên đà tan rã. Cái bản chất cách mạng tiên phong trong thời kỳ đầu dần dần nhường chỗ cho sự bảo thủ, trì trệ - đó chính là lúc tầng lớp thống trị không thể duy trì được sự thống trị như trước đây được nữa. Sự chín muồi của chất liệu thứ ba báo hiệu thời cơ đến, cũng chính là lúc mà trong lòng xã hội đó không thực thi được các biện pháp đảm bảo lợi ích và duy trì niềm tin cho quần chúng nhân dân. Đưa các quyết sách chính trị từ chỗ mở đường cho sự phát triển thành các yếu tố cấu thành thúc đẩy sự chính muồi của thời cơ cách mạng. Mối quan hệ thời cơ với tài trí: Quy luật xã hội hình thành thông qua hoạt động có ý thức của con người, song nó mang tính khách quan và độc lập với ý thức của con người trong quá trình chi phối sự vận động phát triển. Chất liệu của thời cơ được cấu thành từ các nhân tố của đời sống xã hội khách quan, đồng thời là đối tượng mà nhận thức con người hướng tới để nắm bắt, để lĩnh hội. Vì vậy, thời cơ đến với các chất liệu đã chín muồi mà con người – tính cách là chủ thể của mọi quá trình cải tạo xã hội không nhận thức
- 14 được, không chuyển hóa thành hoạt động thực tiễn thì thời cơ đến và qua đi như một sự mù quáng. N.Machiavelli đã xem xét thời cơ trong mối quan hệ biện chứng với tài trí: “Thời cơ đem đến cho họ những chất liệu cần thiết để có thể hiện thực hóa các ước vọng. Nếu không có thời cơ, tài trí của họ có thể đã bị uổng phí nhưng nếu không có tài trí thì mọi thời cơ cũng chỉ là vô nghĩa.” [19, tr. 64] 2.2 MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẠO ĐỨC VÀ CHÍNH TRỊ TRONG PHẨM CHẤT CỦA MỘT QUÂN VƯƠNG Trong tiết này, chúng tôi tìm hiểu và nêu lên quan niệm của N. Michiavelli về đạo đức trong mối quan hệ với chính trị, hay chính là những phẩm chất đức hạnh trong tiến trình xác lập và xác thực quyền lực chính trị của một vị lãnh đạo. Trong đó, có thể thấy rõ tính khác biệt khi xem xét những phẩm chất đạo đức của Michiavelli so với những chuẩn mực đạo đức truyền thống của Cơ Đốc giáo vốn đang thống trị diện mạo tinh thần của Tây Âu lúc bấy giờ. Chính điều này đã góp phần vào việc xây dựng nên một tác phẩm đầu tiên xác lập tính độc lập của chính trị với thần học. Cũng từ đây chúng ta cũng có thể thấy được sự vai trò quan trọng của pháp quyền đối với chính trị, khi mà đối trọng của nó – đạo đức lại được N. Machiavelli xây dựng như những tư tưởng đạo đức “vượt khỏi”. Toàn bộ những lập luận súc tích, sắc sảo của Michiavelli cho thấy khẳng định rằng các giá trị đạo đức thông thường, cái điều chỉnh hành vi ứng xử của con người một cách tự nguyện thì không nên sử dụng một cách cứng nhắc như là hành vi trị nước. Như vậy, có thể nói rằng, chính trị học của Michiavelli không ưu tiên cho nhân tố “Đức trị”. Đường lối đức trị đã từng được coi như đường lối chủ chốt của nhiều chính thể. Ở Phương Đông, chúng ta không xa lạ với Khổng Tử, Tuân Tử, còn ở phương Tây, đặc biệt thời kỳ Trung cổ và Phục hưng thì riềng mối của xã hội vẫn là nhân tố đạo đức. Học thuyết duy vật lịch sử của Mác đã cho thấy rõ tính sai lầm khi xem xét, quản lý xã hội trên nền tảng phi kinh tế, đó là cơ sở lý luận để chúng ta lý giải sự tồn tại các xã hội
- 15 mà khuôn mặt đạo đức của nó thực chất là đạo đức giả. Tư tưởng của Michiavelli cũng thể hiện sự không tin tưởng vào đạo đức trong việc giữ sự ổn định, bình yên và phát triển của một quốc gia. Hiện thực châu Âu cuối thời kỳ Trung cổ đầu thời kỳ Phục hưng đã cho thấy sự mục ruỗng từ bên trong, mà một trong những nguyên nhân chính là sự thống trị không có nền tảng hiện thực của hệ giá trị đạo đức Cơ đốc giáo. Chúng tôi cho rằng Michiavelli không phải là kẻ vô đạo, càng không phải kẻ vô đạo đức, nham hiểm mà chỉ là con người với trí tuệ sắc sảo này nhận thấy sự không tương xứng giữa dân chúng với mưu cầu vô hạn vốn sẵn sàng đẩy con người tới sự tàn ác, tham lam, bạo động, vô đạo, một loại “nhân dân quỷ dữ”...với những phương tiện “hiền lành” như các phẩm hạnh truyền thống. Hơn nữa, Michiavelli còn nhận thấy đạo đức Cơ đốc giáo đang bị Giáo hội lạm dụng để củng cố quyền lực. Đạo đức hay phẩm hạnh được bàn đến theo cách của Machiavelli cho thấy nó là “Thuật”, là đang được nhìn nhận từ khía cạnh phương tiện trị nước, nghệ thuật trị nước, tức đạo đức mà ông đang nói đến không có đời sống tự thân, mà nó phụ thuộc hoàn toàn vào chính trị. Thuật này không tách rời luật pháp. Như vậy, khái niệm đạo đức có nhiều ý nghĩa. Đầu tiên, nó có một ý nghĩa bản quy phạm: đạo đức chính nó là một phần của cuộc sống tốt đẹp. Thứ hai, đức hạnh là kỹ năng, khả năng đặc biệt là chính trị: một người đàn ông đạo đức đạt mục tiêu của mình trong đời sống chính trị. Thứ ba, đức hạnh là thể lực, hoặc có khả năng hoặc như một lực lượng thực tế. Thứ tư, đức hạnh là tiện ích: một cái gì đó có đạo đức vì nó rất hữu ích. Hệ thống các phạm trù đạo đức mà Michiavelli đưa ra như là những phương cách mà quân vương nên sử dụng: keo kiệt, tàn bạo, đa nghi, bội tín, thủ đoạn, mưu mô, vô thần…làm cho Machiavelli mang nhiều tai tiếng, không đơn giản chỉ vì lời khuyên của ông đụng chạm đến những lý tưởng cao nhất của xã hội đương thời, mà vì các lập luận ông đưa ra là rất hợp lý và rất khó khăn để bác bỏ. Phân tích của ông về bản chất con người là rất rõ ràng và để trực giác nhạy cảm, các ví dụ ông rút
- 16 ra từ lịch sử rất nhiều và rất thuyết phục, rằng quan điểm của ông không dễ dàng bị phủ định. Tuy nhiên, chính vì ông là gây sốc về mặt đạo đức, đó là đôi khi rất khó để nắm bắt được một cách tinh tế tư tưởng của ông để hiểu nó thực sự là gì. Chỉ khi mà những tư vấn chính trị của N. Machiavelli được xem xét trong bối cảnh của cuộc đời của ông mới có thể hiểu sâu hơn về những mâu thuẫn và dòng chéo trong tư tưởng của ông. Các giá trị mà Machiavelli tin tưởng là thuộc về lớp giá trị cổ điển chứ không phải là Cơ đốc giáo. Đạo đức học Cơ đốc giáo được coi là lời đáp lại với những gì đã được tiết lộ cho người ta thấy. Nó là một sự đáp ứng của con người đối với điều họ biết là Thượng Đế đòi hỏi mình, ra lệnh cho người ta phải làm gì, phải dấn thân vào những việc gì. Nền đạo đức đó quy định các mối liên hệ hỗ tương giữa Thượng Đế và con người. Đứng về mặt thực tế mà nói, thì Cơ Đốc đạo đức học một đáp ứng lời tích cực của con người cho chân lý đã được mặc khải cho để họ biết rằng vốn trước nhất (mục tiêu) được biến đổi để trở thành hình ảnh của Chúa Cứu Thế Giê - su điều này phản ảnh sự thay đổi đã xảy ra rồi; thứ hai (phương pháp thực hiện), được Đức Thánh Linh ban cho quyền năng - như một chứng minh cho mối liên hệ mật thiết, trường tồn với Thượng Đế hằng sống; thứ ba (trách nhiệm của con người), vâng phục ý chỉ Thượng Đế - là sự vâng theo do tình yêu thương và tự nguyện các mạng lịnh Ngài. Mục tiêu của Machiavelli trong Quân Vương không phải là thuyết phục tất cả người dân Italia coi thường đạo đức, mà nó được trang bị cho người cai trị để chấm dứt tình trạng hỗn loạn, hỗn loạn và đàn áp từ bên ngoài đang buộc rất nhiều người Italia phải sống và suy nghĩ một cách xảo quyệt. Vì tình trạng này mà khi nói tới một trong năm phẩm chất cần thiết thường được yêu cầu của quân vương: sùng đạo, giọng văn của Machiavelli lộ sự giễu cợt, cho rằng, quân vương thực ra cần nhất là phải “ra vẻ như đã có đức tính sùng đạo”, một thành công nhờ xảo quyệt của quân vương sẽ làm cho người dân của mình khỏi phải sống cuộc sống xảo quyệt, bằng cách đảm bảo an ninh của họ - và ông sẽ đặt ra pháp luật để giữ họ hành xử đức hạnh trong tương lai.
- 17 Machiavelli khẳng định quan điểm của mình về quy tắc chính trị phải loại bỏ đi những ảnh hưởng của các quy định đạo đức thông thường và thay vào đó là nhận thức đầy đủ các cơ sở của chính trị trong việc thực hiện có hiệu quả quyền lực. Machiavelli sử dụng các khái niệm về đức hạnh để chỉ phạm vi của phẩm chất cá nhân mà các quân vương sẽ thấy nó cần thiết để có được để "duy trì trạng thái của mình" và để "đạt được những điều tốt đẹp", hai dấu hiệu tiêu chuẩn của sức mạnh cho anh ta. Một điều phũ phàng là rõ ràng không thể có tương đương giữa các nhân đức thông thường và xảo quyệt. Machiavelli hy vọng quân vương, vốn được coi là người có đức hạnh cao nhất, khi tình hình đòi hỏi, có khả năng hành xử theo một cách hoàn toàn ác. Michiavelli bộc lộ rõ sự chiêm nghiệm sâu sắc của mình về bản tính con người, nhất là khi con người kết thành một đám đông, hoặc khi họ ở vào vị trí thần dân tức là khi những phẩm hạnh đáp trả tương ứng cần có từ phía đó dường như không hề tồn tại, mà thay vào đó là những thái độ phi đạo đức, vốn ẩn khuất như một mặt khác trong con người, lộ ra. Rằng “Con người thường hay vô ơn, thay đổi, giả tạo, lừa dối, tránh né hiểm nguy, và hám lợi. Khi ngài hành động vì lợi ích của họ, họ là của ngài, họ cống hiến cho ngài máu của họ, tài sản của họ, cuộc sống của họ và con trai của họ. Nhưng đó là khi nguy hiểm còn ở xa. Khi nguy hiểm cận kề ngài, họ sẽ trở mặt” [19, tr. 32], Đó là lý do tại sao quân vương cần cân nhắc kỹ càng ứng xử của mình trong cai trị. Như vậy, không phải đơn giản Michiavelli khước từ sạch trơn các phẩm hạnh đạo đức mà ông chỉ muốn nhấn mạnh tính tương đối của chúng. Vì vậy, sẽ là không chính xác khi cho rằng Michiavelli là một kẻ xảo quyệt, vô đạo, nham hiểm…nếu chỉ thông qua cái cách mà không đả phá lại những phẩm hạnh thường được đòi hỏi ở một quân vương. Ông phân biệt rạch ròi giữa việc theo đuổi các nguyên tắc đạo đức và mục tiêu thực tiễn. Bởi theo ông hành động của con người nhất là
- 18 của các bậc quân vương thì không bao giờ có được một người phán xử công bằng, bởi chỉ có kết quả cuối cùng mới là cái đáng quan tâm, là cơ sở của mọi đánh giá. Đánh giá hành động cũng như phẩm chất quân vương trong quan điểm của Machiavelli không như những gì người ta đã phán xét về ông và tác phẩm của ông “mục đích biện minh cho phương tiện” mà quan điểm nhất quán của ông là vương quyền phải gắn liền với nhân quyền (quyền lợi, lợi ích của nhân dân). Nhưng không vì thế mà ông đi đến suy tư, tìm kiếm và biện minh cho một hành động chính trị nào đó mà không thể bị phán xét, ông không bao giờ ảo tưởng về điều đó trái lại rất tinh tế trước đòi hỏi của đạo đức truyền thống khi ông đặt “quyền lực chính trị” trong tương quan với “vinh quang” với “được ngợi ca” và với “lẽ phải”. 2.3. QUAN NIỆM CỦA NICCOLÒ MACHIAVELLI VỀ SỰ RA ĐỜI CỦA NHÀ NƯỚC VÀ PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ CỦA NHÀ NƯỚC Cái khác biệt với những con người khổng lồ về tư tưởng trong thời kỳ này ở N.Machiavelli là ở chỗ không đi vào làm phân tích, làm rõ khái niệm. Bởi ông là con người của thực tiễn và hành động. “Vì những người bình thường luôn bị lừa dối bởi vẻ bề ngoài và kết quả của sự việc, mà trên thế giới này còn có ai ngoài những người bình thường. Không có ai phán xử công bằng hành động của con người, nhất là của bậc quân vương nên chỉ kết quả cuối cùng mới là đáng phải quan tâm đến. Mọi sự giải thích về nguồn gốc nhà nước và các hiện tượng xã hội khác nếu tách khỏi trục lợi ích đều đưa đến những kết luận xa rời với hiện thực tồn tại của chính nó. Nhất là trong điều kiện của nền sản xuất tiền tư bản manh nha hình thành. Sự đa dạng trong phương thức xác lập và thực thi quyền lực nhà nước là điều mà chúng ta bắt gặp ở tất cả các nội dung của tác phẩm: từ phương diện cá nhân đến phương diện xã hội, từ giải mã cấu trúc diễn biến phức tạp của tâm lý đến phân tích một cách hiện thực cái hiện thực như nó
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn trường tiểu học trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
26 p | 464 | 115
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
26 p | 461 | 66
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay
13 p | 345 | 55
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 309 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 333 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 222 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn